Đề tài Đầu tư xây dựng cơ bản và cơ sở để tổ chức thực hiện quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản đối với ngành thuỷ lợi

Về đền bù thiệt hại tài sản : cần thống nhất đền bù bằng 100% giả trị xây dựng mới đối với nhà cấp 4, vì nhà này chủ yếu của các đối tượng nghèo cần được ưu tiên để họ có thể xây lại ngôi nhà mớicó tiêu chuẩn kỹ huật tương đương.

 - Quy định quyền và nghĩa vụ của người bị thu hồi đất phải chuyển đến nơi mới. Đồng thời phải nâng cao vai trò của chủ dự án trong việc lập trình duyệt và thực hiện phương án đền bù, giải phóng mặt bằng. Đối với các dự án phải lập hội đồng đền bù, giải phóng mặt bằng cấp tỉnh, thì lãnh đạo sở chủ quản của dự án phải là phó chủ tịch thường trực để trực tiếp chỉ đạo chủ dự án trong việc lập và thực hiện phương án đền bù, giải phóng mặt bằng.

 Việc xây dựng pháp lệnh về đền bù giải phóng mặt bằng phải đảm bảo triệt để được những điểm trên mới có thể hy vọng công tác đền bù, giải phóng mặt bằng có bước tiến độ hơn, đảm bảo tiến độ thi công của các dự án, góp phần vào giải quyết thực “vốn chờ công trình như hiện nay”.

 

doc70 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1094 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư xây dựng cơ bản và cơ sở để tổ chức thực hiện quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản đối với ngành thuỷ lợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảng: Tốc độ tăng chi đầu tư XDCB từ NSNN cho ngành Thuỷ Lợi Đơn vị: tỷ đồng STT Chỉ tiêu 1999/ 1998 2000/ 1999 Số tuyệt đối Số tương đối Số tuyệt đối Số tương đối 1 Tốc độ tăng chi NSNN 1.481 101,64% 3.068 103,36% 2 Tốc độ tăng đầu tư XDCB cho Thuỷ Lợi 1.041,552 158,9% 70,402 102,5% Nguồn số liệu : Vụ Đầu tư - Bộ Tài Chính Đánh giá tình hình chi đầu tư XDCB cho ngành thuỷ lợi trong ba năm từ 1998 - 2000 ta thấy kế hoạch chi ngân sách nhà nước cho ngành Thuỷ lợi luôn tăng lên qua các năm 1998 là 1.768,182 tỷ đồng, năm 1999 là 2.809,734 tỷ đồng, năm 2000 là 2.880,136 tỷ đồng. Trong điều kiện hiện nay, thấy rõ được tầm quan trọng của ngành thuỷ lợi đối với sự phát triển kinh tế của nước ta nên mức độ đầu tư XDCB đối với ngành Thuỷ lợi cũng cần phải được tăng cường. Qua bảng số liệu trên ta thấy cơ cấu chi NSNN, số chi cho đầu tư XDCB đối với ngành Thuỷ lợi không ngừng tăng lên cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối. Trong giai đoạn 1996 - 2000, mặc dù có nhiều tác động của tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế vào khoảng 6,8%, tỷ lệ động viên vào GDP và NSNN giảm song đầu tư cho ngành thuỷ lợi trong 5 năm là 8.421,661 triệu đồng chiếm 9,35% chi NSNN. Vì phát triển ngành Thuỷ lợi là một trong những động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp nông thôn ngày càng phát triển mạnh hơn góp phần vào việc thực hiện công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Chi đầu tư xây dựng cho thuỷ lợi xét về tuyệt đối thì có phần tăng nhưng xét về tương đối thì không tăng lên là mấy: Năm 1999 chi đầu tư XDCB từ NSNN cho ngành thuỷ lợi là 2.809,734 triệu đồng tăng 1.041,552 (158,9%) so với năm 1998 là 1.768,182 triệu đồng; Năm 2000 là 2.880,136 tỷ đồng tăng 70,402 tỷ đồng (102,5%) so với năm1999 là 2.809,734 tỷ đồng. Nhìn chung thì tốc độ tăng chi đầu tư XDCB cho ngành thuỷ lợi có tăng nhưng chưa đáng kể, chưa thực sự xứng đáng với vai trò và nhiệm vụ mang tính chiến lược của nó