Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 1996-2001, thực trạng và giải pháp

Phần I: Lời mở đầu 1

Phần II: Nội dung chính 2 Chương I: Lý luận chung về ĐTTTNN

I. Khái niệm, đặc điểm và sự tất yếu khách quan của

 hoạt động ĐTTTNN 2

1. Khái niệm đầu tư quốc tế và ĐTTTNN 2 2.Tính tất yếu khách quan của ĐTTTNN 3

3. Đặc điểm của ĐTTTNN 4

II. Tác động của hoạt động ĐTTTNN 5

1. Tác động đối với nước chủ nhà 5

2. Tác động đối với nước sở tại 6

2.1. Nước sở tại là nươc phát triển 6

2.2. Nước sở tại là nước chậm và đang phát triển 8

2.2.1. Những tác động tích cực 8

2.2.2. Những tác động tiêu cực 10

III. Các hình thức ĐTTTNN 11

1. Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng 11

2. Doanh nghiệp liên doanh 12

3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 13

IV. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ĐTTTNN 15

1. Yếu tố chủ quan 15

2. Yếu tố khách quan 18

 V. Các xu hướng vận động của dong vốn ĐTTTNN trên Thế giới 19

1. Xu hướng tự do hoá trong ĐTTTNN 19

2. Vai trò ngày quan trọng của các tập đoãnuyên quốc gia 20

3. Có sự thay đổi đáng kể về địa bàn đầu tư 20

4. Có sự thay đổi lớn trong tương quan lực lượng giữa

 

