Đề tài Dựa vào các lí thuyết kinh tế và đầu tư, giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ THUYẾT KINH TẾ VÀ ĐẦU TƯ VỀ VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ 2

I. KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ VÀ PHÂN LOẠI. 2

1. Khái niệm 2

2. Phân loại đầu tư 2

2.1. Theo mối quan hệ của chủ đầu tư với đối tượng đầu tư: 2

2.2 Theo bản chất của đầu tư 3

2.3 Theo nguồn vốn 3

2.4 Theo cấp quản lý 4

II. KHÁI NIỆM TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 4

1. Khái niệm 4

2. Một số chỉ tiêu đánh giá 5

2.1. Một số thước đo của sự tăng trưởng 5

2.1.1. Tổng sản phẩm quốc nội ( GDP) 5

2.1.2. Tổng thu nhập quốc dân ( GNI ) 6

2.1.3. Thu nhập bình quân đầu người 7

2.2. Các chỉ số về cơ cấu kinh tế 7

2.2.1. Chỉ số cơ cấu ngành 7

2.2.2. Chỉ số cơ cấu xuất nhập khẩu 7

2.2.3. Chỉ số tiết kiệm - đầu tư 7

2.3. Đánh giá sự phát triển xã hội 8

2.3.1. Mức tăng dân số hàng năm 8

2.3.2. Số calo bình quân trên đầu người 8

2.3.3. Chỉ số cơ cấu nông thôn và thành thị 8

2.3.4. Chỉ số phát triển con người ( HDI ) 8

III. VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUA CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ VÀ ĐẦU TƯ 9

1. Đầu tư tác động đến tổng cung của nền kinh tế. 9

1.1. Lí thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái cổ điển. 9

1.2. Quan điểm tăng trưởng kinh tế của K.Marx 9

1.3.Lí thuyết tân cổ điển về đầu tư. 10

1.4. Mô hình Harrod-Domar 10

2. Mô hình của Keynes: Đầu tư là nhân tố kích thích tổng cầu của nền kinh tế. 11

3.Đầu tư tạo sự phát triển cho các ngành kinh tế mũi nhọn từ đó tạo ra sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế. 13

3.1. Mô hình các giai đoạn phát triển của W.Rostow 13

3.2. Mô hình hai khu vực của Arthus Lewis 14

3.3. Mô hình hai khu vực của Oshima. 15

4. Đầu tư được coi là cú huých từ bên ngoài giúp các nước đang phát triển thoát khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo. 16

5.Đầu tư đúng hướng cho phép khai thác lợi thế tuyệt đối và tương đối, thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển. 17

5.1. Quan điểm của Adam Smith 17

5.2 Lí thuyết của Ricarđo và Heckscher-Ohlin. 17

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 19

I. TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA 19

1.Tổng quan về kinh tế 19

2. Một số vấn đề xã hội 21

II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TÁC ĐỘNG VÀO TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM 22

1. Dựa vào vai trò của đầu tư tác động lên tổng cầu 22

2. Dựa vào vai trò của đầu tư tác động lên tổng cung. 23

3.Vai trò của đầu tư nước ngoài trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển 26

4. Đứng dưới mô hình các giai đoạn phát triển kinh tế của W.Rostow. 28

5. Đầu tư đúng hướng, khai thác được lợi thế, tăng giá trị xuất khẩu. 30

III. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI CỦA ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM. 31

1. Hạn chế của đầu tư. 31

1.1. Giải ngân thấp ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển. 31

1.2. Sự tăng lên của hệ số ICOR cho thấy Việt Nam đang duy trì mức” tăng trưởng bằng lượng” mà thiếu quan tâm đến “tăng trưởng bằng chất”. 33

1.3. Cái "nóng" trong quy hoạch phát triển và tình trạng phân tán dàn trải trong đầu tư. 35

1.4. Vốn phân bổ chưa hợp lí giữa các ngành và các khu vực được đầu tư. 37

1.5. Tình trạng đáng báo động về nợ đọng trong xây dựng. 38

1.6. Những bất cập và tồn tại trong cơ chế đầu tư. 39

1.7. Tham nhũng, chất lượng nguồn nhân lực- hai điều đáng quan tâm. 40

2. Hạn chế trong tăng trưởng, phát triển kinh tế. 43

2.1. Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, tăng trưởng khá cao nhưng chưa bền vững. 43

2.2. Mất cân đối giữa tổng cung và tổng cầu. 45

2.3. Chưa có sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế. 45

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG SỬ DỤNG HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 45

1. Những giải pháp chặn, phòng, chống thất thoát và lãng phí trong xây dựng cơ bản. 45

2.Điều chỉnh cơ cấu đầu tư Nhà nước 45

3.Thực hiện đồng thời phân cấp thẩm quyền ra quyết định đầu tư và hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư. 45

