Đề tài Định hướng cho phát triển dich vụ giáo dục ở Việt Nam trong thời kỳ toàn cầu hoá

I. Lời mở đầu

(1) Tính tất yếu

(2) Mục đích

(3) Đối tượng và phạm vi

(4) Phương án nghiên cứu

(5) Kết cấu bài viết

 II. Phần nội dung

Chương I: Tổng quan chung

1.1 toàn cầu hóa

 1.1.1khái niệm

 1.1.2 Tổng quan về tác động của toàn cau hoá

 1.1.2.1 Tác động tích cực

 1.1.2.2 Tác động tiêu cực

 1.1.2.3 Tác động tới quan hệ quốc tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trên thế giới

1.2. Dich vụ giáo dục

 1.2.1 Khái niệm chung

 1.2.2 Tổng quan về hệ thống giáo dục ở Việt Nam

1.3 Tác động của giáo dục lên toàn cầu hóa

 1.3.1 Giáo dục và thương mại quốc tế

 1.3.1.1 Giáo dục và xuất khẩu dưới góc nhìn vĩ mô

 1.3.1.2 Giáo dục và chuỗi giá trị toàn cầu

 1.3.1.3 Giáo dục và offshore

 1.3.1.4 Giáo dục và khả năng phản ánh nhu cầu của thương mại

 1.3.2 Giáo dục và khả năng thu hút dòng vốn đầu tư

 1.3.2.1 vốn con người và FDI

 1.3.2.2 kĩ năng về công nghệ và kĩ thuật và FDI vào sản xuất

 1.3.2.3 Những trung tâm công nghệ cao và khả năng thu hút FDI

 1.3.2.4 FDI tại các khu vực khác nhau

 1.3.2.5 Giáo dục và lợi ích từ FDI

 1.3.3 giáo dục và xác suất di trú

 1.3.3.1 di trú cố định

 1.3.3.2 di trú tạm thời

 1.3.3.3 Các loại hình giáo dục

1.4 Tác động của toàn câu hóa lên giáo dục

1.4.1 Tác động của thương mại đến giáo dục

1.4.1.1 Tác động của thương mại lên câu về giáo dục dưới góc độ vĩ mô

1.4.1.2 Thương mại và lượng cung cho giáo dục dưới góc độ vĩ mô

1.4.1.3 Thương mại và giáo dục dưới góc độ vi mô

1.4.2 Tác động của FDI lên giáo dục

1.4.2.1 Tác động vĩ mô lên lượng câu cho giáo dục

1.4.2.2 Tác động vĩ mô của FDI lên sự cung cấp giáo dục

1.4.2.3 Tác động vi mô lên câu về giáo dục

1.4.2.4 Nguồn cung vi mô của giáo dục đào tạo-“Các khoản đóng góp tự nguyện”

1.4.2.5 Nguồn cung vi mô- Đào tạo nghề

1.4.2.6 Nguồn cung vi mô- Đào tạo đại học

1.4.3 Tác động của di trú đến giáo dục

1.4.3.1 Di trú và sự mất mát trong công suất giảng dạy trong khu vực giáo dục

1.4.3.2 Tác động vĩ mô của di trú lên giáo dục

1.4.3.3 Di trú và sự khuyến khích đầu tư tư nhân vào nguồn lực con người

1.4.3.4 Những tác động khác của di trú lên giáo dục

 

Chương II: Thực trạng dịch vụ giáo dục ở Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hoá

2.1 thực trạng tác động của thương mại quốc tế đến giáo dục ở Việt Nam

2.1.1 Tác động về phía câu dưới góc độ vĩ mô

2.1.2 Tác động về phía cung dưới góc độ vĩ mô

2.1.3 Tác động dưới góc độ vi mô

2.2 thực trạng tác động của FDI đến giáo dục ở Việt Nam

2.2.1 tác động vĩ mô đến lượng cung trong giáo dục

 2.2.2 tác động vĩ mô đến lượng cầu về giáo dục

2.2.3 Tác động vi mô

2.3 thực trạng tác động của di trú đến giáo dục ở Việt Nam

2.4 thực trạng thay đổi giáo dục ở Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa

 2.4.1 Giáo dục đào tạo ở Việt Nam và thương mại quốc tế

 2.4.2 Giáo dục đào tạo ở Việt Nam và vốn FDI

 2.4.3 Giáo dục ở sự di trú ở Việt Nam

 Chương III: Định hướng cho phát triển dich vụ giáo dục ở việt nam trong thời kỳ toàn cầu hoá

3.1.gia tăng ảnh hưởng của giáo dục đối với thương mại quốc tế

 3.1.1 phát triển xuất khẩu giáo dục

 3.1.2 giáo dục đào tạo ngành nghề đáp ứng chuỗi giá trị toàn cầu, offshore

3.2. giáo dục đào tạo ở việt nam và FDI

 3.2.1 thu hút FDI trực tiếp vào dịch vụ giáo dục

 3.2.2 giáo dục theo sát nhu cầu của các dự án FDI và phải tạo ra đội ngũ nhân lực có “tiếng” để thu hút FDI

