Đề tài Dự án đầu tư xây dựng vườn quốc gia Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định

Mục Luc

 

Mục Luc i

Đặt vấn đề 1

Phần 1 2

Tên công trình, cơ sở xây dựng dự án 2

I. Tên công trình 2

II. Thời gian xây thực hiện dự án 2

III. Cơ sở xây dựng dự án 2

1. Cơ sở pháp lý 2

2. Cơ sở khoa học và thực tiễn 3

2.1. Đặc điểm tự nhiên 4

2.1.1. Vị trí địa lý 4

2.1.2. Địa hình địa mạo 4

2.1.3. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn, thuỷ triều, tốc độ bồi lắng 5

2.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng 7

2.1.5. Đặc điểm của lớp thực bì 8

2.1.6. Các kiểu Sinh cảnh đất ngập nước 9

2.1.7. Khu hệ Thực vật 13

2.1.8. Khu hệ động vật 15

2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 17

2.2.1. Đặc điểm về xã hội 17

2.2.2. Đặc điểm về kinh tế 19

2.2.3. Tình hình đời sống nhân dân các xã trong vùng đệm. 23

2.2.2. Tình hình các cơ sở hạ tầng. 25

2.2.4. Các áp lực ảnh hưởng đến Vườn quốc gia Xuân Thuỷ. 28

2.2.5. Tiềm năng phát triển du lịch trong khu vực . 30

2.3. Đánh giá quá trình bảo vệ và phát triển Vườn quốc gia. 32

3. Đặc điểm nổi bật và sự cần thiết phải đầu tư xây dựng Vườn quốc gia 37

3.1. Các giá trị nổi bật 37

3.2. Sự cần thiết đầu tư xây dựng Vườn quốc gia 38

3.2.1. Căn cứ chiến lược bảo vệ môi trường và bảo vệ tự nhiên quốc gia 38

3.2.2. Căn cứ chiến lược phát triển kinh tế, du lịch của tỉnh Nam Định 38

3.3.3. Căn cứ tiềm năng nghiên cứu khoa học và giáo dục tuyên truyền 39

Phần 2 41

Nội dung dự án đầu tư 41

I. Mục tiêu 41

II. Luận chứng về quy hoạch vườn quốc gia 42

2.1. Luận chứng về phạm vi ranh giới và diện tích 42

2.2. Luận chứng phân khu chức năng 42

2.2.1. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 43

2.2.2. Phân khu phục hồi sinh thái 44

2.2.3. Phân khu hành chính dịch vụ 46

2.2.4. Vùng đệm 47

2.3. Luận chứng về phạm vi du lịch sinh thái 48

III. Các chương trình hoạt động 49

1. Chương trình Bảo vệ 49

1.1. Tổ chức hội nghị ranh giới và đóng cột mốc 50

1.2. Quản lý bảo vệ rừng 51

1.3. Phòng cháy chữa cháy rừng 53

1.4. Tổ chức các trạm bảo vệ 54

1.5. Xây dựng trụ sở chỉ đạo công tác bảo tồn thiên nhiên 56

1.6. Nâng cấp tôn tạo đường tuần tra bảo vệ 58

1.7. Phương pháp tiếp cận 58

2. Chương trình phục hồi sinh thái có sự tham gia của người dân. 58

2.1. Quản lý sử dụng và phục hồi sinh thái đầm tôm 59

2.2. Quản lý sử dụng và phục hồi sinh thái bãi vạng 60

2.3. Vườn ươm 62

2.4. Vườn thực vật 63

2.5. Khoán bảo vệ và khoanh nuôi 64

2.6. Trồng rừng và cây cảnh quan sinh thái 65

2.7. Phương pháp tiếp cận 66

3. Chương trình nghiên cứu khoa học và đào tạo 66

3.1. Chương trình nghiên cứu 66

3.2. Chương trình đào tạo 67

3.3. Dịch vụ khoa học 67

4. Chương trình tuyên truyền giáo dục 68

5. Chương trình du lịch sinh thái 68

IV. Các giải pháp về quản lý dầu từ và hiệu quả đầu tư 69

1. Giải pháp về tổ chức quản lý 69

1.1. Phân cấp quản lý 69

1.1.1. Chủ quản đầu tư 69

1.1.2. Chủ đầu tư 69

1.2. Tổ chức quản lý 69

1.2.1 Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của ban quản lý 69

1.2.2 Biên chế cán bộ, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 70

2. Giải pháp vốn đầu tư 73

2.1. Cơ sở xây dựng vốn đầu tư 73

2.2. Tổng hợp mức vốn đầu tư 73

2.3. Nguồn huy động vốn đầu tư 74

2.4. Kế hoạch vốn và tiến độ đầu tư 75

3. Hiệu quả của dự án 76

3.1. Khoa học và bảo tồn thiên nhiên 76

3.2. Môi trường 77

3.3. Kinh tế - Xã hội 77

3.4. Nghiên cứu khoa học và tuyên truyền giáo dục 77

Phần III 79

Kết luận và kiến nghị 80

I. Kết luận 80

II. Một số kiến nghị 80

 

