Đề tài Điều kiện gia nhập WTO của Việt Nam và tác động của việc gia nhập này đối với tình hình phân phối thu nhập

Mục lục

Điều kiện gia nhập WTO của Việt Nam và tác động của việc gia

nhập này đối với tình hình phân phối thu nhập

Tóm tắt. 5

1. Sựkiện gia nhập WTO là kết quảcủa một quá trình Việt Nam nỗlực cải cách

kinh tếvà tích cực hội nhập vào nền kinh tếthếgiới. 6

1.1. Tăng trưởng kinh tếnhanh, tỷlệ đói nghèo giảm mạnh. 6

1.2. Chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu. 10

1.3. Tăng trưởng đầu tưnước ngoài. 14

1.4. Sựkiện gia nhập WTO cần được xem xét trong một bối cảnh tổng thể. 16

2. Phân tích các điều kiện Việt Nam gia nhập Tổchức thương mại thếgiới WTO

. 17

2.1. Một thịtrường ngày càng mởcửa cho hàng nhập khẩu. 17

2.2. Các biện pháp khác ngoài thuếquan. 20

2.3. Xóa bỏhạn ngạch xuất khẩu nhưng hàng hóa Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn trong

việc tiếp cận các thịtrường lớn. 22

2.4. Hiệp định gia nhập WTO bao trùm tất cảcác ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. 25

3. Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO: Điểm qua kết quảcủa các công

