Đề tài Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hội nhập

 

PHỤ LỤC

 

A-Lời mở đầu tr1

B-Nội dung tr2

Chương 1.Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về đào tạo và

phát triển nguồn nhân lực tr2

I.Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tr2

1.Một số khái niệm về đào tạo và phát triển nguồn

nhân lực tr2

2.Mô hình về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

trong điều kiện hội nhập tr3

3.Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong điều

kiện hội nhập nhằm tiến tới một xã hội tri thức tr5

4.Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò

quan trọng sống còn đối với một đất nước đang trên

con đường CNH-HĐ H tr6

5.Các nhân tố tác động đến công tác đào tạo và phát

triển nguồn nhân lực của Việt Nam trong điều kiện

hội nhập tr7

5.1.Cơ chế thị trường tr7

5.2.Chủ trương mở cửa của Nhà nước tr8

5.3.Chủ trương CNH- H Đ H đất nước tr8

II Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của một

số quốc gia trên thế giới trong giai đoạn hội nhập tr10

1.Tình hình chung tr10

2.Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở các quốc gia

phát triển hàng đầu như Mỹ ,Nhật,Liên minh Châu Âu tr10

3.Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở một số quốc tr12

gia đang phát triển trong giai đoạn hội nhập

4.Đối tượng ,nội dung bồi dưỡng đào tạo người lao động tr13

chương II:Thực trạng về công tác đào tạo và phát triển nguồn

nhân lực ở Việt Nam trong giai đoạn hội nhập tr15

1.Đào tạo nghề cho lực lượng lao động còn nhiều bất cập tr15

2.Cấu trúc đội ngũ lao động được đào tạo tr17

3.Vấn đề sử dụng đội ngũ lao động,sau đào tạo , bồi dưỡng tr17

 

