Đề tài Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư, giải thích vai trò của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế

MỤC LỤC

Lời mở đầu

 

Chương I:Những vấn đề lý luận chung về đầu tư, tăng trưởng và phát triển kinh tế.

 

I/ Đầu tư

1.Khái niệm Trang 6

2.Phân loại đầu tư Trang 6

Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư

II/Tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 8

1.Khái niệm Trang 8

1.1_Tăng trưởng kinh tế Trang 8

1.2_Phát triển kinh tế Trang 8

2.Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 9

3.Một số chỉ tiêu đánh giá. Trang 10

3.1_Một số thước đo của sự tăng trưởng Trang 10

3.1.1.Tổng sản phẩm quốc nội(GDP) Trang 10

3.1.2.Tổng thu nhập quốc dân(GNI) Trang 11

3.1.3.Thu nhập bình quân đầu người Trang 11

3.2_Các chỉ số về cơ cấu kinh tế Trang 12

3.2.1.Cơ cấu ngành Trang 12

3.2.2.Cơ cấu vùng Trang 13

3.2.3.Cơ cấu thành phần kinh tế Trang 13

3.2.4.Cơ cấu khu vực thể chế Trang 14

3.2.5.Cơ cấu tích lũy và tiêu dùng (tái sản xuất) Trang 14

3.2.6.Cơ cấu thương mại sản xuất Trang 14

3.3_Đánh giá sự phát triển xã hội Trang 15

3.3.1.Một số chỉ tiêu phản ánh nhu cầu cơ bản của con người Trang 15

3.3.2.Chỉ tiêu nghèo đói và bất bình đẳng Trang 16

3.3.3. Chỉ tiêu môi trường sinh thái Trang 17

Chương II: Vai trò của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế qua các lý thuyết kinh tế và đầu tư. Trang 20

I/ Tác động của đầu tư tới tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 20

1. Đầu tư tác động đến tổng cung của nền kinh tế Trang 20

1.1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái cổ điển Trang 20

1.1.1. Nội dung của lý thuyết Trang 21

1.1.2. Vai trò của đầu tư với tăng trưởng và phát triển Trang 22

1.1.3. Ưu điểm và hạn chế của lý thuyết Trang 22

1.2. Quan điểm tăng trưởng kinh tế của Marx( 1818-1883) Trang 23

1.2.1. Nội dung của quan điểm Trang 23

1.2.2. Vai trò của đầu tư Trang 24

1.3. Mô hình số nhân đầu tư Trang 24

1.3.1. Nội dung mô hình Trang 24

1.3.2. Vai trò của đầu tư với tăng trưởng và phát triển Trang 25

1.4. Lý thuyết gia tốc đầu tư Trang 26

1.4.1. Tư tưởng trung tâm của mô hình gia tốc đầu tư Trang 26

1.4.2. Nội dung của lý thuyết gia tốc đầu tư Trang 26

1.4.3. Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển. Trang 27

1.4.4. Nhận xét về lý thuyết gia tốc đầu tư Trang 27

1.5. Mô hình Harrod-Domar Trang 29

1.5.1. Tư tưởng trung tâm của mô hình. Trang 29

1.5.2. Nội dung của mô hình Harrod-Domar Trang 30

1.5.3. Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 32

1.5.4. Ưu điểm và hạn chế của mô hình Trang 32

1.6. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái kinh tế hiện đại Trang 33

1.6.1.Nội dung của lý thuyết Trang 33

1.6.2.Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 34

 

2.Đầu tư là nhân tố kích thích tổng cầu của nền kinh tế . Trang 35

2.1.Mô hình của Keynes về tăng trưởng kinh tế Trang 35

2.1.1Nội dung mô hình của Keynes Trang 35

2.1.2.Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 36

2.1.3.Ưu ,nhược điểm của mô hình Trang 37

 

2.2. Mô hình thu nhập quốc dân Trang 37

2.2.1.Nội dung mô hình Trang 37

2.2.2.Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 38

 

3.Đầu tư tạo ra sự phát triển cho các ngành kinh tế mũi nhọn, từ đó tạo ra sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế Trang 39

3.1. Mô hình các giai đoạn phát triển của W.Rostow Trang 39

3.1.1.Nội dung mô hình Trang 39

3.1.2. Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 40

3.1.3.Ư u điểm và hạn chế của mô hình Trang 41

 

3.2. Mô hình hai khu vực của A.Lewis Trang 41

3.2.1.Tư tưởng trung tâm của mô hình Trang 41

3.2.2. Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 42

3.2.3.Hạn chế của mô hình Trang 43

3.3.Mô hình hai khu vực của trường phái tân cổ điển Trang 43

3.3.1.Nội dung mô hình Trang 44

3.3.2. Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 44

3.3.3.Hạn chế của mô hình Trang 45

3.4.Mô hình hai khu vực của Harry T.Oshima Trang 45

3.4.1.Nội dung mô hình Trang 45

3.4.2. Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 47

3.4.3.Ư u điểm và hạn chế của mô hình Trang 48

 

