Đề tài Định hướng phát triển khu di tích Đền Hùng trong tương lai

Khu di tích lịch sử Đền Hùng được xây dựng vào năm 1986 và mở cửa đón khách tham quan vào đúng ngày khai hội năm Quý Dậu 1993. Đây là một thiết chế văn hóa được xây dựng theo quy hoạch phát triển của Khu di tích. Với 700 hiện vật trên tổng số 4.000 hiện vật có tại Bảo tàng Hùng Vương được trưng bày là những minh chứng khoa học để chứng minh về cuộc sống đương thời của một thời đại có thật trong lịch sử dân tộc Việt Nam - thời đại Hùng Vương. Nhà bảo tàng tuy trưng bày làm nhiều phòng, nhưng chung quy có thể hiểu tổng quát là, tại đây trưng bày 5 loại hiện vật.

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2234 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Định hướng phát triển khu di tích Đền Hùng trong tương lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u, cài nóc. Hai bên đầu đốc có đắp hổ phù gắn chữ thọ. Trong đền đặt 4 cỗ long ngai, 3 cỗ long ngai chính diện có bài vị thờ: ất Sơn Thánh Vương Vị; Đột Ngột Cao sơn Cổ Việt Hùng Thị Thập Bát Thế Thánh Vương Vị; Viễn Sơn Thánh Vương Vị.Cỗ long ngài thứ 4 không có bài vị, trong văn tế thời phong kiến ghi thờ hai bà chúa Tiên Dung, Ngọc Hoa là con gái vua hùng thứ 18. Nhà bia Được xây dựng năm 1917, kiến trúc hình lục giác, có 6 mái. Trên đỉnh có đắp hình nậm rượu, 6 mái được lợp bằng gạch bìa bên trong, bên ngoài láng xi măng, có 6 cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can. Trong nhà bia trước đây đặt tâm bia đá, nội dung chi lời căn dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh khi người về thăm Đền Hùng ngày 19 tháng 9 năm 1954: “Các vua hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” Chùa Thiên Quang Chùa: được xây dựng vào thời Trần (thế kỉ XVII – XIV) có tên là “viễn sơn cổ tự”. Đến thế kỉ XV, chùa được xây dựng lại đổi tên là Thiên Quang Thiền Tự”. Đến thời Tự Đức thứ 3 (1850) chùa được xây dựng lại, kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại quốc”, gồm các nhà : tiền đường, thiêu hương, tam bảo ở phía trước; dãy hàng lang, nhà tổ ở phía sau. Năm 1917, một nhà phương đình (có 2 tầng mái) được xây dựng phía sau tam bảo, làm nơi hội họp của các nhà chức trách hàng năm bàn về việc tổ chức giỗ tổ. Năm Khải Định thứ 9 (1924) chùa được trùng tu lại. Năm 1999 -2000 chùa được đại trùng tu lớn như ngày nay. Kiến trúc chùa kiểu chữ công (I) gồm 3 tòa là: tiền đường (5 gian) thiêu hương (2 gian), tam bảo (3 gian). Tiền đường: gồm năm gian, tường mặt phía đông và tây xây kín, giữa trổ cửa sổ bằng gạch hình chữ thọ. Tam bảo: ba gian xây kín không có cửa sau. Tháp Sư: trước sân chùa có hai tháp sư hình trụ 4 tầng, trên nóc đắp hình hoa sen, lòng tháp xây rỗng, cửa vòm nhỏ, trong tháp có bát nhang và tấm bia đá (0,30m X 0,50m) kể về các vị hòa thượng đã tu hành và viên tịch tại chùa. Tam Quan: được xây dựng vào thế kỉ thứ XVIII, gồm ba gian hai tầng mái, 4 vì kèo cột kiểu chồng gường kết hợp với bẩy kẻ, các bẩy kẻ hầu như để trơn không chạm trổ gì. Chỉ riêng chiếc bẩy số 1 ở hiên trước và sau là trạm nổi hình mây lửa, đao mác và các chùm văn xoắn có dáng dấp mĩ thuật đời Lê. Các đầu dui dưới mái tàu được đóng đinh đồng hoa. Cách vì kèo hai đốc khoảng 0,50m, có xây tường gạch kiểu cách phong đồng trụ vươn ra trước 4 cột trụ hình