3. 3 giáo dục và di trú

 3.3.1 ngành giáo dục đào tạo thu hút nhân tài và các nhà nghiên cứu đến và làm việc tại Việt Nam

 3.3.2 chống lại tình trạng chảy máu chất xám

3.4. định hướng chính sách của chính phủ nhằm làm cho nguồn nhân lực phù hợp hơn với thời kỳ toàn cầu hoá

 3.4.1 định hướng chính sách phát triển nguồn nhân lực

 3.4.2 định hướng chính sách đầu tư

 3.4.3 định hướng chính sách thương mại

 3.4.4 định hướng chính sách di trú

 

 

 

 

 

 

 

 

doc71 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1711 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Định hướng cho phát triển dich vụ giáo dục ở Việt Nam trong thời kỳ toàn cầu hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giáo dục. Các thuật toán kinh tế chứng minh mối quan hệ giữa sự định hướng khuyến khích xuất khẩu ở các quốc gia và tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó là hết sức tốt đẹp( cũng như sự mở cửa cho nhập khẩu và tăng trưởng). Dollar và Kraay( 2000) chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa sự mở cửa kinh tế và sự tăng trưởng ở các quốc gia đang phát triển. Kết quả phân tích của họ tất nhiên có tính đến vài trò của chính sách vĩ mô của quốc gia đó(đó là việc họ quản lý chi tiêu chính phủ, lam phát, giáo dục và luật pháp) và phần trăm tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so GDP. Tất nhiên những nghiên cứu như thế chưa thể khẳng đinh hoàn toàn nguyên nhân chính xác hay tầm quan trọng của tưng chính sách thương mại, hay nó chưa nói rõ ra nguyên nhân thực sự của việc xuất khẩu( hay nhập khẩu). Tóm lại, chúng ta có thể kết luận sự mở cửa thương mại là có lợi cho phát triển kinh tế với điều kiện là có chính sách vĩ mô và tổ chức thích hợp. Hướng thứ hai là thông qua nguồn thu tài chính từ thuế thương mại. Có khá nhiều quốc gia trên thế giới phụ thuộc vào thuế thương mại( như các loại thuế nhập khẩu) cho nguồn thu ngân sách. Tuy nhiên gần đây khi mà thương mại và tự do hoá thương mại đang tăng nhanh thì các quốc gia có xu hướng gỡ bỏ bớt những rào cản thương mại như thuế, qua đó nó có thể làm giảm khoản vốn có thể để đầu tư vào giáo dục. 1.4.1.3 Thương mại và giáo dục dưới góc độ vi mô Tác động của thương mại lên giáo dục dưới góc độ vi mô là khá giống khi xét trên góc độ vĩ mô. Đầu tiên, các công ty xuất khẩu hay khu vực xuất khẩu luôn có chế độ đãi ngộ tốt nhất đối với lao động được đào tạo bài bản( xem bảng 1) Bảng : Đãi ngộ trong các công ty xuất khẩu, theo kĩ năng. Người nghiên cứu Quốc gia Đãi ngộ trong các công ty xuất khẩu Aw và Batra(1999) Đài Loan 30% đối với lao động có kĩ năng 14% đối với lao động ít kĩ năng hơn Isgut(2000) Comlombia 12.2% trung bình, nhưng cao hơn đối với công nhân “cổ trắng”. Milner và Tandrayen(2003) 5 quốc gia châu Phi 8.5% đến 17.6% đối với tất cả các lao động, nhưng cao hơn đối với công nhân “cổ trắng”. Thứ hai, thương mai quốc tế( nhập khẩu và xuất khẩu) buộc các công ty trở nên hiệu quả hơn, cạnh tranh hơn, qua đó họ phải tuyển nhiều lao động có kĩ năng được đào tạo hơn và cung cấp nhiều khoá đào tạo hơn. Moran(1998) và Chuang( 1998) chỉ ra rằng tham gia hoàn toàn vào cạnh tranh toàn câu là hết sức quan trọng cho việc gây sức ép “nâng cấp” kĩ năng cho lao động. Những công ty là một phần của hệ thống cạnh trạnh toàn câu, khi mà họ phải luôn luôn cạnh tranh, do đó họ phải đầu tư vào giáo dục và đào tạo cũng như tuyển thêm nhiều lao động có kĩ năng, cũng như khi phải áp dụng những công nghệ mới nhất lại yêu câu đào tạo chuyên sâu hơn. Do đó, việc các quốc gia không ngừng tham gia vào hoạt động thương mại toàn câu yêu cau lao động ở các quốc gia đó phải không ngừng được đào tạo tốt hơn. Việc cạnh tranh bây giờ chuyển từ cạnh tranh thương mại sang cạnh tranh