Đề tài Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hình ảnh thương hiệu Vascara thông qua các hoạt động truyền thông kỹ thuật số

MỤC LỤC

I. LỜI MỞ ĐẦU . 1

II. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI . 8

2.1 Đặt vấn đề: . 8

2.2 Mục đích nghiên cứu: . 8

2.3 Phạm vi nghiên cứu:. 9

2.4 Phương pháp nghiên cứu: . 9

2.5 Kết cấu báo cáo thực tập: . 9

III CƠ SỞ LÝ LUẬN . 11

3.1 Các khái niệm liên quan đến thương hiệu: . 11

Thương hiệu . 11

Nhãn hiệu . 11

Logo . 11

Khẩu hiệu (Slogan) . 12

Tên miền (Domain name) . 12

3.2 Chiến lược phát triển hình ảnh thương hiệu thông qua các hoạt động truyền thông kỹ

thuật số . 12

3.2.1 Khái niệm phát triển thương hiệu . 12

3.2.2 Chiến lược phát triển hình ảnh thương hiệu thông qua các hoạt động truyền

thông kỹ thuật số . 12

3.2.2.1 Mục tiêu chiến lược . 13

3.2.2.2 Xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu thông qua truyền thông kỹ thuật

số . 13

3.2.2.2.1 Giai đoạn 1: Xác định dấu ấn thành viên tham gia . 13

3.2.2.2.2 Giai đoạn 2: Tạo nền tảng kỹ thuật số . 14

3.2.2.2.3 Giai đoạn 3: tạo nhận thức và ảnh hưởng . 15

3.2.2.2.4Giai đoạn 4: Khai thác dữ liệu - phân tích và đánh giá khách quan. 16

3.2.2.3 Các công cụ kỹ thuật số dùng để phát tri ển thương hiệu . 17

3.2.2.3.1 Quảng cáo trực tuyến . 17

Quảng cáo hiển thị : . 18

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm – SEO: . 20

Quảng cáo phải trả ti ền – SEM: . 22

3.2.2.3.2 Quan hệ công chúng online . 24

3.2.2.3.3 Marketingđiện tử trực tiếp (Electronic Direct Marketing – EDM): . 25

E-mail marketing: . 25

Mobile marketing: . 28

IV. CƠ SỞ THỰC TẾ . 30

4.1 Mô tả về hoạt động kinh doanh của công ty Bình Phạm và các yếu tố ảnh hưởng đến

thương hiệu Vascara . 30

4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển . 30

4.1.1.2 Cơ cấu tổ chức: . 32

4.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh: . 33

4.1.4 Môi trường kinh doanh: . 35

V. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TRUYỀN THÔNG KỸ THUẬT SỐ VÀO XÂY DỰNG

THưƠNG HIỆU VASCARA VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: . 36

5.1 Đánh giá thực trạng phát triển hình ảnh thương hiệu Vascara . 36

5.1.1 Hệ thống nhận diện thương hiệu . 36

5.1.2 Định vị thương hiệu . 37

5.1.1.1 Khách hàng mục tiêu . 38

5.1.1.2 Tính cách thương hiệu . 38

5.1.3 Nhận thức của ban lãnh đạo về thương hiệu . 38

5.1.4 Đầu tư cho phát triển thương hiệu . 39

5.2 Thực trạng các hoạt động truyền thông kỹ thuật số nhằm phát triển hình ảnh thương

hiệu Vascara . 40

VI. TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHIẾN LưỢC TRUYỀN THÔNG KỸ THUẬT

SỐ CHO THưƠNG HIỆU VASCARA 6.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu hoạt

động truyền thông kỹ thuật số nhằm phát triển hình ảnh thương hiệu Vascara . 43

6.1.1 Những kết quả đạt được . 43

6.1.2 Những tồn tại . 43

6.1.3 Những nguyên nhân . 44

6.2 Một sô gi ải pháp nhằm phát triển thương hiệu Vascara qua truyền thông kỹ thuật số:

. 45

6.2.1 Xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu Vascara thông qua truyền thông kỹ

thuật số trong vòng hai năm. 45

6.2.1.1 Giai đoạn 1: Xác định dấu ấn thành viên tham gia . 45

6.2.1.2 Giai đoạn 2: Tạo nền tảng kỹ thuật số cho Vascara . 47

6.2.1.3 Giai đoạn 3: tạo nhận thức và ảnh hưởng . 48

6.2.1.4 Giai đoạn 4: Khai thác dữ liệu - phân tích và đánh giá khách quan . 50

6.2.2 Các công cụ phát triển thương hiệu . 51

6.2.2.1 Quảng cáo trực tuyến . 51

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm - SEO: . 53

Quảng cáo qua công cụ tìm kiếm – SEM: . 54

6.2.2.2PR online . 54

6.2.2.3 Marketing kỹ thuật số trực tiếp: . 55

6.2.3 Điều chỉnh chính sách nhân sự: . 56

6.3 Dự báo triển vọng phát triển thương hiệu Vascara bằng truyền thông điện tử . 57

VII. TỔNG KẾT . 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 61

 

