Đề tài Đánh giá về hoạt động quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam thời gian qua và những kiến nghị

LỜI NÓI ĐẦU. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .3

Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về ngoại hối và quản lý ngoại hối của Ngân hàng trung ương (NHTW). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4

1.Khái niệm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4

 1.1. Khái niệm về ngoại hối . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4

 1.2. Quản lý ngoại hối. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4

2. Mục đích quản lý ngoại hối của NHTW. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5

 2.1. Điều tiết tỷ giá thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. . . . . . . . . . . . . . . . 5

 2.2. Bảo tồn quỹ dự trữ ngoại hối Việt Nam. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6

 2.3. Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6

3. Cơ chế quản lý ngoại hối. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .6

 3.1. Cơ chế tự do ngoại hối. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6

 3.2. Cơ chế quản lý. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7

 a. Cơ chế Nhà nước thực hiện quản lý hoàn toàn. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7

 b. Cơ chế quản lý có điều tiết. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .7

Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN Việt Nam thời gian qua. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .8

1. Thực trạng hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN Việt Nam. . . . . . . . .8

2. Nguyên nhân của những tồn tại. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .8

 2.1. Nguyên nhân chủ quan. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .9

 a. Tỷ giá chưa thực sự phản ánh đúng quan hệ cung - cầu tiền tệ trong nền kinh tế. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9

 b. Sự kết hợp giữa chính sách quản lý ngoại hối với các chính sách quản lý vĩ mô khác chưa thực hàì hoà. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9

 2.2. Nguyên nhân khách quan. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .10

3. Kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN Việt Nam nói riêng và Nhà nước nói chung. . . . . . . . . . . . . 10

KẾT LUẬN. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .13

 

 

 

 

