Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội

Ngoài những ảnh hưởng kể trên, việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thành phố còn có tác động đến việc thu hút lao động, đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, trình độ kỹ thuật, tay nghề. Một trong các mục tiêu chiến lược của việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là phải tạo ra được nhiều việc làm cho người lao động trong nước với chi phí thấp. Chính vì thế mà các dự án sử dụng nhiều lao động tại chỗ rất được ưu tiên. Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội là một trong những lĩnh vực hấp dẫn đối với lực lượng lao động, đặc biệt là những lao động trẻ có trình độ, những thanh niên mới tốt nghiệp đại học. Đội ngũ công nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã học tập được những kỹ năng nghề nghiệp để điều hành, quản lý kinh doanh theo cơ chế thị trường và đáp ứng được yêu cầu mới của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tính đến cuối năm 2005 các dự án đầu tư nước ngoài ở Hà Nội đã thu hút được khoảng 62.000 lao động, đến cuối năm 2006 con số này là 78.000 lao động, sang đến năm 2007 số lao động đã tăng lên đến khoảng 90.000 lao động, năm 2008 là 87.000 lao động và năm 2009 giảm xuống 79.000 lao động.

doc106 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1671 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ninh, chính trị ổn định sẽ góp phần làm môi trường đầu tư của Hà Nội hấp dẫn hơn. Do vậy, công tác này cần liên tục được duy trì bền vững, thực hiện phải ngày càng tốt hơn. Có như vậy mới làm yên lòng nhà đầu tư, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ về Thành phố sẽ ngày càng tăng cao. 2.1.7. Khoa học – công nghệ Với vị thế của Thủ đô là nơi tập trung đông nhất các nhà khoa học đầu ngành đang công tác tại hơn 80 trường Đại học – Cao đẳng, 113 cơ quan nghiên cứu khoa học. Trong đó, số giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, tiến sỹ khoa học đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội chiếm hơn 65% tổng số nhà khoa học trong cả nước. 15 . Hà Nội có một nền tảng vững chắc phục vụ cho công tác nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ và ứng dụng vào sản xuất và đời sống, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao. Lĩnh vực sở hữu trí tuệ giúp các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp và các địa phương xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm truyền thống, nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm. Những đổi mới công nghệ trong ngành công nghiệp đã góp phần làm cho sản xuất công nghiệp và toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng cao liên tục trong những năm qua. Trong lĩnh vực công nghiệp của Thủ đô nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ đã đạt được nhiều thành tự to lớn từng bước chuyển dịch sang nền nông nghiệp trình độ cao với việc hình thành các vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn, tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất chất lượng cao...Nhờ vậy, nguồn nhân lực của Thành phố đã từng bước nâng cao trình độ sử dụng máy móc hiện đại, ngay cả trong lĩnh vực nông nghiệp, tạo điều kiện thu hút được dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có hàm lượng chất xám cao. Tuy nhiên, kinh phí đầu tư cho khoa học-công nghệ của Thành phố còn dàn trải, chưa tập trung vào giải quyết những vấn đề bức xúc của Thủ đô, những công nghệ trọng điểm, điều này sẽ khó thu hút được những dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra được nhiều ngành nghề mới và giá trị kinh tế cao. 2.2. Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam được ban hành lần đầu tiên vào cuối những năm 1987. Tuy nhiên, đến năm 1989 những dự án đầu tư nước ngoài đầu tiên mới được cấp phép trên địa bàn Hà Nội. Năm 2008, Hà Nội mở rộng thêm địa giới tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra càng sôi động và chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố kể trên. 2.2.1. Tình hình cấp giấy phép các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài Từ năm 2005 đến nay đánh dấu bối cảnh quốc tế, khu vực thay đổi có nhiều thuận lợi cùng môi trường đầu tư trong nước tiếp tục được cải thiện, đặc biệt Việt Nam trở thành thành viên WTO đã tạo nền tảng cho sự tăng trưởng trở lại và gia tăng nhanh chóng của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng như ở Hà Nội. Giai đoạn 2005-2009 Hà Nội thu hút được 2468 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 31.246.332.374USD. Tính trung bình mỗi năm có 493 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký bình quân là 6.249.000.000USD. Bảng 2.4: Số các dự án FDI được cấp giấy phép trong giai đoạn 2005-2009 (Chỉ tính những dự án còn hiệu lực) Năm Số dự án Vốn đầu tư đăng ký (USD) Vốn đầu tư thực hiện (USD) 2005 57 290.092.955 89.038.745 2006 91 504.127.879 103.937.986 2007 234 2.341.186.716 450.000.000 2008 460 8.637.598.959 2.064.430.136 2009 1644 19.473.325.864 8.281.043.000 Tổng 2468 31.246.332.374 10.988.449.867 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội Nhìn vào số dự án qua các năm có thể thấy số dự án đầu tư vào Hà Nội năm sau cao hơn năm trước, chứng tỏ Hà Nội ngày càng có sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Mặc dù năm 2008 có sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và sự kiện Hà Nội mở rộng (bộ máy nhà nước cồng kềnh hơn, phức tạp hơn trong khâu quản lý nhà nước) song số dự án năm này và năm 2009 vẫn tăng lên so với các năm trước, như vậy, Hà Nội vẫn cho nhà đầu tư thấy được sức hấp dẫn của mình. Hình 2.1: Số dự án FDI ở Hà Nội theo năm Số dự án đầu tư năm 2006 tăng 34 dự án so với năm 2005, nhưng số vốn đăng ký tăng 42% so với năm 2005 (tăng từ 290.092.955USD lên 504.127.879USD). Năm 2007 với sự kiện Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội đã tăng lên đáng kể, vốn đầu tư đăng ký trong năm này tăng gấp 4,5 lần so với năm 2006 (từ 504.127.879USD lên đến 2.341.186.716USD), số dự án gấp 4 lần so với năm 2006 (từ 91 dự án năm 2006 tăng lên 344 dự án năm 2007). Năm 2008, mặc dù có ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới song vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội vẫn tăng lên so với năm 2007, cụ thể tăng gấp 3 lần so với năm 2007 (từ 2.341.186.716USD tăng lên đến 8.637.598.959), sự tăng lên này một phần là do năm 2008 có sự sát nhập của tỉnh Hà Tây, 4 xã của huyện Lương Sơn (Hòa Bình) và huyện Mê Linh (thuộc Vĩnh Phúc) vào Hà Nội. Về số vốn thực hiện, tính đến hết năm 2009 tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 13.988.449.867USD chiếm 35,16% tổng vốn đầu tư đăng ký. Số vốn đầu tư thực hiện so với số vốn đầu tư đăng ký qua các năm: Năm 2005 vốn đầu tư thực hiện chiếm khoảng 30,6% tổng vốn đầu tư đăng ký; năm 2006 chiếm khoảng 20,6%, năm 2007 là 34,9%; năm 2008 vốn đầu tư thực hiện chiếm khoảng 23,9% tổng vốn đầu tư đăng ký; năm 2009 là 42,5%. Hình 2.2: Vốn đăng ký và Vốn thực hiện của các dự án FDI ở Hà Nội Như vậy, năm 2008 mặc dù là năm có số vốn đăng ký nhiều nhất song số vốn thực hiện chưa thực sự là cao nhất mà gần như thấp nhất trong giai đoạn 2005-2009, sở dĩ có điều này là do có khủng hoảng của nền kinh tế thế giới vào cuối năm 2007 và kéo dài đến hết năm 2008 và do đó ảnh hưởng đến vốn đăng ký vào năm 2009 tuy nhiên tỷ lệ vốn thực hiện trong năm này tương đối cao. 2.2.2. Cơ cấu ngành của các dự án đầu tư Xem xét một cách tổng thể, cơ cấu ngành của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội trong giai đoạn 2005-2009 có sự chênh lệch giữa ngành công nghiệp với hai ngành còn lại. Ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 53,3% tổng số dự án và 56,5% tổng số vốn đăng ký) tiếp đó là ngành công nghiệp (40,1% tổng số dự án và 39,3% tổng số vốn đăng ký), chiếm tỷ trọng nhỏ nhất về số dự án là ngành nông, lâm nghiệp (4,6% tổng số dự án và 4,2% tổng số vốn đăng ký). Bảng 2.5: Cơ cấu ngành của các dự án FDI trong giai đoạn 2005 - 2009 Ngành Dự án Vốn đầu tư Số dự án Tỷ trọng (%) Số vốn(USD) Tỷ trọng (%) Công nghiệp 989 40,1 12.279.808.862 39,3 Dịch vụ 1365 55,3 17.654.177.790 57,5 Nông, lâm nghiệp 114 4,6 1.312.345.720 4,2 Tổng 2468 100 31.246.332.374 100 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn sẽ hỗ trợ công nghiệp của Thành phố phát triển và tiến trình công nghiệp hóa sẽ đẩy nhanh. Tỷ trọng ngành dịch vụ lớn hơn ngành công nghiệp cho thấy mục tiêu của Thành phố phấn đấu trở thành một trung tâm dịch vụ lớn, trung tâm tài chính, ngân hàng thương mại của cả nước và có tầm cỡ quốc tế đang dần thành công và cũng cho thấy được sức hút của ngành dịch vụ cao, tạo ra được nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Hình 2.3: Tỷ trọng số dự án FDI phân theo ngành Khi Hà Nội mở rộng, thì địa bàn Hà Tây và bốn xã của huyện Lương Sơn Hòa Bình có xuất phát chủ yếu là làm nông nghiệp, song tỷ trọng của ngành nông nghiệp lại thấp nhất cả về số dự án lẫn số vốn (số dự án chiếm 2%, số vốn chiếm 4%). Tuy nhiên, tháng 8 năm 2008 mới có sự mở rộng địa giới do đó tỷ trọng thấp của ngành này không thể tránh khỏi, nhưng nó vẫn phản ánh thực trạng ngành nông nghiệp chưa có nhiều hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Hình 2.4: Tỷ trọng số vốn FDI phân theo ngành 2.2.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội Theo Luật Đầu tư của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện đầu tư vào Việt Nam thực hiện theo một trong các hình thức: Doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (100% VĐTNN), hợp đồng hợp tác kinh doanh (HĐHTKD), hợp đồng xây dựng chuyển giao kinh doanh (BTO),..Tuy nhiên ở Hà Nội chủ yếu theo ba hình thức: doanh nghiệp liên doanh, 100% VĐTNN, HĐHTKD. Phần này sẽ làm sáng tỏ tỷ trọng các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2005-2009. Bảng 2.6: Các hình thức FDI trong giai đoạn 2005-2009 Hình thức Dự án Vốn đầu tư Số dự án Tỷ trọng (%) Số vốn (USD) Tỷ trọng (%) Liên doanh 767 31,07 14.732.235.330 47,15 100% VĐTNN 1663 67,38 15.688.952.750 50,21 HĐHTKD 38 1,55 825.144.290 2,64 Tổng 2468 100 31.246.332.374 100 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Mặc dù theo Luật Đầu tư, cả ba hình thức đầu tư đều được bình đẳng, nhưng trong thực tế hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, tỷ trọng các hình thức này rất khác nhau. Các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu lựa chọn hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư vào Hà Nội, điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài chưa thật sự yên tâm về cơ chế điều hành và quản lý của doanh nghiệp ở Hà Nội. Hình 2.5: Tỷ trọng số dự án FDI theo các hình thức (%) Mặc dù hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 67% về số dự án, song số vốn chỉ chiếm khoảng 50%. Hình thức liên doanh chỉ chiếm khoảng 31% số dự án nhưng chiếm đến 47% số vốn. HĐHTKD cũng vậy, số dự án chỉ chiếm khoảng 2% mà số vốn xấp xỉ 3%. Khi liên doanh với các nhà đầu tư ở Việt Nam, có nhiều người góp vốn cộng thêm sự tin tưởng các nhà đầu tư Việt Nam có sự thông thạo thói quen cũng như đặc điểm ở trong nước nên nguồn vốn góp vào trong hình thức liên doanh sẽ nhiều hơn so với hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài. Hình 2.6: Tỷ trọng số vốn FDI theo các hình thức (%) Bên cạnh đó, sự chênh lệch giữa các hình thức đầu tư đặc biệt hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng cao hơn có thể thấy được trình độ quản lý hay năng lực điều hành doanh nghiệp của các nhà đầu tư ở Việt Nam chưa thật sự chiếm được lòng tin từ phía các nhà đầu tư nước ngoài. 