Đề tài Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 4

Chương 1: Tổng quan chung về ngành thuỷ sản 4

1.1. Đặc điểm chung về ngành thuỷ sản xuất khẩu 4

1.1.1. Tận dụng lớn nguồn tài nguyên lãnh thổ quốc gia 4

1.1.2. Hoạt động xuất khẩu thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao 4

1.1.3. Hoạt động sản xuất hàng thủy sản xuất khẩu mang tính chất phức tạp 5

1.1.4. Ngành thuỷ sản là một ngành nghề sản xuất mang tính chuyên nghiệp hoá 5

1.1.5. Hàng thuỷ sản là mặt hàng được ưa chuộng và có giá trị xuất khẩu cao 6

1.2. Vai trò của ngành thủy sản đối với nền kinh tế Việt Nam 6

1.2.1.Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia 6

1.2.2.Vai trò của ngành thuỷ sản trong việc mở rộng quan hệ thương mại quốc tế 8

1.2.3.Vai trò của ngành thuỷ sản trong an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo: 9

1.3.Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu thuỷ sản 10

1.3.1. Năng lực sản xuất hàng thuỷ sản của Việt Nam 10

1.3.1.1. Điều kiện tự nhiên trong việc nuôi trồng và khai thác thuỷ sản 10

1.3.1.2. Năng lực khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản 13

1.3.2. Hàng rào kỹ thuật của quốc gia nhập khẩu 17

1.3.3. Hệ thống luật pháp và chính sách quản lý của nhà nước 18

1.3.4. Thị hiếu của người tiêu dùng 18

1.4. Tầm quan trọng của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường EU 19

Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang 21

2.1. Khái quát chung về xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian qua 21

2.1.1.Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 21

2.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản 23

2.1.3. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 26

2.2. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU hiện nay 28

2.2.1.Những nét chung về thị trường thuỷ sản EU 28

2.2.1.1. Tình hình xuất nhập khẩu thủy sản của EU hiện nay 28

2.2.1.2.Hệ thống tiêu thụ và xu hướng tiêu thụ 31

2.2.1.3. Một số quy định của EU đối với hoạt động nhập khẩu thủy sản 32

2.2.2. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU hiện nay 33

2.2.2.1.Về kim ngạch xuất khẩu 33

2.2.2.2.Về cơ cấu sản phẩm 36

2.2.2.3.Về thị trường xuất khẩu 38

2.3. Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường EU 40

2.3.1. Những kết quả đạt được 40

2.3.2. Những mặt hạn chế 42

2.3.3. Nguyên nhân những mặt hạn chế 44

2.4. Một số vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU hiện nay 45

Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU 47

3.1.Giải pháp về tiêu chuẩn kỹ thuật và nâng cao chất lượng sản phẩm 47

3.1.1. Đầu tư đổi mới công nghệ chế biến, nuôi trồng, cải tiến chất lượng và an toàn vệ sinh hàng thủy sản xuất khẩu 47

3.1.2. Kiểm soát chặt chẽ vấn đề dư lượng kháng sinh trong sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào thị trường EU 49

3.1.3. Nâng cao nhận thức và đào tạo kỹ thuật cho người nuôi trồng và chế biến thủy sản 50

3.2. Giải pháp về vấn đề tạo vùng nguyên liệu cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu 52

3.2.1.Chú trọng công tác quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu 52

3.2.2.Tăng cường năng lực sản xuất nguyên liệu 53

3.2.3. Nghiên cứu và mở rộng tạo những nguồn nguyên liệu mới 54

3.3. Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản 55

3.3.1. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại sang EU 55

3.3.2. Tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp 56

K ẾT LUẬN 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

 

 

