Đề tài Điều kiện và khả năng huy động vốn trên thị trường chứng khoán, thực tiễn ở Việt Nam

Bộ Tài chính đã ban hành Kế hoạch phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2006-2010. Theo đó, phấn đấu đến năm 2010 tổng giá trị vốn hóa trên thị trường có tổ chức đạt 10-15% GDP (bao gồm cả trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ). Để đạt mục tiêu trên, Việt Nam sẽ đẩy mạnh việc gắn kết cổ phần hóa của doanh nghiệp Nhà nước với việc niêm yết trên thị trường chứng khoán, chuyển đổi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành công ty cổ phần và niêm yết. Bộ Tài chính cũng khuyến khích các tổ chức đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp thành lập các công ty quản lý quỹ và đầu tư chứng khoán, đạt tỷ trọng đầu tư vào TTCK của tổ chức đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là 20-25% tổng giá trị TTCK niêm yết vào năm 2010.

Cũng theo bản kế hoạch này, Việt Nam sẽ phấn đấu để có doanh nghiệp tham gia danh sách 100 công ty niêm yết hàng đầu của các nước ASEAN.

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2880 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều kiện và khả năng huy động vốn trên thị trường chứng khoán, thực tiễn ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành định giá chứng khoán phát hành. Định giá chứng khoán là khâu khó khăn nhất và phức tạp nhất khi tiến hành phát hành chứng khoán ra công chúng. Nếu định giá chứng khoán quá cao thì sẽ khó khăn trong việc bán chứng khoán, còn nếu định giá chứng khoán quá thấp thì sẽ làm thiệt hại cho tổ chức phát hành. Vì thế, việc định giá chứng khoán một cách hợp lý sao cho người mua và người bán đều chấp nhận được là hết sức quan trọng và cần phải được phối hợp của tổ chức bảo lãnh, công ty kiểm toán và tổ chức tư vấn của công ty. - Chính thức thành lập tổ hợp bảo lãnh phát hành và ký hợp đồng bảo lãnh phát hành với tổ chức phát hành. - Công ty kiểm toán xác nhận các báo cáo tài chính trong hồ sơ xin phép phát hành. - Tổ chức phát hành nộp hồ sơ lên Uỷ ban chứng khoán. Thông thường tổ chức phát hành sẽ được trả lời về việc cấp hay từ chối cấp giấy phép trong một thời hạn nhất định kể từ ngày nộp hồ sơ xin phép phát hành đầy đủ và hợp lệ. Trong thời gian chờ Uỷ ban chứng khoán Nhà nước xem xét hồ sơ, tổ chức phát hành có thể sử dụng nội dung trong bản cáo bạch sơ bộ để thăm dò thị trường. - Sau khi được cấp phép phát hành, tổ chức phát hành phải ra thông báo phát hành trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời công bố ra công chúng bản cáo bạch chính thức và việc thực hiện việc phân phối chứng khoán trong một thời gian nhất định kể từ khi được cấp giấy phép. Thời hạn phân phối được quy định khác nhau đối với mỗi nước. ở Việt Nam, theo quy định tại Nghị định 48/Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán thì thời hạn này là 90 ngày, trong trường hợp xét thấy hợp lý và cần thiết, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước có thể gia hạn thêm. - Tiến hành đăng ký, lưu giữ, chuyển giao và thanh toán chứng khoán sau khi kết thúc đợt phân phối chứng khoán. - Sau khi hoàn thành việc phân phối chứng khoán, tổ chức phát hành cùng với tổ chức bảo lãnh phát hành phải báo cáo kết quả đợt phát hành cho ủy ban chứng khoán và tiến hành đăng ký vốn với cơ quan có thẩm quyền. - Trường hợp tổ chức phát hành có đủ điều kiện niêm yết thì có thể làm đơn xin niêm yết gửi