 

doc86 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3520 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dự án đầu tư xây dựng vườn quốc gia Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
him quý hiếm sinh sống và cư trú theo mùa. VQG Xuân Thuỷ mang tính đa sạng sinh học rất đậm nét của vùng ven biển châu thổ sông Hồng với hàng ngàn ha rừng ngập mặn và hàng trăm ha rừng Phi lao đã tạo dựng lên những sinh cảnh điển hình, đồng thời rừng ngập mặn ở đây ken dày tầng tầng, lớp lớp tạo lên bức tường thành vững chắc, chắn sóng gió bão cho cả một vùng nhân sinh rộng lớn. Rừng còn là vườn ươm tốt lành cho các loài thuỷ sinh, đồng thời cung cấp thức ăn và tạo môi sinh yên bình cho các loài chim hoang dã cư ngụ hoặc di cư. Hàng năm, cứ đến dịp đông từ tháng 11, 12 năm trước đến tháng 3, 4 năm sau, vào mùa chim di cư, hàng chục ngàn con chim nước đã dừng chân nghỉ ngơi, trú đông, kiếm mồi tích luỹ năng lượng cho cuộc hành trình dài từ Xiberi, Trung Quốc, Triều Tiên xuống Australia và theo hướng ngược lại. Vào thời điểm đông nhất, có từ 30.000 - 40.000 con chim các loại dừng chân nghỉ ngơi, trú đông (Nguyễn Huy Thắng, 1999). Những đàn chim đông đúc với thành phần loài phong phú đã và đang thu hút sự quan tâm rất lớn của các nhà điểu học cũng như các khách du lịch trong nước và quốc tế Theo điều tra khảo sát đến tháng 9 năm 2003 đã thống kê được 215 loài chim, trong đó có gần 100 loài chim di cư, 48 loài chim nước, có 11 loài được ghi vào sách đỏ quốc tế. Trong đó, đặc biệt có hai loài Cò thìa và Choi choi mỏ thìa là những loài cực hiếm nhưng đã bắt gặp ở đây 20% số cá thể còn lại của thế giới. VQG hiện là VQG đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tham gia công ước quốc tế RAMSAR. Với tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái vùng đất ngập nước cửa sông ven biển, VQG là điểm du lịch sinh thái độc đáo và rất hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế. Tiềm năng về tài nguyên du lịch nhân văn Cùng với sự phong phú của tài nguyên du lịch tự nhiên, VQG Xuân Thuỷ có rất nhiều tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị có thể kết hợp trong các tour du lịch như: Đền Nhà Trần - nơi còn lưu giữ lại những chứng tích về một triều đại hưng thịnh vào loại bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Trường dòng Bùi Chu nơi đây cùng với nhà thờ Phát Diệm là hai cái nôi đầu tiên của Thiên chúa giáo ở Việt Nam và cũng là nơi cung cấp cho chúng ta cái nhìn tổng quát về lịch sử phát triển và ảnh hưởng của thiên chuá giáo ở nước ta. Nhà lưu niệm cố tổng bí thư Trường Chinh tại thôn Hành Thiện, xã Xuân Hồng. Đây là nơi đã gắn bó và còn lưu giữ lại những kỷ niệm thời thơ ấu của người. Tượng đồng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn uy nghi bên hồ Vị Xuyên, để tìm hiểm thêm nền văn hiến của tỉnh Nam Định. Chùa Keo, nơi gắn liền với các truyền thuyết Phật giáo kỳ thú, cùng với lối kiến trúc độc đáo và vẻ đẹp huyền bí. Chùa keo như đưa con người về với cội nguồn của tiêu chí "Chân, Thiện, Mỹ". Bãi tắm Quất Lâm (xã Giao Lâm), bãi tắm Hải Thịnh (xã Hải Thịnh) Đây là bãi tắm đẹp, có nơi vui chơi, nghỉ nghơi… tạo lên sức hút lớn đối với du khách đến từ mọi miền đất nước. Ngoài ra, du khách cũng có thể tham quan chùa Tháp, đền Bảo Lộc, chùa Cổ Lễ, Phủ Dày… 2.3. Đánh giá quá trình bảo vệ và phát triển VQG. Lịch sử hình thành và phát triển. Ngày 2/10/1989 UNESCO đã chính thức công nhận khu bãi bồi cửa sông Hồng (huyện Xuân Thuỷ) ra nhập công ước quốc tế Ramsar. Đây là điểm Ramsar thứ 50 của thế giới, đến cuối năm 1989 đầu năm 1990 UBND huyện Xuân Thuỷ đã thành lập Ban quản lý môi trường của huyện, nhằm đặt nền móng cơ bản cho việc hình thành khu BTTN Xuân