4. Đầu tư được coi là cú huý‎ch từ bên ngoài giúp các nước đang phát triển thoát khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo: Lý thuyết vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ. Trang 49

4.1.Nội dung của lý thuyết Trang 49

4.2.Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 50

 

5. Đầu tư đúng hướng cho phép khai thác lợi thế tuyệt đối và tương đối, thúc đẩy hoạt động ngoại thương. Trang 51

5.1.Lợi thế tuyệt đối của Adam Smith Trang 51

5.1.1.Nội dung mô hình Trang 51

5.1.2.Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 53

5.1.3.Ưu điểm và hạn chế của lý thuyết Trang 53

5.2.Lợi thế so sánh của David Ricardo Trang 54

5.2.1.Nội dung mô hình Trang 54

5.2.2.Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 56

5.2.3.Ưu điểm và hạn chế của lý thuyết Trang 56

5.3.L‎ý thuyết của Heckscher-Ohlin về lợi thế tương đối. Trang 57

5.3.1.Nội dung mô hình Trang 57

5.3.2.Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 60

5.3.3.Ưu điểm và hạn chế của lý thuyết Trang 60

 

 

II/ Tác động ngược trở lại của tăng trưởng và phát triển tới đầu tư Trang 61

1.Tăng trưởng và phát triển kinh tế góp phần cải thiện môi trường đầu tư Trang 61

2.Tăng trưởng và phát triển kinh tế làm tăng tỷ lệ tích lũy, cung cấp thêm vốn cho đầu tư Trang 61

3. Tăng trưởng kinh tế góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, năng lực công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư phát triển Trang 62

 

Chương III: Thực trạng về mối quan hệ qua lại giữa đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 – 2010 Trang 63

 

I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 – 2010 Trang 63

1. Tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư Trang 63

2. Tình hình tăng trưởng & phát triển kinh tế Việt Nam từ 2001-2010 Trang 66

 

II. MỐI QUAN HỆ QUA LẠI GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG & PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM Trang 68

1. Tác động của đầu tư đến tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 68

1.1. Tác động của đầu tư đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế Việt Nam Trang 68

1.2. Tác động của việc sử dụng vốn đầu tư đến chất lượng tăng trưởng kinh tế thông qua việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trang 76

1.3. Đầu tư là cú huých từ bên ngoài giúp các nước đang phát triển thoát khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo Trang 81

1.4. Đầu tư đúng hướng góp phần thúc đẩy hoạt động ngoại thương Trang 84

2. Tác động ngược lại của tăng trưởng và phát triển kinh tế đến đầu tư Trang 88

2.1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế góp phần cải thiện môi trường đầu tư Trang 88

2.2. Tăng trưởng và phát triển kinh tế làm tăng tỷ lệ tích luỹ, cung cấp thêm vốn cho đầu tư Trang 91

2.3. Tăng trưởng kinh tế góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, năng lực công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư phát triển Trang 91

 

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG & PHÁT TRIỂN KINH TẾ Trang 94

 

I. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Trang 94

1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và bố trí kế hoạch đầu tư Trang 94

2. Phân bổ và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả Trang 94

2.1. Nguồn vốn trong nước Trang 94

2.2. Nguồn vốn từ nước ngoài (gồm ODA và FDI) Trang 96

3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động Trang 97

4. Đổi mới và hoàn thiện chính sách đầu tư vào công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh Trang 97

5. Đổi mới công tác quản lý, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực đầu tư Trang 98

 

II. GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠO ĐIỀU KIỆN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Trang 100

1. Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng nhằm thu hút đầu tư Trang 100

1.1. Giải pháp thu hút đầu tư từ nguồn vốn trong nước Trang 100

1.1.1.Chính sách tài chính Trang 100

1.1.2. Chính sách tiền tệ và tín dụng Trang 101

1.2. Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng nhằm tạo điều kiện thu hút đầu tư từ nước ngoài Trang 102

1.2.1.Giải pháp thu hút nguồn vốn ODA Trang 102

1.2.2.Giải pháp thu hút nguồn vốn FDI Trang 102

2. Áp dụng chặt chẽ các biện pháp về quản lý môi trường. Trang 105

 

KẾT LUẬN Trang 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

 