lên Uỷ ban chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán nơi công ty niêm yết. Ngoài ra, để có thể huy động vốn trên thị trường chứng khoán, doanh nghiệp cần phải tạo dựng được uy tín, danh tiếng trên thị trường, tạo được hình ảnh đẹp trong mắt công chúng. Để đạt được điều đó, doanh nghiệp cần tuân thủ nguyên tắc công bố thông tin: đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin cần thiết cho người mua chứng khoán. Bản thân doanh nghiệp luôn phải tăng cường hiệu quả của chính mình, phải tăng cường việc quản trị công ty một cách minh bạch và phải bảo đảm yêu cầu niêm yết của thị trường vốn trong nước và quốc tế. Về thị trường: Doanh nghiệp có thể huy động vốn trên thị trường chứng khoán thông qua thị trường sơ cấp. Tuy nhiên, nếu không có thị trường thứ cấp (thị trường thứ cấp là nơi trao đổi, mua bán các chứng khoán đã được phát hành. Nhà đầu tư mua đi bán lại chứng khoán nhằm một trong các mục đích: cất giữ tài sản tài chính, nhân một khoản thu nhập cố định hàng năm, hưởng chênh lệch giá) thì không có thị trường sơ cấp: nếu chứng khoán phát hành ra mà không lưu chuyển được trên thị trường thứ cấp thì nhà đầu tư cũng không quan tâm đến việc mua, nắm giữ chứng khoán phát hành (nhất là cổ phiếu, một loại chứng khoán vô thời hạn). Cổ phiếu của một tổ chức niêm yết trên thị trường chứng khoán khi được mua bán nhiều là phản ánh lòng tin của người đầu tư vào tổ chức đó; do đó khi tổ chức niêm yết muốn tăng vốn, họ có thể tiếp tục phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu đợt mới. Vì vậy, thông thường, khi thị trường đang lên (chỉ số giá cổ phiếu đang ở xu hướng tăng), thì các công ty dễ dàng phát hành với khối lượng lớn. Khi thị trường đang xuống, thì các công ty rất khó phát hành chứng khoán. Ngược lại, nếu tổ chức phát hành các cổ phiếu có chất lượng cao ở thị trường sơ cấp thì việc mua bán trên thị trường thứ cấp mới sôi động, nếu phát hành cổ phiếu không có chất lượng thì cổ phiếu đó không giao dịch được trên thị trường thứ cấp. Nền kinh tế cũng có ảnh hưởng lớn đến việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Trong điều kiện nền kinh tế bao cấp, các doanh nghiệp chưa có sức ép để phát hành chứng khoán ra thị trường thu hút vốn. Nhưng đến nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sức ép đối với các doanh nghiệp là rất lớn, nhu cầu vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng tăng. Huy động vốn trên thị trường chứng khoán là trở thành kênh hữu hiệu giúp doanh nghiệp có thể giải quyết được nhu cầu vốn của mình. Trong thời gian qua, Việt Nam đã có những đổi mới nền kinh tế thị trường, phát triển nền kinh tế đa dạng với sự nỗ lực của các thành phần kinh tế, môi trường kinh doanh ngày càng bình đẳng, thông thoáng, thu hút mạnh vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển kinh tế. Đây là điều kiện tốt để các doanh nghiệp có thể huy động vốn trên TTCK. Đặc biệt, việc Việt Nam gia nhập WTO khiến các doanh nghiệp có điều kiện hơn, chú trọng hơn đến việc huy động vốn ở thị trường quốc tế nhằm đầu tư, đổi mới trang thiết bị sản xuất. Như vậy, đối với Việt Nam, mới có một số doanh nghiệp có thể đáp ứng được những yêu cầu trên để có thể huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Rất nhiều các công ty chưa có đủ điều kiện pháp lý và tạo được lòng tin trong công chúng để có thể huy động vốn bằng kênh này. II. Khả năng huy động vốn qua thị trường