Đề tài Đánh giá về thị trường tài chính Việt Nam hậu WTO

MỤC LỤC

A. LỜI NÓI ĐẦU 1

B. NỘI DUNG CHÍNH 2

Chương 1: Lý luận chung về thị trường tài chính 2

1. Bản chất của thị trường tài chính 2

2. Vai trò và chức năng của thị trường tài chính 4

Chương 2: Thực trạng thị trường tài chính Việt Nam hậu WTO 9

1. Thị trường tiền tệ 9

2. Thị trường vốn 16

3.Thị trường chứng khoán: 20

Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường tài chính Việt Nam 27

1. Thị trường tiền tệ 28

2. Thị trường vốn 30

3. Thị trường chứng khoán 32

C. KẾT LUẬN 39

 

 

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá về thị trường tài chính Việt Nam hậu WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yên nhân chủ yếu sau: + Kích thích xuất khẩu chống giảm phát: Lạm phát giảm và tỷ giá danh nghĩa tăng sẽ góp phần kích thích xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Dự báo về việc xuất khẩu sẽ gặp khó khăn và nguy cơ giảm phát kinh tế thế giới trong thời gian tới là nguyên nhân chính để chính sách tỷ giá có những bước đi thích hợp. + VND đã lên giá nhiều so với các đồng tiền khác: VND neo vào USD với một tỷ giá khá ổn định trong thời gian qua, trong khi đồng USD tăng giá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác. Điều này dẫn tới việc VND lên giá so với các đồng tiền này, làm tăng khó khăn cho xuất khẩu Việt Nam. + Xu thế cung cầu ngoại tệ: Nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu gặp khó khăn và dòng vốn đầu tư nước ngoài có khả năng sụt giảm dẫn tới cung cầu ngoại tệ đang dần nghiêng về phía cầu. Trong thời gian cuối năm nhu cầu nhập khẩu có thể tăng trở lại. Sau một thời gian ổn định, tỷ giá trở lại xu thế tăng với giao dịch chạm biên giới hạn - Nguồn: SBV, Bloomberg. Nhập siêu trong 3 tháng gần nhất vẫn ở mức dưới 1 tỷ USD nhưng doanh thu xuất khẩu đang sụt giảm ngay trong quý 4 đang gây nên những lo ngại tiềm ẩn về sự biến động của tỷ giá nếu không có những điều chỉnh kịp thời đón trước. Trước tình hình như vậy, người viết cho rằng tỷ giá từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục tăng nhẹ, nhiều khả năng dao động xung quanh mức 17.000 - 17.500 VND/USD. Ngoài ra, cũng không nên lo ngại về sức khỏe của đồng VND. Mặc dù nhập siêu đang có xu hướng tăng trong những tháng cuối năm do xuất khẩu đang gặp khó khăn, song nhập khẩu có lẽ cũng sẽ không quá đột biến do sức cầu đã giảm mạnh, cả về đầu tư lẫn tiêu dùng bán lẻ. Ngoài ra, thị trường ngoại hối nhiều khả năng sẽ không có đột biến bất thường. 2. Thị trường vốn Việt Nam đã gia nhập WTO được hơn 1 năm, đây là “vùng đất” từ trước đến nay Việt Nam chưa khai phá sau khi tham gia vào nền kinh tế quốc tế 1 luồng vốn chảy vào nước ta rất lớn Chưa bao giờ các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội huy động vốn để thực hiện các chương trình đầu tư và phát triển như lúc này. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và hội nhập nhanh như hiện nay cũng đang đặt ra những thách thức. Đó là nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc nhiều vào biến động của nền kinh tế thế giới như những diễn biến về giá cả các nguyên liệu, những bất ổn của chính trị thế giới và những biến động của thị trường tài chính thế giới. Điều đó đòi hỏi Việt Nam phải sẵn sàng thích ứng với một bối cảnh như vậy. Trong nước, với tốc độ phát triển kinh tế và thị trường tài chính tăng nhanh, đương nhiên tiềm ẩn rủi ro. Đó là những vấn đề về hệ thống pháp lí chưa đồng bộ, nguồn nhân lực, tính cạnh tranh và quản trị của doanh nghiệp đang tiếp tục phải trải qua giai đoạn thay đổi. Nhìn nhận những thách thức nhưng đó cũng là động lực để thúc đẩy nền kinh tế cũng như bản thân các nhà đầu tư, các doanh nghiệp cũng như Chính phủ. Xem xét bầu không khí đầu tư của Việt Nam sau một năm gia nhập WTO, ông Si Foong Wong, Giám đốc công ty tài chính IFC, cho rằng cảm quan chung của doanh nghiệp là tích cực. 90% doanh nghiệp được hỏi trong cuộc điều tra mới đây của IFC nói rằng sẽ mở rộng kế hoạch đầu tư ở Việt Nam trong vòng 1-2 năm tới. Các doanh nghiệp đã có tầm nhìn tích cực với WTO ở chỗ: WTO ép họ phải đẩy mạnh cạnh tranh. Tuy nhiên, ông Si Foong Wong cũng lưu ý: “Trong viễn cảnh kinh doanh, chúng ta thường tính tới những công ty lớn nhưng làm thế nào để phát triển những doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo cho họ tinh thần kinh doanh, đấy mới là điểm nhấn mà Việt Nam cần tập trung vào”. Đến từ “tâm bão”, nơi tin tốt - xấu trên thị trường chứng khoán hiện nay đều hướng vào đó, ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Trưởng ban Hợp tác Quốc tế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận định: “Trở thành thành viên đầy đủ của WTO vào tháng 1/2007 là một trong những yếu tố khuyến khích Việt Nam nhận được luồng vốn chảy vào lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài lên đến hơn 20 tỉ USD. Những công ty niêm yết mới trên thị trường đã thúc đẩy quá trình cổ phần hoá đi nhanh hơn. Một số công ty nhà nước lớn đã được cổ phần hóa xong làm cho thị trường mở rộng không chỉ về lượng mà cả về chất. Thị trường vốn đã trở thành kênh quan trọng để huy động vốn cho phát triển kinh tế”. Tuy vậy gia nhập WTO có nghĩa là nền kinh tế Việt Nam đã có bước hội nhập kinh tế thế giới. Khi đó Việt Nam sẽ phải đón nhận những tác động trực tiếp hơn từ thị trường bên ngoài. Nhưng ông Cảnh tin tưởng năm 2008 này, Chính phủ vẫn giữ chính sách mở và khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam thì thị trường vốn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Ý kiến này của ông Cảnh khá tương đồng với quan điểm của ông Martin Rama - quyền Giám đốc WB - và một số nhà đầu tư trong hội nghị cho rằng năm 2008 sẽ tiếp tục thấy nhiều hơn luồng vốn từ nước ngoài và nội địa đổ vào thị trường vốn của Việt Nam, sẽ có thêm những công ty lớn niêm yết và mở rộng quy mô thị trường. Tuy nhiên, ông Rama lo ngại: “Phải chăng sẽ diễn ra cuộc đua giữa cổ phiếu mới được niêm yết và nguồn đầu tư vào ai sẽ là người đến trước? Khi thị trường trồi sụt sẽ đạt được mức cân bằng không về tốc độ cổ phần hóa cũng như lượng vốn đổ vào?”. Trả lời cho vấn đề được ông Rama nêu ra, ông Nguyễn Ngọc Cảnh cho rằng Chính phủ đang làm việc chặt chẽ với các cơ quan chức năng để đưa ra được chính sách tốt. Nhưng trong việc giám sát thị trường, đảm bảo được tính ổn định, nhất quán và minh bạch là điều quan trọng hơn cả, chứ không chỉ số lượng công ty niêm yết lần đầu ra công chúng hay lượng vốn rót vào từ bên ngoài. Một mối quan tâm khác cũng được các đại biểu đề cập, đó là việc các tập đoàn kinh tế của Việt Nam đang có xu hướng đa dạng hoá trong kế hoạch tăng trưởng