doc13 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2275 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá về hoạt động quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam thời gian qua và những kiến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục Lời nói đầu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .3 Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về ngoại hối và quản lý ngoại hối của Ngân hàng trung ương (NHTW). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4 1.Khái niệm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4 1.1. Khái niệm về ngoại hối . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4 1.2. Quản lý ngoại hối. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4 2. Mục đích quản lý ngoại hối của NHTW. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5 2.1. Điều tiết tỷ giá thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. . . . . . . . . . . . . . . . 5 2.2. Bảo tồn quỹ dự trữ ngoại hối Việt Nam. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6 2.3. Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6 3. Cơ chế quản lý ngoại hối. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .6 3.1. Cơ chế tự do ngoại hối. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6 3.2. Cơ chế quản lý. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7 a. Cơ chế Nhà nước thực hiện quản lý hoàn toàn. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7 b. Cơ chế quản lý có điều tiết. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .7 Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN Việt Nam thời gian qua. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .8 Thực trạng hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN Việt Nam. . . . . . . . .8 2. Nguyên nhân của những tồn tại. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .8 2.1. Nguyên nhân chủ quan. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .9 a. Tỷ giá chưa thực sự phản ánh đúng quan hệ cung - cầu tiền tệ trong nền kinh tế. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9 b. Sự kết hợp giữa chính sách quản lý ngoại hối với các chính sách quản lý vĩ mô khác chưa thực hàì hoà. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9 2.2. Nguyên nhân khách quan. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .10 3. Kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN Việt Nam nói riêng và Nhà nước nói chung. . . . . . . . . . . . . 10 Kết luận. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12 Tài liệu tham khảo. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .13 Lời nói đầu Nền kinh tế các nước đang trong xu hướng hội nhập nền kinh tế toàn cầu và đối với một quốc gia, ngoại hối có vị trí rất quan trọng - đó là phương tiện thanh toán mậu dịch quốc tế, trang trải nợ nần với các quốc gia khác. Với vai trò như một chiếc cầu nối giữa kinh tế nội địa với kinh tế thế giới, việc hình thành và phát triển thị trường ngoại hối một cách toàn diện và hiện đại theo trình độ quốc tế là rất cần thiết. Thông qua các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối mà hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư quốc tế, dự trữ quốc tế... trở nên linh hoạt và hiệu quả. Trong những năm gần đây, thị trường ngoại hối Việt Nam đã hình thành và từng bước phát triển: chính sách quản lý ngoại hối đang ngày càng được hoàn thiện phù hợp với hướng phát triển kinh tế thị trường mở; những nhân tố thị trường ngày càng trở nên quyết định hơn trong việc xác định tỉ giá hối đoái... Tuy mới ở những bước đầu phát triển, nhưng thị trường ngoại hối Việt Nam đã tạo ra môi trường kinh doanh ngoại hối cho các Ngân hàng Thương mại, đồng thời cung cấp những công cụ hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro ngoại hối đối với các công ty xuất nhập khẩu và những nhà đầu tư quốc tế... Tuy nhiên, thị trường ngoại hối Việt Nam còn rất non trẻ và sơ khai về trình độ, quy mô thực hiện cũng như kĩ năng nghiệp vụ kinh doanh. Đặc biệt xung quanh vấn đề chính sách quản lý ngoại hối còn nhiều vấn đề phải xem xét và tiếp tục hoàn thiện. Xuất phát từ yêu cầu đó, em đã chọn đề tài: “Đánh giá về hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN Việt Nam thời gian qua và những kiến nghị” để nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất của chính sách quản lý ngoại hối và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách này ở Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn! Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về ngoại hối và quản lý ngoại hối của NHTW Khái niệm: 1.1. Khái niệm về ngoại hối: Nhu cầu của sự phát triển và xu hướng thế giới đã dần dần làm cho các giao dịch này vượt qua biên giới một nước. Một nước muốn tồn tại và phát triển bạt buộc phải có quan hệ trao đổi với thị trường thế giới. Chính từ những giao dịch này mà phương thức thanh toán không ngừng phát triển, người ta không dùng vàng như trong phương thức thanh toán cổ điển mà còn sử dụng các công cụ thanh toán khác gọi là ngoại hối. Tuỳ theo những giác độ khác nhau mà người ta quan niệm ngoại hối khác nhau: + Trên giác độ kinh doanh ngoại hối, những nhà kinh doanh hiểu ngoại hối là những phương tiện thanh toán thể hiện dưới dạng ngoại tệ, nó bao gồm hối phiếu, séc bằng ngoại tệ (phải dư có trên tài khoản ngân hàng nước ngoài). + Trên giác độ quản lý và hoạch định chính sách, ngoại hối được hiểu là toàn bộ các loại tiền nước ngoài, vàng tiêu chuẩn quốc tế, các giấy tờ có giá và các công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài. Quản lý ngoại hối: Quản lý ngoại hối là một bộ phận của chính sách tiền tệ quốc gia, là công cụ vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế nhất là kinh tế đối ngoại. Đó là việc Nhà nước áp dụng các chính sách, biện pháp tác động vào quá trình nhập, xuất ngoại hối (đặc biệt là ngoại tệ) và việc sử dụng ngoại hối theo những mục tiêu nhất định. * Nội dung của hoạt động quản lý ngoại hối là quản lý và kiểm soát các luồng vận động về ngoại hối từ nước ngoài vào và từ trong nước ra có liên quan đến quan hệ ngoại thương cũng như những quan hệ khác bằng ngoại tệ, góp phần phát triển ngoại thương, tạo sự cân bằng cho cán cân thanh toán quốc tế, ổn định giá trị đồng tiền, xây dựng được quỹ dự trữ ngoại hối hợp lý. * Đối tượng quản lý ngoại hối: bao gồm “người cư trú” và “người không cư trú”. “Người cư trú” được hiểu là toàn bộ các tổ chức, các doanh nghiệp được thành lập theo luật hiện hành của mỗi nước, hoạt động trên lãnh thổ nước đó hoặc đặt đại diện ở nước ngoài. Ngoài ra, người cư trú còn bao gồm cả doanh nghiệp nước ngoài được thành lập theo luật doanh nghiệp của nước ngoài nhưng được phép hoạt động tại nước đó. “Người không cư trú” được hiểu là các tổ chức, doanh nghiệp được thành lập theo luật hiện hành của một nước, không kinh doanh trong nước đó hoặc các tổ chức kinh doanh thành lập theo luật nước ngoài, không kinh doanh trên lãnh thổ nước đó hay là các cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế, của các chính ohủ đặt tại nước đó. Dân cư là người không cư trú là những người mang quốc tịch nước ngoài đến nước đó không nhằm mục đích định cư. Mục đích quản lý ngoại hối của NHTW: Điều tiết tỷ giá thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia: NHNN thực hiện các biện pháp nhằm thúc đẩy tập trung các nguồn ngoại hối (đặc biệt là ngoại tệ) vào tay mình, để thông qua đó Nhà nước sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả cho các nhu cầu phát triển kinh tế và hoạt động đối ngoại. Đồng thời sử dụng chính sách ngoại hối như một công cụ có hiệu lực để thực hiện chính sách tiền tệ, thông qua mua bán ngoại hối trên thị trường để can thiệp vào tỷ giá khi cần thiết nhằm ổn định gía trị đối ngoại của đồng tiền, tác động vào lượng tiền cung ứng. Bảo tồn quỹ dự trữ ngoại hối Nhà nước: NHNN là cơ quan quản lý tài sản quốc gia, là nơi bảo quản, cất giữ và sử dụng tài sản để phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế, luôn đảm bảo an toàn không bị ảnh hưởng rủi ro tỷ giá ngoại tệ trên thị trường quốc tế. Do đó, NHNN cần phải mua, bán, chuyển đổi để phát triển, chống thất thoát, sói mòn quỹ dự trữ ngoại hối của Nhà nước, bảo vệ độc lập chủ quyền về tiền tệ. 2.3. Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế: Cán cân thanh toán quốc tế (Balance of payments - BP) thể hiện quan hệ thu chi quốc tế của một nước với nước ngoài. Vì vậy, tình trạng cán cân thặng dư hay thâm hụt sẽ có ảnh hưởng lớn đến tỷ giá hối đoái của đồng tiền. Dưới chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, NHTW có nghĩa vụ điều tiết tỷ gía để thực hiện mục tiêu của chính sách kinh tế. Do đó, để giữ cho tỷ giá ổn định, NHTW có thể phải mua vào hoặc bán ra lượng ngoại tệ nhất định, làm cho quỹ dự trữ ngoại hối tăng hoặc giảm tương ứng. 3. Cơ chế quản lý ngoại hối: Cơ chế quản lý dự trữ ngoại hối có vai trò rất quan trọng trong hoạt động hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ của NHTW. Cơ chế quản lý ngoại hối có tác động và ảnh hưởng quan trọng đối với biến động của các thành tố trên tài khoản vãng lai cũng như tài khoản vốn như: kim ngạch xuất - nhập khẩu, các luồng luân chuyển vốn (đầu tư cũng như vay nợ nước ngoài). Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc hơn, việc tác động, điều chỉnh được những thành tố đó có ý nghĩa then chốt đối với việc ổn định và tăng trưởng kinh tế. 3.1. Cơ chế tự do ngoại hối: Với cơ chế này, ngoại hối được tự do lưu thông trên thị trường; thị trường sẽ quyết định tỷ giá, cân bằng ngoại hối... chứ không bằng sự can thiệp của Nhà nước. 3.2. Cơ chế quản lý: a. Cơ chế Nhà nước thực hiện quản lý hoàn toàn: Với cơ chế này, Nhà nước độc quyền ngoại thương và độc quyền ngoại hối. Nhà nước áp dụng các biện pháp hành chính áp đặt, nhằm tập trung tất cả ngoại hối vào tay mình. Tỷ giá do Nhà nước quy định và tất cả các giao dịch ngoại hối phải tuân theo mức tỷ giá này. Các tổ chức, đơn vị khi tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nếu bị thua lỗ do áp dụng tỷ giá thì sẽ được Nhà nước cấp bù, ngược lại nếu lãi thì phải nộp cho ngân sách Nhà nước. Cơ chế quản lý này phù hợp với nền kinh tế vận hành theo mô hình kế hoạch hoá tập trung. b. Cơ chế quản lý có điều tiết: Với cơ chế này, Nhà nước tiến hành điều tiết gắn chặt theo diễn biến của thị trường. Nhà nước tiến hành kiểm soát một mức độ nhất định để phát huy tính tích cực của thị trường, hạn chế nhược điểm nhằm tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý ngoại hối của nhnn việt nam thời gian qua. 1. Thực trạng hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN Việt Nam thời gian qua: ở Việt Nam trong thời kinh tế ké hoạch hoá tập trung, thời gian dài với chế độ Nhà nước nắm độc quyền về ngoại thương, ngoại hối. Nhà nước áp dụng chế độ tỷ giá cố định và đa tỷ giá, nghĩa là Nhà nước trực tiếp can thiệp và xác định tỷ giá, nhưng tỷ giá này không phản ánh quan hệ cung - cầu trên thị trường. Thị trường tồn tại ba loại tỷ giá: tỷ giá chính thức, tỷ giá kết toán nội bộ (gồm tỷ giá hàng xuất và tỷ giá hàng nhập), tỷ giá kiều hối. Từ năm 1989, Nhà nước có chủ trương, giải pháp đổi mới đồng bộ trong quan hệ kinh tế đối ngoại và trong chính sách tỷ giá. Từ tháng 3/1989, Nhà nước ta đã áp dụng chế độ tỷ giá được xác định thường xuyên gần sát với thị trường. Ngay sau đó, thành lập hai trung tâm giao dịch hối đoái ở Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1999, NHNN Việt Nam công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, từ tháng 6/2001, lãi suất ngoại tệ tiếp tục được thả nổi. Tuy còn những hạn chế trong chinhs sách tỷ giá, trong thực tế đã cho thấy, chính sách điều hành tỷ giá của NHNN Việt Nam thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu, tỷ giá hối đoái dần phản ánh được quan hệ cung – cầu ngoại hối trên thị trường, góp phần ổn định VND, làm cho sự ổn định môi trường kinh tế và phục vụ tốt cho hoạt động đối ngoại. 