vuông, trên trang trí quả găng lồng đèn. Gian giữa tam quan có 4 cột cao vút lên tạo thành gác chuông, 4 mái cong. Chiều cao từ sàn lên nóc gác chuông là 2,90m, hai đốc lịa gỗ trước và sau để trống, có song tròn cao 0,20m, ở góc ngoài gác chuông có hình mặt nạ gỗ “ba tay vượn”. Mái lợp ngói mũi lợn, giống đền Hạ và Chùa. Hai đầu đốc đắp nổi hổ phù cắn chữ thọ. Đền Trung ( Hùng Vương Tổ Miếu) Tương truyền là nơi vua Hùng cùng các Lạc Hầu, Lạc Tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây Vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu, người con hiếu thảo sáng tạo ra bánh chưng, bánh dày tượng trưng cho trời đất. Căn cứ vào các phế tích các tài liệu kiến trúc xây dựng đã tìm được qua các cuộc khai quật khảo cổ học, cho thấy: vào thời Trần và có thể trước đó, tại Đền Trung cũng như các khu đền Hạ và đền Thượng, đã xuất hiện các kiến trúc tín ngưỡng và tôn giáo. Đến thế kỉ XV, Nho giáo phát triển, các công trình kiến trúc tôn giáo của cư dân địa phương thờ Phật trên núi Cả (Núi Hùng), được quy tụ xây dựng tại khu vực tương đương với khu đền Hạ, chính là ngôi chùa Thiên Quang hiện nay. Đền Trung là công kiến trình còn tồn tại đến ngày nay. Năm 1998 được trùng tu lại. Đền Trung được xây dựng kiêu chữ nhất. Đền có 3 gian quay về hướng Nam. Dài 7,20m, rộng 3,70m. Mái hiên cao 1,80m, không có cột, kèo cầu quá giâng gối vào tường, bít đốc tường hậu, phía trước mở ba cửa. Hai bên hẹp, cửa rộng có chắn song (13 chiếc) và 4 cánh Ngói lợp giống như ngói ở Đền Hạ và Chùa trong đợt trùng tu năm 1999. Hai đầu đốc trang trí hai vỉ ruồi. Đền Trung thờ tự giống như đền Hạ. Ba Gian và đầu đốc, đặt 4 bệ thờ, trên đặt 4 long ngai, 3 bài vị. Ban chính giữa đồ thờ để thất sự, hai gian hia bên để ngũ sự, gian đầu đốc để tam sự. Các đồ thờ tự đều được sơn son thiếp bạc phủ hoàng kim, có niên đại hầu hết vào thời Nguyễn. Trong đền có 4 bức hoành phi có nội dung: Hùng Vương Tổ Miếu : miếu thờ tổ Hùng Vương, (Gian giữa) Hùng Vương linh tích: 9 vết tích linh thiêng của Vua Hùng (bên phải) Triệu Tổ Nam Bang: Tổ muôn đời của nước nam, (bên trái) Trong đền có 4 cỗ long ngai, 3 Cỗ Long Ngai chính diện có bài vị thờ ghi: Ất sơn thánh vương vị Đột ngột Cao Sơn Cổ Việt Hùng thị thập bát thế Thánh Vương vị. Viễn sơn Thánh Vương vị. Cỗ Long Ngai thứ 4 không có bài vị, trong văn tế ghi thờ hai bà chúa Tiên Dung, Ngọc Hoa là con gái Vua Hùng thứ 18. Đền Thượng và Lăng Hùng Vương Nơi đây các vua Hùng lập miếu thờ Trời "Kính thiên lĩnh điện", thờ 3 ngọn núi thiêng là Đột Ngột Cao Sơn (núi Hùng), tháp Sơn (núi Trọc), Viễn Sơn (núi Vặn), thờ Thần lúa (có mảnh vỏ trấu bằng chiếc thuyền thúng mới mất trong kháng chiến chống Pháp), thờ Thánh Gióng là tướng Nhà Trời giúp đuổi giặc Ân. Giữa thế kỷ 3 trước công nguyên, Thục Phán được Vua Hùng 18 nhường ngôi, mới lập hai cột đá thề trên đỉnh núi và làm đền thờ 18 vua Hùng. Lại mời dòng tộc nhà vua đến ở chân núi giao cho việc thờ cúng. Lăng chính là mộ vua Hùng thứ 6. Tương truyền sau khi đuổi giặc Ân, ngài cởi áo vắt trên cành kim giao rồi hỏa táng tại đó. Đền thượng: “kính thiên Lĩnh Điện” tương truyền rằng thời Hùng Vương vua hùng thường lên đỉnh núi Nghĩa LĨnh để tiến hành nghi lễ tín ngưỡng của cư dân Nông Nghiệp thờ trời đất thờ thần lúa cầu mong mưa thuận gió hòa mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Truyền thuyết kể rằng Vua Hùng thứ 6 sau cuộc kháng chiến chống giặc Ân thắng lợi, cảm kích vị anh hùng đã có công đánh giặc cứu nước, nên lập miếu thờ Thánh Gióng trên đỉnh núi. Đền làm kiểu chữ vương, kiến trúc đơn giản,gồm nhà chuông trống, đại bái, tiền tế và hậu cung. Nhà chuông trống: chiều dài bằng đại bái: dài 7,20m rộng 3,80m. Nền lát gạch Bát Tràng, là nơi treo chuông, trống đánh khi lễ tế. Trước nhà chuông trống có một bức chấn phong là bức tường xây kiên cố: ở giữa giáp mái lầu chuông trống, hai cửa phụ hai bên có 4 cột trụ lớn, ở trên đắp theo kiểu lồng đèn, 4 mặt đều đắp tứ linh. Đỉnh cột có đắp 4 con nghê chầu. giữa đắp trang trí lưỡng long chầu nguyệt. Phía trước ở chính giữa cửa Đền Thượng có bức đại tự chữ Hán đề: “Nam Việt Triệu Tổ”, hai bên cửa phụ có hai cuốn thư, cửa bên trái đề “Nguyệt Minh”, cửa bên phải đề “Nhật Ánh”. Nhà đại bái: nền cao hơn nhà chuông trống 0,40m và thấp nền hậu cung 0,30m. rộng 5m dài 7,20m. vì kèo đơn giản, kiểu kèo cầu, đốc xây liền đốc nhà chuông. Dầm trơn, thẳng trên câu đầu ghi: “1914 tháng 5 sửa lại”. Nhà tiền tế: cách một luồng lộ thiên 0,50m là nhà tiền tế làm kiểu quá giang kèo cầu, nền lát gạch bát tràng. H Hậu cung được xây dựng với nhà tiền tế. cũng làm kiểu quá giang kèo cầu ở mái trước có hai phần song son, tầng kèo trên gối lên hàng cột cửa nhà tiền tế. Trong hậu cung có 4 bệ thờ, trên đặt 4 cổ long ngai có 3 bài vị. ban giữa đồ thờ để kiểu thất sự, hai gian để ngũ sự, ban đầu đốc để tam sự. Nhà quan cư: Ở bên phải đền Thượng là nơi sắp lễ là chỉnh đốn trang phục, trước khi làm lễ dâng hương. Nhà quan Cư có 3 gian, một trái, kiến trúc đơn giản. Trong nhà quan cư có bốn bia ghi nội dung về việc tu sửa đền thượng,được gắn vào tường. Những bia này được viết bằng chữ Hán có niên đại vào thời Nguyễn. a/ Bia số 1: khảo về Đền Hùng vương” Bia có niên đại ngày mồng 10/3/ năm Canh thìn, niên hiệu Bảo Đại thứ 15 triều Nguyễn (1940) do bùi ngọc hoàn giữ chức vụ tham tri lĩnh tuần phủ phú thọ soạn. Nội dung bia ghi việc tôn tạo các ngôi đền thờ trong khu di tích. b/ Bia số 2: “ bia ghi kỉ niệm ở miếu thờ hùng Vương” được khắc vào mùa xuân năm quý hợi, niên hiệu Khải Định tháng 8/1923 do Nguyễn Huy Vĩ hiệu Tây Đình cư sĩ người tỉnh Hà Đông viết chữ, nội dung bia ghi việc tu sửa trên núi Hùng. c/ Bia số 3: “ bài kí trên bia ghi cổ tích của tổ quốc”. Trên bia không ghi niên đại; chỉ ghi: Lê Đình Sáng phó bảng khoa Tân Sửu (!901) người xã Nhân Mục huyện thanh trì tỉnh Hà Đông. Giữ chức Điển học tỉnh Phú Thọ soạn. d/ Bia số 4: “bia ghi tên hội đồng trùng tu” có niên đại: tháng 7 niên hiệu Duy Tân thứ 8 (1914) do Nguyễn Đình Tiên người xã Quan Nhân, tỉnh Hà Đông, giữ chức Thư lại tỉnh Phú thọ soạn; ông Vũ Dữu ở cửa hàng Thiên Tân hà nội khắc bia. Nội dung bia ghi tên các quan viên trong hội đồng trùng tu. e/ Bia số 5: “bia ghi về điển lệ miếu thờ Hùng Vương” Niên đại bia mùa xuân năm quý Hợi, niên hiệu Khải Định thứ 8 (1923) do hội đồng kỉ niện tỉnh Phú Thọ cùng nhau lập bia. Nội dung bia ghi: “ phụng sao văn bản của Bộ lễ định ngày Quốc tế”. Lễ nghi vào ngày kỉ niệm hàng năm: Chiều ngày 9/3 các quan liệt hiến trong tỉnh cùng các quan viên trong các phủ, huyện của tỉnh đều phải mặc phẩm phục tề tựu, túc trực tại nhà công