4.Nâng cao chất lượng của công tác qui hoạch phát triển kinh tế- xã hội. 45

5.Đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực đầu tư. 45

6. Triển khai mạnh việc nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật - công nghệ 45

7.Các ngân hàng thương mại cần tăng tỉ trọng huy động vốn trung và dài hạn 45

KẾT LUẬN 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO .63

 

 

 

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2186 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dựa vào các lí thuyết kinh tế và đầu tư, giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
pital đã có số vốn gần 4 tỉ đô la Mỹ. Những thông tin vừa nêu cho thấy nguồn vốn đầu tư tài chính nước ngoài đã tăng nhanh đáng kể, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam. 4. Đứng dưới mô hình các giai đoạn phát triển kinh tế của W.Rostow. Việt Nam đang trong giai đoạn chuẩn bị cất cánh, đây được coi là thời kỳ quá độ giữa xã hội truyền thống và sự cất cánh. Trong giai đoạn này nhiều điều kiện cần thiết để cất cánh đã bắt đầu xuất hiện, đó là những hiểu biết về khoa học kỹ thuật đã bắt đầu được áp dụng vào sản xuất cả nông nghiệp và công nghiệp. Giáo dục được mở rộng và có những cải tiến để phù hợp yêu cầu của sự phát triển. Nhu cầu đầu tư tăng lên đã thúc đẩy sự hoạt động của ngân hàng và sự ra đời của các tổ chức huy động vốn .Tiếp đó giao lưu hàng hóa trong và ngoài nước tăng đã thúc đẩy sự hoạt động của ngành giao thông vận tải, thông tin liên lạc. Ngành khoa học trong nước đã làm chủ được công nghệ sản xuất giống nhân tạo và công nghệ sản xuất một số loại thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Một số địa phương đã triển trên diện rộng những kết quả khoa học mới này. Khoa học và công nghệ hướng vào việc giải quyết những vấn đề lí luận và thực tiễn và dự báo những xu thế phát triển, cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương phát triển kinh tế xã hội, xây dựng con người, bảo vệ môi trường dự báo phòng chống thiên tai. KHCN hướng vào việc nâng cao năng suất lao động ,đổi mới sản phẩm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường, xây dựng năng lực công nghệ quốc gia… Để phát triển được một mức độ khoa học áp dụng vào thực tế thì nước ta đã có những đầu tư thỏa đáng cho giáo dục đặc biệt từ năm 1985 dến nay. Giáo dục đại học, cao đẳng cũng ngày càng được mở rộng về quy mô đào tạo, cơ sở vật chất ngày càng được nâng cấp, chương trình đào tạo dần dần được đổi mới. Nền giáo dục đại học Việt Nam một mặt đã đáp ứng xu hướng thế giới là tiến tới phổ cập giáo dục đại học, mặt khác vẫn giữ nền tảng giáo dục tinh hoa. Trong những năm qua, để thúc đẩy giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng dạy và học, Nhà nước đã thực hiện xã hội hóa để huy động tiềm năng của các thành phần kinh tế cho giáo dục và đào tạo. Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục và đào tạo đã tăng từ 15% năm 2000 lên 18% năm 2005 với cơ cấu tăng chi cho những nhiệm vụ trọng tâm của ngành như đổi mới chương trình, bồi dưỡng giáo viên, tăng cường giáo dục miền núi. Các dự án ODA trong giáo dục đào tạo cũng đã dành phần lớn cho giáo dục cơ bản và đang được triển khai với tổng vốn vay hàng trăm triệu USD. Việt Nam cũng đang tiến hành một dự án đặc biệt "Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn" với khoản kinh phí lớn nhằm tạo mọi cơ hội, điều kiện cho những trẻ có hoàn cảnh khó khăn được đi học. Dự án đã được triển khai tại 219 huyện khó khăn thuộc 40 tỉnh trong cả nước với gần 15.000 điểm trường. Bên cạnh đó, Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách công bằng trong tiếp cận giáo dục, đặc biệt đối với trẻ dân tộc thiểu số, trẻ ở vùng khó khăn. Trước hết là ưu tiên đầu tư theo mục tiêu cho các địa bàn có nhiều