Đề tài Điều tra thành phần sâu hại cà phê chè, diễn biến và một số yếu tố ảnh hưởng đến sâu đục thân mình trắng Xylostrechus quadies Chevr trong năm 2010 tại xã Chiềng Pha, Thuận Châu, Sơn La năm 2010

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU . .1

1. Đặt vấn đề .1

2. Mục đích, yêu cầu. .2

2.1. Mục đích . .2

2.2. Yêu cầu .2

Phần I: TỔNG QUAN . . .3

1.1. Thành phần sâu hại trên cây cà phê . .3

1.2. Nghiên cứu về sâu đục thân mình trắng hại cà phê. . 6 1.2.1. Đặc điểm sinh học.6

1.2.2. Đặc điểm hình thái, quy luật phát sinh gây hại của sâu đục thân mình trắng hại cà phê .6

1.2.2.1. Đặc điểm hình thái, tập quán sinh sống và qui luật phát sinh gây hại của sâu đục thân mình trắng .6

1.2.3. Triệu chứng cây bị hại.9

1.3 Tổng quan về cây cà phê.9

1.3.1 Giống cà phê.9

1.3.2 Các yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của cây cà phê chè.10

1.3.2.1 Đất đai.10

1.3.2.2 Khí hậu.10

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.14

2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu.14

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu.14

2.1.3. Dụng cụ thí nghiệm .14

2.1.4. Thời gian nghiên cứu.14

2.1.5. Địa điểm nghiên cứu.14

2.2. Nội dung nghiên cứu. 14

2.3. Phương pháp nghiên cứu.14

2.3.1. Điều tra tình hình sản xuất cà phê tại vùng nghiên cứu.14

2.3.2. Điều tra thành phần sâu hại trên cây cà phê chè.14

2.3.3. Điều tra diễn biến của sâu đục thân mình trắng hại cà phê.15

2.3.3.1. Điều tra tỷ lệ cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại.15

2.3.3.2. Điều tra tỷ lệ, mật độ các pha phát dục của sâu đục thân mình trắng theo thời gian.16

2.3.4. Điều tra yếu tố ảnh hưởng đến đến tỉ lệ cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại.16

2.3.4.1. Ảnh hưởng của cây che bóng đến tỉ lệ sâu đục thân mình trắng.16

2.3.4.2. Ảnh hưởng của tuổi cây đến đến tỉ lệ cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại.16

2.3.4.3. Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc đến đến tỉ lệ cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại.16

2.3.4.4. Ảnh hưởng của vị trí trồng (sườn núi phía Đông, phía Tây) đến tỉ lệ cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại.17

2.4 Công thức tính toán và phương pháp xử lí số liệu.17

2.4.1. Công thức tính toán 17

2.4.2. Phương pháp xử lí số liệu.17

III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.18

3.1. Khái quát tình hình phát triển cà phê tại xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu - Sơn La.18

3.2. Thành phần sâu hại trên cây cà phê chè Catimor tại Chiềng Pha.19

3.3. Điều tra diễn biến của sâu đục thân mình trắng Xylotrechus quadripes Chevr hại cà phê qua các tháng năm 2010.22

3.3.1. Diễn biến tỷ lệ cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại theo thời gian.22

3.3.2 Diễn biến tỷ lệ, mật độ các pha phát dục của sâu đục thân mình trắng trong các tháng.25

3.3.3.1. Diễn biến tỷ lệ các pha phát dục của sâu đục thân mình trắng trong các tháng.25

3.3.3.1. Diễn biến mật độ các pha phát dục của sâu đục thân mình trắng trong các tháng. 27

3.4. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến tỉ lệ sâu đục thân mình trắng.30

3.4.1. Ảnh hưởng của cây che bóng đến tỉ lệ cây bị sâu đục thân mình trắng gây hại.30

3.4.2. Ảnh hưởng của tuổi cây đến tỉ lệ cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại.32

3.4.3. Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc đến tỉ lệ cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại.34

3.4.4. Ảnh hưởng của vị trí trồng (sườn núi phía Đông, phía Tây) đến tỉ lệ cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại.36

3.5. Đề xuất một số giải pháp phòng trừ sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes Chevr).39