quán. Sáng sớm hôm sau (mùng 10/3) đến miếu kính tế. Lễ phẩm dụng cho ngày này gồm: bò, dê, lợn, xôi… Lăng hùng vương Tương truyền là mộ của vua Hùng thứ 6. Lăng nằm ở phía đông đền Thượng có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay về hướng Đông Nam. Phía trong lăng có bia đá ghi biểu chính (Lăng chính). Phía trên ba mặt lăng đều có đề: Hùng Vương lăng (lăng vua Hùng) Cột đá thề Tương truyền do Thục Phán dựng lên, khi được vua Hùng thứ 18 nhường ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước mà Hùng Vương trao lại và đòi đời trông nom miếu Vũ họ Hùng. Đền giếng (tên là Ngọc Tỉnh) Tương truyền là nơi hai bà công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa (Con gái vua Hùng thứ 18) thường soi gương vấn tóc theo cha đi kinh lý qua vùng này. Hai bà có công dạy dân trồng lúa và trị thủy nên được nhân dân lập đền thờ phụng muôn đời. Đền được xây dựng vào thế kỉ thứ XVIII. Năm Khải Định thứ 7 (1922) trùng tu lại. Năm 1998 được đại trùng tu. Đền làm theo hướng Đông Nam theo kiến trúc chữ công (I). Từ sân lên tiền bái có 6 bậc thềm chạy dài suốt. Hai bên có cánh phong đồng trụ, trên có 4 ô đắp tứ linh. Đỉnh có nghê chầu. Đền giếng có nhà tiền bái (ba gian). Hậu cung (ba gian), một chuôi vồ và hai nhà oản (bốn gian); có phương đình nối tiền bái với hậu cung. Bảo tàng Hùng Vương Khu di tích lịch sử Đền Hùng được xây dựng vào năm 1986 và mở cửa đón khách tham quan vào đúng ngày khai hội năm Quý Dậu 1993. Đây là một thiết chế văn hóa được xây dựng theo quy hoạch phát triển của Khu di tích. Với 700 hiện vật trên tổng số 4.000 hiện vật có tại Bảo tàng Hùng Vương được trưng bày là những minh chứng khoa học để chứng minh về cuộc sống đương thời của một thời đại có thật trong lịch sử dân tộc Việt Nam - thời đại Hùng Vương. Nhà bảo tàng tuy trưng bày làm nhiều phòng, nhưng chung quy có thể hiểu tổng quát là, tại đây trưng bày 5 loại hiện vật. 1. Hiện vật tìm thấy tại Đền Hùng, gồm 13 hiện vật có từ thời Hùng Vương và nhiều hiện vật có sau thời Hùng Vương. Những hiện vật đó cho biết từ thời Vua Hùng con người đã lên núi này khá đông đúc và bỏ sót lại đồ dùng. Những mẫu đá, gốm xây dựng và đồ thờ có niên đại từ sau công nguyên đến các thời Lý, Trần, Hậu Lê cho thấy khu vực này được thờ tự liên tục ngày từ khi triều đại Hùng Vương kết thúc đến bây giờ. 2. Hiện vật lấy ở các di chỉ khảo cổ thuộc thời Vua Hùng hoặc có liên quan tới thời Vua Hùng, ở nhiều nơi tập hợp về. Những hiện vật này giống như hiện vật ở mọi bảo tàng. 3. Những cuối sách sử, những mẫu trích từ các sách cổ của người Trung Quốc và nước ta nói về thời Hùng Vương. Những hiện vật này cũng giống như ở mọi bảo tàng, nghĩa là muốn nói rằng thời Hùng Vương là có thật. 4. Hiện vật phản ánh các hình thức tín ngưỡng Vua Hùng của nhân dân, ở trong cũng như ở ngoài khu vực Đền Hùng. Đó là các bản ngọc phả, đồ thờ tự, tranh vẽ và ảnh chụp các đình đền , các lễ hội. 5. Hiện vật lưu niệm đồng bào về thăm mộ Tổ. Đó là những quà tặng, những ảnh chụp các nhà lãnh đạo, các đoàn đại biểu và nhân dân tới thăm Đền Hùng. Bảo tàng Hùng Vương đã giới thiệu được với đồng bào và bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về thời đại Hùng Vương - nền văn minh sông Hồng - thời kỳ mở đầu của lịch sử dân tộc Việt Nam. Đền thờ cha Lạc Long Quân và đền Tổ Mẫu Âu Cơ. Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con Câu ca xưa đã đi vào lòng mỗi con dân đất Việt từ thuở ấu thơ qua câu chuyện kể của bà, lời ru của mẹ như một lời nhắc nhở đạo hiếu, tri ân không bao giờ phai nhạt. Tưởng nhớ công ơn của các bậc thủy tổ đã có công khai thiên lập quốc và nhằm quy tụ các giá trị văn hóa tâm linh thời đại các vua Hùng và tưởng nhớ công ơn tổ tiên và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước đảng và nhà nước ta đã cho xây dựng đền thờ cha Lạc Long Quân và đền Tổ Mẫu Âu Cơ. Đền tổ mẫu Âu Cơ được bắt đầu xây dựng năm 2001 và khánh thành tháng 12/2004. Đền được xây dựng trên núi Ốc Sơn (Núi Vặn) theo kiến trúc truyền thống với: cột, xà, hoành, dui bằng gỗ lim, mái được lợp bằng ngói mũi hài, tường bằng gạch bát. Đền chính có diện tích 137m2 làm theo kiểu chữ Đinh, tiền đường năm gian, hậu cung chuôi vồ ba gian. Bên cạnh đền chính còn có nhà Tả vu, nhà Hữu vu, nhà Bia, Trụ biểu Tứ trụ. Cổng tam quan nhà đón tiếp khách và các hạng mục: sân vườn, điện, nước, hệ thống chống sét, bãi đổ xe. Đường từ bãi đỗ xe lên đến cửa Đền có 553 bậc bằng đá Hải Lựu, trong Đền có tượng thờ thần Mẹ Âu Cơ và 2 tượng Lạc hầu, Lạc tướng. Đền thờ Lạc Long Quân là một thiết chế văn hóa mới  nằm trong quần thể di tích lịch sử Đền Hùng được khởi công xây dựng ngày 26-3-2007 tại đồi Sim, xã Chu Hóa (Việt Trì) và khánh thành vào ngày 29 tháng 3 năm 2009 đúng vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm Kỷ Sửu. Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên viết vào thế kỷ XV có đoạn: “Lạc Long Quân tên húy là Sùng Lãm, lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con trai, là tổ tiên của Bách Việt. Một hôm Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau chung hợp thật khó bèn từ biệt nhau chia 50 người con theo cha xuống biển, 49 người theo mẹ lên núi, suy tôn người con cả làm vua nối nghiệp là Hùng Vương. Hùng Vương lên ngôi đặt quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, chia nước làm 15 bộ. Nơi vua ở là bộ Văn Lang, con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương, tướng văn gọi là Lạc hầu, tướng võ gọi là Lạc tướng, các quan gọi là Bồ chính, đời đời cha truyền con nối gọi là Phụ đạo. Tương truyền đã truyền cho nhau 18 đời đều gọi là Hùng Vương”. (Đại Việt sử ký toàn thư - tập 1, NXBKHXH - HN 1993). Đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân được đầu tư xây dựng mới đồng bộ các hạng mục công trình kiến trúc, các họa tiết trang trí được mô phỏng theo các văn hoa trên trống đồng Đông Sơn được cách điệu như: Hình ảnh người giã gạo, hình ảnh chim lạc... được thể hiện sinh động độc đáo đã mang lại nét kiến trúc đặc trưng riêng của ngôi đền mà vẫn không mất đi sự cổ kính uy linh. Đến Đền Hùng hôm nay, du khách không chỉ thắp hương tri ân công đức các Vua Hùng mà còn được thăm viếng đền Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và đền thờ Tổ mẫu Âu Cơ - một sự quy tụ các giá trị văn hóa tâm linh đầy ý nghĩa thể hiện tâm thức và đạo hiếu của con dân đất Việt. Khu di tích lịch sử Đền Hùng - cội nguồn linh thiêng của dân tộc. Vì vậy, mọi người dân Việt Nam dù ở đâu đều hướng về Đất Tổ và muốn được một lần về với Đền Hùng vào dịp Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3 âm