khó khăn, phát hành công trái giáo dục để hỗ trợ cho các tỉnh miền núi, vùng khó khăn xây dựng trường học kiên cố, đạt chuẩn chất lượng và thực hiện xoá đói giảm nghèo, thông qua đó tạo nhiều cơ hội cho trẻ tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ giáo dục. Hệ thống các trường phổ thông nội trú và bán trú được củng cố và mở rộng với 13 trường trung ương, 50 trường tỉnh, 266 trường huyện và 519 trường bán trú xã, cụm xã. Năm 2000, Việt Nam đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học. Từ năm học 2002-2003, tỷ lệ biết chữ của người lớn trong độ tuổi 15-24 đã đạt gần 95%, số năm đi học trung bình của người dân đạt mức 7,3 năm. Việc dạy chữ dân tộc đã được đẩy mạnh ở các địa phương, nhờ đó tỷ lệ người dân tộc thiểu số mù chữ giảm mạnh. Phổ cập giáo dục tiểu học đã đạt được thành tích đáng kể ở tất cả các vùng miền trong cả nước. Việt Nam được đánh giá là có tiến bộ nhanh hơn so với phần lớn các nước có thu nhập thấp khác trên thế giới trong việc khắc phục những sự chênh lệch về giới và về tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi.Tỷ lệ học sinh tiểu học nhập học đúng độ tuổi đã tăng từ 90% trong thập niên 1990 lên gần 98% trong năm học 2004-2005. Nếu như năm học 1997-1998, tỷ lệ học sinh hoàn thành bậc tiểu học đạt 68% thì đến năm học 2004-2005, tỷ lệ này đã đạt từ 99%-100% ở các vùng miền và tăng nhanh ở khu vực Tây Nguyên. Các trường lớp của Việt Nam đã và đang phấn đấu đạt chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn về hạ tầng cơ sở đảm bảo cho việc dạy và học có chất lượng tương đương với các nước khác trong khu vực. Hiện tại, cả nước đã có gần 500 trường mầm non, gần 3.200 trường tiểu học, trên 400 trường trung học cơ sở và phổ thông trung học đạt trường chuẩn quốc gia. Để tiến lên giai đọan cất cánh, Việt Nam đầu tư vào một số ngành công nghiệp mũi nhọn, tạo điều kiện phát triển các ngành có lợi thế so sánh, đầu tư cho ngành nghề đó để xuất khẩu ra nước ngoài. Ở Việt Nam hiện nay xác định 10 ngành công nghiệp ưu tiên, mũi nhọn. Theo đó, cả nước chỉ có 3 ngành công nghiệp mũi nhọn là cơ khí chế tạo (ô tô, đóng tàu, thiết bị toàn bộ, máy nông nghiệp, cơ điện tử); thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin; sản phẩm từ công nghệ mới (năng lượng mới, năng lượng tái tạo, công nghiệp phần mềm, nội dung số). 7 ngành công nghiệp ưu tiên là dệt may, da giày, nhựa, chế biến nông lâm thủy sản, khai thác chế biến bauxit nhôm, thép, hóa chất. Các ngành công nghiệp nói trên được ưu tiên bố trí đủ nhu cầu về đất khi đầu tư, được hỗ trợ xúc tiến thương mại...năm 2007,tỷ trọng hàng công nghiệp, hàng chế biến xuất khẩu năm 2007 chiếm 40,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. 5. Đầu tư đúng hướng, khai thác được lợi thế, tăng giá trị xuất khẩu. Trong những năm qua Việt Nam đã phát triển ngành công nghiệp theo hướng khai thác những lợi thế vốn có của đất nước như nguồn nguyên liệu thô sẵn có, nhân lực dồi dào... Các ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển đã tăng trưởng khá mạnh, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn có giá trị xuất khẩu cao, thu về nguồn ngoại tệ cho đất nước. Tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên đáng kể theo từng năm Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu theo năm Đơn vị tính: Triệu USD Năm 1997 1998 1999 2000 2001 Tổng kim ngạch xuất khẩu 20.777 20.861 23.163 30.120 31.247 Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng kim ngạch xuất khẩu 36.452 45.405 58.578 69.104 84.015 Nguồn: Tổng cục Thống kê Rõ ràng rằng với những chính sách đầu tư đúng hướng tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta tăng lên đáng kể. Năm 2007, giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt gần 48,4 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006, trong đó tất cả các mặt hàng chủ yếu đều tăng. Tuy nhiên tỉ lệ nhập siêu cũng tăng lên đáng kể, vì vậy cần có những có chính sách để tăng giá trị xuất khẩu và giảm giá trị nhập khẩu. III. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI CỦA ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM. 1. Hạn chế của đầu tư. 1.1. Giải ngân thấp ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển. Với một quốc gia đang phát triển nhanh như Việt Nam, nhu cầu vốn rất lớn. Tuy nhiên, thực tế hiệu quả sử dụng các nguồn vốn của Việt Nam hiện nay đến đâu? Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: "Ở Việt Nam, tồn tại một nghịch lí là nước nghèo nhưng không biết tiêu tiền hợp lí, gây lãng phí". Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng vốn đầu tư FDI đăng ký trong năm nay đạt 20,3 tỷ USD, mức kỷ lục trong 20 năm qua (1998-2007) từ khi Việt Nam thực hiện mở cửa thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, trong số 20,3 tỷ USD này, mới chỉ khoảng 4,6 tỷ USD (chiếm 30%) được đưa vào thực hiện. “Điều này cho thấy nhiệm vụ cho những năm tiếp theo của chúng ta là tập trung cho giải ngân FDI”, đại diện Cục Đầu tư nước ngoài cho hay. Bảng FDI đăng ký qua các năm Năm FDI (tỷ đồng) Giải ngân (tỷ đồng) Tỷ trọng(%) 2000 2,6 2,4 92,3 2006 10,2 4,1 40,1 2007 20,3 4,6 22,66 ( Nguồn : Tổng hợp của nhóm nghiên cứu) Dựa vào bảng ta thấy vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay chính là tỷ lệ giải ngân nguồn vốn trong những năm gần đây đã giảm rất mạnh. Nếu như năm 2000, vốn cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 2,6 tỉ USD và tỷ lệ vốn thực hiện lên tới 92,3% thì đến năm 2006, tỷ lệ vốn thực hiện giảm còn 41% và sang đến 2007 thì vốn thực hiện giảm xuống còn 22,6%. Chúng ta đang đứng trước một vấn đề là vốn cam kết lớn nhưng năng lực giải ngân không theo kịp. Tốc độ giải ngân không theo kịp nguồn tiền đổ vào khiến chúng ta đang đứng trong một vòng luẩn quẩn. Ngân hàng sẽ tăng lãi suất huy động dẫn đến việc tăng lãi suất cho vay. Gánh nặng này đè lên vai các doanh nghiệp và họ "chia sẻ" nó sang hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ... khiến cho giá cả tăng vọt và kẻ chịu trận cuối cùng chính là người tiêu dùng Hiện đang có rất nhiều yếu kém tác động đến việc thực hiện cam kết cũng như tốc độ giải ngân các nguồn tiền đang đổ vào Việt Nam. Cụ thể, kết cấu hạ tầng yếu kém, thiếu trầm trọng đường cao tốc, bến cảng container, kẹt xe...Nếu như ở Singapore chỉ mất 2 tiếng đồng hồ để chu chuyển một container thì ở VN phải mất tới 7 ngày. Lợi thế giá nhân công thấp bị giảm hấp dẫn vì thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong 1 năm qua, mức lương các nhân sự quản lý của Việt Nam đã tăng 34% bởi sự thiếu hụt nghiêm trọng này. Một trong những “rào cản” mới nổi đối với giới đầu tư nước ngoài chính là tiếp cận đất đai. Đã có không ít lời than phiền của các nhà đầu tư, rằng đó là một thị trường không minh bạch, thiếu an toàn, khó tìm kiếm và quá phức tạp khi mua bán, chuyển nhượng. Bên cạnh đó, rất nhiều các yếu tố khác, như cơ sở hạ tầng hạn chế, tình trạng thiếu điện, đình công lan rộng... vốn đã trở thành vấn đề “biết rồi, khổ lắm...” vẫn chưa biết khi nào mới được khắc phục. Những hạn chế đó đã gây khó khăn kéo dài, tạo áp lực ngày càng lớn đối với việc giải ngân vốn FDI. Ông Đặng Thành Tâm, thành viên của hội đồng tư vấn quốc gia APEC, chủ tịch tập đoàn đầu tư Sài Gòn - DN đang sở hữu tới 20 khu công nghiệp trên khắp Việt Nam cho biết, chúng ta đang gặp rất nhiều rào cản. Thiếu điện là vấn đề hết sức nghiêm trọng. Theo quy hoạch phát triển điện của Việt Nam đến 2020, chúng ta phải có 100 tỷ USD đầu tư để có 100 ngàn MGW điện. Trong đó, Chính phủ chỉ lo cho TCty Điện lực Việt Nam tối đa 