Đề tài Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ giai đoạn 2003-2008: Thực trạng và giải pháp

Muốn đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng GTĐB thì vốn là yếu tố quyết đinh,quá trình huy động và sử dụng vốn luôn gắn bó mật thiết với nhau đặc biệt là đối với nguồn vốn NSNN.Lượng vốn huy động được sẽ đóng vai trò quyết định đối với nhu cầu sử dụng vốn đầu tư và nhu cầu sử dụng vốn là căn cứ quan trọng để nhà nước có thể phân bổ và huy động vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB hàng năm.

Công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển GTĐB được thực hiện gắn liền với cơ chế và chính sách huy động vốn cho các hoạt động đầu tư phát triển nói chung và phụ thuộc vào nhu cầu vốn đầu tư cũng như vào thực trạng nền kinh tế-xã hội trong từng giai đoạn phát triển.

Đối với vốn tích lũy từ NSNN cần áp dụng chính sách huy động tiết kiệm triệt để và sử dụng có hiệu quả bằng cách: tăng thu cho NSNN bằng nhiều nguồn như thuế, phí sử dụng cầu đường, cùng với tăng thu là phải sử dụng tiết kiệm đặc biệt là trong chi tiêu dùng của ngân sách.Chỉ khi NSNN có tích luỹ thặng dư và tích luỹ ngày càng tăng thì mới có thể nâng cao được nguồn vốn cho các hoạt động đầu tư phát triển vốn đã rất tốn kém.

Tăng thu cho NSNN trên cơ sở quản lý chặt chẽ và khai thác hợp lý các nguồn thu theo luật NSNN và các luật có liên quan đến NSNN, tránh tình trạng trốn thuế, nợ thuế hàng năm và các khoản thu khác của NSNN. Đây là việc làm rất cấp bách trong bối cảnh nền kinh tế thị trường của Việt Nam phát triển ngày càng mạnh mẽ, số doanh nghiệp được thành lập ngày càng nhiều cùng với đó là nhiều thủ đoạn làm ăn ngày càng tinh vi.Cần phải có chính sách hợp lý để đào tạo đội ngũ chuyên môn quản lý NSNN cả về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.Có thể thấy rằng từ khi tiến hành cải cách nền kinh tế theo cơ chế thị trường, xóa bỏ chế độ cao cấp thì tích luỹ cho NSNN ngày càng tăng nên vốn cho đầu tư các hoạt động đầu tư phát triển cũng ngày càng tăng: năm 1991 mới chỉ là 15% tăng lên 23% vào năm 1995, tiếp tục tăng lên 35% vào năm 2000, đến năm 2005 đã là 39% và con số này có thể tăng lên đến 45% vào năm 2010. Đối với các công trình hạ tầng giao thông đường bộ thì cần có các biện pháp trực tiếp khai thác cụ thể: quản lý phí đánh vào người sử dụng cầu đường, thuế trước bạ ô tô xe máy, thuế xăng dầu, Đây sẽ là những nguồn vốn quan trọng để tái đầu tư vào các công trình hạ tầng giao thông khác.