2. Nguyên nhân của những tồn tại: Chúng ta còn nhiều điều bất cập cũng là điều khó tránh khỏi. Trong đó quản lý ngoại hối lại càng là một bài toán khó không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với nhiều nước có trình độ phát triển kinh tế hơn hẳn Việt Nam. Nguyên nhân của những tồn tại trong quản lý ngoại hối của NHNN Việt Nam bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan: 2.1. Nguyên nhân chủ quan: a.Tỷ giá chưa thực sự phản ánh đúng được hết quan hệ cung - cầu: Từ tháng 2/1999, tỷ giá được xác định trên cơ sở tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng nhưng trên thực tế, NHNN Việt Nam vẫn chưa thực hiện triệt để nguyên tắc này, việc xác định tỷ giá vẫn chưa thoát khỏi ý muốn chủ quan của NHNN. Việc xác định biên độ trong cơ chế điều hành tỷ giá mua bán làm cho việc yết giá của các NHTM bị cứng nhắc, chưa phản ánh được quan hệ cung - cầu trên thị trường. Cụ thể việc tỷ giá được xác định trên cơ sở rổ tiền tệ với trọng số quá cao của USD (hơn 95%) trong một thời gian dài là không hợp lý (vì hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam khá đa dạng với các đối tác khác như EU, Nhật Bản) khiến cho tỷ giá thực của VND không chính xác, VND bị định giá quá cao. b. Sự kết hợp giữa chính sách quản lý ngoại hối với các chính sách quản lý vĩ mô khác chưa thật hài hoà: Tỷ giá (VND/USD) luôn có xu hướng tăng đều, cụ thể: Trong bốn tháng đầu năm 2001, tỷ giá biến động ổn định, từ tháng 5/2001 đến nay, tỷ giá có xu hướng tăng, mức tăng tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 6 tháng đầu năm là 2,2% so với tỷ giá cuối năm 2000; tỷ giá trên thị trường tự do tăng khoảng 2,8%. Từ tháng 7 đến tháng 9/2001, tỷ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng biến động khoảng 2% và thị trường tự do biến động 2,1%. Nhìn dài hạn, ta có thể thấy tỷ giá trên thị trường tự do so với chỉ số tiêu dùng trên thị trường xã hội (CPI) biến động, cách xa nhau không đáng kể. Tháng 9/2001 so với tháng 12/1995, USD tăng 36,8%, CPI tăng 17,2%. Tuy nhiên các NHTM lại duy trì mức chênh lệch lãi suất giữa USD và VND nhỏ. Điều này làm gia tăng hiện tượng đôla hoá nền kinh tế, lãng phí nguồn ngoại tệ, gây ra hiện tượng đầu cơ lớn bằng đồng USD. 2.2. Nguyên nhân khách quan: Việc quản lý ngoại hối cũng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi những biến động bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Như việc FED liên tục cắt giảm lãi suất 10 lần từ tháng 4/1994 đến nay để cứu vãn xu hướng suy thoái của nền kinh tế Mỹ, vào thời điểm tháng 1/2001, xuống còn 6,5%/năm, xuống còn 2%/ năm vào thời điểm tháng 6/2001. Hay nói cách khác, những thay đổi của nền kinh tế thế giới nói chung và những thay đổi của thị trường ngoại hối thế giới nói riêng đều có ảnh hưởng ít nhiều đến chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam. Trong khi đó, nước ta mở cửa với nền kinh tế thế giới chưa lâu nên còn thiếu nhiều kinh nghiệm quản lý kinh tế trong môi trường kinh tế có xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá, thiếu sự nhạy bén trước những thay đổi của môi trướng kinh tế thế giới. Trong điều kiện hệ thống ngân hàng còn rất non nớt, thiếu cả thiết bị cũng như kỹ năng chuyên môn đồng thời các hoạt động kinh tế còn chưa có trật tự thì việc quản lý chặt chẽ các hoạt động ngoại hối cũng là việc không dễ dàng chút nào. 3. Kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN Việt Nam: Để NHNN Việt Nam thực hiện được tốt việc quản lý ngoại hối thì trong thời gian trước mắt chúng ta nên tiến hành một số bước sau: - Bộ tài chính cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc bán kịp thời toàn bộ số ngoại tệ thu được cho NHNN, khi cần ngoại tệ đêt trả nợ cho nước ngoài, NHNN sẽ bán lại cho Bộ tài chính. Về lâu dài, mọi khoản thu ngoại tệ của Chính phủ nên được chuyển sang VND. Theo đó, công tác dự báo tiền tệ cần được đặc biệt quan tâm, phối hợp chặt chẽ với Bộ tài chính để nắm bắt chính xác và kịp thời dự toán ngân sách hàng năm, đảm bảo việc mua bán ngoại tệ giữa NHNN và Bộ tài chính được thông suốt. - Duy trì chính sách tỷ giá được chọn lựa và điều chỉnh linh hoạt: Có thể nói việc xử lý chính sách tỷ giá ở Việt Nam trong những năm gần đây là tương đối hợp lý và đã có những đóng góp nhất định vào quá trình tăng trưởng. Tuy nhiên, chính sách tỷ giá trong thời gian qua cũng có những lúc bị động và chưa hợp lý. Do vậy, trong