và chưa thể hiện được những đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển thuỷ lợi mà nhà nước đã khẳng định đó là : Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, công trình thuỷ lợi là cơ sở hạ tầng quan trọng để phát triển bền vững đất nước. Để làm rõ vấn đề này ta có thể so sánh tình hình kế hoạch chi đầu tư XDCB cho một số ngành trong nền kinh tế quốc dân thể hiện ở bảng sau:(trang sau) Qua bảng số liệu trên ta thấy, tốc độ tăng chi đầu tư XDCB cho ngành thuỷ lợi tăng lên rất ít trong khi đó thì chi đầu tư XDCB cho các ngành khác lại tăng lên rất nhiều cụ thể: Năm 1998: Chi NSNN đầu tư cho ngành thuỷ lợi là 1.768,182 tỷ đồng chiếm 12,85%; chi NSNN đầu tư cho ngành Y Tế là 740,947 tỷ đồng chiếm 5,38%; Chi đầu tư cho ngành An Ninh là 129,200 chiếm 1,39%; Chi cho ngành Giao Thông 5.297,926 tỷ đồng chiếm 38,52%, chi NSNN đầu tư XDCB cho ngành nông nghiệp là 233,182 tỷ đồng chiếm 1,69%, chi đầu tư XDCB cho ngành Văn Hoá là 372,448 tỷ đồng chiếm 2,7% trong tổng số chi đầu tư XDCB của NSNN Năm 1999: Tổng chi đầu tư xây dựng cho nền kinh tế quốc dân có tăng cả về số tương đối, số tuyệt đối nhưng tỷ trọng chi cho một số ngành lại giảm đi đáng kể so với tốc độ tăng của tổng chi đầu tư: Chi cho Y Tế giảm xuống còn 4,8% trong tổng chi đầu tư XDCB; Chi cho An Ninh giảm xuống còn 1,03% ; Chi cho Giao Thông còn 32,33%, chi cho ngành Văn Hoá giảm xuống còn 2% . Trong khi đó thì đầu tư cho ngành thuỷ lợi lại tăng hơn các ngành trên nhưng không đáng kể và tăng từ 12,85% lên 13,02% Năm 2000: chi đầu tư XDCB cho ngành Thuỷ lợi là 2.880,136 tỷ đồng chiếm 13,06%; Chi đầu tư cho Y Tế là 1.316,876 tỷ đồng chiếm 5,98%; Chi đầu tư XDCB cho Giao Thông là 8.184,383 chiếm 37,12%, chi đầu tư XDCB ngành Nông nghiệp là 173,400 tỷ đồng chiếm 0,77%, chi đầu tư XDCB cho ngành Văn hoá là 523,400 tỷ đồng chiếm 2,37% trong tổng số chi đầu tư XDCB. Qua đây ta thấy tốc độ tăng giảm của các ngành không đồng đều: Năm 1998 - 1999 chi đầu tư XDCB cho ngành Thuỷ lợi là lớn nhất trong các ngành sản xuất phi vật chất nhưng đến năm 2000 thì lại đầu tư nhiều nhất cho ngành Y Tế. Điều này chứng tỏ Nhà nước chưa thực sự trú trọng đến đầu tư XDCB cho ngành thuỷ lợi, chưa đầu tư thích đáng với vai trò, vị trí của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế . Tuy nhiên kết quả chi đầu tư XDCB trong những năm qua cũng góp phần đáng kể trong việc xây dựng mới và kiên cố các công trình thuỷ lợi và có tác dụng rất lớn trong việc ngăn lũ, cung cấp nước tưới tiêu cho nông nghiệp và làm tăng năng suất cây trồng ... Mặc dù nền kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, các cân đối lớn về nền kinh tế còn nhiều bất cập, đặc biệt là cân đối giữa khả năng thu và nhu cầu chi của nền kinh tế, nhưng để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế khu vực nông thôn nói riêng và dể đáp ứng cho sự nghiệp CNH- HĐH nói chung thì Đảng và Nhà nước ta không ngừng quan tâm giành vốn đầu tư để tạo điều kiện phát triển kinh tế của đất nước và mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta từ nay đến năm 2020 đất nước ta về cơ bản là một nước công nghiệp 3.3. Đánh giá kết quả thực hiện đầu tư đối với ngành Thuỷ lợi - Đã tăng cường đầu tư, củng cố nâng cấp sửa chữa công trình, đặc biệt chương trình mục tiêu về đảm bảo an toàn các hồ chứa nước(chú trọng hồ có dung tích trên 1 triệu m3 và chiều cao đập trên 