doc64 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1105 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 1996-2001, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đầu tư đã được cải thiện thông thoáng hơn như quy định tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc, giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư, mở rộng quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá hình thức, lĩnh vực đầu tư… Sau đây là một số đánh giá có tính khái quát về môi trường đầu tư mà Việt Nam đã tạo lập và cải thiện trong những năm gần đây. 1. Môi trường bên trong: 1.1. Môi trường kinh tế: Việt Nam là một quốc gia đang phát triển ở trình độ thấp, với thể chế kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và sự lãnh đạo của Đảng, điều đó phần nào tạo thuận lợi cho hoạt động ĐTTTNN. Hơn nữa, Việt Nam đang thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, với những chính sách ưu đãi đã và đang tạo ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam còn nhiều hạn chế, yếu kém, chưa tạo được thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN nói riêng. Chẳng hạn, tốc độ tăng trưởng hiện nay đã giảm đáng kể so với thời kỳ trước. Nếu tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 1991-1996 là 8,42% thì giai đoạn 1997-2001 là 6,44% (Theo:Thời báo kinh tế Việt Nam, Số Đặc san 2000-2001). Thêm vào đó là việc định giá quá cao đồng VND so với đồng USD đã làm giảm vốn đầu tư bằng VND của nhà đầu tư. Hiện nay, tuy thị trường hàng hoá - dịch vụ phát triển nhanh, nhưng do quản lý chưa tốt nên tình trạng kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế, sản xuất hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại còn phổ biến đã ảnh hưởng không nhỏ đến các nhà sản xuất. Thị trường công nghệ và các dịch vụ thông tin, pháp lý, tài chính, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán… chưa phát triển kịp thời với các lĩnh vực hợp tác đầu tư. Thị trường vốn, thị trường chứng khoán kém phát triển cũng hạn chế khả năng đáp ứng yêu cầu vốn của các nhà đầu tư… 1.2. Môi trường chính trị, luật pháp : Xét về nhân tố chính trị, cho thấy sự ổn định về chính trị ở Việt Nam là một nhân tố quan trọng thu hút ĐTTTNN tăng ổn định vào đầu thập niên 90 và trong giai đoạn 1996-2001, nó vẫn còn tác dụng. Đây là lợi thế của Việt Nam so với các nước trong khu vực vì nó tạo niềm tin và sự an toàn về chính trị cho nhà đầu tư nước ngoài. Chủ nghĩa khủng bố ở Philippin cũng như chủ nghĩa li khai ở Inđônêxia trong những năm gần đây luôn là mối đe dọa lớn cho nhà đầu tư và trở thành một trong những nguyên nhân làm giảm ĐTTTNN ở các quốc gia này. Đối với nhân tố thu hút ĐTTTNN do Chính phủ tạo điều kiện thương mại thuận lợi cho thấy khuyến khích của Việt Nam đối với ĐTTTNN như miễn thuế nhập khẩu thiết bị và nguyên liệu cho các dự án đầu tư và các khyến khích khác nêu trong sơ đồ dưới đây so với các nước trong khu vực là có tính cạnh tranh. (Xem bảng 1) Bảng1: So sánh các yếu tố khuyến khích ĐTTTNN ở một số nước Đông Nam á Quốc gia Ưu đãi thực Thuế nhập khẩu Khuyến khích và các điều kiện khác Inđônêxia Không có Được hoàn lại thuế Các dự án phải là liên doanh Có thể vay tiền từ các ngân hàng được Chính phủ bảo trợ Malaixia Miễn thuế 5 năm Miễn thuế nhập khẩu thiết bị và nguyên liệu cho các dự cá phê chuẩn Khấu trừ thuế đánh vào các chi tiêu nghiên cứu và triển khai Philippin Miễn thuế từ 3 đến 8 năm Miễn thuế nhập khẩu máy móc và các hàng rào bảo hộ khi dự án bắt đầu hoạt động Ưu đãi thuế cho các khu vực kém phát triển Quốc gia Ưu đãi thực Thuế nhập khẩu Khuyến khích và các điều kiện khác Xingapo Miễn thuế từ 5 đến 10 năm Miễn hoàn