chứng khoán Việt Nam Trong nền kinh tế thị trường, do nhu cầu về vốn ngày càng tăng nên ngoài các kênh huy động vốn trước đây như vốn chủ sở hữu, tín dụng ngân hàng…, các doanh nghiệp ngày càng có nhu cầu huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Đây là kênh huy động mới giúp doanh nghiệp có vốn lớn để thành lập mới hoặc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Xây dựng và phát triển TTCK nhằm xác lập một kênh huy động vốn mới cho đầu tư phát triển cũng là mục tiêu được Chính phủ Việt Nam định hướng từ những năm đầu thập kỷ 90. Qua một thời gian nghiên cứu, xây dựng đề án và chuẩn bị, ngày 20/7/2000 Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức khai trương. TTCK Việt Nam đã chính thức hoạt động. Như phần “Tổng quan về thị trường chứng khoán” đã trình bày ở trên, TTCK bao gồm thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp đảm bảo nguồn vốn được huy động thông qua phát hành chứng khoán ra công chúng. Thị trường sơ cấp thực sự là một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Thị trường thứ cấp là nơi thu hút các nhà đầu tư mua đi bán lại chứng khoán, từ đó nâng cao tính thanh khoản cho các loại chứng khoán được giao dịch. Hai loại thị trường này có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Vậy, qua những năm qua, TTCK Việt Nam đã có vai trò như thế nào trong việc huy động vốn cho nền kinh tế, đặc biệt là cho các doanh nghiệp? Và các doanh nghiệp đã huy động được vốn trên TTCK Việt Nam đến mức độ nào? 1. Những thành tựu đạt được Sau 6 năm hoạt động, TTCK Việt Nam bước đầu đã hình thành một kênh huy động và phân bổ các nguồn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế và các doanh nghiệp. Việc huy động vốn trên TTCK cho các doanh nghiệp đã có những thành công đáng kể. - Về tổ chức và phát triển thị trường: TTCK có tổ chức phát triển nhanh về quy mô, thể hiện: + Trong năm 2002, số vốn huy động được qua TTCK là 0,035 nghìn tỷ đồng. + Đến ngày 30/6/2003 có 5 Công ty niêm yết phát hành thêm cổ phiếu mới để mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng vốn điều lệ với tổng vốn tăng thêm 155,4 tỷ đồng. + Tính đến tháng 11/2005: có 21 loại cổ phiếu được niêm yết với tổng số vốn lên 1086 tỷ đồng, hai loại trái phiếu Công ty (đều là của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam) với số vốn 157 tỷ đồng và 50 loại trái phiếu Chính phủ với 5.400 tỷ đồng, đã có tổng cộng 73 loại chứng khoán với tổng mức vốn hoá khoảng 6.600 tỷ đồng, gần 1,6% GDP. Tính đến ngày 30/6/2005 đã có 570 phiên giao dịch được tổ chức với tổng giá trị giao dịch đạt gần 3.700 tỷ đồng, trong đó giao dịch cổ phiếu chiếm khoảng 88% và giao dịch trái phiếu gần 12%. Có 12 Công ty chứng khoán với tổng vốn điều lệ là 465 tỷ đồng, thực hiện tất cả các nghiệp vụ chứng khoán. Có 28 công ty và chứng chỉ quỹ được niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán. Có 7 tổ chức kiểm toán độc lập được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận, trong đó có 01 đơn vị nước ngoài. Có 5 ngân hàng lưu ký, 3 trong nước và 2 nước ngoài, và có 01 ngân hàng chỉ định thanh toán là Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Hơn 14.000 tài khoản giao dịch được mở tại các Công ty chứng khoán, trong đó có hơn 90 nhà đầu tư tổ chức, chiếm 0,6%, và 35 nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, khung pháp lý cho hoạt động của thị trường này đã hình thành tương