Đề tài dãy số thời gian trong việc phân tích và dự đoán thống kê về du lịch

Lời nói đầu 1

Chương I. Du lịch và vai trò của thống kê trong việc nghiên cứu về du lịch 2

I. Thực trạng về du lịch thế giới và nước ta trong những năm gần đây. 2

II. Vai trò của thống kê trong việc nghiên cứu về du lịch . 3

Chương II. Những vấn đề lý luận chung về phương pháp dãy số thời gian 5

I. Khái niệm dãy số thời gian, ý nghĩa và cấu tạo. 5

1) Khái niệm: 5

2) Ý nghĩa của dãy số thời gian 5

3) Cấu tạo của dãy số thời gian 5

4) Các dạng dãy số thời gian 5

II. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian. 6

1) Mức độ trung bình theo thời gian . 6

2) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối. 7

3) Tốc độ phát triển. 8

4) Tốc độ tăng (hoặc giảm). 9

5) Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm). 10

III. Một số phương pháp biểu hiện xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng. 11

1) Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian. 11

2) Phương pháp số trung bình trượt (di động). 11

3) Phương pháp hồi quy . 11

IV) Một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn trên cơ sở dãy số thời gian. 17

1)Dự đoán dựa vào phương trình hồi quy bằng phương pháp ngoại suy phương trình hồi quy. 17

2) Dự đoán dựa vào lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối bình quân. 17

3) Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình. 17

4) Dự đoán dựa vào bảng Buys.Ballot (bảng B.B). 18

 

Chương III. vận dụng phương pháp dãy số thời gian và dự đoán thống kê trong việc phân tích biến động của du lịch Việt Nam. 19

I) Khái niệm và vai trò của Du lịch. 19

1) Khái niệm. 19

2)Vai trò của du lịch: 19

II) Dãy số thời gian trong việc phân tích biến động về tổng doanh thu của các đơn vị kinh doanh du lịch. 20

1) Phân tích đặc điểm sự biến động tổng doanh thu qua thời gian. 20

2) Phân tích xu hướng biến động của doanh thu qua thời gian. 22

3). Dự đoán chỉ tiêu doanh thu. 23

III. Dãy số thời gian trong việc phân tích biến động số lượt khách ngành du lịch phục vụ. 25

1. Phân tích đặc điểm sự biến động số lượt khách ngành du lịch phục vụ. 25

2. Phân tích xu hướng biến động của số lượt khách ngành du lịch phục vụ qua thời gian. 26

3. Dự đoán chỉ tiêu số lượt khách ngành du lịch phục vụ. 27

 

Kết luận và kiến nghị 29

 

Tài liệu tham khảo 31

 

