Đề tài Gia công phần mềm của Trung Quốc và Ấn Độ, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

MỤC LỤC

Danh mục từ viết tắt 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

Chương 1. Ngành gia công phần mềm Trung Quốc và Ấn Độ. 4

1. Quan điểm về gia công phần mềm: 4

2. Ngành gia công phần mềm Ấn Độ: 8

2.1. Một vài nét về Ấn Độ: 8

2.2. S ự phát triển của gia công phần mềm Ấn Độ 8

2.3. Nguyên nhân của những thành công: 12

2.4. Hướng đi mới của ngành gia công phần mềm Ấn Độ và vấn đề đặt ra: 14

3. Ngành gia công phần mềm Trung Quốc: 16

3.1. Vài nét về Trung Quốc: 16

3.2. Tình hình phát triển gia công phần mềm: 16

3.3. Nguyên nhân của những thành công: 19

3.3.1. Nhà nước: 19

3.3.2. Lợi thế từ nhân công giá rẻ, trình độ ngày càng nâng cao và thủ tục thông thoáng. 20

3.3.3. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng tốt: 21

3.3.4. Hướng đi mới của ngành gia công phần mềm Trung Quốc: 22

Chương 2. Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc và Ấn Độ 23

1. Thực trạng ngành gia công phần mềm của Việt Nam: 23

1.1 Tình hình phát triển ngành gia công phần mềm ở Việt Nam 23

1.1.1 Tình hình phát triển chung: 23

1.1.2. Tình hình phát triển các doanh nghiệp phần mềm của Việt Nam 25

1.2 Những thuận lợi và khó khăn của ngành gia công phần mềm ở Việt Nam 28

1.2.1 Thuận lợi: 28

1.2.2 Khó khăn 33

1.3 Những kết quả đạt được: 36

2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 39

2.1. Phát triển gia công phần mềm cần hành động cụ thể. 40

2.2. Việt Nam cần đầu tư cho nguồn nhân lực 42

2.3. Việt Nam cần đầu tư cho cơ sở hạ tầng tốt: 46

2.4 Chính sách của nhà nước. 48

2.5 Tạo thị trường cho ngành. 51

2.6 Từ phía doanh nghiệp: 53

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

 

 