bằng việc tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Rất nhiều tập đoàn đã mở ra các công ty tài chính, bất động sản, thành lập ngân hàng... Việc tham gia nhiều lĩnh vực như vậy, theo ông Cảnh là do các công ty Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức: thiếu kỹ năng quản lý, công nghệ thông tin... và cần có nguồn tài chính để đáp ứng được những yêu cầu này. Khi các công ty tài chính nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam đã buộc các công ty của Việt Nam cải thiện khả năng cạnh tranh của mình. Một số công ty tài chính đã tham gia vào thị trường vốn Việt Nam, thị trường nhỏ nhưng nhiều đối tượng tham gia nên có khả năng dẫn đến cạnh tranh không bình đẳng. Một số công ty lớn sẽ thống trị thị trường. Điểm tốt là môi trường sẽ cạnh tranh hơn. Nếu công ty nào có thể tồn tại được, phát triển được công ty đó sẽ lớn mạnh lên. Nhưng điều quan trọng hơn là Chính phủ, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải đóng vai trò quan trọng trong giám sát thị trường để môi trường tài chính lành mạnh hơn. Năm 2008, thị trường tài chính Việt Nam chịu ảnh hưởng, tác động của khủng hoảng tài chính thế giới, qua đó đã ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển. Theo đánh giá của Bộ Tài chính, tình hình phát triển thị trường vốn năm 2008 cho thấy, trên tất cả các thị trường (trái phiếu, chứng khoán, bảo hiểm, kế toán - kiểm toán) đều có sự phát triển đáng ghi nhận. Cụ thể là thị trường trái phiếu, về cơ bản, hệ thống cơ chế, chính sách đối với hoạt động thị trường trái phiếu đến nay đã được ban hành tương đối đầy đủ, bao quát hầu hết các hoạt động phát hành và giao dịch trái phiếu, tạo ra nền tảng cần thiết để khuyến khích, thúc đẩy, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn trung dài hạn thông qua phát hành trái phiếu phục vụ cho các mục tiêu đầu tư. Về mặt tổ chức thị trường, các hoạt động phát hành và giao dịch trái phiếu của thị trường trái phiếu đã được quy tụ vào một đầu mối nhằm hình thành một thị trường có tính tập trung và chuyên môn hoá cao, tạo thuận lợi nhất việc phát triển thị trường. Từ 6/2008, trái phiếu niêm yết tại Thành phố Hồ Chí Minh đã được chuyển niêm yết và giao dịch tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội; các giao dịch phát hành và niêm yết trái phiếu mới được tập trung thực hiện trên thị trường giao dịch chứng khoán Hà Nội, từng bước hình thành sàn giao dịch thống nhất cho việc phát hành (thị trường sơ cấp) cũng như giao dịch (thị trường thứ cấp) đối với trái phiếu. Về mặt điều hành thị trường, năm 2008, thị trường trái phiếu có nhiều biến động. Lãi suất trái phiếu Chính phủ tiếp tục được điều hành linh hoạt, theo sát diễn biến thực tế của thị trường, đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường vốn, từng bước phối hợp nhịp nhàng với điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước và làm cơ sở cho các hoạt động huy động vốn trong giai đoạn hiện nay. Tổng số vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ 10 tháng năm 2008 đạt 52% kế hoạch trong đó phát hành thông qua hệ thống KBNN đạt 42% kế hoạch và phát hành qua Ngân hàng phát triển Việt Nam đạt 82% kế hoạch năm.  