doc33 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2434 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài dãy số thời gian trong việc phân tích và dự đoán thống kê về du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mang tính chất tạo đà và chưa huy động được tối đa nguồn lực trong và ngoài nước trong việc thực hiện thành công chương trình này. Đương nhiên cũng có những nguyên nhân khách quan nhất định mà chúng ta cần phải nhận thấy và khắc phục. II. Vai trò của thống kê trong việc nghiên cứu về du lịch . Chúng ta biết mọi sự vật hiện tượng luôn biến đổi qua thời gian và không gian theo những quy luật nhất định, mà chúng ta biết rằng quy luật không tự sinh ra và nó cũng không tự mất đi mà chỉ tồn tại ở dạng này hay dạng khác.Chúng ta không thể tạo ra quy luật khi chúng ta cần mà điều kiện của các quy luật chưa xuất hiện,hay loại bỏ quy luât đi khi các điều kiện quy luật vẫn đang tồn tại. Cụ thể như một năm gồm có bốn mùa Xuân-Hạ-Thu-Đông cứ sau mỗi năm thì hiện tượng này lại được lặp lại(đây là quy luật) dù khoa học có phát triển như thế nào đi chăng nữa thì cũng không bao giờ tạo ra được hai mùa Xuân trong một năm,hay loại bỏ mùa đông đi để trong một năm chỉ còn lại ba mùa.Mà chúng ta cần phải biết rằng một năm có bốn mùa,chúng ta cần phải biết được đặc điểm biến động của từng mùa và từ đó vạch ra xu hướng phát triển.Vấn đề đặt ra đối với chúng ta là làm thế nào để tìm được quy luật vận động của các hiện tượng. Trong thống kê để nghiên cứu sự biến động của hiện tượng,người ta dưa vào dãy số thời gian.Với việc thống kê các hiện tượng số lớn qua thời gian cùng với các phương pháp phân tích thống kê chúng ta sẽ tìm ra quy luật vận động của mỗi hiện tượng.Vì vậy việc phân tích thống kê các hiẹn tượng sôthông qua thời gian có vai trò rất quan trọng trong việc tìm ra các quy luật biến động của hiện tượng.Qua dãy số thời gian ta có thể nghiên cứu về đặc điểm,về sự biến động của hiện tượng từ đó vạch rõ xu hướng và tính quy kuật của sự phát triển đồng thời qua đó ta cũng có thể dự đoán mức độ của hiện tượng trong tương lai. Du lịch là một trong những nghành kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao, tỷ suất doanh lợi của nó thường cao gấp từ 2 đến 4 lần so với các nghành khác và lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của nghành Du lịch trong những năm gần đây chiếm một phần rất lớn trong GDP và trong sự phát triển của nền kinh tế. Song tốc độ tăng của doanh thu về du lịch hàng năm trong thực tế là chưa cao so với tiềm năng và điều kiện mà ta có. Nguyên nhân khách quan là chúng ta chưa tìm thấy quy luật vận động của nó, chưa đánh giá nghiêm túc thực chất để tìm được những ưu, nhược điểm, chưa nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, hiệu quả quản lý của nhà nước và nâng cao cơ sở vật chất phục vụ du lịch Vì vậy việc nghiên cứu tính quy luật của nghành du lịch là một vấn đề tất yếu, nó giúp chúng ta tìm ra được xu hướng vận động từ đó vạch rõ xu hướng phát triển và qua đó chúng ta có thể khai thác tối đa mọi tiềm năng nhằm đưa du lịch Việt Nam lên tầm cao mới, đưa Việt Nam trở thành trung tâmdu lịch - thương mại có tầm cỡ trong khu vực cũng như trên thế giới. Chương II. Những vấn đề lý luận chung về phương pháp dãy số thời gian I. Khái niệm dãy số thời gian, ý nghĩa và cấu tạo. 1. Khái niệm: -Tính tất yếu: mặt lượng của hiện tượng thường xuyên biến động qua thời gian. Trong thống kê, để nghiên cứu sự biến động này người ta thường dựa vào dãy số thời gian. -Khái niệm: Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian. 2. ý nghĩa của dãy số thời gian Qua dãy số thời gian ta có thể nghiên cứu các đặc điểm vè sự biến động của hiện tượng, vạch ra xu hướng và tính quy luật của sự phát triển, đồng thời dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai. 3. Cấu tạo của dãy số thời gian Mỗi dãy số thời gian được cấu tạo bởi hai thành phần là: thời gian về chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu. Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm.. đi dài giữa hai thời gian liền nhau được gọi là khoảng cách thời gian. Chỉ tiêu về hiện tượng được nghiên cứu có thể là số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân..,trị số của chỉ tiêu gọi là mức độ của dãy số. 4. Các dạng dãy số thời gian Căn cứ vào đặc điểm tồn tại về quy mô của hiện tượng qua thời gian có: Dãy số thời kỳ. Dãy số thời kỳ biểu hiện quy mô(khối lượng) của hiện tượng trong từng khoảng thời gian nhất định. VD: Có tài liệu về số lượng khách tham quan đến Việt Nam qua một số năm như sau: Năm 1995 1996 1997 1998 1999 Lượt người 1351296 1607155 1715673 1520128 1781754 Ví dụ trên là một dãy số thời kỳ phản ánh số lượt khách quốc tế đến Việt Nam qua từng năm. Trong dãy số thời kỳ các mức độ là những số tuyệt đối thời kỳ,do đó độ dài của khoảng cách thời gian ảnh hưởng trực tiếp đến trị số của chỉ tiêu và cũng có thể cộng các trị số của chỉ tiêu để phản ánh quy mô của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài hơn Dãy số thời điểm Dãy số thời điểm biểu hiện quy mô (khối lượng )của hiện tượng lại những thời điểm nhất định VD. Có tài liệu về số lượng khách du lịch của một DNKDDL vào các ngày đầu tháng 1,2,3,4,5 năm 1999 như sau: Ngày 1-1 1-2 1-3 1-4 1-5 Số lượng khách (người) 8500 7960 8437 8309 8257 Các số liệu trên chỉ phản ảnh số lượng khách du lịch vào ngày đầu của các tháng. Mức độ của hiện tượng ở thời điểm sau thường bao gồm toàn bộ hoặc một bộ phận mức độ của hiện tượng ở thời điểm trước đó. Vì nếu chúng ta cộng các trị số của chỉ tiêu không phản ánh được quy mô của hiện tượng. Đây cũng chính là điểm mấu chốt để phân biệt lịch sử khác nhau giữa dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm. II. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian. Để phản ánh đặc điểm biến động qua thời gian của hiên tượng nghiên cứu người ta thường tính các chỉ tiêu sau đây: 1) Mức độ trung bình theo thời gian . Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đaị biểu của các mức độ tuyệt đối trong một dãy số thời gian. Tuỳ theo dãy số thời kỳ hay dãy số thời điểm mà có các công thức khác nhau Đối với dãy số thời kỳ mức độ trung bình theo thời gian được tính : Đối với dãy số thời điểm . Có khoảng cách thời gian bằng nhau thì mức độ trung bình được tính băng công thức: Khoảng cách thời gian không bằng nhau thì mức độ trung bình theo thời gian được tính bằng công thức : 2) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối. Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian nghiên cứu. Nếu mức độ của hiện tượng này tăng lên thì trị số của hai chỉ tiêu mang dấu dương (+) và ngược lại mang dấu âm(-). Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà ta có các chỉ tiêu về lượng tăng(hoặc giảm) sau đây: Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn (hay từng kỳ) gọi là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ kỳ đứng liền trước nó (yi-1) chỉ tiêu này phản ánh mức độ tăng (hoặc giảm) tuyệt đối giữa hai thời gian liền nhau (thời gian i-1 và thời gian i). Công thức tính: (2.1) d i : là lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối liên hoàn. - Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (hay tính dồn) là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ của một kỳ nào đó được chọn làm gốc, thường là mức độ đầu tiên trong