pdf61 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4104 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hình ảnh thương hiệu Vascara thông qua các hoạt động truyền thông kỹ thuật số, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t thƣờng xuyên cao hơn (điều này đảm bảo chắc chắn rằng chúng có thể nhận biết đƣợc thêm tin tức). Vì thế nên bảo đảm rằng ít nhất các phần của website phải đƣợc cập nhật hàng ngày. Các công cụ tìm kiếm sử dụng khái niệm “Thông tin mới tƣơng xứng với yêu cầu” mà nhờ đó công cụ tìm kiến quyết định liệu một cụm từ tìm kiếm quyết định liệu một cụm từ tìm kiếm đƣợc đƣa ra có phải là đang tìm kiếm các thông tin mới hay các thông tin đã đƣợc nhập vào từ lâu (thƣờng áp dụng với blog). Nếu các trang trong website sử dụng các cụm từ khóa đang phổ biến thì việc thƣờng xuyên cập nhật nội dung cho những trang này sẽ đem lại hiệu quả rất cao. Tiêu chuẩn trên trang (on – page) và ngoài trang (off – page): Các công cụ tìm kiếm sử dụng nhiều tiêu chuẩn xếp hạng website với các cụm từ khóa. Tiêu chuẩn trên trang tập trung vào số lần các cụm từ tìm kiến xuất hiện trên trang web và tầm quan trọng của các từ đó nhƣ thế nào. Việc xuất hiện trong các tên miền (domain name), trong các tiêu đề tang, hay các tựa đề chính, và đƣợc nhắc lại trong văn bản hay trong các alt tag và thẻ miêu tả (mega – tag) dạng html cho thấy tầm quan trọng của các cụm từ tìm kiếm, theo trật tự giảm dần các giá trị. Công cụ tìm kiếm cũng cố gắng đánh giá mức độ xuất hiện tự nhiên của các cụm từ, do vậy, việc đơn thuần chỉ liệt kê các danh sách giống nhau mà không suy tính sẽ khiến cho trang web của nhà quảng cáo bị phạt. Tiêu chuẩn ngoài trang xem xét vấn đề liên quan giữa các trang web khác với trang web của nhà quảng cáo. Thƣớc đo cơ bản là “có bao nhiêu trang web khác kết nối với trang này, và những liên kết này quan trọng nhƣ thế nào?”. Cụ thể là về số lƣợng, chất lƣợng, 22 phạm vi của những đƣờng link tới trang web của doanh nghiệp. Do đó việc có đƣợc những đƣờng link từ các website có độ tin cậy cao và phù hợp với trang web của doanh nghiệp là rất quan trọng. Tuy nhiên, không thể biết đƣợc chính xác các cách thức những công cụ tìm kiếm hoạt động và chọn lọc. Và các thuật toán của các công cụ tìm kiếm không ngừng đƣợc phát triển và phức tạp hóa nhằm đánh bại những nỗ lực tối ƣu hóa của những nhà quảng cáo khi cố gắng nâng thứ hạng website của họ. Đồng thời quá trình tối ƣu hóa công cụ tìm kiếm không phải lúc nào cũng hiệu quả nếu trang web của nhà quảng cáo hoàn toàn không xứng đáng với thứ hạng của nó. Khi việc này bị phát hiện, các công cụ tìm kiếm sẽ liệt các trang web này vào danh sách đen và sẽ không đƣợc hiển thị ở bất kỳ trang kết quả nào. Quảng cáo phải trả tiền – SEM: Hình thức quảng cáo phải trả tiền đã phát triển từ khi internet mới ra đời. Những thông tin quảng cáo đƣợc hiển thị tách biệt rõ ràng với các kết quả tìm kiếm mà không phải trả tiền. Hiện nay đối với dịch vụ quảng cáo phải trả tiền phát triển nhất Google Adwords, các quảng cáo đƣợc hiển thị phía bên phải trang, trái với các kết quả miễn phí thƣờng xuất hiện ở bên trái. Có một số trƣờng hợp các kết quả có tính chi phí sẽ đƣợc thấy ở đầu trang bên trái, nhƣng chúng có một sự hiển thị phân biệt riêng. Hình 3.5: Các kết quả tìm kiếm của Google cho từ khóa “quang cao” 23 Thứ tự các trang web có quảng cáo dựa vào thu nhập mà chúng đóng góp cho công cụ tìm kiếm. Lấy trƣờng hợp của Google, Adwords đã xếp hạng những quảng cáo không căn cứ vào lƣợng tiền đấu thầy cho mỗi lần nhấp chuột mà căn cứ vào tổng thu nhập mà nó kiếm đƣợch cho Google bằng các quảng