10m); tu bổ nạo vét các trục sông chính, kênh mương, các hệ thống liên tỉnh, liên huyện; sửa chữa các trạm bơm điện, chú trọng các trạm bơm lớn nhằm đảm bảo khi cần bơm thì bơm được, nhất là thời kỳ chống úng (năm 1996 mưa úng lớn trên toàn bộ đồng bằng bắc bộ + Bắc khu 4 các trạm bơm đều hoạt động hiệu quả). - Hàng năm công trình thuỷ lợi lớn nhỏ ở trên khắp mọi miền của đất nước đã cung cấp trên 5 tỷ m3 nưóc cho công nghiệp và dân sinh. Các công trình thuỷ lợi lớn sử dụng tổng hợp như Hoà Bình, Trị An, Thác Bà tham gia cắt lũ, cấp nước cho hạ du, cấp điện cho lưới điện quốc gia trên 10 tỷ Kwh/năm và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển giao thông, thuỷ sản du lịch đã đóng góp một vai trò quan trọng trong sự phát triển công, nông nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân khác trên địa bàn cả nước - Thuỷ lợi góp phần xoá đói giảm nghèo ở nông thôn nhất là ở miền núi. Nhiều địa phương nhờ có thuỷ lợi đã thúc đẩy hình thành nhiều vùng kinh tế mới, tạo điều kiện định canh định cư góp phần ngăn chặn nạn chặt phá rừng làm nương rẫy. Nhiều nơi thuỷ lợi kết hợp với thuỷ điện nhỏ đã đem lại ánh sáng đến bản làng hẻo lánh - Nhiều hệ thống thuỷ lợi đã góp phần cải tạo môi trường sinh thái, tạo nên những cảnh quan đẹp đẽ phục vụ cho du lịch, nghỉ mát như hồ Suối Hai, hồ Đồng Mô, hồ Núi Cốc, hồ Đại Lải Nhờ có hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho tiêu nước tốt mà nhiều vùng ngập úng ẩm thấp quanh năm trước đây đã trở thành khô ráo, không những đảm bảo được giao thông đi lại dễ dàng mà còn giảm được nhiều bệnh tật cho nhân dân. 3.4. Thực trạng công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN cho ngành Thuỷ lợi trong những năm qua. 3.4.1. Quy trình lập kế hoạch vốn và thanh toán vốn đầu tư XDCB. Để hiểu rõ tình hình quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB nói chung và cho ngành thuỷ lợi nói riêng, ta cần xem xét quy trình lập kế hoạch vốn và thanh toán vốn đầu tư XDCB theo sơ đồ sau: Sơ đồ tổng thể về quy trình lập kế hoạch và thanh toán vốn đầu tư các dự án đầu tư do TW quản lý Chính phủ 1 1 Bộ tài chính Bộ, ngành 2 3 7 KBNN TƯ 4 7 Chủ đầu tư KBNN Cơ sở 5 8 Chính phủ giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư hàng năm Bố trí kế hoạch vốn chi tiết cho từng dự án, gửi Bộ Tài Chính Bộ Tài Chính có ý kiến đề nghị điều chỉnh lại trong trường hợp không đúng quy định Bộ thông báo kế hoạch khối lượng chi tiết cho chủ đầu tư 4a. Bộ Tài Chính thông báo kế hoạch thanh toán vốn cho KBNNTW 4b. KBNNTW thông báo cho KBNN cơ sở nơi chủ đầu tư mở tài khoản giao dịch Chủ đầu tư mở tài khoản (lần đầu), lập kế hoạch thanh toán vốn đầu tư hàng quý KBNN lập kế hoạch chi hàng quý với Bộ Tài Chính BộTài Chính chuyển tiền theo mức chi quý đẫ duyệt Giao dịch thanh toán vốn đầu tư Sơ đồ tổng thể về quy trình lập kế hoạch vốn và thanh toán vốn đầu tư các dự án đầu tư do địa phương quản lý Chính Phủ 1 1 Bộ Tài Chính UBND tỉnh 2 3 Sở TCVG 3b 4 4a 6 7 KBNN Cơ sở Chủ đầu tư 5 8 Chính phủ giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư hàng năm UBND tỉnh bố trí kế hoạch vốn chi tiết cho từng dự án, gửi cho Bộ Tài Chính Bộ Tài chính có ý kiến đề nghị điều chỉnh lại trong trường hợp không đúng quy định UBND tỉnh thông báo kế hoạch khối lượng chi tiết cho chủ đầu tư 4a. Sở tài chính vật giá thông báo kế hoạch thanh toán vốn cho KBNN tỉnh Chủ đầu