Thuỷ. Giai đoạn 1993 – 1995 Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên ven biển của huyện ra đời và cũng chỉ là ban quản lý tạm thời, chủ yếu nhằm tiếp nhận vốn để xây dựng cơ bản văn phòng ban quản lý. Cuối năm 1993, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Nam Hà, Chi Cục Kiểm Lâm đã cùng với Viện Điều tra quy hoạch rừng và UBND huyện Xuân Thuỷ, xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ. Ngày 19/1/1995, luận chứng kinh tế kỹ thuật khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ được phê duyệt theo quyết định số 26/ KH-LN. Ngày 10/5/1995 UBND tỉnh Nam Hà đã ban hành quyết định số 479/QĐ-UB để chuyển giao Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên vùng biển huyện Xuân Thuỷ về trực thuộc Chi cục kiểm lâm tỉnh Nam Hà, đồng thời đổi tên thành “Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ”. VQG Xuân Thuỷ được thành lập trên cơ sở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Ramsar theo quyết định số 01/2003-QĐ-TTg ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ, trực thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Nam Định. Có thể nói rằng từ ngày tham gia công ước Ramsar đến nay trên 10 năm, song do có nhiều sự điều chỉnh về nhân sự của cơ quan chủ quản, cán bộ được chắp vá từ nhiều nguồn khác nhau, khả năng thích ứng chậm, đến năm 1997 Ban quản lý KBT Xuân Thuỷ vẫn chưa khẳng định được vị thế của mình. Quan hệ đối nội và đối ngoại còn nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng dậm chân tại chỗ. Đời sống của cán bộ công nhân viên hết sức khó khăn, ảnh hưởng không tốt tới việc thực hiện mục tiêu chung của sự nghiệp bảo tồn thiên nhiên. Từ thời điểm năm 1998 đến nay, do có sự điều chỉnh về nhân sự của cơ quan chủ quản. Ban lãnh đạo mới đã chủ động mở các mối quan hệ đối ngoại, tìm kiếm các nguồn lực đầu tư mới, đồng thời tích cực cải thiện mối quan hệ với chính quyền địa phương các cấp và cộng đồng dân cư ở vùng đệm. Nhiều chương trình mục tiêu của sự nghiệp bảo tồn thiên nhiên được khởi động và đã đem lại những hiệu quả thiết thực, từng bước đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ. Đời sống của cán bộ công nhân viên tuy đã có phần được cải thiện hơn, song vẫn còn quá thấp, chưa tương xứng với vị trí và vai trò mà họ đang phải đảm nhiệm (bình quân thu nhập 440.000đ/người/tháng). Trong thời gian tới ban quản lý VQG cần có hướng tạo thêm các nguồn thu nhập cho cán bộ công nhân viên từ các hoạt động: Dịch vụ du lịch và dịch vụ khoa học hoặc đề nghị bổ sung phụ cấp công tác…vv, nhằm động viên họ phấn đấu thực hiện thắng lợi các chương trình mục tiêu VQG đã đề ra. Cơ sở hạ tầng khu vực VQG. Kể từ ngày chính thức được thành lập Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước và cho đến đầu năm 2003, KBT thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ được nâng cấp chuyển hạng lên thành VQG Xuân Thuỷ ngày nay. Trải qua một khoảng thời gian tuy chưa phải là dài, nhưng Ban quản lý đã đạt được những kết quả đáng kể trong công tác quản lý bảo vệ cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng. Trụ sở ban quản lý (nhà ở và làm việc): Được xây dựng từ năm 1992-1994 bằng ngân sách của địa phương, tổng vốn đầu tư là 465 triệu đồng gồm 1 nhà làm việc 2 tầng, diện tích sử dụng 105 m2, một nhà mái bằng 3 gian có diện tích sử dụng là 88 m2, hệ thống công trình phụ bao gồm: Sân bê tông 400 m2, nhà bếp 27 m2, nhà vệ sinh 14,5 m2, giếng nước, bể chứa 10m2, tường bao + cổng sắt 58,5m2. trị giá công trình ở thời điểm bàn giao là (10/1995) là 390 triệu đồng. Đến nay hầu hết các công trình trên đã xuống cấp khá nghiêm trọng, do xây dựng ở điều kiện khí hậu khắc nghiệt, qua thời gian dài không được duy