Đề tài Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghê

 Các đơn vị chức năng xúc tiến đầu tư của các tỉnh đã tập trung thu thập thông tin, biên soạn, ấn hành các tờ gấp, brochure, đĩa CD và thông qua một số lễ hội văn hoá - du lịch, Hội nghị SOM III và Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC; đặc biệt là qua một số hội thảo đầu tư trong và ngoài nước, để giới thiệu Việt Nam là 1 điểm đến an toàn và tiềm năng. Với nguồn tài nguyên phong phú, tiềm năng phát triển thuỷ điện, nhiều sản vật quý hiếm và nhiều khu kinh tế, khu chế xuất như Khu kinh tế mở Chu Lai,khu công nghệ cao Tp HCM, Láng Hoà Lạc. đặc biệt là sự thân thiện,năng động của các tỉnh đã chiếm được cảm tình, tin tưởng, yên tâm của các nhà đầu tư.

doc47 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1549 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiến trình đổi mới trong nước, đổi mới về kinh tế, với việc mở rộng vai trò quốc tế của mình, không chỉ trong khu vực mà trên cả phạm vi thế giới. Từ nước chậm phát triển và thường xuyên là mục tiêu cứu trợ của các cơ quan Liên hợp quốc, Việt Nam đã tạo nên đột phá với chính sách đổi mới, đưa nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh vào hàng đầu ở châu Á trong suốt gần một thập kỷ qua, và trở thành một trong những địa điểm đầu tư hấp dẫn của các công ty nước ngoài ở châu Á. Chính sách ngoại giao "là bạn và là đối tác tin cậy của các quốc gia" đang phát huy tác dụng, khi hàng loạt trở ngại được dỡ bỏ. Với sự ổn định về chính trị-xã hội, cùng với số dân đông hàng thứ 12 trên thế giới, uy tín và ảnh hưởng của Việt Nam trong khu vực ngày càng nâng cao. Qua 30 năm tham gia tích cực các hoạt động của Liên hợp quốc, với việc tham gia Hội đồng Bảo an, ngoại giao đa phương của Việt Nam sẽ mang tầm vóc mới, với những cơ hội mới, mà nếu tận dụng tốt có thể giúp thúc đẩy khai thác các nguồn lực từ bên ngoài hỗ trợ công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.( theo thông tấn xã Việt Nam 17/10/2007) 1.1.3.Giới thiệu quảng bá hình ảnh đất nước * Quảng bá hình ảnh đất nước bằng văn hoá Nhã nhạc cung đình Huế và Cồng chiêng Tây Nguyên vừa được UNESCO phong tặng là Kiệt tác văn hoá truyền khẩu của nhân loại bằng con đường: lập hồ sơ chi tiết, gửi theo đường hành chính và được các chuyên gia thành viên của UNESCO thẩm định, bỏ phiếu. Đây là cách giới thiệu những giá trị văn hoá đích thực của dân tộc trước bạn bè quốc tế và chỉ giới hạn trong giới chuyên môn. Các chính khách ngoại giao, những nhà văn hoá biết đến và biết rất rõ những giá trị như vậy nhưng người tiêu dùng lại biết rất ít hoặc không biết gì hết. Những giá trị văn hoá thuộc nhóm này cần phải phải được nghiên cứu khai thác theo hướng duy trì nét văn hoá gốc nhằm thu hút khách du lịch. Song song với hướng bảo tồn, bảo lưu này phải là một loạt các biện pháp quảng bá hình ảnh địa phương thông qua phim tư liệu, bối cảnh phim ảnh, nhạc phim vv... Một bài thuyết trình về giá trị địa mạo vịnh Hạ Long hay ý nghĩa "tam luân, cửu chuyển" trong nhã nhạc cung đình Huế sẽ rất khó ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng Việt chứ đừng nói tới người nước ngoài nhưng nếu họ xem thấy, nghe thấy qua những bộ phim nổi tiếng, những diễn viên nổi tiếng, những ca sĩ nổi tiếng, những nhà văn nhà thơ nổi tiếng thì tình hình sẽ khác hẳn. Những chuyến lưu diễn của các nghệ sĩ rối