cáo; đó là, chi phí tính theo mỗi lần nhấp chuột (CPC) nhân với số lần nhấp chuột mà quảng cáo đó tạo ra. Một quảng cáo có thể có đƣợc vị trí đầu nếu tỷ lệ nhấp chuột của nó cao cho dù nó có thể không có lƣợng tiền đấu thầu cao nhất cho mỗi lần nhấp chuột. Kết quả là, một quảng cáo chào hàng hiệu quả hoặc bản mô phỏng hiệu quả có thể hỗ trợ cho những quảng cáo đƣợc thầu với chi phí thấp. Điều này có nghĩa là các quảng cáo hiệu quả nhất trên trang web là những quảng cáo liên quan tới ngƣời sử dụng và có tính thuyết phục cao. Tỷ lệ hoàn vốn đầu tƣ (Return On Investment – ROI) có đƣợc từ các quảng cáo phải trả tiền phụ thuộc vào lƣu lƣợng từ những quảng cáo, tỉ lệ chuyển đổi, giới hạn của tỷ lệ chuyển đổi đó và chi phí của quảng cáo. Những quảng cáo trên đầu phải trả nhiều hơn cho mỗi lần nhấp chuột – thƣờng nhiều hơn rất nhiều. Các cụm từ cơ bản hay đƣợc nhắc đến trong quá trình quảng cáo và truyền thông kỹ thuật số: Impression: là số lần một banner hoặc mẩu quảng cáo đƣợc hiển thị trên một website. Nghĩa là nếu có mƣời ngƣời vào trang web có đăng tải nội dung quảng cáo, ta sẽ có 10 impressions. Cost per thousand – CPM: Trả tiền cho một ngàn lần truyền phát quảng cáo (1000 impressions). Click through ratio – CTR: tạm dịch là Tỷ lệ nhấp, đƣợc tính bằng số lần khách hàng click vào một banner hoặc đƣờng link quảng cáo chia cho số lần hiển thị (impression). CTR thấp có thể cho thấy hiệu suất từ khoá thấp, cho biết cần tối ƣu hoá quảng cáo hoặc từ khoá. Vì vậy có thể sử dụng CTR để đánh giá xem những quảng cáo và từ khoá nào không hoạt động tốt cho mình và sau đó tối ƣu hoá quảng cáo và từ khoá đó. Conversion rate – tỷ lệ chuyển đổi: Là tỷ lệ phần trăm các khách viếng thăm thực hiện những hành vi mà nhà quảng cáo mong muốn nhƣ đăng ký làm thành viên, mua hàng… 24 Cost per click – CPC: Chi phí nhà quảng cáo phải trả cho công cụ tìm kiếm trên mỗi cú nhấp chuột của ngƣời sử dụng vào banner hoặc link quảng cáo. Đƣợc tính bằng công thức sau: CPC=CPM/(CTR x 1000) Cost per action – CPA: số tiền nhà quảng cáo phải trả cho công cụ tìm kiếm trên mỗi hành động đặc biệt của ngƣời xem website (nhƣ thanh toán, chấp nhận một bản đăng ký, hoặc tƣơng tự). 3.2.2.3.2Quan hệ công chúng online Theo T&A Việt Nam, Quan hệ công chúng (Public Relations – PR) là một nỗ lực đƣợc lên kế hoạch và kéo dài liên tục để thiết lập và duy trì sự tín nhiệm và hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức và công chúng. PR là một công cụ quan trọng trong tiếp thị và phát triển thƣơng hiệu, nhằmtrực tiếp vào đối tƣợng mục tiêu không chỉ là khách hàng tiềm năng mà còn nhằmthiết lập và khai thác quan hệ với các tổ chức xã hội, giới truyền thông, chínhquyền, tài chính, địa phƣơng, ngƣời trung gian, nhà phân phối, nhà cung cấp... đểtạo điều kiện phổ biến thƣơng hiệu. Khi Internet ra đời, nó cũng cung cấp một công cụ tuyệt vời cho ngành PR. Những chuyển đổi của cộng đồng từ các phƣơng tiện truyền thông truyền thống sang các phƣơng tiện truyền thông online, dẫn đến sự bùng nổ mạng lƣới các cộng đồng số nhƣ diễn đàn (Forums) và mạng xã hội (Social Networks). Thông tin trở nên sẵn có và có thể truy cập bất cứ lúc nào bởi một số lƣợng ngƣời sở dụng khổng lồ, trong khi báo chí và các phƣơng tiện truyền thông truyền thống vẫn bị kiểm soát và giới hạn. PR online đƣợc sử dụng để kết nối thƣơng hiệu với khách hàng, nâng cao nhận thức và những hiểu biết về thƣơng hiệu của khách hàng. Đồng thời là một phƣơng tiện rất tốt cho hoạt động tối ƣu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) sử dụng những kênh trực tuyến khác nhau nhƣ blog cá nhân, diễn đàn, tin tức và các phƣơng tiện truyền thông xã hội (Social Media) Thông điệp PR: Thông điệp của một hoạt động quan hệ công chúng cần đảmbảo 6 yếu tố cơ bản để có thể thống nhất với các hoạt động khác trong nỗ lực chungđể tạo dựng hình ảnh thƣơng hiệu. Đó là: Credibility - Uy tín của nguồn phát thôngđiệp. 