trong hệ thống giáo dục cũng như dịch vụ giáo dục của các quốc gia. Tác động của chuỗi giá trị toàn câu lên nhu câù “đôi mới” đối với các nhà cung cấp ở các quốc gia đang phát triển cũng rất đáng quan tâm. Đưa ra một yêu câu cần phân tích năng suất sản xuất ở các nhà cung cấp này sẽ tăng bằng cách nào. Phân tích chuỗi giá trị xem xét 4 loại đổi mới( Kaplinsky và Morris, 2001). Thứ nhất, nâng cấp chu trình liên quan đến việc tăng tính hiệu quả của quá trình sản xuất trong mỗi giai đoạn và giữa các giai đoạn trong một chuỗi. Nâng cấp sản phẩm dẫn tới sự cải thiện trong chất lượng sản phẩm. Nâng cấp “chức năng của từng giai đoạn” thay đổi một loạt các hoạt động và những chức năng riêng biệt gắn với từng giai đoạn ( thường tương ứng với từng công ty) trong chuỗi( ví dụ, marketing và thiết kế, cải thiện khả năng giao dịch kinh doanh( khâu bán lẻ), hay sự phân phối tối ưu các hoạt động). Cuối cùng, nâng cấp chuỗi liên quan đến việc phát triển lên một chuỗi mới. Như đã phân tích ở trên, quá trình đổi mới nâng cấp như vậy đòi hỏi rất lớn từ nhân tố con người hay lực lượng lao động. Do đó đòi hỏi hệ thống giáo dục linh động để thích ứng nhanh chóng với quá trình đổi mới và nâng cấp của các chuỗi. Một ví dụ cổ điển về việc quá trình nâng cấp của các chuỗi giá trị toàn câu góp phần làm tăng chất lượng nguồn nhân lực ở các nhà cung cấp trong các chuỗi, là chuỗi dệt và quần áo ở một số nước châu Á( Gereffi, 1999). Các quốc gia Đông Á nâng cấp qúa trình sản xuất và chức năng của họ trong chuỗi ( từ lắp ráp gia công đơn giản đến hoạt động Marketing và thiết kế), họ nhận đơn đặt hàng từ các quốc gia phát triển và sau đó chuyển khâu sản xuất sang cho các nước có lao động giá rẻ để gia công( Trung Quốc , Indonesian, và cả Viêtnam). Do đó , các quốc gia Đông Á bây giờ tập trung vào khâu thiết kế và một số khâu cuối của chuỗi giá trị. Các khâu đầu tiên thường tập trung ở các quốc gia phát triển và tất nhiên họ chẳng có lý do gì để “nâng cấp” trừ khi chuỗi này nâng cấp thành một chuỗi mới. 1.4.2 Tác động của FDI lên giáo dục Biểu đồ * minh hoạ tác động của FDI đến giáo dục theo một cái nhìn tổng thể. FDI có thể tác động đến cả phía cung và phía câu đối với giáo dục và đào tạo, và tác động này thường là khác biệt so với tác động của đầu tư nội bộ quốc gia đó. Chúng ta cũng sẽ nhìn nhận vấn đề từ góc độ vĩ mô và cả góc độ vi mô. Biểu đồ *: Tác động của FDI lên giáo dục 1.4.2.1 Tác động vĩ mô lên lượng câu cho giáo dục Các công ty đa quốc gia có thể tác động đến lượng câu về kĩ năng thông qua các cách khác nhau. Đầu tiên, các công ty này tác động tới qui mô của các lực lượng lao động. Điều này tuỳ thuộc vào họ sẽ thay thế hay bổ sung cho việc tuyển dụng lao động ở khu vực họ đầu tư. Qủa thực, sẽ là rất khó để thống kê xem qui mô tuyển lao động của các công ty đa quốc gia vì phạm vi hoạt động của các công ty này quá rộng và còn phù thuộc vào loại hình đầu tư, quốc gia nào nhận vốn...và sự can thiệp của chính sách chính phủ( Lee và Vivarelli, 2004). Thứ hai, các công ty đa quốc gia luôn tuyển lao động có kĩ năng được đào tạo nhiều hơn bất cứ công ty địa phương nào. Kết hợp hai tác động, chúng ta nhận thấy sự gia tăng của hoạt động đầu tư của các công ty đa quốc gia đặt ra yêu câu về chất lượng nguồn nhân lực cho các quốc gia nhận vốn đầu tư. Cuối cùng, các công ty đa quốc gia luôn có xu hướng xúc tiến SBTC( các loại kĩ năng liên quan đến việc sử dụng công nghệ mới). Trong hơn 30 năm gần đây SBTC ở trong các công ty hay các khu vực mở rộng mạnh mẽ trong cả nước phát triển và đang phát triển( Berman et al., 1998, và Berman và Machin, 2000). Các công ty đa quốc gia cũng chuyển giáo SBTC cho các nước đang phát triển, lao động có kĩ năng ở các nước này trở nên hiệu quả