doc61 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1941 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
92 20,9 2006 811,51 29,42 (Nguồn: Tổng hợp Tạp chí Thương mại thủy sản - www.fistenet.gov.vn) 2.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trong vài năm qua có nhiều thay đổi theo hướng phù hợp hơn so với thế mạnh trong việc nuôi trồng, khai thác và nhu cầu thị trường ngày càng cao. Các doanh nghiệp xuất khẩu đã chú ý nhiều hơn đến các mặt hàng giá trị gia tăng và đặt trọng tâm vào việc đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu. Song song với việc phát huy tối đa các mặt hàng chủ lực, nhiều mặt hàng mới đã được đưa vào danh mục xuất khẩu và đáp ứng được các yêu cầu chất lượng hàng hóa ở các thị trường khác nhau. Mặc dù phải chịu nhiều áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước xuất khẩu thủy sản và các hàng rào kỹ thuật tại các nước nhập khẩu song ngành thủy sản Việt Nam đã rất nỗ lực tìm hướng đi trong việc giải quyết vấn đề thị trường cho các mặt hàng thủy sản. Vì vậy, trong những năm qua đánh dấu sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu. Năm 2004, cơ cấu mặt hàng xuất khẩy thủy sản chủ yếu của Việt Nam như sau: - Đối với các sản phẩm tôm: Tôm vẫn giữ vai trò chủ lực, liên tục tăng về giá trị xuất khẩu và sản lượng. Giá trị xuất khẩu tôm chiếm 52%, tăng 17,3% về giá trị xuất khẩu, tăng 11,8% về khối lượng so với cùng kỳ năm 2003. - Đối với các sản phẩm cá: Giá trị xuất khẩu các chiếm 22,8%, tăng 16,2% về giá trị, tăng 35% về khối lượng so với cùng kỳ. Giá trị xu hướng giảm. Riêng cá tra, cá basa chiếm 12,51% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành và bằng 55,3% nhóm sản phẩm. - Đối với nhóm mực và bạch tuộc: Giá trị xuất khẩu mực và bạch tộc chiếm 6,7%, tăng 40,2% về giá trị và tăng 32,1% về khối lượng so với cùng kỳ. - Đối với sản phẩm thủy sản khô: Giá trị xuất khẩu thủy sản khô chiếm 4,2%, tăng 32,2% về giá trị, tăng 52,4% về khối lượng so với cùng kỳ. - Các sản phẩm thủy sản khác: Sản lượng các sản phẩm thủy sản khác không ổn định, giá trị xuất khẩu chưa cao. (Nguồn: Bộ KH&ĐT, Tạp chí dự báo- Kinh tế xã hội Việt Nam trước thềm hội nhập) Sang năm 2006, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu đã có sự thay đổi đánh kể. Theo bảng số liệu 2.2, năm 2006 tôm vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, chiếm hơn 44% sản lượng thủy sản xuất khẩu ; cá đông lạnh chiếm hơn 33% tăng gấp đôi năm 2004, mực và bạch tuộc đông lạnh chiếm hơn 6%.... Trong đó, lượng các mặt hàng khô và các mặt hàng thủy sản khác mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng tăng nhẹ và chiếm tỷ trọng trong cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu ngày càng thấp. Cụ thể, mặt hàng khô từ 14,29 % (năm 2000) xuống còn 4,24 % năm 2004 và 4,2 % năm 2006; đối với các mặt hàng thủy sản khác tỷ trọng giảm từ 14,07% năm 2000 xuống còn 13,4 % năm 2004 và 11,3% năm 2006. Bảng 2.2 : Giá trị kim ngạch thủy sản xuất khẩu theo ngành Đơn vị: Triệu USD Sản phẩm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tôm 654,2 761,5 966,7 1058 1261 1371,556 1460,59 Cá 229,7 310,1 462,8 466,5 552,4 687,659 1145,09 Mực và bạch tuộc 109,2 118,4 142,8 113,9 162,5 182,253 222,19 Hàng khô 211,3 188,5 138,3 73,7 101,9 130,354 142,2 Thủy sản khác 208 379 312,2 504,4 323 367,178 378,23 Tổng KN 1478 1777,5 2022,8 2216,7 2400 2739 3348,3 (Nguồn: Tạp chí Thương mại thủy sản (VASEP)- www.fistenet.gov.vn) Bảng 2.3: Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu theo ngành Đơn v ị: % Sản phẩm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tôm 44,36 42,84 47,8 47,73 52,54 50,07 43,62 Cá 15,54 17,45 22,88 21,04 23,02 25,1 34,2 