doc61 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2337 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Gia công phần mềm của Trung Quốc và Ấn Độ, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẩu ít nhất đạt 40%). Bởi, đầu tư nước ngoài đang dồn dập đổ vào Việt Nam, đặc biệt là công nghệ cao. Hàng loạt các Cty CNTT, viễn thông Châu Âu, Châu Á đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội hợp tác. Từ chứng khoán đến nhà đất - những thị trường cực kỳ quan trọng của một nền kinh tế - đều đã sôi trở lại. Tình hình kinh tế suy thoái hiện nay đã ảnh hưởng đến các doanh nghiệp phần mềm dẫn tới tình trạng “chạy gạo từng bữa” việc gì cũng làm, công đoạn nào cũng nhận. Có nhiều doanh nghiệp chấp nhận ứng trước vài chục phần trăm giá trị hợp đồng để có việc làm cho nhân viên nhưng khi hoàn tất hợp đồng, sản phẩm không đạt yêu cầu, phía đối tác không chịu thanh toán. Vậy là chủ doanh nghiệp chịu lỗ. Cũng có những hợp đồng gia công đã được ký nhưng chính doanh nghiệp phải huỷ vì không đủ sức làm. Có những doanh nghiệp phần mềm lớn có cả ngàn kỹ sư và lập trình viên chính chỉ là nhập dữ liệu và kiểm tra các phần mềm. Vì dừng ở những cấp độ thấp nên doanh thu không cao.năng suất bình quân công đoạn nhập dữ liệu và kiểm tra ước chỉ đạt khoảng 8,000 USD /người/năm,trong đó gần 50% là chi phí quản lý. Đã có hiện tượng các tập đoàn nước ngoài thay vì đặt hàng cho các đối tác trong nước nay đã thành lập những trung tâm riêng để gia công những đơn hàng đó nên các doanh nghiệp gia công của Việt Nam càng khó khăn hơn. 1.1.2. Tình hình phát triển các doanh nghiệp phần mềm của Việt Nam Cho đến nay, trên địa bàn cả nước có khoảng 4.000 doanh nghiệp đăng ký sản xuất kinh doanh phần mềm, song số thực sự sản xuất mới có trên 750 doanh nghiệp. Trong số này, trên 52% ở thành phố Hồ Chí Minh, 40% ở Hà Nội, các địa phương khác khoảng 8%.. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 2 địa phương thu hút mạnh nhất các công ty phần mềm hoạt động; các địa phương khác đang nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng và có chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư vào lĩnh vực này. Trong cơ cấu doanh nghiệp phần mềm, trên 86% là những công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân; 8% là những doanh nghiệp liên doanh hoặc100% vốn nước ngoài; số doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 5,1%. Nhiều tổ chức nước ngoài tuy chỉ mới thành lập văn phòng đại diện ở Việt Nam, nhưng lại giành được những hợp đồng lớn để cung cấp giải pháp phần mềm, đã đẩy nhiều doanh nghiệp phần mềm Việt Nam vào thế bị cạnh tranh gay gắt ngay tại sân nhà . Trong số những doanh nghiệp phần mềm đang hoạt động, khoảng 150 doanh nghiệp gia công xuất khẩu phần mềm, một số ít có quy mô trung bình từ 100 đến 150 lao động.; đã xuất hiện một vài doanh nghiệp có hàng nghìn lập trình viên, Trong đó, công ty phần mềm FPT (FPT Soft) với 2.500 người làm việc đã trở thành DNPM lớn nhất Đông Nam Á. Mặc dù vậy, đại bộ phận doanh nghiệp phần mềm Việt Nam vẫn còn trong quy mô nhỏ, thậm chí chỉ có chừng 10 lao động; thiếu lao động có kỹ năng chuyên môn nhất là lao động quản lý và làm việc theo nhóm. Nhóm doanh nghiệp có quy mô tương đối thì đa phần có sự tham gia của Việt Kiều. Nhờ kinh nghiệm và mối quan hệ sẵn có của Việt Kiều, vài doanh nghiệp đã tham gia vào các lĩnh vực đòi hỏi nguồn lực có kỹ năng cao như TMA (là công ty phần mềm Việt Nam duy nhất được đánh giá là một trong 15 công ty trên thế giới áp dụng hiệu quả nhất quy trình gia công phần mềm tiên tiến) trong một số dự án viễn thông; GlassEgg (công ty gia công game duy nhất tại