30% số đó, tức là 70% còn lại là trông chờ vào các DN tư nhân của Việt Nam và nước ngoài. Điện đã trở thành vấn đề vô cùng bức xúc. Những năm vừa qua đã thiếu hụt rồi, nay đầu tư càng nhiều thì sẽ càng thiếu hụt. Các nhà đầu tư nước ngoài đến với chúng tôi đặc biệt than phiền về thiếu điện. Không những thế, những nghiên cứu mới đây của UNTAD và của Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) đã chỉ ra rằng, mặc dù phân cấp là một quyết sách đúng đắn song đang thiếu sự gắn kết giữa Trung ương và địa phương trong quá trình phê duyệt và hướng dẫn thực hiện dự án. Đại diện Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam còn cho rằng, ngoài những vấn đề về cơ chế chính sách, thủ tục..., Chính phủ Việt Nam vẫn chưa thực sự quan tâm đến “chăm sóc sau FDI”, bao gồm thuế, thủ tục về thuế và các chính sách cho người nước ngoài tham gia dự án. Không chỉ với FDI mà đối với vốn ODA, Việt Nam cũng chưa thực hiện tốt tất cả các công việc cần thiết để giải ngân tốt hơn. Một phần do phức tạp thủ tục, một phần do quy định khác nhau giữa nhà tài trợ và chính phủ Việt Nam nên khó thống nhất. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2007, Việt Nam có tốc độ giải ngân vốn ODA đạt gần 2 tỷ USD so với yêu cầu giải ngân 11,9 tỷ USD vốn ODA trong giai đoạn 2006-2010 thì 2 năm 2006 và 2007 mới chỉ đạt 39% Mới đây, một nghiên cứu của Tổ công tác ODA của Chính phủ cũng chỉ rõ việc giải ngân ODA chậm đang phát sinh một vòng "luẩn quẩn". Khi các dự án ODA chậm trễ, mức độ giải ngân thấp hơn. Điều này khiến nảy sinh hai vấn đề, thứ nhất là vốn đầu tư cho phát triển giảm xuống, không đạt như dự kiến; thứ hai khi nguồn vốn hiện tại không được sử dụng đúng cam kết các nhà tài trợ sẽ cam kết thấp hơn cho những kỳ tiếp theo. Cả hai yếu tố này tất yếu sẽ khiến tốc độ tăng trưởng không đạt kế hoạch và có thể bị giảm sút. 1.2. Sự tăng lên của hệ số ICOR cho thấy Việt Nam đang duy trì mức” tăng trưởng bằng lượng” mà thiếu quan tâm đến “tăng trưởng bằng chất”. Trong những năm qua, đầu tư được đánh giá là nhân tố quan trọng nhất quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh công cuộc xoá đói giảm nghèo, thực hiện sự nghiệp CNH-HĐH ở Việt Nam. Đầu tư tăng lên cả về giá trị tuyệt đối và tỷ lệ so với GDP. Ngoại trừ năm 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, còn lại nhìn chung tốc độ vốn đầu tư tăng lên liên tục, nếu như năm 1990 vốn đầu tư chỉ dừng lại ở 7581,4 tỷ đồng thì đến năm 2000 đã đạt 145333 tỷ đồng, năm 2003 đạt 219 675 tỷ đồng và năm 2007 đã lên đến 461900 tỷ đồng. Tuy nhiên hiệu qủa sử dụng vốn đầu tư của chúng ta hiện nay đang được đánh giá là kém hiệu quả, điều đó được thể hiện trước hết ở sự tăng lên của hệ số ICOR. Bảng "Chỉ số ICOR của kinh tế Việt Nam qua các năm đổi mới" cho thấy, trong những năm đầu của công cuộc đổi mới, nhờ đổi mới cơ chế, nền kinh tế đã huy động được tài sản cố định và các công suất đã đầu tư trước đây và đầu tư tương đối có hiệu quả, hệ số ICOR thấp. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997, cùng với chính sách kích cầu, đầu tư vào kết cấu hạ tầng ở nông thôn tăng nhanh, hệ số ICOR đã tăng vọt cho thấy đầu tư kém hiệu quả, phải cần một lượng đầu tư ngày càng cao để tạo ra sự tăng trưởng của một đơn vị GDP. Chỉ số ICOR của kinh tế Việt Nam qua các năm đổi mới Năm Vốn đầu tư Tốc độ tăng GDP(%) Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP ICOR Giá trị (tỷ đồng) Tốc độ tăng(%) 1990 7581,4 26,53 5,09 18,07 3,55 1991 19219,8 18,47 5,81 25,06 4,31 1992 24736,7 51 8,7 22,38 2,57 1993 42177,2 38,22 8,08 30,07 3,72 1994 54296,2 -0,97 8,83 30,41 3,44 1995 72447 33,9 9,54 31,65 3,32 1996 87386,5 14,89 9,34 32,12 3,44 1997 108370 19,23 8,15 34,55 4,24 1998 117134 2,65 5,76 32,45 5,63 1999 131170,9 9,79 4,77 32,8 6,88 2000 