toàn các loại thuế nhập khẩu Cho vay lãi suất ưu đãi đối với các ngành công nghiệp trọng tâm Khấu trừ thuế đầu vàp các chi tiêu ngiên cứu và triển khai Thái Lan Miễn thuế từ 3 đến 5 năm Miễn thuế cho máy móc và một số nguyên liệu Ưu đãi thuế và tín dụng đối với các dự án không ở Bangkok Hỗ trợ hạ tầng cơ sở cho cấc dự án lớn Việt Nam Miễn thuế 2 năm và 2 năm giảm 50% thuế Miễn thuế cho các thiết bị và nguyên vật liệu của các dự án phê duyệt Giảm thuế thu nhập công ty cho các ngành công nghiệp nằm trong danh sách ưu tiên Cho phép hình thức DN 100% VNN Nguồn: World Bank 1998 Tuy nhiên, Việt Nam là nước XHCN, vì vậy đã gây ra quan niệm sai lầm rằng Việt Nam không có cơ chế thị trường, do đó không hấp dẫn nhà đầu tư. Bên cạnh đó, mặc dù Việt Nam đã có chính sách bảo vệ quyền tài sản của người nước ngoài, song các văn bản quy định về sở hứu trí tuệ lại chưa rõ ràng, gây tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Hơn nữa, tuy rằng, môi trường đầu tư Việt Nam có tính ổn định cao, xong việc ban hành chính sách lại thường xuyên thay đổi và không dự báo được, thường đưa ra những quy định không mong đợi cho nhà đầu tư. Về hệ thống luật pháp, nhận xét đầu tiên của nhà đầu tư khi đến Việt Nam là hệ thống luật pháp thiếu sự đồng bộ, ổn đinh, thiếu rõ ràng và khó dự đoán trước được. Nhiều văn bản dưới luật ban hành chậm so với quy định, chậm đi vào cuộc sống. Một số văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành, địa phương có xu hướng xiết lại, dẫn đến tình trạng “trên thoáng, dưới chặt”, thậm chí chồng chéo, thiếu thống nhất. Các ưu đãi về thuế tài chính chưa cao, chủ yếu dành cho các lĩnh vực, địa bàn nhà đầu tư ít quan tâm, chưa thực sự hướng vào xuất khẩu, khai thác lợi thế so sánh của Việt Nam. Nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai hoạt động thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật chuyên ngành, như: đất đai, lao động, quản lý ngoại hối, chế độ kế toán - kiểm toán, xuất nhập cảnh, thuế GTGT… Hệ thống luật pháp Việt Nam cũng chưa tạo ra một sân chơi bình đẳng cho nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. 1.3. Thủ tục hành chính: Thủ tục hành chính ở Việt Nam, nói chung, đã và đang cải tiến theo hướng đơn giản hoá, một cửa, giảm bớt các thủ tục trong các khâu đăng ký, cấp phép đầu tư, đăng ký và chuyển quyền sử dụng đất, rút ngắn thời gian thẩm định dự án đầu tư,… Mặc dù đã có những cải tiến đáng kể như vậy, nhưng thủ tục và cơ chế hành chính ở Việt Nam vẫn còn rất phức tạp, rườm rà, mất nhiều thời gian. Chẳng hạn, thủ tục cấp phép đã được cải tiến nhưng lại dẫn đến tình trạng “một cửa nhiều khoá”; sự phối hợp giữa các ngành còn chưa kịp thời; thủ tục sửa đổi giấy phép đầu tư thường qua phức tạp, tỉ mỉ, làm hạn chế phát triển đầu tư thêm. Các thủ tục khác cũng trong tình trạng tương tự như: thủ tục hải quan không rõ ràng; thủ tục đất đai (giá thuê đất, chính sách giải toả, đền bù, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) không đồng nhất và phức tạp; thủ tục xây dựng (cấp chứng chỉ quy hoạch, giấy phép xây dựng) còn nhiều phiền hà; thủ tục cấp Visa mất nhiều thời gian và lệ phí cao; việc tuyển dụng lao động phải qua trung tâm dịch vụ gây tốn kém thơì gian, chi phí, nhưng chất lượng thấp; phương thức nộp thuế và thủ tục, thời gian hoàn thuế GTGT, chế độ tài chính, kế toán, chế độ quản lý ngoại hối… còn nhiều hạn chế, phức tạp. Tiêu cực phát sinh trong qúa trình thực hiện các thủ tục cùng với những yếu kém trên đã làm tăng tính phức tạp, rườm rà của thủ tục hành chính. 1.4. Cơ sở hạ tầng vật chất-kỹ thuật: Mặc dù chỉ mới qua 15 năm đổi mới, nhưng cơ sở hạ tầng (CSHT) vật chất - -kỹ thuật của Việt Nam đã có nhiều cải thiện đáng kể. Đặc biệt là ở một số địa phương như TP. Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai, và các tỉnh, thành phố duyên hải đã có hệ thống giao thông thuận lợi, khoảng cách đến các cảng lớn ngắn, các dịch vụ bổ trợ như tài chính, ngân hàng phát triền đã thu hút mạnh ĐTTTNN vào các khu vực này. Cũng giống như nhiều nước chậm phát triển khác, CSHT vật chất - kỹ thuật của Việt Nam, nhìn một cách tổng quan, còn nhiều yếu kém và hạn chế. Hệ thống giao thông - vận tải, điện nước còn lạc hậu, đặc biệt là ở những khu công nghiệp, khu chế xuất. Các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, giải trí cho đối tượng nước ngoài còn sơ sài. Các dịch vụ bưu chính viễn thông, ngân hàng- tài chính, tư vấn pháp lý, bảo hiểm,…vẫn chưa được phát triển. Như vậy, mặc dù có một số địa phương đã có được CSHT khá hấp dẫn ĐTTTNN, nhưng trong cả nước thì đây vẫn là nhân tố hạn chế đầu tư , điều này đòi hỏi Nhà nước Việt Nam phải nỗ lực hơn nữa để nâng cấp và phát triển CSHT hiện đai và mang tính cạnh tranh so với khu vực và thế giới. 1.5. Nguồn nhân lực : ở Việt Nam, tuy đội ngũ lao động dồi dào về số lượng, nhưng lại hạn chế về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp ĐTTTNN về lao động có tay nghề cao, kỷ luật lao động kém, năng suất lao động thấp. Do đó, thế mạnh về lao động của Việt Nam giảm dần. Một công trình công bố của Viên Phát triển hài ngoại Anh Quốc (ODI) kết luận rằng tăng trưởng của ĐTTTNN vào Việt Nam vào nửa đầu thập niên 90 là do chi phí lao động thấp. Tuy nhiên số liệu ở bảng 1 cho thấy chi phí lao động và một số chi phí khác ở Việt Nam hiện nay không còn là nhân tố thu hút ĐTTTNN. Lương công nhân và kỹ sư ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang tăng lên trong khu vực. Hơn nữa chi phí lao động rẻ không thể tách rời năng suất lao động tạo thành lợi thế cạnh tranh. Lương kỹ sư ở TP, Hồ Chí Minh và Hà Nội thấp hơn ở Banhkok nhưng nếu tính thêm trình độ chuyên môn và các yếu tố khác vào thì lợi thế sẽ nghiêng về phía Thái Lan. (Xem bảng 2) Bảng 2: So sánh chi phí đầu tư tại một số thành phố lớn ở Châu á (/121999) Chỉ tiêu Hà Nội TP. HCM Thượng Hải Singa -pore Bang--kok KualaLum- -pur Jakarta Mani—la Lương công nhân 94 113 248 468 176 329 64 228 Lương kỹ sư 251 221 47 1313 378 668 190 344 Lương quản lý cấp trung 511 488 453 2163 727 1407 723 620 Phí thuê phòng/tháng 23 16 24 42 13 17 19 28 Phí thuê nhà cho đại diện người nước ngoài /tháng 1850 1800 1500 2285 1420 920 2000 1970 Phí điện thoại quốc tế (3 phút gọi sang Nhật) 8,52 8,52 4,3 2,23 3,11 2,61 2,59 3,78 Tiền điện dùng cho kinh doanh/Kwh 0,07 0,07 0,0035 0,05 0,03 0,06 0,0177 0,09 Vận chuyển container (400 ft/cont) (từ nhà máy dến cảng của Nhật-cảng Yokohama) 1825 1375 880 670 1466 895 1252 994 Giá xăng dầu thông dụng 0,31 0,31 0,3 0,74 0,34 0,29 0,138 0,35 Thuế thu nhập ca nhân (mức thuế cao nhất, %) 50% 50% 45% 29% 37% 29% 30% 33% Nguồn: JETRO Nói tóm lại, những yếu tố nói trên có tác động tổng hợp làm giảm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc giảm đầu tư cũng còn do tác động của nhiều yếu tố khác thuộc môi trường bên ngoài. 