nước, của các liền anh liền chị quan họ, những cuộc thi người đẹp quốc tế, chương trình Duyên dáng Việt Nam vv...là những bước chập chững có tính thử nghiệm và thăm dò cách thức quảng bá hình ảnh đất nước bên ngoài biên giới. Không còn cảnh mẹ hát con khen hay mà là chuyện đem chuông đi đấm ở nước người hẳn hoi. Đặt mục tiêu cụ thể hơn là quảng bá hình ảnh đất nước để kích hoạt các hoạt động sản xuất, thương mại thì cần phải có chiến lược dài hạn và các bước đi cụ thể. * Chương trình quảng bá hình ảnh đất nước và giao lưu thương mại Việt Nam - Trung Quốc Thời gian qua, thực hiện chủ trương thúc đẩy hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” giữa Việt Nam và Trung Quốc, Chính phủ và chính quyền địa phương hai nước đã tổ chức nhiều hoạt động giao lưu thiết thực, với nhiều hình thức phong phú nhằm đẩy mạnh quan hệ thương mại, đầu tư và du lịch giữa các địa phương có chung đường biên giới. Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, từ 27 – 31/10/2007, Bộ Ngoại giao chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức chương trình quảng bá hình ảnh đất nước và giao lưu thương mại của các doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam với các đối tác Quảng Tây (Trung Quốc). Chương trình sẽ được tổ chức theo hình thức đoàn xe diễu hành (caravan roadshow) theo tuyến Hà Nội - Lạng Sơn - Hữu nghị quan - Bằng Tường – Nam Ninh - Bắc Hải – Hà Nội. Trong thời gian ở Nam Ninh, các doanh nghiệp sẽ tham gia các hoạt động giao lưu, tiếp xúc với doanh nghiệp Trung Quốc và nước ngoài trong khuôn khổ Hội chợ ASEAN – Trung Quốc 2007). Đây là đoàn caravan đầu tiên của Việt Nam đến Trung Quốc và là hoạt động rất có ý nghĩa, là cơ hội quý báu để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường, tìm kiếm đối tác và quảng cáo thương hiệu sản phẩm hàng hoá của mình tại Quảng Tây và giao lưu với các doanh nghiệp Trung Quốc và ASEAN. Hiện công tác chuẩn bị đang được tiến hành hết sức khẩn trương với sự phối hợp chặt chẽ của Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh và sự ủng hộ của chính quyền và doanh nghiệp Quảng Tây cũng như sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp Việt Nam. 1.1.4. Dắt mối cho các dự án đầu tư Những người đóng vai trò dắt mối cho các dự án đầu tư đều phải có trong tay những mối quan hệ rộng,quan trọng để thuyết phục được nhà đầu tư,cùng với đó là kiến thức luật và các trình tự đầu tư trong nước. Có địa phương trong 20 năm thu hút được 20triệu USD, nên đến khi có "đại gia" đến tìm hiểu, cán bộ tại đây không biết xoay sở thế nào. Trong trường hợp đó, " ông mối" Đăng Thanh Tâm vốn là luật sư, lại có kinh nghiệm xúc tiến trong 10năm, lao vào cuộc, giải thích với các vị khách về trình độ phát triển và lao động địa phương, thậm chí giúp viết báo cáo gửi sang cho đoàn khảo sát. Theo ông Lê Hữu Quang Huy, Phó vụ trưởng, giám đốc trung tâm xúc tiến đầu tư miền Trung, thì xúc tiến đầu tư hiện không còn là tổ chức thật nhiều hội thảo, nêu tiềm năng của các địa phương và ngồi đợi. Thay vào đó, phải cung cấp cho các vị khách nước ngoài thông tin cụ thể về từng dự án như quy mô, quy trình, thời gian tiến hành dự án. Với một số nhà đầu tư, còn phải đưa ra chương trình đầu tư giả định với số vốn, thông tin cụ thể về điện, nước, thậm chí thời gian thu hồi vốn và sinh lãi. Vị phó vụ trưởng này cũng đã nhiều giới thiệu cho các nhà đầu tư về