đối đầy đủ. Cuối năm 2005 đã có hơn 20.000 tài khoản giao dịch chứng khoán tại các công ty chứng khoán. + Tính đến hết năm 2006 sẽ có khoảng 170 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ của các công ty và quỹ đầu tư được niêm yết và đăng ký giao dịch trên hai trung tâm giao dịch chứng khoán ở TPHCM và Hà Nội với tổng giá trị vốn hoá 10 tỷ USD bằng 17% GDP năm 2006 cộng khoảng 5 tỷ USD giá trị trái phiếu, con số này sẽ bẳng 25% GDP, 35% tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng và chiếm 1/5 tổng tài sản tài chính của cả nước. Tổng mức vốn huy động qua cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, đấu giá cổ phần hóa trên 2 thị trường giao dịch chứng khoán là khoảng 27,9 nghìn tỷ đồng năm 2006 tăng 3,93 lần so với năm 2005. Ngân hàng thế giới chỉ ra rằng mức vốn hóa của TTCK Việt Nam tăng mạnh từ dưới 0,5 tỷ USD vào tháng 12 năm 2005 lên 13,8 tỷ USD (22,7% GDP) vào tháng 12-2006, và tới mức hiện nay là 24,4 tỷ USD. Số lượng doanh nghiệp niêm yết tăng từ 40 lên đến gần 200. Tính đến tháng 3/2007 số vốn huy động được là trên 7 nghìn tỷ đồng với 193 công ty niêm yết. Cho đến nay, trên cả 2 Trung tâm giao dịch chứng khoán của Việt Nam là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã có gần 200 loại cổ phiếu được niêm yết giao dịch, với tổng mức vốn hóa toàn thị trường lên tới 14 tỷ USD. Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài đã được nâng lên 49%, các định chế tài chính trung gian trên thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển mạnh và đa dạng. Đã có 55 công ty chứng khoán và 18 công ty quản lý quỹ được cấp phép và đang quản lý tài sản ủy thác, đầu tư khoảng 4 tỷ USD. - Hệ thống tổ chức trung gian đã hình thành và phát triển, cho đến nay đã có 55 công ty chứng khoán, 18 công ty quản lý quỹ, 6 ngân hàng hoạt động lưu ký chứng khoán. - Tính công khai, minh bạch của tổ chức niêm yết được tăng cường, hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức niêm yết có bước phát triển khá cả về quy mô, doanh số lợi nhuận. - Khung pháp lý, chính sách cho hoạt động và phát triển TTCK từng bước được hoàn thiện. Việc ra đời của Nghị định 52/2006/NĐ - CP về Phát hành trái phiếu doanh nghiệp là một bước kiện toàn về hệ thống chính sách quản lý của Nhà nước, đảm bảo cho hệ thống chính sách toàn diện hơn, hoạt động của các doanh nghiệp được thực hiện công khai, minh bạch hơn. Xu hướng phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam Giới đầu tư nước ngoài đang ngày càng quan tâm đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngân hàng đầu tư thế giới Merrill Lynch đã đánh giá cơ hội đầu tư vào chứng khoán Việt Nam rất cao. Theo Merril Lynch, các nhà đầu tư nên dành 3% danh mục đầu tư vào Châu á cho chứng khoán Việt Nam. Với đánh giá tích cực này, có thể kỳ vọng một làn sóng đầu tư gián tiếp từ Mỹ và Châu âu vào TTCK Việt Nam trong năm nay. Nhiều sàn giao dịch nước ngoài và đại diện của các quỹ đầu tư tầm cỡ như Morgan Stanley, Goldman Sachs, JP Morgan Chase đã nhiều lần tới Việt Nam để thu thập thông tin và khảo sát thị trường. Lòng tin vào TTCK Việt Nam ngày càng tăng. Bộ Tài chính đã ban hành Kế hoạch phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2006-2010. Theo đó, phấn đấu đến năm 2010 tổng giá trị vốn hóa trên thị trường có tổ chức đạt 10-15% GDP (bao gồm cả trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ). Để đạt mục tiêu trên, Việt