Đề tài Đào môn gia phả

Từ năm 1960 được chuyển đi làm công nhân nhà máy chuối rồi vào bộ đội làm cán sự chính sách, ở cương vị nào bà cũng hoàn thành tốt mọi công việc, liên tục được công nhận lao động tiền tiến.

Về gia đình riêng: chồng (ông Đài) là bộ đội công tác và chiến đấu ở xa cho đến ngày về nghỉ hưu, một mình bà lo toan mọi công việc gia đình và xã hội, vừa công tác chiến đấu, vừa nuôi dạy con cái ăn học. Bà hết sức chắt chiu kế hoạch tằn tiện để xây dựng tổ ấn gia đình. Năm 1978 bà được cấp đất làm nhà cũng vừa lúc ông Đài về nghỉ hưu, ông vay được của ngân hàng 1000đ trả dần 10 năm, và vay của anh em trong gia đình, bè bạn giúp đỡ, ông bà làm được ngôi nhà cấp 4 ở hiện nay tại ngõ 3 phố Lê Lợi.

 

doc122 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1698 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đào môn gia phả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh Oai, tỉnh Hà Đông cũ. Gia đình làm nghề nông. Các cụ thân sinh đã mất, người anh trai trưởng (thường gọi ông là Cả ất) làm ruộng ở quê đã mất, hiện có con ở Hà Nội. Người em gái là Nguyễn Thị Lai, lấy chồng ở quê. Hiện nay ở quê còn các con và cháu nội ngoại của gia đình. Xuất thân từ một gia đình nông dân, lúc bé không được đi học nên trình độ văn hóa hạn chế. Nhưng được tiếp xúc với cuộc sống ở Hà Nội. Bà sớm có kiến thức xã hội thành thị và là người nội trợ đắc lực trong gia đình, nuôi dạy con khoa học, đảm đang mọi việc sinh hoạt gia đình. Từ khi lấy ông cho đến sau khi sinh con đầu lòng, bà ở nhà làm thêm việc nấu cơm tháng cho một vài người bạn của ông làm việc cùng cơ quan như ông Thát ở Thái Bình ông Tý ở Nam Định v.v...). Từ 1942, nhân khẩu gia đình tăng lên: sinh con thứ hai, và đỡ đầu nuôi các cháu con ông Điển, ngoài đồng lương của ông để chi tiêu, bà rất cố gắng chịu khó buôn bán thêm: mở cửa hàng gạo, nước mắm - làm kẹo, giặt là, sửa chữa xe đạp và sau cũng là trông nom cửa hàng ảnh. Khi tản cư về quê cũng như khi ở Hà Nội, vừa phải trực tiếp nuôi con, vừa phải đảm bảo nổi trợ, gia đình và làm công việc buôn bán thêm. Bà là người phụ nữ chịu thương, chịu khó, luôn luôn phấn đấu cùng ông xây dựng một gia đình hạnh phúc. Từ 1980, bà mắc chứng bệnh tim mạch huyết áp cao và đến tuổi hết lao động, bà ở với hai con gái sau khi ông mất (1982), nghỉ ngơi trông nom nhà cửa và điều trị chữa bệnh. Hiệnnay sức khỏe giảm sút nhiều đi lại khó khăn, hàng ngày được hai con gái là Đào Thị Tuyết và Đào Thị Dung trực tiếp ở cùng, săn sóc sức khỏe và sinh hoạt cho Bà. Chỗ ở hiện nay của bà là căn hộ 3 tầng số nhà 19 ngõ 64 phố Phó Đức Chính (nhà 130 Quán Thánh đã bán chia tài sản cho các con). Điện thoại: 8291856. 5. Đào Văn Nhạc (1914 - 2000) Ông Đào Văn Nhạc là con thứ năm của cụ Thư và cụ Điều. Ông sinh năm 1914 (tuổi Giáp Dần), và mất ngày 26 tháng 5 năm Canh Thìn (2000), lúc 6 giờ sáng tại số nhà 4 phố Yên Ninh, Hà Nội, thọ 87 tuổi). An táng tại nghĩa trang Văn Điển. Vợ: Bà Nguyễn Thị Vy, sinh năm 1913 (Quý Sửu) và mất ngày 17 tháng Chạp năm Quý Tỵ (1954) tại số nhà 4 phố Yên Ninh, Hà Nội, thọ 42 tuổi, phần mộ hiện nay tại gò thứ 10 nghĩa trang thôn Vĩnh Khang, xã Vân Nam. Ông bà sinh được 5 người con: 1. Đào Thị Minh Đức sinh năm 1937 2. Đào Đình Tứ sinh năm 1940 3. Đào Ngọc Hải sinh năm 1943 4. Đào Trọng Hậu sinh năm 