Chương III:Một số kiến nghị và giải pháp về công tác đào tạo

và phát trển nguồn nhân lực trong giai đoạn hội nhập của nước ta tr18

1.Một số chiến lược về bồi dưỡng ,đào tạo ,phát triển nguồn nhân lực tr19

1.1.Một số giải pháp chung tr19

1.2 . Các giải pháp khắc phục về công tác đào tạo nghề tr20

1.3.Đối với cán bộ chuyên môn kỹ thuật tr21

2.Một số chính sách đối với cá nhân người lao động tr22

C.Kết luận tr23

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2606 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
guồn nhân lực của Việt Nam trong điều kiện hội nhập 5.1.Cơ chế thị trường Việt Nam đang trên bước đường đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ một nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang một nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quàn lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa .Đây là sự đổi mới quan trọng tác động mạnh, đến mọi hoạt động kinh tế , xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo .Cơ chế thị trường tác động mạnh mẽ đến đội ngũ lao dộng trên các mặt chủ yếu sau đây : Sức lao động đã trở thành hàng hoá Khi sức lao động trở thành hàng hoá dãn đến việc chập nhận sự cạnh tranh trên thị trường lao động, người lao động muốn có việc làm phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ đề khỏi tụt hậu phấn đấu để sức lao động luôn luôn là hàng hoá có chất lượng hàng đầu, mặt khác phải thường xuyên nâng cấp để thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động .Sự cạnh tranh gay gắt trong mục tiêu nâng cao năng suất, chất lương, hiệu quả của nhiều thành phần kinh tế trong cơ chế thị trường dòi hỏi người lao động phải hết sức năng động và phải không ngừng hoàn thiện kién thức và kỹ năng lao động để đáp ứng nhu cầu thị trường đang không ngừng biến đổi .Khái niệm “học một nghề cho cả đời " ngày nay đã trở nên lạc hậu và được thay thế vào đó là khái niệm “học suốt đời " Cơ chế thị trường đòi hỏi phải thay thế phương pháp quản lý Trong cơ chế quan liêu bao cấp, mọi việc được thực hiện theo kế hoạch đã dược Nhà nước giao từ mặt hàng sản xuất, ngân sách, các điều kiện sản xuát ... tiêu thụ sản phẩm, vì thế người quản lý trở nên thụ động, máy móc, thiếu sáng tạo .Nhưng với cơ chế hiện nay, tiếp thị trở thành lĩnh vực quan trọng năng lực hiểu biết đáp ứng với cơ chế thị trường . 5.2.Chủ trương mở cửa của Nhà nước . Đây là một chủ trương quan trọng để tạo mọi thuận lợi cho đất nước ta tiếp cận được với nền văn minh, nền sản xuất hiện đại của thế giới để có dịp học hỏi và tìm cách vươn lên đuổi kịp và vượt họ .Chính sách mở cửa phải di cùng với nó là một đội ngũ lao động từ người thư ký văn phòng, phiên dịch, người công nhân ...có năng lực, phẩm chất đủ để làm việc với đối tác nước ngoài. Vấn đề này ngày càng trở nên cấp thiết hơn đặc biệt trong giai đoạn hội nhập . 5.3.Chủ trương CNH-HĐH đất nước Cách mạng công nghệ dang làm thay đổi tính chất và nội dung lao động nghề nghiệp của người lao động . Cách mạng công nghệ dẫn đến việc sử dụng những công cụ, phương tiện hiện đại, phức tạp đã làm tăng dần tính chất lao đọng trí óc, giảm dần các nhóm thao tác lao động chân tay . Chẳng hạn việc dùng máy tịên bán tự động thì thời gian người công nhân dùng để quan sát, theo dõi các hoạt động của máy chiếm 40% thời gian làm việc trên máy .