Mặc dù thị trường vốn phát triển khá nhanh song quy mô còn nhỏ, chất lượng chưa cao, hàng hóa chưa đa dạng; tính minh bạch công khai còn hạn chế, số lượng nhà đầu tư chuyên nghiệp không nhiều. Bên cạnh đó, công tác quản lý giám sát thị trường, điều hành vĩ mô còn nhiều bất cập trong khi năng lực cưỡng chế thực thi của cơ quan giám sát còn yếu và thiếu. Thị trường tự do chiếm thị phần lớn và tiềm ẩn bất ổn cho cả hệ thống tài chính. Hoạt động đầu tư thường theo phong trào trong khi nguồn cung còn hạn chế, xảy ra hiện tượng mất cân đối cung cầu chứng khoán làm cho giá cổ phiếu vượt khỏi giá trị thực của doanh nghiệp và đã gây ra tình trạng “nóng” trên cả thị trường có tổ chức và thị trường tự do. 3.Thị trường chứng khoán: Sau tám năm thành lập, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi qua những bước thăng trầm của mình với những bước đi đa dạng, có bước ngắn, bước dài, bước vững chắc, và cả những bước đi hụt. “Nguy hiểm đã giảm, nguy cơ vẫn còn” - thanh khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn rất đáng lo ngại. Bên cạnh đó, do thiếu nhà tạo lập thị trường nên một đặc trưng riêng có của thị trường chứng khoán Việt Nam là khi giá cổ phiếu cao thì hầu như không ai bán, còn khi giá thấp lại rất hiếm người mua. Những yếu tố này khiến thị trường dễ rơi vào trạng thái giao dịch một chiều và đứng về mặt thống kê toán học thì các bước nhảy lớn, dù theo chiều hướng nào, cũng luôn hàm chứa rủi ro. Sau khi đón nhận khá nhiều tin tốt như giảm giá xăng, nới biên độ, dầu thô thế giới đứng ở mức thấp dưới 115 USD/thùng và nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô khác ổn định… thị trường chứng khoán đã tăng điểm liên tục trong 10 phiên trên HOSE và 8 phiên trên HASTC. Tuy nhiên, thị trường đã đảo chiều giảm trên cả hai sàn trong phiên sáng 20/8. Thị trường tiếp tục phân hoá mạnh giữa các cổ phiếu, hàng loạt các cổ phiếu nhỏ đang bị bán mạnh và hoàn toàn không có dư mua. Nguyên nhân là do tác động từ thị trường thế giớI thị trường chứng khoán Thế giớI : Bức tranh đỏ! - sự tụt dốc của thị trường chứng khoán thế giớI Cũng không thể phủ nhận những tác động tiêu cực từ thị trường chứng khoán Thế giới khi mà những ngày đầu năm 2008 hàng loạt các sàn chứng khoán hàng đầu Thế giới phải “nghiêng ngả” bởi cơn bão khủng hoảng kinh tế, tài chính của những nền kinh tế hàng đầu Thế giới như Mỹ, Nhật… Và cũng từ đây, hàng loạt các thị trường chứng khoán nhỏ ở nhiều quốc gia đang phát triển cũng bị ảnh hưởng tiêu cực. Thận trọng và dè chừng là tâm lý chung của giới đầu tư chứng khoán quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng. Nước ngoài giảm tỷ lệ đầu tư vào thị trường chứng khoán nước ta trong năm 2008, mà đi đầu là HSBC đã dự định giảm mức đầu tư vào Việt Nam trong tổng tỷ trọng phân bổ của khu vực châu Á – Thái Bình Dương về mức 0,5%, thay vì 2% như hiện nay. Về mặt chính sách của nhà nước: Chỉ thị 03 ra đời từ cuối tháng 5.2007 khống chế tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán không vượt quá 3% tổng dư nợ tín dụng khiến nhiều ngân hàng dừng cho vay để thu hồi nợ. NĐT bị hạn chế nguồn vốn, trong khi cung trên thị trường lại tăng mạnh. Bất động sản nóng: Hết tiền cho chứng khoán. Khung giá đất mới được cho phép điều chỉnh lên tối thiểu 20% đã là quá lớn rồi, nhưng điều đáng nói là đó là khung giá của nhà nước. Và thế là giới đầu tư, đầu cơ bất động sản được đà, “mượn gió bẻ măng” mà liên tục “kích” giá bất động sản lên. Nhà