những khu vực nhiều tiềm năng mà chưa được khai thác ở miền Trung. Mới đây nhất là thuê tàu của hải quan đưa khách đến những vùng còn hoang sơ của Thừa Thiên Huế và Khánh Hoà, rồi cùng những vị khách lội bùn đến khảo sát. Cuối cùng, đại diện Bonvest Holdings (Singapore) quyết định bỏ vốn xây dựng một khu resort gần 100ha tại khu vực này, thay vì 15- 20ha như dự kiến. Cục trưởng xúc tiến đầu tư nước ngoài ( Bộ Kế hoạch và đầu tư ) Phan Hữu Thắng nhận xét: mối quan hệ cá nhân trong xúc tiến đầu tư rất quan trọng. Nhiều khi một số trung tâm xúc tiến tại các vùng miền không làm hết việc, vì thế cần có thêm những người "dắt mối" có quan hệ rộng và uy tín trong giới đầu tư. Chỉ cần có sự hiểu biết về pháp luật và có tâm với việc thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, việc "dắt mối " các dự án luôn được hoan nghênh. Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực thu hút nhiều vốn FDI như hiện nay, càng nhiều nguồn lực góp sức gọi vốn càng hiệu quả. ( tin kinh tế vietbao.vn 6/9/2007) 1.2. Chuẩn bị "tiền đầu tư" Ý thức được vai trò và tầm quan trọng của hoạt động xúc tiến đầu tư và công việc chuẩn bị tiền đầu tư đối với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Cục đầu tư nước ngoài thuộc bộ Kế hoạch và đầu tư đã đẩy mạnh hoạt động chuẩn bị "tiền đầu tư" bằng các biện pháp như: mở rộng quy mô các dự án phân cấp cấp giấy phép đầu tư; cải tiến quy trình thẩm định dự án theo hướng mở rộng diện đăng ký cấp phép đầu tư, bỏ bớt các nội dung, yêu cầu không cần thiết. Cục cũng khẩn trương rà soát, điều chỉnh quy hoạch ngành, nhằm dỡ bỏ các hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài, phù hợp với các cam kết quốc tế song phương và đa phương; ban hành các quy hoạch ngành còn thiếu như quy hoạch mạng lưới các trường đại học, dạy nghề cùng các điều kiện, tiêu chuẩn cấp phép cho các dự án thuộc lĩnh vực này; đồng thời tăng cường đầu tư nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng. * Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư nước ngoài theo hướng tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo tính minh bạch và dễ tiên đoán, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế,đồng thời xây dựng Luật Đầu tư chung và Luật Doanh nghiệp chung, nhằm tạo một mặt bằng pháp lý cho đầu tư trong và ngoài nước trên cơ sở không gây xáo trộn quy trình thu hút đầu tư nước ngoài. Việc triển khai các dự án đầu tư nước ngoài cũng được đẩy mạnh.Rà soát các dự án đã được cấp phép; thực hiện kiên quyết việc giải thể trước thời hạn các dự án không có khả năng triển khai nhằm thu hồi đất cho các dự án mới và khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. * Tiếp tục thực hiện hiệu quả việc vận động, xúc tiến đầu tư tại các địa bàn trọng điểm như Nhật Bản, Mỹ, EU dưới nhiều hình thức; xây dựng Quỹ xúc tiến đầu tư quốc gia; triển khai có hiệu quả Sáng kiến chung Việt - Nhật về nâng cao sức cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam và thực hiện Thỏa thuận hợp tác Việt Nam - Singapore về thu hút đầu tư từ nước thứ ba. * Chính phủ Việt Nam cũng đã thực hiện một chương trình ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp mạnh bạo. Chương trình này cho phép thời hạn miễn thuế lên tới 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãi (có tính cả năm đầu tiên). Và giai đoạn 7 năm tiếp theo, mức thuế phải nộp chỉ bằng 