doc108 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3387 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư, giải thích vai trò của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h. Quan điểm của trường phái tân cổ điển rất khó thực hiện nếu không nói là thiếu tính thực tế trong các điều kiện của các nước đang phát triển thiếu rất nhiều các khả năng nguồn lực nhất là nguồn lực về vốn đầu tư và lao động có kĩ thuật cao, kĩ năng quản lý và trình độ quan hệ kinh tế quốc tế. Tuy nhiên nó cũng đánh giá đúng khi đã nhận thức được khoa học công nghệ là một trong những yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế 3.4. Mô hình hai khu vực của Harry T.Oshima. 3.4.1. Nội dung của mô hình . Hary T.Oshima là nhà kinh tế người Nhật Bản, ông nghiên cứu mối quan hệ giữa 2 khu vực dựa trên những đặc điểm khác biệt của các nước châu Á so với các nước Âu-Mỹ, đó là nền nông nghiệp lúa nước có tính thời vụ cao vào thời gian cao điểm của mùa vụ vẫn có hiện tượng thiếu lao động và lại dư thừa nhiều trong khi nhàn rỗi. Theo Oshima, dư thừa lao động nông nghiệp không phải lúc nào cũng xảy ra nên mô hình của trường phải cổ điển không phù hợp với châu Á, nhất là vùng lúa nước. Việc đầu tư đồng thời cho nông nghiệp và công nghiệp của trường phái Tân cổ điển là thiếu tính thực tế trong điều kiện các nước phát triển (thiếu nguồn lực vốn đầu tư, lao động, kỹ năng quản lý và quan hệ quốc tế). Với quan điểm hướng tới một nền kinh tế phát triển, Oshima đã đưa ra hướng quan tâm đầu tư phát triển nền kinh tế theo 3 giai đoạn với những mục tiêu và nội dung phát triển khác nhau. a. Giai đoạn bắt đầu của quá trình tăng trưởng: tạo việc làm cho thời gian nhàn rỗi theo hướng tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp. Oshima cho rằng ở các nước châu Á gió mùa là mang tính thời vụ cao, lao động thất nghiệp mang tính thời vụ lại càng trầm trọng hơn khi sản xuất nông nghiệp mang nặng tính chất độc canh, nhỏ lẻ phân tán. Vì vậy mục tiêu của giai đoạn đầu trong quá trình tăng trưởng là giải quyết hiện tượng thất nghiệp thời vụ ở khu vực nông nghiệp. Biện pháp hợp lý nhất là để thực hiện mục tiêu này là đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, xen canh, tăng vụ trồng thêm rau, quả, cây lấy củ, mở rộng chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi và đánh bắt cá, trồng cây lâm nghiệp. Hướng phát triển này tỏ ra phù hợp đối với khả năng vốn, trình độ kỹ thuật của nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn này. Do đó có nhiều việc làm hơn, thu nhập của nông dân bắt đầu tăng lên, họ có thể chi tiêu nhiều hơn cho giống mới, phân hóa học, thuốc trừ sâu và công cụ lao động. Dấu hiệu kết thức giai đoạn này là khi chủng loại nông sản sản xuất ra ngày càng nhiều với quy mô lớn, nhu cầu cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng cao và xuất hiện yêu cầu chế biến nông sản với quy mô lớn nhằm tăng cường tính chất hàng hóa trong sản xuất nông sản, đặt ra vấn đề phát triển ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ với quy mô lớn. b. Giai đoạn hai: Hướng tới có việc làm đầy đủ bằng cách đầu tư phát triển đồng thời cả nông nghiệp và công nghiệp. Giai đoạn này là đầu tư phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ theo chiều rộng, cụ thể: tiếp tục thực hiện đa dạng hóa sản xuất cây trồng và vật nuôi trong nông nghiệp, thực hiện sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn, xen canh, tăng vụ, nhằm tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa ngày càng lớn; Phát triển các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống, đồ gỗ, đồ thủ công mỹ nghệ nhằm tăng cường số lượng việc làm và nâng cao tính hàng hóa; phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất nông cụ thường, nông cụ cầm tay, nông cụ cải tiến cho nông nghiệp, đồng thời phát triển các ngành công nghiệp sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, giống và các yếu tố đầu vào khác cho nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp tạo điều kiện mở rộng thị trường công nghiệp, tạo yêu cầu tăng quy mô sản xuất công nghiệp cũng như nhu cầu các hoạt động dịch vụ. Khi đó việc di dân từ các khu vực nông thôn đến thành thị để phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ ngày càng tăng. Dấu hiệu kết thúc