25 Context - Phạm vi phân phối thông điệp cần phù hợp với mục đích đặt ra. Content - Nội dung thông điệp cần đơn giản, dễ hiểu và có ý nghĩa đối với ngƣời nhận; Clarity - Thông điệp phải rõ ràng. Channels - Lựa chọn kênh quảng bá nào. Capability - Khả năng tiếp nhận và hiểu thông điệp cuả ngƣời nhận. Các công cụ của PR trực tuyến: website của doanh nghiệp, xây dựng các cộng đồng trực tuyến, sự kiện trực tuyến. Khái quát cách thức hoạt động: Website của doanh nghiệp: đƣợc coi là công cụ của quan hệ công chúng kỹ thuật số vì nó nhƣ là một cuốn sách kỹ thuật số cung cấp đầy đủ thông tin về doanh nghiệpcũng nhƣ sản phẩm, dịch vụ hiện thời của doanh nghiệp. Các sự kiện trực tuyến đƣợc thiết kế để thu hút và tập hợp những ngƣời sửdụng có cùng sở thích và gia tăng số lƣợng ngƣời tuy cập website. Ý nghĩa của hoạtđộng này là dùng những hoạt động mang tính chiến lƣợc, tạo cơ hội cho khách hàngcó dịp giao lƣu, đối thoại với doanh nghiệp, thƣơng hiệu nhằm tạo niềm tin và tìnhcảm tốt đẹp với thƣơng hiệu và sản phẩm. Cộng đồng kỹ thuật số: đƣợc xây dựng qua các nhóm thảo luận, cácdiễn đàn, blog…Nền tảng của cộng đồng tực tuyến chính là việc tạo ra các bảng tinvà hình thức gửi thƣ kỹ thuật số: Bảng tin hay tin tức nhóm là việc ngƣời sử dụng đƣathông tin dƣới dạng thƣ kỹ thuật số lên những chủ đề đãchọn sẵn và các thành viên khác có thể đọc đƣợc. Gửi thƣ kỹ thuật số là việc nhóm thảo luận qua thƣ kỹ thuật số vớicác thành viên nhóm; mỗi thông tin đƣợc gửi sẽ đƣợc chuyển đến e-mail của cácthành viên khác. 3.2.2.3.3Marketing điện tử trực tiếp (Electronic Direct Marketing – EDM): E-mail marketing: E-mail là bƣớc phát triển mới của việc tiếp thị trực tiếp truyền thống. Theo số liệu của Pew Research Center vào tháng tƣ năm 2004, trên 90% ngƣời sử dụng internet vào đọc e-mail, và hơn một nửa trong số họ thực hiện đó hàng ngày. Hầu hết chúng ta dành nhiều thời gian đọc e-mail hơn là lƣớt web. 26 Tiếp thị kỹ thuật số bằng e-mail có ƣu điểm là chi phí tạo ra và chuyển phát thấp khiến thông điệp nhằm vào từng phân đoạn thị trƣờng dễ hơn và có hiệu quả chi phí cao hơn so với cách gửi thƣ trực tiếp truyền thống. E-mail có thể đƣợc sử dụng về nhiều mặt trong quá trình tiếp thị. Các doanh nghiệp có thể sử dụng e-mail nhƣ một phần của quá trình thu thập thông tin hoặc bán hàng, bằng cách gửi những e-mail mời tham gia sự kiện, làm nổi bật những sản phẩm mới và đƣa ra những lời đề nghị đặc biệt. Ngoài ra e-mail còn đƣợc sử dụng nhƣ một phần của chƣơng trình duy trì khách hàng thân thiết. Do chi phí tạo ra và chuyển phát thông điệp kỹ thuật số thấp đã khiến thƣ rác (spam) trở nên ngoài tầm kiểm soát. Hầu hết những ngƣời sử dụng thƣ kỹ thuật số dùng bộ lọc spam để đọc e-mail của họ, việc này đôi khi những bộ lọc spam ngăn chặn cả những e-mail chính đáng. Do đó việc sử dụng tiếp thị kỹ thuật số bằng e-mail phải có sự cho phép của ngƣời tiếp nhận thông tin. Nếu không tuân theo nguyên tắc này, sẽ có nguy cơ khách hàng xa lánh và doanh nghiệp sẽ mất đi sự tin tƣởng của họ. Việc thực hiện nguyên tắc này bao gồm 6 bƣớc: Hình 3.6 & 3.7: Bộ lọc thư rác của Gmail và Yahoo!Mail Xác nhận opt-in: Không bao giờ gửi e-mail đến những ngƣời không muốn nhận. Bất cứ khi nào đƣợc một ngƣời yêu cầu thêm họ vào danh sách địa chỉ e-mail, doanh nghiệpp cần gửi cho ngƣời đó một lá thƣ xác