145333 10,8 6,79 32,91 4,85 2001 163543 12,21 6,89 33,98 4,93 2002 193098,5 15,67 7,08 36,04 5,09 2003 219675 10,45 7,26 36,27 5 Nguồn :Tạp chí kinh tế và phát triển Chỉ số ICOR (hệ số giá trị sản phẩm gia tăng - nó thể hiện để thu được 1 đồng lợi nhuận thì phải bỏ bao nhiêu đồng vốn) của cả nền kinh tế tăng nhanh, đặc biệt là khu vực kinh tế nhà nước. ICOR tăng là một xu hướng tất yếu bởi nó gắn với phản ánh sự tiến bộ kỹ thuật. Tuy nhiên, ICOR tăng nhanh lại là điều đáng lo ngại cho quá trình phát triển của mọi nền kinh tế. Ở Việt Nam, ICOR tăng nhanh cảnh báo một vấn đề: thiếu vốn, trình độ phát triển thấp, nhưng hiệu quả sử dụng vốn lại giảm nhanh và điều này chứng tỏ chất lượng đầu tư và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đang gặp nguy cơ khá nghiêm trọng. Năm 1995, ICOR của Việt Nam là 3,32 thì hiện nay đã lên tới gần 6, trong đó khu vực kinh tế nhà nước tăng từ 3,6 lên 7,28. Đây là một thực tế đáng lo ngại, vì khu vực kinh tế chủ đạo lại có chất lượng thấp. Tốc độ tăng trưởng đạt được trong năm 2006 nói riêng, một vài năm gần đây được cho là cao, nhưng so với số tiền đầu tư 399 nghìn tỷ đồng bỏ ra, chiếm đến 41% GDP thì cần phải nhìn nhận khách quan hơn. Chỉ số đầu tư tăng trưởng (ICOR) có xu hướng gia tăng là điều không tốt cho nền kinh tế. Riêng năm 2006, ICOR là 5,02 và bình quân từ năm 2000 đến nay lên đến 5,11, cao hơn rất nhiều so với Trung Quốc cách đây 10 năm, Thái Lan 20 năm và Singapore 30 năm. Giáo sư David Dapice- Nhà kinh tế trưởng Chương trình Việt Nam tại Đại học Harvard, cho rằng cũng với tỷ lệ đầu tư so với GDP tương đương với Việt Nam, nhưng Trung Quốc đạt được mức tăng trưởng 9-10%, trong khi Việt Nam chỉ có thể duy trì ở mức 7-8%. Điều này có nghĩa là với quy mô nền kinh tế hiện tại, hàng năm Việt Nam mất đi khoảng 1 tỷ đô-la. Bảng dưới đây cung cấp thêm một con số so sánh với các nước khác và nó có thể minh chứng phần nào lập luận trên. Bảng so sánh ICOR giữa các nước Nước Đầu tư Tăng trưởng ICOR Việt Nam (’00-’06)          38,3 7,5 5,1 Trung Quốc (’91-’03)       39,1 9,5 4,1 Đài Loan (’81-90)           21,9 8,0 2,7 Hàn Quốc (’81-90)         29,6 9,2 3,2 Nhật Bản (’61-’70)           32,6 10,2 3,2 Nguồn: Dựa trên thống kê của các nước Tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư, đặc biệt là đầu tư công rất nghiêm trọng. Nếu chúng ta có thể tiết kiệm được 20-30% lãng phí đó thì ICOR của chúng ta sẽ trở về mức bình thường, đồng thời nền kinh tế có thể tăng trưởng được thêm khoảng 2%, tức đạt mức trên 10% chứ không phải chỉ hơn 8% như bây giờ. “Thực tế từ chỉ số ICOR của VN cho thấy nếu chúng ta tiếp tục duy trì mức “tăng trưởng bằng lượng” mà thiếu quan tâm đến “tăng trưởng bằng chất”, thì nguồn lực có giới hạn sẽ cạn kiệt dần và tất yếu dẫn tới nguy cơ giảm tăng trưởng trong thời gian tới” - TS Đỗ Văn Thành (Bộ Tài chính) nhận định. 1.3. Cái "nóng" trong quy hoạch phát triển và tình trạng phân tán dàn trải trong đầu tư. Một tồn tại cố hữu là tính quy hoạch chưa cao nên xảy ra tình trạng nhiều dự án kinh tế bị tồn đọng hoặc triển khai chậm – nhất là do các khâu đền bù giải tỏa đất đai, hoặc do những điều kiện cung ứng bất cập (đường, điện, nước, nguồn nhân lực thích hợp...), có những công trình trở nên “đắt” nhất thế giới. Trong khi đó vì thiếu hụt nhiều thứ khác, trước hết là thiếu quy hoạch, nên nhiều dự án FDI quan trọng đành bỏ lỡ hay tạm “gác lại”. Nguồn vốn có thể huy động được từ thị trường trong nước và từ kiều hối tăng nhanh, nhưng thiếu các kênh và các dự án đủ sức hấp dẫn những nguồn vốn này vào các hoạt động kinh tế, trong khi đó nhiều dự án có sẵn lại thiếu vốn – chủ yếu vì ít hấp dẫn hoặc tính khả thi thấp. Sâu xa hơn nữa, sự hẫng hụt của quy hoạch phát triển, của quy hoạch tổng thể đã “nóng” tới mức làm cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung và chiến lược công nghiệp hóa – hiện đại hóa nói riêng mang nặng tính chất của từng kế hoạch 5 năm với những thay đổi và sự nhấn mạnh khác nhau của từng thời đoạn, không còn giữ được tính liên tục với đường nét rõ ràng của một chiến lược, không giữ được tính tập trung vào một hướng phát triển – ví dụ hướng phát huy ưu thế lớn nhất của đất nước là con người và tận dụng tình hình hội nhập. Thực trạng này có thể dễ dàng nhận thấy ở sự chồng chéo, trùng lặp và tính cục bộ trong các chiến lược ngành cũng như trong các chiến lược phát triển của các địa phương. “Nền kinh tế GDP tỉnh” là một biểu hiện rất đặc trưng của sự phát triển này. Hệ quả là kinh tế cả nước đã là một thị trường thống nhất nhưng tính manh mún và cục bộ vẫn còn khá đậm nét. Tư duy “nhiệm kỳ” hoành hành nặng nề và đang làm cho thực trạng manh mún này “nóng” thêm nữa.  Riêng về quy hoạch phát triển giao thông vận tải và phát triển đô thị để giải quyết ách tắc cũng như để tạo ra sức phát triển năng động mới – đặc biệt là tạo ra sức phát triển hướng ra biển (rộng hơn khái niệm kinh tế biển) – còn đang là vấn đề đại sự và hết sức lúng túng, đụng chạm trực tiếp đến tư duy lựa chọn chiến lược phát triển nào. Hình như không một bộ óc nước ngoài siêu việt nào có thể cố vấn cho chúng ta trong vấn đề quy hoạch này nếu như trước đó tự chúng ta chưa lựa chọn cho mình một tư duy, một chiến lược phát triển rõ ràng: Đi vào thời kỳ phát triển mới chủ yếu dựa trên phát huy con người và hội nhập.  Trong một thời gian dài đầu tư dàn trải đã được xem như là một “căn bệnh trầm kha” rất khó chữa của nền kinh tế Việt Nam. Đầu tư dàn trải là hiện tượng cùng một lúc thực hiện quá nhiều dự án khiến cho vốn đầu tư bị phân tán, dàn mỏng không phát huy hiệu quả. Nó là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nợ đọng, chậm tiến độ trong xây dựng cơ bản thời gian qua. Theo thống kê năm 2001 cả nước co 6944 dự án được thực hiện, năm 2002 có 7614, năm 2003 có 10596 và đến 2004 có đến 12355 dự án. Điều đáng nói tính riêng năm 2003 trong số 10596 dự án, nhưng chỉ có 98 dự án thuộc nhóm A, số còn lại là dự án nhóm B, C. Đầu tư dàn trải còn được thực hiện ở ngay cả việc mở rộng quá nhiều những diện được hưởng nguồn vốn vay ưu đãi. Thời gian đối tượng được hưởng vốn vay ưu đãi mở ra ngày một nhiều, điều đó làm cho chất lượng và mục đích của hoạt động này không còn như mong muốn. Năm 1995- 1996 có 9 nhóm ngành được hưởng vốn vay ưu đãi, năm 2000 bổ sung 17 nhóm, năm 2003 bổ sung thêm 14 nhóm. Sở dĩ có hiện tượng phân tán dàn trải trong đầu tư như trong thời gian qua một mặt từ thực tế là xuất phát điểm thấp của nền kinh tế, hầu như ngành nào, vùng nào, địa phương nào cũng cần được đầu tư nâng cấp, nhưng mặt khác cũng xuất hiện những yếu chủ quan như nhận thức tư duy kinh tế còn những điểm hạn chế, chẳng hạn như yếu tố hiệu quả kinh tế không được xem xét một cách thấu đáo. Về mặt nguyên tắc khi thực hiện bất kỳ một dự án nào, trước tiên phải xem xét về mặt hiệu quả kinh tế, đây là yếu tố mang tính chất quyết định đối với một dự án đầu tư. Ngoại trừ một số công trình phúc lợi công cộng, một số công trình xây dựng ở vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn, mà yếu tố thu hồi vốn không được đặt lên hàng đầu, còn lại khi quyết định đầu tư chúng ta phải tính đến khả năng thu hồi vốn, khả năng sinh lời. Bởi vì bản chất và mục đích của đầu tư là chúng ta hy sinh những nguồn lực ở hiện tại để kỳ vọng vào một kết quả cao hơn ở tương lai. Với quan niệm vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước nên phải cào bằng và chia đều cho các vùng miền, ngành nghề, khu vực, cộng với thực tế nhu cầu đầu tư rất lớn, nên khi phân bổ vốn chúng ta thường bị căng kéo bởi nhiều mục tiêu. Chúng ta vẫn