2.2.4.Cơ cấu đối tác đầu tư Cho đến cuối tháng 11 năm 2009 đã có 37 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Thành phố Hà Nội, trong đó xuất hiện ngày càng nhiều công ty, tập đoàn có năng lực cạnh tranh về tài chính và công nghệ như: Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản. Quốc gia tiến hành đầu tư trực tiếp nhiều nhất là Hàn Quốc với tổng số vốn đầu tư là 4.473.346.462USD (Chiếm 14,3% tổng vốn đầu tư), đứng thứ 2 là Nhật Bản với tổng số vốn đầu tư là 3.939.769.070USD (Chiếm 12,6% tổng vốn đầu tư). Bảng 2.7: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội theo nước đầu tư STT Quốc gia Số dự án Vốn đăng ký(USD) 1 Anh 47 980.617.818 2 Achentina 11 181.298.394 3 Áo 7 61.597.693 4 Ấn Độ 8 70.000.000 5 Ba Lan 17 112.394.925 6 Bỉ 16 127.386.280 7 Campuchia 9 153.398.348 8 Canada 37 897.289.843 9 Cuba 7 117.034.865 10 Đài Loan 80 978.238.842 11 Đan Mạch 47 983.273.486 12 Đức 51 1.040.812.750 13 Hà Lan 24 737.100.000 14 Hàn Quốc 485 4.473.346.462 15 Hồng Kông 85 1.930.862.558 16 Hungari 14 691.031.250 17 Indonesia 4 421.283.394 18 Isarel 7 232.923.439 19 Italia 39 896.231.250 20 Luxemburg 9 516.909.000 21 Malaysia 73 980.106.693 22 Mỹ 91 915.944.503 23 Nauy 15 412.388.384 24 Nga 33 811.400.000 25 Nhật Bản 484 3.939.769.070 26 Úc 94 998.162.943 27 Panama 7 12.843.485 28 Pháp 23 955.579.903 29 Philippin 17 891.800.000 30 Séc 29 496.849.329 31 Singapore 197 992.997.887 32 Syria 9 132.488.854 33 Thái Lan 40 891.009.723 34 Thụy Điển 21 983.990.000 35 Thụy Sỹ 13 912.483.485 36 Trung Quốc 302 1.980.423.932 37 Ucraina 9 166.863.866 Tổng 2.468 31.246.332.374 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Các quốc gia thuộc Châu Á đầu tư vào Hà Nội chiếm nhiều nhất cả về số dự án cũng như số vốn đầu tư. Còn các nước thuộc châu Âu, châu Mỹ,… có đầu tư song số vốn và số dự án chưa nhiều (Bỉ chiếm 0,6% số dự án và 0,4% số vốn; Pháp chiếm 0,9% về số dự án và 0,3% số vốn….). Như vậy, Hà Nội vẫn chưa thu hút được nhiều nguồn vốn của các quốc gia trên thế giới, có sự chênh lệch về vốn đầu tư giữa các quốc gia, có thể do tiềm lực phát triển kinh tế của Hà Nội vẫn chưa được quảng bá đến các nước do đó Hà Nội cần thực hiện nhiều biện pháp hơn để làm nổi bật điểm mạnh của mình thu hút nguồn vốn đầu tư từ khắp các quốc gia trên thế giới. 2.3. Đóng góp đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội Trong giai đoạn 2005-2009, Hà Nội đã thu hút một lượng đáng kể vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Lượng vốn đó đã đóng góp tích cực vào thành công sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội, thể hiện: 2.3.1. Đóng góp của FDI vào tăng trưởng kinh tế Một trong những kết quả quan trọng của hoạt động đầu tư nước ngoài đối với phát triển kinh tế - xã hội Thành phố là tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước thông qua các loại thuế. Trong giai đoạn 2005 – 2009 các dự án đầu tư nước ngoài đã đóng góp cho ngân sách Thành phố 2.691 tỷ đồng. Bảng 2.8: Doanh thu và nộp ngân sách của các doanh nghiệp FDI tại Thành phố Hà Nội 2005-2009 Năm Doanh thu (USD) Nộp ngân sách nhà nước (tỷ đồng) Tỷ trọng nộp ngân sách so với thu nội địa(%) 2005 450.953.147 367 12,1 2006 493.253.549 423 13,08 2007 623.574.753 597 19,3 2008 759.842.736 631 20,02 2009 745.446.573 673 18,01 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Đóng góp của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngân sách Nhà nước Thành phố Hà Nội ngày càng tăng qua các năm, giúp Thành phố có điều kiện phát triển kinh tế-xã hội. Năm 2009 mặc dù vốn đăng ký vào nhiều song doanh thu và đóng góp vào ngân sách chưa cao, nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Vì vậy, Hà Nội cần có những chính sách phù hợp, thuận lợi tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI trong năm 2010 và các năm tới kinh doanh tốt hơn để sớm vượt qua giai đoạn khủng hoảng và đóng góp được nhiều cho ngân sách Nhà nước. Hình 2.7: Doanh thu và nộp ngân sách Nhà nước của các dự án FDI giai đoạn 2005-2009 Năm 2006, tỷ trọng nộp ngân sách so với thu nội địa của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng không đáng kể so với năm 2005 (12% tăng lên 13%). Sang năm 2007, chỉ số này tăng vọt lên 19%, điều này có được là do năm 2007 có sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, nên lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thành phố rất lớn. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới mà năm 2009, tỷ trọng nộp ngân sách so với thu nội địa đã giảm hơn so với năm 2008 (năm 2008 là 20,02% và năm 2009 là 18,01%). Hình 2.8: Tỷ trọng nộp ngân sách so với Thu nội địa các dự án FDI giai đoạn 2005-2009 Với mức đóng góp như trên vào ngân sách Nhà nước của Thành phố Hà Nội, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã có ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2005-2009 (Xem bảng 1-Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm). Tổng sản phẩm trong nước (GDP) Thành phố Hà Nội tăng bình quân giai đoạn 2005 – 2009 là 9,08%/năm. Từ năm 2005 đến 2007 có tốc độ tăng trưởng tăng dần (năm 2005 là 11,2%; năm 2006 tăng lên 11,5%; năm 2007 là 12,2%), tuy nhiên đến năm 2008 tốc độ GDP giảm (xuống 10,6%) và thấp nhất là năm 2009 (xuống đến 6,7%). Sự sụt giảm này do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu, các quốc gia nào cũng đều chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này, do đó Hà Nội không vì sự sụt giảm này mà không nhìn nhận sự đóng góp của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Tốc độ tăng trưởng GDP 11,1 11,5 12,2 10,6 6,7 Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội Tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài trong tổng vốn đầu tư phát triển xã hội sẽ làm rõ hơn sự đóng góp của doanh nghiệp với sự tăng trưởng kinh tế. Năm 2005 nguồn vốn FDI chiếm 12,05% tổng vốn đầu tư phát triển của Hà Nội, sang đến năm 2006 tỷ trọng này tăng lên 12,11% và tăng lên đến 13,02% vào năm 2007. Tuy nhiên, cũng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên khu vực FDI chỉ đóng góp được 12,8% năm 2008 và giảm hơn vào năm 2009 (giảm xuống còn 12,62%). Bảng 2.9: Vốn đầu tư phát triển ở Hà Nội phân theo nguồn vốn giai đoạn 2005-2009 Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Vốn Nhà nước 7.854,9 8.327,8 8.934,8 9.036,6 9.896,8 Vốn ngoài quốc doanh 6.035,6 7.233,2 6.927.8 10.864,1 6.982,5 Vốn FDI 1.893,8 2.173,4 2.374,7 3.035 2.857,4 Tổng số 15.748,3 17.934,4 18.237,3 23.635,7 22.636,7 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội 2.3.2. Đóng góp của FDI vào phát triển lực lượng sản xuất Trong điều kiện của Việt Nam và Hà Nội, đầu tư trực tiếp nước ngoài thực tế là một kênh chuyển giao công nghệ đặc biệt quan trọng so với các hình thức, kênh chuyển giao công nghệ chính thức khác như: chế tạo thiết bị mang nhãn hiệu nước ngoài (Original Equipment Manufacturing – OEM); Hợp đồng (Licence); Tự thiết kế và sản xuất theo bản thiết kế tổng thể do bên nước ngoài cấp; nhập khẩu máy móc thiết bị; trợ giúp tư vấn kỹ thuật,…Trình độ công nghệ, mức độ tiên tiến thiết bị của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng cao hơn hẳn các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt về các công nghệ hiện đại, đồng thời lại không có công nghệ lạc hậu, trong khi tỷ lệ công nghệ lạc hậu trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung lên đến 52%. Bảng 2.10: So sánh trình độ công nghệ, thiết bị chính đang sử dụng trong các thành phần kinh tế ở Việt Nam với thế giới (đơn vị tính:%) Thành phần khu vực kinh tế Tổng số Trình độ công nghệ Hiện đại Trung bình Lạc hậu Tổng số 100 10 38 52 Quốc doanh 100 11,4 53,1 35,5 Trung ương 100 10,6 60,6 28,8 