giai đoạn này là tốc độ tăng trưởng việc làm có biểu hiện lớn hơn tốc độ tăng trưởng lao động, làm cho thị trượng lao động bắt đầu bị thu hẹp, tiền lương thực tế tăng lên. c. Giai đoạn sau khi có việc làm đầy đủ: thực hiện phát triển các ngành kinh tế theo chiều sâu nhằm giảm bớt cầu lao động. Trong nông nghiệp do quy mô nhu cầu việc làm tăng mạnh dẫn tới tiền công ở khu vực này cũng được nhích dần lên với tốc độ ngày càng tăng. Do ưu thế của các ngành này cần đầu tư ít vốn, công nghệ dễ học hỏi, thị trường dễ tìm và dễ thâm nhập, có khả năng cạnh tranh ở thị trường ngoài nước làm cho xuất khẩu có xu hướng tăng nhanh. Khu vực dịch vụ cũng ngày càng mở rộng. Sự tăng trưởng của khu vực dịch vụ nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp, các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Tất cả đã làm cho hiện tượng thiếu lao động trở nên ngày càng phổ biến trong tất cả các ngành và các khu vực của nền kinh tế. Trong giai đoạn này là phải đầu tư phát triển theo chiều sâu trên toàn bộ các ngành kinh tế. Một mặt, trong nông nghiệp cần hướng tới sử dụng máy móc thiết bị thay thế lao động và áp dụng phương pháp công nghệ sinh học nhằm tăng sản lượng. Các máy cày, gặt đập, phun nước, máy bơm, làm cỏ, máy sấy, và các phương tiện vận tải cơ giới ngày càng mở rộng và tiết kiệm thời gian cho người lao động trên đồng ruộng. Trong điều kiện đó khu vực nông nghiệp có khả năng rút bớt lao động để chuyển sang các ngành công nghiệp ở thành phố mà vẫn không làm giảm sản lượng nông nghiệp ở nông thôn. Mặt khác, khu vực công nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng thay thế sản phẩm nhập khẩu và hướng về xuất khẩu với sự chuyển dịch dần về cơ cấu sản xuất sản phẩm. 3.4.2. Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Theo mô hình hai khu vực của Oshima, phát triển kinh tế là sự quá độ từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp được hoàn thành và nền kinh tế chuyển sang giai đoạn tiếp theo, đó là sự quá độ từ công nghiệp sang dịch vụ. Giai đoạn ba kết thúc tức là nền kinh tế đã phát triển đến giai đoạn phát triển cao nhất. Nông nghiệp hóa là con đường tốt nhất để bắt đầu một cuộc chiến lược phát triển ở Châu Á gió mùa, tiến tới một XH có cơ cấu kinh tế công – nông – dịch vụ. Lý thuyết này cũng gợi cho ta rằng: trước hết phải tập trung đầu tư vào phát triển nông nghiệp và sử dụng lao động nông nghiệp hợp lý, có hiệu quả. Mặt khác, phải phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, tạo ra thị trường của nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp. Động lực tích lũy và đầu tư đồng thời cả 2 khu vực kinh tế và bắt đầu từ nông nghiệp là nhân tố quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia. Ưu và nhược điểm của lý thuyết. Lý thuyết này giải thích được tình trạng nghèo khổ của những nước Châu Á gió mùa: Nền kinh tế các nước Châu Á gió mùa chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp lúa nước chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện khí hậu gió mùa. Khí hậu gió mùa chia một năm thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa (mùa canh tác) và mùa khô (mùa nhàn rỗi). Như vậy lao động trong nông nghiệp không được sử dụng một cách đầy đủ: thiếu lao động trong các đỉnh cao thời vụ và thừa lao động trong mùa nhàn rỗi. Vì vậy, hiệu quả sử dụng lao động thấp năng suất lao động thấp    thu nhập thấp. Lý thuyết này đã đưa ra được các giải pháp kinh tế : tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, phát triển chăn nuôi, đánh cá, quan tâm phát triển ngành công nghiệp chế biến và ngành công nghiệp có thể sử dụng nhiều lao động ở nông thôn. Khi lao động nông nghiệp sử dụng một cách đầy đủ làm cho mức thu nhập của họ hằng năm tăng lên. Nhu cầu tiêu dùng tăng, từ đó mở rộng thị trường cho các ngành công nghiệp và dịch vụ. Như vậy lực lượng nông nghiệp sẽ được sử dụng hết.Mặt khác, khi thị trường lao động bị thu hẹp thì tiền lương thực tế tăng nhanh. Hầu hết các nông trại phải chuyển sang cơ giới và việc thay thế lao động thủ công bằng các loại máy móc nhỏ sẽ làm tăng năng suất lao động, tăng GNP tính theo đầu người. 4.