Đề tài Định hướng tốt tiết tự học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh Tiểu học

Ơ lứa tuổi Tiểu học là lứa tuổi hiếu động,các em đang chuyển từ trẻ thơ sang thiếu niên. Ở lứa tuổi này các em bắt đầu tích luỹ kiến thức cho mình. Cuộc sống đối với các em còn rất nhiều điều mới lạ. Vì thế, các em luôn muốn tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh mình.

 Tổ chức việc học tập:

Hiện nay, theo xu hướng chung, Giáo viên sẽ là người giúp học sinh dành lấy tri thức. Trọng tâm hướng dạy mới lấy học sinh làm trung tâm được xem như kim chỉ nam cho việc hướng học sinh đi đúng vào trọng tâm của tiết tự học. Thầy chỉ là người hứơng dẫn, còn suy nghĩ tìm tòi trao đổi với các bạn và cuối cùng giáo viên sẽ bổ sung để học sinh tự chốt kiến thức. Rõ ràng, với cách dạy này, sẽ kích thích học sinh tư duy, chủ động trong sáng tạo.

Như chúng ta đã biết lên lớp là một quá trình diều khiển học sinh hoạt động sao cho các em có thể tự mình chiếm lĩnh các tri thức mới. Trong quá trình đó, chúng ta cần lưu ý hai vấn đề:

Đưa ra một hệ thống các lệnh làm việc

Kiểm soát được các hoạt động của từng học sinh

Những việc cần lưu ý khi thức hiện giao việc cho học sinh

 Hình thức giao việc

Phân loại trình độ theo từng đối tượng học sinh ở đây lưu ý giáo viên không nhất thiết em học sinh này học yếu môn Toán nên ngồi chung với nhóm suốt cả một năm học, nếu sau một khoảng thơi gian em học sinh đó có tiến bộ thì sẽ được chuyển sang nhóm có trình độ phù hợp hơn.

 