Việt Nam) gia công các ứng dụng game; SDS gia công các phần mềm điều khiển thiết bị điện tử, GlobalCyberSoft về tự động hóa… Với nhóm doanh nghiệp nước ngoài, ngoài FCG (công ty phần mềm do Mỹ đầu tư) với khoảng 700 kỹ sư tham gia các dự án viễn thông, y tế, còn các doanh nghiệp khác chủ yếu làm công việc số hóa dữ liệu. Gần đây, sự tham gia thị trường của nhiều doanh nghiệp Nhật với nỗ lực đầu tư cho nguồn kỹ sư cầu nối hoặc liên kết với các công ty trong nước để tạo nguồn gia công vệ tinh, nhắm tới khai thác thị trường phần mềm khổng lồ của Nhật đang là một điểm sáng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vẫn phải chờ một thời gian dài nữa khối đầu tư này mới thật sự lớn mạnh. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước phần lớn xuất phát từ khai thác thị trường nội địa cũng đang dịch chuyển sang hướng đầu tư cho nguồn nhân lực để nắm bắt cơ hội từ gia công xuất khẩu. Đi sâu vào tình hình phát triển của các công ty phần mềm, có thể thấy vài năm gần đây công nghiệp phần mềmViệt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc về quy mô của nhiều doanh nghiệp, điển hình trong đó có các công ty lớn như FPT và TMA với mức tăng trưởng nhân lực 75-100%/ năm, số lao động phần mềm của các công ty này sắp đạt tới ngưỡng 1000 người. Cả nước cũng đã có khoảng 10 doanh nghiệp có số lập trình viên từ 300-500 người, và khoảng hơn 10 doanh nghiệp có số lập trình viên từ 100-300 người. Hiện nay, Việt Nam đã có hai doanh nghiệp đạt chứng chỉ cao nhất về quy trình quản lý chất lượng sản xuất phần mềm quốc tế CMMI-5, 5 doanh nghiệp đạt CMM mức 3 hoặc 4, và trên 30 doanh nghiệp đạt ISO 9001. Ngoài ra, có rất nhiều doanh nghiệp khác cũng đang cố gắng phấn đấu để lấy chứng chỉ CMM, CMMI hoặc ISO vào năm tới. Đây là những dấu hiệu rất đáng mừng về năng lực phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam. Về năng lực hoạt động của các doanh nghiệp phần mềm, theo khảo sát của HCA (hội tin học thành phố Hồ Chí Minh) có khoảng 29% doanh nghiệp hoà vốn sau 2 năm thành lập. Đây là một tỉ lệ tương đối tốt, nhưng cũng có tới 28% doanh nghiệp hoà vốn sau từ 3 đến 4 năm. Số doanh nghiệp phần mềm có lãi suất hàng năm từ 10% đến 30% chiếm tỉ lệ 42%, từ đó cho thấy đa số DNPM có thể khẳng định sự thành công ban đầu của mình. Tuy nhiên, chỉ có 13% DNPM có doanh thu cao hơn chi phí từ 30% đến 50%. Đây không phải là một tỉ lệ khích lệ trong bối cảnh CNPM Việt Nam đang trong giai đoạn đầu phát triển. Thống kê cũng cho thấy các DNPM quy mô lớn thường đã có thời gian hoạt động trên 5 năm. Sự tăng tốc đều đến ở giai đoạn sau năm hoạt động thứ 5 trở đi. Các doanh nghiệp này thường có định hướng xây dựng thị trường, chuyên môn hoá cao, rất chuyên nghiệp trong lĩnh vực gia công phần mềm và dịch vụ, từ đó quảng bá được năng lực, bước đầu xây dựng được thương hiệu riêng. Nhu cầu từ thị trường ngoài nước hiện đang tăng trưởng mạnh, và DNPM quy mô lớn càng có cơ hội kiếm được nhiều khách hàng. Với các cơ sở xây dựng được 5 năm qua, cộng thêm sự hỗ trợ của Nhà nước, chắc chắn giai đoạn tới sẽ có sự bùng nổ phát triển của các DNPM hàng đầu. Tuy nhiên, bên cạnh các công ty phần mềm lớn nêu trên, phần nhiều các DNPM Việt Nam vẫn là các công ty vừa và nhỏ, với năng lực cạnh tranh còn hạn chế, quy trình sản xuất và quản lý chất lượng chưa cao, đội ngũ chuyên gia bậc cao còn ít, chưa có kinh nghiệm marketing. Nhìn chung hầu hết các DNPM chưa đủ năng lực tài chính để có thể tăng mức đầu tư cho các hoạt động marketing, nghiên cứu phát triển, đào tạo nhân lực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhiều DN chưa có chiến lược đầu tư lâu dài về sản phẩm