Mực và bạch tuộc 7,5 6,66 7,06 5,14 6,77 6,65 6,64 Hàng khô 14,4 10,6 6,84 3,32 4,24 4,76 4,25 Thủy sản khác 14,2 22,45 15,42 22,77 13,43 13,42 11,29 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 (Nguồn: Tạp chí Thương mại thủy sản (VASEP)- www.fistenet.gov.vn) Tới tháng 7/2007, mặt hàng tôm đông lạnh vẫn đứng đầu trong thuỷ sản xuất khẩu, với 670,29 triệu USD, nhưng thị phần lại giảm chút ít. Cá tra và cá ba sa tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu quan trọng thứ 2, đạt 534,45 triệu USD. Cá đông lạnh chiếm vị trí thứ 3, đạt 156,67 triệu USD. Mặt hàng nhuyễn thể các loại đứng thứ 4, tăng 20,31% so với cùng kỳ năm 2006, đạt 177,98 triệu USD. Mặt hàng cá ngừ tăng 25,41% so với cùng kỳ 2006, đạt 87,13 triệu USD (Thống kê Bộ Thủy sản). Trước đây, các sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuất khẩu ở dạng sơ chế chiếm hơn 90% lượng hàng xuất khẩu, tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng thấp. Do có nhiều nỗ lực trong việc đa dạng hóa sản phẩm thủy sản nên hiện nay cơ cấu xuất khẩu thủy sản đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng, tăng tỷ trọng sản phẩm có giá trị cao. Nếu năm 2000, tỷ trọng sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng chỉ đạt gần 8% thì đến năm 2001 đã tăng lên 35% và đến năm 2006 là 40-45%. Tới năm 2006 giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 3348,3 triệu USD (Tạp chí Thương mại Thủy sản ( VASEP)- Bộ Thủy sản 2006). 2.1.3. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam Trong những năm gần đây, cùng với việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu, thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam cũng ngày càng được mở rộng và đa dạng. Đến nay, hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt tại 105 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, giá trị kim ngạch xuất khẩu chỉ tập trung vào một số thị trường chính, trong đó riêng 5 thị trường Nhật, EU, Mỹ, Trung Quốc và ASEAN chiếm hơn 80% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường năm 2006 (Nguồn: Tạp chí Thương Mại Thủy sản số tháng 2/2007) Nhìn vào biểu đồ 2.2 ta thấy, năm 2006, thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam là Nhật Bản với kim ngạch đạt 842,614 triệu USD chiếm 25,2%, thứ hai là thị trường EU với kim ngạch 723,505 triệu USD chiếm 21,6% và đứng thứ ba là Mỹ với kim ngạch đạt 664,340 triệu USD chiếm 19,9%. Trong thời gian gần đây, Trung Quốc (cả Hồng Kông) đang nổi lên như một thị trường thu hút hàng xuất khẩu thủy sản Việt Nam với kim ngạch tăng từ 291,730 triệu USD năm 2000 đã tăng lên tới 145,573 triệu USD năm 2006 (Trung tâm Tin học- Bộ Thủy sản). Bên cạnh đó, thị trường ASEAN là thị trường truyền thống và rất gần chúng ta về mặt địa lý song giá trị kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN còn khá nhỏ so với tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước và có xu hướng giảm trong vài năm trở lại đây. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường ASEAN là 165,681 triệu USD (chiếm 7,02%) đã giảm xuống còn 150,961 triệu USD năm 2006 (chiếm 4,5%). Tính tới tháng 7/2007, trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có nhiều sự thay đổi. Thị trường EU từ vị trí thứ 2 năm 2006 đã vươn lên vị trí thứ 1, đạt 500 triệu USD, chiếm 25,17% thị phần về giá trị (năm 2006 là 21,6%). Thị trường Mỹ trở lại với vị trí thứ 2, chiếm tỷ trọng 19,58% về giá trị (389,06 triệu USD). Thị trường Nhật Bản tụt xuống vị trí thứ 3, chiếm 18,7% về giá trị , đạt 371,5 triệu USD nguyên nhân là những tháng đầu năm Nhật Bản tiến hành kiểm soát nghiêm ngặt đối với thủy sản Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường ASEAN đạt 103,6 triệu USD, chiếm thị phần 5,21% về giá trị, tăng 33,14% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường Trung Quốc và Hồng Kông tăng 25,04%, đạt 93,24 triệu USD chiếm 4,7%. Điều này cho thấy một sự tăng trưởng khả quan của hàng thủy sản Việt Nam trong thời gian tới (Thống kê của Bộ Thủy sản). 