 

doc69 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1705 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ giai đoạn 2003-2008: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ương mại quốc tế WTO và Việt Nam được coi là một trong những môi trường đầu tư hấp dẫn nhất thế giới nhờ một nền chính trị ổn định.             Vốn đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB cũng chiếm một tỷ trọng tương đối cao trong tổng số vốn đầu tư từ NSNN của toàn xã hội và chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng GDP hàng năm của Việt Nam. Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008 GDP 557344 599703 715307 839211 974266 974704 Chi NSNN cho XDCB 59629 66115 79199 88341 96829 86949 Chi NSNN cho GTĐB 4289.3 4940.2 6153.7 6688.2 7552.7 5651.7 Tỷ lệ Chi NSNN cho GTĐB/GDP 0.76 0.82 0.86 0.79 0.775 0.57 Tỷ lệ chi NSNN cho GTĐB/Chi NSNN 7.1 7.4 7.7 7.5 7.8 6.5             Bảng 2.7: Chi NSNN cho GTĐB trong nền kinh tế quốc dân Nguồn: Vụ đầu tư- Bộ tài chính                                                     Đơn vị: Tỷ đồng             Nhìn vào bảng tổng hợp có thế thấy rõ tổng vốn đầu tư từ NSNN nhà nước ngày càng tăng chứng tỏ nhà nước đang đầu tư rất có hiệu quả.Năm 2003 là 59629 tỷ đồng và tăng đều qua các năm đến năm 2007 là 96829 tỷ đồng (bằng 37200 tỷ đồng tương đương 62.3%- tốc độ tăng này là tương đối nhanh).GDP cũng tăng đèu qua các năm, từ năm 2003 đến năm 2008 thì GDP đã tăng được 417360 tỷ đồng tương đương với 74%.Nhìn vào hiệu quả của nền kinh tế và của đầu tư từ NSNN chúng ta cũng có thể nhận thấy những đóng góp của ngành GTĐB,vốn NSNN đầu tư vào hạ tầng GTĐB chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi NSNN hàng năm cho đầu tư phát triển hàng năm, để có thể đầu tư như vậy thì nhà nước cũng đã nhận ra được hiệu quả từ các nguồn vốn này là rất lớn nên đã duy trì đều đặn hàng năm cho đầu tư phát triển vào hạ tầng GTĐB. 2.2.2. Đầu tư phát triển giao thông đường bộ phân theo lĩnh vực đầu tư. 2.2.2.1. Đầu tư và xây dựng mới đường bộ.             Đây là các dự án chiếm phần lớn vốn đầu tư trong tổng số vốn đầu tư từ NSNN cho đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB.Nhân thấy thực trạng hạ tầng giao thông đường bộ của nước ta đang rất thiếu và không thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong thời gian tới nên nhà nước đã chú tâm đầu tư xây dựng mới hệ thống hạ tầng GTĐB đặc biệt là các dự án chất lượng cao.Trong thời gian tới chính phủ đang chuẩn bị đầu tư vào một số dự án lớn như đường cao tốc vành đai 3 Hà Nội với vốn đầu tư dự kiến là 540 triệu USD, đường cao tốc Ninh Bình-Thanh Hoá-Vinh với số vốn là 960 triệu USD…             Bảng 2.8: Tỷ lệ vốn đầu tư xây dựng mới. Năm Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Vốn NSNN đầu tư GTĐB Tỷ đồng 4289.3 4940.2 6153.7 6688.2 7552.7 5651.7 Vốn đầu tư xây dựng mới Tỷ đồng 3318.6 2481.9 4350 5174.6 6069.3 4264.2 Tỷ lệ vốn đầu tư xây dựng mới/vốn NSNN cho GTĐB % 77.37 50.24 70.69 77.37 80.36 75.45             Nguồn: Vụ đầu tư- Bộ tài chính             Trong giai đoạn 2003-2008 vốn đầu tư xây dựng mới hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ đã tăng từ 3318.6 tỷ đồng lên đến cao nhất 6069.3 tỷ đồng vào năm 2007.Tỷ lệ vốn đầu tư xây dựng mới cũng rất cao trong tổng số vốn đầu tư từ NSNN hàng năm cho phát triển GTĐB,năm 2003 là 77.37 %, năm 2007 là 80.36%, tỷ lệ vốn trung bình hàng năm là trên 71.9% dù rằng đã có những năm tỷ lệ này là 50.24% vào năm 2004.Trong tổng số vốn đầu tư xây dựng mới cho hệ thống hạ tầng GTĐB hàng năm,tỷ trọng vốn đầu tư cho quốc lộ chiếm tỷ trọng khoảng 60%,phần còn lại tập trung đầu tư vào hệ thống đường khác chiếm 40%.