hơn. Khi các công ty đa quốc gia tăng những cơ hội cho SBTC, họ tăng lượng cru về lao động có kĩ năng, trong khi giữ các yếu tố khác không đổi. 1.4.2.2 Tác động vĩ mô của FDI lên sự cung cấp giáo dục Tác động vĩ mô của FDI lên giáo dục là khá phức tạp và thông qua sự tăng trong tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động. Chúng ta dễ dàng nhận ra FDI dẫn đến sự phát triển nhanh hơn đối với các nước đang phát triển, với điều kiện chính sách của chính phủ là phù hợp( giáo dục, cơ sở hạ tầng, ...). Qua đó, khi ngân sách nhà nước và vốn khu vực tư nhân tăng lên thì khoản tiền đầu tư cho giáo dục cũng tăng lên, đầu tư phát triển nguồn nhân lực luôn là quốc sách của các quốc gia. Như đã phân tích, các mô hình phát triên hiện đại và các nghiên cứu về kinh doanh quốc tế đã dự đoán rằng khi các quốc gia tham gia vào thương mại tự do và một hệ thống đầu tư trong một môi trường “chuyển giao công nghệ không hoàn hảo”, họ sẽ có xu hướng chuyên môn hoá các hoạt động dựa vào những điều kiện ban đầu như khả năng kĩ năng của lao động. Các quốc gia đang phát triển thương tập trung vào sản xuất sản phẩm cần kĩ năng thấp, hàm lượng trí tuệ thấp, trong khi các quốc gia phát triển có xu hướng tập trung vào sản xuất những sản phẩm cần nhiều kĩ năng lao động, hàm lượng trí tuệ cao. Không phải tất cả các quốc gia sử dụng những nguồn lực tài chính và tự nhiên một cách hợp lý. Ví dụ, Mauritius và Botswana là 2 quốc gia rất khác với Nigeria qua việc thu hút và sử dụng FDI. Nigeria thu hút rất nhiều dự án FDI vào ngành dầu mỏ nhưng sự “có mặt” của những dự án FDI này không đem lại sự khuyến khich trong việc xây dựng nguồn vốn con người, cụ thể quốc gia này là khuyến khích học sinh học hết bậc học phổ thông; Tác động gián tiếp lên hệ thống giáo dục thông qua thu ngân sách cũng không hiệu quả do chính sách và chi ngân sách không phù hợp. Mauritius, đã đầu tư khá nhiều vào viẹc phát triển đội ngũ lao động, do đó, quốc gia này đã phát triển nhanh chóng chỉ dựa trên nên tảng ban đầu là các khoản đầu tư vào hàng may mặc và hàng dệt trong chương trình EPZ( UNCTAD, 1999; Subramanian và Roy, 2003). Như là kết qủa tất yếu, đầu tiên là sự gia tăng học sinh học hết phổ thông để có thế được nhận vào làm ở các xưởng dệt may và gia công quần áo. Bây giờ đất nước nhỏ bé này đã bắt đầu chuyển đến những hoạt động cần kĩ năng cao hơn như cung cấp dịch vụ tài chính...Tương tự, Botswana đã sử dụng nguồn thu từ các dự án FDI khai thác kim cương để đầu tư cho giáo dục. 1.4.2.3Tác động vi mô lên câu về giáo dục Các công ty đa quốc gia luôn có xu hướng sử dụng những công nghệ mới nhất vào qúa trình sản xuất qua đó rất cần lao động trình độ cao. Griliches(1969) đã lần đầu tiên phân tích mối quan hệ giữa trình độ lao động và công nghệ. Rất khó đề phân biệt đâu là nguyên nhân đâu là kết quả trong mối quan hệ này. Bartel và Lichtenberg(1987) cho rằng trình độ lao động là nguyên nhân tạo nên công nghệ mới. Ngược lại, để dùng được những công nghệ tiên tiến cần những lao động trình độ cao. Teece( 1977) đã điều tra tính tự nhiên và chi phí của sự lan toả công nghệ từ công ty của quốc gia này đến công ty của quốc gia khác, kể cả sự lan toả từ công ty mẹ đến các công ty con. Ông chỉ ra rằng công nghệ không đơn giản chỉ là một bản thiết kế với chi phí bằng không. Thay vào đó, nó là “ một hệ thống thông tin không mã hoá... mang theo bởi các giám sát viên, kĩ sư, và người điều khiển...”