lịch. Người hành hương tới Đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay hoà nhập vào không khí tưng bừng của lễ hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Một chút công đức xây dựng khu di tích chung của dân tộc khi thăm nơi này và không ai không thắp những nén hương và khấn nguyện trước vong linh tiên tổ với tất cả lòng thành kính nhất. Mãi mãi, trong tâm hồn mỗi người dân đất Việt. Đền Hùng - khu di tích có giá trị đặc biệt vào bậc nhất của quốc gia đã và đang là điểm đến của cả nước. Với ý nghĩa về với cội nguồn, mỗi lần đặt chân tới Đền Hùng lòng tôi vẫn thầm tự hỏi: Có nơi đâu như đất nước mình khi hai tiếng cội nguồn đã biến thành sức sống phi thường bất tử, trải ngàn đời qua phong ba bão táp vẫn trường tồn một khát vọng tâm linh để muôn đời cháu con ngưỡng vọng? Là nơi thờ tổ tiên của dân tộc Việt Nam, nơi hội tụ những giá trị văn hóa của người Việt cổ biểu trưng cho sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Cách đây 50 năm, ngày 19 tháng 9 năm 1954, Bác Hồ về thăm Đền Hùng. Tại đây, trong cuộc gặp gỡ với cán bộ Đại đoàn quân 308 quân Tiên Phong, Người đã có câu nói  nổi tiếng: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" Lời nói ấy cất lên từ Đền Hùng âm vang trong trái tim mỗi người con đất Việt ở khắp mọi miền, khắp mọi thế hệ. Một lời nói vang vọng thiên thu, trường tồn với đời đời con cháu. 2.1. Ý nghĩa lịch sử khu di tích Đền Hùng Như một tập quán không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Hàng năm cứ đến ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch đồng bào trong nước, kiều bào sống xa quê hương lại nhớ về cội nguồn, náo nức trẩy hội đến Đền Hùng. Giỗ Tổ Hùng Vương - lễ hội Đền Hùng đã trở thành tình cảm sâu đậm và trở thành truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của người dân Việt. Trong mỗi thôn xóm, mỗi làng quê người Việt Nam có đình Chùa, Lăng, Miếu để con cháu thờ tổ tiên, thờ những anh hùng có công với làng xã, đất nước. Cả dân tộc có chung một ngày giỗ Tổ, mỗi người Việt luôn tự hào có chung Tổ Hùng Vương với 18 đời Vua dựng xây nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên của Việt Nam với hàng nghìn năm trị vì mà không phải bất cứ một dân tộc nào trên thế giới kể cả những nước có nền văn minh rất sớm. Tổ chức lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước “Uống nước nhớ nguồn”, biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước. Ngày này cả nước hướng về vùng Đất Tổ, người người trẩy hội Đền Hùng. Tổ tiên người Việt luôn muốn nhắc nhở con cháu: ai ai cũng nên làm tròn bổn phận, nhiệm vụ và chức năng của mình, giữ đúng kỷ cương vua ra vua, cha ra cha, con ra con thì gia đình sẽ yên ổn, xã hội được an cư lạc nghiệp phồn vinh, phát triển. Lời di huấn này không chỉ được nhắc nhở hằng năm thông qua ngày hội giỗ mà còn được khắc ghi trên trống đồng Đông Sơn, trống thiêng của dân tộc, gởi gắm trong biểu tượng mặt trời nằm rạng rỡ giữa trống đồng.  