trình nghiên cứu. 26

3.1. Tác động của việc gia nhập WTO đối với vấn đềtăng trưởng, đói nghèo và bất bình

đẳng. 27

3.2. Tác động của việc gia nhập WTO : Trường hợp của Việt Nam. 34

3.3. Nhược điểm của các nghiên cứu vềtác động của việc gia nhập WTO đối với Việt Nam

. 41

4. Phân tích tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với tình hình phân

phối thu nhập : các mô phỏng từmô hình vi mô-vĩmô. 42

4.1. Cấu trúc và những biến chuyển của thịtrường lao động Việt Nam 1997-2004. 42

4.2. Giới thiệu mô hình vi mô-vĩmô. 52

Giới thiệu mô hình EGC. 52

4.3. Phân tích các mô phỏng. 55

Kết luận. 65

Tài liệu tham khảo. 68

pdf82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều kiện gia nhập WTO của Việt Nam và tác động của việc gia nhập này đối với tình hình phân phối thu nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người lao động thuộc diện này trong các nước đang phát triển sẽ là những người được hưởng lợi từ sự gia tăng trao đổi (Freeman, 2003). 34/82 Dù sao chăng nữa, với những tác động tiêu cực đã từng nhận thấy trong quá khứ tại các nước đang phát triển, rất cần thiết phải đánh giá tác động tiềm tàng của việc Việt Nam gia nhập WTO, nhằm ngay từ bây giờ nghiên cứu đưa ra những chính sách điều chỉnh phù hợp. 3.2. Tác động của việc gia nhập WTO : Trường hợp của Việt Nam Việt Nam là nước mới nổi đầu tiên gia nhập WTO sau khi Trung Quốc gia nhập tổ chức này vào năm 2001, biết rằng quá trình đàm phán kéo dài gần 12 năm với điểm khởi đầu là năm 1995. Do đó, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác động của sự kiện này, xét cả trên bình diện kinh tế vĩ mô và tác động đối với vấn đề phân phối thu nhập. Trong phần này, chúng tôi giới thiệu tóm tắt kết quả của các công trình nghiên cứu này, rút ra những kết luận chính và những khiếm khuyết của các mô hình được sử dụng13. Như đã nêu trong phần đầu của nghiên cứu này, mô hình tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, với nhiều điểm tương đồng với nền kinh tế Trung Quốc nhưng có quy mô nhỏ hơn, thể hiện hai đặc điểm chính kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới vào năm 1986 và gia nhập WTO đầu năm 2007 : - Tốc độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh (gần 8%/năm trong 2 thập kỷ vừa qua) kèm theo mức độ mở cửa kinh tế cũng rất nhanh (gần +20%/năm đối với xuất khẩu trong cùng thời kỳ, và một tỷ lệ tăng trưởng tương ứng đối với nhập khẩu) ; - Quá trình giảm nghèo về tiền tệ cũng rất nhanh (từ 58% dân số năm 1993 xuống 24% năm 2004) song song với tình trạng gia tăng bất bình đẳng ; giống như Trung Quốc, vấn đề phân phối các thành quả của sự tăng trưởng và mở cửa kinh tế là vấn đề mấu chốt nhằm đảm bảo sự gắn kết xã hội và ổn định chính trị của đất nước. Trong bối cảnh này, việc nghiên cứu tác động của WTO đối với tăng trưởng kinh tế (liệu sẽ có gia tăng thu nhập hay tăng trưởng bổ sung kể từ thời điểm năm 2007 ?), đối với tình trạng bất bình đẳng và nghèo đói có một tầm quan trọng đặc biệt. Tác động đối với tăng trưởng Có nhiều công trình nghiên cứu đã đánh giá tác động của việc gia nhập WTO đối với nền kinh tế Việt Nam dựa trên các mô hình cân đối chung EGC. Các nghiên cứu này được thực hiện trước khi Việt Nam gia nhập WTO, và như vậy đã tiến hành các mô phỏng ex ante (xem phần định nghĩa phía trên). Các mô hình được sử dụng có nhiều đặc điểm chung: phần lớn đều dựa trên các giả thiết cạnh tranh hoàn hảo (trừ Vanzetti và Hương, 2006, có tính đến yếu tố thất nghiệp) ; không có nghiên cứu nào tính đến yếu tố năng suất tăng dần ; mặc dù có các 13 Phần này trình bày lại nội dung những bình luận rút ra từ các nghiên cứu của Abbott (2007). 