Nam sẽ đẩy mạnh việc gắn kết cổ phần hóa của doanh nghiệp Nhà nước với việc niêm yết trên thị trường chứng khoán, chuyển đổi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành công ty cổ phần và niêm yết. Bộ Tài chính cũng khuyến khích các tổ chức đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp thành lập các công ty quản lý quỹ và đầu tư chứng khoán, đạt tỷ trọng đầu tư vào TTCK của tổ chức đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là 20-25% tổng giá trị TTCK niêm yết vào năm 2010. Cũng theo bản kế hoạch này, Việt Nam sẽ phấn đấu để có doanh nghiệp tham gia danh sách 100 công ty niêm yết hàng đầu của các nước ASEAN. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thêm một cơ hội huy động vốn tại thị trường nước ngoài khi mà mới đây, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (Hastc) đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc xây dựng cơ chế hợp tác giữa hai bên trong quá trình phát triển của TTCK Malaysia và Việt Nam. Thêm vào đó, Việt Nam đã gia nhập WTO. Trong xu thế hội nhập thì các sàn giao dịch sẽ phải có những bước cải tiến, nâng cấp hệ thống, quản lý để khuyến khích các doanh nghiệp niêm yết. Cần khẳng định, Việt Nam có không ít cơ hội đối với TTCK trong tiến trình hội nhập quốc tế. Hội nhập quốc tế giúp chúng ta trong việc thiết lập và quản trị vận hành TTCK; tiếp nhận những chương trình hợp tác kinh tế – kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực quản lý và phát triển các định chế tài chính trung gian để bồi dưỡng nguồn nhân lực và tiếp cận công nghệ mới trong quá trình xây dựng và tổ chức để TTCK hoạt động hiệu quả hơn. Tiến trình hội nhập quốc tế cũng sẽ buộc các tổ chức kinh doanh chứng khoán và các định chế tài chính khác tham gia thị trường phải chuyên môn hoá sâu hơn các nghiệp vụ liên quan đến sản phẩm và dịch vụ chứng khoán. Việc mở cửa TTCK Việt Nam với sự tham gia của nước ngoài sẽ mang lại sự cạnh tranh giữa các tổ chức kinh doanh trong nước với nước ngoài, làm gia tăng tính sáng tạo trong việc xây dựng các sản phẩm đầu tư hiện có. Điều này tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia TTCK tích cực hơn, góp phần huy động nguồn vốn nhà rỗi trong dân chúng; giúp các nhà hoạch định chính sách về TTCK có khả năng trao đổi, hợp tác cũng như hoạch định chính sách phát triển thị trường theo những chuẩn mực quốc tế và thông lệ tốt nhất, đồng thời đề ra những biện pháp phòng tránh rủi ro có hiệu quả. Tuy nhiên, TTCK Việt Nam với sự non trẻ cũng tiềm ẩn những nguy cơ mang tính chất tiềm tàng. Một trong những vấn đề đáng quan tâm khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế đó là mất “chủ quyền”. Trong nhiều trường hợp, các nước mạnh đã áp đặt những nguyên tắc của mình đối với các nước yếu hơn. Nhiều khi, do bị ràng buộc bởi các điều kiện mà các chế thể tài chính quốc tế quy định và do sức ép của các nước tiên tiến mà các nước yếu, nghèo phải thực hiện những hoạt động kinh tế bất lợi. Một nguy cơ khác, đó là tình trạng biến dạng thị trường. Khi hội nhập quốc tế, các nước lớn thường áp đặt những nguyên tắc của họ vào các nước nhỏ, làm cho những nước này phải thay đổi những nguyên tắc, chuẩn mực ban đầu của họ và thị trường của những nước này. Thị trường của những nước nhỏ dễ dàng trở thành “sân sau” của một nước mạnh do những quy luật nghiệt ngã của cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Đã có nhiều nhận định