1946 5. Đào Trọng Hiếu sinh năm 1948. Ông Nhạc thuở nhỏ học ở trường làng, là một học sinh nhanh khỏe, hay nghịch, tự xưng biệt hiệu là "trâu rừng" để hãnh diện sức mạnh của mình với bạn bè. Ông ưa hoạt động đá bóng và là cầu thủ tin cậy của đội bóng học sinh sau này. Đỗ sơ học yếu lược, ông xuống Phùng trọ học, tiếp các lớp trên rồi cùng ông Nhã lên Bắc Giang ở với ông Điển để học lớp nhất và thi tốt nghiệp tiểu học. Năm 1933, nhờ ông Điển xin cho đi dạy học hương sư, ông được cử về làm giáo viên dạy ở trường Vân Cốc, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Đến năm 1939, ông thôi dạy học về tìm việc ở Hà Nội. Lúc này ông Nhã cũng đã ra Hà Nội và làm việc ở phòng thuế chợ Sở Đốc Lý Hà Nội, thuê nhà ở phố Jambert (bây giờ là Nguyễn Trường Tộ), ông Đường cũng từ nhà quê ra làm gia sư cho chủ xưởng Vinh Thành ở phố hàng Bạc, ông Nhạc được sự động viên khuyến khích của anh em và sự giúp đỡ của bạn bè (có ông Tám làm công an cảnh sát) đã tin tuyển lựa làm công an cảnh sát ở Hà Nội thuê nhà riêng ở ngõ phố Jambert gần nhà ông Nhã. Lúc đầu ông làm việc ở phố hàng Trống, sau làm ở các trạm C.A phố hàng Đậu, chợ Gạo. Năm 1945, ông tham gia tổ chức cảnh sát cứu quốc của Mặt trận Việt Minh nên sau tổng khởi nghĩa 8-1945, ông vẫn ở lực lượng cảnh sát của chính quyền cách mạng thành phố Hà Nội. Khi toàn quốc kháng chiến (12-1946) gia đình ông sơ tán về quê Vĩnh Khang, Vân Cốc. Khi giặc Pháp chiến Sơn Tây, gia đình tản cư sang xã Hồng Châu ở nhờ nhà ông Thuổi là anh còn bá còn dì (cụ Y là chị cụ Điều) rồi tản cư xuống vùng chợ Lồ, năm 1949 giặc càn quét cả hai bờ sông Hồng, bà Nhạc và các con hồi cư về làng, ông Nhạc đi tìm cơ quan cũ để công tác. Ông được điều về làm công an ở Bắc Giang, đóng ở Nhã Nam. Có tinh thần trách nhiệm và khả năng nghiệp vụ, một thời gian sau ông được đề bạt làm trưởng đồn. Năm 1954 khi được tin bà Vy mất ở Hà Nội, ông đã tổ chức đón các con lên Bắc Giang (Nhờ bà Lý Di chị bà Vy vào Hà Nội cùng cô Tân em gái đang ở Hà Nội đưa các cháu ra) đến ở nhờ gia đình bà Thông (bên họ ngoại) ở Tiên Lục. Trước hoàn cảnh khó khăn mới, đông con nhỏ, ông đã báo cáo với lãnh đạo tỉnh xin được chuyển công tác trở về ngành giáo dục. Được chấp nhận nguyện vọng, ông về dạy và làm Hiệu trưởng trường tiểu học Mỹ Hà, huyện Lạng Giang, rồi làm hiệu trưởng trường Thọ Xương, trường Tiên Lục, có thời gian về làm trợ lý Phòng Giáo dục, rồi giáo viên trường cấp 2 Yên Sơn (Lạng Giang). ông về nghỉ hưu năm 1974 sau 20 năm dạy học, tuổi đời 60, trở về ngôi nhà cũ số 4 phố Yên Ninh Hà Nội. Ông Nhạc là một người rất có nghị lực khắc phục khó khăn. Trong kháng chiến chống Pháp, gia đình ly tán, ông tin tưởng vào bà Vy đảm đang nuôi con nhỏ sống trong vùng tạm chiếm, ông ra sức hoàn thành công tác. Khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, ông ở trong hoàn cảnh một mình vừa công tác vừa "gà trống nuôi con", ông đã nuôi dạy các con trưởng thành đến nơi đến chốn. Khi về hưu ông vẫn tự lực trong cuộc sống mọi mặt, ít đòi hỏi ở các con. Cho đến năm 2000, tuổi cao sức yếu, ông đã từ trần lúc 6 giờ ngày 27-6-2000 tức ngày 26 tháng 5 Canh Thìn, thọ 87 tuổi. - Trong quá trình kháng chiến và công tác, ông Nhạc đã được Nhà nước tặng thưởng. 1. Huy cương Kháng chiến chống Pháp hạng nhất 2. Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Vợ: Bà Nguyễn Thị Vi thường gọi theo tên chồng, Bà Nhạc. -Bà Vy quê ở Bắc Giang - nghề nghiệp chính là buôn bán nhỏ (người làng Cung Nhượng huyện Việt Yên). Không có vốn làm ăn lớn, nhưng Bà không nề hà bất cứ buôn bán gì từ gánh rau, gánh gạo tấm vải, bộ quần áo để kiếm sống hàng ngày. Từ ở tỉnh nhỏ về sống ở Thủ đô, bà sớm thích nghi với tầng lớp lao động nghèo buôn bán nhỏ, chịu khó chắt chiu, tần tảo đảm bảo cuộc sống gia đình ổn định. Với bản chất lao động, tính tình luôn vui vẻ hòa nhã, bà quan hệ rộng rãi có nhiều bạn bè tốt buôn bán làm ăn với nhau rất đoàn kết, tổ chức thành phường họ giúp nhau vay vốn kinh doanh (Bà cầm cái họ nhiều năm), dần dần tích lũy tiết kiệm, ông bà mua được nhà riêng số 4 phố Yên Ninh năm 1945. Khi tản cư kháng chiến về quê gia đình ông bà gồm 3 con và một người giúp việc (gọi là U Hậu) tổng cộng 6 người. (U Hậu được mướn về khi đẻ Hậu, bà Nhạc không có sữa phải nuôi bộ, năm 1945 Báo Vui sống tổ chức thi bé khỏe bé ngoan, Hậu được giải 3). Bà vẫn quang gánh trên vai, tản cư đến đâu, chạy chợ đến đấy. Khi hồi cư về Hà Nội, bà lại tiếp tục công việc buôn bán nhỏ, nuôi các con ở nhà số 4 phố Yên Ninh. Năm 1954, mắc bệnh hiểm nghèo. Bà đã tạ thế ngày 17 tháng chạp (Quý Tỵ) thọ 42 tuổi. Phần mộ hiện nay ở gò thứ 10 thôn Vĩnh Khang, Vân Nam. 6. Đào Thị Đen Bà Đào Thị Đen là con thứ 6 của cụ Thư và cụ Điều. Sinh khoảng 1917, mất năm 1956 thọ 40 tuổi, mộ phần: gò thứ 10 thôn Vĩnh Khang, xã Vân Nam. Chồng: Đoàn Chí Chung, người cùng làng, có thời kỳ làm phó lý, làng Vĩnh Khang. Gia đình nghèo, sống bằng nghề nông, đông con. Năm 1938 - 1939 bà Đen phải đi ở vú ở thị xã Sơn Tây. Ông bà sinh được 8 người con: 1. Đoàn Chí Hợi - làm nông nghiệp, xã Long Xuyên. 2. Đoàn Văn Canh - công nhân hưu trí Nông trường Sông Lo (Tuyên Quang). 3. Đoàn Chí Ngọ - Công nhân nghỉ mất sức, gia đình ở phố Hàng, phường Phú Thịnh, Sơn Tây. 4. Đoàn Chí Chinh - làm ruộng, xã Hương Cần, Thanh Sơn (Phú Thọ). 5. Đoàn Thị Mậu lấy chồng ở Chí Cao. 6. Đoàn Thị Dần lấy chồng ở Vĩnh Khang. 7. Đoàn Thị Tý, lấy chồng ở Chí cao, xã Hương Cần, Thanh Sơn, Phú Thọ. 8. Đoàn Thị Mai, lấy chồng ở Chí Cao, xã Hương Cần, Thanh Sơn, Phú Thọ. 7. Đào Thị Sẹo Đào Thị Sẹo là con út của cụ Thư và cụ Điều (không nhớ năm sinh). Theo gia đình kể lại, Đào Thị Sẹo lúc bé rất ngoan, khoảng 5 tuổi bị sốt cao rồi chết. Gia đình rất thương tiếc, chôn cất và cải táng như người lớn, mộ chí hiện nay đặt chung cùng nấm mộ của cụ Phùng Thị Mỹ (2 bà cháu) sau khi chuyển từ gò thứ 11 về gò thứ 10 hiện nay. 8. Đào Văn Đường (1915 - 1952) Ông Đào Văn Đường sinh năm ất Mão (1915), là con cả của cụ Thư và cụ Lộc (cụ bà hai), mất ngày 15 tháng 5 Nhâm Thìn (1952), thọ 38 tuổi, vợ là: Bùi Thị Thụ sinh năm Quý Sửu (1913), hiệu diệu Thái, mất 22 tháng 6 năm Nhâm Thân (1992), thọ 80 tuổi. Phần mộ hiện nay của ông bà tại gò thứ 10 thôn Vĩnh Khang, xã Vân Nam. Ông Bà sinh được 2 người con: 1. Con gái: Đào Thị Hợi sinh năm 1947 2. Con trai: Đào Văn Thìn sinh năm 1952. Ông Đường thuở nhỏ học trường làng, thi sơ học yếu lược xong, xuống Phùng học tiếp cùng ông Nhạc, đến lớp nhất được ông Điển đưa lên Bắc Giang ở cùng để thi tốt nghiệp. Khi ông Điển mất, ông Đường về quê ở với gia đình. Năm 1935 cụ Thư dịch bộ sách thuốc của Hải Thượng Lãn Ông ra