35/82 dữ liệu được phân tách chi tiết đến khoảng 100 sản phẩm (Ma trận hạch toán xã hội), các nghiên cứu đều suy luận ở mức độ tương đối tổng hợp (chỉ dừng lại ở khoảng 20 ngành) ; không có nghiên cứu nào tính đến các tác động mang tính động : tất cả các mô hình được sử dụng đều là mô hình tĩnh (trừ nghiên cứu CEPII/ISD, 2007 ; ở đây, chúng tôi không bình luận nghiên cứu này, vì nghiên cứu này chưa hoàn thiện khi chúng tôi viết báo cáo này). Nhiều nghiên cứu (Dimaranan, 2005 ; Nguyễn và Ezaki, 2005) sử dụng mô hình EGC đa quốc gia GTAP, điều đó cho phép tích hợp tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với các nước khác (hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường các nước khác dễ dàng hơn, biến động giá trên thị trường thế giới…). 36/82 Bảng 7 : Dự báo dựa trên 23 kịch bản dựa trên các mô hình EGC về tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO (biên động tính bằng %) Công trình nghiên cứu Số kịch bản GDP Xuất khẩu Nhập khẩu Min Max Min Max Min Max Roland-Holst (2002) 7 0,2 3,3 0,6 12,1 na na Vanzetti và Hương (2006) 4 4 15 -2 56 -1 36 Dimaranan (2005) 2 6,74 7,88 15,22 18,81 na na Fujii và Roland-Holst (2007) 3 -0,27 5,31 -0,82 20,53 -1,28 27,54 Fukase và Martin (1999) (1) 3 0,4 2,4 0,3 8,8 na na Tarp Jensen và Tarp (2005) 3 0,0 0,1 0,6 2,2 0,5 2,1 Nguyễn và Ezaki (2005) 1 -0,55 -0,55 18,24 18,24 15,39 15,39 Nguồn : dựa trên nghiên cứu của Abbott (2007) ; có cập nhật của các tác giả. (1) Tác động của việc Mỹ giành cho Việt Nam quy chế tối huệ quốc. Những kết quả chung được trình bày tại Bảng 7. Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ kéo theo việc Việt Nam phải tự do hóa thương mại cho các nước thành viên khác và ngược lại, các nước thành viên khác cũng phải tự do hóa thương mại đối với Việt Nam . Tuy nhiên, phần lớn các nước thành viên của WTO đều đã giành cho Việt Nam quy chế tối huệ quốc (MFN), do vậy, việc còn lại là quá trình Việt Nam đơn phương tự do hóa thương mại đối với các nước thành viên khác14. Nhìn chung, các nghiên cứu này đều ít chú trọng đến vấn đề cắt giảm thuế quan (kể cả vấn đề chuyển đổi các hàng rào phi thuế quan). Không có nghiên cứu nào dựa trên các dữ liệu cụ thể về cắt giảm thuế quan như quy định trong Hiệp định WTO. Tác động của việc tự do hóa thương mại đơn phương (kịch bản được đưa ra trong nhiều công trình nghiên cứu) luôn được đánh giá là tích cực trong các giả thiết được trình bày trong phần trên và trong trường hợp của một nước nhỏ (không ảnh hưởng đến giá cả trên thị trường thế giới). Các nghiên cứu đều kết luận mức lợi ích thu được từ việc gia nhập WTO là không đáng kể: mức lợi ích thu được đối với Việt Nam tối đa chỉ bằng 14 Trên thực tế, Việt Nam cũng được hưởng lợi từ việc hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường các nước khác dễ dàng hơn nhờ việc xóa bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Liên minh châu Âu. 37/82 3,3% GDP (Roland-Holst, 2002), trừ hai nghiên cứu mới đây đưa ra giả thiết cạnh tranh hoàn hảo và tận dụng hết các yếu tố sản xuất. Theo nghiên cứu của Vanzetti và Hương (2006), mức lợi ích thu được tương đương 15% GDP, có tính đến yếu tố thất nghiệp. Theo nghiên cứu của Dimaranan (2005), mức lợi ích thu được khoảng 7,9% GDP trong trường hợp tự do hóa thương mại toàn bộ, tức là đi xa hơn rất nhiều so với việc gia nhập WTO thuần túy (nhưng mức tác động sẽ giảm 70% nếu tính đến quy định của WTO buộc bãi bỏ cơ chế hoàn thuế (duty drawbacks), cơ chế này cho phép miễn thuế hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho việc sản xuất hàng xuất khẩu). Tác động của việc tự do hóa thương mại đa phương có thể tích cực hoặc tiêu cực tùy theo từng nghiên cứu. Nghiên cứu của Nguyễn và Ezaki (đánh giá tác động của nhiều kịch bản hội nhập khu vực