2.2. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU hiện nay 2.2.1.Những nét chung về thị trường thuỷ sản EU 2.2.1.1. Tình hình xuất nhập khẩu thủy sản của EU hiện nay Liên minh Châu Âu (EU) hiện nay bao gồm 27 thành viên, là một khối liên kết kinh tế chặt chẽ và sâu sắc nhất thế giới và cũng là một khu vực phát triển kinh tế ổn định và có đồng tiền riêng khá vững chắc. Mặt khác, thị trường EU được xác định là một thị trường có nhu cầu lớn, đa dạng và phong phú về sản phẩm. Đây là thị trường liên kết chặt chẽ thành một khối mậu dịch thống nhất mạnh hạng nhất thế giới, có sức mua lớn, ổn định và cũng là một thị trường khó tính về tiêu dùng các mặt hàng nói chung và mặt hàng thủy sản nói riêng. Trong những năm gần đây, EU là một trong ba thị trường xuất nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới cùng với Nhật Bản và Mỹ. Đặc điểm nổi bật trong hoạt động thương mại thủy sản của các nước EU là kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản chủ yếu được diễn ra trong nội bộ các nước thành viên nội khối (83%). Hiện nay, EU nhập khẩu thủy sản từ trên 180 quốc gia trên thế giới và là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất với sản lượng là 9,7 triệu tấn với giá trị là 23.791 triệu EUR (số liệu năm 2004). Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Italy, Anh là những thị trường nhập khẩu chính, giá trị nhập khẩu thủy sản hàng năm vượt 1 tỷ USD và các nước này cũng chiếm gần 80% giá trị nhập khẩu thủy sản của EU. Bảng 2.4.Giá trị nhập khẩu thủy sản của EU Đơn vị: triệu ECU/ EUR Tên nước 2000 2003 2004 EU-25 22.645 24.182 23.791 EU-15 21.969 23.411 22.918 Ailen 124 109 111 Anh 2.383 2.245 2.284 Áo 179 216 242 Ba Lan 242.770 Bỉ 1.138 1.226 1.243 Bồ Đào Nha 963 1.009 1.017 Đan Mạch 1.942 1.929 1.851 Đức 2.560 2.420 2.246 Hà Lan 1.372 1.587 1.483 Hy Lạp 356 Italy 2.812 3.219 3.146 Luxămbua 77 68 67 Phần Lan 132 162 166 Pháp 3.329 3.427 3.402 Tây Ban Nha 3.831 4.452 4.216 Thụy Điển 771 931 1.053 (Nguồn trích : eurostat) Bảng 2.5: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU năm 2005 Nước Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) Sản lượng xuất khẩu (nghìn tấn) Bỉ 76,48 23,71 Đức 67,81 20,68 Italia 62,2 19,9 Tây Ban Nha 53,66 19,5 Hà Lan 41,03 10,64 Pháp 38,44 7,65 Anh 38,26 6,1 Ba Lan 13,76 5,76 Bồ Đào Nha 7,35 2,87 Đan Mạch 5,89 1,64 ( Nguồn: Trung tâm Tin học Thủy sản ngày 2/7/2007) Năm 2006, nhập khẩu thủy sản của EU (25 nước) đạt mức kỷ lục 28,2 tỷ EUR (38,9 tỷ USD), tăng 10,7% so với 25,5 tỷ EUR năm 2005. Trong khi đó, xuất khẩu thủy sản chỉ đạt 15,7 tỷ EUR (21,7 tỷ USD) cho thấy thâm hụt thương mại thủy sản của EU ngày càng lớn. Ba nước nhập khẩu thủy sản lớn nhất trong khối EU là Tây Ban Nha với kim ngạch nhập khẩu đạt 4,9 tỷ EUR (6,8 tỷ USD), Pháp (3,9 tỷ EUR), và Italia (3,6 tỷ EUR). Nhập khẩu thủy sản của 3 nước này chiếm tới 45% tổng nhập khẩu vào EU. Bỉ là nước duy nhất có giá trị xuất khẩu cao gấp đôi giá trị nhập khẩu nhờ ngành chế biến và thương mại phát triển. Ba nhà cung cấp thủy sản hàng đầu cho thị trường EU là Na Uy (2,7 tỷ EUR), Trung Quốc (1,1 tỷ EUR) và Aixơlen (1,1 tỷ UR). Ngoài ra, Mỹ, Marốc, Áchentina và Việt Nam cũng là những nhà cung cấp lượng lớn thủy sản cho thị trường EU. Bên cạnh đó, 80% thủy sản được sản xuất tại EU dành cho tiêu thụ nội địa, 20% còn lại được xuất khẩu sang các nước ngoài EU. Trong đó, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn nhất (Nguồn: tháng 8/2007). 