có thói quen là sản xuất ra những thứ mình có chứ không phải những thứ thị trường cần tức là vấn đề hiệu qủa kinh tế chưa được xem trọng đúng mức. Để thực hiện chủ trương sản xuất mía đường, chúng ta đã đầu tư xây dựng 32 nhà máy cán và lọc mía đường với số vốn là 750 triệu USD và 350 triệu USD xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhưng theo đánh giá của WB thì khả năng thu hồi vốn chỉ đạt khoảng 60-70% do các nhà máy hoạt động không đúng công suất, quy hoạch sai, do khi thiết kế đã không tính đến quy hoạch các vùng nguyên liệu dẫn đến việc di dời rất tốn kém. Không những thế giá đường của chúng ta cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới 1.4. Vốn phân bổ chưa hợp lí giữa các ngành và các khu vực được đầu tư. Giai đoạn cuối thập kỷ 70 đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Việt Nam thực hiện chính sách ưu tiên đầu tư quá mức vào ngành công nghiệp nặng thông qua các khu vực doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kém hiệu quả, trong khi không đi kèm với việc đầu tư vào vốn con người, công nghệ…dẫn đến sự mất cân đối nghiêm trọng về phân bổ và sử dụng nguồn lực. Từ giữa thập kỷ 80, chính sách đầu tư vào tài sản vốn vật chất đã có sự thay đổi đáng kể, theo đó giảm sự can thiệp trực tiếp của Nhà nứơc vào các hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể. Nhà nước chỉ quản lý ở tầm vĩ mô, tạo cơ chế huy động và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, thực hiện cổ phần hóa và đổi mới doanh nghiệp, tiếp tục thực hiện chính sách mở cưả, hội nhập kinh tế. Tuy nhiên trong giai đoạn này, thực tế cho thấy đầu tư của Nhà nước vào khu vực kinh tế kinh doanh vẫn tiếp tục giữ tỷ trọng cao và tăng lên khá nhiều so với các thành phần kinh tế khác, mặc dù xu hướng đóng góp của khu vực này cho GDP lại đang có xu hướng giảm đi, điều đó có thể hiện ở bảng sau: Bảng: Cơ cấu đầu tư theo thành phần kinh tế và tỷ trọng của từng khu vực trong GDP( giá hiện hành) Cơ cấu đầu tư(%) Cơ cấu GDP(%) 1995 2000 2003 2007 1995 2000 2003 2007 Khu vực Nhà nước 42 57,5 56,5 43,3 40,2 38,5 38,3 37,3 Khu vực ngoài quốc doanh 27,6 23,8 26,7 40,7 53,5 48,2 47,8 45,7 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 30,4 16,8 16,8 16 6,3 11,4 14 17 (Nguồn :www.vietnamnet.vn) Nhìn bảng trên ta thấy, nếu như năm 1995 1% đóng góp của khu vực Nhà nước vào GDP tương ứng với 1,04 % đóng góp của đầu tư thì đến năm 2000 là GDP cần 1,49%, năm 2003 là 1,48%....Như vậy nhìn chung để có 1% đóng góp GDP, khu vực kinh tế Nhà nước ngày càng cần mức đầu tư nhiều hơn, trong khi đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước tuy có tỷ trọng đầu tư thấp hơn nhưng đóng góp GDP lại ở mức cao. Trong cơ cấu đầu tư cũng có sự mất cân đối thể hiện ở 2 chương trình đầu tư quốc gia giai đoạn 1996-2000 và 2001-2005, trong đó đầu tư cho ngành nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp- xây dựng và giao thông vận tải- bưu chính viễn thông vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất: 76,3 %, 74 %. Trong khi đó đầu tư và lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục, y tế xã hội…chỉ chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn là 5,8 %, 11,65 %. Bên cạnh đó, đầu tư của khu vực nước ngoài chủ yếu mới chỉ tập trung vào một số ngành khai thác nguyên liệu, khoáng sản( như dầu thô..), những ngành tập trung vốn lớn, một số ngành được bảo hộ cấp cao như lắp ráp ôtô, xe máy, sản xuất thép.. 1.5. Tình trạng đáng báo động về nợ đọng trong xây dựng. Hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau đã dẫn đến tình trạng báo động về nợ đọng trong xây dựng ở Việt Nam. Nợ đọng trong xây dựng cơ bản về cả số lượng dự án và số vốn đầu tư đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10080.doc
Tài liệu liên quan