tu bảo dưỡng thường xuyên nên hiệu quả sử dụng thấp, không đảm bảo nhu cầu ở và làm việc của cán bộ công nhân viên. Hệ thống cột mốc, biển báo: Đã được thiết kế thi công và lắp đặt trên 2 tuyến đê chính : là Đê Ngự Hàn ở vùng đệm và đê Vành Lược ở khu bảo vệ, hiện nay đã có 8 biển báo (cỡ 1m x 1,2m) và 5 cột mốc tam giác nhỏ (20cm x 20cm x 50cm). Nhìn chung cột mốc và biển báo còn thiếu nhiều. Trên toàn tuyến ranh giới sông, biển và cửa VQG chưa có cột mốc biển báo. Số cột mốc đã có cũng bị xuống cấp mạnh , giá trị thẩm mỹ kém nên không phát huy được vai trò của nó là phân định gianh giới, cảnh báo và tuyên truyền về bảo vệ tài nguyên môi trừơng ở khu vực VQG. Hệ thống điện, nước và thông tin liên lạc. - Trụ sở VQG Xuân Thuỷ hiện nay chưa có điện lưới để sử dụng, đơn vị chỉ chạy máy phát điện khi có nhu cầu cấp thiết, còn lại việc thắp sáng trong sinh hoạt của cán bộ công nhân viên chủ yếu dùng bằng đèn dầu. - Nước phục vụ cho sinh hoạt: Có hai nguồn, nước ăn dùng nước mưa từ bể chứa với dung tích khá hạn chế, còn nước sinh hoạt tắm rửa được lấy từ giếng khoan UNICEF Thường xuyên có độ mặn từ 3-7%, không qua lọc và xử lý hoá chất nên không đảm bảo yêu cầu về vệ sinh. - Thông tin liên lạc: Do ở xa trung tâm huyện nên mãi đến năm 1997, ban quản lý mới được lắp đặt một máy điện thoại Viba sử dụng bằng năng lượng ắc quy. Hệ thống liên lạc này có nhiều nhược điểm nên rất dễ bị trục trặc kỹ thuật. Thư báo và FAX phải về lấy ở bưu điện huyện cách xa cơ quan 20 km. - Các thiết bị phù trợ khác: Do các dự án trong và ngoài nước trang bị một số trang thiết bị như: Máy thuỷ 25 mã lực, vỏ xuồng Nga, 2 máy phát điện 2,5 kw và 1,5kw, đầu video. Ti vi, Máy chiếu Slide projector, máy vi tính và đầu in kim, Máy ảnh, ống nhòm, 1 xe máy DD, Máy bơm phòng cháy. Hiện nay phần lớn các thiết bị đã bị hư hỏng cần được sửa chữa hoặc sắm mới. Hệ thống giao thông. - Đường bộ : Trong phạm vi khu vực có 1 đường trục Cồn Ngạn dài khoảng 4 km là con đường giao thông huyết mạch của ban quản lý VQG. Ban đầu được hình thành từ quy hoạch phát triển của dự án lấn biển Cồn Ngạn (1992). Năm 1997 dự án 327 của tỉnh đã đầu tư nâng cấp được 1,8 km đường rải đá (rộng 2m, dầy 10 cm) và áp trúc 700 m đường bị sụt lở. Từ năm 1998 đến năm 1999 ban quản lý đã huy động các ông chủ đầm tôm Cồn Ngạn đóng góp để rải đá cho mặt đường còn lại dài 2,3 km, rộng 1 m, dầy 10 cm. Hiện nay xe máy và xe thô sơ đã có thể đi lại trong thời tiết xấu, nhưng ô tô nhỏ vẫn chưa thể đi lại được khi gặp trời mưa. Ranh giới giữa vùng lõi và vùng đệm ở phía Tây Bắc là hệ thống đê vành lược, đây là tuyến đường bộ duy nhất có trong khu vực dùng để tuần tra bảo vệ và phục vụ khách thăm quan du lịch, nhưng do ảnh hưởng của các cống tháo nước vào các đầm tôm nên hiện nay ô tô con không thể đi lại được. Đề nghị trong dự án đầu tư cần ưu tiên nâng cấp các đoạn đường này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện thô sơ và ô tô con, có thể đi lại được trong mọi thời tiết, tạo điều kiện phát triển du lịch cảnh quan trong khu vực. - Đường thuỷ : Đường giao thông trong khu vực VQG chủ yếu là đường thuỷ tự nhiên, hàng năm phù sa bồi đắp nâng cốt cửa sông lên từ 8 – 10 cm, luồng lạch không được nạo vét thường xuyên, nên đi lại bằng đường thuỷ cũng gặp không ít khó khăn, đặc biệt là khi triều thấp. Trong tương lai để đẩy mạnh và thu hút khách du lịch sinh thái trong khu vực cần phải có sự đầu tư thích đáng để nạo vét luồng lạch, xây dựng cầu cảng và trang bị mới các phương tiện cho phù hợp. Cơ cấu tổ chức quản lý. Tổng số cán bộ công nhân viên chức trong VQG Xuân Thuỷ là 8 người, trong đó có: 1 Giám đốc, 1 Phó giám đốc, 1 Trưởng phòng và 5 Nhân viên. Trong đó có 3 kỹ sư lâm nghiệp, 2 