cũng như thị trường. Thống kê của HCA cho thấy số DN chi cho marketing từ 10% đến trên 20% (tổng chi phí) chỉ vào khoảng 27%. Thống kê này cũng cho thấy có đến 33% doanh nghiệp có tổng chi phí cho cả đào tạo phát triển nguồn nhân lực lẫn chi cho nghiên cứu phát triển chỉ dưới mức 5% so với tổng chi phí, và cũng chỉ có 27% DN chi trên 10% cho các hoạt động này. Sự thiếu đầu tư nghiên cứu thị thường, phát triển sản phẩm và nguồn nhân lực là nguyên nhân dẫn đến năng lực cạnh tranh yếu của các DNPM Việt Nam. Hơn nữa, tâm lý "muốn làm tất cả từ A đến Z" với mong muốn kiếm siêu lợi nhuận bán phần mềm đóng gói cho nhiều khách hàng (giấc mơ trở thành Bill Gates) đã khiến cho không ít DNPM Việt Nam không lượng đúng sức mình khi tham gia thị trường phần mềm đóng gói rất cạnh tranh, mà bỏ qua thị trường làm dịch vụ phần mềm còn khá rộng. 1.2 Những thuận lợi và khó khăn của ngành gia công phần mềm ở Việt Nam 1.2.1 Thuận lợi: Phát triển CNTT, đặc biệt là CNPM là chủ trương ưu tiên của lãnh đạo Nhà nước, là một trong những hướng đi tắt, đón đầu để công nghiệp hoá đất nước. Những hoạt động hợp tác đầu tư CNPM với nhiều nước diễn ra sôi nổi những năm gần đây đã mở ra nhiều triển vọng tốt đẹp với nhiều kế hoạch đầu tư lớn. Đây là động thái quan trọng mở đường cho sự phát triển thị trường gia công phần mềm và sự trưởng thành, lớn mạnh của các doanh nghiệp phần mềm trong nước. Nhắc đến ngành gia công phần mềm là nhắc đến Việt Nam, và nhắc đến Việt Nam là nhắc đến một đối thủ lớn của Ấn Độ, đó là mơ ước, không chỉ của những người làm công nghệ thông tin và cơ hội cũng đã đến với chúng ta, khó khăn cũng đã bước đầu có những giải pháp khắc phục được, nhưng để dặt ra mục tiêu ngang hàng với Ấn Độ xem ra chúng ta chưa thể tự tin bởi vì Ấn Độ đã là cường quốc của gia công phần mềm với doanh số của họ năm nay khoảng 40-50 tỷ USD bằng GDP của chúng ta một vài năm trước, họ dự định đến năm 2009 vươn tới 80 tỷ USD. Ấn Độ có một đội ngũ lập trình viên trẻ và thông thạo Anh ngữ vốn được biết đến là thị trường gia công lớn nhất thế giới, nhưng không vì thế mà chúng ta chịu đầu hàng bởi vì chúng ta cũng có những thế mạnh riêng của mình, không một quốc gia nào phát triển đơn độc trên một sản phẩm đơn độc trên lãnh thổ của mình mà chia thành nhiều công đoạn đến những địa điểm thuận lợi nhất và có sức cạnh tranh nhất. Chính vì vậy khi chúng ta bước vào cuộc chơi này chúng ta phải đón bắt tư tưởng ấy của nền sản xuất thế giới tức là chúng ta phải đón bắt thu hút những công đoạn nào thích hợp với trình độ sản xuất trình độ nhân lực của chúng ta và những khó khăn của Ấn Độ là một cơ hội rất tốt cho các thị trường mới nổi.. Vì vậy ta phải biết chớp thời cơ, hơn nữa ta lại có nguồn nhân lực trẻ, cộng với giá thành cạnh tranh được coi là một lợi thế rất lớn của ngành công nghiệp gia công phần mềm trong nước trong việc đón những làn sóng đầu tư mới . Hiện tại Việt Nam đã có 2 điểm rất thu hút nhà đầu tư: giá cả vẫn còn là cạnh tranh, mức độ chuyển việc bắt đầu cao lên nhưng vẫn còn tương đối thấp so với các nước khác. Con ngưòi Việt Nam có khả năng tốt về năng lực kỹ thuật đó là cơ hội để chúng ta có thể tiếp cận được những dự án gia công phần mềm lớn cho những tập đoàn lớn ở nước ngoài. Dù biết rằng GCPM là một thị trường nhiều tiềm năng nhưng làm thế nào để biến từ cơ hội thành lợi thế của doanh nghiệp, và đó mới là vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam, thực tế cho thấy rằng hiện nay Việt Nam đang có hơn 1.000 công ty làm phần mềm sử dụng 48 ngàn lao động. Trong số đó có khoảng 200 công ty tham gia gia công phần mềm và các dịch vụ liên quan đến phần mềm cho các thị trường nước ngoài chính là Nhật, Bắc Mỹ và Tây Âu.  