Đầu tư được coi là cú huých từ bên ngoài giúp các nước đang phát triển thoát khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo: Lý thuyết về “cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ” 4.1. Nội dung của lý thuyết. Samuellson cho rằng 1 quốc gia muốn đạt được tới sự tăng trưởng & phát triển cần phải có 4 nhân tố: nhân lực, tài nguyên, tư bản, kĩ thuật. Trong điều kiện cụ thể của các quốc gia nghèo thì cả 4 nhân tố này đều ở trong tình trạng khan hiếm và chất lượng thấp. +Về nhân lực: Ở các nước nghèo, tuổi thọ TB thấp, tỉ lệ người biết chữ thấp, mức sống thấp, chỉ số HDI thấp. Lao động tập trung quá nhiều ở trong ngành nông nghiệp, tình trạng thất nghiệp trá hình cao. Vì vậy, những nước này cần phải đầu tư cho hệ thống y tế giáo dục, đa dạng hoá việc làm ở nông thôn để khắc phục tình trạng thất nghiệp trá hình. +Về tài nguyên: Ở các nước nghèo, tài nguyên cũng nghèo, lại phân chia cho một số dân đông đúc, khả năng phát huy được hiệu quả KT của tài nguyên là rất thấp. Tài nguyên quan trọng nhất đối với những nước này là tài nguyên đất nông nghiệp. Vì vậy, cần có chế độ canh tác và sử dụng hợp lí đất đai. Phải có đầu tư nước ngoài để khai thác những nguồn tài nguyên tiềm năng. +Về tư bản: Nhìn chung, các nước nghèo ít tư bản. Muốn có tăng trưởng thì phải có đầutư, muốn có đầu tư phải có tư bản. Để đáp ứng những nhu cầu về vốn đầu tư thì trước đâycác nước nghèo thường đi vay. Nhưng trong đk hiện tại thì hầu hết các nước nghèo đều lànhững con nợ khổng lồ, khả năng vay vốn là khó khăn. Để đáp ứng nhu cầu đầu tư, cácnước nghèo chỉ còn 1 giải pháp là thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). +Về kĩ thuật: Các nước nghèo cũng ở trong tình trạng lạc hậu về kĩ thuật, nhưng lại có lợi thế của 1 nước đi sau. Nên có thể tranh thủ thành tựu của các nước đi trước để tìm được những cơ hội đi tắt, đón đầu. Samuellson cho rằng các quốc gia này đang ở trong cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói: Về phía cung: Tích lũy thấp Năng lực sản xuất thấp Thu nhập thấp Vốn đầu tư thấp Về phía cầu: Sức mua thấp Năng lực sản xuất thấp Thu nhập thấp Động lực đầu tư thấp Đứng trước tình hình này đòi hỏi các nước đang phát triển phải có biện pháp để phá vỡ vòng luẩn quẩn. Các nước nghèo không thể tự thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn này, phải có một cú huých từ bên ngoài. 4.2. Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Hầu hết các nước đang phát triển đều rơi vào cái “vòng luẩn quẩn” đó là: thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm và tiêu dùng thấp, vì vậy đầu tư thấp, năng lực sản xuất thấp và hậu quả lại là thu nhập thấp. Tình trạng luẩn quẩn này chính là “điểm nút” khó khăn nhất mà các nước này phải vượt qua để hội nhập vòa quỹ đạo tăng trưởng kinh tế hiện đại. Nhiều nước lâm vào tình trạng trì trệ của sự nghèo đói bởi lẽ không lựa chọn và tạo ra được điểm đột phá chính xác vào một mắt xích của “vòng luẩn quẩn” này. Xuất phát từ phía cung thì trở ngại lớn nhất để thực hiện điều đó với các nước đang phát triển đó chính là vốn đầu tư. Tuy nhiên, để tạo ra vốn cho nền kinh tế nếu chỉ trông chờ vào tích lũy nội bộ thì hậu quả khó tránh khỏi sẽ là tụt hậu trong sự phát triển chung của thế giới, cần phải có sự huy động thêm từ các yếu tố bên ngoài thông qua việc cải thiện môi trường đầu tư, thu hút FDI, ODA…. Do đó vốn đầu tư nước ngoài sẽ là một “cú huých” để góp phần đột phá cái vòng luẩn quẩn đó. Đặc biệt FDI là một nguồn quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu vốn mà không gây nợ cho nước nhận đầu tư. Hơn nữa luồng vốn này có lợi thế hơn đối với vốn vay ở chỗ: thời hạn trả nợ vốn vay thường cố định và đôi khi quá ngắn so với dự án đầu tư, còn thời hạn của FDI thì linh hoạt hơn. Xuất phát từ phía cầu, khi mà sức mua của nền kinh tế trong nước bị hạn chế, không tạo động lực cho thúc đẩy đầu tư thì một giải pháp đó là có thể tận dụng cầu từ bên ngoài (thị trường nước ngoài). Đầu tư lúc này có vai trò quan trọng trong việc xúc tiến thương mại, đầy mạnh hoạt động trao đổi, buôn bán với nước ngoài, qua đó góp phần tăng cầu đối với hàng hóa và dịch vụ trong nước. 5. Đầu tư đúng hướng cho phép khai thác lợi thế tuyệt đối và tương đối, thúc đẩy hoạt động ngoại thương. 