dãy số (y1) chỉ tiêu này phản ánh mức tăng(hoặc giảm) tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài. Công thức tính: Di = yi - y1 (i=2,3...n) (2.2) Trong đó: Di: là các lượng tăng (hoặc giảm tuyệt đối định gốc) (i=2,3...n) Ta nhận thấy rằng : Tức là tổng các lượng tăng(hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn bằng lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc. (2.3) -Lượng tăng (hoặc giảm )tuyệt đối trung bình là mức trung bình của các lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối liên hoàn. Trong đó : : là lượng tăng(hoặc giảm) tuyệt đối trung bình. 3) Tốc độ phát triển. Tốc độ phát triển là một số tương đối ( thường được biểu hiện bằng lần hoặc %) phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian tuỳ theo mục đích nghiên cứu ta có các loại tốc độ phát triển sau đây: -Tốc độ phát triển liên hoàn phản ánh sự biến động của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau. (i=2,3..n) (3.1) Công thức tính như sau: Trong đó: ti: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời gian i so với thời gian i-1. Tốc độ phát triển định gốc phản ánh sự biến động của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài. Công thức tính như sau: (i=2,3..n) (3.2) Trong đó: Ti :là tốc độ phát triển định gốc. Chú ý: Giữa tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc có các mối liên hệ sau đây: +Tích tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định gốc tức là: t2 . t3...tn =Tn (i= (2,3..n) Pti = Ti + Thương của hai tốc dộ phát triển định gốc liền nhau băng tốc độ phát triển định gốc liên hoàn giữa hai thời gian đó.Tức là: (i=1,2,...,n). -Tốc độ phát triển trung bình là trị số đại biểu của các tốc độ phát triển liên hoàn Công thức: (3.3) Trong đó là tốc độ phát triển trung bình. Vì Suy ra Từ công thức (3.4) cho ta thấy chỉ nên tính chỉ tiêu tốc độ phát triển trung bình đối với những hiện tượng biến động theo một xu hướng nhất định. 4) Tốc độ tăng (hoặc giảm). Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ của hiện tượng giữa hai thời gian đã tăng(+) hoặc giảm(-) bao nhiêu lần (hoặc bao nhiêu %). Tương ứng với các tốc độ phát triển ta có tốc độ tăng hoặc giảm sau đây: -Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn (hay từng kỳ) là tỷ số giữa lượng tăng hoặc giảm liên hoàn với mức độ kỳ gốc liên hoàn. Suy ra ai=ti-1 (i=2,3,...,n) Trong đó: ai : là tốc độ tăng hoặc giảm liên hoàn. -Tốc độ tăng hoặc giẩm định gốc là tỷ số giữa lượng tăng (giảm) định gốc với mức độ kỳ gốc cố định. Công thức Ai=Ti-1 hoặc Ai (%) =Ti (%) -100( %) Trong đó: Ai : là tốc độ tăng hoặc giảm định gốc. -Tốc độ tăng hoặc giảm trung bình là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng hoặc giảm đại biểu trong suốt thời gian nghiên cứu. Công thức: Hoặc 5) Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm). Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng (hoặc Giảm) của tốc độ tăng hoặc giảm liên hoàn thì tương ứng với một trị số tuyệt đối là bao nhiêu. Công thức: Trong đó: gi : là giá trị tuyệt đối của 1% tăng hoặc giảm: Ta cũng có thể biến đổi: Chú ý : Chỉ tiêu này chỉ tính cho tốc độ tăng hoặc giảm liên hoàn. Vì đối với tốc độ tăng hoặc giảm định gốc thì không tính vì luôn là một số không đổi y1/100. III. Một số phương pháp biểu hiện xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng. 1) Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian. Phương pháp này được sử dụng khi một dãy số thời kỳ có khoảng cách thời gian tương đối ngắn và có nhiều mức độ mà qua đó chưa phản ánh được xu hướng biến động của hiện tượng. 