Địa phương 100 11,9 48,6 39,5 Ngoài quốc doanh 100 6,7 27 66,3 Cổ phần và TNHH 100 19,4 54,8 25,8 Doanh nghiệp tư nhân 100 30 30 40 HTX tiểu thủ CN 100 16,7 33,3 50 Tổ hợp cá thể 100 3,6 22,8 73,6 Đầu tư nước ngoài 100 44,4 55,5 - Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Khu vực đầu tư nước ngoài có tỷ lệ thiết bị hiện đại cao nhất so với các khu vực khác trong nước (cụ thể là 44,4%),khu vực Trung ương cũng chỉ có 10,6% là thiết bị hiện đại, khu vực cổ phần và TNHH đứng vị trí thứ hai là 19,4% còn cách xa so với khu vực đầu tư nước ngoài (44,4%). Ngược lại, các doanh nghiệp trong nước đa số sử dụng thiết bị lạc hậu, cụ thể có khu vực tổ hợp cá thể sử dụng nhiều nhất (73,6%) trong khi các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài không có một thiết bị lạc hậu nào. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua hoạt động sản xuất mà đóng góp lớn cho sự phát triển của trình độ công nghệ, thiết bị trong nước. Trong các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội không có một công nghệ lạc hậu nào, tỷ trọng công nghệ hiện đại chiếm 85%, thiết bị lạc hậu cũng không có và thiết bị mới chiếm tỷ lệ 78%. Bảng 2.11: Trình độ công nghệ, thiết bị của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội (tỷ trọng % tính theo giá trị) TT Chỉ tiêu Tỷ trọng % I Về công nghệ 100 1 Công nghệ hiện đại 85 2 Công nghệ trung bình 15 3 Công nghệ lạc hậu - II Về thiết bị 100 4 Thiết bị mới 78 5 Thiết bị đã qua sử dụng (từ 70% trở lên) 17 6 Thiết bị cũ 5 7 Thiết bị lạc hậu - Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội Những công nghệ và thiết bị mới của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp cho người lao động ở Việt Nam cũng như ở Hà Nội được tiếp cận với những công nghệ hiện đại, nâng cao năng suất lao động, phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy nhanh được quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thủ đô cũng như của cả nước, ngoài ra, còn tiếp thu được những kinh nghiệm quản lý, kinh doanh của bên nước ngoài nâng cao được trình độ quản lý và tay nghề của người lao động. 2.3.3. Đóng góp FDI vào tạo việc làm cho người lao động Ngoài những ảnh hưởng kể trên, việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thành phố còn có tác động đến việc thu hút lao động, đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, trình độ kỹ thuật, tay nghề. Một trong các mục tiêu chiến lược của việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là phải tạo ra được nhiều việc làm cho người lao động trong nước với chi phí thấp. Chính vì thế mà các dự án sử dụng nhiều lao động tại chỗ rất được ưu tiên. Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội là một trong những lĩnh vực hấp dẫn đối với lực lượng lao động, đặc biệt là những lao động trẻ có trình độ, những thanh niên mới tốt nghiệp đại học. Đội ngũ công nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã học tập được những kỹ năng nghề nghiệp để điều hành, quản lý kinh doanh theo cơ chế thị trường và đáp ứng được yêu cầu mới của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tính đến cuối năm 2005 các dự án đầu tư nước ngoài ở Hà Nội đã thu hút được khoảng 62.000 lao động, đến cuối năm 2006 con số này là 78.000 lao động, sang đến năm 2007 số lao động đã tăng lên đến khoảng 90.000 lao động, năm 2008 là 87.000 lao động và năm 2009 giảm xuống 79.000 lao động. Bảng 2.12: Số lao động của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Số lao động (Người) 62.000 78.000 90.000 87.000 79.000 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008 đã ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài làm cho số lao động trong các doanh nghiệp này giảm hẳn vào năm 2008 và năm 2009. Tuy nhiên, từ năm 2007 trở về trước số lao động trong các doanh nghiệp tăng dần qua các năm. Đa số trong số đó được đào tạo và tiếp