PHẦN 4 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.42

4.1 Kết luận.42

4.2. Kiến nghị .43

 

doc58 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4024 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều tra thành phần sâu hại cà phê chè, diễn biến và một số yếu tố ảnh hưởng đến sâu đục thân mình trắng Xylostrechus quadies Chevr trong năm 2010 tại xã Chiềng Pha, Thuận Châu, Sơn La năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o thành và tích lũy chất hữu cơ có lợi cho cây cà phê, giữ cho vườn cây lâu bền, năng suất ổn định. Ở những nơi có ánh sáng trực xạ với cường độ mạnh làm cho quá trình quang hợp của cây bị cản trở, mặt khác kết hợp với nhiệt độ cao quá sẽ kích thích cây phân hóa mầm hoa quá mức, quá sớm dẫn tới suy kiệt khô cành, khô quả đặc biệt sâu Borer phá hại mạnh hơn, thì cây cà phê cần lượng cây che bóng để điều hòa ánh sáng, điều hòa quá trình quang hợp của vườn cây (theo Đoàn Triệu Nhạn và CS, 1999) [6]. * Gió Gió lạnh, gió nóng, gió khô đều có hại đến sinh trưởng của cây cà phê. Gió quá mạnh làm cho lá bị rách, rụng lá, gãy cành, đổ cây các lá non bị thui đen, gió nóng làm cho lá bị khô héo. Gió làm tăng nhanh quá trình bốc thoát hơi nước của cây và đất đặc biệt là trong mùa khô [21]. Gió to ở giai đoạn nở hoa làm hoa cà phê bị dập nát, rụng, quá trình bốc hơi nước tăng, đất nhanh chóng bị khô kiệt và cây bị thiếu nước, hoa không nở được ngả sang màu tím "hoa chanh’’, theo Đoàn Triệu Nhạn và CS (1999) [6]. Vì vậy cần giải quyết trồng tốt hệ đai rừng chắn gió chính và phụ; cây che bóng để hạn chế tác hại của gió [21]. Trên đây là các yêu cầu sinh thái của cây cà phê chè. Nếu ta đảm bảo được các điều kiện này thì sẽ giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, nâng cao tính chống chịu nên phần nào hạn chế tác hại của sâu borer hại cà phê chè. PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu. 2.1.1. Vật liệu nghiên cứu - Cây cà phê chè Coffea arabica giống Catimor 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu - Các loại sâu hại cà phê chè - Sâu đục thân mình trắng Xylotrechus quadripes Chevrolat hại cà phê 2.1.3. Dụng cụ thí nghiệm - Lọ đựng mẫu, bông, cồn 700 , kéo, dao, sơn đánh dấu, sổ ghi chép… 2.1.4. Thời gian nghiên cứu - Tiến hành từ tháng 7/2010 đến tháng 10/2010 2.1.5. Địa điểm nghiên cứu - Tại xã Chiềng Pha, Thuận Châu, Sơn La. 2.2 Nội dung nghiên cứu - Điều tra tình hình trồng sản xuất cà phê tại xã về diện tích, năng suất, sản lượng qua một số năm. - Điều tra thành phần sâu hại trên cây cà phê chè tại xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu - Sơn La, mô tả triệu chứng sâu hại cà phê chè. - Đánh giá mức độ gây hại, diễn biến số lượng, tỉ lệ các pha phát dục và yếu tố ảnh hưởng đến số lượng của sâu đục thân mình trắng Xylotrechus quadripes Chevrolat hại cà phê chè tại xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu - Sơn La. 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Điều tra tình hình sản xuất cà phê tại vùng nghiên cứu - Thu thập tài liệu của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn La. - Điều tra thực tế từ các hộ nông dân trồng cà phê thông qua phiếu điều tra nông hộ (mỗi bản điều tra 5 hộ). 