Thông qua ngày giỗ Tổ, Tổ tiên ta còn có hoài bão muốn nhắc nhở hậu thế những kế sách giữ nước an dân. Đó là nỗi lo muôn thuở, là tấm lòng bao dung, tha thiết, rộng mở của Chư Tổ còn vang vọng mãi khắp núi sông: "Hãy chôn ta trên núi Cả, để đứng trên núi cao ta còn trông nom bờ cõi cho con cháu". Chôn ta trên núi Cả, để đứng trên núi cao ta còn trông nom bờ cõi cho con cháu". Mấy nghìn năm trông coi và gìn giữ, đánh giặc và dựng xây, Đền Hùng đã trở thành biểu tượng của tinh thần dân tộc, là cội nguồn của sức mạnh, niềm tin, chói sáng của một nền văn hóa. Từ trong ý thức tâm linh cả dân tộc luôn hướng về: "Nước mở Văn Lang xưa Dòng vua đầu viết sử Mười tám đời nối nhau Ba sông đẹp như vẽ Mộ cũ ở lưng đồi Đền thờ trên sườn núi Muôn dân đến phụng thờ Khói hương còn mãi mãi". Chính vì vậy, Đền Hùng mang ý nghĩa giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, hướng về nguồn cội, biết ơn cha ông ta đã đổ máu xương để xây dựng và bảo vệ non song gấm vóc dân tộc Việt Nam. Các vua Hùng là những vị đặt nền móng đầu tiên khá vững chắc cho dân tộc ta ngày nay. Về với Đền Hùng chúng ta như về với ngôi nhà của mình, thắp nén hương thành kính tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng. Tinh thần uống nước nhớ nguồn là tinh thần tốt đẹp đã thấm vào dòng máu của dân tộc ta và được gìn giữ qua bao thế hệ. Nhưng với cuộc sống hiện đại ngày nay, một bộ phận không nhỏ giới trẻ bị cuốn vào lối sống thực dụng, sính ngoại, buông thả mà quên đi những giá trị truyền thống của dân tộc. Vì vậy,về thăm Đền Hùng cũng là một cách giáo dục thiết thực cho giới trẻ hiểu biết về nguồn cội của mình. Dân tộc Việt Nam có chung một cội nguồn để người Việt từ ngàn đời và cả hôm nay cũng như mãi mãi sau này có tình cảm, đạo lý để mà yêu thương nhau và cùng nhau xây dựng non sông đất nước. Hai chữ đồng bào (cùng chung một bọc trứng) và câu ca dao quen thuộc với từng người: “Nhiều điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng” Đã trở thành lẽ sống của người Việt. Chính vì vậy, Đền Hùng là biểu tượng cho ý chí và tinh thần của dân tộc với tinh thần lao động sáng tạo, cần cù, tài trí thông minh trong xây dựng đất nước cũng như tính ngoan cường và dũng cảm trong việc chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc. Do vậy, Đền Hùng là nơi nhân dân tôn kính và phụng thờ tổ tiên dân tộc đã trở thành trái tim của cộng đồng người Việt. Mỗi lần về viếng mộ Tổ chúng ta như thấy tự hào hơn về đất nước Việt Nam và càng tự hào hơn với dòng giống “con lạc cháu hồng” nguyện làm việc nhiều hơn, sống đẹp hơn và yêu thương đồng bào hơn. Đền Hùng còn mang ý nghĩa giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc. Dù người nam hay bắc, người kinh hay dân tộc thiểu số, sinh sống bất cứ nơi đâu thì mọi người đều mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, đều là anh em một nhà. Mỗi con người Việt Nam đều nhớ câu: “dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”. Thấm đượm tinh thần đó. Bác Hồ đã từng nói: “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Dân tộc Việt là một khối đại đồng, chính tinh thần đoàn kết đã tạo nên sức mạnh vô cùng to lớn để ta chiến thắng mọi kẻ thù, bảo vệ bờ cõi, điều này đã được lịch sử của dân tộc ta chúng minh. Đền Hùng có giá trị giáo dục tinh thần yêu nước. Tinh thần yêu nước, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm là tinh thần nuôi sống dân tộc ta, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc Việt Nam ta. Khi biết về lịch sử các vua Hùng dựng nước, chúng ta tràn dâng niềm tự hào dân tộc, càng thấy phải quý trọng hơn đất nước mình. Từ ngày vua Hùng dựng