2. Môi trường bên ngoài: 2.1. Tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á: Luồng vốn ĐTTTNN vào Việt Nam từ các nước Châu á hiện chiếm tới 70% vốn đăng ký, trong đó, riêng các nước ASEAN đã chiếm tới 24,8% (Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 12/2001, trang 7). Cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ Châu á đã làm cho tiềm lực tài chính của các nhà đầu tư suy yếu, dẫn đến việc giảm sút vốn đầu tư vào Đông Nam á nói chung, vào Việt Nam nói riêng. Mặt khác do hầu hết các đồng tiền trong khu vực bị mất giá (do tác động của khủng hoảng), đồng tiền Việt Nam trở nên đắt tương đối so với các đồng tiền khác, do đó phần lớn các doanh nghiệp vốn ĐTTTNN phải tạm ngưng hoạt động do khả năng cạnh tranh của hành hoá bị giảm sút, chi phí nhập khẩu nguyên liệu tăng, thị trường bị thu hẹp,… Bên cạnh khủng hoảng kinh tế, sự suy yếu của nhà đầu cũng là một nguyên nhân làm giảm vốn ĐTTTNN. Theo đánh giá của các tổ chức nghiên cứu kinh tế quốc tế, sự suy giảm chung của nền kinh tế thế giới khiến nhiều tập đoàn, công ty xem xét lại kế hoạch đầu tư mới của mình, do đó việc xuất khẩu tư bản trên Thế giới bị suy giảm. Nếu như năm 1999 ĐTTTNN trên Thế giới đạt 1075 tỷ USD, năm 2000 đạt 1271 tỷ USD thì năm 2001 chỉ con 760 tỷ USD, giảm 40% so với năm 2000 (Thời báo kinh tế Việt Nam Số Đặc san 2001-2002, trang 65). Do môi trường đầu tư kém hấp dẫn nên Việt Nam cũng không tránh khỏi tầm ảnh hưởng của xu hướng suy giảm trên. Chẳng hạn, phần lớn nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam đến từ các nước Châu á trong đó có Nhật Bản. Trong khi nền kinh tế Nhật Bản chưa có dấu hiệu phục hồi ít nhất trong ngắn hạn thì điều này cộng hưởng thêm bất lợi cho việc thu hút ĐTTTNN vào Việt Nam. 2.2.Tác động của sự cạnh tranh từ các quốc gia khác: Mặc dù ĐTTTNN trên Thế giới suy giảm trầm trọng, nhưng Châu Phi, Đông Âu, Trung Quốc vẫn là những địa điểm của dòng vốn ĐTTTNN. Trong những nước này thì đáng nói nhất vẫn là Trung Quốc, vì cùng với việc gia nhập tổ chức WTO, Trung Quốc sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh lớn của ASEAN nói chung và của Việt Nam nói riêng. Theo đánh giá của EIU, trong thời kỳ 2001-2005, Trung Quốc đứng thứ 4 trong số 10 địa chỉ thu hút vốn ĐTTTNN hàng đầu Thế giới, với lượng vốn tiếp nhận trung bình hàng năm là 57,6 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 6,5% trong tổng vốn ĐTTTNN toàn Thế giới. Với sức hút mạnh như vậy, Trung Quốc sẽ làm giảm vốn đầu tư vào các nước khác trong đó có Việt Nam. Theo đánh giá của Công ty Tư vấn rủi ro chính trị và kinh tế (PERC) tháng 9/2000 cho thấy, nếu xét cả 2 nhân tố giá cả và chất lượng lao động thì Trung Quốc và ấn Độ là 2 htị trường lao động hấp dẫn nhất. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng bởi chính sách hội nhập tích cực của Myanmar và Campuchia vào khu vực ASEAN. Hơn nữa, sau khủng hoảng 1997, các nước trong khu vực nhất là Thái Lan và Hàn Quốc thực hiện chính sách cải tổ mạnh mẽ và triệt để đối với khu vực dịch vụ và ngân hàng cùng với sự giúp đỡ có hiệu quả của IMF tạo ra sự phục hồi nhanh chóng biến các quốc gia này trở thành vị trí hàng đầu là nơi đến của dòng vốn ĐTTTNN. Điều này là thách thức rất lớn đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. 2.3. Tác động của việc Việt Nam gia nhập AFTA, khu vực đầu tư ASEAN-AIA và ký kết Hiệp định thương mại Việt- Mỹ: Đây sẽ là điểm sáng cho môi trường đầu tư Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực, các nhà đầu tư sẽ đầu tư vào Việt Nam làm bàn đạp xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ để hưởng ưu đãi về thuế quan. Cũng như vậy, khi tham gia vào Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA), Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận được nguồn vốn ĐTTTNN trên Thế giới và trong khu vực do sự hoạt động của tổ chức này. Hơn nữa, đầu tư nước ngoài luôn có mối quan hệ mật thiết với thương mại quốc tế, vì vậy, khi Việt Nam tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế thì chắc chắn kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ tăng và thúc đẩy hoạt động ĐTTTNN. Tuy nhiên, Việt Nam cần tăng cường