1/2 mức thuế thu nhập doanh nghiệp, mức thuế này thậm chí có thể được áp dụng trong thời gian 15 năm. Thuế thu nhập doanh nghiệp có thể ở mức 10%, 15% hay 20% tuỳ thuộc từng ngành công nghiệp, loại hình đầu tư và địa điểm. Mức thuế tiêu chuẩn là 28%. Theo l ời ông Charlie Blocker, giám đốc điều hành Tập đoàn Gannon Pacific cho biết: “Các ưu đãi thuế của Chính phủ Việt Nam là một trong những ưu đãi cao nhất châu Á và các công ty nhận thức được ảnh hưởng về mặt tài chính của những ưu đãi này lên doanh thu tịnh của họ.” * Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng nhằm đáp ứng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mới đang đổ vào đây. Chính phủ Việt Nam quyết tâm phát triển cân bằng về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là trong lĩnh vực cung cấp điện, nước, các dịch vụ cảng biển và viễn thông. Có rất nhiều các khoản vay và tài trợ song phương tiếp tục được dành cho Việt Nam. Trong hai năm (2006 & 2007), Việt Nam đã đầu tư khoảng 10% GDP vào cơ sở hạ tầng. Đến năm 2012, Việt Nam sẽ hoàn thành một mốc quan trọng về phát triển cơ sở hạ tầng qua việc phát triển các cảng nước sâu và vận tải biển. Sự phát triển này sẽ mang lại cho Việt Nam một lợi thế cạnh tranh to lớn và cho phép nước này tăng cường hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc thành lập các chuỗi cung ứng và xuất khẩu vào ASEAN, Trung Quốc và Bắc Mỹ.( kiến thức kinh tế 13/6/2007) 2. Kết quả đạt được 2.1. Nền kinh tế Việt Nam được thế giới biết đến và được đánh giá là một môi trường đầu tư hấp dẫn. Việt Nam đã cải thiện thứ hạng trong bảng đánh giá của WB về môi trường kinh doanh.Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) về triển vọng hoạt động kinh doanh trong năm 2008, Việt Nam đã được nâng lên vị trí 91 so với vị trí 104 của năm 2006, trong danh sách xếp hạng môi trường kinh doanh của 178 nền kinh tế trên thế giới. Danh sách này được đưa ra dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Báo cáo trên cũng cho biết khả năng tìm tín dụng ở Việt Nam cũng được cải thiện mạnh mẽ và trong lĩnh vực này Việt Nam đã chiếm vị trí 48 trong bảng xếp hạng năm 2007 so với vị trí 80 của bảng xếp hạng năm 2006. Bản tin của Cơ quan thông tin thương mại các nước Bắc Âu dẫn lời Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam nhận định rằng Việt Nam đang sở hữu một môi trường kinh doanh thuận lợi nhờ cải tiến tích cực các luật thương mại và lúc này chính là thời điểm tốt nhất để đầu tư vào Việt Nam. 2.2. Vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, trở thành một trong những kênh huy động vốn cho nền kinh tế Một danh mục các dự án lớn đang tìm hiểu xúc tiến đầu tư vào Việt Nam liên tục được Bộ KH - ĐT cập nhật. Danh mục này ngày càng dài thêm và số vốn không ngừng tăng. Hồi đầu năm 2007, danh mục các dự án này có giá trị vốn 20 tỷ USD, giữa năm lên đến 35 tỷ USD và đến nay danh sách đã cập nhật 50 dự án với tổng số vốn 50 tỷ USD. Trong danh sách các dự án lớn dẫn đầu về quy mô là đề xuất xây dựng một số khu công nghệ chuyên sản xuất các sản phẩm công nghệ cao lĩnh vực điện tử với tổng số vốn 5 tỷ USD của Tập đoàn Foxconn - Đài Loan. Hiện tập đoàn này đã khởi động 2 nhà máy đầu tiên tại Bắc Ninh. Hiện Foxconn đang xúc tiến đầu tư tại Bắc Ninh - Bắc Giang một thành phố công nghệ cao. Một dự án khác được xếp hạng công nghệ cao có quy mô vốn lên đến 500 