khuôn khổ cơ chế tỷ gía hiện hành, NHNN cần tăng cường tính linh hoạt của tỷ giá hơn bằng cách tăng mức dao động cho phép hàng ngày. Việc này cần thực hiện từ từ, từng bước để xem phản ứng của thị trường. - Duy trì chính sách khuyến khích chuyển tiền kiều hối về nước để tăng cường lượng ngoại tệ thặng dư của khu vực dân cư, đồng thời tăng cường công tác quản lý thị trường và hiệu lực của các văn bản pháp luật về quản lý ngoại hối đối với khu vực dân cư. Ngoài ra, việc người dân tích luỹ bằng ngoại tệ hay nội tệ phụ thuộc vào lợi tức giưã VND và USD. Do đó, NHNN cần chú trọng trong việc sử dụng mối liên hệ giữa lãi suất và tỷ giá để đảm bảo cân bằng lơị tức giữa việc nắm giữ VND và USD. Làm như vậy, dân cư sé thấy khó khăn trong việc sử dụng ngoại tệ để thanh toán và do đó sẽ làm giảm cầu ngoại tệ cho các giao dịch trong nước. Theo đó, tình trạng đôla hoá tiền mặt sẽ giảm xuống. Khi đã không còn nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ, người dân sẽ bán hoặc gửi ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng như một phương tiện cất trữ. - Tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành quy định về trạng thái ngoại tệ của các NHTM để tránh tình trạng găm giữ ngoại tệ của hệ thống ngân hàng, tăng cường vai trò trung gian của hệ thống ngân hàng trong việc huy động ngoại tệ từ các khu vực dư thừa (khu vực dân cư và Chính phủ), đáp ứng nhu cầu chi ngoại tệ của các khu vực có thiếu hụt (khu vực doanh nghiệp). Kết luận Chính sách quản lý ngoại hối là vấn đề cấp bách hiện nay mà NHNN đang tập trung để sửa đổi và hoàn thiện. Tuy nhiên để hoàn thiện được nó chúng ta còn phải cố gắng rất nhiều bởi vì kinh nghiệm về quản lý ngoại hối của ta còn quá ít, non trẻ. Do vậy trong thời gian tới chúng ta phải không ngừng nâng cao tầm hiểu biết, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong khu vực có điều kiện tương đối giống ta để đạt được một chính sách quản lý ngoại hối hữu hiệu nhất. Trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu, tiểu luận nghiên cứu về hoạt động quản lý ngoại hối đã đạt được một số kết quả sau: Hệ thống hoá được một số vấn đề cơ bản trong quản lý ngoại hối. Phân tích thực trạng của hoạt động quản lý ngoại hối ở Việt Nam hiện nay, tiểu luận đưa ra những ưu điểm, những hạn chế và những nguyên nhân của các tồn tại. Đưa ra một số kiến nghị nhằm giải quyết những vướng mắc hiện nay và những kiến nghị có tính lâu dài nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngoại hối của NHNN Việt Nam. Những kiến nghị và giải pháp mà tiểu luận đưa ra nhằm đóng góp để giải quyết phần nào những vướng mắc hiện nay trong lĩnh vực quản lý ngoại hối của NHNN Việt Nam. Do kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện tiểu luận chắc chắn em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự chỉ bảo và góp ý của thầy cô. Em xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến cô giáo - TS Vũ Thị Lợi đã giảng dạy chúng em để em có thể hoàn thành tiểu luận này! Tài liệu tham khảo Giáo trình “Nghiệp vụ Ngân hàng Trung Ương” - Học viện Ngân hàng tháng 2 - 2003. Giáo trình “Tài chính quốc tế” - Học viện Ngân hàng - NXB Thống kê Hà nội 2001. Giáo trình “Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính” - Frederic Mishkin “Cẩm nang thị trường ngoại hối” - Học viện Ngân hàng - NXB Thống kê Hà nội 2001 Tổng quan hội thảo “Cơ chế quản lý ngoại hối phù hợp tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” - Nguyễn Thanh Hà - Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng số 5. “Một số giải pháp về đổi mới quản lý ngoại hối” - Ngô Trần Kiến Quốc- Tạp chí ngân hàng số chuyên đề. “Nhìn lại việc điều hành chính sách quản lý ngoại hối và tỷ giá thời gian qua” - Lan Hương - Tạp chí ngân hàng số chuyên đề. “Giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý ngoại hối: tiếp cận theo luồng ngoại tệ của các khu vực trong nền kinh tế” - Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng số 5. Webs: vneconomy.com.vn Vnexpress.net

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0790.doc
Tài liệu liên quan