Thị trường nội địa khó khăn tạo ra áp lực khiến các doanh nghiệp phải tìm kiếm và phát triển ở thị trường quốc tế và đó lại là một cơ hội tốt để gia công phần mềm của Việt Nam phát triển. Và Việt Nam là một trong 25 thị trường gia công phần mềm hấp dẫn nhất thế giới. Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội đón đầu các làn sóng đầu tư mới, khi các ‘công trường gia công” bắt đầu bội thực. Với nguồn nhân lực trẻ, chi phí thấp và những nhạy bén trong việc lắm bắt cơ hội, Việt Nam được cho là hội tụ đủ các điều kiện để trở thành trung tâm gia công hàng đầu trong những năm tới. Bên cạnh đó, mối liên hệ lịch sử và sự tương đồng về văn hóa cũng là yếu tố giúp Việt Nam được chú ý trên bản đồ các quốc gia có nền công nghiệp gia công phần mềm. Một trong các khách hàng truyền thống của các công ty gia công phần mềm ở Việt Nam là Mỹ. Yếu tố lịch sử là nguyên nhân của việc có nhiều Việt Kiều làm việc tại các công ty CNTT và công nghệ cao tại Mỹ. Không ít người trong số này đã quay về Việt Nam để đầu tư vào các công ty phần mềm lớn, chẳng hạn như Pyramid Software Development (PSD), Global CyberSoft (GCS), TMA Solutions... So với các nước có nghành GCPM phát triển mạnh như Ấn Độ, Trung Quốc. Việt Nam hiện có lợi thế lớn về giá nhân công rẻ, lực lượng lao động trẻ với trình độ ngày càng được nâng cao, chịu khó và sáng tạo. Các đại gia như Intel, IMB, Microsoft… đã đầu tư và chuẩn bị đầu tư vào Việt Nam, sẽ giúp Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực trình độ quốc tế đáp ứng cho tương lai và những chính sách thuế cho người làm phần mềm và DNPM cũng có những ưu đãi lớn. Đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO thì các chuyên gia công nghệ đặt rất nhiều hi vọng bởi vì tham gia WTO mở ra triển vọng rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng cũng kèm theo thách thức rất lớn. Khi hoạt động trên sân chơi quốc tế, việc cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực Ấn Độ hay Trung Quốc đặt ra mức độ gay gắt hơn. Tuy nhiên với lợi thế nhất định của Việt Nam như đã nói ở trên: về nguồn nhân lực cộng với sự cố gắng thay đổi để thu hút được sự đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia vào Việt Nam và điều đó sẽ tạo ra sức bật lớn để 5 năm tới ngành công nghệ Việt Nam thực sự được dẩy lên với tầm cao mới hơn hiện nay. Trên thực tế Việt Nam có rất nhiều lợi thế nhờ nhân công rẻ và chuyên gia Việt Nam có thể thích nghi với nhà đầu tư nước ngoài, một trong những thế mạnh của Việt Nam chi phí hoạt động và giá thuê nhân công chỉ bằng 1/3 so với Ấn Độ và bằng 1/2 so với Trung Quốc. Mặt khác hạ tầng viễn thông, chi phí truy cập Internet đã giảm nhiều so với trước, cùng với việc thị trường tiêu thụ phần mềm và dịch vụ nội địa phong phú đang là yếu tố kích thích sự phát triển lớn, lao động nếu được huấn luyện đúng mức thì tin chắc rằng họ sẽ thành công. Ngoài ra trong điều kiện chính trị, an ninh ổn định, an toàn xã hội được đảm bảo, CNPM Việt Nam ngày càng có sức hấp dẫn đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư CNTT nước ngoài. Gia công phần mềm là một cơ hội lớn của doanh nghiệp Việt, nó là một tiềm năng lớn của doanh nghiệp Việt Nam. Triển vọng phát triển ngành gia công phần mềm Việt Nam rất tốt, nhu cầu gia công phần mềm thế giới còn rất nhiều và một nước có nhiều kinh nghiệm như Ấn Độ họ có thử thách rất lớn về vấn đề giá cả, về vấn đề mất người. Vì vậy những khách hàng của Ấn Độ bắt đầu ra xem xét tại Việt Nam và đây là cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam, Việt Nam đang nổi lên trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp gia công phần mềm, tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp mới tập trung nhiều vào lĩnh vực lập trình, nhưng lĩnh vực thiết kế hệ thống đòi hỏi trình độ cao hơn lại rất ít người có kinh nghiệm và việc đặt ra mục tiêu trở thành Ấn Độ thứ 2 trong lĩnh vực này cũng là hơi sớm song không phải không có cơ sở để thực hiện. Trong thời gian gần đây, Ấn Độ đang gặp khó khăn khi cung cấp các phần mềm điện toán cho công ty Âu Mỹ và khó khăn của Ấn Độ là một cơ hội tốt cho các công ty gia công phần mềm của Việt Nam cụ thể là: Năm ngoái các công ty gia công phần mềm điện toán của Ấn Độ thu về là 2 tỷ đôla, chiếm 2/3 thu nhập trong ngành gia công phần mềm của cả thế giới và theo dự báo đến năm 2007, Ấn Độ sẽ bị bội thực không thể đáp ứng được nhu cầu do Ấn Độ huấn luyện không đủ tay nghề để đáp ứng số cầu. Nhiều sinh viên chưa ra trường đã có người đến gạ mướn, có công ty còn mướn cả sinh viên tốt nghiệp mới 2 năm cao đẳng, thay vì 4 năm đại học. Lập trình viên có kinh nghiệm nhảy hãng như đi chợ, vì hãng mới trả lương gấp đôi hãng cũ. Các công ty Âu Mỹ và Nhật Bản đang cần gia công cũng nhìn thấy điều này, bắt đầu lo âu và đang tìm nơi khác. “ Tình trạng bội thực của Ấn Độ sẽ có lợi cho những nước như Việt Nam” lời của TS.Nguyễn Hữu Lệ, chủ tịch của TMA Solutions. Quả đúng vậy ngoài trở ngại về tiếng Anh, trình độ trẻ tuổi của Việt Nam không thua bất kỳ nước nào, trời phú cho nhân dân Việt Nam trí tuệ rất tốt, các lập trình viên hiện có của Việt Nam hiện nay có tay nghề cao, chẳng những có thể tham gia các chương trình gia công bình thường mà còn có thể tham gia các chương trình nghiên cứu và triển khai (R&D) đòi hỏi mức độ trí tuệ cao hơn bình thường, các chương trình giáo dục về công nghệ thông tin tại Việt Nam rất tốt, nhất là những sinh viên tốt nghiệp tại các trường đại học có uy tín như Bách Khoa hoặc Khoa học Tự nhiên. Ngày nay khi Việt Nam gia nhập WTO thì đó là một cơ hội rất lớn cho Việt nam nói chung và cho doanh nghiệp Việt nói riêng, nhờ có sự hội nhập quốc tế khi Việt Nam gia nhập WTO mà nhu cầu sử dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp, tổ chức càng cao. Dòng nhu cầu của Việt Nam tăng nên nhu cầu ứng dụng các công nghệ thông tin, các phần mềm cũng tăng lên và mới đây Nhà nước Việt Nam cũng quan tâm hơn đến ngành gia công phần mềm để có thể phát triển hiệu quả hơn. Và mối quan hệ của thị trường Việt Nam với thị trường nước ngoài ngày càng được mở rộng, chúng tạo dựng được nền tảng ban đầu và nâng cao uy tín quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực phần mềm. Được biết năm 2007 Nhật bản xếp Việt Nam vào vị trí đối tác số 1 trong gia công phần mềm dù trước đây ta đứng thứ 4, và năm nay, chúng ta sẽ tiếp cận 3 thị trường lớn ở Bắc Mỹ, Nhật và EU. Thị trường Châu Âu đang nở ra vì năm 2008 VINASA tiếp nhận dự án với Đan Mạch để tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam và Đan Mạch. 1.2.2 Khó khăn Ngành gia công phần mềm Việt Nam dù có những lợi thế cơ bản, song trong thực tiễn CNPM nước ta đang còn nhiều điểm yếu, chịu nhiều thách thức mà trước hết là cạnh tranh toàn cầu và trong khu vực ngày càng quyết liệt với sự nổi lên mạnh mẽ của Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước Đông Nam Á. Trong bối cảnh cạnh tranh; hạn chế về số lượng và quy mô doanh nghiệp phần mềm nhỏ bé đang là trở ngại. Với quy mô chưa đến 50 lao động trong một doanh nghiệp và chừng 100 lao động phần mềm ở những doanh nghiệp phần mềm; trong khi liên kết hỗ trợ còn lỏng lẻo, đã đặt doanh nghiệp xuất khẩu trước những khó khăn. Đây cũng là thách thức to lớn đối với công nghiệp phần