đầu tư chứng khoán chuyển từ chứng khoán sang tiền mặt rồi đổ vào…bất động sản. Nguyên nhân là bất động sản hiện nay tăng quá nóng, cử đổ tiền vào là có lãi, lướt sóng còn nhanh hơn chứng khoán. Có thể nói đây là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất “hạ gục” thị trường chứng khoán. Đồng loạt IPO: Cầu đã yếu là thế, vậy mà cung vẫn liên tục “dẫm đạp” lên nhau mà phát hành. “Giờ huy động vốn, kiếm tiền dễ quá” đó là nhận định của một nhà đầu tư chứng khoán lâu năm. Các doanh nghiệp vừa, phát triển lành mạnh thì chỉ cần phát hành là có tiền, vừa có vốn để làm ăn, đầu tư cho các dự án, thậm chí có thêm lãi từ chuyển nhượng. Và thế là bắt đầu tư VCB cho đến các đại gia khác như: Habeco, Sabeco, Mobifone…Cứ “rồng rắn rủ nhau” phát hành! Lạm phát cao: là cái đáng lo nhất, đây là cội nguồn của mọi bất ổn. Tâm lí của các nhà đầu tư : Cái gì dựa trên tâm lý thì khi tâm lý thay đổi (tâm lý vốn là thứ dễ thay đổi nhất) sẽ thay đổi theo. Mà tâm lí của các nhà đầu tư đang dẫn dắt thị trường. Tâm lý thua lỗ của những nhà đầu tư thuộc “cửa dưới” đã tạo ra phản ứng dè chừng nhất định. Khi hào hứng thì các nhà đầu tư có thể làm dậy lên làn sóng ảo cho thị trường chứng khoán. Có thể khẳng định rằng, trong tiến trình phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam, tiềm năng của việc tham gia của các Ngân hàng Thương mại là rất lớn. Việc các Ngân hàng Thương mại cổ phần niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán, các Ngân hàng Thương mạI nhà nước cổ phần hóa thực hiện phát hành cổ phiếu lần đầu trên Trung tâm, cũng như tới đây sẽ có thêm một số Công ty kinh doanh chứng khoán của các Ngân hàng Thương mại đi vào hoạt động... sẽ tạo đà thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh hơn nữa. Song cho đến thời điểm này, mới chỉ có gần 100 công ty cổ phần niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là quá ít, tạo ra sự nghèo nàn hàng hóa trên thị trường chứng khoán. Cổ phiếu của các Ngân hàng Thương mạI chưa được niêm yết và giao dịch cũng phần nào hạn chế tính sôi động của thị trường. Tính thanh khoản của thị trường chưa cao. Thông tin chưa thật sự minh bạch. Sau một thời gian xây dựng và phát triển, đến nay đã có trên  100 công ty niêm yết cổ phiếu và một số loại trái phiếu được niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Trong lĩnh vực này, hệ thống ngân hàng tiếp tục đóng vai trò tích cực trong phát triển thị trường chứng khoán, với hầu hết trong số gần 50 công ty kinh doanh chứng khoán đang hoạt động là trực thuộc các ngân hàng thương mại, với đa dạng các nghiệp vụ: môi giới, tư vấn đầu tư, lưu ký chứng khoán, cho vay thanh toán chứng khoán... Hầu hết các công ty này đều kinh doanh có hiệu quả. Một số công ty đã tổ chức đại lý đấu thầu cổ phiếu của một số Ngân hàng Thương mại cổ phần phát hành mới tăng thêm vốn điều lệ. Ngân hàng nhà nước cũng đã ban hành quy định tạm thời về việc niêm yết cổ phiếu của Ngân hàng Thương mạI cổ phần trên Trung tâm giao dịch chứng khoán. Hiện nay nhiều Ngân hàng Thương mại cổ phần đã sẵn sàng niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán. Được biết hiện nay Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín đã có đơn và hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép vấn đề này. Tuy chưa chính thức niêm yết giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứng khoán, nhưng thời gian qua, cổ phiếu của nhiều Ngân hàng Thương mại cổ phần đã giao dịch đơn lẻ, không chính thức trên thị trường phi tập trung OTC. Mệnh giá cổ phiếu  của nhiều Ngân hàng Thương mại cổ phần được giao dịch cao gấp 1,1 lần đến 2,5 lần so với mệnh giá ban đầu. Uy tín trong và ngoài nước của nhiều ngân hàng thương mại cổ phần ngày càng tăng lên. Nhiều tổ chức tài chính quốc tế và ngân hàng nước ngoài đã và đang mua cổ phần, chuyển giao công nghệ ngân hàng hiện đại, hỗ trợ về tài chính cho các ngân hàng thương mại cổ phần. Thủ tướng Chính phủ đã chính thức có quyết định cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Theo kế hoạch, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam đang triển khai bước đầu tiên cổ phần hóa. Tổng giá trị cổ phiếu phát hành trên hai Trung tâm giao dịch chứng khoán để tăng vốn điều lệ vào khoảng 1.000 tỷ đồng. Với khối lượng giá trị cổ phiếu lớn như vậy nếu được giao dịch và niêm yết trên hai Trung tâm giao dịch chứng khoán, thì chứng khoán giao dịch chủ yếu của hai Trung tâm này sẽ là cổ phiếu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Tiếp theo đó sẽ là Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long và Ngân hàng Đầu tư - phát triển Việt Nam cũng đề nghị được cổ phần hóa. Khi đó chắc chắn hoạt động của hai Trung tâm giao dịch chứng khoán sẽ sôi động hẳn lên, tạo nền tảng mới cho sự phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Và các mốI quan tâm về thị trường chứng khoán ở Việt Nan có lẽ chưa bao giờ nóng như thờI gian gần đây, đặc biệt là sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, tổ chức thương mạI thế giới. Thị trường đã liên tục phá vỡ những kỷ lục mớI khi tâm lí đầu cơ hầu như chi phốI hoàn toàn cá nhà đầu tư nộI địa, theo sau những đánh giá lạc quan và các động thái đầu tư chiến lược của các nhà đầu tư nước ngoài. CảI cách kinh tế đang đi đúng quỹ đạo và triển vọng tăng trưởng kinh tế đang rất sáng sủa là hai trong số những yếu tố chính làm các nhà đầu tư nước ngoài đổ tiền vào thị trường Việt Nam. Trong khi đó, thị trường đang ở trạng thái hưng phấn quá mức, được quản lí còn khá lỏng lẻo và cực kì rủI ro cho những nhà đầu tư amateur mù mờ. Ở Việt Nam hiện nay dân chúng đổ xô vào mua chứng khoán như thể không còn ngày mai. NgườI ta chỉ quan tâm đến chuyện mua mà không cần quan tâm đến các doanh nghiệp phát hành chứng khoán đang làm gì, có tỷ suất P/E hay lợI tức như thế nào. Kết quả của làn sóng đầu cơ này là sự thăng hoa của VN – Index, từ 100 điểm vào lúc khai trương năm 2000 lên trên 750 điểm trong tuần qua. Giá chứng khoán tăng từng ngày mà không vì lí do cụ thể gì. Trong thờI kì 2002 – 2005 thị trường đã tăng trưởng vớI tốc độ gộp 19%/năm . Hơn thế nữa chỉ trong 3 tháng gần đây, VN – Index đã tăng gần 19% mà theo các chuyên gia thì không có tiền tệ ở trên thế giới. Tuy vậy bất chấp sự phát triển có tình bùng nổ của thị trường chứng khoán gần đây nó vẫn còn quá nhỏ bé về quy mô. Sau hơn 4 năm đi vào hoạt động số lượng công ty niêm yết hiện nay mớI chỉ là trên 60 so vớI 24 công ty năm 2000. Mặc dù khốI lượng vốn hóa ước tình đã đạt trên 3 tỷ USD tăng một cách khá ấn tượng so vớI con số 16,8 triệu USD vào năm 2000, nó mớI chỉ tương đương gần vớI 6% GDP _ một con số quá nhỏ so vớI mức 20 – 30% GDP của các nước trong khu vực. Xét về trị giá khốI lượng cổ phiếu giao dịch hàng ngày, con số này của thị trường chứng khoán Việt Nam mớI đạt khoảng 6,6 triệu USD thấp xa so hơn vớI mứac 314 triệu USD/ngày của Thái Lan. VớI những con số không mấy ấn tượng về qui mô thế này thật ngạc nhiên tạI sao thị trường chứng khoán Việt Nam lạI thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ của giớI đầu tư như vậy. Trên thực tế thị trường chứng khoán Việt Nam có một số điểm đủ làm hưng phấn các nhà đầu tư. Trước tiên còn rất nhiều công ty sáng giá chưa được niêm yết, đặc biệt các đạI gia trong các ngành chủ chốt như viễn thông. Ngân hàng, xây dựng, bất động sản…Thị trường giao dịch cổ phiếu không chính thức ( OTC ) có quy mô rất đáng kể, trị giá khoảng trên 4 tỷ USD và đang hoạt động rất sôi động. Nếu cộng dồn thị trường OTC này vớI thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu chính phủ và các giấy tờ có giá khác ( ước tính khoảng 5 tỷ USD ) thì bức tranh sẽ trở nên hoàn toàn khác. Ngoài ra, Chính phủ còn có kế hoạch nâng quy mô thị trường chứng khoán lên tớI 20 – 30% GDP vào năm 2010. Đây là điều nằm trong tầm tay vớI hàng loạt các công ty đang chờ niêm yết trên thị trường và nhiều công ty đã niêm yết đang chuẩn bị phát hành thêm cổ phiếu. Tuy không thể phủ nhận rằng tiềm năng phát triển của thị trường cứng khoán Việt Nam còn rất lớn nhưng vấn đề đáng lo ngạI ở đây là những nhà đầu tư tham gia vào cuộc chơi này đa phần là các nhà đầu tư nộI địa cò con – Nhưng ngườI coi thị trường chứng khoán như một kênh đầu tư thay thế cho vàng và bất động sản. Hầu như không có một tổ chức kinh doanh chứng khoán nộI địa nào cả. Theo một ước tình của Ủy ban Chứng khoán nhà nước có đến 90% các nhà đầu tư là các cá nhân Việt Nam. Phần lớn các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp là những tổ chức do ngườI nước ngoài thành lập tạI Việt Nam. Con sô và quy mô của các tổ chúc này còn nhỏ nhưng đang phát triển khá nhanh. Điều quan trọng là họ hoạt động vớI một sự lạc quan có chừng mực. VớI tâm lý phong trào thì trường liên tục bị đẩy đến những cơn sốt nốI tiếp nhau. Trong khi đó đa phần các nhà đầu tư nước ngoài có cái nhìn tỉnh táo hơn về thị trường mà theo họ tuy vẫn rất có triển vọng nhưng không đến mức quá cao. Về điểm này có thể nói sự sụt giảm mạnh của VN – Index từ sau tháng 4 và gần đây là cuốI tháng 11 ( có ngày rớt tớI 60 điểm ) xem ra lạI là một điều tích cực vì ngoài việc nó tạo ra một cơ hộI mua vào cho những nhà đầu tư chiến lược trong dài hạn ( đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài ) nó còn là điều cảnh tỉnh cho các nhà đầu tư nộI địa rằng thị trường chứng khoán mớI nổI là con phố hai chiều kể cả trong bốI cảnh có tăng trưởng kinh tế. ¨ Hiện tại chúng ta đang lâm vào hàng loạt những khó khăn có hệ thống, khó khăn này là nguyên nhân của khó khăn kia, khó khăn kia lại là nguyên nhân của khó khăn này, một hệ thống với nhiều khó khăn chủ quan và khách quan có quan hệ biện chứng nguyên nhân – hệ quả chồng chéo lên nhau thật sự đưa nên kinh tế Việt Nam rơi vào mê hồn trận và khả năng xảy ra khủng hoảng nhẹ là có thể xảy ra. Để giải quyết được vấn đề này, chúng ta phải lần ra đâu là nguyên nhân chủ chốt và giải quyết nó, và theo cá nhân tác giả bài viết này, nguyên nhân đó là từ việc phân phối nguồn