Điều này là dễ hiểu vì hệ thống đường quốc lộ trên cả nước còn nhiều tuyến chỉ 1 làn xe, và bị hư hỏng nhiều mà tiêu biểu là quốc lộ 3 Hà Nội-Thái Nguyên, hàng ngày thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn giao thông.Chính vì lẽ đó mà trong những năm qua liên tục có các dự án đường quốc lộ được khởi công xây dựng và dần đi vào hoạt động như dự án đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai, dự án quốc lộ 3 mới, dự án quốc lộ 18…Khi các dự án này hoàn thành cùng với các dự án trong tương lai sắp được đầu tư thì hy vọng rằng hệ thống đường quốc lộ của Việt Nam sẽ hoàn chỉnh và sẽ góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các tỉnh thành trong cả nước. 2.2.2.2. Đầu tư nâng cấp và duy tu bảo dưỡng đường bộ.             Đầu tư mới là rất quan trọng nhưng cũng không thể bỏ qua công tác nâng cấp và duy tu, sửa chữa đường bộ trong điều kiện hiện thời của NSNN.Mặc dù NSNN tăng mạnh trong những năm qua nhưng Việt Nam vẫn còn nhiều mục tiêu phát triển khác để thực hiện mà không thể từ bỏ được mục tiêu nào vì vậy nâng cấp và sửa chữa là biện pháp tạm thời trong hoàn cảnh hiện tại.Đầu tư vào nâng cấp và sửa chữa hạ tầng GTĐB vừa giúp đất nước tiết kiệm được các nguồn vốn cho mục tiêu khác nhưng cũng đồng thời cải tạo tạm thời được năng lực vận tải của quốc gia để có thể đáp ứng được các mục tiêu trước mắt.Vốn đầu tư nâng cấp và sửa chữa hệ thống hạ tầng GTĐB chỉ chiếm một lượng nhỏ trong tổng số vốn hàng năm của ngành GTĐB.             Sau đây là tình hình đầu tư vào công tác bảo trì, nâng cấp hệ thống hạ tầng GTĐB trong giai đoạn 2003-2008:             Bảng 2.9: Vốn đầu tư bảo trì và sửa chữa đường bộ 2003-2008 Năm Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Vốn ĐT bảo trì sửa chữa GTĐB Tỷ đồng 570.12 660.92 721.51 792.37 855.42 859.26 Tốc độ tăng hàng năm % 0 15.93 9.17 9.82 7.96 4.5             Nguồn: Vụ đầu tư-Bộ Tài Chính                                        Đơn vị:Tỷ đồng             Qua bảng trên thấy rõ lượng vốn đầu tư để bảo trì và sửa chữa đường bộ không ngừng tăng về tuyệt đối, năm 2003 số vốn đó là 570.12 tỷ đồng và tăng lên đến 859.26 tỷ đồng (tăng 50.17% so với năm 2003).Có thể nhận điểm khác của vốn sửa chữa và bảo trì hạ tầng GTĐB khác so với vốn đầu tư xây dựng mới ở chỗ, vốn bảo trì sửa chữa năm 2008 tăng hơn so với năm 2007 trong khi ở vốn xây dựng mới lại giảm; xảy ra điều này là do nền kinh tế bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế,giá cả nguyên vật liệu xây dựng năm 2008 cũng tăng đột biến:giá thép ước tính tăng 150% so với năm 2007 do đó nhà nước ưu tiên hơn cho đầu tư sửa chữa, đầu tư xây dựng mới ở giai đoạn này là rất tốn kém. 2.2.3. Đầu tư phát triển giao thông đường bộ theo khu vực nông thôn và thành thị. 2.2.3.1. Đầu tư vào giao thông nông thôn.             Với 76.5% dân số và 73% lực lượng xã hội của cả nước ở nông thôn, việc phát triển giao thông nông thôn sẽ góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị với nông thôn, giữa miền núi với đồng bằng đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hoá, xoá đói giảm nghèo.Nó là khâu đầu cuối của quá trình vận chuyển phục vụ sản xuât, tiêu dùng nông sản và sản phẩm cho toàn bộ khu vực nông thôn.Nhận thức rõ được điều đó, Đảng và nhà nước luôn đề ra chủ trương, đường lối, chính sách để xây dựng phát triển giao thông nông thôn với phương châm “ Nhà nước mà nhân dân cùng làm, dân làm là chính, có sự hướng dẫn, hỗ trợ của nhà nước”.Cơ chế đó được thực hiện:             -Đường nông thôn do nhân dân làm là chính.             -Đường miền núi, trung du do dân làm và nhà nước hỗ trợ ở mức cần thiết.             -Đường vùng cao do dân làm và nhà nước hỗ trợ đúng mức.                