doc6 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Định hướng tốt tiết tự học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh Tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC QUẬN TÂN PHÚ TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ THỊ SÁU .....oOo..... Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Khánh Lời cảm ơn Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin chân thành cảm ơn: Phòng Giáo dục Quận Tân Phú đã phát động phong trào thi đua viết sáng kiến kinh nghiệm nhằm khuyến khích chúng tôi – những thầy, cô giáo – nghiên cứu chuyên môn, tích luỹ kinh nghiệm ngày càng làm giàu vốn sống, kinh nghiệm nghề nghiệp để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục. Ban giám hiệu Trường tiểu học Võ Thị Sáu đã nhiệt tình hướng dẫn, góp ý cho sáng kiến kinh nghiệm của tôi PHÒNG GIÁO DỤC QUẬN TÂN PHÚ TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ THỊ SÁU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: ĐỊNH HƯỚNG VIỆC DẠY TỐT TIẾT TỰ HỌC NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong các môn học của các cấp lớp, không có môn học nào lại giúp cho học sinh rèn luyện được năng lực suy nghĩ, phat triển tư duy, trí tuệ và có óc sáng tạo cao như tiết tư học. Đặc biệt tiết tự học ở Tiểu học đóng vai trò rất quan trọng. Do đó đòi hỏ người giáo viên phải bản lĩnh, có năng lực, chủ động sáng tạo, làm thế nào để mọi học sinh đều có hứng thú, ham thích trong học tập thì khả năng tiếp thu bài của các em sẽ có hiệu quả hơn, phát huy được tính tự giác, chủ động và sáng tạo của học sinh. Việc đổi mới phương pháp dạy – học là một nhu cầu tất yếu phù hợp với quy luật phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Tiếp tục thực hiện chỉ thị năm học của Bộ GD – ĐT đã nêu rõ cần cải tiến phương pháp dạy – học theo hướng phát huy tính tích cực của HS. Từ đó đến nay việc đổi mới phương pháp dạy – học trong đó co tiết tự học là vấn đề mà nhiều nhà chuyên môn, quản lý giáo dục quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, qua thực tiễn, việc đổi mới phương pháp như thế nào để có hiệu quả là vấn đề cần đặt ra, vì trong thực tế giảng dạy, không ít giáo viên còn lúng túng. Trong thực tế hiện nay, cải tiến, đổi mới phương pháp dạy – học của một số giáo viên chỉ dừng lại ở mức độ hình thức, quá trình thực hiện còn gượng ép làm cho tiết dạy nặng nề, mất thời gian mà hiệu quả đạt chưa cao. Ngoài ra, do chưa xác định được tầm quan trọng từng yêu cầu của các bước dạy một tiết lên lớp nên vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau: Chưa xác định mục đích của tiết tự học là kiểm tra lại việc tiếp thu kiến thức vừa học của học sinh, nhằm củng cố, chuẩn bị cho kiến thức mới. Không kiểm tra được mức độ tiếp thu qua bài sửa, chưa rèn cho học sinh thói quen nhận xét – phân tích kết hợp và gợi nhớ kiến thức đã học,... Chưa chú ý rèn cho học sinh thói quen tự làm việc, biết quan sát, tìm hiểu, chủ động suy nghĩ tự chiếm lĩnh kiến thức mới cho mình. Giáo viên chưa chú ý kết hợp việc ghi nhớ với việc luyện tập thực hành để vừa xây dựng một cách chắc chắn bài học, củng cố, khắc sâu kiến thức. Nhằm rèn kỹ năng, kiến thức mà học sinh vừa tiếp thu. Người thầy cần nắm trọng tâm, kiến thức của tiết tự học trong ngày mà linh động thay thế bằng bài khác nhưng vẫn giữ được nội dung kiến thức, nên gợi ý cho học sinh tham gia những bài tập nâng cao ( đối với học sinh giỏi – khá), những bài gợi ý theo SGK ( đối với học sinh trung bình – yếu ) Tiết tự học đòi hỏi phải chú trọng đến việc kiểm tra học sinh bằng nhiều hình thức, nhiều cách, nhằm hệ thống lại một số kiến thức vừa học thì một số tiết tự học tổ chức kiểm tra còn qua loa, đơn điệu nên chưa khắc sâu được kiến thức và kỹ năng một cách chắc chắn cho học sinh. Nhìn chung , tiết tự học trong trường Tiểu học, hầu hết giáo viên đều có chú ý đổi mới PPDH một cách tích cực, nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Tuy nhiên, về lâu dài cần có thời gian nghiên cứu đầu tư soạn giảng, biết tự cân đối quỹ thời gian của tíet dạy. Biết sử dụng một cách hợp lý giữa các PPDH, biết tổ chức lớp học và thực sự phát huy đưôc tính tích cực của học sinh, coi học sinh là nhân vật trung tâm để chiếm lĩnh kiến thức mới MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GỢI Ý ĐỂ THỰC HIỆN Ơû lứa tuổi Tiểu học là lứa tuổi hiếu động,các em đang chuyển từ trẻ thơ sang thiếu niên. Ở lứa tuổi này các em bắt đầu tích luỹ kiến thức cho mình. Cuộc sống đối với các em còn rất nhiều điều mới lạ. Vì thế, các em luôn muốn tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh mình. Tổ chức việc học tập: Hiện nay, theo xu hướng chung, Giáo viên sẽ là người giúp học sinh dành lấy tri thức. Trọng tâm hướng dạy mới lấy học sinh làm trung tâm được xem như kim chỉ nam cho việc hướng học sinh đi đúng vào trọng tâm của tiết tự học. Thầy chỉ là người hứơng dẫn, còn suy nghĩ tìm tòi trao đổi với các bạn và cuối cùng giáo viên sẽ bổ sung để học sinh tự chốt kiến thức. Rõ ràng, với cách dạy này, sẽ kích thích học sinh tư duy, chủ động trong sáng tạo. Như chúng ta đã biết lên lớp là một quá trình diều khiển học sinh hoạt động