mềm cả nước. Hiện nay có 2 vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh về gia công phần mềm của Việt Nam : Thứ nhất: Việt Nam chưa thực sự có thị trường phần mềm để các công ty phần mềm được thi thố. Rất hiếm công ty phần mềm đúng nghĩa có thể sống sung túc được từ chính phần mềm, chủ yếu mới là đủ sống. Thứ hai: Đó là sự thiếu hụt về nguồn nhân lực, đặc biệt là về chất lượng. Rất nhiều sinh viên ngành CNTT được đào tạo xong vẫn không đủ sức làm trong lĩnh vực này. Có thể các công ty phần mềm chấp nhận mất 6 tháng để đào tạo thêm cho sinh viên mới tốt nghiệp, nhưng họ cũng chỉ đạt đến một tầm nhất định,không thể đủ mức độ cần thiết nhưng vẫn phải sử dụng vì không còn cách nào khác giải thích rõ hơn nữa là: Nhìn chung các lập trình viên hiện nay chưa nhạy bén về tư duy. Phần lớn vẫn phải “cầm tay chỉ việc” hay làm theo những yêu cầu của các nhóm trưởng. Ví dụ: Là một doanh nghiệp sử dụng phương thức web để làm dịch vụ nhưng để tuyển lập trình viên ưng ý thì mức lương yêu cầu 300-400 USD nhưng để làm được việc, doanh nghiệp phải cử người hướng dẫn ít nhất từ 3 đến 6 tháng mới đáp ứng yêu cầu tối thiểu. Cho tới thời điểm này, dù được đánh giá cao về tiềm năng song Việt Nam vẫn là một quốc gia chưa để lại dấu ấn rõ nét trên bản đồ gia công phần mềm thế giới. Chúng ta chưa tận dụng được cơ hội từ sự chuyển giao các công đoạn gia công để chuyển dịch về phía có hàm lượng giá trị gia tăng cao trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu. Theo các chuyên gia vẫn còn rất nhiều vấn đề nóng bỏng về nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Song có lẽ vấn đề lớn nhất của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam khi tham gia thị trường gia công phần mềm đó là độ chuyên nghiệp. Nhân công Việt Nam tiếp thu cái mới rất nhanh nhưng chuyên nghiệp bài bản thì lại không bằng các quốc gia khác. Nếu nói tới tính nghiêm túc, tính kỷ luật, người Việt Nam không thể so sánh với nhân công Ấn Độ hay ngay cả quốc gia láng giềng là Trung Quốc. Ngoài ra khó khăn trong ngôn ngữ ở Việt Nam cũng là một vấn đề cần quan tâm. Khoảng hơn 75% các cử nhân CNTT không đủ khả năng làm việc trong môi trường công nghiệp nếu không được đào tạo thêm các kỹ năng khác. Hầu hết là trong giao tiếp, đặc biệt là tiếng Anh. Nếu không có tiếng Anh sẽ làm cho con người trở nên lạc hậu và sẽ rất khó làm việc với đối tác nước ngoài; mà hơn nữa ngành gia công phần mềm đòi hỏi sự hiểu biết về tiếng Anh là khá quan trọng. Nó được ứng dụng rộng rãi trong công việc nhất là trong giao tiếp và xử lý công việc. Và thực tế, các doanh nghiệp phần mềm hiện khó xác định được hướng đi cho mình vì không nơi nào cung cấp thông tin về hiệu quả các sản phẩm phần mềm, không định hướng phát triển ngành gì, sản phẩm gì cho phù hợp. Thị trường phần mềm còn rất rộng nhưng cách nào đến được thị trường và thị trường nào tiếp nhận sản phẩm cũng không rõ. Những nhân tố đầu vào của ngành phần mềm như: Nhân lực, quản lý…chưa được đồng bộ hoá. Doanh nghiệp và các cơ quan chức năng phải xác định yếu tố đầu vào nào có ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng trực tiếp của tốc độ tăng trưởng để chú trọng đầu tư. Ngoài ra nhiều đơn vị trong ngành gia công phần mềm đang rất thiếu kinh nghiệm nghiên cứu thị trường. Hoặc có nghiên cứu thì chỉ tự phát hoặc phiến diện vì vậy nên thiết lập một đội nghiên cứu để có thể đưa ra bức tranh thị trường toàn cảnh và chính xác. Qua đó ngành phần mềm Việt Nam xác định được mình đang ở đâu, có thế mạnh gì để có cơ sở vững vàng định hướng cho doanh nghiệp phát triển. Thật vậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường phát triển