. Theo quan điểm này, công nghệ mới cần lao động có trình độ cao, có kĩ năng được đào tạo. Tan(2000) đã sử dụng dữ liệu từ hệ thống sản xuất của Malaysia và chỉ ra rằng từ năm 1977 đến năm 1995 có sự tăng lên nhanh chóng nhu câu về giảng viên, nhà quản lý, kĩ thuật viên. Tan cũng tìm ra rằng các công ty đa quốc gia có xu hướng sử dụng công nghệ thông tin nhiều hơn là các công ty địa phương. Điều này ngụ ý rằng các công ty đa quốc gia đưa vào sử dụng những công nghệ mới liên quan đến việc sư dụng lao động kĩ năng mới, điều này rõ ràng có lợi cho lao động có kĩ năng được đào tạo. 1.4.2.4 Nguồn cung vi mô của giáo dục và đào tạo- “các khoản đóng góp tự nguyện” Các công ty đa quốc gia tác động đên lượng cung về nguồn nhân lực thông qua sự đóng góp tự nguyện vào hệ thông giáo dục phổ thông, các chương trình đào tạo chính thức và không chính thức. Chương trình đào tạo không chính thức mục đích chủ yếu là để huấn luyện trình độ, đào tạo kĩ năng liên quan đến công việc, do đó các công ty đa quốc gia có xu hướng tăng lượng chương trình đào tạo này khi họ cần lao động có kĩ năng trình độ cao. Các công ty tư nhân cũng cung cấp các loại hình đào tạo “ tự nguyện” tương tự nhưng rất ít ỏi. Hội đồng kinh doanh nhân dân(2004)( tác giả tạm dịch) cung cấp 3 ví dụ về sự tham gia “tự nguyện” của khu vực tư vào việc cung cấp giáo dục: Alcan tổ chức khoảng 180 trường học ở Canada, US, Brazil và Đông Nam Á, nơi mà khoảng 30000 sinh viên được dạy về bảo vệ môi trường và kĩ năng kinh doanh; Công ty thuốc lá Anh-Mỹ( BAT) cung cấp mỗi năm khoảng 10 suất học bổng học đại học cho sinh viên nghèo có hoàn cảnh khó khăn; Công ty Diageo Breweries( Đông Phi) ở Kenya cấp học bổng hàng năm khoảng cho 30 sinh viên đi học đại học. Có nhiều lý do để các công ty cấp học bổng hoặc đầu tư không hoàn lại vào lĩnh vực giáo dục, nhưng đều xuất phát từ lợi ích của họ. Ví dụ, trong trường hợp của Diageo, họ khó có thể tuyển những sinh viên kĩ thuật mới tốt nghiệp đạt đủ yêu câu chất lượng ở Kenya. Các công ty khai thác nguồn lực tự nhiên cũng tích cực cung cấp đầu tư tự nguyện. Sau thất bại ở Nigeria, Shell đã thay đổi chiến lược của họ vào năm 2000 bằng việc cung cấp khoảng 60 triệu USD hàng năm ( tương đương 0.2 % GDP) đầu tư không hoàn lại cho Nigeria. Với khoảng 1.2 triệu USD dành cho đào tạo nghề, 2.5 triệu USD là các khoản học bổng học phổ thông và đại học. Giai đoạn 1998-2000 công ty BP-Amoco chi tiêu cho các khoản đầu tư vào Xã Hội tăng từ 64.9 triệu USD lên 81.6 triệu USD, tương đương 0.6% tổng doanh thu bán hàng của họ; ¼ tổng số này được dùng cho giáo dục, nhưng phần lớn lại dành cho 2 quốc gia phát triển là Mỹ và Anh, trong khi một phần nhỏ giành cho các quốc gia đang phát triển. Năm 2000, công ty Exxonmobil đầu tư khoảng 92 triệu USD vào các mục đích xã hội và giáo dục, chiếm 0.3 tổng doanh thu của họ, với 19 triệu USD dành cho các quốc gia ngoài nước Mỹ. Công ty Rio Tinto cũng đầu tư khoảng 49.5 triệu USD, 77% trong số đó là dành cho việc đầu tư vào hệ thống giáo dục phổ thông. 1.4.2.5 Nguồn cung vi mô- Đào tạo nghề Sự tham gia của các công ty đa quốc gia vào đào tạo nghề là cách các công ty này tác động đến lương cung cấp lao đông có trình độ chuyên môn. Điều này rõ ràng là có tầm ảnh hưởng quan trọng hơn đối với các những đóng góp tự nguyện của họ. Nghiên cứu một lọat các công ty từ 500 lên đến 56000 ở Comlombia, Mexico, Indonesia, Malaysia và Đài Loan, Tan và Batra( 1995) đã chỉ ra rằng các công ty càng lớn thì càng cung cấp nhiều chương trình đào tạo cho lao động, càng tuyển nhiều lao động có trình độ chuyên môn( ngoại trừ Indonesia), đầu tư nhiều hơn vào khâu nghiên cứu và phát triển( ngoại trừ Indonesia), hoạt động hướng xuất khẩu (trừ Malaysia) dùng sự kiểm soát chất lượng. Tất cả những họat động này đều liên quan đến các công ty đa quốc gia( Dunning, 1993). Thêm vào đó, các công ty này có liên hệ chặt chẽ với các chương trình đào tạo lao động ở Malaysia hay Đài Loan. Trong khi các công ty nước ngoài có xu hướng đào tạo lao đông nhiều hơn các công ty địa phương đó, thì