Bảng 2.10:Tình hình huy động vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nông thôn những năm gần đây.                                                         Đơn vị: Tỷ đồng Nguồn huy động 1996-1999 2000-2003 2003-2008 Mức huy động Tỷ lệ% Mức huy động Tỷ lệ % Mức huy động Tỷ lệ % Dân đóng góp 4628 55.71 10151 58.15 6433 21.9 Ngân sách địa phương 2358 28.39 4598 26.34 14328 48.9 Trung ương hỗ trợ 466 5.61 948 5.43 5263 17.9 Nguồn khác 855 10.29 1761 10.08 3217 11.3 Tổng cộng 8307 100 17458 100 29241 100             Nguồn: Vụ đầu tư- Bộ tài chính             Chúng ta có thể thấy được vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nông thôn tăng nhanh qua các thời kì,trong giai đoạn 2003-2008 tổng vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nông thôn là 29241 tỷ đồng vượt hẳn so với giai đoạn 1996-1999 20934 tỷ đồng nghĩa là gấp hơn 3.5 lần.Có thể thấy được nhà nước đang ngày càng quan tâm đến sự phát triển của hạ tầng giao thông nông thôn bằng chứng là sự tăng lên cả về số lượng và chất lượng:thời kì 1996-1999 và 2000-2003 tỷ lệ vốn từ ngân sách trung ương mới chỉ hơn 5% trong tổng số vốn cho cả thời kì nhưng đến giai đoạn từ năm 2003-2008 thì tỷ lệ này đã tăng lên đến 17.9%.             Nhờ có NSNN mà một số công trình đã được hoàn thành và nối liền thông suốt giữa các vùng như cầu Bắc Giang ở tỉnh Bắc Giang, cầu Bãi Cháy ở tỉnh Quảng Ninh, cầu Quỳnh Bảng ở tỉnh Nghệ An…Gần đây nhà nước cũng đang thúc đẩy chương trình nông thôn mới ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, chương trình này được thực hiện ở 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và được chia làm 2 giai đoạn: đến trước năm 2010 với tổng mức vốn đầu tư hơn 500 tỷ để làm cơ sở và thực nghiệm, giai đoạn sau 2010 nhà nước sẽ xoá bỏ toàn bộ các cây cầu khỉ đầy nguy hiểm và tiến hành xây dựng các cây câu mới. 2.2.3.2. Đầu tư vào giao thông đường bộ đô thị.             Tốc độ đô thị hoá của Việt Nam ngày càng nhanh vì vậy để có thể đáp ứng được nhu đầu đi lại ngày càng cao của cư dân đô thị cũng như theo kịp tốc độ phát triển của các đô thị lớn thì đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đô thị cần phải đi trước một bước. Xuất phát từ thực tiễn đúng đắn và được sự ưu tiên của chính phủ thì hàng năm nguồn vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông đường bộ ngày càng tăng đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nôi, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…Cứ mỗi một khu đô thị mới mọc lên thì nhà nước cũng tập trung phát triển hạ tầng giao thông đường bộ ở khu vực đó. Bảng 2.11: Vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đô thị Năm Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 2008 VĐT Tỷ đồng 1161.72 1234.33 1310.1 1392.2 1479.9 1568.2 Tốc độ tăng hàng năm % 0 6.25 6.14 6.27 6.3 5.97             Nguồn: Vụ đầu tư-Bộ tài chính             Vốn đầu tư hàng năm của NSNN tập trung vào giải quyết tình trạng xuống cấp của bề mặt đường, tình trạng ngập lụt mỗi khi mùa mưa đến và đặc biệt là tình trạng tắc đường tại các nút giao thông mỗi khi vào giờ cao điểm ở các nút giao thông chính.Trong giai đoạn từ năm 2003- 2008 với tổng vốn đầu tư là 8146.45 tỷ đồng nhà nước đã cùng với các nguồn vốn khác tiến hành triển khai nhiều dự án nhóm A nhăm nâng cao năng lực của hệ thống hạ tầng giao thông đô thị.             