Đòi hỏi người lao đọng chẳng những phải đổi mới tri thức hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo mà còn phải nâng cao trình độ hiểu biết . Cách mạng công nghệ làm thay đổi cấu trúc của đội ngũ lao động nguồn nhân lực cho sản xuất của một nước có thể sơ bộ chia thành sáu nhóm sau: Các nhà phát minh và đổi mới công nghệ Các nhà quản lý Các nhà kỹ thuật và công nghệ Công nhân lành nghề Công nhân bán lành nghề Lao động giản đơn Nhiệm vụ chung đặt ra trong quá trình phát triển phải tạo ra sự cân bằng giữa các nguồn nhân lực để đáp ứng theo sự thay đổi của sản xuất.Theo số liệu của ILO, một số nước phát triển thường có đội ngũ công nhân bán lành nghề vào khoảng 10% tổng số đội ngũ lao động, công nhân lành nghề khoảng 18% vì phần lớn công nghệ đã được tự động hoá, các nhà kỹ thuật công nghệ gia chiếm một tỷ lệ lớn là khoảng 36%,các nhà quản lý là 22%,các nhà nghiên cứu khoảng 14%.Trong khi đó ở các nước đang phát triển thì ngược lại :Đội ngũ lao động giản đơn và bán lành nghề chiếm khoảng 60%,công nhân lành nghề 22%,các kỹ thuật và công nghệ gia chỉ khoảng 9%,quản lý 6,5%,nghiên cứu và phát minh 2,5%.Tình trạng này một phần do thiếu đầu tư thích đáng cho việc giáo dục ở các nước đang phát triển,thiếu lực lượng lao động có trình độ, đây cũng là một loại lãng phí nguồn nhân lực, thiếu những người hỗ trợ cho các nhà khoa học và kỹ sư sẽ buộc họ phải dành thời gian để làm những công việc của các công nghệ gia và như vậy các nhà khoa học, kỹ sư không thể hoàn thành công việc của mình có hiệu quả bởi lẽ quá trình đào tạo của họ không được tập trung đầy đủ vào các kỹ năng thực hành . Cách mạng công nghệ đã làm thay đổi diện nghề của nghề của người lao động. Dây chuyền sản xuất tự động không những tạo khả năng cho người công nhân thực hiện đồng thời nhiều máy, mà còn đoì hỏi ở họ phải có khả năng biết sử dụng và vận hành nhiều loại máy khác nhau và mở rộng chức năng lao động. Quá trình dịch vụ hoá nền kinh tế xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan của việc áp dụng thành tựu khoa học-công nghệ cũng đòi hỏi người lao động làm việc trong các nghề dịch vụ xã hội phải có chất lượng cao. Người thư kí giám đốc ngày nay cần phải làm được cùng lúc các việc như soạn thảo văn bản, tốc kí sử dụng, máy vi tính, phiên dịch,.. . Cách mạng công nghệ dẫn đến việc phải đổi nghề . Cách mạng công nghệ đã và đang làm cho bao nhiêu nghề mới xuất hiện, nhiều nghành nghề cũ mất đi, kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp bị hao mòn nhanh chóng. Do tiến bộ khoa học kĩ thuật công nghệ không chỉ ảnh hưởng đến lĩnh vực công nghiệp, mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nông lâm nghiệp, thủ công nghiệp truyền thống. Người nông dân, người thợ thủ công các nhà chuyên môn, các cán bộ quản lý cũng phải luôn đổi mới cập nhật và bổ sung kiến thức, mới tiến kịp với sự thay đổi nhanh chóng của kỹ thuật canh tác, chăm sóc cây trồng,.. . Nhiều nhà khoa học dự báo với tốc độ phát triển của khoa học-kỹ thuật, công nghệ như hiện nay mỗi người lao động ở các nước phát triển phải đổi nghề trung bình khoảng 4-5 lần trong quảng đời lao động của mình, bởi vậy cần được bồi dưỡng và đào tạo. II-Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của một số quốc gia trên thế giới trong giai đoạn hội nhập. 1-Tình hình chung : Ngày nay hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới đều coi nhiệm vụ giáo dục thường xuyên có tầm quan trọng hàng đầu “giáo dục thường xuyên phải tạo điều kiện cho mọi người có thể thay đổi nghề nghiệp khi cần thiết .Người đã được đào tạo cần được đào tạo bổ sung bằng các biện pháp tu nghiệp và học tập định kỳ .Đào tạo liên tục là một chính sách đặc biệt của Nhà nước nhằm đảm bảo những điều kiện tối ưu để phát triển nhân cách chung và phát triển khả năng phẩm chất nghề nghiệp của mỗi người .Người công nhân thông qua hình thức bồi dưỡng và đào tạo để tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng về mặt hoạt động nghề nghiệp hay một quy trình công nghệ mới để có thể tìm việc làm thích hợp trong khu vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ . Để tiến tới nền kinh tế dựa trên tri thức, trước hết và chủ yếu dựa trên phát triển một cách toàn diện nguồn nhân lực, khuyến khích và bồi dưỡng nhân tài .Lĩnh vực đầu tư quan trọng nhất để thúc đẩy nền kinh tế tri thức(KTTT) phát triển chính là đầu tư vào vốn con người.Nhân loại đang quá độ sang một thời đại văn minh mới mà ở đó quyền lực tri thức được khẳng định rõ rệt .Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực đặt ra yêu cầu vừa phải cung cấp tri thức, vừa phải trang bị công nghệ (cách làm) giúp con người hoạt động sáng tạo và phát triển trình độ chuyên môn kỹ năng, kỹ xảo, thái độ lao động, tức là tay nghề và lương tâm nghề nghiệp .Đào tạo nguồn nhân lực cho nền KTTT bao hàm đào tạo ở trường lớp, trong công việc và tự đào tạo, cán bộ viên chức và người lao động buộc phải liên tục học tập, được đào tạo trong suốt cuộc đời lao động, công tác của mình . 2-Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở các quốc gia phát triển hàng đầu như Mỹ, Nhật, Liên minh Châu Âu (EU).. .. Để thích nghi với xu thế hình thành nền KTTT, các nước phát triển này đã tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trên một số phương diện chủ yếu sau : Thứ nhất : Tăng cường đầu tư cho giáo dục, xúc tiến cải cách,hiện đại hoá giáo dục nhắm đào tạo cho xã hội và nền kinh tế một lực lượng lao động có trình độ tri thúc cao (tri thức hoá nguồn nhân lực), có kỹ năng ,tay nghề giỏi tạo cơ hội để mọi người được học tập và đào tạo thường xuyên –suốt đời .Theo hướng này ,nhiều nước đã tăng chi phí hàng năm cho giáo dục và đào tạo vượt quá 5% GNP . Thứ hai : Gắn kết một cách chặt chẽ ,hiệu quả các cơ sở nghiên cứu khoa học ,các trường đại học ,cao đẳng,các trung tâm dạy nghề với doanh nghiệp ,tăng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển nhằm triển khai và ứng dụng nhanh chóng tiến bộ khoa học vào sản xuất ,kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực tiễn . Thứ ba : Tăng đầu tư để phát triển, hiện đại hoá kết cấu hạ tầng, trước hết là hạ tầng thông tin ,internet,tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân,mọi tổ chức xã hội,mọi doanh nghiệp được tiếp cận ,khai thác cơ sở hạ thông tin hiện đại . Thư bốn: Đẩy mạnh đổi mới ,hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm tạo môi trường kinh tế xã hội thông thoáng giúp các doanh nghiệp ,các tổ chức quản trị ,xã hội tự đổi mới cơ cấu tổ chức thoe hướng gọn nhẹ ,linh hoạt , hiệu quả hơn .Trên cơ sở đó ,tạo điều kiện để mỗi người có thể làm việc độc lập hơn nhưng lại có sức sáng tạo cao và đầy trách nhiệm . Để đào tào nguồn nhân lực có tri thức và chuyên môn cao, các nước công nghiệp phát triển thuộc OECD(tổ chức hợp tác phát triển)hiện nay đã tăng tỉ lệ bình quân đầu tư cho tri thức(bao gồm đâu tư cho giáo dục nghiên cứu và phát triển phần mềm) lên đến 8%GDP, tương đương với đâu tư cho thiết bị vật chất.Do vậy chất lượng của nguồn lực con người trong các nước OECD không ngừng được nâng cao.Theo thống kê 13% dân số của nước này trong độ tuổi 25-64 có trình độ đại học, riêng ở Mỹ và Hà Lan tỉ lệ này đạt tới 20% .Xét về tổng thể 60-70% lực lượng lao động hiện nay của các nước OECD là công dân trí thức Mỹ: một cường quốc hàng đầu về công nghệ thông tin và cũng là nước đi tiên phong phát KTTT ,chi tiêu cho giáo dục -đào tạo hiện nay chiếm tới 7% GDP và đầu tư vào đào tạo nghề nghiệp vượt quá 100 tỷ USD .Cơ sở thông tin rất đồ sộ : số máy vi tính bình quân đầu công nhân của Mỹ nhiều gấp 5 lần so với Châu Âu và Nhật Bản , 1/5 số gia đình đã nối mạng ,khoảng 60triệu người Mỹ có thể truy cập internet tại nơi học và tại nơi làm việc .Trong đào tạo nguồn nhân lực ,Mỹ chú trọng tính hiệu quả thực dụng ,khai thác tối đa khả năng sáng tạo và bồi dưỡng kỹ năng trình độ cao .Các quan chức chính