chữ quốc ngữ cho ông Đường chép và dạy ông Đường học làm thuốc. Chẳng bao lâu ông đã biết hành nghề, vừa bốc thuốc ở nhà khi cụ Thư đi vắng, vừa ra ngồi chợ Bãi bán thuốc những phiên chợ (ngày 3, 5, 8 là phiên chợ). Năm 1938 ông ra Hà Nội tìm việc. Được ông Nhã giúp đỡ giới thiệu, ông làm gia sư kiêm thư ký cho nhà chủ Vinh Thành ở phố hàng Bạc mở xưởng cơ khí sản xuất sửa chữa và bán đồ sắt. Sau ông cũng xin được tuyển làm nhân viên ngành thuế chợ của Sở Đốc Lý Hà Nội, cùng cơ quan với ông Nhã, ông thôi việc của nhà Vinh Thành và về ở cùng gia đình ông Nhã. Từ 1941 ông Đài ra Hà Nội học lên trung học, ông Đường đảm bảo giúp đỡ được tiền ăn hàng tháng đóng cho bà Nhã. Đến tháng 3-1945 Nhật đảo chính Pháp, ông Đường mất việc làm chuyển nghề đi buôn đường. Ông vào Vinh mua đường chờ tàu hỏa ra Hà Nội bán. Cuối 1946 chuyến hàng cuối cùng về đến Hà Nội chưa kịp bán thì xảy ra toàn quốc kháng chiến (12-1946), ông phải thuê thuyền chở ngược sông Hồng về quê Vĩnh Khang xếp hàng vào nhà ông Nhạc (vườn Đức Hợi ở bây giờ) để bán dần. Sức khỏe thời kỳ này của ông gặp khó khăn vì bệnh đau dạ dày. Ông làm việc ở gia đình và có tham gia dạy học Bình dân học vụ ở làng (dạy trưa hoặc tối). Năm 1950, giặc Pháp và lính ngụy từ bốt Kim lũ nống ra càn quét xã Vân Cốc, ông Đường bị địch bắt cùng với nhiều người dân làng, đưa về bốt Kim Lũ rồi dồn xuống bốt Phùng. Số người bị bắt cũng đông, mục đích của chúng càn bắt để uy hiếp, chúng dùng chỉ điểm (là người địa phương) để nhận dạng tìm Việt cộng và để vòi tiền hối lộ rồi tha, ông Đường do ít nhiều biết tiếng Pháp, chúng dùng làm thông ngôn được đi lại tự do. Lợi dụng thời cơ sơ hở đáp ôtô về Hà Nội, tìm đến nhà ông Nhã đã hồi cư về ở 43 cửa Bắc để ở lại giúp việc. Ông Nhã trông nom cửa hàng và các công việc (Năm 1951 làm nhà 130 Quan Thánh và các việc gia đình khác). Sau ông xin làm việc tại phòng thuế chợ Đồng Xuân vẫn ở cùng gia đình ông Nhã. Năm 1952 ông bị đau dạ dày nặng và ốm, điều trị tài nhà hàng ngày có anh Sửu con ông Tòng Tiến, làm y tá ở bệnh viện Bạch Mai đến tiêm giúp thuốc men. Sauông vào điều trị tại bệnh viện Bạch Mai, nhưng bệnh tình trầm trọng, không qua khỏi và ông đã từ tràn tại bệnh viện ngày 15 tháng 5 âm lịch (Nhâm Thìn). Thi hài ông được đưa về chôn cất tại nghĩa trang quê nhà (gò thứ 10 - thôn Vĩnh Khang), gia đình thương tiếc ông, đã mời thầy cúng về nhà lập đàn cúng lễ 3 ngày. Bà Đường: Bùi Thị Thụ, sinh năm 1913 Bà Đường (vợ ông Đường, gọi theo tên chồng), tên khai sinh là Bùi Thị Thụ, người cùng làng Vĩnh Khang, con gái cụ Đoàn Gừng họ Bùi. Do tục lệ có tảo hôn, bà Đường về làm dâu khoảng 15 tuổi. Xuất thân từ một gia đình có nề nếp gia phong thời xưa, bà Đường là một phụ nữ rất đảm đang chung thủy. Là dâu trưởng đồng thời là lao động chính trong gia đình cụ Lộc, bà rất chủ động lo toan mọi công việc và thực chất đã đảm đương quán xuyến mọi việc của gia đình thay cụ Lộc từ rất sớm (khoảng ngoài 30 tuổi). Trong lao động sản xuất việc đồng áng ở làng, không bao giờ thua chị kém em về năng suất, bà hay nói "thua trời một vạn, không bằng thua bạn một ly", hoặc "người ta làm được, mình cũng phải làm được". Bà đã dìu dắt các em và con gái thành người làm ăn chăm chỉ có kế hoạch. Làng xóm rất ca ngợi và quý mến Bà. Trong gia đình, đối xử với cha mẹ, anh trên