2.3.2 Điều tra thành phần sâu hại trên cây cà phê chè Sử dụng phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật về điều tra cơ bản dịch hại cây trồng nông nghiệp và thiên địch của chúng của Viện BVTV (1997) và các tiêu chuẩn ngành liên quan. Chọn vùng điều tra đại diện 5-10 ha. - Tiến hành điều tra định kì 15 ngày 1 lần ở nhiều khu vườn cà phê chè khác nhau. - Mỗi vùng lấy 10 vườn, mỗi vườn lấy 10 điểm điều tra ngẫu nhiên theo đường chéo góc - Tại mỗi điểm điều tra 1 cây điển hình. Tại điểm điều tra, quan sát kỹ toàn bộ cây cà phê và thu thập các loài sâu hại hiện diện. + Đối với nhóm rệp: điều tra, quan sát kỹ các cành, chồi, chùm, quả. + Đối với nhóm đục thân: quan sát thân thấy vùng đục, lỗ đục, viền đục chẻ cây thu mẫu. + Đối với nhóm rệp rễ: bới đất xung quanh gốc, đặc biệt thấy có kiến bò từ gốc lên. + Đối với nhóm ăn lá: châu chấu, câu cấu … quan sát kỹ cách gây hại trên lá. + Đối với nhóm mọt đục quả: quan sát lỗ đục trên quả. + Đối với nhóm mọt đục cành: quan sát cành bị đục. -Chỉ tiêu theo dõi: điều tra đánh giá mức độ phổ biến của sâu hại cà phê để từ đó biết được loài nào gây hại mạnh và có mặt nhiều, tỉ lệ các loài sâu hại, ở các điểm /tổng số điểm điều tra. Từ đó tính tỷ lệ điểm có sâu. + : ít phổ biến (tỷ lệ điểm có sâu từ >1% - <25%) ++ : phổ biến ( tỷ lệ điểm có sâu từ >25% - < 50%) +++ : rất phổ biến (tỷ lệ điểm có sâu >50% ) 2.3.3. Điều tra diễn biến của sâu đục thân mình trắng hại cà phê 2.3.3.1. Điều tra tỷ lệ cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại - Chọn cố định 3 vườn cà phê tuổi kinh doanh, mỗi vườn 1 ha, 5 hàng điều tra 1 hàng, 5 cây điều tra 1 cây, quan sát kĩ cây bị đục. - Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ cây bị hại 2.3.3.2. Điều tra tỷ lệ, mật độ các pha phát dục của sâu đục thân mình trắng theo thời gian - Chọn 30 cây bị sâu đục thân mình trắng, chẻ cây tìm sâu, phân tuổi cây và các pha phát dục (sâu non, nhộng, trưởng thành vừa vũ hóa trong cây). - Tiến hành điều tra định kì 15 ngày 1 lần ở các khu vườn cà phê chè - Chỉ tiêu theo dõi : -Tỷ lệ các pha phát dục của sâu đục thân mình trắng - Mật độ sâu non, nhộng, trưởng thành/cây 2.3.4. Điều tra yếu tố ảnh hưởng đến đến tỉ lệ cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại 2.3.4.1. Ảnh hưởng của cây che bóng đến tỉ lệ sâu đục thân mình trắng - Mỗi loại vườn cà phê (vườn che bóng, vườn thuần) chọn 3 vườn đại diện, mỗi vườn 0.5 ha. + Cứ 5 hàng điều tra một hàng, 5cây điều tra 1 cây. + Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ % cây bị hại ở các loại vườn 2.3.4.2. Ảnh hưởng của tuổi cây đến đến tỉ lệ cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại - Mỗi tuổi cây chọn vườn rộng 0.5 ha (cây tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3, tuổi 4, tuổi 5, tuổi 10). + Cứ 5 hàng điều tra một hàng, 5 cây điều tra 1 cây. + Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ % cây bị hại ở các loại vườn 2.3.4.3. Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc đến đến tỉ lệ cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại - Chọn vườn tuổi kinh doanh, vườn tốt chọn 3 vườn, vườn xấu chọn 3 vườn. - Tại các vườn cứ 5 hàng điều tra một hàng, 5 cây điều tra 1 cây. - Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ % cây bị hại ở các loại vườn 2.3.4.4. Ảnh hưởng của vị trí trồng (sườn núi phía Đông, phía Tây) đến tỉ lệ cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại - Mỗi vị trí (sườn núi phía Đông, phía Tây) chọn sườn đại diện mỗi sườn rộng khoảng 0.5 ha. Cứ 5 hàng điều tra một hàng, 5 cây điều tra 1 cây. - Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ % cây bị hại ở các loại vườn 2.4 Công thức tính toán và phương pháp xử lí số liệu 2.4.1 Công thức tính toán - Tỷ lệ điểm có sâu (%) = x 100 - Tỷ lệ cây bị hại (%) = x 100 - Mật độ sâu non, nhộng, trưởng thành (con/cây) = - Tỷ lệ các pha phát dục (%) = x 100 2.4.2 phương pháp xử lí số liệu Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft excel và Irristat III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái quát tình hình phát triển cà phê tại xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu - Sơn La Chiềng Pha là một xã vùng II của huyện Thuận Châu, giáp xã Phổng Lăng, Phổng