phủ ,viên chức chính quyền liên bang đều phải trải qua đào tạo tin học truy cập các mạng thông tin và internet. Họ thường xuyên phải đào tạo lại và tư đào tạo theo các chương trình quy định bắt buộc . Đức : là một nước có trình độ phát triển cao về giáo dục và đào tạo,Đức có nền kinh tếvới các nghành dựa trên tri thức chiếm tỷ trọng cao (trên 50%). Đức theo đuổi quan điểm đào tạo nguồn nhan lực theo mô hình đào tạo kép, kết hợp học lý thuyết trên lớp với học nghề tạo cơ sở sản xuất và công sở . Gần 2/3 thanh niên Đức từ 16-29tuổi sau khi học xong lớp 10 đều tham gia chương trình học nghề trong 3nâm.Trong những năm 90, các nghành kinh tế Đức đã chi khoảng 15tỷ USD hàng năm cho đào tạo học nghề và nâng caotay nghề cho lực lượng lao động .Đức đã xây dựng hệ thống đối tác và các mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường ,gia đình ,doanh nghiệp ,hôi thương mại ,phòng thương mại ,chính phủ liên bang và bang về đào tạo nguồn nhân lực .Nhờ vậy,lực lượng lao động của họ có khả năng tác nghiệp cao và thích ứng nhanh với môi trường làm việc tại doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức chính trị xã hội Phần lan : là một nước bắc âu đã có chuyển hướng rất nhanh trong đào tạo nguồn nhân lực, cho nên hiện nước này được xếp thứ 2 sau Mỹ về tốc độ phát triển KTTT. Chính phủ của đảng xã hội dân chủ Phần lan từ 1994 đã xây dựng chiến lược quốc gia có tên gọi “ Con đường của Phần Lan đi đến xã hội thông tin . Hoc sinh Phần Lan được tiếp cận với công nghệ thông tin từ nhỏ và thực hiện xoá mù vi tính là một phần trong chương trình đào tạo quốc gia. Tất cả các trường trung học và đại học đều được truy cập Internet. Trước yêu cầu tăng nhanh về số lượng các nhà chuyên môn có trình đôj Công nghệ thông tin cao các cơ sở đào tạo. Phần Lan đã nhanh chóng mở rộng hệ thống các khoá học vi tính và công nghệ thông tin cho tất cả các đối tượng học sinh phổ thông đến công nhân viên chức. Hiện nay Phần Lan là nước sử dụng Interrnet bình quân đầu người caao nhất thế giới. Đội ngũ công chức, lực lượng lao động được tri thức hoá với tốc độ cũng đạt vào hàng cao nhất trên thế giới. Một số nước phát triển đã biết tận dụng thế mạnh tri thức con người làm bàn đạp phát triển kinh tế đất nước 3. Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập của một số quốc gia đang phát triển Theo Tuần báo Châu á - Thái Bình Dương, vào khoảng thời gian giữa cuối thập kỉ 80, cơ cấu ngành nghề của các nước Đông Nam á đã diễn ra những thay đổi lớn các ngành nghề kĩ thuật cao đã vươn lên mạnh mẽ. Việc thiếu chuyên gia và công nhân kĩ thuật lành nghề đã trở thành một vấn đề chung đặt ra với các nước Đông Nam á. Các nước này đã thi hành các chính sách đúng đắn về bồi dưỡng và đào tạo lực lượng lao động giả quyết tình tranh thiếu chuyên gia công nghệ kĩ thuật cao Indonixia : là một quốc gia có nền kinh tế “chuẩn bi cất cánh” . Từ năm 1986 trở lại đây, hàng năm bồi dưỡng 3000 chuyên gia kỹ thuật cao. Chính phủ đã có những chính sách khuyến khích và tài trợ cho các kỹ sư đang làm việc tiếp tục theo học nâng cao trình độ, đã thành lập 25 trung tâm bồi dưỡng kỹ thuật khắp trong nước với 200 lĩnh vực khác nhau, 1/3 trong số đó liên quan đến lĩnh vực ứng dụng điện tử - kỹ thuật thao tác - sửa chữa ngành kỹ thuật - vi điện tử và cơ khí chính xác từ năm 1989 trở đi, Chính phủ Inđônêxia đã bỏ tiền giúp đỡ các xí nghiệp vừa và nhỏ đổi mới kỹ thuật bồi dưỡng, nâng cao trình độ người lao động để tạo ra sức cạnh tranh của sản phẩm. Thái Lan : Đang thực hiện kế hoạch bồi dưỡng kỹ thuật cao và kỹ thuật mới nhằm hai mục tiêu chủ yếu : Một là bồi dưỡng chuyên gia quản lý kỹ thuật cao để sử dụng trong các ngành và các cơ quan nghiên cứu khoa học của chính phủ .Hai là phát triển đội ngũ chuyên gia kỹ thuật cao chủ yếu phục vụ cho các xí nghiệp .