2.2.1.2.Hệ thống tiêu thụ và xu hướng tiêu thụ Hệ thống tiêu thụ Đối với thị trường EU, các sản phẩm thủy sản gắn với các thị trường tiêu thụ chính như phục vụ cho các nhà hàng và ngành bán lẻ, phục vụ cho việc thay thế các loại thực phẩm không phải thủy sản của Châu Âu, các nhóm dân cư thiểu số, các tổ chức dịch vụ thực phẩm và tái chế xuất khẩu... Các sản phẩm thủy sản chế biến được tiêu thụ phổ biến ở EU gồm các mặt hàng tươi, cắt khúc, luộc, tẩm bột, đóng hộp hay hun khói. Thị trường EU được chia thành hai khu vực chính : Các nước Tây Bắc Âu và các nước Địa Trung Hải. Các nước Tây Bắc Âu ưa chuộng các loài nước lạnh (cá trích, các thu, cá minh thái, cá bơn, cá hồi). Khu vực Địa Trung Hải ưa chuộng nhuyễn thể chân đầu, nhuyễn thể hai mảnh vỏ và cá tuyết. Cá ngừ, cá hồi, cá bơn và tôm là loài thủy sản được ưa chuộng ở khắp Châu Âu. Xu hướng tiêu thụ Tiêu thụ thủy sản của toàn EU đạt hơn 5 triệu tấn mỗi năm, tiêu thụ đầu người trung bình 21 kg/ người/năm (theo thống kê của nguồn eurostat, năm 2004). Người Châu Âu thích ăn hải sản bởi họ nhận thấy thủy sản có giá trị dinh dưỡng cao và quan trọng là có chất béo, mức choleston, năng lượng thấp, có chứa chất béo động vật và axit béo omega, hàm lượng protein cao, có nguồn vitamin và khoáng chất có giá trị, rất có lợi cho sức khỏe con người. Người Châu Âu đánh giá cao sự tiện dụng của hàng thủy sản. Họ mua nhiều các sản phẩm hữu cơ để không gây hại cho môi trường và sức khỏe của bản thân họ. Theo một nghiên cứu về người tiêu dùng EU, 74% người tiêu dùng mua sản phẩm thủy sản vì họ nghĩa đến vấn đề sức khỏe, 58% nghĩ về vấn đề môi trường và 23% do sự ưu thích (Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số 8, 2002). Thủy sản tươi sống là món ăn được ưa thích nhất ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, phần lớn là cá và các loài có vỏ như tôm, cua, sò, hến. Điều này hoàn toàn đối lập ở Áo, nơi mà cá hầu như không đóng vai trò gì trong ẩm thực. Đức và Tây Ban là hai quốc gia tiêu thụ nhiều nhất là các loài có vỏ, ngược lại, Bỉ và Bồ Đào Nha tiêu thụ mạnh cá khô, ướp muối và hun khói. 2.2.1.3. Một số quy định của EU đối với hoạt động nhập khẩu thủy sản Hiện nay, EU được coi là thị trường có hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm vào loại nghiêm ngặt nhất thế giới. Hàng thủy sản của các nước đang phát triển đưa vào EU phải tuân thủ những quy định sau: - Quy định về vệ sinh: các nước muốn đưa hàng thủy sản vào EU phải nằm trong danh sách các nước đươc phép xuất khẩu vào EU. Từng lô hàng phải kèm theo giấy chứng nhận đáp ứng các yêu cầu của EU do cơ quan chức năng của nước xuất khẩu cấp. - Quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm: theo các quy chế 91/492/EEC và 91/493/ EEC, các sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể về vệ sinh gồm độ tươi, độ sạch, mức nhiễm vi sinh tối đa (bao gồm các vi sinh vật gây bệnh và vi sinh vật chỉ thị), dư lượng hóa chất ( kim loại nặng, kháng sinh và thuốc trừ sâu), chất độc, độc tố sinh học biến và ký sinh trùng. - Quy định về giám sát: Quyết định 94/356/EEC yêu cầu nhà sản xuất có hàng thủy sản xuất khẩu sang EU phải tổ chức giám sát hoạt động sản xuất và chế biến của mình phù hợp với tiêu chuẩn HACCP. Tiêu chuẩn HACCP là điều kiện quan trọng của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào EU. Nếu hàng nhập khẩu của bất kỳ quốc gia nào bị một nước thành viên EU phát hiện có vấn đề về chất lượng lập tức sẽ bị đưa lên Hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm (RASFF) cho tất cả các thành viên khác. Từ đó, EU sẽ có những biện pháp cấm hoặc hạn chế nhập khẩu riêng đối