cho rằng, sự hội nhập kinh tế đã phân chia các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi thành những nước tận dụng được những lợi ích từ các cơ hội toàn cầu và các nước không được hưởng lợi ích gì từ tiến trình đó, đồng thời sự biến dạng thị trường là hậu quả tất yếu mà các nước này phải gánh chịu. Khi tham gia vào quá trình hội nhập, thị trường chứng khoán cũng có nguy cơ đối đầu với sự biến dạng này nếu không có được những biện pháp phòng ngừa và điều chỉnh hợp lý. Biến động của TTCK cũng có thể tạo ra khả năng lan tỏa lớn làm ảnh hưởng đến thị trường tài chính, tiền tệ của các nước. Những biến động lây lan từ thị trường tiền tệ sang TTCK, từ quốc gia này sang quốc gia khác. Sự thua lỗ của các công ty dẫn đến hiện tượng giảm giá cổ phiếu và ngay lập tức trở thành trào lưu rút vốn ồ ạt ra khỏi TTCK của một nước, rồi cả một khu vực – sự đổ vỡ của TTCK. Rõ ràng đây là những vấn đề liên quan đến hệ thống kinh tế toàn cầu và sự hội nhập của các TTCK. TTCK đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn đầu tư phát triển, vì vậy, khi tham gia hội nhập, chúng ta cần hết sức thận trọng để tránh những rủi ro lây lan biến động tài chính cho thị trường chứng khoán và cho toàn bộ nền kinh tế. 2. Những hạn chế trong việc huy động vốn trên TTCK và các nguyên nhân Những hạn chế: Kể từ năm 2000, TTCK Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động, bước đầu đã hình thành một kênh huy động nguồn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế. Tuy nhiên, so với TTCK quốc tế thì TTCK Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển và phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trước yêu cầu của toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Tồn tại lớn nhất là TTCK Việt Nam chưa thực sự là một kênh huy động vốn. Các doanh nghiệp mới huy động được rất ít vốn qua TTCK: Số vốn các doanh nghiệp huy động được qua TTCK còn quá nhỏ. Năm 2000 và 2001, số huy động vốn qua kênh này bằng 0, năm 2002 là 0,035 nghìn tỷ đồng. Nếu so sánh với dư nợ cho vay trung và dài hạn, đó là con số không đáng kể, so với tổng dư nợ cho vay của cả hệ thông ngân hàng thì con số là không có ý nghĩa gì. Hoạt động của thị trường sơ cấp rất mờ nhạt. Trong hai năm đầu đi vào hoạt động có duy nhất Công ty cổ phần giấy Hải Phòng (HAPACO) phát hành thêm 01 triệu cổ phiếu mới (tương đương với số vốn 35 tỷ đồng) để huy động vốn cho dự án giấy kraft. Điều đáng quan tâm nhất là tỷ trọng tích lũy đầu tư vào TTCK còn thấp, tổng giá trị thị trường cổ phiếu mới chiếm khoảng 8% GDP năm 2005, trong khi đó mức thông lệ quốc tế là 30-34% GDP. Bởi vậy, TTCK vẫn chưa thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển. Trong khi đó, khu vực hoạt động của doanh nghiệp lại chưa thực sự hiệu quả. Theo kết quả điều tra về nguồn huy động vốn hiện nay của doanh nghiệp, điều đáng lưu ý là trong tất cả số doanh nghiệp được hỏi không có doanh nghiệp nào huy động vốn qua phát hành trái phiếu và liên quan với nước ngoài. 