Lái, Phổng Lập, Chiềng La. Với tổng số bản là 1317 gia đình, 6471 nhân khẩu, tỷ lệ người sản xuất nông nghiệp lên tới hơn 90%. Các ngành nghề phi nông nghiệp chưa phát triển nhỏ lẻ manh mún, tự cung tự cấp, chủ yếu là dệt thổ cẩm, bán hàng tạp hóa...Vùng có khí hậu nhiệt đới, có mùa đông lạnh sương muối, đất đai khá tốt, lao động dồi dào có nền nông nghiệp khá phát triển so với mặt bằng chung của huyện, sản xuất nông lâm nghiệp liên tục tăng trưởng cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng thâm canh tăng vụ áp dụng khoa học vào sản xuất. Diện tích đất tự nhiên của xã là 2607.8 ha. Với diện tích đất nông nghiệp là 552 ha cà phê là cây công nghiệp mới khá triển vọng, với diện tích 87 ha, năng suất bình quân đạt 75 tạ/ha sản lượng đạt 652.5 tấn vào năm 2008 các năm sau còn tiếp tục mở rộng diện tích. Dân cư của xã tập trung không đồng đều và trình độ của người dân cũng khác nhau: các đồng bào dân tộc thiểu số thì trình độ dân trí còn thấp, còn dân cư từ các vùng miền xuôi lên định cư thì trình độ cao hơn. Kĩ thuật canh tác của người dân trong trồng cây cà phê cũng khác biệt giữa người dân bản địa và dân lên định cư. Các biện pháp canh tác như: tỉa cành, làm cỏ, bón phân, phòng trừ sâu bệnh người dân định cư làm đúng với sự hướng dẫn của trạm cà phê, cán bộ khuyến nông xã Chiềng Pha nhưng còn người bản địa thì thường đầu tư thâm canh thấp, việc chăm sóc cũng không làm đúng theo hướng dẫn mà có thể làm qua loa hoặc làm theo kinh nghiệm truyền nhau, làm cỏ không thường xuyên, đốn tỉa qua loa, bón phân ít hơn, khi có tiền thì mua đủ lượng phân, khi có ít hay không có tiền thì mua ít hơn, không theo dõi sâu bệnh thường xuyên, thường ít hiểu biết về các triệu trứng sâu bệnh hại, chỉ khi thấy cây bị sâu bệnh tấn công nhiều, ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển, giảm năng suất, thậm chí có cây chết họ mới để ý tới và đi hỏi mua thuốc và phun trừ, đến lúc này việc phun thuốc thường đạt hiệu quả thấp thậm chí không có hiệu quả (như bệnh khô cành, khô quả và sâu đục thân borer). Khi thu hái thì họ thu hái cả quả xanh, quả bị sâu, bệnh thối hỏng nên cà phê của họ năng suất và phẩm chất thường kém. Đất đai của Chiềng Pha chủ yếu là đất đỏ vàng, đất nâu sẫm, có độ phì nhiêu lớn. Khí hậu ở đây mát mẻ, khá dễ chịu, có một mùa đông lạnh, thỉnh thoảng có sương muối và gió lào. Tuy vậy nhưng cà phê rất thích hợp với điều kiện tự nhiên của vùng, đó là thế mạnh để phát triển cây cà phê của xã. Cây cà phê mới được phát triển tại Chiềng Pha cách đây vài năm nó đã tỏ rõ ưu thế và giúp người dân nơi đây tăng nguồn thu nhập, cải thiện cuộc sống song lại gặp một số khó khăn như thời tiết, thiếu nước, kĩ thuật canh tác…. Để góp một phần giải quyết vấn đề trên với Chiềng Pha tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra thành phần sâu hại cà phê chè, diễn biến và một số yếu tố ảnh hưởng đến sâu đục thân mình trắng Xylostrechus quadies Chevr trong năm 2010 tại xã Chiềng Pha Thuận Châu, Sơn La năm 2010”. 3.2. Thành phần sâu hại cà phê tại xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La Muốn phòng trừ sâu hại trên cà phê cần có cái nhìn tổng thể về tình hình sâu hại chúng tôi tiến hành điều tra xác định các loài sâu hại trên cây cà phê chè để đánh giá được mức độ gây hại của từng loài sâu hại trên cây cà phê chè tại xã Chiềng Pha các loài sâu đục thân, mọt, rệp…kết quả được ghi lại ở bảng 3.1 Bảng 3.1: Thành phần sâu hại cà phê chè tại Chiềng Pha năm 2010 STT Tên Việt Nam Tên khoa học Họ Bộ Mức độ 1 Sâu đục thân mình trắng Xylotrechus quadripes Chevr Coccidae Homoptera + + + 2 Rệp sáp phấn Pseudococus mercator Coccidae Homoptera + + 3 Rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum.L Coccidae