giữa các công ty đa quốc gia này cũng có sự khác biệt do sự không giông nhau về lĩnh vực đầu tư. Đầu tư vào nguồn lực tự nhiên thường yêu câu một số lao động trình độ cao( có thể là các chuyên gia) để sự dụng những phương pháp kĩ thuật phức tạp. Do đó nó có thể cung cấp chương trình đào tạo đặc biệt cho một số lao động( chủ yếu là đào tạo ở nước ngoài). Xu hướng luôn muốn đặt tính hiệu quả của quá trình sản xuất lên hàng đầu khiến các công ty đa quốc gia cung cấp các chương trình đào tạo rất giới hạn bởi vì họ tìm thấy ở các quốc gia đang phát triển phần đông là lực lượng lao động trình độ thấp đi đôi với lương thấp. Cuối cùng, việc cung cấp các chương trình đào tạo giúp cho các công ty này dễ dàng đáp ứng được “sở thích” của họ trong việc đổi mới công nghệ và bổ sung những công nghệ mới nhất. Cả hai hoạt động này đều phải yêu câu đội ngũ lao động trình độ cao, kĩ năng của họ hầu như phải qua các chương trình đào tạo đặc biệt. 1.4.2.6 Nguồn cung vi mô- đào tạo đại học Một vài công ty đa quốc gia xây dựng các trung tâm giáo dục và đào tạo, một phần mở cửa cho cả học viên đến từ nước ngoài. Các công ty này thương hi vọng phát triển những dự án FDI sử dụng trình độ lao động và tri thức công nghệ tương ứng ở quốc gia nhận vốn đầu tư, cho nên các dự án FDI bây giờ phần lớn đổ vào các quốc gia phát triển. Các trường kinh doanh( ví dụ như , Havard, MIT, London Business School, Trường kinh tế Stockholm) đã đang trở thành những công ty quốc tế bằng việc đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Chính phủ các quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển có xu hướng khuyến khích các “công ty”này đầu tư vào lĩnh vực giáo dục ở quốc gia họ. Qúa trình tăng nhanh sự quốc tế hóa trong kinh doanh giáo dục dịch vụ giúp mở rộng chất lượng giáo dục đã được công nhận lên tầm quốc tế. Các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục quốc tế đang tăng cường việc xây dựng các trung tâm giáo dục và đào tạo ở các nước đang phát triển. Chính phủ các quốc gia này cũng cho phép các công ty giáo dục này ( thông qua hiệp định tự do thương mại GATS) hay là thu hút sự đầu tư của họ ( trong trường hợp của Singapore) để đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vốn là thế mạnh của các công ty này. Đó là xu thế tất yếu khi giáo dục được công nhận là một trong những loại hình dịch vụ thương mại, bằng chứng là ở rất nhiều quốc gia, đang diễn ra sự rầm rộ đầu tư của khu vực tư nhân vào giáo dục đào tạo( Như ở Nam Phi, các quốc gia vùng samạc Saharan). Nếu các công ty nước ngoài đầu tư ở các nước đang phát triển thì họ sẽ dễ dàng tìm được thị trường, ngược lại trong trường hợp của Caribbean, họ xây dựng các trường “Offshore” cung cấp dịch vụ giáo dục cho sinh viên ở các nước phát triển( sinh viên từ Mỹ học trong một năm hoặc hơn) và một phần rất nhỏ dành cho sinh viên địa phương. Do đó, các trường quốc tế không thể thay thế cho sự cung cấp giáo dục đại học của khu vực công hay khu vực tư nhân. 1.4.3 Tác động của hoạt động di trú đến giáo dục Hoạt động di trú tác động đến cả lượng cung và lượng cầu cho hoạt động giáo dục.Biểu đồ ** chỉ ra những hướng chính chúng ta cần phải tìm hiểu về tác động của di trú đến các quốc gia “sending”( quốc gia có người di trú đi): tác động của di trú đến khu vực giáo dục, cả tác động trực tiếp và tác động thông qua ảnh hưởng vĩ mô, khi xem xét nền kinh tế tổng thể, xem xét cả tác động trực tiếp và qua những tác động khác. Biểu đồ **: Tác động của di trú lên giáo dục. 1.4.3.1 Di trú và sự mất mát trong công suất giảng dạy trong khu vực giáo dục Những tài liệu về di cư vào thập niên 60 (e.g. Grubel and Scott, 1966) đã nhấn mạnh đến tác động xấu của di cư tới các quốc gia này. Di trú sẽ làm giảm hiệu quả xã