Một số dự án giao thông đô thị đã hoàn thành như cầu vượt ở nút giao thông Ngã tư Sở, xây dựng đường Kim Liên mới…Đã làm giảm đáng kể tình trạng tắc đường ở các nút giao thông trọng điểm.Một số dự án đang tiến hành triển khai như dự án cầu Nhật Tân với tổng mức đầu tư 5338 tỷ đồng được huy động nguồn vốn của các doanh nghiệp nhà nước, dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội được triển khai trong 4 năm từ 2005-2009 với tổng mức đầu tư 170 triệu USD bao gồm xây dựng các tuyến vành đai như tuyến vành đai cầu thành trì- đoạn phía nam vành đai 3, xây dựng các nút giao thông… 2.2.4. Đầu tư phát triển giao thông đường bộ theo vùng lãnh thổ. Bảng 2.12: Cơ cấu vốn phát triển hạ tầng đường bộ theo vùng lãnh thổ 2003-2008                                                                                           Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Vùng trung du và miền núi phía bắc 9.7 9.64 18.2 5.1 9.35 9.6 Vùng đồng bằng sông Hồng 23.31 22.81 27.9 26.2 29.6 38.2 Vùng bắc trung bộ 9.22 9.18 9.14 3.3 5.3 4.02 Vùng duyên hải miền trung 11.53 11.36 16.2 6.6 4.6 1.9 Vùng tây nguyên 4.75 2.82 1.8 5.2 4.95 1.7 Vùng đông nam bộ 24.84 25.1 19.1 38.8 32.6 23.5 Vùng đồng bằng sông Cửu Long 16.61 16.78 7.66 14.8 13.6 21.08 Nguồn: Vụ đầu tư-Bộ tài chính           Có thể thấy rằng vốn đầu tư cho phát triển giao thông đường bộ từ NSNN tập trung vào hai vùng lãnh thổ đó là vùng đồng bằng sông Hồng và Vùng đông nam bộ, 2 vùng này chiếm hơn 20% so với tổng vốn. Đây là điều dễ hiểu vì đó là 2 khu vực có các thành phố lớn nhất nước là Hà Nội ở vùng đồng bằng sông Hồng và thành phố Hồ Chí Minh ở vùng đông nam bộ.Các vùng phát triển kinh tế kém hơn như vùng tây nguyên và hay vùng trung du và miền núi phía bắc chiếm tỷ trọng thấp đòi hỏi trong thời gian tới cần có các chính sách quan tâm đến các vùng này để đảm bảo sự công bằng trong phát triển.             *Vùng trung du và miền núi phía bắc:             Với 92% địa hình là núi và trung du, giao thông đi lại rất khó khăn và có mật độ dân cư thấp nhất trong các vùng, dân cư sống rải rác, chủ yếu là dân tộc thiểu số chiếm 80% nên việc huy động vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông còn rất nhiều hạn chế.Nguồn vốn đầu tư phát triển vẫn tăng qua các năm nhưng tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư vẫn ở mức thấp (nhỏ hơn 10%).Định hướng phát triển trong thời gian tới ở vùng này là xây dựng cơ sở hạ tầng đường bộ theo tuyến hành lang biên giới trên cơ sở phát triển các đô thị xung quanh cửa khẩu biên giời giữa Việt Nam và Trung Quốc nhằm nâng cao khả năng giao thương giữa 2 nước cũng như tạo điều kiện để dân cư vùng này có thể tiến hành giao thương buôn bán từ đó tăng thu nhập và ổn định cuộc sống.Xây dựng hệ thống đường bộ cũng phục vụ cho mục đích giữ vững biên giới, đảm bảo an ninh quốc phòng.             *Vùng đồng bằng sông Hồng:             Với địa hình chủ yếu là đồng bằng (chiếm 97%) thì vùng đồng bằng sông Hồng là một trong hai vùng kinh tế trọng điểm của đất nước.Đây là vùng có thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị của cả nước, có trục tam giác phát triển là Hà Nội-Hải Phòng- Quảng Ninh do đó NSNN thường ưu tiên phát triên cho vùng này.Chính vì vậy đây là vùng có tốc độ phát triển hạ tầng GTĐB nhanh với các tuyến đường quốc lộ thông suốt giữa các tỉnh ngày càng được hoàn thiện xoay quanh thủ đô Hà Nội.Tuy đã được đầu tư rất lớn từ NSNN( thường chiếm trên 25% tổng số vốn đầu tư hàng năm từ NSNN) tuy nhiên nhu cầu vốn vẫn là rất lớn, vừa phải phát triển hạ tầng giao thông đô thị cho thủ đô Hà Nội lại vừa phải phát triển hệ thống đường quốc lộ liên hoàn giữa các tỉnh.             *Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung:             Nằm trải dài từ biên giới quốc gia ở phía tây tới vùng biển phía đông, tiếp giáp với Lào và Campuchia tuy nhiên đây là vùng đất bị ảnh hưởng nặng nề từ chiến tranh cũng như là khu vực phát triển tương đối chậm do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên cần phải có sự đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ một cách thích đáng mới có thể tăng được tốc độ phát triển.Tỷ trọng vốn đầu tư cho 2 vùng này là tương đối thấp, vùng bắc trung bộ là chiếm tỷ trọng từ 3.3-9.2% trong khi đó vùng duyên hải miền trung từ 1.9-11.53%.