2) Phương pháp số trung bình trượt (di động). Số trung bình trượt là số trung bình cộng của một nhóm nhất định các mức độ của dãy số được tính bằng cách lần lượt loại dần các mức độ đầu, đồng thời thêm vào các mức độ tiếp theo, sao cho nó bằng tổng các mức độ tiếp theo, sao cho tổng só lượng các mức độ tham gia tích số trung bình không thay đổi. Giả sử có dãy số thời gian: y1,y2,y3,...,yn-2,yn-1,,yn. Nêú tích trung bình trượt cho nhóm ba mức độ , ta có. ................................... ................................... Trung bình trượt càng được tính từ nhiều mức độ thì càng có tác dụng san bằng ảnh hưởng các nhân tố ngẫu nhiên . Nhưng mặt khác lại làm giảm số lượng các mức độ của dãy trung bình trượt. 3) Phương pháp hồi quy . -Phương pháp hồi quy là phương pháp được sử dụng để biểu hện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng có nhiều dao động ngẫu nhiên , mức độ giảm thất thường. Nội dung của phương pháp này là người ta tìm một phương trình hồi quy được xây dựng trên cơ sở dãy số thời gian gọi là hàm xu thế . -Hàm xu thế tổng quát có dạng . Trong đó : t mức độ lý thuyết . a0 ,, a1 ...,an .. các tham số của phương trình hồi quy và thường được xác định bình phương nhỏ nhất tức là. t: thứ tự thời gian . - Một số phương trình thường gặp . 3.1 .Phương pháp tuyến tính. Phương trình này thường được sử dụng khi các lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối liên hoàn di (còn gọi là sai phân bậc một) xấp xỉ nhau . Có hai cách xác định tham số a0 , a1 . Bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất a0, a1 thoả mãn hệ phương trình sau . Ta cũng có thể tìm a0, a1 : Bằng cách tính : Khi đó: 3.2. Phương trình bậc 2 . Phương trình này được sử dụng khi các sai phân bậc hai( tức là sai phân của sai phân bậc một) xấp xỉ nhau . T I 1 a0 a1 a2 2 a0 2a1 4a2 a1 3a2 3 a0 3a1 9a2 a1 5a2 2a2 4 a0 4a1 16a2 a1 7a2 2a2 các tham số a0 , a1 , a2 được xác định bởi hệ phương trình : 3.3. Phương trình hàm mũ Phương trình hàm mũ được sử dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau . Theo phương pháp bình phương nhỏ nhất ta tìm a0,a1 thông qua hệ phương trình sau: 3.4) Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ: Biến động thời vụ là biến động mang tính chất lặp đi lặp lại trong từng thời gian nhất định của từng năm. -Nếu biến động thời vụ qua thời gian nhất định của từng năm có các năm tương đối ổn định, không có hiện tượng tăng hoặc giảm rõ rệt thì chỉ số biến động thời vụ được tính theo công thức: Trong đó : i: thứ tự thời gian(tháng hoặc quý). Số bình quân của các mức độ thời gian cùng tên i Số bình quân chung của tất cả các mức độ trong dãy. Ii: Chỉ số thời vụ của thời gian thứ i. - Nếu biến động thời vụ qua những thời gian nhất định của các năm có sự tăng hoặc giảm rõ rệt thì chỉ số biến động thời vụ được xác định: Trong đó: Yi: các mức độ thực tế trong dãy số. : Mức độ lý thuyết bằng phương pháp hồi quy. N: Số năm. 3.5). Phương pháp phân tích các thành phần của dãy số thời gian. Phương pháp phổ biến nhất là phân tích dãy số thời gian gồm ba thành phần. -Thành phần thứ nhất là hàm xu thế (ft) phản ánh xu hướng cơ bản của hiện tượng kéo dài qua thời gian. -Thành phần thứ hai là biến độnh thời vụ (st) nó là sự lặp lại của hiện tượng trong khoảng thời gian nhất định hàng năm -Thành phần thứ ba là biến động ngẫu nhiên (zt). - Ba thành phần trên có thể kết hợp với nhau thành hai dạng. +Dạng kết hợp nhân phù hợp với biến động thời vụ có biên độ biến đổi tăng: +Dạng kết hợp cộng phù hợp với biến độngthời vụ có biến động ít Thông thường ta dùng bảng Buys-Ballot (Bảng B.B) để phân tích các thành phần của dãy thời gian. Giả sử hàm xu thế là dạng tuyến tính: Biến động thời vụ theo tháng St=ei ( tháng , năm ). Biến động ngẫu nhiên có độ lệch bằng 0. Zt=0 Và ba thành phần được kết hợp theo dạng cộng ta có: Trong thực tế Zt rất khó xác định vì vậy nên ta có: Các tham số a,b,ci được xác định băng phương pháp bình phương nhỏ nhất. Dạng tổng quát. Tháng, quý Năm 1 ...... i ... m j.Tj 1 Y11 ... yil ... ym1 ..... j Y1j ... yij ... ymj ... n y1n ... yin ... ymn Cj Trong đó : IV) Một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn trên cơ sở dãy số thời gian. Dự đoán thống kê ngắn hạn (dđtknh) là việc dự đoán quá trình tiếp theo của hiện tượng trong những khoảng thời gian tương đối ngắn, nối tiếp với hiện tại bằng việc sử dụng những thông tin thống kê và áp dụng các phương pháp thích hợp. -Mục đích của dđtknh là nhằm đưa ra kết quả từ đó làm căn cứ để tiến hành điều chỉnh lập các hoạt động sản xuất kinh doanh, làm sao cho có hiệu quả nhất và kịp thời nhất. 1)Dự đoán dựa vào phương trình hồi quy bằng phương pháp ngoại suy phương trình hồi quy. Trong đó: h=1,2,3,.... Mức độ chỉ đoán ở mức t+h 2) Dự đoán dựa vào lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối bình quân. Ta có mô hình sau: Trong đó: : là lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối bình quân. Yn: Mức độ cuối cùng của dãy số thời gian. 3) Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình. Phương pháp này được áp dụng khi tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau. Mô hình của dự đoán theo năm: Trong đó: Y1: Mức độ đầu tiên của dãy số thời gian. Yn: Mức độ cuối cùng của dãy số thời gian. h:Tầm xa của dự đoán. : Tốc độ phát triển liên hoàn. Trong trường hợp có tài liệu của từng quý ta có thể sử dụng mô hình dự đoán. Trong đó: yi,j:Mức độdự đoán của quý i(i=) của năm J Yi: Tổng các mức độ của quý i. 4) Dự đoán dựa vào bảng Buys.Ballot (bảng B.B). Mô hình có dạng: Y=a+b.t+cj Trong đó: a: là tham số tự do. b: hệ số hồi quy cj:hệ số thời vụ Chương III. vận dụng phương pháp dãy số thời gian và dự đoán thống kê trong việc phân tích biến động của du lịch Việt Nam. I) Khái niệm và vai trò của Du lịch. 1) Khái niệm. - Khái niệm du lịch là những hoạt động của con người đi tới một nơi (ngoài môi trường thường xuyên của mình) trong một khoảng thời gian đã dược các tổ chức du lịch quy định trước mục đích của chuyến đi không phải là để kiếm tiền trong phạm vi của vùng tới thăm. 2)Vai trò của du lịch: - Khi đời sống của xã hội ngày càng được cải thiện và nâng cao, nhu cầu xã hội của con người ngày càng tăng thì du lịch đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Không những thế du lịch còn trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. ở nước ta nền kinh tế về du lịch tuy còn khá mới mẻ nhưng nó cũng đã và đang góp một phần rất lớn trong thu nhập quốc dân. Song thực tế là chưa cao. Bởi lẽ Việt Nam của chúng ta được coi là một đất nước có nhiều tiềm năng về du lịch, có nhiều cảnh quan đẹp, đó là một trong những thế mạnh mà thiên nhiên ưu đãi xong chúng ta chưa biết khai thác hoặc chỉ mới khai thác được một phần rất nhỏ. Với xu thế chung của thế giới du lịch ngày đã trở thành một tiềm năng kinh tế mũi nhọn của đất nước chúng ta. Song việc khai thác những tiềm năng về du lịch là một vấn đề mà chúng ta cần phải đặt dấu chấm hỏi (?). Để có thể trả lời được câu hỏi đó chúng ta cần phải đi sâu vào hai vấn đề đó là: + Số lượt khách mà ngành du lịch phục vụ + Tổng doanh thu của các đơn vị kinh doanh du lịch. Thông qua việc nghiên cứu hai vấn đề này ta có thể dự đoán được sự biến động của thị trường du lịch trong tương lai để từ đó đưa ra những chính sách quản lý hợp lý nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Để có thể đưa du lịch Vệt Nam chúng ta lên một tầm cao