nhận. Thƣờng sự đồng ý đƣợc thể hiện bằng cách ngƣời nhận kích chuột vào một đƣờng link xác nhận hoặc trả lời thƣ khẳng định đấy à địa chỉ e-mail 27 của họ và họ thực sự muốn tham gia vào danh sách này. Nếu opt-in chƣa đƣợc xác nhận thì không đƣợc thêm họ vào danh sách. Dễ dàng không đồng ý hoặc Opt-out: khi một ngƣời khách hàng có ý muốn rút tên ra khỏi danh sách e-mail và doanh nghiệp cần phải tôn trọng điều đó. Nên cố gắng tim hiểu lý do tại sao ngƣời khách này không tiếp tục opt-in. Lợi ích rõ ràng cho ngƣời nhận cần thể hiện rõ qua mỗi e-mail. E-mail cần ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề vì khách hàng thƣờng không dành thời gian quá nhiều cho thƣ tiếp thị, cho dù họ đã xác nhận opt-in. Ngoài ra yếu tố quan trọng để thực hiện một chiến dịch marketing kỹ thuật số trực tiếp là sự thích hợp. Một nghiện cứu cho thấy 60% những ngƣời đọc e-mail xong ngay lập tức mua hàng là do e-mail đó đã tập trung vào sản phẩm mà họ đang cân nhắc để mua. Các bức thƣ điên tử cần có sự hiện diện thích hợp, đáng nhớ. Việc các e-mail xuất hiện nhạt nhẽo không có trọng tâm thƣờng bị khách hàng thông báo là spam cho dù họ đồng ý tham gia opt-in. Theo nghiên cứu của Jupiter Research, 16% ngƣời sử dụng hình thành những ý nghĩ tiêu cực về một công ty do những bản thông báo hoặc quảng cáo họ nhận đƣợc qua e-mail. Tần suất xuất hiện của các e-mail phải hợp lý. “Mức độ thƣờng xuyên” là một phƣơng diện quan trọng quyết định yếu tố thành bại của bất kỳ chiến lƣợc tiếp thị trực tiếp nào. Nếu mức độ thƣờng xuyên quá cao, khách hàng sẽ cảm thấy bị xâm phạm và khó chịu. Nếu mức độ thƣờng xuyên quá thấp thì thông tin doanh nghiệp truyền đạt có nguy cơ bị lãng quên. Duy trì một mối quan hệ với ngƣời nhận mail. Theo kết quả khảo sát về động lực khiến ngƣời nhận mở e-mail, yếu tố quan trọng nhất là “biết và tin tƣởng ngƣời mở e-mail” chiếm 56%, theo sau là “trƣớc đó dã mở và thấy nó có giá trị” chiếm 51% và xếp thứ ba là “vì tiêu đề e-mail” chiến 41,4%. Việc tiếp thị thiếu thận trọng có thể khiển ngƣời sử dụng mất lòng tin. Vì hình thức của e-mail phụ thuộc khá nhiều vào công cụ đọc e-mail của ngƣời sử dụng, một e-mail có thể trông khác đi nếu đƣợc xem bằng Yahoo! mail thay vì Gmail của google. Một e-mail nên có cả phần hình ảnh lẫn chữ viết để bù trừ cho nhau. 28 Theo dõi e-mail để xác định hiệu quả: Khi một e-mail đƣợc mở, tín hiệu sẽ đƣợc truyền về cho ngƣời gửi. Do đó việc theo dõi kết quả của tiếp thị trực tiếp qua e-mail khá dễ. Qua số lƣợng e-mail đƣợc mở, nhà tiếp thị sẽ có những chỉnh sửa cho các e-mail sau này. Mobile marketing: Tiếp thị trực tiếp trên điện thoại di động có rất nhiều hình thức và phụ thuộc vào hạ tầng mạng của từng quốc gia. Đối với những quốc gia đang sử dụng rộng rãi mạng di động thế hệ thứ ba – 3G, tiếp thị bằng di động rất đa dạng và có nhiều xu hƣớng mới. Tuy nhiên tại Việt Nam chỉ mới triển khai mạng 3G và chi phí sử dụng còn khá cao, lựa chọn hình thức tiếp thị bằng điện thoại cần phải đƣợc cân nhắc để phù hợp nhất với chiến lƣợc truyền thông của công ty. SMS – Short Message Services(Tin nhắn văn bản): Đây là hình thức đơn giản và phổ biến nhất. Doanh nghiệp có thể sử dụng SMS để gửi cho khách hàng thông tin về các sản phẩm mới, chƣơng trình khuyến mại mới, hay một lời chúc mừng sinh nhật,… những nội dung này có thể phát triển ra rất nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào sự sáng tạo của công ty. Tuy nhiên, có một điểm hạn chế là số ký tự cho phép của một tin nhắn SMS hiện nay chỉ là 160 ký tự. Vì thế ngƣời gửi tin nhắn sẽ phải cân nhắc thật kỹ về nội dung thông tin gửi đi. Mặt khác, việc