60,9% số doanh nghiệp được hỏi hiện huy động vốn cho sản xuất và kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn vay từ ngân hàng. Trong khi đó, số doanh nghiệp có huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu chiếm 54,8% số doanh nghiệp được điều tra, chủ yếu là các công ty cổ phần Nhà nước. Ngoài ra, có 38,3% số doanh nghiệp có huy động vốn qua vay từ công nhân viên, 38,3% số doanh nghiệp huy động từ các nguồn khác như mua bán chịu, sử dụng vốn của đối tác… Số doanh nghiệp huy động vốn qua nguồn ngân sách Nhà nước trong tổng số doanh nghiệp điều tra có 62 doanh nghiệp, chiếm 25% và điều này chứng tỏ rằng Nhà nước vẫn là một nguồn tài trợ quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay. Hiện tại, đã đến lúc phải “báo động đỏ” với thị trường OTC ở Việt Nam. Hiện chưa có bất cứ sự kiểm soát nào đối với việc phát hành cổ phiếu của các doanh nghiệp chưa niêm yết. Thậm chí, một số công ty đã tự ý chia nhỏ mệnh giá để thu hút nhà đầu tư. Các công ty cổ phần đăng ký đại chúng là rất ít. Bản thân các ngân hàng và các công ty chứng khoán cũng chưa đăng ký, trong khi, công ty chứng khoán và các ngân hàng thương mại cổ phần chính là các công ty đại chúng. Việc mua bán cổ phiếu trên thị trường OTC chỉ được giao dịch bằng miệng nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo đánh giá của các nhà phân tích thị trường, thị trường OTC có sức ảnh hưởng rất lớn đến thị trường niêm yết. Một khi giá cổ phiếu trên sàn OTC được đẩy lên cao, sẽ kích thích giá cổ phiếu trên sàn niêm yết chính thức. Sự tác động qua lại giữa hai thị trường này sẽ tạo ra những cơn sốt “nóng”, tạo “bong bang” cho thị trường. Do vậy, nếu Uỷ ban chứng khoán Nhà nước không sớm đưa ra một quy định cụ thể cho thị trường OTC, sẽ rất nguy hiểm cho thị trường chính thức. Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn tự có, vốn tài trợ từ Nhà nước, tín dụng ngân hàng… Khả năng huy động vốn từ chứng khoán chỉ trở nên sôi động từ hai năm qua, mà sự sôi động ấy lại ẩn chứa những điều kiện chưa thật bền vững. Ngoài ra, việc huy động vốn trên TTCK còn có những hạn chế như: - Cổ phiếu niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) có số lượng và chất lượng rất hạn chế: Sau hơn 3 năm hoạt động, với 22 công ty được niêm yết vào thời điểm hiện tại, quy mô của Trung tâm giao dịch chứng khoán Việt Nam còn quá nhỏ so với nhu cầu vốn của nền kinh tế. Tất cả các công ty niêm yết đều là các công ty quy mô nhỏ với số vốn khoảng vài choc tỷ đồng, chưa đủ gây ra sức hút đối với các nhà đầu tư. Cho đến nay, chưa có doanh nghiệp Nhà nước lớn nào được Nhà nước cho phép bán cổ phần ra công chúng và niêm yết trên Thị trường giao dịch chứng khoán. Số lượng công ty tư nhân đạt tiêu chuẩn niêm yết cũng rất hạn chế. Hơn nữa, các công ty niêm yết trên thị trường hiện nay đều đã được cổ phần hóa trước khi niêm yết; chưa công ty nào được thành lập bằng cách huy động vốn qua TTCK (IPO). Nhiều nhà đầu tư cho rằng sự hạn chế từ phía cung này khiến thị trường không có sức hấp dẫn đối với họ. - Thiếu vắng sự tham gia tích cực của những nhà đầu tư tổ chức trên thị trường Về phía cầu, những nhà đầu tư cổ phiếu trên TTGDCK Việt Nam hầu hết là cá nhân mang tính đầu cơ hơn là đầu tư, góp phần tạo tính bất ổn định của thị trường. Điều này làm cho chính các doanh nghiệp ngần ngại khi quyết định huy động vốn qua TTGDCK. Những nhà đầu tư tổ chức Việt Nam cũng như nước ngoài chưa tham gia nhiều vào mua cổ phiếu của các công ty niêm yết, một phần là do tính kém hấp dẫn của các cổ phiếu trên thị trường, nhưng cũng một phần do tính kém hấp dẫn của các cổ phiếu trên thị trường, nhưng cũng một phần do những khó khăn, phức tạp liên quan đến khuôn khổ pháp lý. Những khó khăn đó là khung pháp lý về bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số chưa đầy đủ, thiếu các chuẩn