mới, để Việt Nam trở thành một trung tâm du lịch thương mại – dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực cũng như trên thế giới. II) Dãy số thời gian trong việc phân tích biến động về tổng doanh thu của các đơn vị kinh doanh du lịch. 1) Phân tích đặc điểm sự biến động tổng doanh thu qua thời gian. Tổng doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngành du lịch. Nó là căn cứ quan trọng để chúng ta lập các kế hoạch hoạt động trong những năm tới .Vì vậy việc nghiên cứu tổng doanh thu của nghành Du Lịch là một điều tất yếu khi chúng ta sử dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích và dự đoán thống kê về Du Lịch Việt Nam . Từ số liệu về tổng doanh thu của nghành Du Lịch Việt Nam từ số liệu ở niên giám thống kê 1997- 2000 ta lập được bảng số liệu qua các năm , thông qua bảng số liệu ta thấy được sự biến động tổng doanh thu theo thời gian qua một số chỉ tiêu : Năm Tổng DT du lịch (triệu đồng) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối hàng năm(triệu đồng) Tốc độ phát triển liên hoàn(%) Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn (%) 1995 5653169 - - - 1996 5954155 300986 105,32 5,32 1997 6430175 476020 107,99 7,99 1998 6631049 200874 103,12 3,12 1999 6519761 -111188 98,32 -1,68 Tổng 31188409 *) Các chỉ tiêu bình quân giai đoạn 1995 – 1998 + Tổng doanh thu du lịch bình quân. ( Triệu đồng/năm) + Lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân: (triệu đồng / năm) + Tốc độ phát triển bình quân (Lần/năm) *) Các chỉ tiêu bình quân giai đoạn 1995 - 1999 +Tổng doanh thu du lịch bình quân (triệu đồng/ năm) + Lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối bình quân (triệu đồng/năm) + Tốc độ phát triển bình quân (lần/ năm) Qua kết quả tính toán ta thấy tổng doanh thu của ngành du lịch ngày càng tăng song không đạt được mức cao, thậm chí có lúc còn giảm như năm 1999. Tổng doanh thu du lịch bình quân trong giai đoạn 1995- 1999 là 6237681(triệu đồng/năm) còn giai đoạn 1995-1998 là 6167137 (triệu đồng/năm) điều này có nghĩa là tổng doanh thu du lịch của năm 1999 vẫn cao hơn so với tổng doanh thu trung bình của giai đoạn 1995-1998 nên nó đã làm cho doanh thu trung bình của giai đoạn 1995-1999 tăng lên mặc dù tổng doanh thu du lịch năm 1999 là thấp hơn so với năm 1998. Trong giai đoạn 1995-1998 trung bình một năm tăng 325.966 (triệu đồng), trong khi đó giai đoạn 1995-1998 trung bình một năm tăng 325.966 (triệu đồng) điều này cho thấy lượng tăng tuyệt đối bình quân của giai đoạn 1995-1999 là thấp hơn so với giai đoạn 1995-1998 nguyên nhân là do: Do tổng doanh thu của ngành du lịch năm 1999 thấp hơn so với năm 1998. Tốc độ phát triển bình quân của giai đoạn 1995-1999 là 1,0363 (lần) trong khi đó giai đoạn 1995-1998 là 1,0546 (lần) ta thấy tốc độ phát triển bình quân của giai đoạn 1995-1999 là thấp hơn giai đoạn 1995-1998. Nguyên nhân chính của vấn đề này cũng là do tổng doanh thu của nghành du lịch 1999 thấp hơn 1998. Qua đây ta thấy ngành du lịch hoạt động thực sự chưa có hiệu quả, do đó doanh thu của ngành du lịch còn thất thường chưa ổn định. Nguyên nhân của tình trạng này không chỉ chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan mà một phần là do sự biến động của các nhân tố kinh tế - xã hội, không chỉ ở nước ta mà cả các nước trong khối và các nước trên thế giới cũng bị tác động. 2) Phân tích xu hướng biến động của doanh thu qua thời gian. Để phân tích sự biến động của hiện tượng qua thời gian có nhiều phương pháp khác nhau: Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian, phương pháp số bình quân trượt, phương pháp hồi quy, phương pháp biến động thời vụ...Do đặc điểm về nguồn số liệu nên trong