tư mở tài khoản (lần đầu), lập kế hoạch thanh toán vốn đầu tư hàng quý KBNN lập kế hoạch chi hàng quý với sở tài chính vật giá Sở tài chính vật giá chuyển tiền theo mức chi quý đã được duyệt Giao dịch thanh toán vốn đầu tư Trên đây là sơ đồ tổng thể về quy trình lập kế hoạch vốn và thanh toán vốn đầu tư theo Thông tư số 135/1999/TT- BTC ngày 19/11/1999 của Bộ Tài Chính hướng dẫn việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn NSNN 3.4.2. Đánh giá tình hình quản lý vốn đầu tư XDCB cho ngành thuỷ lợi ở Việt Nam trong thời gian qua. 3.4.2.1. Đánh giá tình hình lập, xét duyệt, kế hoạch vốn đầu tư XDCB . Trong công tác lập kế hoạch vẫn còn những tồn tại cần khắc phục. Một là: Kế hoạch trung ương và địa phương đều thông báo quá muộn, do vậy ảnh hưởng tới tiến độ triển khai công việc của Vụ Đầu Tư (cơ quan quản lý) cũng như các chủ dự án, các đơn vị nhận thầu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng dồn công việc vào cuối năm. Hai là: Kế hoạch trong năm điều chỉnh quá nhiều lần làm mất tính hợp lý của công tác kế hoạch hoá. Ba là: Kế hoạch do Bộ NN&PTNT, các bộ khác quản lý thì thông báo rải rác từng công trình, điều đó làm cho vụ Đầu tư không được chủ đạo trong việc theo dõi quá trình đầu tư, đồng thời dễ xảy ra hiện tượng thất lạc, các chủ dự án không biết được kế hoạch của mình đến đâu để triển khai thực hiện. 3.4.2.2. Thực trạng thanh toán vốn đầu tư XDCB đối với ngành thuỷ lợi ở Việt Nam trong thời gian qua. Các dự án đầu tư để được thanh toán cần có đủ các điều kiện sau: - Quyết định của các cấp có thẩm quyền cho phép tiến hành lập dự án quy hoạch. - Dự toán chi phí công tác quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Quyết định của cấp có cho phép tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư - Dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt - Thiết kế kỹ thuật, quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuậ, tổng dự toán, quyết định phê duyệt tổng dự toán có giấy phép xây dựng - Nhìn chung các công trình khi đã được cấp vốn thì cũng có đầy đủ các điều kiện cấp vốn và cũng có những công trình dự án còn thiếu chưa đủ điều kiện lên không được cấp. Để đánh giá được tình hình thực hiện thanh toán vốn đầu tư cho ngành thuỷ lợi thì ta có thể nghiên cứu bảng số liệu dưới đây: (trang bên) Qua bảng số liệu trên ta thấy: Thứ nhất: Khối lượng thực hiện chưa đạt bằng kế hoạch, cụ thể: Năm 1998 kế hoạch vốn đầu tư là 1.768.182 triệu đồng ước tính khối lượng 100% nhưng khối lượng thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12 đạt 88,91% số tuyệt đối là 1.572,115 triệu đồng. Năm 1999 số vốn đầu tư theo kế hoạch là 2.809,734 triệu đồng, số tương đối đạt 90,9% với khối lượng ước tính, số tuyệt đối là 2.554,204 triệu đồng. Năm 2000 vốn kế hoạch là 2.880,136 triệu đồng trong đó khối lượng thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12 đạt 2,835.619 triệu đồng số tương đối đạt tới 98,4% so với kế hoạch Thứ hai: Việc thực hiện cấp phát thanh toán là thấp so với khối lượng thực hiện bình quân 78% - 80% Năm 1998 khối lượng thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12 đạt 1.572,115 triệu đồng nhưng số tiền được cấp phát là 1.382,396 triệu đồng đạt 87,9% so với khối lượng thực hiện Năm 1999 khối lượng thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12 đạt 2.554,204 triệu đồng, trong khi đó số tiền được thanh