em dưới không bao giờ có điều tiếng gì, bà thường nói "một sự nhịn là chín sự lành", "một lời siết cạnh, chín nghìn roi song", bà hay ví von và biết rất nhiều ca dao tục ngữ. Bà thuộc lòng truyện Kiều, Lục Vân Tiên, đọc vanh vách chứng tỏ bà rất thông minh, học truyền khẩu chứ cũng không biết chữ. Mãi đến 1939 - 1940 bà mới học chữ quốc ngữ tại nhà, vào buổi tối cùng với các em là bà Nháy, bà Tân, do ông Đài hướng dẫn bắt đầu từ A, B, C... nhưng cuối cùng, khi ông Đài ra Hà Nội học, bà cũng chỉ biết đọc chậm đánh vần, và viết chưa thạo, vì buổi tối ăn cơm muộn, còn ít thời gian học tập. Bà còn biết đánh đàn bầu rất hay (đàn làm bằng một đoạn ống nứa, căng 1 sợi dây thép nhỏ), đêm khuya sáng trăng, có tiếng đàn bầu thánh thót của bà thêm vui nhà và các em rất thích nghe. Trong quan hệ gia đình, bà luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người lúc khó khăn hoặc khi cần thiết như đã nuôi cháu Thanh con ông bà Sinh mấy năm, vừa là giúp đỡ anh chị đông con khó khăn kinh tế, vừa là giải quyết tình cảm tâm lý nuôi cháu cho vui vì bà Đường muộn con, (khéo các cụ nói: "như tre ấm búi", nuôi con sẽ đẻ con). Được khoảng ba bốn năm sau thì ông bà sinh đón cháu Thanh về. Năm 1961, bà nuôi cháu Chung con bà Tân để giúp đỡ bà Tân thu xếp công việc gia đình riêng. Năm 1965 - 1966, có chiến tranh phá hoại miền Bắc, Hà Nội sơ tán, các cháu con ông Giáp, chị Đức về quê được bà trông nom giúp đỡ. Đối với hàng xóm láng giềng, quan hệ đối xử bà rất trọng tình nghĩa, không bao giờ to tiếng với ai. Làm công tác hòa giải bà rất có uy tín giải quyết các vụ việc góp phần xây dựng tình đoàn kết xóm làng, được nhiều người quý mến. Về gia đình riêng bà sinh con muộn. Người con trai đầu lòng tên là Đào Đức Đạt, ra đời được mấy tháng thì mất. Mãi đến tuổi 34 và 39 (sau hơn 10 năm) mới sinh thêm con gái là Đào Thị Hợi (sinh năm 1947) và con trai là Đào Văn Thìn (sinh năm 1952). Ông Đường mất sớm (1952) lúc con trai mới được ít tháng, mẹ già lại đau ốm luôn các em nhỏ, một mình bà đã rất vững tay chèo, thờ chồng, nuôi con, trông nom vườn tược cho các anh và em đi kháng chiến ở xa (ông Nhạc, ông Đài đi bộ đội) đảm bảo sản xuất trồng trọt lương thực ngoài bờ sông. Mãi đến 1958, ông Đài ở bộ đội bắt đầu có chế độ lương, mới hàng tháng gửi cho bà thêm để góp phần trách nhiệm nuôi dưỡng cụ Lộc, đồng thời sức lao động gia đình được tăng hơn, (thêm bà Đài mới cưới, các em lớn dần tuổi). Bà hết lòng chăm sóc con cái, nuôi ăn học đến nơi đến chốn và trưởng thành như ngày nay. Bà là chủ gia đình thật sự thay cụ Lộc được các cụ tin cậy và các anh em trong gia đình quý mến. Về già, hết tuổi lao động, bà chuyển khẩu ra Hà Nội ở với vợ chồng anh Thìn, chị Quý tại khu tập thể trường Đại học Thương mại Hà Nội. Từ 1990, bà lâm bệnh, được các con chăm sóc tận tình, chu đáo, nhưng không qua khỏi và tạ thế ngày 22 tháng 6 năm Nhâm thân (1992), được chôn cất ở nghĩa trang xã Mai Dịch, huyện Từ Liêm. Đến 1996, cải táng, hài cốt bà được đưa về an táng tại nghĩa trang quê nhà gò thứ 10, thôn Vĩnh Khang xã Vân Nam. 9. Đào Thị Nháy (1922 - 2002) Bà Đào Thị Nháy, hiệu diệu Cao - thường gọi theo tên chồng là bà Chú. Bà là con thứ hai của cụ Thư và cụ Lộc, sinh năm Nhâm Tuất (1922) và mất ngày 12 tháng chạp năm Tân Tỵ, tức ngày 24-01-2002. Lúc nhỏ ở với cụ Lộc, đến khoảng 10 - 12 tuổi sang ở bên nhà cụ Thư và cụ Điều, bà không được đi học ở trường, mà chỉ học tối ở nhà do anh em hướng dẫn (ông Đường và ông Đài) biết đọc, biết viết nhưng chưa thạo. Bà ở với cụ Điều để làm việc trong gia đình giúp công việc chăn nuôi bò và lợn như cắt cỏ, hái rau v.v... dần dần lớn lên tham gia lao động chính ngoài bãi trồng trọt và thu hoạch ngô khoai. Năm 17 tuổi bà lấy chồng, người cùng quê ở làng Vĩnh Thuận. Ông tên là Hoàng Văn Chú làm hương sư dạy học sau ra Hà Nội làm nhân viên đánh máy chữ Sổ Toàn Quyền cũ. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông công tác ở Bộ Tư Pháp và làm việc ở ngành tư Pháp cho đến ngày về hưu (là chuyên viên của Tòa án Nhân dân tối cao năm 1978). Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hai ông bà sinh được 6 người con: 1. Hoàng Thị Lan, sinh năm 1945, đảng viên: nguyên là thẩm phán Tòa án Nhân dân Hà Nội, nghỉ hưu, chồng tên là Trịnh, đã chết. Có 1 con gái tên là Lan Ca đang học trường Trung cấp quân y, Sơn Tây. 2. Hoàng Thị Lý, nguyên là thư ký Tòa án Nhân dân Sơn Tây, đã chết năm 1998. Chồng là Đinh Văn Ninh, hiện đang công tác ở Bộ Công an, có hai con: Đinh Văn Hải, công an quận Ba Đình, và Đinh Thị Huyền công tác ở Bộ Thủy sản. 3. Hoàng Đức Thắng, sinh năm 1955, đảng viên, thẩm phán Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, vợ là Xuân, y sĩ ở bệnh viện bảo vệ bà mẹ trẻ em, Hà Nội, có 1 con trai. 4. Hoàng Đức Thịnh, sinh năm 1959, đang ở nước ngoài, Cộng hòa Liên bang Đức, Vợ Nguyễn Thị Vân, có 2 con. 5. Hoàng Đức Thọ, sinh năm 1961, đảng viên, công an quận Hoàn Kiếm, vợ Nguyễn Thị Liên, có 1 con. 6. Hoàng Đức Dương, sinh năm 1962, lái xe Tòa án nhân dân Hà Nội, vợ Nguyễn Thị Hường, giáo viên tiểu học Từ Liêm, có 1 con trai. Bà Chú là một phụ nữ nông dân đảm đang, nhà chồng nghèo, bố mẹ chồng già yếu, chồng công tác xa, một mình bà ở nhà vừa lo toan việc gia đình vừa sản xuất nông nghiệp bảo đảm nuôi dạy con cái trưởng thành. Năm 1990 bà chuyển khẩu ra Hà Nội ở cùng chồng và các con. Số nhà 34, cụm 14, phường Cống Vị. Tuổi già sức yếu, bị bệnh huyết áp cao lâu ngày, bà đã tạ thế ngày 24 tháng 1 năm 2002 tức ngày 12 tháng chạp năm Tân Tỵ, thọ 81 tuổi. 10. Đào Xuân Đài Ông Đào Xuân Đài là con thứ ba của cụ Thư và cụ Lộc, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1927 (Đinh Mão), đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1950, thiếu tá quân đội, nghỉ hưu năm 1978. Chỗ ở hiện nay: Số nhà 22Đ ngõ 3, phố Lê Lợi, thị xã Sơn Tây. Vợ là: Đặng Thị Rói, sinh năm 1932 (tuổi Nhâm Thân), đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1950, nghỉ hưu năm 1987. Mất ngày 5 tháng 8 năm Giáp Tuất (10-9-1994), phần mộ: gò thứ 10, thôn Vĩnh Khang, xã Vân Nam. Ông bà sinh được 4 người con: 1. Đào Thị Minh Nguyệt SN 21-1-1960 2. Đào Xuân Chiến SN 18-4-1968 3. Đào Thị Minh Loan SN 31-7-1970 4. Đào Thị Minh Phương SN 20-5-1975 Ông Đài thuở nhỏ được cụ Thư và cụ Điều nuôi đi học trường tiểu học Vĩnh Thọ, thi đỗ tốt nghiệp năm 1941 ông ra Hà Nội học tiếp trung học. Năm đầu học ở Lycéum Gia Long, năm sau ông thi đỗ vào học trường Đỗ Hữu Vy ở phố cửa Bắc (sau cách mạng gọi là Trường Trung học Nguyễn Trãi). Kháng chiến toàn quốc 12-1946, ông về quê tham gia công tác địa phương làm trưởng ban tuyên truyền xã Vân