gửi tin nhắn cũng nên đƣợc sự đồng ý trƣớc của khách hàng, nếu không, tin nhắn của công ty sẽ bị xếp vào dạng “tin rác” và làm phản tác dụng của chƣơng trình marketing. PSMS – Premium SMS: Đây là một dạng phát triển hơn của SMS, có mức phí cao hơn tin nhắn văn bản thông thƣờng và thƣờng đƣợc sử dụng để kêu gọi khách hàng tham gia vào một trò chơi dự đoán nào đó, hoặc để bán các dịch vụ nhƣ nhạc chuông, hình nền cho điện thoại di động. MMS - Multimedia Messaging Service: Tin nhắn đa phƣơng tiện, bao gồm cả văn bản, hình ảnh và âm thanh đi cùng tin nhắn. Hình thức này mới chỉ đƣợc sử dụng một vài năm trở lại đây cho các chƣơng trình marketing của một số hãng lớn trên thế giới. Lý do dễ hiểu là vì chi phí cho tin nhắn MMS lớn hơn và không phải khách hàng nào cũng có chức năng gửi/nhận tin nhắn MMS trên điện thoại. Tuy nhiên, hiệu quả nó đem lại có thể khá bất ngờ. WAP - Wireless Access Protocol: Có thể hiểu đơn giản đó là những trang web trên điện thoại di động. Tƣơng tự nhƣ những trang web đƣợc xem trên internet, doanh nghiệp có thể 29 đƣa thông tin về mình hay các sản phẩm dịch vụ của công ty mình lên những trang wap này, hoặc phổ biến hơn là các thông tin hỗ trợ khách hàng. Video xem trên điện thoại di động: Tƣơng tự nhƣ tin nhắn MMS, tác động của video đối với khách hàng có thể khá bất ngờ nhƣng hình thức này khó áp dụng vì sự hạn chế của cơ sở hạ tầng công nghệ ở Việt Nam chƣa cho phép, cũng nhƣ số thiết bị có thể xem đƣợc video di động cũng chƣa nhiều. 30 IV.CƠ SỞ THỰC TẾ 4.1 Mô tả về hoạt động kinh doanh của công ty Bình Phạm và các yếu tố ảnh hƣởng đến thƣơng hiệu Vascara TÊN DOANH NGHIỆP: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ BÌNH PHẠM Tên thƣơng hiệu: VASCARA Văn phòng: 375 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh Số điện thoại: 2.246.3899 Fax: 6.290.8576 Website: www.vascara.com E-mail: info@vascara.com 4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH một thành viên thƣơng mại dịch vụ Bình Phạm đƣợc thành lập năm 2006 với vốn điều lệ ban đầu là80 triệu đồng với thƣơng hiệu chính là Vascara chuyên về giày dép và túi xách dành riêng cho phụ nữ. Ngày 24 tháng 11 năm 2007, công ty khai trƣơng cửa hàng Vascara đầu tiên tại địa chỉ số 375 đƣờng Nguyễn Đình Chiểu, con đƣờng mua sắm thời trang sầm uất nằm ở phƣờng 5 quận 3 thành phố Hồ Chí Minh. Bốn tháng sau vào ngày 1 tháng 3 năm 2008, công ty mở chi nhánh đầu tiên ngoài thành phố Hồ Chí Minh tại Biên Hòa, Đồng Nai. Cũng trong năm 2008, vào ngày 21 tháng 6, công ty mở chi nhánh Vascara thứ hai ở thành phố Vũng Tàu. Năm 2009 đánh đấu sự phát triển vƣợt bậc của thƣơng hiệu khi công ty liên tiếp mở ba cửa hàng trong hệ thống trung tâm thƣơng mại Parkson tại thành phố Hồ Chí Minh, gồm Parkson Hùng Vƣơng, Parkson Saigon Tourist trên đƣờng Lê Thánh Tôn cùng Parkson Flemington trên đƣờng Lê Đại Hành. Đồng thời cũng trong năm 2009, công ty Bình Phạm quyết định mở thêm một cửa hàng trên đƣờng Cách Mạng Tháng Tám quận Tân Bình, nâng tổng số cửa hàng Vascara tại thành phố Hồ Chí Minh lên năm cửa hàng.Bên cạnh mở rộng và khẳng định vị trí của mình trên thị trƣờng Sài Gòn, thƣơng hiệu Vascara tiếp tục xuất hiện tại các tỉnh thành phía Nam vào ngày 25 tháng 11 tại thành phố Nha Trang; ngày 4 tháng 12 tại thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phƣớc;ngày 19 tháng 12 tại Thủ Dầu Một, Bình Dƣơng và khu thƣơng mại Tây Đô tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. 