triệu USD của Compal Electronics - Đài Loan đề xuất đầu tư vào Vĩnh Phúc sản xuất máy tính xách tay. Tập đoàn Pacific Land Limited của Anh cũng đang xúc tiến đầu tư 1 tỷ USD vào Khu công nghệ cao Sài Đồng A (Hà Nội). Lĩnh vực năng lượng và công nghiệp cơ bản cũng có nhiều dự án lớn. Cụ thể, Dự án Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 2 được Tập đoàn AES - Mỹ liên doanh với Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam trị giá 1,4 tỷ USD, Nhà máy Nhiệt điện than Vân Phong trị giá 3,8 tỷ USD do Sumitomo -  Nhật Bản đầu tư. Các dự án lọc dầu như Tổ hợp hóa dầu số 3 liên doanh giữa Tập đoàn hóa chất Thái Lan và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu trị giá 1,5 tỷ USD, KCN hóa dầu ở Phú Yên do Công ty hóa chất SPC - Singapore đề xuất trị giá hơn 5 tỷ USD. Dự án khai thác và sản xuất thép ở Hà Tĩnh do TaTa (Ấn Độ) đầu tư 3,5 tỷ USD... Các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm đến các nhà máy nhiệt điện với 6 dự án có tổng vốn 8,5 tỷ USD. Tập đoàn Sumitomo của Nhật dự kiến đầu tư nhà máy công suất 2.640 MW tỉnh Khánh Hòa với số vốn 3,8 tỷ USD. Đáng chú ý trong các dự án xúc tiến gần đây là sự tham gia của các các doanh nghiệp Trung Quốc với 5 công trình lớn, chủ yếu trong lĩnh vực nhiệt điện và địa ốc. Trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tháng 5 vừa qua, doanh nghiệp hai bên đã ký biên bản ghi nhớ cho 5 dự án này. ( theo vn.express ngày 9/8/2007) Bất động sản và dịch vụ du lịch đang nổi lên mạnh mẽ với nhiều dự án lớn nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực này. với số vốn trên 16 tỷ USD, tương đương 40,2% tổng vốn đang xúc tiến. Có thể kể đến đề xuất xây dựng khu đô thị mới An Phú Hưng liên doanh giữa Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam với đối tác Trung Quốc có vốn đầu tư 1 tỷ USD. Dự án Khu  đô thị đại học quốc tế Việt Nam ở TP HCM của nhà đầu tư Malaysia trị giá 3,5 tỷ USD... Tập đoàn ủy thác Trustee Suisse (Thụy Sĩ) liên doanh với Vinaconex sẽ thực hiện dự án "Hòn ngọc châu Á" gồm trung tâm tài chính, khách sạn và khu phức hợp đô thị tại Phú Quốc với số vốn 2,7 tỷ USD. Tập đoàn Kumho Asiana của Hàn Quốc cũng dự định đầu tư Trung tâm văn hóa - thương mại Giảng Võ và Triển lãm Mỹ Đình trị giá 2,5 tỷ USD. Hai công trình này dự kiến sẽ hoàn thành trước năm 2010. Tập đoàn dầu khí BP cùng các đối tác đang tiếp tục đệ trình một dự án khí-điện-đạm, tương tự dự án Nam Côn Sơn (vốn đầu tư 1,3 tỉ USD), có tổng vốn đăng ký dự kiến là 2 tỉ USD. Dự án khu đô thị-địa ốc-khu công nghiệp và sản xuất công nghệ cao của Tập đoàn Honhai (Đài Loan) có số vốn kỷ lục 5 tỉ USD... Bên cạnh đó, Bộ KH - ĐT cũng cập nhật tình hình giải ngân của các dự án lớn đã được cấp phép cho thấy các dự án lớn được nhà đầu tư giải ngân khá tốt. Dự kiến, cả năm 2007, Việt Nam sẽ thu hút 13 tỷ USD và giải ngân 4,5 tỷ USD. Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết, tính đến hết tháng 7 đã có 717 dự án mới từ 39 quốc gia và vũng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn 6,37 tỷ USD. Trong khi đó cũng có thêm 196 lượt dự án tăng vốn để mở rộng sản xuất có số vốn đăng ký là hơn 1,1 tỷ USD. Như vậy, vốn FDI đổ vào Việt Nam qua 7 tháng đạt 7,47 tỷ USD, tăng 49,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng với việc gia tăng vốn đăng ký, tình hình thực hiện vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng lên. Tổng vốn thực hiện tính đến hết tháng 7 ước đạt 2,6 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ và là mức cao nhất kể từ sau khủng hoảng kinh tế khu vực cả về lượng vốn cũng như tốc độ tăng trưởng. Dòng vốn đầu tư nước ngoài và tình hình triển khai hoạt động kinh doanh của khu vực đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục giữ mức tăng trưởng cao. Số dự án có quy mô tương đối lớn đã tăng hơn 50% so với cùng kỳ. Quy mô trung bình mỗi dự án đạt 8,8 triệu USD so với mức 7 triệu USD của năm ngoái. Hiện đang có rất nhiều dự án lớn với tổng mức đầu tư lên đến 40 tỷ USD từ các nhà đầu tư Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Trung Đông, Mỹ... đang tiếp xúc với các địa phương để triển khai đầu tư. Điều đáng chú ý, từ đầu năm đến nay, mặc dù số vốn đầu tư vẫn tiếp tục tập trung vào ngành công nghiệp với hơn 53% tổng số vốn nhưng các ngành dịch vụ đang có sự gia tăng tích cực và tạo ra sự dịch chuyển trong cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Qua thực tế cấp phép tại các DN cho thấy một số ngành dịch vụ đang có sức hấp dẫn đầu tư mạnh như xây dựng các khu vui chơi, nghĩ dưỡng, sản xuất phần mềm... Các chuyên gia Cục Đầu tư nước ngoài nhận định, thu hút đầu tư nước ngoài năm 2007 sẽ có khả năng đạt con số kỷ lục về thu hút FDI từ trước đến nay. Năm 2007 cũng là năm có thể khẳng định cơ hội mới trong thu hút đầu tư FDI đối với Việt Nam với một làn sóng đầu mới, nhiều dự án quy mô lớn mang tính đột phá trong các lĩnh vực quan trọng.  Dự kiến, năm 2007, Việt Nam sẽ thu hút khoảng 13 tỷ USD vốn FDI, vốn đưa vào thực hiện đạt 4,5 tỷ USD. Năm 2008 còn số vốn thu hút dự kiến lên đến 14,5 tỷ USD và vốn thực hiện là 5,2 tỷ USD. Trong 7 tháng đầu năm 2007, Hàn Quốc đứng đầu về ĐTNN tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 1,434 tỷ USD, chiếm 22,5% về vốn đăng ký. Singapore đứng thứ hai với tổng vốn ĐTNN 1,317 tỷ USD. Về cơ cấu vùng, trong số 47 địa phương của cả nước có dự án ĐTNN, Bà Rịa-Vũng Tàu dẫn đầu (có tổng vốn ĐTNN đăng ký đạt 1,0662 tỷ USD). Trong 7 tháng đầu năm 2007, số vốn ĐTNN đăng ký tuy vẫn tiếp tục tập trung vào lĩnh vực công nghiệp (53,8%), nhưng cơ cấu đầu tư có sự chuyển dịch tích cực sang lĩnh vực dịch vụ. Một số ngành dịch vụ đang thu hút sự chú ý của các nhà ĐTNN như xây dựng các khu vui chơi, nghỉ dưỡng sức, sản xuất phần mềm, dịch vụ các loại. ( báo điện tử kinh tế nông thôn ngày 29/7/2007) 2.3.Những mặt còn hạn chế Gần 80 doanh nghiệp Việt Nam cùng đoàn văn nghệ sĩ cuối tháng 9 sẽ sang Pháp tham gia chương trình "Những ngày Việt Nam tại Pháp". Chuyến đi này nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và tìm kiếm cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp hai nước. Theo Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Gia Túc, chương trình “Những ngày Việt Nam tại Pháp” được Chính phủ giao cho VCCI chủ trì, phối hợp thực hiện nhằm xúc tiến tổng thể quảng bá hình ảnh quốc gia và là một hoạt động gắn với chuyến thăm chính thức Cộng hoà Pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong thời gian tới. Ông Túc cho biết, ngoài các hoạt động về giao lưu kinh tế thương mại, đầu tư, hội thảo, các diễn đàn doanh nghiệp với sự tham gia của 80 đơn vị trong nước, Ban tổ chức cũng đã lên kế hoạch để giới thiệu về văn hoá Việt Nam với người dân Pháp thông qua tuần lễ phim, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật dân tộc. Cụ thể, trong thời gian diễn ra chương trình sẽ có Diễn đàn doanh nghiệp xúc tiến thương mại - đầu tư - du lịch giữa Việt Nam và Pháp; gặp gỡ, xúc tiến đầu tư, hợp tác với các Tập đoàn kinh doanh và các nhà đầu tư tiềm năng của Pháp và EU; Hội chợ Thương mại quốc tế tại Marseille...  