hơn nữa tỷ trong xuất khẩu công nghiệp trong kim ngạh xuất khẩu, vì thực tế ở các nước Thái Lan, Philippin, Malaixia cho thấy tỷ trọng này chiếm tới 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu vì vậy đã tạo động lực thu hút đầu tư nước ngoài (Tạp chí: Phát triển kinh tế Số 120 tháng 10/2000). Như vậy, ĐTTTNN vào Việt Nam vẫn tiếp tục giảm và chưa có dấu hiệu phục hồi như thời kỳ 1994-1996. Vấn đề đặt ra là phải đánh giá và xây dựng sự hấp dẫn trong một môi trường động, luôn luôn thay đổi dưới tác động cạnh tranh của các nước trong khu vực và sự thay đổi của chiến lược đầu tư của nước ngoài. Qua những đánh giá sơ lược trên đây cho thấy môi trường đầu tư ởViệt Nam tuy có sức cạnh tranh song những nhân tố tạo động lực cho ĐTTTNN đã thay đổi đáng kể trong giai đoạn hiện nay, vì vậy Việt Nam cần thay đổi để cải tạo môi trường đầu tư cho phù hợp với xu hướng mới hiện nay.Trên đây là những đánh gía sơ lược về môi trường đầu tư ở Việt Nam, điều đó sẽ phần nào lý giải được thực trạng đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 1996-2001. II. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoàI ở Việt Nam giai đoạn 1996-2001: 1.Quy mô vốn đầu tư: Trong 9 năm từ 1988 đến 1996, ĐTTTNN ở Việt Nam tăng khá, số dự án đăng ký tăng bình quân 31,5%/năm, vốn đăng ký tăng 45%/năm. Nhưng trong giai đoạn 1996-2001, tốc độ đầu tư biến động phức tạp và có xu hướng giảm. Trong giai đoạn khủng hoảng, vốn đầu tư giảm, sang năm 1999, tuy số dự án được cấp phép bắt đầu tăng trở lại (tăng 12% so với năm 1998), nhưng tổng vốn đăng ký mới chỉ bằng 43% năm 1998. Năm 2000, tình hình có khả quan hơn, số dự án đăng ký tăng 11% và vốn đăng ký tăng 26% so với năm 1999. Số vốn đăng ký năm 2001 tăng 23,5%, vốn thực hiện tăng 3% so với năm 2000 ( Xem bảng 3). Từ bảng 3 cho thấy: việc góp vốn triển khai dứ án là khá tích cực. Từ năm 1996 đến năm 2001, tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký là 60,9%. Nếu so với các nước trong khu vực (con số này dao động từ 30-40%) thì đây là tỷ lệ khá cao. Xét về quy mô dự án, cho thấy quy mô này ở Việt Nam là không lớn, trung bình 15,8 triệu USD một dự án. Trong đó năm các năm 1999, 2000 quy mô bình quân 1 dự án là thấp nhất, chỉ đạt 5,1 triệu USD và 5,7 triệu USD. Điều này chứng tỏ số dự án lớn ở Việt Nam đang có xu hướng giảm. Nói chung, so với giai đoạn trước, trong giai đoạn 1996-2001, ĐTTTNN giảm cả về số vốn đăng ký lẫn quy mô dự án. Nguyên nhân của tình trạng này phần lớn là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á, và môi trường đầu tư của Việt Nam chậm được cải thiện trong khi phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước khác như Trung Quốc, Hồng Kông,… Bảng 3: ĐTTTNN tại Việt Nam giai đoạn 1996-2001 Đơn vị: Triệu USD Năm Số dự án Vốn đăng ký Vốn thực hiện Quy mô dự án 1996 368 8.640 2.646 23,5 1997 331 4.514 3.250 13,6 1998 275 3.596 1.900 13,1 1999 308 1.566 1.519 5,1 2000 344 1.973 2.228 5,7 2001 2.436 2.800 Tổng 1626 22.725 14.343 15.8 Nguồn: Bộ Kế hoạch-Đầu tư. 2.Các hình thức đầu tư: Các hình thức ĐTTTNN ở Việt Nam đang biến chuyển theo hướng tăng dần hình thức DN 100% VNN và giảm dần hình thức DNLD. Theo bảng 4 dưới đây thì hình thức DN 100% VNN chiếm tới 61,94% tổng số dự án tính đến 28/2/2002. Bảng 4: ĐTTTNN phân theo hình thức đầu tư tính đến 28/2/2002 Hình thức đầu tư Số dự án còn hiệu lực Tổng vốn đầu tư (tr.USD) Vốn pháp định (tr.USD) Vốn thực hiện (tr. USD) Tỷ trọng trong vốn đầu tư (%) DNLD 1048 20050 7932 10805 52,62 DN 100% VNN 1951 12706 5615 6427 33,35 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 145 4070 3499 3314 10,68 BOT 6 1277 363 60 3,35 Tổng 3150 38103 17409 