phần này ta nên sử dụng phương pháp hồi quy. Trong phương pháp hồi quy ta có thể gặp nhiều dạng hàm hồi quy khác nhau. Vì vậy chúng ta phải lựa chọn dạng hàm nào cho thích hợp và phản ánh đúng xu hướng biến động của hiện tượng một cách tốt nhất; có nhiều cách lực chọn các hàm khác nhau như dựa vào đồ thị thống kê, các chỉ tiêu phản ánh mức độ tăng hoặc giảm... Ngoài ra ta có thể dựa vào tỷ số tương quan, sai số mô hình, hệ số biến thiên... dạng hàm tốt nhất là dạng hàm có tỷ số tương quan lớn nhất sai số mô hình nhỏ nhất và hệ số biến thiên nhỏ nhất. Dựa trên cơ sở nguồn số liệu về tổng doanh thu của các đơn vị kinh doanh du lịch ta thấy được một số dạng hàm sau: Hàm tuyến tính Hàm Paratol Dạng hàm = 5.514.548,9 + 241.041,3t = 4.964.664,4 + 712.338,0143 t - 78.557,78571t2 Tỷ số tương quan 0,914975 0,980859 Sai số mô hình 193.662,20 114.381,41 Qua bảng trên ta thấy hàm Parabol có sai số mô hình nhỏ hơn và tỷ số tương quan lớn hơn. Do đó ta chọn hàn Parabol làm hàm chuẩn và sự biến động của doanh thu du lịch của các đơn vị kinh doanh du lịch. Ta có: Bảng tổng doanh thu lý thuyết của ngành Du Lịch từ năm 1995 - 1999. Năm 1995 1996 1997 1998 1999 tổng doanh thu (Triệu đồng) 5598474 6075189 6394788 6557272 6562640 3). Dự đoán chỉ tiêu doanh thu. Vì các mức độ trong dãy số biểu diễn tổng doanh thu của sự biện động lớn do đó việc dự đoán chỉ mang tính tương đối. ở đây ta dự đoán dựa vào hàm Parabol đã lựa chọn. = 4.964.664,4 + 712.338,0143.t - 78.557,78571.t2 Do đó tổng doanh thu dự đoán điểm cho các năm 2000, 2001, 2002 như sau: - Năm 2000: 2000 = 4.964.664,4 + 712.338,0143 x 6 - 78.557,78571 x 36 2000 = 6.410.892,2 (triệu đồng) - Năm 2001: 2001 = 4.964.664,4 + 712.338,0143 x 7 - 78.557,78571 x 49 2001 = 6.102.629 (triệu đồng) Đối với dự đoán khoảng Trong đó Sp sai số của dự đoán. Se sai số mô hình. = 114.381,41 n: mức độ của dãy số. P: số thám số. Do đó ta có sai số của dự báo Sp. - Năm 2000: Sp = 114.381,41. Sp = 132.894,189 (triệu đồng) - Năm 2001: Sp = 114.381,41. Sp = 135.337,910 (triệu đồng) - Năm 2002: Sp = 114.381,41. Sp = 132.894,189 (triệu đồng) Aa : Giá trị của tiêu chuẩn T - rtuden với n - 1 bậc tự do và xác suất tin cậy là 1- a. Với a = 0,05 ta có = 2,132 Ta có dự đoán khoảng và tổng doanh thu của ngành du lịch. - Năm 2000 6.410.892,2 -2,132 x132.899,189 Ê 2000Ê 6.410.892,2 + 2,132 x 132.899,189 6.127.551,129 Ê 2000Ê 6.694.233,271 - Năm 2001 6.102.029 - 2,132 x 135.337,91 Ê 2001Ê 6.102.029 + 2,132 x 135.337,91 5.813.488,576 Ê 2001 Ê 6.390.569,424 Qua kết quả tính toán ta thấy doanh thu của ngành du lịch có xu hướng giảm xuống. Đây là một dấu hiệu không khả quan mà ngành du lịch cần phải xem xét để khắc phục nguy cơ này. Đồ thị tổng doanh thu III. Dãy số thời gian trong việc phân tích biến động số lượt khách ngành du lịch phục vụ. 1. Phân tích đặc điểm sự biến động số lượt khách ngành du lịch phục vụ. - Số lượt khách mà ngành du lịch phục vụ là một trong những chỉ tiêu quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới tổng doanh thu của ngành du lịch. Kết quả nghiên cứu sự biến động của chỉ tiêu này là căn cứ quan trọng để lập kế hoạch hoạt động và quản lý trong thời gian tới: - Tình hình biến động số lượt khách ngành du lịch phục vụ qua các năm đực thể hiện ở bảng sau. Bảng III.1: số lượt khách ngành du lịch phục vụ từ năm 1995 - 1999 Năm Số lượt khách ngành du lịch phục vụ Lượng tăng (giảm) tuyệt đối hàng năm (người) Tốc độ phát triển liên hoàn (%) Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn (%) 1995 9.528.704 - - - 1996 9.920.234 441.536 104,63 4,03 1997 9

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0065.doc
Tài liệu liên quan