mực về công khai minh bạch thông tin, các quy định chưa rõ ràng về chế độ thuế đối với nhà đầu tư, quỹ đầu tư nước ngoài, các hạn chế về hạn mức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài,v.v… - Hoạt động của thị trường phi chính thức lớn hơn nhiều lần so với thị trường chính thức và không được kiểm soát thích đáng. Việc bán cổ phiếu cho công chúng ở bên ngoài TTGDCK (thị trường phi tập trung OTC) diễn ra khá sôi động, nhưng hiện nay chưa có quy định pháp luật nào kiểm soát hoạt động này. Theo ước tính, số lượng doanh nghiệp huy động vốn cổ đông từ công chúng trên thị trường không chính thức này gấp khoảng 30 lần số doanh nghiệp niêm yết chính thức. Trong số khoảng 1.000 doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa, chỉ có chưa tới 3% đã niêm yết, như vậy có thể cho rằng một số lượng lớn cổ phiếu của các doanh nghiệp này đang được mua bán trên thị trường không chính thức. ở các nền kinh tế phát triển, thị trường OTC thường cũng có quy mô lớn hơn gấp nhiều lần thị trường tập trung, song thị trường này được kiểm soát bởi các luật lệ khá chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Các luật lệ này vẫn chưa được thiết lập ở Việt Nam. Lo lắng chung từ phía quản lý Nhà nước cũng như giới doanh nghiệp là thị trường phi chính thức không được kiểm soát này có nguy cơ sụp đổ cao và có thể gián tiếp làm tổn hại cho thị trường chính thức mới manh nha phát triển. - Chiến lược phát triển thị trường vốn của Chính phủ và khuôn khổ pháp lý liên quan còn có nhiều bất cập Mặc dù Chính phủ đã thể hiện quyết tâm phát triển TTCK Việt Nam (qua Quyết định số 163/2003/QD-TTg ra ngày 5/8/2003 định ra các mục tiêu chiến lược như đưa tổng giá trị thị trường chứng khoán đạt 2-3% GDP vào năm 2005 và 10-15%GDP vào năm 2010), nhưng các quy định pháp lý hiện hành cũng như những biện pháp triển khai dường như lại không thống nhất với chiến lược này. - Các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và mức độ công khai thông tin thấp Các công ty tư nhân của Việt Nam mới phát triển trong vòng hơn một thập kỷ qua, đặc biệt là từ năm 2000. Vì vậy, hầu hết các công ty tư nhân đều ở một quy mô nhỏ hoặc rất nhỏ và thường được quản lý theo kiểu gia đình. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp tư nhân Việt Nam thường tìm cách duy trì chế độ nhiều sổ sách và không công khai thông tin. Ví dụ, số doanh nghiệp báo cáo tài chính theo quy định của Luật Doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 15-20%. Nguyên nhân của tình hình này không chỉ do ý định chủ quan, thói quen của doanh nghiệp mà còn do sự thiếu vắng khung pháp lý và các chuẩn mực về công khai thông tin, kiểm toán, kế toán… của Việt Nam. Các vấn đề này tiếp tục là trở ngại đối với nhà đầu tư và không khuyến khích được hoạt động huy động vốn cổ đông. - Việc rửa tiền tham nhũng và mua bán nội gian trong thị trường chứng khoán cũng gây những ảnh hưởng không nhỏ đến việc huy động vốn của các doanh nghiệp. Có lẽ chưa một nơi nào mà các đại gia chứng khoán có thể thao tong và điều khiển thị trường dễ dàng như ở ta trong thời gian qua. Tuy quy mô thị trường đã tăng cao, song quan hệ cung và cầu chứng khoán nhiều lúc mất cân đối gây nên những biến động cho thị trường, do vậy, TTCK hoạt động chưa thực sự ổn định vững chắc, vẫn thể hiện một sự không ổn định trong hoạt độn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc72916.DOC
Tài liệu liên quan