Để nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu ,Thái Lan còn đưa nhiều đợt quan chức và nhân viên ngành ngoại thương ra nước ngoài để học tạp ,bồi dưỡng ,nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ . Hàn Quốc: Một trong bốn con rồng Châu á có chính sách rất tích cực về bồi dưỡng và đào tạo cán bộ đương nhiệm .Lấy thí dụ trong lĩnh vực bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy đại học. Nhà nước đưa ra hai chương trình lớn được thực hiện trong thập kỷ qua. Chương trình bồi dưỡng giáo viên mới để bồi dưỡng cho giáo viên trong 10 năm và chương trình trao đổi “Chương trình đào tạo trong nước “ đã chi 200 triệu đô-la cho 80 thầy giáo có kinh nghiệm trong 12 năm với mục đích thúc đẩy sự trao đổi thông tin và hợp tác giữa các trường đại học phát triển với các trường đại học địa phương . Nhìn chung các nước trên thế giới ,kể cả các nước đang phát triển và phát triển trong hoạt động đào tạo và phát triẻn người lao động ,các chính phủ đều ban hành các chính sách cần thiết và tuỳ từng công việc có thể chế hoá rõ ràng, 4-Đối tượng ,mục tiêu ,nội dung bồi dưỡng đào tạo lao động : Tuỳ từng vị trí và chức năng ,nhiệm vụ của mỗi người lao động đang làm và sẽ làm đòi hỏi một nội dung bồi dưỡng và đào tạo phù hợp mục tiêu đặt ra .Đối tượng mà các nước ngày nay đang tập trung vào để đào tạo và phát triển bao gồm: Công nhân kỹ thuật – nhân viên nghiệp vụ : Đối tượng này thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với quá trình sản xuất,vì thế yêu cầu đặt ra là đào tạo và phát triển phải cung cấp cho xã hội lực lượng lao dộng làm ra được nhiều hàng hoá với số lượng ,chất lượng cao hơn .Hiện nay việc biết nhiều nghề đang là vấn đề quan tâm cần thiết của nhiều người ,m ột người lao động không chỉ biết và giỏi chuyên môn của mình mà còn phải biết nghề khác .Tiến hành các khoá bồi dưỡng -đào tạo theo các yêu cầu chuyển giao công nghệ ,các khoá bồi dưỡng ngắn hạn hay được thiết theo các mô đun . + Đội ngũ các nhà kỹ thuật chuyên môn : Gồm các nhà nông học ,kỹ sư ,bác sỹ,các nhà kinh tế .. ..làm việc ở các cơ quan nhà nước hay các doanh nghiệp .Những người đảm nhận cá chức năng cố vấn kỹ thuật ,kinh tế.. xu thế đào tạo và theo chuyên môn riêng ,tăng cường khả năng liên thông ,liên kết với nhau giữa các nghề .Việc bồi dưỡng ,đào tạo đảm bảo tính kế thừa nâng dần trình độ từ thấp lên cao ,đơn giản đến phức tạp phù hợp nhu cầu phát triển khoa học kỹ thuật ,kinh tế xã hội . + Đội ngũ cán bộ quản lý: Được hiêu là các nhà lãnh đạo ở các cấp từ thấp lên cao trong cơ quan Nhà nước hành chính sự nghiệp .. Nhiều nước trên thế giới ,đội ngũ nàythường được tuyển dụng từ đội ngũ các nhà chuyên môn đã có quá trình làm việc thực tế với chuyên môn nghề nghiệp đã được đào tạo ở trong các trường chủ yếu là đại học Nhà quản lý cần phải không những biết nhiều hơn ,mà tr][csd hết phải phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý những vấn đề nảy sinh, biết động viên và giúp đỡ cộng sự ,tổ chức hợp lý các nguồn lực và vật lực của quá trình lao động Các nhà giáo và cán bộ nghiên cứu khoa học : Chất lượng bồi dưỡng và đào tạo chưa đáp ứng những đòi hỏi của thực tế cuộc sống đang biến đổi ,nhiều cơ sở bồi dưỡng và đào tạo chưa xây dựng hoàn chỉnh hệ thống kế hoạch ,các chương trình chưa gắn kết chặt chẽ với thực tế sản xuất, kinh doanh và hoạt động . Hiện nay phần lớn do đời sống cán bộ công nhân viên chức còn khó khăn , chế độ đãi ngộ đối với tri thức còn kém hấp dẫn ,đa số còn phải lo chạy theo yêu cầu đảm bảo cuộc sống trước mắt nên chưa say mê với công việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho bản thân . Nhà nước chưa có chính sách khuyến khích thích đáng để tạo động lực mạnh mẽ và đúng đắn ,chưa có quy định bắt buộc người lao động phải định kỳ bồi dưỡng nâng cao trình độ . Kinh phí của Nhà nước cho bồi dưỡng và đào tạo lại còn hẹn hẹp phân tán ,cơ sở vật chất trang thiết bị thiếu thốn lạc hậu so với thế giới và so với thực tế sản xuất xã hội . Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay . 1.Đào tạo nghề cho lực lượng lao động còn nhiều bất cập . Một vài con số nói nên tình hình bất cập :trong khi gần 1/2 dân số là lực lượng lao động thì hơn 85% là lao động phổ thông chưa qua đào tạo .Cơ cấu sử dụng và phân bổ lực lượng lao động đã qua đào tạo còn nhiều bất cập .Số công nhân có tay nghề cao ít hơn cẩ số người có bằng cấp đại học và sau đại học . Tỷ lệ lao động có trình độ đại học ,kỹ thuật viên nước ta là :1:1.5:2.5 so với các nước Đông Nam á là 1:4:10.Điều này chứng tỏ tỷ lệ đào tạo ở nước ta quá nhiều sử nhân và quá ít công nhân và kỹ thuật viên hay tình trạng thừa thầy ,thiếu thợ có thể giải thích do các lý do sau : Do có sự suy giảm đáng kể đào tạo nghề dài hạn ,mất cân đối với đào tạo nghề ngắn hạn .Điều này có nguồn gốc nỗ lực chưa đủ mức của chính ngành giáo dục đào tạo . Biểu :Số học sinh của các trường nghề và vốn đầu tư qua các niên học 1986/1987-1997/1998 như sau: Năm Năm có nhiều học sinh nhất Số học sinh đi học (1000 người ) Đầu tư THCN Dạy nghề Tỷ đồng %GDP 147(1979/1980) 171(1984/1985) 1986 126.6 119.7 1987 123.3 102.0 1988 115.8 118.4 1989 107.5 92.4 1990 101.3 439 1.0 1991 104.7 60.3 748 1.0 1992 92.3 57.6 1495 1.4 1993 97.8 68.7 2321 1.7 1994 108.1 74.7 3414 2.0 1995 116.4 58.7 4722 2.1 1996 116.1 69.9 5500 2.1 1997 124.6 102.5 7150 2.1 Nguồn :Niên giám thống kê 1998 ,số liệu thống kê của Bộ giáo tạo - đào tạo 1945-1995 Do quy mô đào tạo ở các trường trung học ,dạy nghè quá nhỏ ,trên 50% số trường có quy mô đào tạo dưới 50% học sinh /năm .Quy mô nhỏ là lý do chính làm cho cgis phí đào tạo trên một đơn vị đào tạo cao .Trước sức ép của nhu cầu đào tạo thực tế ,nhiều trường rơi vào tình trạng quá tải . Chất lượng đội ngũ giáo viên còn bất cập .Tình trạng quá tải đã gây ra thiếu giáo viên cả về tương đối và tuyết đối.Điều đó làm cho giáo viên không có đủ thời gian để nghiên cứu ,bổ sung kién thức thường xuyên và tình trạng “dạy xô " khá phổ biến . Yêu cầu đào tạo nghề phần lớn còn mang tính tự phát ,thiếu quy hoạch đồng bộ với nhu cầu của nền kinh tế .Các chỉ tiêu đào tạo của bộ chủ quản còn quá lệ thuộc vào kinh phí chưa theo nhu cầu thực tế của nền kinh tế,có nơi ,có lúc còn nặng tính chát “xin-cho”,cấp phát đơn thuần ,các trung tâm dào tạo nghề phân bố không đều theo địa lý cũng như nhu cầu sử dụng .Phần lớn tập trung ở thành thị trong khi lại rất vắng bóng ở các vùng nông nghiệp , nong thôn .Hơn nữa không có sự bổ sung kịp thời lao đôbng có đào tạo nông nghiệp ,thì quá trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn khó đạt được kết quả mong muốn . Kể đến cả lý do từ áp lực của tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm .Có một nghịch lý là trong khi có một tỷ lệ thất nghiệp cao,thì thị trường lao động lại không cung cấp đủ nhu cầu cho daonh nghiệp, nghĩa là tình trạng vừa thiếu vừa thừa .Lao động không chỉ thiếu ở trình độ lành nghề mà còn ở còn trình độ kỹ thuật viên cấp trung .