sao cho các em có thể tự mình chiếm lĩnh các tri thức mới. Trong quá trình đó, chúng ta cần lưu ý hai vấn đề: Đưa ra một hệ thống các lệnh làm việc Kiểm soát được các hoạt động của từng học sinh Những việc cần lưu ý khi thức hiện giao việc cho học sinh Hình thức giao việc Phân loại trình độ theo từng đối tượng học sinh ở đây lưu ý giáo viên không nhất thiết em học sinh này học yếu môn Toán nên ngồi chung với nhóm suốt cả một năm học, nếu sau một khoảng thơi gian em học sinh đó có tiến bộ thì sẽ được chuyển sang nhóm có trình độ phù hợp hơn. Các nhóm này không duy trì nhất định mà sẽ thay đổi theo từng nội dung rèn luyện của giáo viên Lệnh giao việc phải đưa ra một cách dứt khoát thể hiện rõ yêu cầu mọi học sinh đều phải làm việc. Với nhóm học sinh giỏi – khá Cái gì mà học sinh tự có thể làm được thì có thể cho các em tự làm, giáo viên kiểm soát và nhắc nhở khi thật cần thiết. Giáo viên đừng lo ngại sợ học sinh của mình không làm được, hãy mạnh dạn để học sinh tự tổ chức học và tin vào khả năng độc lập làm việc của học sinh mình. Với nhóm học sinh trung bình – yếu Giáo viên cần quan sát để đôn đốc, giúp đỡ cá nhân những em gặp khó khăn. Khi giúp các em này, giáo viên cần nói nhỏ chỉ đủ cho em đó nghe, tránh nói to ảnh hưởng đến hoạt động của các em khác. Khi quan sát thấy vấn đề gì mà đa số học sinh làm sai, giáo viên có thể cho nhóm ngừng làm việc để hướng dẫn chung, sau đó mới cho làm việc tiếp. Hình thức làm việc: Học sinh có thể làm trên bảng con, giấy nháp, vở, ... Tổ chức các hình thức khác nhau nhằm gây hứng thứ cho học sinh như: hái hoa dân chủ, trúc xanh, rồng vàng, đi tìm ẩn số, vườn cổ tích, siêu thị may mắn,... Nhận xét, sửa chữa, bổ sung và chốt lại các ghi nhớ. Yêu cầu học sinh giải thích cách làm. Cả nhóm nhận xét, phân tích lỗi sai, và điều quan trọng nhất là học sinh phải tự sửa được những lỗi sai thành đúng. Ưu điểm: Tạo điều kiện để 100% học sinh phải làm việc. Nhờ đó, giáo viên có thể kiểm soát chặt chẽ hoạt động của từng em. Qua các sản phẩm kết quả trong quá trình làm việc của học sinh, giáo viên có được nguồn thông tin phản hồi trung thực hơn, từ đó diều chỉnh dần việc dạy của mình. Khuyết điểm: Học sinh thụ động thì khó tham gia nên giáo viên cần tạo sự tự tin cho học sinh. Sĩ số đông, bàn ghế chưa phù hợp. Đối với giáo viên: Cần có những dự kiến nhắc lại các kiến thức đã học có liên quan làm cơ sở cho việc gợi dẫn. Cần xác định rõ trọng tâm, kiến thức của bài dạy. Cần dự kiến các phương pháp sử dụng và chuẩn bị thực hiện các phương pháp đó. Giáo viên có thể sử dụng ví dụ có trong SGK hoặc sử dụng ngay bài tập giáo viên đã chuẩn bị, bài tập do học sinh tự nghĩ ra. Đối với học sinh giỏin – khá, có thể cho h5c sinh làm các bài tập khó ở tiết chính khoá chưa giải quyết xong. Chuẩn bị trước những ý tóm tắt và nhấn mạnh các ý chính để học sinh nắm được kiến thức, trọng tâm của tiết tự học ngày hôm đó Cần chú ý hệ thống việc làm để học sinh tích cực tham gia xây dựng bài. Lưu ý rằng sử dụng phương pháp phát huy tính cực của học sinh không có nghĩa là học sinh phải tự mình tìm ra kiến thức mới mà phải thực hiện với sự dẫn dắt của giáo viên. Giáo viên có nhiệm vụ tạo hệ thống việc làm, gợi mở cho học sinh tự tìm ra cái mới và quan trọng hơn hết Giáo viên phải chốt và khắc sâu kiến thức đó cho học sinh. Những việc không nên làm: Giáo viên máy móc giao khoán việc cho học sinh mà thiếu sự hướng dẫn chuẩn bị. Tổ chức giao việc mà không kiểm soát và tổng kết việc làm của học sinh. Tổ chức hoạt động nhóm một cách hình thức không đạt hiệu quả. Không nên dàn trải kiến thức, ví dụ ở tiết Luyện từ và câu, chỉ nên yêu cầu học sinh tìm động từ không nên yêu cầu học sinh tìm động từ, danh từ, tính từ. Khi kiểm tra việc làm của học sinh không nên chỉ gọi học sinh nhận xét và dừng lại ở câu hỏi: bài tập này đúng hay sai. Khi chia nhóm học sinh giỏi – khá, trung bình – yếu giáo viên không nên nói rõ để tránh tâm lý căng thẳng, mặc cảm cho học sinh ( giáo viên có thể đặt đây là nhóm hoa hồng, đây là nhóm sóc nâu ,... ) Những việc nên làm: Cần chuẩn bị trước hoặc nắm được ý đồ của tiết tự học trong ngày để chủ động sử dụng một số bài tập ứng dụng và thức hành. Phải xác định đâu là kiến thức trọng tâm để khi dạy cần khắc sâu và khi củng cố cần chốt lại. Sử dụng tốt hệ thống giao việc sao cho đảm bảo nguyên tắc tất cả học sinh cùng làm việc. Nhất thiết sau mỗi bài tập học sinh trong nhóm phải tự kiểm tra, phân tích những lỗi sai ( nếu có ) và cùng nhau tìm ra hướng giải quyết, giáo viên có sự can thiệp cần thiết. KẾT LUẬN CHUNG: Trên đây là một số nhận định cũng như một số định hướng hoàn toàn mang tính chủ quan của người viết. Sáng kiến kinh nghiệm này chỉ mang tính chất trao đổi kinh nghiệm giúp giáo viên thực hiện tốt hơn những yêu cầu dạy và học tiết tự học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên không tránh được thiếu sót, rất mong đón nhận những đóng góp của các anh chị đồng nghiệp cho nội dung sáng kiến kinh nghiệm này. Tân Phú, ngày 18 thang 03 năm 2007 Người viết bài Nguyễn Thị Kim Khánh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc630_SKKN 1.doc
Tài liệu liên quan