toán là 1.918,216 đạt 75,1% so khối lượng thực hiện Năm 2000 khối lượng thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12 đạt 2.835,619 triệu đồng , số tiền được thanh toán là 2.092,535 triệu đồng đạt 73,8% so với khối lượng thực hiện. Tình hình khối lượng thực hiện chưa đạt so với kế hoạch và tình hình thanh toán vốn đầu tư thấp hơn so với khối lượng thực hiện là do những lý do sau: Thứ nhất: Do nhiều thay đổi của nhà nước về chính sách quản lý đầu tư và xây dựng đã ảnh hưởng đến các dự án triển khai thực hiện ở các đơn vị. Nhiều nơi phải lập và trình duyệt nhiều dự án đầu tư, thiết kế và dự toán cho phù hợp với nghị định nên việc triển khai thực hiện cho đúng với cơ chế còn nhiều điểm lúng túng, cụ thể: - Ngày 8/7/1999 Chính phủ đã ban hành nghị định số 52/199/NĐ - CP về quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, thay cho điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng an hành theo nghị định số 92/CP ngày 23/8/1997 của Chính phủ - Ngày 1/9/1999 chính ohủ ban hành nghị định số 88/1999/NĐ - CP về quy chế đấu thầu, thay cho nghị định số 43/cp ngày 16/7/1996 và nghị định số 93/CP ngày 23/8/1997 của chính phủ Thứ hai: Do vốn cấp, thanh toán không kịp thời với tiến độ nên các đơn vị nhận thầu không đủ vốn để triển khai công việc. Nguồn vốn do trung ương quản lý (kho bạc nhà nước Trung ương chuyển) hoặc nguồn vốn do địa phương quản lý (kho bạc tỉnh) chuyển sang thường chậm và dồn vào cuối năm, đầu năm thường cấp nhỏ rọt Thứ ba: Do số liệu thống kê về khối lượng thưc hiện có thể là không chính xác. Hàng năm đến thời điểm ngày 31/12 tất cả cácdự án, công trình đều phải kê khai khối lượng thực hiện nhưng do ước tính nên khong thể chính xác, hoặc có thể các bên A - B thông đồng với nhau khai khống khối lượng để lấy tiền trước, trong khi đó các cơ quan quản lý (cơ quan cấp vốn) không kiểm tra kỹ Thứ tư: Do thiên tai địch hoạ gây nên: lũ lụt xảy ra liên miên gây cản trở cho tiến độ thi công của công trình Thứ năm: Do chính sách giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc nên phải bổ xung sửa đổi trong quá trình thực hiện Thứ sáu: Do khối lượng thực hiện là ước tính nên không thể cấp phát 100% khối lượng đó được. Trong quá trình cấp phát chỉ có những công trình, hạng mục ccong trình đã thẩm định thì mới được cấp 90%, dự án nào được cấp có thẩm quyền phê duyệt, quyết toán mới được cấp 100% Thứ bảy : Do khối lượng cấp phát trong năm kế hoạch bao giờ cũng có hiện tượng cấp trả nợ cho khối lượng thực hiện của năm trước Thứ tám: Do kế hoạch vốn đầu không tập chung, tràn lan và không được hoạch định trong chiến lược phát triển đầu tư dài hạn. Điều này dẫn đến việc bố trí kế hoạch vốn cho nhiều công trình dở dang tăng lên, gây ứ đọng vốn đầu tư. Ví dụ năm 2000 NSNN cấp cho địa phương 30 tỷ đồng để xay dựng những công trình thuộc dự án nhóm C, vói 30 rỷ đồngnày có thể xây dựng 7 dự án nhưng họ đã bố trí 17 dự án nên tất cả cá dự án đều được thực hiện nên vốn đầu tư này dàn trải đến hết năm thứ hai mà tất cả các công trình này không được hoàn thành trong khi dó thì thời gian hoàn thành quy định trong nghị định 52/1999/NĐ- CP là 2 năm. 4. Công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB: Định kỳ ngày 20 hàng tháng và ngày 10 của tháng đầu quý sau, chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện đầu tư, tình hình nhận vốn, sử dụng vốn trong tháng hoặc