vốn không hợp lý trong toàn bộ nền kinh tế. Chứng khoán là để huy động vốn đưa vào đầu tư sản xuất, vàng là mặt hàng dự trữ, bất động sản để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và phòng ngừa rủi ro, ngoại tệ dùng để thanh toán thu chi xuất nhập khẩu, dường như tất cả các nhà đầu tư đều đã bỏ quên hoặc cố tình bỏ quên mục đích chính của những loại hàng hóa đặc biệt này và chúng chỉ được sử dụng dưới mục đích là đầu cơ hưởng chênh lệch giá. Nếu giải quyết được tình trạng này, hy vọng nền kinh tế chúng ta có thể vượt qua khó khăn và phát triển mạnh mẽ, ổn định hơn trong thời gian tới. Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường tài chính Việt Nam Thời gian qua, chúng ta đã chủ động tham gia vào quá trình hội nhập như gia nhập khối ASEAN, tham gia vào khu mậu dich tự do ASEAN (AFTA), ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa kỳ và đang đàm phán để chuẩn bị gia nhập WTO, tham gia nhiều tổ chức quốc tế và hợp tác song phương khác. Từ nay cho đến năm 2010 và nhất là đến năm 2020, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ diễn ra ở trình độ cao hơn và ngày càng mạnh mẽ. Thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam sẽ hội nhập ngày càng sâu với thị trường khu vực và thế giới. Chính vì vậy, mục tiêu chiến lược phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam trong thời gian tới là phát triển thị trường tiền tệ để thực hiện có hiệu quả vai trò điều tiết cung cầu vốn ngắn hạn, đáp ứng yêu cầu thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Để thực hiện mục tiêu trên, thị trường tiền tệ Việt Nam cần phát triển theo định hướng sau: Phát triển thị trường tiền tệ an toàn hiệu quả, đồng bộ, mang tính cạnh tranh cao nhằm tạo cơ sở quan trọng cho hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ, huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng. Theo đó, thị trường tiền tệ sẽ phát triển mạnh trên cơ sở tổ chức lại và củng cố thị trường liên ngân hàng với cơ chế hoạt động thông thoáng, tăng cường vai trò giám sát, điều hành, khả năng kiểm soát, điều tiết thị trường của NHNN; phát triển thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc; tăng cường hoạt động nghiệp vụ thị trường mở, tăng số lượng và chủng loại chứng khoán có độ an toàn và tính thanh khoản cao được phép giao dịch; tăng cường sự liên kết giữa các thị trường tiền tệ bộ phận, giữa thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán nhằm tăng tính linh hoạt của thị trường, khả năng phòng ngừa và khả năng chuyển đổi rủi ro giữa các thị trường; hạn chế can thiệp hành chính vào hoạt động thị trường tiền tệ. 1. Thị trường tiền tệ Để thực hiện được mục tiêu phát triển một thị trường tài chính mạnh mẽ đó chính là chính sách tài chính – ngân hàng cần được đổI mớI, phù hợp hơn vớI cơ chế thị trường trong điều kiện hộI nhập nền kinh tế quốc tế; có khả năng động viên tốI đa, nâng cao hiệu quả quản lý phân phốI và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn nộI lực và ngoạI lực. Tỷ lệ huy động vào ngân sách Nhà nước cần ở khoảng 21 – 22% GDP; kiểm soát và duy trì tỷ lện bộI chi ngân sách Nhà nước ở mức k quá 5% GDP; hình thành đồng bộ các loạI thị trường trong đóa có thị trường vốn và dịch vụ tài chính, thị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22900.doc
Tài liệu liên quan