Homoptera + + 4 Châu chấu Idiarthron subquadratum Tettigolldae Orthoptera ++ 5 Mọt đục cành Xyleborus morstatii Hazet Scoly tidae Coleoptera + 6 Mọt đục quả Stephanoderes hampei Ferr Ipidae Coleoptera + 7 Sâu đục thân mình hồng Zeuzera coffea Nietner Coccidae Homoptera + 8 Bọ nẹt Thosea chinensis Walker Eucleidae Lepidoptera + 9 Mối Macrotermes sp Termitidae Isoptera + 10 Ve sầu Chưa định danh Cicadidae Homoptera + Ghi chú: 1 ÷ 5% mức nhẹ ( ít ) + 6 ÷ 15% mức trung bình + + 16 ÷ 30% xuất hiện phổ biến + + + > 30 xuất hiện rât phổ biến + + + + Từ bảng 3.1 cho thấy: Sâu hại cà phê chè ở giai đoạn kinh doanh tại vườn cà phê Chiềng Pha có 10 loài tập trung trong 7 họ, 5 bộ. Bộ cánh đều Homoptera có hai loài thuộc họ rệp sáp Coccidae và một loài thuộc họ Cicadidae , bộ cánh thẳng Orthoptera có một loài thuộc họ Tettigolldae ,bộ cánh cứng Coleoptera có một loài thuộc họ Cerambycidae, bộ cánh vảy Lepidoptera có hai loài thuộc họ Cossidae và Eucleidae ,bộ Isoptera có một loài thuộc họTermitidae. Dựa vào mức độ phổ biến và tác hại của chúng trên cây cà phê tôi phân thành các nhóm sau: -Nhóm 1: Bao gồm các loài sâu gây hại rất nhẹ, hầu như không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất của cây cà phê. Nhóm này gồm ve sầu, mối (Macrotermes sp), bọ nẹt (Thosea chinensis Walker), sâu đục thân mình hồng (Zeuzera coffea Nietner), mọt đục quả (Stephanoderes hampei Ferr), mọt đục cành (Xyleborus morstatii H.). - Nhóm 2: bao gồm những loài sâu hại xuất hiện mức trung bình, chúng có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất của cây cà phê nhưng không nguy hiểm. Nhóm này bao gồm: châu chấu (Idiarthron subquadratum), rệp sáp mềm nâu (Coccus hesperidum.L), rệp sáp phấn (Pseudococus mercator). -Nhóm 3: là các đối tượng nguy hiểm, mức độ phân bố phổ biến cả vùng điều tra có ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng cà phê. Nhóm này gồm sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes Chevr.). Như vậy thành phần sâu hại cà phê chè năm 2010 tại xã Chiềng Pha khá phong phú, nhưng mức độ gây hại không quá nghiêm trọng, ta cần căn cứ vào đặc điểm của loài, các điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi cho các loài sâu hại để dự đoán thời gian sâu xuất hiện và gây hại để phòng trừ kịp thời. Trong quá trình điều tra, phỏng vấn người dân người dân sản xuất cà phê tại vùng này tôi được biết cây cà phê bị một đối tượng bệnh hại nguy hiểm, rất phổ biến là khô cành khô quả, mà người dân thì hầu như không có hiểu biết rõ về bệnh này, nên cây cà phê thường xấu, sinh trưởng phát triển kém, cành cây khô, lá rụng, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sâu đục thân borer xâm nhập, gây hại, khi đó khả năng cây cà phê chống lại các loại dịch hại là rất yếu, vườn cà phê nhanh chóng bị lụi tàn, già cỗi, năng suất giảm nghiêm trọng, nhưng do thời gian gần đây giá cà phê tăng, nên người dân có tâm lí tiếc mà không áp dụng đúng các biện pháp tỉa cành, đốn cải tạo, mà cứ bón phân vào tận dụng các đợt quả điều này làm cho cây cà phê càng suy kiệt, lẽ ra có thể đốn cải tạo thì phải trồng lại vậy nên chính quyền xã cần tăng cán bộ khuyến nông hướng dẫn giúp đỡ người dân để cây cà phê phát huy hết thế mạnh, tiềm năng, đem lại cho người dân cuộc sống no ấm, đầy đủ. 3.3. Diễn biến của sâu đục thân mình trắng Xylotrechus quadripes Chevr hại cà phê qua các tháng năm 2010 Sâu đục thân mình trắng là loài dịch hại nguy hiểm trên cà phê chè tại vùng nghiên cứu. Diễn biến của sâu đục thân mình trắng theo sự thay đổi của các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, mưa, nắng…nên sâu có thể làm giảm năng suất cà phê theo các tháng có điều kiện khí hậu khác nhau. Nhằm tìm hiểu tỷ lệ hại, mật