kỹ sư nông nghiệp, 1 cử nhân kinh tế và 2 sơ cấp. Hiện tại, VQG không có hạt kiểm lâm, không được tăng quân số, việc đào tạo nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên hiện có trong những năm qua cũng rất hạn chế, cùng với điều kiện làm việc tương đối khó khăn, cơ sở hạ tầng nhỏ bé xuống cấp, không có điện lưới, thông tin liên lạc rất trục trặc, thu nhập thấp (bình quân 500.000 đ/người/tháng). Đây cũng chính là những nhược điểm khá cơ bản kìm hãm sự phát triển của khu Ramsar Xuân Thuỷ. Nói chung là hiện nay bộ máy tổ chức chưa thật hoàn chỉnh chưa đáp ứng được đòi hỏi của nhiệm vụ và tương xứng với một VQG. Các hoạt động của VQG - Công tác trồng rừng : Công tác trồng rừng thực chất đã có từ trước ngày ra nhập công ước quốc tế Ramsar. Rừng phi lao ở cồn Lu dược bắt đầu trồng lại từ năm 1989, bằng nguồn vốn ngân sách của ngành Nông – Lâm nghiệp. Từ năm 1990 – 1992, rừng Trang được trồng ở cồn Ngạn và cồn Lu bởi nguồn vốn của dự án lấn biển cồn Ngạn. Từ năm 1993 đến nay, rừng được trồng mới và bảo vệ bằng dự án quốc gia (327 & 661). Từ năm 1997 đến nay cũng có thêm một dự án của Hội chữ thập đỏ Đan Mạch, đầu tư cho địa phương trồng rừng ngập mặn với mục tiêu nhân đạo. Đây là một dự án trồng và bảo vệ rừng có quy mô khá lớn. Đến nay, về cơ bản những lô đất trống lớn ở khu vực VQG Xuân Thuỷ đã được phủ xanh bằng rừng trồng. Chỉ còn những diện tích cát ướt, chưa thể trồng thành rừng với bất kỳ một loại cây bản địa nào và phần diện tích đất phù sa mới bồi ở giáp giới giữa cồn Xanh và cồn Lu là những sinh cảnh hết sức quan trọng dành cho các loài chim ăn nghỉ rất đông đúc vào mùa chim di trú. - Công tác tuyên truyền giáo dục : Các hoạt động tuyên truyền và giáo dục môi trường ở khu vực trong thời gian qua đã được triển khai khá phong phú và đạt kết quả tích cực như : Tổ chức các hội nghị tuyên truyền cho cán bộ quản lý và cộng đồng địa phương từ xã đến huyện và tỉnh, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng giới thiệu về khu Ramsar trên đài truyền hình trung ương, tỉnh và thông qua báo trí, đài phát thanh, in tờ rơi, tài liệu… phát hành rộng rãi ra cộng đồng. Ngoài ra còn đưa chương trình giáo dục môi trường vào hệ thống các trường phổ thông các xã vùng đệm (chương trình ngoại khoá) và 2 dự án của (GEF và DRC còn tổ chức các hội thi tìm hiểu về rừng ngập mặn và bảo tồn thiên nhiên cũng khá sôi động. Tuy nhiên việc tuyên truyền giáo dục chưa được tổ chức thường xuyên và khoa học, do vậy trong dự án cần đưa ra các chương trình giáo dục tuyên truyền, nhằm tiếp tục nhân rộng và đổi mới phương thức hoạt động nhằm đạt hiệu quả thiết thực hơn. - Công tác bảo vệ và phục hồi rừng Từ sau khi tham gia công ước Ramsar, UBND tỉnh Nam Định, huyện Xuân Thuỷ đã có những văn bản pháp quy, cấm việc săn bắt chim thú ở khu vực này. Và nhất là từ khi ban quản lý chính thức được thành lập tháng 10/1995, ban quản lý có quyền xử lý các vi phạm về lâm luật (các hành vi xâm hại rừng và chim thú). Đồng thời có chức năng quản lý và bắt giữ các hành vi, vi phạm pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và luật bảo vệ môi trường, sau đó chuyển cấp có thẩm quyền xử lý. Số vụ vi phạm chặt phá cây rừng làm nhiên liệu, săn bẫy chim và khai thác nguồn lợi thuỷ sản bằng sung điện cũng đã giảm rất nhiều. Biểu 17: Các vụ xâm hại tài nguyên môi trường VQG đã được xử phạt. Hạng mục Năm Tổng cộng 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Vi phạm lâm luật 15 25 24 15 7 5 5 2 98 Vi phạm BVNLTS 4 8 5 2 1 1 2 3 25 Tổng số 19 33 29 17 8 6 7 5 123 Nguồn : Ban quản lý VQG cung cấp. Nguyên nhân các vi phạm bảo vệ môi trường rừng ngập mặn là do: Nhận thức về bảo vệ môi trường của người dân còn