mà chúng tôi không đi sâu bình luận ở đây) đưa ra mức tác động tiêu cực là -0,5% GDP (với mức tăng trưởng tiêu dùng cao) với việc sử dụng các giả thiết ít thực tế như Nhà nước chắc chắn sẽ bù trừ các khoản giảm thu ngân sách (giảm thu và giảm chi ngân sách với mức hơn 40%) ; nghiên cứu của Tarp Jensen và Tarp (2005) đưa ra mức lợi ích thu được là 5,3 điểm GDP trong trường hợp tự do hóa thương mại đa phương (kết hợp với tự do hóa thương mại đơn phương sau khi gia nhậpWTO). Như nhận xét của Abbott (2007), tất cả các nghiên cứu này đều đánh giá mức độ tác động rất thấp so với tỷ lệ tăng trưởng trung bình 7,5%/năm của Việt Nam, với đà tăng trưởng này, cứ 10 năm GDP của Việt Nam lại tăng gấp đôi. Cũng có thể có cùng nhận xét như vậy về tác động đối với xuất khẩu (10% đến 20% về dài hạn) ; cần phải so sánh với mức tăng trưởng gần 20%/năm đối với xuất khẩu ! Sự vênh nhau này có thể được lý giải theo hai cách : hoặc là vì sự tăng trưởng của Việt Nam bắt nguồn từ các nguyên nhân khác chứ không phải từ chính sách tự do hóa thương mại, hoặc là vì các nghiên cứu đã đánh giá thấp mức độ tác động thực tế của chính sách này. Các nghiên cứu đều nhận xét rằng các Hiệp định thương mại song phương mà Việt Nam ký với các nước trước đây (ASEAN, USBTA,...) đã tạo ra sự tăng trưởng thương mại lớn hơn rất nhiều so với những gì thu được từ việc cắt giảm thuế quan vốn chỉ ở mức khiêm tốn. Sự tăng trưởng thương mại làm xuất hiện những sản phẩm mới được đưa vào trao đổi (với một sự chuyên môn hóa mạnh mẽ hơn). Kinh nghiệm cho thấy việc gia nhập WTO sẽ tiếp tục tăng cường đà tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam dựa trên sự phát triển của thương mại quốc tế. Giống như các công trình nghiên cứu khác về tác động của tự do hóa thương mại dựa trên các mô hình EGC (xem phần 3.1 phía trên), các công trình nghiên cứu về Việt Nam có hai hạn chế chính : thiếu tính hiện thực trong việc sử dụng các yếu tố của các mô hình ; các mô pphỏng chỉ quan tâm đến vấn đề cắt giảm thuế quan (dù mức giảm không nhiều) chứ khong quan tâm đến các tác động quan trọng khác. Kết quả khiêm tốn thu được một phần cũng do những hạn chế này. Tất cả các mô hình được sử dụng cho đến nay đều có cách tiếp cận mang tính tĩnh (trừ nghiên cứu của CEPII/ISD, nhưng ở đây, chúng tôi không bình luận nghiên cứu này ở đây). Lợi ích tĩnh mang lại từ việc cắt giảm thuế quan (tam giác Harberger về lợi ích gắn với việc tái phân bổ nguòn lực) thường ở mức khiêm tốn, nhất là khi thuế quan của Việt Nam được duy trì ở mức thấp và việc cắt giảm thuế quan sau khi gia nhập WTO chỉ ở mức khiêm tốn. Từ giữa những năm 1990, giới nghiên cứu bắt đầu quan tâm đến những lợi ích động thu được từ việc tự do hóa thương mại (tác động đối với cạnh tranh, 38/82 nâng cao hiệu suất sản xuất….), được coi là các yếu tố cần thiết để có thể thu được các kết quả tác đọng lớn hơn. Nhưng những tác động này được mô hình hóa dựa trên những yếu tố đặc thù nhất thời, mà không dựa trên các mô hình tăng trưởng rõ ràng; theo Roland-Holst (2002), những lợi ích thu được trong việc gia tăng hiệu suất sản xuất chủ yếu là nhờ cải cách các chính sách trong nước. Nhưng những lợi ích này lại được tích hợp vào mô hình như là các yếu tố ngoại sinh. Những khía cạnh phi thuế quan của WTO (cạnh tranh, đầu tư trực tiếp ...) cũng cần phải được đưa vào các mô phỏng. Để dự đoán tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO, cũng cần phải tính đến những cải cách thể chế và Việt Nam đã tiến hành trong quá trình gia nhập. Chỉ có một nghiên cứu duy nhất có tính đến tác động đối với cạnh tranh trong trường hợp của Việt Nam, đó là nghiên cứu của Dee (2005) về thương mại dịch vụ (không được đưa vào Bảng 7). Ý tưởng đưa ra là