độ hại qua các tháng khác nhau có khác nhau như thế nào tôi đã tiến hành điều tra và ghi được kết quả tại bảng 3.2, 3.3 và 3.4 3.3.1. Diễn biến tỷ lệ cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại theo thời gian Điều tra diễn biến tỷ lệ hại của sâu đục thân mình trắng trên cây cà phê chè tại Chiềng Pha được tiến hành theo dõi ở 3 vườn đại diện. Kết quả thu được như bảng 3.2 Bảng 3.2: Tỷ lệ cây bị hại của sâu đục thân mình trắng Ngày điều tra Số cây điều tra Số cây bị hại TB 04/07/2010 235 34.00 14.47 11/07/2010 235 34.00 14.47 18/07/2010 235 34.33 14.61 25/07/2010 235 35.00 15.03 01/08/2010 235 32.33 13.76 08/08/2010 235 33.00 14.04 15/08/2010 235 29.67 12.63 22/08/2010 235 27.33 11.63 29/08/2010 235 25.00 10.64 05/09/2010 235 25.67 10.92 12/09/2010 235 27.00 11.49 19/09/2010 235 28.00 11.91 26/09/2010 235 29.00 12.34 0/10/2010 235 31.00 13.20 10/10/2010 235 32.00 13.62 17/10/2010 235 33.00 14.04 24/10/2010 235 34.67 14.75 31/10/2010 235 37.00 14.47 Hình 1: Tỷ lệ cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại Kết quả cho thấy: Tỷ lệ sâu đục thân mình trắng Xylotrechus quadripes Chevr phát triển đại trà trên cà phê chè các tháng điều tra đều xuất hiện sâu đục thân, ở mức phổ biến, tỷ lệ hại cao nhất vào ngày 25/07/2010 là 15,03%, sau đó là ngày 24/10/2010 tỷ lệ hại là 14,75%. Thấp nhất là ngày 28/08/2010 tỷ lệ hại là 10,64%. Tháng 7 tỷ lệ cây bị sâu hại đạt từ 14,47% -15,53%, tăng dần từ đầu tháng tới cuối tháng. Năm 2010 mùa mưa bắt đầu muộn, ít mưa, diễn biến mưa thất thường nên tháng 7 có mưa ít hơn tháng 8, số giờ nắng cao hơn tháng 8 nên tỷ lệ cây cà phê bị sâu đục thân gây hại của tháng 8 giảm so với tháng 7. Tháng 8 có mưa nhiều, nhưng lượng mưa không đều nên tỷ lệ hại diễn biến phức tạp, lúc tăng lúc giảm. Từ tháng 9-10 tỷ lệ hại có xu hướng tăng dần, tích lũy dần, qua điều tra quan sát và tính mật độ hại tôi phát hiện tháng 8 trưởng thành vũ hóa nhiều, đẻ trứng và tạo số sâu non tuổi 1,2 cũng nhiều, số giờ nắng cao nên dù còn mưa thì tỷ lệ sâu hại vẫn cao. Tháng 10 lượng mưa giảm hẳn, chỉ có một vài ngày có mưa nhỏ, số giờ nắng cao tạo điều kiện thuận lợi cho sâu đục thân mình trắng sinh trưởng phát triển và gây hại nên tỷ lệ hại của các lần điều tra trong tháng 10 cao. Vì vậy công tác điều tra, phát hiện sâu đục thân cần tiến hành từ đầu, đặc biệt vào lúc trời nắng nhiều, ít mưa, nhiệt độ cao để có biện pháp phòng trừ sớm càng sớm càng tốt nhằm ngăn chặn, hạn chế sâu ngay từ đầu thì sẽ đạt hiệu quả cao, hạn chế tối đa tác hại của sâu. 3.3.2. Diễn biến tỷ lệ, mật độ các pha phát dục của sâu đục thân mình trắng trong các tháng 3.3.2.1. Diễn biến tỷ lệ các pha phát dục của sâu đục thân mình trắng trong các tháng Bảng 3.3: Tỷ lệ các pha phát dục của sâu đục thân mình trắng Ngày Tổng số sâu Số sâu non (con) Tỷ lệ sâu (%) Số nhộng (con) Tỷ lệ nhộng (%) Số trưởng thành (con) Tỷ lệ TT(%) 11/07/2010 135 135 100 0 0 0 0 25/07/22010 117 117 100 0 0 0 0 08/08/2010 154 144 93.3 4 2.42 6 4.2 22/08/2010 122 108 88.4 10 7.97 4 3.62 05/09/2010 147 137 93 6 4.4 4 2.53 19/09/2010 117 110 94.3 5 4 2 1.6 03/10/2010 127 119 94 5 3.7 3 2.22 17/10/2010 119 108 90.7 9 7.56 2 1.7 31/10/2010 148 133 89.7 7 4.7 8 5.4 Hình 2: Tỷ lệ các pha phát dục của sâu đục thân mình trắng Nhận xét: Kết quả cho thấy tỷ lệ của pha sâu tương quan nghịch với pha nhộng và trưởng thành cụ thể: - Tỷ lệ sâu non đạt cao nhất là 100% vào tháng 7 (11 và 25/7), thấp nhất là 88.4% vào ngày 22/08/2010, như vậy tỷ lệ sâu non trong thân cây luôn cao hơn 80%. - Tỷ lệ nhộng đạt cao nhất là 7,97% vào ngày 22/08/2010, thấp nhất là tháng 7, không có con nhộng trong thân cây - Tỷ lệ trưởng thành đạt cao nhất là 5,4% vào ngày 31/10/2010, và tương tự mật