ở các khu vực kinh tế phát triển hơn sự thiếu hụt lao động có thể nhìn thấy rõ trong các ngành kinh tế đang mở rộng ,thì ở khu vực nông thôn sự thiếu hụt lực lượng lao động có kỹ năng khó nhìn thấy hơn và khó đánh giá hơn , Hệ thống đãi ngộ và việc làm hiện nay chưa khuyến khích lao động làm việc tại nông thôn .Nhều con em vốn từ nông thôn ,đã qua đào tạo ,dù không có việc làm cũng cố ở lại thành thị để chờ thời cơ .Thực tế này không chỉ làm xói mòn các kiến thức đã được đào tạo và lãng phí nguồn lực mà còn tạo xu thế kém phát triển lâu dài ở các vùng nông thôn rộng lớn. Mặt khác do tâm lý “sính" đại học của dân chúng ,do các cơ sở dạy nghề còn qúa ít và chất lượng kém nên nhu cầu đại học rất lớn đồng thời do thiếu sự điều tiét vĩ mô về cơ cấu và quy mô các ngành đào tạo nên có tình trạng đào tạo ồ ạt .Trùng lắp giữa các trường ,quá tải về giảng đường... Việc đổi mới nội dung giảng dạy chưa được đồng đều giữa các trường . Cơ sở vất chất ở các trường có được bổ sung thêm ,góp phần cải thiện điều kiện sống và làm việc của giáo viên và sinh viên nhưng các phương tiện giảng dạy thì hầu như chưa thay đổi. Công tác phục vụ cho giảng dạy và học tập cũng chưa được đổi mới đặc biệt là hệ thoóng thư viện nên chưa tạo được diều kiện để đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng đào tạo . Nói chung sinh viên ra trường đều có kiến thức lý thuyết khá tốt nhưng yếu về kỹ năng và rất thiếu thực tế .Nguyên nhân của tình hình này có hai phia nhà trường thì hầu như chưa có kinh phí cho việc thực tập hoặc kinh phí không đáng là bao ,phiá doanh nghiệp thì chưa nhận thức chung đối với quá trình đào tạo . 2.Cấu trúc đội ngũ lao động được đào tạo . Qua số liệu điều tra dân số cho thấy :Việt Nam hiện có trên 30 triệu lao động đang hoạt động trong lĩnh vực kinh tế xã hội trong đó chỉ mới khoảng 12% được đào tạo với cấu trúc như sau:trên đại học 0.3% đại học ,cao đẳng 20.1% ,trrung hocj chuyên nghiệp:35.8% ,công nhân kỹ thuật có bằng :24.4% .công nhân kỹ thuật không bằng :19.4% .Với trình độ công nghệ hiện nay ,cần đội ngũ nhân lực và tỷ lệ trình độ như:1kỹ sư: 5-10 kỹ thuật viên :40-60 công nhân .Trên thực tế chưa đáp ứng được yêu cầu đó vì thế cần đào tạo lại . 3.Vấn đề sử dụng đội ngũ lao động sau đào tạo ,bồi dưỡng . Biểu hiện quả của đào tạo ,bồi dưỡng cán bộ ,vệc sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật được biều hiện thông qua việc làm và không có việc làm của họ hoặc sử dụng không đúng ngành nghề . Bảng:Tình trạng việc làm sau khi tốt nghiệp (đơn vị tính :người) Tình trạng công việc Tổng số Công nhân kỹ thuật có bằng Công nhân kỹ thuật không bằng Trung học chuyên nghiệp Cao đẳng đại học ,trên đại học Tổng số 3156713 773336 599513 1145446 638418 1.Công việc ổnđịnh 2774283 675086 535552 995390 508255 2.Công việc tạm thời 20495 5944 7005 5335 2211 3.Chưa có việc làm 69598 23812 6654 26007 13125 4.Đang đi học 13484 1442 1054 6959 4026 5.Nội trợ 55495 10868 10733 25374 8520 6.Mất khả năng lao động 80801 21915 12473 33253 13160 7.Tình trạng khác 142557 34269 26039 53128 9121 8.Tỷ lệ chưa có việc làm 220 308 111 227 206 Nguồn:Giáo trình bồi dưỡng và đào tạo lại dội ngũ nhân lực trọng điều kiện mới Ngoài ra chính sách về bồi dưỡng và đào lại các loại hình lao động chưa thực sự coi là một chính sách quốc gia quan trọng ,chưa có những chính sách mang ý nghĩa chiến lược mà còn manh mún ,thiếu đồng bộ . Việc thực hiện ở các ngành ,ở các địa phương ,các cơ quan xí nghiệp còn tuỳ tiện ,do đó chát lượng chưa cao . Chưa chính sách khuyến khích người dạy và người học. Chương III:Một số kiến nghị và giải pháp về công tác đào tạo và phát triển đội ngũ nhân lực trong điều kiện hội nhập ở nước ta . Trước những tồn tại và thách thức đặt ra trong công tác đào tạo và phát triển chúng ta cần phải có những giải pháp phù hợp để tạo ra đội ngũ nhân l]ck có chất lượng tương xứng với sự thay đổi nhanh chóng cách mạng khoa học kỹ thuật .Từ những bài học rút ra từ công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập của các nước trên thế giới ,chúng ta áp dụng những gì ưu việt và loại bỏ cái kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc75310.DOC
Tài liệu liên quan