quý trước gửi cơ quan kho bạc Nhà nước, đồng gửi cấp quyết định đầu tư. Riêng đối với dự án nhóm A, chủ đầu tư gửi báo cáo cho cơ quan kho bạc Nhà Nước, Bộ hoặc UBND tỉnh, Bộ Kế Hoạch - Đầu tư, Bộ Tài Chính, Bộ Xây Dựng, Tổng cục thống kê để tổng hợp báo cáo thủ tướng Chính Phủ. Kết thúc năm kế hoạch và khi dự án hoàn thành (công trình hoặc hạng mục công trình) nhằm xác định số vốn đầu tư cấp phát trong năm hoặc số vốn đầu tư cấp phát cho dự án kể từ khi khởi công đến khi hoàn thành để làm cơ sở cho việc quyết toán vốn đầu tư với Nhà nước. Khi dự án hoàn thành (công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành) chủ đầu tư phải đối chiếu khối lượng hoàn thành được cấp phát với só cấp phát, thanh toán, chuyển nhượng những vật tư thiết bị không sử dụng thanh toán nợ nần ... để xác định số vốn đầu tư thực sử dụng cho dự án trên cơ sở đó lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành cho dự án và gửi cho cơ quan cấp phát và cơ quan quyết định đầu tư. Các dự án đầu tư kéo dài nhiều năm khi quyết toán, chủ đầu tư phải quy đổi vốn đầu tư đã thực hiện về mặt bằng giá thời điểm bàn giao đưa vào vận hành, để xác định giá trị tài sản cố định mới tăng và giá trị tài sản bàn giao. Về mặt thời gian: Chậm nhất là một tháng sau khi kết thúc năm kế hoạch, chủ đầu tư phải hoàn thành báo cáo vốn đầu tư thực hiện của năm trước gửi cơ quan cấp phát và Bộ hoặc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cơ quan quyết định đầu tư) Trước khi phê duyết quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành phải tiến hành thẩm tra. Đối với các dự án nhóm A, Bộ Tài Chính có trách nhiệm chủ trì thẩm tra. Đối với các dự án đầu tư còn lại do các bộ hoặc UBND tỉnh , thành phố trực thuộc trung ương tổ chức kiểm tra. Đối với các dự án đầu tư hoàn thành người có thẩm quyền quyết định đầu tư đồng thời là người phê duyệt quyết toán. Riêng đối với các dự án nhóm A, Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền bộ trưởng Bộ Tài Chính phê duyệt quyết toán. Trong những năm qua công tác kiểm tra quyết toán đã đạt được những thành tựu đáng kể, hầu hết các công trình hoặc hạng mục công trìn khi hoànthành đều được báo cáo thẩm tra quyết toán đúng quy định trong nghị định 52/1999/NĐ - CP và thêm vào đó nó cũng tiết kiệm được một lượng vốn đáng kể cho Nhà Nước trong công tác này. 5. Những thành tựu về đầu tư XDCB đối với ngành thuỷ lợi trong thời gian qua. Cùng với sự thay đổi, điều chỉnh bổ sung và ban hành những quy chế, chính sách mới của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng trong thời gian qua, công tác quản lý XDCB của ngành thuỷ lợi trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, dần dần được củng cố và tăng cường hiệu quả vốn đầu tư: - Phần lớn các đơn vị, các chủ đầu tư đã thực hiện nghiêm túc trình tự đầu tư và xây dựng, từ tổ chức lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán đến việc thẩm định và trình duyệt; thực hiện đầy đủ các thủ tục đấu thầu và tổ chức đấu thầu chọn đơn vị xây dựng và cung ứng hiết bị theo đúng các quy định về quy chế đấu thầu. - Tổ chức quản lý và thực hiện dự án theo các quy định của quy chế quản lýđầu tư và xây dựng các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành và địa phương. - Nhiều công trình xây dựng đã tiết kiệm được một số vốn đầu tư nhờ thực hiện đấu thầu cạnh tranh; Do đó, với cùng một lượng vốn đầu tư