Đây là lần thứ 7 Việt Nam tổ chức quảng bá hình ảnh quốc gia tại các nước, sau sự thành công của các chương trình "Những ngày Việt Nam tại Mỹ, Đức và Singapore" năm 2005, "Những ngày Việt Nam tại Bỉ - Luxemboug và Anh" năm 2006 và “Những ngày Việt Nam tại Hàn Quốc” tháng 5/2007. Chương trình tại Pháp dự kiến diễn ra cuối tháng 9, đầu tháng 10/2007. Tính đến tháng 5/2007, Pháp đã đầu tư vào Việt Nam 177 dự án với tổng vốn đầu tư 2,2 tỷ USD, đứng thứ 9 trong 77 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Về du lịch, thị trường này luôn nằm trong TOP 10 nước có lượng khách du lịch vào Việt Nam nhiều nhất. Nửa đầu năm nay, gần 100.000 lượt khách Pháp đã tới Việt Nam. I. Đánh giá công tác xúc tiến đầu tư giai đoạn 2001 - 2006: 1. Một số kết quả của hoạt động xúc tiến đầu tư:thời gian qua chúng ta quan tâm và chú trọng công tác xúc tiến đầu tư để thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân. Giai đoạn 2001 - 2006,chúng ta đã tận dụng nhiều cơ hội để tiếp xúc, làm việc với các nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế như trong dịp các lễ hội văn hoá - du lịch, các hội nghị quốc tế, các hội thảo đầu tư trong và ngoài nước và đặc biệt là việc quảng bá thành công hình ảnh của Việt Nam thông qua hội nghị APEC Các nhà Lãnh đạo APEC và bạn bè quốc tế đánh giá rất cao về vai trò chủ nhà, chủ tịch Hội nghị của Việt Nam. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nhấn mạnh, các nhà lãnh đạo cho biết họ khâm phục sự phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng của Việt Nam trong thời gian gần đây, ấn tượng sâu sắc với vẻ đẹp của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, với lòng mến khách và nụ cười thân thiện của mỗi người dân Việt Nam, với tà áo dài quyến rũ, với các món ăn truyền thống và với bản sắc văn hóa đặc sắc của đất nước Việt Nam... ‘’Ngay cả đến Tổng thống Mỹ Bush có nói rằng trước khi đến Việt Nam ông còn nhiều băn khoăn không biết sẽ nhận được sự đối xử như thế nào. Nhưng khi đặt chân tới Việt Nam, ông đã thực sự bất ngờ vì sự thân thiện của người Việt Nam. Ông còn nói khi về Mỹ sẽ kể lại điều này, để người dân Mỹ hiểu hơn về Việt Nam, để bớt đi những mặc cảm hay ấn tượng sai về Việt Nam’’, thông qua việc tổ chức thành công APEC 2006, nhờ tạo được hình ảnh mới thân thiệt và hài lòng các nhà lãnh đạo cấp cao cũng như các du khách mà Việt Nam đã thuyết phục được giới đầu tư rằng, đất nước này chính là điểm đến, điểm chọn lựa an toàn và hiệu quả của các nhà đầu tư. Nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư. Công tác xúc tiến đầu tư trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào các hoạt động như: giới thiệu tiềm năng và cơ hội đầu tư các tỉnh, (ii) thu hút đầu tư ; (iii) hỗ trợ, thúc đẩy đầu tư. Các đơn vị chức năng xúc tiến đầu tư của các tỉnh đã tập trung thu thập thông tin, biên soạn, ấn hành các tờ gấp, brochure, đĩa CD và thông qua một số lễ hội văn hoá - du lịch, Hội nghị SOM III và Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC; đặc