Đây là một tỷ trọng rất nhỏ so với diện tích của 2 vùng này,hơn nữa tỷ trọng đầu tư vào 2 vùng này đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây (năm 2008 vùng duyên hải miền trung chỉ chiếm 1.9% tổng số vốn đầu tư). Định hướng phát triển của vùng trong những năm tới là xây dựng được hành lang kinh tế giữa 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia đồng thời xây dựng các tuyến đường quốc lộ nối liền với quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh để có thể tận dụng được mọi điều kiện của vùng.             *Vùng Tây Nguyên:             Đây là vùng có ưu thế về tài nguyên đất tốt nhất cả nước với các loại đất giàu tiềm năng như đất đỏ bazan cùng với đó là tài nguyên gỗ, quặng bôxit…Đây được coi là động lực lớn cho sự phát triển của vùng cũng như của cả nước. Đây là vùng chiếm tỷ trọng ít nhất trong tổng số vốn đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB hàng năm do đó các tuyến giao thông ở vùng này còn thưa thớt, nhiều tuyến đường chỉ có thể thông xe vào mùa khô và đường vào các xã còn rất thiếu.Vốn đầu tư hàng năm chiếm tỷ trọng duới 5%.Mục tiêu của vùng trong thời gian tới là xây dựng được nhiều tuyến đường quan trọng để có thể khai thác tối đa các tài nguyên mà vùng có.             *Vùng đông nam bộ:           Với trung tâm kinh tế của cả nước là thành phố Hồ Chí Minh và là động lực phát triển kinh tế cho cả vùng, vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ hàng năm cũng như vùng đồng bằng sông Hồng là rất lớn.Trong giai đoạn 2003-2008 thì năm 2006 là năm có tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển GTĐB là lơn nhất chiếm 38.8%.Chiến lược phát triển trong những năm tới là hoàn tất trục đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh- Đồng Nai-Vũng Tàu,thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành…Xây dựng các tuyến đường nối liền các khu công nghiệp lớn ở các tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương…giúp tăng tốc độ phát triển kinh tế xứng đáng là vùng đi đầu về kinh tế của cả nước.             *Vùng đồng bằng sông Cửu Long:             Vùng là mạng lưới sông ngòi dày dặc, phải đi lại qua nhiều kênh, rạch rất tốt cho giao thông đường thuỷ, hầu hết các tỉnh đều bị ngập lụt vào mùa lũ do đó phát triển giao thông đường bộ gặp rất nhiều khó khăn.Chính vì có sự khó khăn đó nên đấy vùng đứng thứ 3 về số vốn đầu tư phát triển vào hạ tầng GTĐB, số vốn đầu tư hàng năm dao động trung bình từ 15 đến 20% trong đó năm 2008 là cao nhất với 21.08%.Số vốn đầu tư này tập trung vào giải quyết tình trạng các cây cầu khỉ nguy hiểm và thay bằng các cây cầu mới có độ an toàn cao hơn, hình thành mạng lưới giao thông đường bộ thay thế đi lại trên sông, kênh ,rạch không thuận tiện. 3.Đánh giá tình hình thực hiện đầu tư phát triển giao thông đường bộ  bằng nguồn vốn NSNN 3.1. Kết quả và hiệu quả đạt được.             Đầu tư từ NSNN trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội nói chung và trong đầu tư vào phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ nói chung, đến nay cũng đã có được những kết quả nhất định với hàng trăm cây cầu, con đường được xây dựng mới, nhiều hạ tầng đã được nâng cấp và còn có giá trị sử dụng trong nhiều năm.             