việc mở cửa lĩnh vực dịch vụ cho các hãng nước ngoài sẽ làm giảm quyền lực độc quyền của các hãng trong nước. Tuy nhiên, nghiên cứu của Abbott lưu ý rằng kinh nghiệm của các nước khác cho thấy thay vào độc quyền nhà nước, sẽ xuất hiện độc quyền/độc quyền nhóm của các hãng đa quốc gia (như vậy, sẽ không được hưởng lợi từ giảm độc quyền). Hạn chế thứ hai gắn với những khó khăn trong việc mô hình hóa quá trình mở cửa rất nhanh của nền kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu Abbott đã bình luận hết sức chi tiết vấn đề về nhu cầu xuất khẩu (và cả nhập khẩu). Do thiếu dữ liệu, nên đã không tính toán được hệ số co dãn thay thế Armington15 trong trường hợp của Việt Nam. Do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu rất nhanh, cho nên các hệ số co dãn chuẩn được sử dụng trong các mô hình không còn phù hợp nữa (ví dụ, chúng không cho phép đánh giá được tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam-Mỹ). Tác động của việc gia nhập WTO đối với tình hình phân phối thu nhập Hai nghiên cứu trình bày trong phần trên tập trung đánh giá tác động của việc gia nhập WTO đối với tình hình phân phối thu nhập, đặc biệt là tác động đối với tình trạng nghèo đói. Các nghiên cứu này sử dụng kết hợp một mô hình cân đối chung EGC với một mô hình mô phỏng vi mô. Như nhận xét trong nghiên cứu của Abbott : « một điều rất ngạc nhiên là những tác động không đáng kế đối với GDP [thu được từ các nghiên cứu tác động] thể hiện bằng một sự tác động đối với tình trạng nghèo đói không xác định ». Như vậy dấu hiệu tác động thay đổi tùy theo từng nghiên cứu, tùy theo từng kịch bản và từng giả thiết kinh tế vĩ mô. Nó phụ thuộc vào loại biện pháp điều chỉnh chính sách thuế, vốn có tác động không kém so với biện pháp cắt giảm thuế quan. Nghiên cứu thứ nhất được thực hiện bởi Tarp Jensen và Tarp (2005) sử dụng một mô hình cân bằng tổng thể EGC dựa trên ma trận MCS 2000 được xây dựng bởi chính các tác giả (Tarp Jensen, 2004). Mô hình này tích hợp dữ liệu điều tra về 6 000 hộ gia đình trong cuộc điều tra VLSS 1997/1998, đại diện cho toàn bộ dân số Việt Nam. Ba loại mô phỏng vi mô được thực hiện: 15 Hệ số co dãn Armington dùng để đo mức độ biến động tương đối của nhu cầu nhập khẩu khi mức biến động của giá là 1% (Hàm CES : Constant Elasticity of Substitution). Điều này cũng đúng với hàm nhu cầu xuất khẩu. 39/82 - Trong mô phỏng thứ nhất, và cũng là mô phỏng chi tiết nhất, phân phối thu nhập và tiêu dùng của các hộ gia đình được mô hình hóa như là yếu tố nội sinh đối với 6 000 hộ gia đình; -Trong mô phỏng thứ hai, có đưa vào dữ liệu biến động về tiêu dùng của một tập hợp gồm 16 nhóm hộ gia đình đại diện được cung cấp bởi mô hình cân bằng tổng thể EGC để giảm các chỉ dấu tiêu dùng và nghèo đói cho toàn bộ các hộ gia đình thuộc diện điều tra (cách làm top-down với yếu tố tiêu dùng tổng hợp) ; - Trong mô phỏng thứ ba, cũng sử dụng cách làm top down để đưa vào yếu tố biến động giá của các yếu tố sản xuất đối với 6 000 hộ gia đình tùy theo khối lượng các yếu tố sản xuất mà các hộ gia đình có thể cung cấp, từ đó đánh giá mức biến động thu nhập của các hộ gia đình đó. Sau đó, tiến hành mô phỏng ba kịch bản khác nhau : xóa bỏ thuế xuất khẩu ; tự do hóa thương mại toàn bộ (xóa bỏ hoàn toàn thuế hải quan) ; kết hợp hai kịch bản trước. Theo Tarp Jensen và Tarp (2005), việc xóa bỏ thuế hải quan sẽ không ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách Nhà nước (vì được bù trừ bằng việc tăng các loại thuế khác) và sẽ làm gia tăng tình trạng đói nghèo. Trái lại, nếu Nhà nước quyết định không bù trừ khoản giảm thu ngân sách do xóa bỏ thuế hải quan bằng việc tăng các loại thuế khác thì tỷ lệ nghèo đói sẽ giảm 9%. Việc phân chia ba vùng