nước cho đến nay dân tộc ta đều phải đối phó với giặc ngoại bang triền miên. Dân tộc Việt là một dân tộc nhỏ mà phải đối chọi với các cường quốc lớn, điều dẫn đến sự chiễn thắng của dân tộc ta chính là tinh thần dân tộc Việt tự bao đời - tinh thần yêu nước. Và tinh thần này sẽ luôn phát huy và trường tồn cùng sự thịnh vượng và phát triển của dân tộc ta vượt qua mọi thách thức của thời đại và mọi thế lực thù địch. Cho dù hiện nay đất nước đã bước qua một giai đoạn mới, hòa bình, phát triển kinh tế, chính trị, xã hội… với nhiều thời cơ nhưng vẫn còn đó những khó khăn đang chờ đón thì tinh thần yêu nước lúc này càng phải được khơi dậy phát huy một cách tối đa để góp phần đưa nước ta vượt qua thử thách. Đây là trách nhiệm của tất cả mọi người chứ không phải riêng ai. Nên giáo dục về Đền Hùng cũng là một cách thiết thực để đánh thức tinh thần dân tộc trong tất cả mọi người dân Việt Nam cùng tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước. Về đến Đền Hùng mỗi người tự rèn luyện ý chí và sức khỏe qua từng bậc thang. Vì muốn đến Đền Hùng là cả một quảng đường leo núi khá cao, người đi có cảm giác càng đi càng xa. Nếu người không có ý chí thì sẽ bỏ cuộc, đồng thời việc leo núi cũng rèn luyện sức chịu đựng của cơ thể. Một ý chí kiên định cùng với một sức khỏe dẻo dai sẽ giúp ta vượt qua mọi khó khăn. Việc leo núi lên đỉnh Đền Hùng cũng như ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Ý chí sẽ giúp chúng ta kiên trì, quyết tâm theo đuổi mục tiêu để đạt đến thành công. Như Bác Hồ đã từng nói: “Leo núi phải leo đến đỉnh, làm cách mạng phải triệt để”. Qua đó, còn cho chúng ta thấy được tinh thần lao động và sáng tạo trong lao động của cha ông ta. Cho đến ngày nay nó vẫn còn có giá trị to lớn để thế hệ mai sau noi gương. Đền Hùng và thời kỳ Hùng Vương dựng nước đã đi sâu vào tâm linh mỗi người dân gốc Việt. Được đến bên mộ Tổ dâng nén hương để khấn vọng lên tổ tiên những ước mơ của mình là mong ước của mỗi người. Đi trên đất Văn Lang xa xưa qua 525 bậc đá lên mộ Tổ ta như thấy cả xã hội Văn Lang, một xã hội đang trong thời kì thịnh vượng. Từng mảnh đất của cố đô này gợi cho ta những liên tưởng gần gũi về cuộc sống của tổ tiên từng ghi đậm trong truyền thuyết và dân gian. Nơi đây đất Minh Nông Vua Hùng dạy dân cấy lúa, làng Thậm Thình nơi nghe nhịp chày giã gạo đêm khuya. “Nửa đêm đi qua Thậm Thình Bâng khuâng nhớ nước non mình nghìn năm” Quất thượng nơi Vua Hùng nhân lên những quả quít ngon và lạ. Lâu thượng là mảnh đất trồng dâu, dệt vải. Xã hội Hùng Vương còn tiến bước xa hơn từ tục săn bắn muông thú trở về sống định canh lấy cây lúa làm cơ bản, biết chế biến hạt lúa củ khoai thành Bánh Chưng Bánh Dày, Bánh Ót. Cuộc sống có cả những nề nếp, phong tục văn minh mới. Qua đó chúng ta chợt hiểu rằng tình yêu lao động, nề nếp văn hóa và ý chí quật cường từ những cốt lõi tinh thần được hun đúc từ đất này. Thuở tổ tiên ta dựng nước làm nên sức sống mãnh liệt và sự trường tồn của dân tộc. Ngay buổi bình minh của lịch sử, tổ tiên ta đã phải chống chọi với hai thế lực mạnh mẽ đó là thiên nhiên và giặc ngoại xâm. Thế nhưng trên mảnh đất này ông cha ta đã trụ lại được và gây dựng nên được cơ ngơi riêng của mình bằng một tinh thần lao động c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docden_hung_9163.doc