hội của những khoản đầu tư chính phủ vào giáo dục. Đặc biệt sự di trú đối với giáo viên được nhấn mạnh rằng có tác động tiêu cực tới dịch vụ giáo dục (Sives, Morgan and Appleton, 2004). Tài liệu đã chỉ ra rằng cần phải xem xét tác động của di trú đến năng suất lao động của bản thân quốc gia “sending” theo từng loại quốc gia: các quốc gia nhỏ sẽ gặp nhiều vấn đề về năng suất khi “giáo viên di trú” hơn các quốc gia lớn. Đơn giản bởi vì các quốc gia lớn hơn có thể ứng phó dễ dàng với hoạt động di trú của giáo viên ở nứơc họ. Hay ở các quốc gia nhỏ, việc tìm kiêm để thay thế lao động đã di trú đi là điều khó khăn hơn so với các nước lớn 1.4.3.2 Tác động vĩ mô của di trú đến giáo dục Quá trình di trú có nhiều tác động vĩ mô, một vài tác động có thể có lợi cho hệ thống giáo dục ở các quốc gia “ sending” Ví dụ, khi mà lượng giáo viên đang khan hiếm thì quá trình di trú của giáo viên sẽ làm tăng lương của họ. đó có thể là một lựa chọn chỉ cho các quốc gia nghèo, khi mà họ không thể trả nhiều hơn cho giáo viên của họ. Nhiều quốc gia phát triển có lợi thế so sánh về lao động và có thể thu lợi từ sự di trú. Nhưng lại đang có rào cản đặc biệt cho lao động ở các nước đang phát triển di chuyển sang các nước phát triển. Winters(2002) chỉ ra rằng nếu các quốc gia phát triển mở cửa cho lao động nước ngoài vào , chỉ cần khoảng 3% lực lượng lao động của họ, cũng sẽ làm tăng thu nhập thực thế của thế giới, tương đương 156 tỷ USD. Các quốc gia đang phát triển là những người được hưởng lợi nhiều nhất và theo ước tính, nguồn lợi thu được cho châu Phi có thể lên đến 14 tỷ USD. Một vài nghiên cứu đã kiểm tra sự tác động của di trú lên sự phát triển ở các quốc giá “sending”. Tác dộng là rất phức tạp. ví dụ, Beine et al(2003) nghiên cứu trên 50 quốc gia đang phát triển, và các quốc gia này hầu như có nguồn vốn con người thấp và tỷ lệ di dân thấp, bị tác động một cách tích cực bởi quá trình di trú. Quá trình di trú dẫn đến sự tăng đầu tư trong nguồn vốn con người. Ngược lại, hiện tượng chảy máu chất xám xuất hiện tác động tiêu cực lên các quốc gia, nơi mà sự di cư của lao động có kĩ năng thường trên 20% và tỉ lệ dân số được giáo dục cao chỉ hơn 5% 1.4.3.3.Di trú và khuyến khích đầu tư tư nhân vào nguồn lực con người Tác động của di trú lên nguồn lực con người là trọng tâm của nhiều nhà nghiên cứu( Vidal, 1998; Beine et al, 2001; Docquier và Rapoport, 2004), sự di trú trên thực tế bồi dưỡng sự hình thành nguồn vốn con người và sự phát triển ở các nước “ sending.Ở các nước đang phát triên mọi người có xu hướng ra nước ngoài học tập vì với khi có được tầm bằng đào tạo nước ngoài, họ dễ dàng tìm được công việc tốt hơn.Vơi nhiều người, đầu tư vào nguồn vốn con người như là kết quả của những cơ hội di trú đang ngày càng tăng lên. Kết quả là có thể góp phần tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế. Docquier và Rapoport( 2004) cho rằng tỷ lệ di trú cao của lao động trình độ cao có thể là nhân tố tích cực. Nhưng những nghiên cứu này chủ yếu vẫn là giả thiết vì đặt ra những giả thuyết như tiêu dùng không thực tế, hay là thị trường vốn hoàn hảo; Nhưng thực tế có xu hướng ngược lại bởi vì không phải ai cũng có thể đầu tư vào phát triển nguồn vốn con người bởi gặp giới hạn về vốn. 1.4.3.4Những tác động khác của di trú lên giáo dục Đầu tiên, di trú có mối quan hệ với kiêù hôí ( về nước)( World Bank.2004) quá trình di trú tăng khả năng tài chính cho giáo dục thông qua hoạt động gửi tiền về nước. Tổng lượng tiền kiều hối đến các quốc gia đang phát triển ước tính là 80 tỉ USD vào năm 2002, và lượng tiền này sẽ được chính phủ đầu tư trong đó có đầu tư cho giáo dục. Bảng : Kiều hối và di trú Quốc gia Kiều hồi, 2002, USD mil Tỷ lệ(%) được giáo dục đại học của những người