với từng trường hợp vi phạm. Hiện EU đang thực hiện chính sách “ dư lượng = 0” đối với các chất kháng sinh bị cấm hoàn toàn. EU ngày càng hạ thấp ngưỡng phát hiện dư lượng kháng sinh trên cơ sở hiện đại hóa thiết bị kiểm tra. Mỗi khi nâng cấp thiết bị kiểm tra dư lượng kháng sinh ở trong các mặt hàng thủy sản nhập khẩu, EU lại hạ thấp ngưỡng phát hiện dư lượng kháng sinh. Điều này đã gây trở ngại đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản vào EU của các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng. EU đã hai lần hạ ngưỡng phát hiện dư lượng đối với Chloramphenicot: Lần 1 vào năm 1999, từ 1 ppb xuống 0,1 ppb; Lần 2 vào năm 2001, từ 0,1 ppb xuống 0,003ppb ( Nguồn: Viện nghiên cứu Thương mại, Bộ Thương mại). 2.2.2. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU hiện nay 2.2.2.1.Về kim ngạch xuất khẩu Từ những năm 1980, sản phẩm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã xuất hiện tại thị trường EU với một nhãn hiệu chung là Seaprodex. Ngay từ những năm đầu xâm nhập vào thị trường EU, sản phẩm thủy sản được xuất khẩu chung với những mặt hàng nông sản khác với số lượng ít nhưng đã gây được cảm tình của người tiêu dùng Châu Âu. Nhận thức được rằng, quá trình tiêu thụ sản phẩm cuối cùng đặc biệt là tiêu thị với giá trị gia tăng thông qua xuất khẩu, là động lực cho sự tăng trưởng và phát triển của các hoạt động nuôi trồng và khai thác, bên cạnh việc giữ vững những thị trường truyền thống, ngành thủy sản Việt Nam đã chủ trương đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, trong đó EU là một trong những lựa chọn hàng đầu. Trong những năm gần đây, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có những bước phát triển đáng ghi nhận. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung và xuất khẩu vào thị trường EU nói chung liên tục đạt mức tăng trưởng cao. Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU Đơn vị: Triệu USD (Nguồn: Trung tâm Tin học, Bộ Thủy sản) Hiện nay, EU dần trở thành một bạn hàng quen thuộc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Cùng với xu hướng tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ xuất khẩu của toàn ngành thủy sản nói chung, có thể thấy tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 1996-1999 hết sức khả quan với tốc độ tăng trung bình hàng năm là 54,92 %. Theo số liệu thống kê của EU, kim ngạch nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam đạt 65,0 triệu USD năm 1997, năm 1998 tăng lên 92,5 triệu USD. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Tin học Bộ Thủy sản, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU năm 1999 đạt 89,1 triệu USD đồng thời đây cũng là năm đánh dấu sự thành công của ngành thủy sản Việt Nam tại thị trường EU. Từ tháng 11/1999, Việt Nam được công nhận vào danh sách 1(List A) các nước xuất khẩu thủy sản vào EU, sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã chính thức được công nhận về pháp lý để khẳng định được chỗ đứng tại 15 nước của EU. Trong những năm 2000-2002, hoạt động xuất khẩu thủy sản bị chững lại và có xu hướng giảm sút, sau khi EU tăng cường kiểm tra dư lượng các chất kháng sinh và hạ thấp ngưỡng phát hiện dư lượng các chất này trong sản phẩm. Nhờ những nỗ lực khắc phục của các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp và nông ngư dân Việt Nam, từ năm 2003 kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng trở lại. Theo bảng số liệu 2.4, năm 2003, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 116,7 triệu USD, năm 2004 đạt 231,5 triệu USD, năm 2005 đạt 367,3 triệu USD. Hàng thủy sản hiện nay là mặt hàng có kim ngạch đứng thứ tư trong số các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU. Khối lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào EU năm 2005 đạt gần 120 nghìn tấn, trị giá 367,3 triệu USD, chiếm 7% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã tăng lên 723, triệu USD với sản lượng đạt 219 nghìn tấn. Bảng 2.6: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU Năm Kim ngạch (triệu USD) Tốc độ tăng (%) Sản lượng (tấn) Tốc độ tăng (%) 2000 71,8 -19,4 20.290,8 - 2001 90,7 26,32 26.659,1 31,38 2002 73,7 - 18,74 29.612,8 11,08 2003 116,7 58,34 38.186,8 28,95 2004 231,5 98,4 73.459,2 92,36 2005 367,3 58,66 110.911,2 50,98 2006 723.5 97 219.967 98,33 (Nguồn: Trung tâm Tin học, Bộ Thủy sản) Tính tới tháng 8 năm 2007, xuất khẩu thủy sản sang EU đạt 175,4 nghìn tấn với kim ngạch 586.8 triệu USD, tăng 24,56% về lượng và 29,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2006, chiếm 30,88% về lượng và 25,13% về kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (Nguồn: Trung tâm Tin học, Bộ Thủy sản). 2.2.2.2.Về cơ cấu sản phẩm Nhìn chung, các mặt hàng xuất khẩu vào EU là khá đa dạng với nhiều chủng loại. Việt Nam xuất khẩu sang EU chủ yếu là các mặt hàng cá, tôm, bạch tuộc, cá ngừ, đồ hộp. Trong giai đoạn từ 2000-2001, mặt hàng có khối lượng nhập khẩu lớn nhất của EU từ Việt Nam là tôm đông lạnh. Kim ngạch xuất khẩu tôm đông lạnh năm 2000 đạt 38,6 triệu USD, năm 2001 đạt 43,6 triệu USD. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam có giảm sút, chỉ còn 15,7 triệu USD (Nguồn: Diễn đàn Doanh nghiệp ngày 4/2/2004). Trong thời gian đó, một số lô hàng tôm đông lạnh của Việt Nam xuất sang EU bị phát hiện có dư lượng kháng sinh cao quá mức cho phép và bị hủy, gây thiệt hại lớn cho nhà xuất khẩu. Nguyên nhân của tình trạng trên là do chúng ta chưa đáp ứng được yêu cầu vệ sinh thực phẩm từ khâu nuôi trồng đến bàn ăn được công bố trong Sách Trắng của EU đối với thực phẩm chế biến nhập khẩu. Từ năm 2002, thương mại tôm giữa Việt Nam và EU đã có những dấu hiệu phục hồi và có sự gia tăng cả về giá trị và khối lượng tôm xuất sang thị trường này trong năm 2003 – 2004. Năm 2003, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 5316 tấn tôm sang EU, tăng 28% so với năm 2002 là 4000 tấn (Nguồn: Trung tâm Tin học, Bộ Thủy sản). Năm 2004, tôm Việt Nam đã thâm nhập mạnh hơn vào các thị trường mới tại khu vực EU, khi các nhà xuất khẩu tôm Việt Nam chuyển hướng từ Bỉ (thị trường truyền thống số một tại khu vực EU) sang các thị trường tiềm năng khác như Anh, Đức, Italy. Hiện nay, Bỉ và Italy vẫn là hai thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam tại EU, chiếm 53% tổng lượng hàng xuất sang EU năm 2005. Việt Nam nằm trong tốp 10 nhà cung cấp tôm hàng đầu của Bỉ với 4% thị phần nhập khẩu. Mặt hàng chính là tôm nước ẩm đông lạnh. Việt Nam đồng thời cũng là nhà cung cấp thủy sản lớn thứ 9 của Anh. Bên cạnh đó, cá đông lạnh cũng là mặt hàng có mức tăng xuất khẩu sang EU đều và đáng kể. Xuất khẩu cá của Việt Nam sang thị trường này đã vượt xa tôm không những về khối lượng và giá trị, vươn lên trên cả Nhật (66 triệu USD năm 2003), chỉ sau Mỹ (141 triệu USD) và chiếm 20% tổng giá trị xuất khẩu cá của Việt Nam (552 triệu USD). Năm 2004, xuất khẩu cá của Việt Nam sang EU tiếp tục tăng trưởng với giá trị xuất khẩu đạt 231,5 triệu USD, gấp 3 lần so với năm 2003, chiếm gần một nửa giá trị xuất khẩu thủy sản sang EU (nguồn: Trung tâm Tin học, Bộ Thủy sản). Sản phẩm cá chủ lực của Việt Nam xuất sang thị trường này là cá tra, các basa và cá ngừ. Tuy cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang EU có sự thay đổi qua các năm những trong tất cả các sản phẩm mà Việt Nam xuất khẩu sang EU thì mặt hàng cá tươi, cá đông lạnh vẫn chiếm tỷ lệ cao với 517,476 triệu USD (chiếm 