20606 100 Nguồn: Bộ Kế hoạch- Đầu tư, Vụ Quản lý dứ án. Trong giai đoạn 1988-1992, hình thức DNLD chiếm 70% tổng số dự án ĐTTTNN, hình thức DN 100% VNN chỉ chiếm 12%; giai đoạn 1993-1996, số dự án 100% vốn nước ngoài đã tăng lên 38%; giai đoạn 1996-1999, số dự án loại này chiếm tới 64% tổng số dự án. Riêng năm 2000, số dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài lên đến con số 286, gấp 5 lần số dự án liên doanh. Nguyên nhân của tình trạng trên là do DNLD có nhiều hạn chế. Chẳng hạn như khả năng góp vốn của bên Việt Nam trong DNLD là qua hạn hẹp, bình quân chỉ bằng 10% vôn liên doanh, hay những mâu thuẫn, bất đồng về hàng loạt vấn đề như chiến lược kinh doanh, phương thức quản lý và đIều hành doanh nghiệp, tài chính quyết toán công trình. Hơn nữa một số nhà đầu tư nước ngoài chỉ mượn DNLD để làm quen và xâm chiếm thị trường Việt Nam trước khi chuyển sang DN 100% VNN, ví dụ trường hợp của liên doanh Côca Côla ở Việt Nam. Cũng do những nguyên nhân này mà các DNLD chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các dự án bị giải thể trước thời hạn (73,8% số dư án và 69,4% vốn đầu tư bị giải thể tính đến năm 2000 – Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 121/2001, trang 21). 3.Cơ cấu vốn đầu tư: 3.1. Cơ cấu đầu tư theo ngành: Xét về cơ cấu đầu tư theo ngành, từ bảng 5 cho thấy, cho đến 31/10/2000, những ngành tập trung vốn cao là công nghiệp nặng (16,7%); công nghiệp nhẹ (10,56%); xây dựng (9,75%); giao thông vận tải; bưu điện; khách sạn, du lịch; công nghiệp dầu khí (8,3%); văn phòng cho thuê,… Cơ cấu này phù hợp với sự điều chỉnh cơ cấu của đất nước theo hướng công nghiệp hoá. Bảng 5: Vốn ĐTTTNN phân theo lĩnh vực tính đến 31.10.2000 Ngành Số dự án Vốn đăng ký (1000 USD) Tỷ trọng (%) Công nghiệp nặng 581 6.210.350 16,72 Công nghiệp nhẹ 589 4.029.200 10,85 Xây dựng 274 3.574.021 9,62 Xây dựng khu đô thị 3 3.344.237 8,98 GTVT- bưu điện 136 3.204.428 8,63 Khách sạn – du lịch 199 3.096.000 8,34 Công nghiệp dầu khí 63 3.086.443 8,31 Văn phòng cho thuê 105 3.000.225 8,08 Công nghiệp cho thuê 194 2.151.306 5,79 Nông – lâm nghiệp 272 1.029.213 2,77 Dịch vụ khác 172 845.021 2,28 Văn hoá-Y tế- Giáo dục 93 526.259 1,42 Thuỷ sản 95 343.819 0,92 Xây dựng KCN-KCX 5 302.078 0,81 Tài chính – ngân hàng 35 243.322 0,65 Các ngành khác 4 27.359 0,07 Tổng 3.216 37.138.311 100 Nguồn: Bộ Kế hoạch - Đầu tư Trong năm 1999, cơ cấu ĐTTTNN tiếp tục chuyển dịch phù hợp hơn nữa với yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong 308 dự án được cấp phép, co 255 dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất vật chất (chiếm 82,8%) và vốn đăng ký 1.245 triệu USD (chiếm 79,5%). Năm 2000, ĐTTTNN có sự chuyển biến về chất so với các năm trứơc đó, tập trung vào khu vực sản xuất vật chất (chiếm 94% số vốn đăng ký), trong đó lĩnh vực công nghiệp chiếm 90,98%, lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chiếm 2,76%, dịch vụ chiếm 2,02%. Trong năm 2001, công nghiệp và xây dựng vẫn là khu vực thu hút chủ yếu, với 373 dự án và 2.066 triệu USD vốn đăng ký chiếm 84,8%. Tiếp đến là nông- lâm- thuỷ sản chiếm 1,4% và dịch vụ chiếm 1,6%. Sự chuyển biến này là tích cực, xong tỷ trọng đầu tư vào nông nghiệp và dịch vụ vẫn còn quá nhỏ. Nguyên nhân của tình trạng này là do các ngành công nghiệp và xây dựng có tỷ suất lợi nhuận cao, đồng thời CSHT trong các ngành này cũng phát triển hơn so với các ngành nông- lâm- thuỷ- hải sản. Nếu tính theo cơ cấu 3 ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, thì vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, lên đến 55,42%, tiếp đến là dịch vụ chiếm 38,89% và nông nghiệp chỉ chiếm 5,69%. Như vậy, ngành công nghiệp là ngành thu hút ĐTTTNN mạnh nhất.