31 Ngày 1 tháng 4 năm 2010, với sự ra đời của Parkson CT Plaza tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, cửa hàng Vascara thứ mƣời hai ra đời, chứng kiến ba năm phát triển ngắn ngủi nhƣng rất vƣợt bậc của thƣơng hiệu Vascara. Hình 4.1: Nội thất cửa hàng Vascara 375 Nguyễn Đình Chiểu, P.5, Quận 3 Hình 4.2: Mặt tiền cửa hàng Vascara 375 Nguyễn Đình Chiểu, P.5, Quận 3 Danh sách địa chỉ các cửa hàng Vascara tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam: 32 Tại thành phố Hồ Chí Minh 375 Nguyễn Đình Chiểu, P.5, Quận 3 926 Cách Mạng Tháng Tám, P.5, Q.Tân Bình Lầu 1, Parkson Hùng Vƣơng 126 Hùng Vƣơng, P.12, Quận 5 Lầu 2, Tòa nhà Parkson SaiGon Tourist 35 bis 45 Lê Thánh Tôn, Quận 1 Tầng trệt, Parkson Flemington 182 Lê Đại Hành, P.15, Quận 11 Tầng hai, Parkson CT Plaza 60A Trƣờng Sơn, P.2, Quận Tân Bình Tại các thành phố khác 181 Phạm Văn Thuận, TP.Biên Hòa 278 Ba Cu, TP.Vũng Tàu 24B Nguyễn Thiện Thuật, TP.Nha Trang 11 Lê Thị Riêng, P.Tân Bình, TX.Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phƣớc 105 Yersin, P.Phú Cƣờng, Thủ Dầu Một, Bình Dƣơng Tầng trệt, trung tâm thƣơng mại Tây Đô Plaza số 108E Trần Văn Khéo, P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ 4.1.2 4.1.1.2 Cơ cấu tổ chức: GIAÙM ÑOÁC ÑIEÀU HAØNH PHOÙ GIAÙM ÑOÁC SAÛN XUAÁT PHOÙ GIAÙM ÑOÁC KINH DOANH & HAØNH CHÍNH QUAÛN ÑOÁC PHAÂN XÖÔÛNG II TRÖÔÛNG PHOØNG KYÕ THUAÄT TRÖÔÛNG PHOØNG MARKETING TRÖÔÛNG PHOØNG KEÁ TOAÙN – HAØNH CHÍNH TRÖÔÛNG PHOØNG KINH DOANH TRÖÔÛNG PHOØNG NHAÂN SÖÏ QUAÛN ÑOÁC PHAÂN XÖÔÛNG I 33 Hình 4.3: Cơ cấu tổ chức công ty Bình Phạm Công ty gồm 7 phòng ban: 1 - Ban giám đốc: quản lý điều hành toàn công ty, gồm: Ông Phạm Quốc Bình, giám đốc điều hành Ông Phạm Văn Mạnh, giám đốc sản xuất 2 - Phòng kỹ thuật: quản lý phần cứng, phần mềm, bảo trì hệ thống,bảo hành sản phẩm. 3 – Xƣởng gia công: sản xuất và gia công sàn phẩm. 4 – Phòng marketing: quản lý và triển khai các hoạt động Marketing, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh. 5 - Phòng kinh doanh: liên hệ với nhà cung cấp, kinh doanh sản phẩm,dịch vụ 6 - Phòng kế toán hành chính: theo dõi, thu chi công nợ. 7 - Phòng nhân sự: quản lý nhân sự trong công ty. Công ty có số nhân viên thuộc khối văn phòng là 61 ngƣời, trong đó phòng Marketing có 17 nhân viên. Do đặc thù của ngành thời trang là chăm sóc khách hàng, số nhân viên đảm nhận vai trò này là 12 ngƣời, chiếm hơn 2/3 trên tổng số nhân viên của phòng. 4.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh: Tình hình hoạt động chung một số năm qua đƣợc phản ánh qua bảng sau: Bảng 4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh công ty Bình Phạm (Đơn vị tính: triệu Đồng) Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 CHÊNH LỆCH 2007-2008 CHÊNH LÊCH 2008-2009 Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ 6,804 10,970 40,578 4,166 61% 29,608 270% 34 Lợi nhuận gộp về bán hàng & cung cấp dịch vụ 2,448 4,034.1 12,521.6 1586.1 65% 9,887.5 245% Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 900.2 1,630.2 6,198.3 730 81% 4,368.1 268% Lợi nhuận sau thuế 654 1,167.4 2,985 513.4 79% 2,817.6 241% (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động của công ty Bình Phạm năm 2009) Qua bảng trên ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đang tiến triển theo chiều hƣớng tích cực, năm sau luôn cao hơn so với năm trƣớc. Thuận lợi: Mục tiêu, phƣơng hƣớng kinh doanh và cung ứng dịch vụ của công ty đƣợc xác định rõ ràng và cụ thể trong quyết định của ban Giám đốc công ty Từ đầu năm 2006, Công ty đã áp dụng chế độ chi thƣởng cho nhân viên dựa trên mức doanh thu mà mỗi nhân viên đóng góp cho công ty, qua đó đã tạo sự năng động sáng tạo trong công việc của mỗi nhân viên, góp phần hoàn thành kế hoạch công ty. Trong năm 2009, công