5.1.Lợi thế tuyệt đối của Adam Smith Nội dung mô hình Adam Smith (1723-1790), nhà kinh tế học cổ điển người Scotland, được coi là cha đẻ của kinh tế học đã phê phán những hạn chế của chủ nghĩa trọng thương và nêu lên những quan điểm mới của mình về thương mại quốc tế mà nổi bật nhất là học thuyết về lợi thế tuyệt đối được đề cập trong tác phẩm “Sự thịnh vượng của các quốc gia”. Trong tác phẩm nổi tiếng “ của cải của các dân tộc”, A.Smith đã đưa ra ý tưởng về lợi thế tuyệt đối để giải thích nguồn gốc và lợi ích của TMQT. Nếu một nước có thể sản xuất một loại hàng hoá với chi phí thấp nhất thì hàng hoá đó được coi là có lợi thế tuyệt đối trong sản suất hàng hoá của nước đó. Minh họa: Xét trong mối tương quan 2 nước A và B. Sản xuất hàng hóa X: nước A tỏ ra có hiệu quả hơn nước B Sản xuất hàng hóa Y: nước A tỏ ra kém hiệu quả hơn nước B Þ Nước B có lợi thế tuyệt đối về mặt hàng Y và bất lợi tuyệt đối trong sản xuất mặt hàng X. Như vậy, một nước được gọi là có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất một hàng hóa nếu một đơn vị lao động của nước đó sản xuât được nhiều sản phẩm hơn so với nước khác, hay chi phí lao động để sản xuất một đơn vị sản phẩm đó là nhỏ hơn so với các nước khác. Nếu một nước có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất một hàng hóa thì nước đó sẽ chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm hàng hóa đó và trao đổi lấy hàng hóa không có lợi thế tuyệt đối, điều đó sẽ mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia. Mô hình thương mại dựa trên lợi thế tuyệt đối: Để đơn giản hóa sự phân tích, mô hình thương mại được xây dựng với những giả thuyết sau: Thế giới chỉ gồm 2 quốc gia (Mỹ, Việt Nam) 2 mặt hàng ( Máy tính, gạo) Chi phí vận tải bằng 0 Lao động là yếu tố sản xuất duy nhất. Cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên tất cả các thị trường. Gạo Máy tính Mỹ 5 2 Việt Nam 3 6 Các số liệu trong bảng này cho thấy số lao động cần thiết để sản xuất một đơn vị gạo hay một máy tính ở Mỹ và Việt Nam. Vì thế, theo lý thuyết về lợi thế tuyệt đối, nước Mỹ có lợi thế tuyệt đối về sản xuất máy tính, còn Việt Nam có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất gạo. Vì thế Mỹ nên chuyên môn hoá sản xuất máy tính và Việt Nam nên chú trọng chuyên môn hoá sản xuất gạo. Adam Smith đã chỉ ra rằng nếu trao đổi thương mại của hai nước và trên thị trường quốc tế nếu một đơn vị máy tính đổi được lấy 2 đơn vị gạo, khi đó cả nước Mỹ và Việt Nam đều có lợi ích từ việc trao đổi buôn bán. Chẳng hạn như, nếu nước Mỹ muốn sản xuất một đơn vị gạo thì họ sẽ mất 5 đơn vị lao động khi sản xuất ở trong nước. Thay vì đó, họ có thể sử dụng 2 đơn vị lao động để sản xuất một đơn vị máy tính và đổi một đơn vị máy tính đó lấy hai đơn vị gạo trên thị trường quốc tế, trong quá trình đó họ có được một đơn vị gạo mà chỉ cần 2.5 đơn vị lao động. Cũng bằng cách đó, Việt Nam cũng có được kết quả, lợi ích tương tự. Thay vì sản xuất máy tính trong nước (họ sẽ mất 6 đơn vị lao động), họ có thể sản xuất hai đơn vị gạo bằng 3 đơn vị lao động và rồi trao đổi trên thị trường quốc tế lấy một đơn vị máy tính. Vì thế, cả hai nước sẽ đạt được hiệu quả từ buôn bán thương mại. 5.1.2. Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Theo lý thuyết trên chúng ta thấy được, cơ sở của mậu dịch giữa hai quốc gia chính là lợi thế tuyệt đối, mỗi nước sẽ chuyên môn hóa sản phẩm mà mình có lợi thế tuyệt đối và tự nguyện trao đổi cho nhau. Bằng cách đó, tài nguyên mỗi nước sẽ được sử dụng hiệu quả hơn và số lượng sản phẩm sản xuất được của mỗi nước sẽ tăng lên. Phần tăng lên này chính là lợi ích thu được từ chuyên môn hóa. Như vậy, việc xác định được sản phẩm có lợi thế tuyệt đối của quốc gia mình so với các nước khác và tiến hành đầu tư đúng hướng, tập trung phát triển sản phẩm đó sẽ giúp khai thác lợi thế tuyệt đối của mỗi nước, từ đó thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển theo. 5.1.3. Ưu điểm và hạn chế của lý thuyết. Mặt tích cực : - Khắc phục hạn chế của lý thuyết trọng thương đó là khẳng định cơ sở tạo ra giá trị là sản xuất chứ không phải là lưu thông. - Mô hình thương mại dựa trên lợi thế tuyệt đối có thể giúp giải thích cho nguồn gốc và lợi ích của thương mại quốc tế : Thương mại quốc tế sẽ tạo điều kiện để phát triển những ngành có lợi thế và thu hẹp những ngành bất lợi thế, là cơ sở lý luận sau này cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế giữa các quốc gia. - Lý thuyết lợi thế tuyệt đối cho thấy : nếu một nước có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất một mặt hàng nào đó thì nó có tiềm năng thu được lợi ích từ thương mại. Mặt khác một nước càng chuyên môn hóa vào hàng hóa mà nó có thể sản xuất hiệu quả hơn nước khác ( chi phí thấp hơn / năng suất cao hơn) thì nó càng có tiềm năng thu được lợi ích cao hơn. Hơn thế nữa nhờ chuyên môn hóa mỗi nước sẽ hình thành kinh nghiệm, tay nghề sẽ ngày càng tinh xảo và nhờ thế sẽ cạnh tranh dễ dàng với nước khác. Sự traođổi hàng hóa, dựa trên chuyên môn hóa theo lợi thế, sẽ tạo thêm lợi ích choxã hội. Như vậy thuyết này chứng minh thương mại đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia. - Lợi thế tuyệt đối là cơ sở để các quốc gia xác định hướng chuyên môn hóa và trao đổi các mặt hàng. Quá trình trao đổi trên cơ sở lợi thế tuyệt đối làm khối lượng tổng sản phẩm toàn xã hội tăng lên, làm cho các nguồn lực trong nước được sử dụng một cách có hiệu quả hơn. Ngoài ra thuyết này còn đề cao lợi ích của tự do kinh doanh trong thương mại quốc tế : Thương mại tự do có thể làm cho nguồn lực của thế giới được sử dụng một cách hữu hiệu nhất. Mặt hạn chế : - Không giải thích được hiện tượng chỗ đứng trong phân công lao động quốc tế và TMQT sẽ xảy ra như thế nào đối với những nước không có lợi thế tuyệt đối nào. - Coi lao động là yếu tố sản xuất duy nhất tạo ra giá trị,là đồng nhất và được sử dụng với tỉ lệ như nhau trong tất cả các loại hàng hoá. Điều này chưa chính xác vì không phải mọi lao động sản xuất đều tạonên giá trị, chỉ có lao động sản xuất hàng hóa mới tạo nên giá trị và giá trị chỉ được tạo ra trong quá trình trao đổi. 5.2.Lợi thế so sánh của David Ricardo Nội dung của lý thuyết: - Các giả thiết của Ricardo: - Mọi nước có lợi về một loại tài nguyên và tất cả các tài nguyên đã được xác định. - Các yếu tố sản xuất dịch chuyển trong phạm vi 1 quốc gia - Các yếu tố sản xuất không được dịch chuyển ra bên ngoài - Mô hình của Ricardo dựa trên học thuyết về giá trị lao động - Công nghệ của hai quốc gia như nhau - Chi phí sản xuất là cố định - Sử dụng hết lao động (lao động được thuê mướn toàn bộ) - Nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo - Chính phủ không can thiệp vào nền kinh tế - Chi phí vận chuyển bằng không - Phân tích mô hình thương mại có hai quốc gia và hai hàng hoá - Quy luật lợi thế so sánh: Theo Ricardo, một nước được coi là có lợi thế so sánh trong sản xuất một hàng hóa nếu chi phí cơ hội để sản xuất hàng hóa đó là nhỏ hơn so với nước khác. Nếu một nước có lợi thế so sánh trong việc sản xuất một hàng hóa thì nước đó nên chuyên môn hóa sản xuất hàng hóa đó và đổi lấy hàng hóa không có lợi thế so sánh, từ đó sẽ đem lại lợi ích cho các quốc gia và kinh tế thế giới. Kế thừa và phát triển lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, Ricardo đã nhấn mạnh: Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn hẳn các nước khác, hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối so với các nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn có thể và vẫn có lợi khi tham gia vào phân công lao động và thương mại quốc tế bởi vì mỗi nước có một lợi thế so sánh nhất định về sản xuất một số sản phẩm và kém lợi thế so sánh nhất định về sản xuất các sản phẩm khác. Bằng việc chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà nước đó có lợi thế so sánh, tổng sản lượng về sản phẩm trên thế giới sẽ tăng lên, kết quả là mỗi nước đều có lợi ích từ thương mại. Như vậy lợi thế so sánh là cơ sở để các nước buôn bán với nhau và là cơ sở để thực hiện phân công lao động quốc tế. Quy luật này có thể làm sáng tỏ bằng cách xem xét trên bảng 1 sau đây. Bảng 1. Ví dụ minh hoạ lợi thế so sánh của 2 quốc gia Sản phẩm Quốc gia Mỹ Anh Lúa mỳ: kg/ người/ h (W) 6 1 Vải : m/ người/ h (C) 4 2 Trong trường hợp này, nước Anh không có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất cả hai loại hàng hoá là lúa mỳ và vải so với Mỹ. Tuy nhiên, vì lao động ở nước Anh có năng suất lao động trong việc sản xuất vải bằng 1/2 của Mỹ và có năng suất trong việc sản xuất lúa mì bằng 1/6 của Mỹ. Do đó, nước Anh có lợi thế so sánh trong việc sản xuất vải. Ngược lại, dù nước Mỹ có lợi thế tuyệt đối trong cả hai loại hàng hoá là vải và lúa mì nhưng vì lợi thế tuyệt đối trong sản xuất lúa mì của Mỹ (6:1) lớn hơn lợi thế tuyệt đối trong sản xuất vải (4:2) nên Mỹ có lợi thế so sánh trong việc sản xuất lúa mì. Tóm lại, nước Mỹ có cả lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh trong việc sản xuất lúa mì. Nước Anh tuy không có lợi thế tuyệt đối về sản xuất sản phẩm nào, nhưng vẫn có lợi thế so sánh trong việc sản xuất vải. Theo quy luật lợi thế so sánh, cả hai quốc gia sẽ có lợi từ thương mại quốc tế nếu nước Mỹ chuyên môn hóa sản xuất lúa mì và xuất khẩu một phần để đổi lấy vải được sản xuất tại Anh (cùng lúc đó, nước Anh sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu vải). 