(Xem bảng 6) Bảng 6: Cơ cấu đầu tư theo ngành tính đến 28/2/2002 Ngành Số dự án Tổng vốn đăng ký (tr.USD) Vốn pháp định (tr.USD) Vốn thực hiện (tr.USD) Tỷ trọng trong vốn đầu tư (%) Công nghiệp 2.079 21.091 9.657 13.018 55,42 Nông nghiệp 386 2.166 1.046 1.249 5,69 Dịch vụ 685 14.798 6.708 6.340 38,89 Tổng 3.150 38.055 17.411 20.607 100 Nguồn: Bộ Kế hoạch- Đầu tư, Vụ Quản lý dứ án. 3.2. Cơ cấu đầu tư theo địa bàn: Tính đến 31/12/2001, cơ cấu đầu tư theo địa phương thể hiện tổng quát qua 2 chỉ tiêu: số dự án và vốn đầu tư được liệt kê trong bảng 7. Theo số liệu ở bảng 4, Tp. Hồ Chí Minh là địa bàn thu hút vốn đầu tư lớn nhất (chiếm 27,12% tổng vốn đăng ký), tiếp đến là Hà Nội chiếm 20,73%, Đồng Nai chiếm 12,74%, Bình Dương chiếm 6,73%, Bà Rịa –Vũng Tàu chiếm 4,96%vốn đăng ký. Trong đó Tp Hồ Chí Minh và Bà Rịa- Vũng Tàu có số dự án lớn nhất lần lượt là 162 và 108 dự án. Bảng 7: Cơ cấu vốn ĐTTTNN phân theo địa bàn đầu tư Đơn vị tính: triệu USD Từ 1/1 đến 20/12/2001 Tổng số đến 20/12/2001 Tỉnh Số dự án Tổng vốn đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư Tỷ trọng (%) Vốn thực hiện TP. HCM 162 533 1.042 10198 29,36 4.833 Hà Nội 37 166 396 7795 22,45 2.972 Đồng Nai 46 198 327 4791 13,79 2.171 Bình Dương 108 173 478 2531 7,29 1.189 Bà Rịa-VũngTàu 4 835 70 1867 5,38 419 Quảng Ngãi 1 4 6 1332 3,83 283 Hải Phòng 11 13 98 1282 3,69 975 Lâm Đồng 4 3,7 49 843 2,43 102 Hà Tây 1 1,83 27 413 1,19 198 Hải Dương 7 24 29 505 1,45 130 Thanh Hoá 1 0,35 9 452 1,30 396 Kiên Giang 0 0 5 393 1,13 394 Đà Nẵng 4 10 41 204 0,59 152 Quảng Ninh 5 3 36 285 0,82 175 Khánh Hoà 7 15,5 36 332 0,95 269 Long An 5 13 42 310 0,89 192 Vĩnh Phúc 2 8 24 326 0,94 227 Nghệ An 1 1,3 10 248 48 Tây Ninh 9 5 40 207 114 Bắc Ninh 3 8 8 152 145 Thừa Thiên Huế 1 0,02 12 135 111 Phú Thọ 1 0,5 7 127 118 Tổng 420 2016,2 2792 34728 100 15.613 Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam (Số đặc san 2001-2002) Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do ở những địa bàn tập trung vốn lớn thường có cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phát triển tốt, có thị trường với sức mua cao, và là những trung tâm kinh tế- chính trị, văn hoá-xã hội lớn. 3.3.Cơ cấu đầu tư theo đối tác: Tính đến tháng 28/2/2002, đã có trên 70 quốc gia đầu tư vào Việt Nam, trong đó có 5 quốc gia luôn có vốn đầu tư lớn nhất (Xem bảng 8).Trong số những quốc gia trên, Singapore là nước dẫn đầu về đầu tư tại Việt Nam, sau đó là Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Islands, Hà Lan, Pháp... Bảng 8: Cơ cấu vốn ĐTTTNN phân theo đối tác tính đến 28/2/2002 Đơn vị tính: triệu USD STT Quốc gia Số dự án Tổng vốn đầu tư Vốn pháp định Vốn thực hiện 1 Singapore 248 6883 2282 2474 2 Đài Loan 782 5192 2221 2738 3 Nhật Bản 338 4077 2001 3175 4 Hàn Quốc 358 3302 1301 2110 5 Hồng Kông 225 2832 1232 1930 Nguồn: Bộ Kế hoạch - Đầu tư Đặc biệt trong năm 2001, đã có thêm 4 nước và vùng lãnh thổ lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam. Đó là Thổ Nhĩ Kỳ (4 dự án với 50,7 triệu USD), Bungari (1 dự án với 4,39 triệu USD), Turk& Caicos Islands (1 dự án với 1 triệu USD), Tây Ban Nha (1 dự án với 200.000 USD). Nhìn chung phần lớn các quốc gia đầu tư vào Việt Nam là các nước Châu á, do sự gần gũi về địa lý, văn hoá. Sự gần gũi về địa lý giúp cho các nhà đầu tư Châu á nắm bắt được các thông tin về Việt Nam nhanh hơn các nhà đầu tư phương tây. Hơn nữa, sự gần gũi về văn hoá đã tạo ra cảm giác an toàn hơn đối với nhà đầu tư Châu á, do đó họ không do dự trong các quyết định đầu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0086.doc
Tài liệu liên quan