địa lý (Bắc, Trung và Nam) cho thấy miền Nam có mức giảm nghèo lớn nhất và miền Bắc có mức giảm nghèo thấp nhất. Tuy nhiên, nghiên cứu này sử dụng phương pháp quá giản đơn. Ma trận hạch toán xã hội về phân phối giá trị gia tăng giữa các yếu tố sản xuất có cấu trúc như nhau đối với tất cả các lĩnh vực hoạt động (xem phần dưới đây). Phương pháp giản đơn này không đảm bảo tính xác thực của kết quả mô phỏng đánh giá tác động của chính sách kinh tế đối với phân phối thu nhập. Theo nghiên cứu Fujii và Roland-Holst (2007), phần lớn những người nghèo ở nông thôn có hai kênh để hưởng lợi từ sự tăng trưởng ở thành thị : di cư ra thành thị và buôn bán nông sản. Nhưng cho đến này, chưa có nghiên cứu nào về Việt Nam tính đến yếu tố di cư. Do vậy, để Việt Nam, một nước có tỷ lệ đô thị hóa thập, với 75% dân số sống ở các vùng nông thôn (chủ yếu sống bằng nông nghiệp) có thể được hưởng lợi từ việc gia nhập WTO, thì nhất thiết việc gia nhập này phải mang lại những lợi ích cho lĩnh vực nông nghiệp và các hộ gia đình ở nông thôn. Nghiên cứu thứ hai của Fujii và Roland-Holst (2007) sử dụng một mô hình mô phỏng vi mô tích hợp (EGC- điều tra VLSS 1997/1998). Hơn nữa, các tác giả còn phân tích tác động về mặt địa lý của việc gia nhập WTO đối với tình trạng nghèo đói ở mức độ rất cụ thể, bằng việc lập các « bản đồ về nghèo » đói theo phương pháp được đề xuất trong nghiên cứu của Elbers (2002, 2003)16. 16 Các « bản đồ nghèo đói » này sử dụng các dữ liệu của cuộc thống kê dân số 1999 kết hợp với dữ liệu của cuộc điều tra VLSS 1997/1998. Nguyên tắc được sử dụng cho các Bản đồ nghèo đói này là lập phương trình thu nhập dựa trên kết quả điều tra hộ gia đình (VLSS), sau đó áp dụng các phương trình này cho toàn bộ dân số (số liệu thống kê dân số). Như vậy, có thể đánh giá được tình trạng nghèo đói của từng cá nhân 40/82 Các giả thiết về giá và khối lượng được cung cấp bởi GTAP. Mô hình cân đối chung giả thiết sử dụng hết các yếu tố sản xuất, lao động và vốn lưu chuyển linh hoạt giữa các ngành, lĩnh vực. Đất đai là một yếu tố sản xuất đặc thù trong lĩnh vực nông nghiệp. Không có cạnh tranh không hoàn hảo, không có tiết kiệm theo quy mô và cũng không có những lợi ích có tính chất động thu được từ thương mại. Ba kịch bản được đề xuất: - UL (Unilateral Liberalization) tương ứng với việc gia nhập WTO (chỉ tính đến tác động của việc cắt giảm thuế quan về phía Việt Nam và xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu)17 ; - FL (Full Liberalization) tương ứng với việc gia nhập WTO kết hợp với tự do hóa thương mại đa phương (giả thiết về một Hiệp định của WTO) ; - DDST tương ứng với kịch bản loại FL nhưng ở đó Việt Nam xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu nhưng vẫn tiếp tục được hưởng chế độ đối xử đặc biệt giành cho các nước đang phát triển ; điều này có nghĩa là mức cắt giảm thuế quan thấp hơn và tiếp tục được hỗ trợ trong nước cho sản xuất. Nghèo đói trên phạm vi toàn quốc giảm 0,8% trong kịch bản UL và giảm 6,8% trong kịch bản FL. Trong kịch bản DSDT, tỷ lệ nghèo đói tăng 0,6%. Trên phạm vi vùng, sự thay đổi mức nghèo đói rất khác nhau: dao động từ - 2,4% đến - 14,3% trong kịch bản FL. Mức dao động này có tính đến những khác biệt trong phân phối thu nhập ban đầu cũng như tính không thuần nhất trong thành phần các hộ gia đình và các cá nhân. Một kết quả đáng kể khác, mối quan hệ tương liên giữa tỷ lệ nghèo đói ban đầu (ex ante) và sự biến động về tỷ lệ nghèo đói giữa các vùng trong hai kịch bản FL và DSDT (-0,71 và -0,60). Kịch bản FL cho kết quả giảm nghèo cao nhất trong phạm vi vùng và trong các vùng nghèo nhất. Mặc dù có sự tương liên này, người ta cũng nhận thấy sự khác biệt lớn giữa các vùng nghèo : tỷ lệ nghèo đói giảm