Nhà nước cấp hàng năm chúng ta đã xây dựng được nhiều hơn các công trình thuỷ lợi, kênh mương, đê điều, các trạm bơm ... góp phần giải quyết nhanh tình trạng thiếu các công trình thuỷ lợi và góp phần phục vụ nâng cao chất lượng phục vụ tưới tiêu cho đồng ruộng, và giải quyết tình trạng thiếu nước ở những nơi thiếu nước trong mùa khô. - Tiến độ thực hiện của nhiều dự án đã đáp ứng được yêu cầu đề ra, đảm bảo tiến độ thi công công trình và cung cấp trang thiết bị, sớm đưa công trình vào sử dụng nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Việc luôn luôn ban hành các văn bản hướng dẫn về đầu tư XDCB, chứng tỏ Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm đến vấn đề đầu tư XDCB, do vậy việc quản lý vốn đầu tư XDCB ngày càng đi vào quý đạo chặt chẽ hơn, như các thủ tục về đầu tư được đảm bảo hơn, tiến độ thi công nhanh và đúng thời gian, đảm bảo đúng chất lượng công trình và đưa công trình vào sử dụng, thanh toán vốn đảm bảo kịp thời, tiết kiệm, tránh lãng phí, thất thoát vốn được nhiều tiền của Nhà nước. Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước các công trình của ngành thuỷ lợi đã được đầu tư ưu tiên một khối lượng vốn rất lớn để hoàn thành công trình một cách sớm nhất, đúng thời gian quy định để đáp ứng nhu cầu cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. 6. Những tồn tại trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB đối với ngành Thuỷ lợi ở Việt Nam trong thời gian qua. Bên cạnh một số thành tựu đã kể ở trên, công tác đầu tư xây dựng ở ngành thuỷ lợi còn tồn tại một số vấn đề cần quan tâm: Do triển khai nhiều văn bản về quy chế quản lý đầu tư và XDCB, luật NSNN và các chế độ chính sách mới ban hành chưa được đầy đủ và thiếu đồng bộ giữa các bộ, ngành, các địa phương như: Thủ tục, trình tự XDCB làm còn chậm và chưa đầy đủ hồ sơ dự án, thiết kế, dự toán làm sơ sài, tính không đủ, tính thiếu p hải bổ xung và điều chỉnh trong quá trình thực hiện. Một số đơn vị triển khai kế hoạch còn chậm, gần cuối năm mới tổ chức đấu thầu chọn đơn vị và xây lắp và cung ứng thiết bị. Hồ sơ mời thầu làm sơ sài ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện kế hoạch. Việc phối hợp giữa các chủ đầu tư và nhà thầu trong việc tạm ứng, thanh quyết toán chậm, ảnh hưởng đến việc cấp vốn và giải ngân (đặc biệt đối với các dự án thực hiện bằng vốn nước ngoaì). Một số đơn vị thiếu chủ động còn nhờ sự giúp đỡ của ngành trong việc hoàn tất hoò sơ, thủ tục xây dựng cơ bản. Việc thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB còn chưa đầy đủ và kịp thời, cụ thể: Thứ nhất: Công tác giao kế hoạch, phân định kế hoạch vốn đầu tư của các bộ và địa phương còn chậm. Theo quy định của luật NSNN và nghị định 52/1999/NĐ- CP quy định: các dự án thah toán vốn đúng niên độ ngân sách, công tác chuẩn bị và giao kế hoạch vốn phải kết thúc vào quý IV của năm trước nhưng yêu cầu về thời gian này rất ít được đảm bảo. Đặc biệt vốn bổ sung, của địa phương hầu hết đến giữa năm mới giao được, trong khi đó có rất nhiều dự án mới, điều này dẫn đến việc khó đảm bảo thời gian thực hiện tiến độ của dự án. Nhiều dự án vốn đầu tư trung ương đến tháng 7, tháng 8 thậm trí đến tháng 9 mới được giao kế hoạch năm. Việc giao kế hoạch và phân khai kế hoạch chậm dẫn đến việc điều chỉnh về tiến độ thực hiện và thah toán vốn của từng dự án, nhưng công tác điều chỉnh rất chậm, nhưng công tác điều chỉnh