ty thành lập thêm chín trong tổng số mƣời hai cửa hàng, tuy nhiên các cửa hàng đƣợc mở ra hầu hết đều nằm trong khu thƣơng mại, đảm bảo lƣợng khách ổn định và chi phí đầu tƣ cho xây dựng trang trí cửa hàng ban đầu không cao. Có lƣợng khách hàng tƣơng đối ổn định và có quan hệ tốt nhờ chính sách chăm sóc khách hàng hợp lý. Khó khăn: Vốn kinh doanh phải đi vay ngân hàng là chủ yếu do vốn lƣu động bị ứ đọng do sản phẩm thƣờng giao cho đại lý đến cuối tháng mới thu đƣợc tiền, lƣợng hàng tồn kho lại nhiều. Do đặc thù kinh doanh thƣơng mại mang tính chất thời vụ nên dễ bị ứ đọng vốn. Bên cạnh đó cơ chế thị trƣờng ngày càng gay gắt nên công ty không tránh khỏi rủi ro. 35 4.1.4 Môi trƣờng kinh doanh: Thị trƣờng hàng thời trang bán lẻ của Việt Nam đã và đang phát triển. Các cơ sở kinh doanh, cửa hàng bán lẻ các sản phẩm liên quan tới thời trang ngày càng nhiều và đa dạng. Các nhãn hiệu thời trang của Việt Nam ngày càng nhiều và dần khẳng định đƣợc vị trí của mình trong lòng khách hàng . Thị trƣờng giày dép và túi xách thời trang ở Việt Nam trong những năm qua cũng đang tăng trƣởng khá mạnh với tăng trƣởng doanh thu bán hàng 25% trong năm 2008 và 30% trong năm 2009. Giá trị tổng doanh thu bán hàng đạt 115 tỉ đồng trong năm 2008 và 150 tỉ đồng trong năm 2009. Áp lực cạnh tranh do vậy càng ngày càng tăng, buộc các nhãn hiệu thời trang phải tự tìm chỗ đứng cho mình. Trong khi ngành giày da của Việt Nam đang điêu đứng vì bị áp thuế chống bán phá giá tại thị trƣờng lớn nhất là châu Âu thì ngành giày thời trang trong nƣớc lại rất sôi động và phát triển nhanh. Nhu cầu sở hữu các sản phẩm thời trang đang trở thành một nhu cầu thiết yếu của ngƣời dân. Các thƣơng hiệu giày thời trang trong nƣớc vẫn đang phát triển, trong khi các thƣơng hiệu nƣớc ngoài đổ bộ vào thị trƣờng Việt Nam ngày càng nhiều và đang dần khẳng định vị trí của mình. Trong thị trƣờng thời trang, phân khúc về giày dép và túi xách, hiện nay công ty Vascara đang phải cạnh tranh với nhiều đối thủ, kể cả trong nƣớc và nội địa. Đối thủ chính của Vascara là các thƣơng hiệu giày có đối tƣợng khách hàng nữ độ tuổi từ 20 đến 35 tuổi, có thu nhập ổn định từ 3.5 đến 5 triệu đồng một tháng. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong nƣớc là T&T và Hồng Thạnh. Các thƣơng hiệu nƣớc ngoài cũng đang xâm nhập mạnh mẽ vào thị trƣờng Việt Nam nhƣ Schu, Noir, Zago, Bidankutu. Hệ thống cửa hàng Vascara hiện nay có trên 73,600 khách hàng. Trong số đó có khoảng 25,400 khách hàng thân thiết có số lần quay lại cửa hàng trên 3 lần, và 1,345 ngƣời là khách hàng VIP với doanh số bán hàng trên mỗi ngƣời đạt bình quân 50,000,000 đồng. 36 V. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TRUYỀN THÔNG KỸ THUẬT SỐ VÀO XÂY DỰNG THƢƠNG HIỆU VASCARA VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 5.1 Đánh giá thực trạng phát triển hình ảnh thƣơng hiệu Vascara 5.1.1 Hệ thống nhận diện thƣơng hiệu Tên thƣơng hiệu Thƣơng hiệu của công ty đã đƣợc đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, do đó nó hoàn toàn có khả năng phân biệt với các thƣơng hiệu khác, không hề có sự trùng lặp. Tên thƣơng hiệu của công ty rất dễ phát âm, dễ nhớ. Âm cuối của tên thƣơng hiệu yêu cầu phải đánh âm, tạo cảm giác mạnh mẽ nhƣng vẫn thanh lịch. Logo của thƣơng hiệu Logo của thƣơng hiệu cũng hết sức đơn giản đƣợc thiết kế từ tên thƣơng hiệu Vascara. Chữ Vascara có màu trắng trên nền đỏ hoặc màu tối, hoặc đỏ trê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐề xuất các giải pháp nhằm phát triển hình ảnh thương hiệu Vascara thông qua các hoạt động truyền thông kỹ thuật số.pdf
Tài liệu liên quan