nhanh nhất (trừ kịch bản DSDT) trong các vùng duyên hải trong khi đó vùng Tây Bắc và biên giới Việt Nam không có cải thiện đáng kể (nhưng cũng không xấu đi). Sau đây, chúng tôi trình bày về hai nghiên cứu đánh giá tác động trong giai đoạn quá khứ (ex post) của tự do hóa thương mại. Hai nghiên cứu này phân tích sự thay đổi về thu nhập và tiêu dùng của một nhóm 4 300 hộ gia đình trong giai đoạn 1992/1993- 1997/1998, cứ cách 5 năm lại được hỏi 2 lần trong khuôn khổ điều tra VLSS. Các nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của tự do hóa thương mại dựa trên nghiên cứu tác động của sự biến động giá cả một số mặt hàng nông sản : lương thực (gạo) mà các hộ gia đình là nhà sản xuất hoặc người tiêu dùng (trong nhiều trường hợp vừa là nhà sản xuất, vừa là người tiêu dùng) và cây công nghiệp (cà phê). Khác với các nghiên cứu sử dụng mô hình cân bằng tổng thể EGC, các nghiên cứu này suy luận dựa trên các cân đối bộ phận và dựa trên việc đánh giá các mô hình toàn kinh tế sử dụng dữ liệu cá nhân. xuất phát từ những đặc điểm cá nhân thu được từ cuộc tổng điều tra dân số (cho phép tính toán được mức thu nhập) và tình trạng nghèo đói của các một vùng. 17 Nhưng kịch bản này hình như không tính đến việc hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường các nước khác dễ dàng hơn nhờ việc gia nhập WTO (đặc biệt là việc xóa bỏ hạn ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ và châu Âu). 41/82 Niimi, Vasudeva và Winters (2003) đánh giá các mô hình logit đa quốc gia áp dụng cho những thay đổi về tình trạng nghèo tiền tệ, biết rằng ½ các hộ gia đình trong nhóm đã thoát nghèo trong giai đoạn nghiên cứu (với một số nhỏ tái nghèo). Theo kết quả nghiên cứu, việc tăng sản xuất cà phê sẽ làm tăng gấp đôi cơ may thoát nghèo, trong khi đó việc tăng sản xuất gạo sẽ chỉ làm tăng 50% cơ may thoát nghèo. Các tác giả kết luận tự do hóa thương mại có tác động tích cực đối với các hộ gia đình thuộc đối tượng nghiên cứu. Isik-Dikmelik (2006) đánh giá các mô hình hồi quy đa biến động với cùng một nhóm các gia đình. Nghiên cứu nhận thấy sự tăng trưởng thu nhập từ nông nghiệp đạt tốc độ nhanh hơn rất nhiều sự tăng trưởng thu nhập từ các nguồn khác của các hộ gia đình nông thôn. Nghiên cứu kết luận rằng các biện pháp cải cách thực hiện trong những năm 1990, đặc biệt là tự do hóa thị trường lúa gạo, đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống của người nông dân. Cách tiếp cận này có ưu điểm là dựa trên những giả thiết lý thuyết rất hạn chế và xác định được những tác động kinh tế vi mô rất cụ thể. Tuy nhiên, cách làm này chủ yếu mang tính miêu tả và giới hạn trong một khoảng thời gian ngắn (5 năm). Phương pháp này không cho phép phân biệt giữa các yếu tố có ảnh hưởng đến sự biến động giá cả (đặc biệt là những tác động của các chính sách trong nước và các chính sách thương mại, sự biến động giá trên thị trường thế giới...). Như vậy, nó lại rơi vào nhược điểm của các phương pháp thuộc dạng « trước-sau » (before-after), không đảm bảo mối quan hệ nhân quả giữa chính sách được thực hiện và mức độ cải thiện đời sống của người dân. Do vậy, sẽ là thiếu cơ sở khi cho rằng những tác động nhận thấy có nguồn gốc từ cải cách chính sách thương mại. 3.3. Nhược điểm của các nghiên cứu về tác động của việc gia nhập WTO đối với Việt Nam Nhìn chung, các nghiên cứu về tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO cho đến nay vẫn còn một số nhược điểm nhất định. Phần lớn các nghiên cứu này tập trung phân tích tác động của việc tự do hoá thương mại nói chung, chứ không chỉ riêng tác động của việc gia nhập WTO. Mặt khác, các nghiên cứu này quá tổng hợp, không cho phép dánh giá cụ thể tác động của các chính sách thương mại đối