độ nhộng, không có con nào vào tháng 7. Thời gian phát dục của các pha phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện nhiệt độ, tỷ lệ sâu non luôn lớn hơn tỷ lệ nhộng và TT rất nhiều, điều này do thời gian hoàn thành pha sâu dài, pha nhộng và TT ngắn. Tháng 7 chỉ có sâu non mà không thấy nhộng, trưởng thành trong các thân cây điều tra được, do tháng 7 nhiệt độ cao, nên thời gian tồn tại của pha nhộng và TT vào tháng 7 ngắn hơn các tháng sau. Tháng 8 ẩm độ cao nên thời gian sống của nhộng và TT cao hơn, tỷ lệ nhộng, TT cao, tỷ lệ sâu non là thấp nhất trong các tháng. 3.3.2.2. Diễn biến mật độ các pha phát dục của sâu đục thân mình trắng trong các tháng Mật độ hại của sâu đục thân mình trắng là một chỉ tiêu đánh giá mức độ gây hại của các pha phát dục của sâu đục thân trên cây cà phê như sâu non, nhộng, trưởng thành. Biết được mật độ sâu hại ta có thể áp dụng các biện pháp phòng trừ cho hiệu quả với các loài sâu non hay trưởng thành, đặc biệt là tiêu diệt, ngăn chặn trưởng thành đẻ trứng vào thân cây, ngăn chặn sâu non tuổi 1, 2 đục vào trong thân gây chết cây, kết quả điều tra mật độ sâu non được trình bày ở bảng 3.4 Bảng 3.4: Mật độ hại của sâu đục thân mình trắng ngày Số cây ĐT Tống số sâu MĐ sâu non (Con/cây) Tổng số nhộng MĐ nhộng (Con/cây) Tổng số trưởng thành MĐ TT Con/cây 11/07/2010 30 135 4.5 0 0 0 0 25/07/2010 30 119 3.97 0 0 0 0 08/08/2010 30 154 5.13 4 0.13 7 0.23 22/08/2010 30 122 4.067 11 0.367 6 0.167 05/09/2010 30 147 4.9 7 0.233 4 0.133 19/09/2010 30 116 3.87 5 0.167 2 0.066 03/10/2010 30 127 4.23 5 0.167 3 0.1 17/10/2010 30 119 3.97 13 0.43 5 0.167 31/10/2010 30 148 4.93 7 0.233 9 0.3 Hình 3: Mật độ hại của sâu đục thân mình trắng Tại xã Chiềng Pha năm 2010 các pha sâu non, pha nhộng, trưởng thành có mặt trên vườn cà phê ở tất cả các tháng điều tra. Nhưng mật độ của chúng có khác nhau. Cụ thể như sau: Sâu non: Có mặt trong tất cả các tháng điều tra nhưng mật độ cao nhất là ngày 08/08/2010, có 5,13 con/cây do khoảng từ tháng 7 đến đầu tháng 8 tại Chiềng Pha nhiệt độ khá cao, trời nóng, sau đó đến ngày 31/10/2010, do tháng 10 số giờ nắng cao, lượng mưa rất thấp. Mật độ sâu thấp nhất vào giữa tháng 9 (19/09/2010) qua đó ta có thể nhận xét rằng sâu non xuất hiện nhiều lúc nhiệt độ cao, trời nắng, nóng, ít mưa. Điều này rất có ý nghĩa trong việc phòng trừ sâu borer, khi ta thấy trời nắng nóng ít mưa phải tăng cường thăm vườn, điều tra sâu, phát hiện sớm, tiêu diệt trong thời gian sâu sống trong cây, nếu cây mới bị sâu hại, sâu còn ở tuổi nhỏ thì có thể phun thuốc, quét hỗn hợp thuốc, vừa cứu sống cây, vừa tiêu diệt sâu, ngăn chặn sâu hóa trưởng thành và bay ra ngoài đẻ trứng, gây hại cây khác. Còn nếu cây đã bị hại nặng thì nên chặt bỏ ngay vì lúc này cây không có khả năng phục hồi phần thân trên chỗ sâu đục, vừa tránh sâu hóa trưởng thành bay ra đẻ trứng gây hại cây khác. Vì một con trưởng thành cái có thể đẻ trứng ở nhiều cây nên sức phá hoại là rất lớn, ảnh hưởng tới cả vườn cà phê. Nhộng: Mật độ nhộng cao nhất vào 17/10/2010 là 0,43 con/cây, đặc biệt tháng 7 không phát hiện thấy nhộng trong thân cây bị sâu đục, nhưng tháng 8 thì phát hiện thấy một số trưởng thành trong thân cây điều này cho thấy thời gian từ nhộng tới trưởng thành của sâu đục thân mình trắng tại Chiềng Pha là nhỏ hơn 15 ngày (theo Giáo trình côn trùng chuyên khoa [5], từ nhộng đến trưởng thành từ 10-25 ngày, khi nhiệt độ trung bình từ 23.6-260C). Số lượng nhộng tăng giảm không theo chu kì, điều này cho thấy tại Chiềng Pha sâu đục thân phát sinh quanh năm, nhưng cũng có cao điểm ta cần điều tra nhiều năm để phát hiện quy luật phát sinh, gây hại từ đó đưa ra các biện pháp phòng. Trưởng thành: trưởng thành ra rộ vào cuối tháng 