Trước tiên là các kết quả đã đạt được: Hệ thống mạng lưới đường bộ không ngừng tăng lên cả về chất lượng và số lượng, đến năm 2000 cả nước mới chỉ có khoảng 172479 km đường bộ nhưng đến hết năm 2008 con số này đã tăng lên là 222.179 km đường bộ (tăng 49700 km so với năm 2000). Có thể thấy rõ được các kết quả đạt được của hoạt động đầu tư phát triển vào hạ tầng giao thông đường bộ giai đoạn 2003-2008 nếu đem so sánh với năm 2000:             Bảng 2.13: So sánh hiện trạng hạ tầng GTĐB 2000 và 2008 Năm Đường quốc lộ Đường tỉnh lộ Đường huyện Đường xã Đường đô thị 2000 15360 15097 36950 132055 3211 2008 17295 21762 45013 131455 6654             Nguồn: Cục đường bộ Việt Nam Biểu đồ so sánh hạ tầng GTĐB năm 2000 và 2008             Nhìn vào biểu đồ có thể thấy sự thay đổi rõ rệt,về số lượng đã tăng lên như đã trình bày ở trên.Về chất lượng, tốc độ phát triển hạ tầng GTĐB đang tăng theo tốc độ đô thị hoá của đất nước, nếu như năm 2000 đường đô thị mới chỉ có 3211 km thì đến năm 2008 đã là 6654 km (Gấp hơn 2 lần sau 8 năm phát triển),số đường quốc lộ, đường tỉnh lộ, đường huyện ngày càng tăng trong khi đó đường xã đang có xu hướng giảm. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu vì các con đường xã dần biến mất và được nâng cấp lên thành các con đường huyện, tỉnh và đường quốc lộ.             Số lượng cầu mới cũng đã tăng vọt, tính đến nay toàn hệ thống đã có khoảng 28161 cây cầu với chiều dài khoảng 642606 m trong đó có rất nhiều cây cầu hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế như cầu dây văng dài nhất Việt Nam đang được khởi công xây dựng là cầu Nhật Tân, hay một số cây cầu đã hoàn thành và đi vào hoạt động như cầu Thanh Trì, cầu Bắc Giang… Bảng 2..14: Hiện trạng cầu Việt Nam Cầu Tổng số Trung ương quản lý Tỉnh,thành phố quản lý Quận, huyện quản lý Số lượng(cái) 28161 3070 7758 17333 Chiều dài(m) 642606 132587 200806 309213             Nguồn: Cục đường bộ Việt Nam             Do tính chất của nguồn vốn của NSNN và đặc điểm của đầu tư phát triển hạ tầng GTVT nên hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB không được tính trực tiếp mà nó được thông qua các ngành, các lĩnh vực khác.               -Trước hết hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB được thể hiện ở năng lực vận tải của ngành GTĐB, đây là thước đo chính xác nhất hiệu quả của hoạt động đầu tư.Với mỗi con đường hay mỗi cây cầu mới được xây dựng đều làm cho hạ tầng giao thông đồng bộ hơn, khoảng cách các nơi sẽ ngày càng thu hep, thời gian đi lại cũng sẽ giảm. Điều này sẽ khuyến khích lưu thông hàng hoá, vận chuyển hành khách bằng đường bộ, thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá phát triển.Năng lực vận tải của ngành GTĐB Việt Nam không ngừng tăng lên và được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.15: Khối lượng hành khách và hàng hoá được vận chuyển qua đường bộ giai đoạn 2003-2008. Năm Hành khách Hàng hoá Vận chuyển(triệu người) Luân chuyển(tr người/km Vận chuyển(nghìn tấn) Luân chuyển( tr tấn/km) 2003 931.3 30458.5 225296.7 12338.0 2004 1041.9 34265.6 264761.6 14938.8 2005 1173.4 38601.7 298051.3 17668.3 2006 1331.6 43569.1 338623.3 20537.1 2007 1464.8 48797.4 369776.6 23617.7 2008 1611.28 54653.1 406754.2 26215.6             Nguồn: Tổng cục thống kê.             Bảng 2.16: Chỉ số phát triển vận tải của ngành GTĐB. Năm Hành khách Hàng hoá Vận chuyển(triệu người) Luân chuyển(tr người/km Vận chuyển(nghìn tấn) Luân chuyển( tr tấn/km) 2003 128 119 117.1 115.7 2004 111.9 112.5 117.5 121.1 2005 112.6 112.7 112.6 118.3 2006 113.5 112.9 113.6 116.2 2007 110 112 109.2 115 2008 110 112 110 111 Nguồn: Tổng cục thống kê.             