với tình hình phân phối thu nhập. Trong trường hợp của Việt Nam , các nghiên cứu cũng có cùng những hạn chế như trên và chỉ đề cập một phần rất nhỏ đến tác động của việc gia nhập WTO: - những nghiên cứu về tác động trong giai đoạn quá khứ (ex post) của việc tự do hoá thương mại mang lại rất ít thông tin có thể sử dụng trực tiếp để đánh giá tác động tiềm tàng của việc gia nhập WTO đối với Việt Nam. Các nghiên cứu này chủ yếu phân tích các loại tác động nói chung, vượt ra ngoài phạm vi vấn đề tự do hoá ngoại thương. - các nghiên cứu cho tương lai (ex ante) được thực hiện dựa trên các mô hình EGC lại tập trung đánh giá tác động của việc tự do hoá hải quan mà không đưa vào các tác 42/82 động khác của việc gia nhập WTO. Hơn nữa, các nghiên cứu này quá tổng hợp, không cho phép phân tích được tác động đối với vấn đề phân phối thu nhập. Chính vì vậy, cần có những nghiên cứu bổ sung thêm trong lĩnh vực này nhằm đưa vào các nguồn tác động khác nhau của việc gia nhập WTO, chứ không chỉ giới hạn ở vấn đề tự do hoá hải quan và phân tích tác động đối với từng loại hộ gia đình khác nhau. Nghiên cứu bổ sung này được giới thiệu trong phần sau. 4. Phân tích tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với tình hình phân phối thu nhập : các mô phỏng từ mô hình vi mô-vĩ mô Trong phần này, tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với tình hình phân phối thu nhập sẽ được đánh giá dựa trên mô hình cân bằng tổng thể (EGC) áp dụng cho nền kinh tế Việt Nam và tập trung vào những vấn đề đã nêu trong ba phần trước của nghiên cứu. Thông qua việc miêu tả cụ thể các luồng trao đổi thương mại, các mô hình EGC cho phép mô phỏng các chính sách tự do hóa và do vậy vẫn thường được sử dụng để phân tích tác động của loại chính sách này. Bên cạnh đó, các mô hình này có thể được kết hợp với các mô hình mô phỏng vi mô nhằm phân tích sâu sắc hơn tác động của các chính sách đó đối với tình hình phân phối thu nhập. Trong khuôn khổ báo cáo của chúng tôi, các mô phỏng được thực hiện mang tính khảo sát dựa trên một mô hình EGC tĩnh được xây dựng từ một ma trận hạch toán xã hội mới (từ năm 2000) và được kết hợp trình tự với một mô hình mô phỏng vi mô kế toán nhằm phân tích các vấn đề phân phối thu nhập. Loại công cụ này đã từng được sử dụng để nghiên cứu tác động của các chính sách xóa đói giảm nghèo ở Madagascar (Cogneau và Robilliard, 2006) và tác động của các chính sách thương mại ở Inđônêxia (Robilliard và Robinson, 2001). Phần này chia thành 3 phần nhỏ. Trong phần nhỏ thứ nhất, chúng tôi sẽ bước đầu phân tích cấu trúc và những biến chuyển của thị trường lao động trong giai đoạn 1997-2004 (việc làm và thu nhập) nhằm làm rõ trong bối cảnh nào các hộ gia đình bị tác động từ việc gia nhập WTO. Phần nhỏ thứ hai sẽ trình vắn tắt các giai đoạn xây dựng mô hình vĩ mô-vi mô có liên hệ với các cú sốc xảy ra sau khi gia nhập WTO, và chúng tôi sẽ cố gắng mô hình hóa các cú sốc này. Phần nhỏ cuối cùng tập trung phân tích các kết quả thu được từ các kịch bản mô phỏng khác nhau. 4.1. Cấu trúc và những biến chuyển của thị trường lao động Việt Nam 1997- 2004 Một phần lớn của cú « sốc » kinh tế vĩ mô phát sinh do việc gia nhập WTO sẽ được truyền đến các hộ gia đình thông qua thị trường lao động (nguồn cung các yếu tố sản xuất, năng xuất của các yếu tố). Loại yếu tố sản xuất mà hộ gia đình năm giữ (lao động có tay nghề hay không có tay nghề), thu nhập (sự biến động về tiền lương và thu nhập từ lao động), tỷ lệ sử dụng các yếu tố (số lượng việc làm có trong giai đoạn tương la

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐiều kiện gia nhập WTO của Việt Nam và tác động của việc gia nhập này đối với tình hình phân phối thu nhập.pdf
Tài liệu liên quan