71,5%), còn mặt hàng khô vẫn chiếm tỷ lệ thấp nhất với con số 1,451 triệu USD (chỉ chiếm 0,2%) ( Trích: Bảng số liệu 2.6) Bảng 2.7: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường EU năm 2006 STT Sản phẩm Khối lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng (%) 1 Tôm đông lạnh 21.265 9,67 154,3 21,33 2 Cá tươi/đông lạnh: Trong đó - Cá da trơn - Cá ngừ 179.374 123.212 14.045 81,55 56,01 6,39 517,476 343,427 33,085 71,52 47,46 4,57 3 Mực và Bạch tuộc đông lạnh 18.976 8.63 50,278 6,95 4 Hàng khô 352 0,15 1,451 0,2 (Nguồn: Tạp chí thương mại Thủy sản tháng 2/2007) 2.2.2.3.Về thị trường xuất khẩu Các thị trường xuất khẩu chính của thủy sản Việt Nam trong khối EU được biểu hiện thông qua biểu đồ dưới đây: Biểu đồ 2.4 : Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU năm 2004 (Nguồn: www.globefish. org/EU legislation) Trong khối EU, các quốc gia như Bỉ, Italy, Anh, Đức và Hà Lan là những thị trường xuất khẩu chính của hàng thủy sản Việt Nam. Trong đó, Bỉ và Italy là hai thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam tại EU, chiếm 53% tổng lượng hàng xuất sang thị trường này năm 2006. Việt Nam nằm trong 10 tốp nhà cung cấp tôm hàng đầu của Bỉ với 4% thị phần nhập khẩu. Trong những năm qua, thủy sản Việt Nam gần như chỉ xuất hiện với mức độ hết sức khiêm tốn ở một vài nước trên thị trường Đông Âu. Trong vài năm gần đây, ngành thủy sản Việt Nam đã có nhiều động thái tích cực thâm nhập thị trường các thành viên mới của EU ở khu vực này, đặc biệt là ở Ba Lan và đã có những kết quả bước đầu. Tới tháng 8/2007, thủy sản Việt Nam đã có mặt tại 26/27 quốc gia thuộc khối EU, trong đó có 3 thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất từ Việt Nam: Tây Ban Nha là quốc gia nhập khẩu thủy sản lớn nhất trong khối EU và cũng là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 17,9%. Mặt hàng chính mà Tây Ban Nha nhập đó là cá, bạch tuộc, mực, nghêu, chả cá đông lạnh....; Italy đứng thứ hai, chiếm 14,72% thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang khối này. Đứng thứ ba về kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là Ba Lan chiếm 14,38% (Nguồn: Thống kê Bộ Thủy sản- www.fistenet.gov.vn). Theo cục Quản lý chất lượng và An toàn vệ sinh và Thú y Thủy sản, hiện Việt Nam có 245 cơ sở chế biến thủy sản đáp ứng được các tiêu chuẩn của EU và được phép xuất khẩu sang thị trường này. Đây sẽ là tín hiệu để đảm bảo cho khả năng cung cấp và xuất khẩu những mặt hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng khi xuất khẩu vào EU trong bối cảnh EU ngày càng có nhiều cuộc kiểm tra đối với các mặt hàng nhập nhập thủy sản Việt Nam đặc biệt là về dư lượng chất kháng sinh có trong sản phẩm. 2.3. Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường EU 2.3.1. Những kết quả đạt được Trong những năm qua, tỷ trọng hàng thuỷ sản Việt Nam trong tổng nhập khẩu thủy sản của EU đã liên tục tăng cả về sản lượng và giá trị. S ản lượng xuất khẩu liên tục tăng trong nhiều năm trở lại đây, từ mức 20 nghìn tấn năm 2000, lên 73 nghìn tấn năm 2004 và 219 nghìn tấn năm 2006. Trị giá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU cũng lần lượt vượt qua mức trên 100 triệu năm 2003 lên mức 723,5 triệu USD năm 2006. Đến năm 2006, thị trường EU đã trở thành thị trường lớn thứ hai sau Nhật Bản. Bên cạnh những thành tựu đó, trong những năm qua cũng đánh dấu những kết quả đạt được trong việc vượt qua các rào cản thương mại của hàng thủy sản xuất khẩu trên thị trường EU. Về mặt thuế quan, do Việt Nam được hưởng chế độ GSP nên hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU cũng có nhiều lợi th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0415.doc
Tài liệu liên quan