cận với trình độ kỹ thuật quản lý tiên tiến. Khu vực doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ giải quyết việc làm đối với một phần đáng kể lực lượng lao động mà còn từng bước hình thành nên một đội ngũ lao động, quản lý kỹ thuật có đủ năng lực, trình độ, kỷ luật công nghiệp điều hành, quản lý kinh doanh theo cơ chế thị trường và đáp ứng những yêu cầu mới trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2.3.4. Tác động của FDI vào hội nhập quốc tế của Hà Nội Thông qua tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài, Hà Nội có điều kiện thuận lợi để gắn kết kinh tế trong Thành phố với hệ thống sản xuất, phân phối, trao đổi quốc tế, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của Hà Nội. Chủ thể chủ yếu của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới hiện nay là các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia với mạng lưới chân rết toàn cầu; thông qua tiếp nhận đầu tư của các tập đoàn, công ty này, Hà Nội có điều kiện thuận lợi để tiếp cận và thâm nhập thị trường quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu, làm quen với tập quán thương mại quốc tế, thích nghi nhanh hơn với những thay đổi trên thị trường thế giới, thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong một số lĩnh vực đẩy nhanh tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Thành phố. Tính từ năm 1989 đến hết năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 5.937 triệu USD, đặc biệt trong năm cuối đã tăng rất nhanh, cao hơn tốc độ tăng trung bình kim ngạch xuất khẩu chung của toàn Thành phố. Như tốc độ tăng giá trị xuất khẩu khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2001-2005 ước đạt bình quân 49%/năm, cao hơn so với bình quân tăng xuất khẩu chung toàn Thành phố là 17%/năm và cao hơn giai đoạn 5 năm trước 1996-2000 chỉ là 9%/năm. Tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng kim ngạch xuất khẩu Thành phố cũng tăng đáng kể từ 13% năm 2000 lên 31,8% năm 2005, 37,5% năm 2006 và 38,8% năm 2007. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã tăng nhanh số lượng, chất lượng các sản phẩm xuất khẩu của Thành phố, trong đó đa số là sản phẩm mới, công nghệ, kỹ thuật cao. Sản phẩm xuất khẩu chủ lực của khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là hệ thống điện xe ôtô, linh kiện máy ảnh, phần mềm ôtô, tivi màu màn phẳng, xe máy, linh kiện, kỹ thuật số,… Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, “Tổng kết 20 năm (1987-2007) hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Hà Nội” Những thành tựu đạt được trong hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn 2005-2009 là to lớn, tạo dựng những cơ sở vật chất quan trọng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế đồng thời vẫn đảm bảo được tính độc lập tự chủ và định hướng phát triển của Thành phố. Đạt được những kết quả trên trong bối cảnh quốc tế và khu vực chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính là do: Thứ nhất, Hà Nội có nhiều tiềm năng thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài. Cũng như các địa phương khác, Hà Nội có các lợi thế so sánh để minh chứng khả năng mang lại lợi nhuận khi các nhà đầu tư bỏ vốn đấu tư vào Hà Nội như: nguồn lao động dồi dào; vị trí địa lý, đầu mối giao thông rất thuận tiện cho việc di chuyển giữa các địa phương với nhau, tạo điều kiện cho giao thương phát triển và tiết kiệm được chi phí vận chuyển giữa các địa phương, từ khi mở rộng địa giới Hà Nội có quỹ đất lớn hơn, có nhiều mặt bằng hơn để các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh; tài nguyên thiên nhiên, thắng cảnh đẹp là lợi thế cho phát triển kinh tế dịch vụ. Nền kinh tế, chính trị xã hội ổn định là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Thứ hai, hệ thống luật pháp v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội.doc
Tài liệu liên quan