Cốc, kiêm bí thư và thường trực ủy ban kháng chiến liên xã Vân Cốc - Đốc Ngữ và chấp hành huyện đoàn thanh niên Phúc Thọ. Tháng 7-1947 ông được cử đi học lớp sư phạm cấp tốc 3 tháng ở Sở Giáo dục Liên khu 3 và được Bộ Giáo dục bổ nhiệm hiệu trưởng trường Tiểu học Liễn Châu (Quảng Oai), đến khóa học 1948 - 1949 thuyên chuyển về làm hiệu trưởng trường Trích Giang huyện Phúc Thọ. Năm 1949, giặc Pháp chiếm đóng Sơn Tây, ông nhập ngũ theo học lớp cán bộ không quân khóa 1 của Bộ Tổng Tham mưu, học xong được phân công làm công tác theo rõi khí tượng thuộc Ban Nghiên cứu không quân. Năm 1951 ông được cử đi thành lập đại đội pháo cao xạ 37 ly đầu tiên của quân đội ta ở Thủy Khẩu, Trung Quốc, và giữ chức trung đội trưởng chiến đấu bảo vệ cầu biên giới Thủy khẩu Cao Bằng. Ông ở binh chủng pháo phòng không này suốt cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cho đến ngày nghỉ hưu (1978), hoạt động trên các chiến trường Điện Biên Phủ, Sơn La, Tây Bắc, rồi vào quân khu 4, chiến đấu với máy bay Mỹ bảo vệ các trọng điểm giao thông trên các tuyến đường từ Nghệ An, Hà tĩnh, Quảng Bình, Vĩnh Linh đến biên giới Việt Lào. Ông đã giữ các chức vụ chỉ huy chiến đấu từ cấp trung đội đến cấp trung đoàn thuộc các đơn vị phòng không của Sư đoàn 316 và Bộ Tư Lệnh phòng không quân khu 4. Ông là người có tinh thần luôn luôn phấn đấu khắc phục khó khăn và có trách nhiệm cao. Thuở học sinh, được ông Đường giúp đỡ nuôi ăn học ở Hà Nội, ông chịu khó chăm chỉ học khá, được xét miễn giảm học phí 100% suốt cả khóa học 4 năm và còn được cấp thêm giấy bút hàng tháng đủ dùng (xét diện con nhà nghèo học khá). Sau đảo chính Nhật - Pháp tháng 3-1945 ông Đường mất việc làm ở Sở Đốc Lý Hà Nội, ông Đài tham gia làm kẹo với gia đình ông Nhã để được ăn học tiếp tục cho đến tháng 12-1946 đang học năm thứ nhất chuyên ban B, Tú Tài, ông thôi học về quê kháng chiến. Sớm giác ngộ cách mạng ông tham gia học sinh cứu quốc từ 2-1945 (trong mặt trận Việt Minh; do bạn Dương Đình Gi cùng lớp giới thiệu kết nạp) ông đã thực hiện tốt những việc được phân công, giữ được bí mật, không sợ nguy hiểm, như lần phá rối cuộc mít tinh công chức của Chính phủ cũ ngày 17-8-1945 ở trước cửa Nhà hát lớn Hà Nội, rồi biểu tình tuần hành thị uy trước phủ Toàn quyền cũ. Là bộ đội phòng không phải chiến đấu liên tục không kể ngày đêm, suốt cả thời kỳ Mỹ ném bom phá hoại miền Bắc (trọng yếu là địa bàn quân khu 4) ông có tinh thần chịu đựng gian khổ ác liệt hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao (có 4 lần được danh hiệu chiến sĩ thi đua). ông bị thương trong trận đánh trả máy bay Mỹ ném bom bắn phá cầu cấm Nghệ An hồi 19 giờ ngày 26-1-1968, vết thương nhẹ, được xếp hạng thương tật vĩnh viễn 4/4 (hiện còn mảnh đạn tên lửa cắm dưới cằm sát đốt cổ không mổ lấy ra vì chạm động mạch cảnh). Ông nghỉ hưu từ tháng 8-1978 về Sơn Tây, cuộc sống gia đình có khó khăn: mẹ già, bốn con nhỏ đi học. Lương hưu cấp thiếu tá của ông cộng với lương đương chức thiếu úy của Bà không đủ đảm bảo, ông đã ra trông giữ xe đạp ở chợ Nghệ từ tháng 11-1978 đến năm 2000 để có thêm thu nhập. Ngoài công việc gia đình ông còn tích cực tham gia các công tác ở địa phương như làm bí thư chi bộ khu phố Hậu Ninh 12 năm (từ 1980 đến 1992) đồng thời được bầu vào thường vụ Đảng ủy phường Lê Lợi phụ trách chủ nhiệm UBKT từ 1982 đến 1994 ông có nhiều đóng góp trong việc xây dựng địa phương như việc làm đường điện, mở rộng đường đi ngõ 3 khi ông làm bí thư chi bộ lãnh đạo khu phố, được nhân dân tín nhiệm và quý mến. Qua hai cuộc kháng chiến, ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: - 2 huy hiệu 40 năm và 50 năm tuổi Đảng. - 1 huân chương kháng chiến hạng nhất. - 1 huân chương chiến công hạng nhất. - 1 huân chương chiến thắng hạng 3. - 3 huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng 1, 2, 3. - 1 huy cương quân kỳ quyết thắng. - Và 10 bằng, giấy khen cấp sư đoàn và quân khu. Vợ: Đặng Thị Rói Bà Đặng Thị Rói sinh tháng 10-1932 là con gái thứ hai của cụ Đặng Vũ Rã và Bùi Thị Chinh người cùng thôn Vĩnh Khang. Thuở nhỏ học bình dân học vụ, khi đi công tác được học bổ túc văn hóa đến lớp 6/10. Từ 1945 đến 1960 công tác ở xã, đoàn thể phụ nữ thôn đội trưởng du kích thôn Vĩnh Khang, xã đội phó xã Vân Nam, được kết nạp vào Đảng tháng 5-1950. Từ 1960 đến 1966 được tuyển làm công nhân nhà máy sắn chuối Sơn Tây (sau gọi là Xí nghiệp Rau quả xuất khẩu). Từ 1966 - 1980 nhập ngũ làm cán bộ chính sách của Ban chỉ huy quân sự thị xã Sơn Tây (hưởng lương thiếu úy chuyên nghiệp). Từ 1980 đến 1987 chuyên ngành trở lại Xí nghiệp Rau quả xuất khẩu Sơn Tây rồi nghỉ hưu.Trong kháng chiến chống Pháp, bà Rói phải hoạt động bí mật ở quê, phụ trách du kích chiến đấu chống giặc khủng bố càn quét, bảo vệ nhân dân, rất gian khổ khó khăn. 7 lần bị địch bắt tra tấn dã man, bà chịu đựng, bất khuất, không để lộ lực lượng, được bà con thôn xóm che giấu, đấu tranh hợp pháp buộc địch phải trả lại tự do. Lịch sử đấu tranh của Đảng bộ xã Vân Cốc có ghi thành tích của hai chị em bà (Xuân và Rói) trong các trận đánh chống càn, mở khu du kích năm 1953. Bà được tuyên dương chiến sĩ thi đua trong lực lượng vũ trang của tỉnh Sơn Tây và được Bộ Quốc phòng tặng thưởng huân chương chiến công hạng 3. Từ năm 1960 được chuyển đi làm công nhân nhà máy chuối rồi vào bộ đội làm cán sự chính sách, ở cương vị nào bà cũng hoàn thành tốt mọi công việc, liên tục được công nhận lao động tiền tiến. Về gia đình riêng: chồng (ông Đài) là bộ đội công tác và chiến đấu ở xa cho đến ngày về nghỉ hưu, một mình bà lo toan mọi công việc gia đình và xã hội, vừa công tác chiến đấu, vừa nuôi dạy con cái ăn học. Bà hết sức chắt chiu kế hoạch tằn tiện để xây dựng tổ ấn gia đình. Năm 1978 bà được cấp đất làm nhà cũng vừa lúc ông Đài về nghỉ hưu, ông vay được của ngân hàng 1000đ trả dần 10 năm, và vay của anh em trong gia đình, bè bạn giúp đỡ, ông bà làm được ngôi nhà cấp 4 ở hiện nay tại ngõ 3 phố Lê Lợi. Năm 1987 bà nghỉ hưu được ít năm thì sức khỏe giảm sút - có bệnh tim mạch và huyết áp cao. Bà đã tạ thế hồi 18 giờ ngày 5-8 Giáp Tuất (10-9-1994) hưởng thọ 63 tuổi an táng tại nghĩa trang đồi Siu Sơn Tây. Đến 1999, cải cách, hài cốt chuyển về nghĩa trang thôn Vĩnh Khang (gò thứ 10). Qua hai cuộc kháng chiến bà được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: 1 huy hiệu 40 năm tuổi Đảng. 1 huân chương kháng chiến hạng nhất. 1 huân chương chiến công hạng 3. 2 huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng 2, 3. 1 huy chương kháng chiến hạng nhất và nhiều bằng khen gi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGia Pha.doc
Tài liệu liên quan