kém, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng của địa phương, thiếu sự đầu tư vào các công trình bảo vệ môi trường và số lượng cán bộ bảo vệ VQG còn quá mỏng, năng lực khoa học của các cán bộ có nhiều hạn chế. Vì vậy việc lập dự án đầu tư xây VQG là việc làm rất cấp bách, nhằm giảm đi các hoạt động bất hợp pháp nêu trên và giữ được hệ sinh thái rừng ngập nước điển hình nhất của Việt Nam. Các chính sách của Nhà nước đã ban hành liên quan đến việc quản lý đất đai, quản lý tài nguyên rừng (như Nghị định 02 - CP ngày 15/1/1994 và quyết định số 202/TTg ngày 2/5/1994 của Thủ tướng Chính Phủ ban hành quy định về khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng và nhiều văn bản khác...) là những văn bản tạo thuận lợi cho cơ chế quản lý Khu bảo tồn chưa được tổ chức thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ. Công tác nghiên cứu khoa học: Công tác nghiên cứu khoa học về các loại tài nguyên trong thời gian qua đã được xúc tiến có sự trợ giúp của tổ chức khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước, nhằm duy trì và phát triển bền vững hệ sinh thái đất ngập nước ven biển như : Trung tâm nghiên cứu tài nguyên môi trường thuộc Đại học quốc gia Hà Nội (CRES), Trung tâm nghiên cứu rừng ngập mặn thuộc Đại học sư phạm I Hà Nội (MERC, Dự án Birdlife internationa đóng tạiViệt Nam, Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN). Ngoài ra UBND huyện Giao Thuỷ còn thực hiện đề tài “ xây dựng luận cứ khoa học cho việc phát triển kinh tế – xã hội vùng bãi bồi cồn Ngạn. Mặt khác cũng tham mưu với chính quyền địa phương có chính sách thoả đáng cho người sử dụng đất ngập nước trong khu bảo tồn yên tâm sản xuất và có trách nhiệm cao trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - Công tác đào tạo huấn luyện : Nhìn chung trong thời gian qua, trên cơ sở các dự án trong và ngoài nước đã được ban quản lý triển khai khá rộng, trên nhiều phương diện như : Cử 6 cán bộ đi học bảo tồn đa dạng sinh học theo dự án VIE/G31 – Cúc Phương, 1 cán bộ học về du lịch sinh thái (do IUCN & FD tổ chức), 2 cán bộ tham dự lớp tập huấn về công tác phòng chống sâu bệnh hại và phòng chống cháy rừng (do cục kiểm lâm tổ chức) và một số lớp tập huấn khác như huấn luyện về sử dụng vũ khí quân dụng, anh ngữ, hội thảo về quản lý đất ngập nước…, nhưng nói chung là chưa thật sâu và chưa đạt hiệu quả mong muốn. Trong dự án đầu tư xây dựng VQG đưa ra chương trình đào tạo cho lĩnh vực này, nhằm tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ công nhân viên ở khu baỉo tồn, giúp họ có đủ điều kiện để thừa hành công vụ đạt hiệu quả. - Các dự án, đề tài đã thực hiện trong VQG Ban quản lý đã tiếp nhận và tham gia nhiều các đề tài nghiên cứu của các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước, đồng thời cũng trực tiếp làm chủ một số đề tài như: - Đề tài thực nghiệm ươm giống cây Bần (1994 - 1995), kinh phí của sở Nông lâm nghiệp tỉnh Nam Định. Đề tài đã xác lập được quy trình gieo ươm và trồng mới loài bần (Sônneratia caseolaris) là loài cây ưa ngọt lợ có sinh khối lớn. Gieo bằng hạt và bứng cây con để trồng bầu ở lập địa thích hợp. - Dự án “ Tăng cường năng lực cho khu Ramsar Xuân Thuỷ” do đại sứ quán Hà Lan tài trợ. Dự án được chia làm 2 phần : phần thứ nhất tăng cường năng lực cho ban quản lý VQG (bằng mua sắm trang thiết bị phù trợ và đào tạo cán bộ), phần thứ 2 hỗ trợ tuyên truyền bảo vệ môi trường ở vùng đệm, nhằm giảm sức ép lên khu vực VQG. Dự án kéo dài từ tháng 9/1998 đến 10/1999, có tổng kinh phí đầu tư là 33.000USD. - Dự án “ Nâng cao nhận thức cho cộng đồng người dân vùng đệm ” của GEF-UNDP (Bắt đầu từ tháng 10/1999) với vốn đầu tư là 18.000 USD. - Đề tài “ Đánh giá môi trường khu Ramsar Xuân Thuỷ ” sau 10 năm