5.2.2. Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. So với lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A.Smith lý thuyết lợi thế so sánh của D.Ricardo đã có những bước tiến bộ quan trọng. Theo lý thuyết lợi thế so sánh ra : thương mại quốc tế vẫn có thể diễn ra khi 1 nước có lợi thế tuyệt đối ( hoặc không có lợi thế tuyệt đối) về tất cả các mặt hàng. Với việc đưa ra lý thuyết này D.Ricardo đã chỉ ra được: khi chưa có trao đổi thương mại quốc tế khả năng tiêu dùng của một quốc gia bị giới hạn bởi khả năng sản xuất của quốc gia đó; khi có thương mại quốc tế khả năng tiêu dùng đã được mở rộng hơn. Vai trò của đầu tư lúc này thể hiện trong việc tập trung sản xuất chuyên môn hóa đối với sản xuất sản phẩm có lợi thế so sánh và đổi lấy hàng hóa không có lợi thế so sánh. Lợi ích mà quốc gia nhận được từ hoạt động này sẽ góp phần thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Ưu điểm và hạn chế của lý thuyết. Ưu điểm: - Chứng minh lợi ích thương mại kể cả trong trường hợp quốc gia không có lợi thế tuyệt đối - Học thuyết đã đưa ra quy luật lợi thế so sánh là nguồn gốc của thương mại quốc tế vì bất kì quốc gia nào cũng đạt được lợi ích khi tham gia Thương mại Quốc tế. Hạn chế: - Trong chi phí sản xuất chỉ mới tính đến một yếu tố sản xuất duy nhất, đó là lao động. Còn các yếu tố khác như vốn, kỹ thuật, đất đai... thì không đề cập đến. Do đó không tìm ra nguyên nhân sự khác nhau về năng suất lao động ở các nước. - Cơ sở của lý thuyết lợi thế so sánh là dựa trên sự so sánh các chi phí sản xuất mà thực chất là dựa trên sự so sánh các giá trị lao động không đồng nhất, đây là bất hợp lý lớn nhất của học thuyết này. 5.3. L‎ý thuyết của Heckscher-Ohlin về lợi thế tương đối. Nội dung của l ý thuyết. Trong thế kỷ 20 có rất nhiều lý thuyết về thương mại quốc tế xuất hiện nhằm khắc phục những nhược điểm của lý thuyết cổ điển. nổi bật trong số đó có 2 nhà kinh tế học Thụy Điển Eli Heckscher và Bertil Ohlin, với tác phẩm “Thương mại liên khu vực và quốc tế” xuất bản năm 1933 đã giải thích được vấn đề cơ bản mà A.Smith và D.Ricacrdo giải quyết chưa trọn vẹn, đó là chính mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất ở các quốc gia khác nhau và hàm lượng các yếu tố sản xuất sử dụng để làm ra các mặt hàng khác nhau mới là những nhân tố quan trọng qui định thương mại. Lý thuyết mà họ xây dựng thường được gọi là lý thuyết H-O. Các giả thiết của mô hình H - O: Lý thuyết H-O được xây dựng trên một loạt các giả thiết đơn giản sau đây: Thế giới bao gồm 2 quốc gia, 2 yếu tố sản xuất, 2 mặt hàng, mức độ trang bị các yếu tố sản xuất ở mỗi quốc gia là cố định. Công nghệ sản xuất là giống nhau giữa 2 quốc gia; Các mặt hàng khác nhau sẽ có hàm lượng các yếu tố sản xuất khác nhau và không có sự hoán vị về hàm lượng các yếu tố sản xuất tại bất kỳ mức giá cả yếu tố tương quan nào; Cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên cả thị trường hàng hoá lẫn thị trường yếu tố sản xuất ; Chuyên môn hoá là không hoàn toàn ; Các yếu tố sản xuất có thể di chuyển tự do trong mỗi quốc gia, nhưng không thể di chuyển giữa các quốc gia; Sở thích là giống nhau giữa 2 quốc gia; Thương mại được thực hiện tự do, chi phí vận chuyển bằng 0. Các khái niệm hàm lượng các yếu tố và mức độ dồi dào của các yếu tố: Lý thuyết H-O được xây dựng dựa trên 2 khái niệm cơ bản là hàm lượng các yếu tố và mức độ dồi dào của các yếu tố. - Một mặt hàng được coi là sử dụng nhiều (một cách tương đối) lao động nếu tỷ lệ giữa lượng lao động và các yếu tố khác(như vốn hoặc đất đai) sử dụng để sản xuất ra một đơn vị mặt hàng đó lớn hơn tỷ lệ tương ứng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnhom 2.doc
Tài liệu liên quan