rất chậm, sang đến tháng 10 kế hoạch điều chỉnh vẫn chưa được thông qua, làm ảnh hưởng đến việc thanh toán vào cuối năm, việc triển khai của các chủ đầu tư bị động và rất chậm trễ. Thứ hai: Các trình tự về thủ tục đầu tư như công tác mời thầu, phê duyệt kết quả đấu thầu, kết quả đấu thầu chậm nên ảnh hưởng đến tiến độ thi công của công trình. Thêm vào đó là việc bỏ giá thầu quá thấp dưới mức giá thành đã khiến cho nhiều công trình không hoàn thàh đúng thời hạn, chất lượng và tuổi thọ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh - Các quy định, thủ tục về đầu tư XDCB theo nghị định 52/1999/NĐ- CP chưa thực hiện nghiêm túc. Hiện nay có các công trình chưa đủ thủ tục nhưng các bộ, ngành địa phương vẫn bố trí kế hoạch vốn đầu tư. Bên cạnh đó lại có nhiều công trình đã có đầy đủ thủ tục về đầu tư nhưng lại bố trí kế hoạch thấp, nên không đủ vốn để triển khai thi công Thứ ba: Tình trạng giải ngân chậm hay còn gọi “Vốn chờ dự án” trong thực tế hiện nay. Việc khối lượng XDCB đạt thấp do nhiều nguyên nhân sau: - Về cơ chế chính sách: Thời gian qua hệ thống chính sách và thể chế của nhà nước đã thay đổi căn bản. Trong đó cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng được thay đổi phù hợp và có tác động mạnh tới tăng trưởng và đầu tư. Song trên tổng thể thì hệ thống chính sách, cơ chế quản lý đầu tư còn thiếu đồng bộ, chưa cụ thể, chưa thật thông thoáng thậm chí còn có những quy định làm rào cản của quả trình thực hiện đầu tư. - Tiến độ thanh toán vốn đầu tư còn quá chậm Thứ tư: Trong đầu tư xây dựng cơ bản còn dàn trải, nặng về đối phó với thiên tai, chưa tập trung trọng điểm một số công trình xây dựng còn kéo dài. Thứ năm: Khả năng cân đối ngân sách còn nhiều khó khăn mới đáp ứng được 60-70% yêu cầu, chưa tương xứng với yêu cầu đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn dẫn đến hệ thống thuỷ lợi còn thiếu đồng bộ, hệ thống đê kè, cống còn yếu kém, khả năng phòng chống thiên tai chưa đảm bảo ... Thứ sáu: Về cơ chế quản lý : - Việc phân cấp đầu tư giữa trung ương và địa phương chưa rõ ràng cụ thể, dẫn đến công trình không đồng bộ, hiệu quả phục vụ kém, đối với thuỷ lợi vốn bộ quản lý thường tập chung đầu mối và kênh chính, địa phương đầu tư kênh cấp dưới đến mặt ruộng, nhưng nhiều địa phương không có vốn để đầu tư nên công trình không đồng bộ. Thứ bảy: Tình trạng thất thoát vốn, lãng phí vốn ngân sách trong quá trình thi công xây dựng công trình cho ngành thuỷ lợi vẫn còn xảy ra Thất thoát vốn trong quá trình thi công xây dựng có thể do những nguyên nhân sau: - Kiểm kê khối lượng thực hiện chưa chính xác (có thể do khách quan hoặc có thể do cố ý nhằm thu lợi bất chính) - Khai khống khối lượng thực hiện. Thực tế công viêc làm được ít nhưng lại kê khai, lập phiếu giả mạo để được thanh toán nhiều, nhằm rút được nhiều tiền của Nhà nước. Thứ tám: Sử dụng vốn còn ở tình trạng phân tán chưa tập chung. Sốdự án công trình bố trí vào kế hoạch đầu tư hàng năm quá phân tán, thiếu tập chung, Chủ đầu tư nhân được nhiều công trình càng tốt, việc hoàn thành sớm công trình để đưa vào sử dụng kịp thời, phát huy hiêu quả của công trình thì họ không quan tâm, họ chỉ mong sao số lượng công việc mình làm trong một năm thật nhiều, và khi các cơ quan quản lý, các nhà chức trách có phản ánh đến tiến độ thi công của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6833.doc
Tài liệu liên quan