tham gia công ước quốc tế, do sở Khoa học công nghệ & môi trường tỉnh Nam Định tài trợ kinh phí. - Đề tài “ Dẫn giống cây rừng Nam Bộ” do công ty giống Lâm Nghiệp TW ký hợp đồng với Ban quản lý VQG. Bước đầu đã trồng được 4 ha Đước (Rhizophora apiculata) và ươm giống mắm trắng (Avicennia alba). Đề tài thực hiện từ tháng 8/2000, kéo dài 2 năm, với vốn đầu tư 50.000.000 đồng VN. Ngoài ra, VQG Xuân Thuỷ còn tiếp nhận một số nghiên cứu sinh, thạc sĩ, luận văn tốt nghiệp trong và ngoài nước về thực tập tại Vườn. 3. Đặc điểm nổi bật và sự cần thiết phải đầu tư xây dựng VQG 3.1. Các giá trị nổi bật Là khu vực RAMSAR duy nhất ở Việt Nam và đầu tiên của khu vực ASEAN. Một trong những diện tích rừng ngập mặn lớn nhất miền bắc có chức năng phòng hộ rất lớn cố định cát và phù sa Là sinh cảnh của những loài chim di cư quý hiếm bị đe doạ cấp quốc gia và toàn cầu Là sinh cảnh quan trọng của nhiều loài động thực vật thuỷ sinh Là nơi chứa đựng nguồn lợi thuỷ sản phong phú Là vùng cửa sông Hồng, một trong những cửa sông lớn nhất miền Bắc đang trong quá trình bồi tụ Là nơi mưu sinh của một bộ phận lớn người dân các xã lân cận Hàng năm ước tính cung cấp lượng thuỷ sản giá trị hàng trăm tỷ đồng Nếu quản lý sử dụng bền vững sẽ đem lại nguồn lợi và việc làm ổn định cho nhiều hộ gia đình trong khu vực và nguồn thu ngân sách địa phương. Có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái 3.2. Sự cần thiết đầu tư xây dựng VQG 3.2.1. Căn cứ chiến lược bảo vệ môi trường và bảo vệ tự nhiên quốc gia VQG Xuân Thuỷ được đầu tư xây dựng nằm trong mục tiêu chiến lược xây dựng hệ thống các khu rừng đặc dụng của nước ta. Điều này đồng nghĩa với việc cơ hội được bảo vệ cho các hệ sinh thái, các loài động thực vật, đặc biệt là các loài động thực vật quý hiếm. Một trong những mục tiêu bảo tồn thiên nhiên của quốc gia là các hệ sinh thái tiêu biểu của đồng bằng sông Hồng… 3.2.2. Căn cứ chiến lược phát triển kinh tế, du lịch của tỉnh Nam Định Cơ hội phát triển kinh tế: VQG Xuân Thuỷ được đầu tư phát triển sẽ đem lại nguồn lợi trực tiếp qua các dịch vụ du lịch của tỉnh Nam Định, thúc đẩy sự giao lưu văn hoá của địa phương, thu hút các dự án trong nước cũng như quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội vùng lõi cũng như vùng đệm. Trước mắt dự án sẽ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho VQG nâng cao ý thức về bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên VQG. Giá trị kinh tế tiềm năng về phòng hộ môi trường: Giá trị kinh tế to lớn và lâu dài của VQG Xuân Thuỷ đối với nền kinh tế trong khu vực cũng như của tỉnh Nam Định chính là các giá trị mà VQG mang lại trong việc duy trì cân bằng sinh thái và môi trường, chống cát, gió biển cho các xã đồng bằng, các hệ thống giao thông trong vùng. Những đóng góp này của VQG làm giảm các tác động và những rủi ro của thiên tai, góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của tỉnh. Giá trị bảo tồn: VQG Xuân Thuỷ là sân ga cho các loài chim di cư nghỉ chân và tích trữ năng lượng trong cuộc hành trình trú đông từ phương Bắc xuống phương Nam và ngược lại; và là nơi sống của rất nhiều loài chim nước và động vật truỷ sinh. Giá trị tiềm năng về du lịch: Đây là nơi thu hút nhiều khách nước ngoài đến xem chim và du lich sinh thái. Chứa đựng một tiềm năng lớn về du lịch nên kết hợp và phát huy giá trị này. 3.3.3. Căn cứ tiềm năng nghiên cứu khoa học và giáo dục tuyên truyền Các số liệu về tính đa dạng sinh học của VQG Xuân Thuỷ chắc chắn mới chỉ là những kết quả ban đầu còn xa so với thực tế. Bởi vậy việc đầu tư phát triển VQG Xuân Thuỷ mở ra những tiềm năng và nhu cầu lớn cho các nghiên cứu khoa học về khu vực này. VQG là hiện trường độc đáo cho công nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên. Chẳng hạn như hệ động, thực vật trên cạn và dưới nước còn chưa được nghiên cứu đầy đủ về tính đa dạng phong phú về dạng sống, yếu tố địa lý thực vật, yếu tố di truyền, yếu tố lịch sử... VQG Xuân Thuỷ cũng là hiện trường độc đáo cho công tác nghiên cứu về tập tính của các loài chim di cư, địa chất, quá trình bồi tụ, tác động của môi trường... Đây thực sự có tiềm năng lớn cho công tác nghiên cứu của các ngành khoa học tự nhiên. Trong tương lai VQG Xuân Thuỷ sẽ là trường thực địa lớn cho học sinh, sinh viên các trường phổ thông ở Nam Định và của cả miền Bắc. Hơn nữa với hiệu quả mang lại, VQG Xuân Thuỷ sẽ đóng vai trò quan trọng trọng việc tuyên truyền giáo dục về lòng yêu thiên nhiên môi trường của cộng đồng. Phần 2. Nội dung dự án I. Mục tiêu Mục tiêu tổng quát: Bảo vệ toàn bộ các hệ sinh thái đất ngập nước điển hình của vùng cửa sông Hồng, các giá trị khoa học về đa dạng sinh học, địa chất, cảnh quan, các loài động vật hoang dã hiện đang sinh sống và di cư đến các hệ sinh thái VQG. Nâng cao nhận thức cộng đồng người dân về bảo vệ và phát triển VQG Mục tiêu cụ thể: Bảo vệ và phục hồi tài nguyên Bảo vệ đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên và các giá trị nguyên sơ, đặc biệt chú trọng bảo tồn diện tích rừng nguyên sinh hiện có trong phạm vi vùng lõi của VQG. Bảo vệ quần thể của các loài động thực vật quí hiếm, các loài đang bị đe dọa. Bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước điển hình của đồng bằng sông Hồng. Duy trì chức năng là điểm đến của các loài chim di cư vào mùa đông hoặc là nơi dừng chân của một số loài chim trên đường đi trú đông. Nâng cao độ che phủ của rừng, chất lượng rừng trong khu vực thông qua các chương trình bảo vệ và phục hồi rừng ở các phân khu phục hồi sinh thái và diện tích rừng ở vùng đệm. Tiến hành chương trình nghiên cứu, theo dõi, đánh giá rừng và tài nguyên rừng trong VQG để xây dựng chương trình quản lý, bảo vệ lâu dài cho VQG. Triển khai các chương trình hỗ trợ về vốn và kỹ thuật để phát triển kinh tế xã hội ở vùng đệm nhằm thu hút người dân cùng tham gia bảo vệ rừng trong khu vực, giảm dần sức ép của vùng đệm đối với tài nguyên rừng của VQG. Quản lý sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt là nguồn lợi thuỷ sản) để người dân sử dụng khôn khéo được nguồn tài nguyên tăng thêm thu nhập nhưng tham gia tích cực bảo vệ môi trường. Tiến hành chương trình giáo dục, tuyên truyền vận động cộng đồng vùng đệm trong công tác bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Trong giai đoạn tiếp theo, tổ chức du lịch sinh thái trên các các phân khu của VQG, nhằm nâng cao hiểu biết của các tầng lớp xã hội về các giá trị bảo tồn, đồng thời nâng cao lợi ích cho người dân trong khu vực. II. Luận chứng về quy hoạch VQG 2.1. Luận chứng về phạm vi ranh giới và diện tích Diện tích VQG đã được phê chuẩn theo Quyết định số 01/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 2/1/2003 với diện tích là 7.100 ha. Phạm vi, ranh giới VQG Xuân Thuỷ được hoạch định như sau: VQG là phần bãi bồi bao gồm một phần của Cồn Ngạn, Cồn Lu và Cồn Xanh nằm giáp ranh với 5 xã: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Long và phần Bãi Trong (bãi bồi) huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định. Ranh giới được mô tả như sau: Bắt đầu từ nơi giao nhau của đê Vành Lược với sông Vọp (phía Bắc) theo đê Vành Lược cắt một phần diện tích của Cồn Ngạn đến nơi giao nhau của đê Vành Lược Với sông Vọp (phía Nam); theo sông Vọp chạy bao lấy Cồn Lu và Cồn Xanh(

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDự án đầu tư xây dựng VQG Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định.doc
Tài liệu liên quan