Qua 2 bảng trên có thể thấy được số lượng hành khách và khối lượng hàng hoá được vận chuyển cũng như luân chuyển qua hệ thống hạ tầng GTĐB không ngừng tăng lên qua các năm đặc biệt là khối lượng hàng hoá chủ yếu được vận chuyển bằng đường bộ nhiều hơn hẳn so với các loại đường khác: đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không…Trong giai đoạn 2003-2008 ngành GTVT đường bộ đã rất cố gắng để đáp ứng tối đa nhu cầu của xã hội, đảm bảo thông suốt trên tất cả các tuyến đặc biệt là các chuyến trọng điểm ngay cả khi có sự cố bão lụt, khắc phục đáng kể tình trạng ách tắc tại các thành phố lớn, chất lượng phục vụ ngày càng được nâng cao, xứng đáng với vị trí ưu tiên và các nguồn vốn NSNN tập trung phát triển ngành.             Hiệu quả thứ hai được xem xét đến là tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm.Hiệu quả của đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB đã gián tiếp làm tăng tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua.Nhờ có hạ tầng GTĐB tốt nên trong thời gian qua việc giao lưu buôn bán và đi lại giữa các vùng được dễ dàng, hàng hóa được sản xuất ra dễ dàng đến tay người tiêu dùng, đóng góp lớn vào GDP hàng năm.Nhờ có hạ tầng GTĐB phát triển mà ngành du lịch cũng phát triển, đây là ngành đang dần chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc nội, cũng nhờ nó mà trong thời gian qua các nguồn vốn trong nước và ngoài nước liên tục được đầu tư vào Việt Nam tạo động lực lớn để Việt Nam có thể thoát được vòng luẩn quẩn và tiến tới hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá vào năm 2020.             Bảng 2.17: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ 2003-2008                  Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tốc độ tăng trưởng 7.3 7.6 8.4 8.2 8.5 6.2             Nguồn: Tổng cục thống kê.             Như vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2003-2008 là tương đối đều và thuộc loại cao trong khu vực và trên thế giới.Với những chính sách đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB hợp lý trong thời gian qua cũng như các dự án mới sắp được hoàn thành và đưa vào hoạt động sẽ góp phần duy trì được tốc độ phát triển như hiện nay và hy vọng vào những kết quả khả quan của nền kinh tế Việt Nam trong những năm tiếp theo.             Tốc độ phát triển kinh tế tăng nhanh cũng đồng nghĩa với mức sống của nguời dân ngày càng tăng, đây cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB.Mạng lưới đường bộ ngày càng được hoàn chỉnh sẽ tạo điều kiện để người dân các tỉnh nhất là các tỉnh vùng sâu vùng xa có điều kiện lên thành phố kiếm việc làm, cải thiện mức sống.Điều này sẽ làm giảm tình trạng thất nghiệp, đây là một giải pháp tốt để giải quyết các vấn đề xã hội. Bảng 2.18: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng.                                Đơn vị: Nghìn đồng 2004 2006 2008 Cả nước 356 484 636 Phân theo thành thị, nông thôn Thành thị 622 815 1058 Nông thôn 275 378 506 Phân theo vùng Đồng bằng sông Hồng 353 488 653 Vùng trung du và miền núi phía bắc 233 323 442 Bắc trung bộ 235 317 418 Duyên hải miền trung 306 415 551 Tây Nguyên 244 390 522 Đông Nam Bộ 620 833 1065 Đồng bằng sông Cửu Long 371 471 628             Nguồn: Niên giám thống kê.             Căn cứ vào kết quả trên có thể thấy rõ được vai trò của đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ, ở các vùng có tỷ trọng nguồn vốn đầu tư phát triển mạng lưới đường bộ cao cũng đồng nghĩa với thu nhập của ngừơi dân nơi đó cao mà ở đây là vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ, cả 2 vùng này đến năm 2008 đều có mức thu nhập trên 1 triệu đồng/tháng. 3.2.Tồn tại và nguyên nhân. 3.2.1.Tồn tại.             Bên cạnh những kết quả và hiệu quả đã đạt được, đầu tư phát triển hạ tầng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ giai đoạn 2003-2008Thực trạng và giải pháp.doc
Tài liệu liên quan