10 (31/10/2010) với mật độ 0,3 con/cây, lúc này thời trời ít mưa, nắng nhiều, độ ẩm thấp. Sau đó tới tháng 8 mật độ là 0,23 con/cây (ngày 08/08/2010), 0,167 con/cây (ngày 22/08/2010) thời gian đó có mưa nhiều, qua đó cho ta thấy trưởng thành ra rộ vào lúc trời khô, nắng nóng, ẩm độ thấp. Lúc trời mưa, nhiệt độ thấp thì trưởng thành nằm yên trong cây chờ điều kiện ấm áp mới chui ra ngoài. Qua đây cho thấy ta cần lưu ý các công tác phòng trừ cần bắt đầu sớm, thường xuyên, đặc biệt chú ý thăm vườn vào các tháng có nhiệt độ cao, số giờ chiếu sáng nhiều. Để đưa ra các biện pháp phòng trừ hợp lý, nhằm giảm tối thiểu mức gây hại của sâu đục thân mình trắng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm công lao động, bảo vệ môi trường. Sơn La nói chung, Chiềng Pha nói riêng thiếu hệ thống dẫn nước tưới cho vườn cà phê, điều này đặc biệt nghiêm trọng vào thời kỳ ra hoa, tạo quả và thời kỳ khô nóng sâu đục thân phát triển mạnh nên cần áp dụng các biện pháp canh tác để giữ ẩm đất, chính quyền cần quan tâm đầu tư hệ thống thủy lợi để khắc phục vấn đề này nhằm nâng cao hiệu quả trồng cà phê, phát triển cây cà phê bền vững, chống mất mùa tạo tâm lý yên tâm cho người dân trồng cà phê. 3.4. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến tỷ lệ sâu đục thân mình trắng 3.4.1. Ảnh hưởng của cây che bóng đến tỷ lệ cây bị sâu đục thân mình trắng gây hại Cây cà phê có nguồn gốc ở dưới tán rừng, thích nghi với điều kiện có cây che bóng, khi trồng cà phê cần trồng cây che bóng để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt, nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, cà phê chè cần có độ che bóng từ 30% đến 70%, thông thường là trên dưới là 50%. Hơn nữa đặc điểm của cây cà phê là kém chịu gió vì lá dễ rụng, đặc biệt là khi cây còn nhỏ, khi mà khả năng tự che chắn lẫn nhau còn thấp và bộ rễ chưa phát triển đầy đủ, cây có thể bị long gốc khi có gió to. Khi cây cà phê còn nhỏ cần có cây che bóng và chắn gió. Cây che bóng bảo vệ cây cà phê khỏi mưa to, mưa đá, gió hại, làm đất không bị dí chặt đất do mưa nhiều; hạn chế sự bốc nước do hạn chế sự mất nước và chống cỏ dại. Mặt khác, chúng cung cấp dinh dưỡng thông qua lượng cành lá phải tỉa hàng năm, tái lập sự cân bằng tự nhiên và điều tiết được năng suất (vườn cây cho năng suất bền, ổn định, khắc phục hiện tượng sản lượng năm cao năm thấp) cây trồng chính do lá cây khi rụng xuống sẽ cung cấp cho đất một phần chất hữu cơ và có tác dụng che phủ đất, tăng dinh dưỡng cho đất, giữ cân bằng sinh thái. Cây che bóng còn có tác dụng nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê, vì cà phê thích hợp với ánh sáng tán xạ, yêu cầu được che bóng nhất định. Ánh sáng tán xạ làm kéo dài thời gian chín của quả, tạo điều kiện để hạt tích lũy đầy đủ các hợp chất thơm tạo hương vị cà phê, giảm nhiệt độ cho vườn cà phê khi trời nắng nóng, nâng cao nhiệt độ khi trời lạnh. Hơn nữa còn hạn chế hiện tượng phân hóa mầm hoa quá mức, quá sớm sẽ dẫn tới cây bị khô kiệt, khô cành, khô quả, cây chóng bị suy tàn, rút ngắn chu kì kinh doanh. Đặc biệt hạn chế sự gây hại của sâu borer, và hạn chế sương muối mùa đông- một vấn đề thời tiết cần được lưu tâm đối với vùng Chiềng Pha. Cây che bóng phổ biến hiện nay là cây họ đậu Xina, mật độ trồng 6m x 6m- 9 x 9m, trồng đồng thời với cây cà phê, cần thường xuyên tỉa bỏ để tán cây che bóng cách tán cây cà phê 4m. Trong điều kiện mới trồng khi cây cà phê chưa đủ độ che bóng cần trồng xen cây che bóng tạm thời như cây muồng, điền than

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề tài Điều tra thành phần sâu hại cà phê chè, diễn biến và một số yếu tố ảnh hưởng đến sâu đục thân mình trắng Xylostrechus quadies Chevr.doc
Tài liệu liên quan