di trú Tỷ lệ(% )di trú của những người được giáo dục đại học Barbados 84 Cuba 1,138 Dominican Republic 2,111 22.6 14.2 Guyana 119(16.6% of GDP) 40.7 77.3 Haiti 931 (24.2% of GDP) Jamaica 1,288(12.2% of GDP) 41.7 67.3 Trinidad and Tobago 59 46.7 57.2 Nguồn: Nurse, K. (2004) and own calculations thứ hai, những người di trú sẽ học hỏi được những kĩ năng có giá trị và sẽ là rất lợi cho các nước “sending” khi họ trở về nước( Domingques Dos Santos và Postel Vinay, 2003) . Thomas-Hope(2002) chỉ ra rằng những người Caribean ở Anh đang trở về ngày càng nhiều hơn, điều này có thể mâu thuẫn với tác hại của hiện tượng chảy máu chất xám. Ví dụ, những đứa trẻ khi được di trú sang nước khác, thường là quốc gia phát triển hơn như Anh, chúng sẽ được đào tạo tốt hơn ở Anh và sau đó trở về. Thứ ba, quá trình di cư có thể giúp tạo ra một hệ thống kinh doanh và thương mại toàn câu( Dustmann và Kirchkamp, 2002; Mesnard và Ravallion, 2002). Arora và Gambardella(2004) phân tích về sự di cư và sự di chuyển nguồn vốn con người. Những người đi di cư thường đóng vai trò quan trong trọng việc liên kết mối quan hệ giữa các quốc gia trong nhiều lĩnh vực. Chương II: Thực trạng dịch vụ giáo dục ở Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa 2.1 Thực trạng tác động của thương mại quốc tế đến giáo dục ở Việt Nam Hệ thống giáo dục của Việt Nam trước năm 1986 gần như hoàn toàn theo mô hình giáo dục của Liên Xô. Do yêu cầu phát triển, Việt Nam đã mở cửa kinh tế và đi theo cơ chế thị trường với sự nghiệp đổi mới bắt đầu từ năm 1986. Qúa trình đổi mới là từ cả bên trong và tiếp tục thay đổi do tác động của bên ngoài. Trong các nhân tố ảnh hưởng thì hoạt động thương mại quốc tế tác động rõ nét đến gần như mọi mặt của các hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa ở Việt Nam, trong đó chắc chắn là có cả hệ thống giáo dục của Việt Nam. Đồ thị: Xuất nhập khẩu Việt Nam và cán cân thương mại hàng tháng Đơn vị: Triệu US Nguồn: Tổng cục thống kê 2.1.1 Tác động về phía cầu dưới góc độ vĩ mô Cũng như nhiều nước trên thế giới, sự gia tăng hoạt động thương mại quốc tế ở Việt Nam đã làm cho nhu cầu về lao động lành nghề có kĩ năng được đào tạo tăng lên. Họat động thương mại tác động lên thị trường lao động, qua đó tác động tới hệ thống giáo dục của Việt Nam. Điều này đang đặt ra yêu cầu phải đào tạo đôi ngũ lao động có chất lượng cao và đầy đủ cho hệ thống giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục Đại học và Cao Đẳng nói riêng. Qúa trình chuyên môn hóa trên phạm vi toàn cầu buộc các quốc gia chỉ tập trung vào một số lĩnh vực nhất định. Và Việt Nam không phải là ngoại lệ trong quá trình đó của thương mại quốc tế. Hiện nay các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của chúng ta chủ yếu là nông sản , các mặt hàng gia công...đều là sản phẩm của lao động kĩ năng thấp, không cần phải qua đào tạo chuyên sâu. Do đó yêu cầu đặt ra cho giáo dục là cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động nghiên cứu và phát triển ở các trường đại học, sản sinh ra nhiều hơn nữa các nhà khoa học, lực lượng lao động tài năng, giàu tính sáng tạo...nhằm làm tăng hàm lượng trí tuệ trong các sản phẩm xuất khẩu của chúng ta. Hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu phát triển thúc đẩy quá trình chuyển dao công nghệ từ các nước tiên tiến vào Việt Nam. Có rất nhiều loại công nghệ khác nhau và cần lao động có kĩ năng được đào tạo để điều khiển và vận hành. Công nghệ là thay đổi liên tục, do đó các trường đại học ở Việt Nam cần thay đổi hoạt động đào tạo để thích ứng nhanh chóng. Nhu cầu về kĩ sư và kĩ sư chât lượng cao là rất lớn từ các doanh nghiệp, cả trong nước và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25723.doc
Tài liệu liên quan