biệt là qua một số hội thảo đầu tư trong và ngoài nước, …để giới thiệu Việt Nam là 1 điểm đến an toàn và tiềm năng. Với nguồn tài nguyên phong phú, tiềm năng phát triển thuỷ điện, nhiều sản vật quý hiếm và nhiều khu kinh tế, khu chế xuất như Khu kinh tế mở Chu Lai,khu công nghệ cao Tp HCM, Láng Hoà Lạc.. đặc biệt là sự thân thiện,năng động của các tỉnh đã chiếm được cảm tình, tin tưởng, yên tâm của các nhà đầu tư. Trong thời gian qua,chúng ta đã tiến hành tổ chức được nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư nhiều nước và lãnh thổ như Pháp, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc,Mỹ… bằng kinh phí xúc tiến đầu tư của tỉnh và theo lời mời của nhà đầu tư. Cùng với việc giới thiệu, mời gọi nhà đầu tư, các cơ quan chức năng của các tỉnh thường xuyên giữ liên lạc, trao đổi và cung cấp thông tin cho nhà đầu tư, xác định nhà đầu tư tiềm năng theo từng lĩnh vực, ngành nghề, dự án cụ thể để tập trung hỗ trợ và hướng dẫn cho nhà đầu tư nghiên cứu, thực hiện dự án đầu tư. Các cơ quan chức năng luôn nhận thức rằng, xúc tiến đầu tư là một hoạt động xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu, hình thành và thực hiện dự án đầu tư, nên đã tích cực hỗ trợ cho nhà đầu tư như tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án đầu tư; các vấn đề về đất đai, thành lập doanh nghiệp, thủ tục đầu tư, xây dựng và hoạt động của dự án đầu tư… Nhờ các hoạt động xúc tiến đầu tư tích cực trong thời gian qua mà chỉ trong 10 tháng đầu năm 2006, cả nước đã thu hút được trên 6,48 tỷ USD vốn đăng ký mới, tăng gần 41% so với cùng kỳ năm trước và là mức cao nhất kể từ sau năm 1997 đến nay. Như vậy, sau 10 tháng, về cơ bản chúng ta đã đạt được mục tiêu về thu hút ĐTNN đề ra cho cả năm 2006 (6,5 tỷ USD), đưa tổng số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký tại nước ta lên 57,3 tỷ USD, vốn thực hiện đạt hơn 36 tỷ USD. Điểm mới đáng chú ý là trong 10 tháng qua đã xuất hiện nhiều dự án có quy mô lớn, sử dụng công nghệ cao do các tập đoàn xuyên quốc gia đầu tư, như dự án của Tập đoàn Intel với tổng vốn đầu tư đăng ký 605 triệu USD (nay đã tăng lên 1 tỷ USD); dự án sản xuất thép của Tập đoàn Tycoons với tổng số vốn đăng ký 556 triệu USD; dự án Tây Hồ Tây vốn đầu tư 314,1 triệu USD; Cảng container tại Thành phố Hồ Chí Minh có vốn đầu tư 249 triệu USD; Công ty Panasonic Communication vốn đầu tư 76,36 triệu USD. Phù hợp với xu hướng nói trên, cơ cấu ĐTNN xét về đối tác cũng đã có sự thay đổi tích cực theo hướng gia tăng nguồn vốn đầu tư từ các trung tâm kinh tế lớn của thế giới nhất là Nhật Bản và Hoa Kỳ. Riêng Hoa Kỳ, nếu tính cả đầu tư qua nước thứ ba, trong đó có dự án Intel, đã trở thành nước đầu tư lớn nhất tại Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2006. Dự án lắp ráp ô tô của Công ty TNHH sản xuất và lắp ráp ô tô Trường Hải, Dự án sản xuất gạch men của Công ty gạch Đồng Tâm, Dự án khu du lịch The Nam Hải của Tập đoàn Indochina Capital (Hoa Kỳ), Dự án khu du lịch Palm Garden, Khu du lịch Golden Sand, Dự án giày da của Công ty Rieker (Đức), vv…; các dự án hoạt động có hiệu quả và đang xin tăng vốn đầu tư, mở rộng đầu tư để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Các tỉnh phía Nam, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh có hoạt động XTĐT rất mạnh,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24922.doc
Tài liệu liên quan