phần mềm theo một quy mô nào mà hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm và cảm tính. Điều này sẽ không có lợi khi làm ăn với đối tác và hơn nữa các doanh nghiệp của Việt Nam cũng không dám mơ đến việc vay vốn của ngân hàng để phát triển các dự án. Vì ngoài máy tính cần nâng cấp và số ít dự án thì sản phẩm giá trị của các doanh nghiệp này lại hữu hình phi vật chất. Năm 2008 ngành phần mềm VN chỉ đạt mức tăng trưởng khoảng 20%. Mức tăng trưởng lại tổng doanh thu trên 500 triệu USD, theo một công bố mới nhất của Hiệp hội DN phần mềm VN (Vinasa). Đây là con số đáng thất vọng bởi nó đã giảm gần một nửa so với năm 2007; thấp hơn mức tăng 25% so với dự báo đầu năm. Đặc biệt nó thấp hơn nhiều so với mục tiêu 35 - 40% được đề ra trong Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm đến năm 2010 đã được thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thất bại này bởi dường như Việt Nam chưa hề có những cải thiện đáng kể và đột phá cho vấn đề phát triển nguồn nhân lực CNTT, trong đó có việc xác định nguồn nhân lực cho GCPM. Theo đánh giá của BSA, cứ 10 sinh viên ra trường thì may ra mới có 1 sinh viên có thể đạt trình độ đáp ứng yêu cầu công việc. Chỉ với những khả năng này, nhân lực của VN thường bị xếp hạng ở tầm thấp. Gốc gác của yếu kém này là từ hệ thống đào tạo. Thế nhưng điều đáng lo ngại là cho đến tận bây giờ VN vẫn chưa có chiến lược cải thiện hệ thống giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu này. Vì thế, ngay cả khi nhân lực CNTT của Việt Nam có kỹ năng chuyên môn tốt thì lại vẫn là hàng "giá rẻ" vì yếu kém kỹ năng mềm như ngoại ngữ, khả năng thuyết trình... Đặc biệt, ngay cả yếu tố mang tính nòng cốt là nghiên cứu và phát triển thì VN cũng vẫn bỏ ngỏ. BSA chỉ rõ là trong suốt thời gian dài vừa qua, VN hầu như không có bằng sáng chế trong lĩnh vực CNTT. Đến đây mới thấy có lẽ ngành phần mềm Việt Nam cần hoạch định lại chiến lược phát triển theo hướng vừa sát thực tế, vừa có lộ trình dần nâng tầm sức mạnh cạnh tranh cả về nhân lực lẫn chất lượng và hiệu quả. Bởi nếu không, lĩnh vực công nghệ cao này lại lặp lại sai lầm của ngành dệt may khi mà chỉ có thể đổ sức lao động giá rẻ để gia công, làm thuê; trong khi giá trị kinh tế lại quá thấp. 1.3 Những kết quả đạt được: Mặc dù kém Ấn Độ rất nhiều nhưng ngành gia công phần mềm của Việt Nam được hưởng rất nhiều: Hạ tầng viễn thông tốt hơn, chi phí viễn thông rẻ hơn, nhu cầu thị trường nội địa phong phú và đa dạng ,và những cơ hội chiếm lĩnh thị trường sau khi gia nhập WTO. Thị trường phần mềm Việt Nam có bước khởi đầu đầy hứa hẹn. Theo đà phát triển của công nghệ thông tin, thị trường phần mềm nước ta đã có sự tăng trưởng khá mạnh. Từ năm 2000 đến 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường nội địa đạt trên 32%/năm. Trong tổng giá trị sản phẩm và dịch vụ phần mềm gần đây, thị trường trong nước chiềm khoảng 2/3. Theo nhiều phân tích thì cơ quan hành chính sự nghiệp và công ty Nhà nước vừa qua đã là những khách hàng tiềm năng của CNPM Việt Nam, chiếm 1/3 tổng chi tiêu cho CNTT cả nước. Gần đây, trong xu thế hội nhập, việc ứng dụng CNTT trong các ngành viễn thông, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, dầu khí... đã gia tăng mạnh. Tuy nhiên, hạn chế lớn về thị trường của DNPM trong nước vẫn là thiếu thông tin và thị trường không ổn định. Để định hướng phát triển thị trường, Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) cho rằng, cần có những biện pháp kích cầu, không chỉ đơn thuần bỏ tiền ngân sách mua phần mềm mà quan trọng là phải đặt ra chuẩn mực, hướng dẫn cho các doanh nghiệp nên mua phần mềm nào cho hiệu quả và khuyến khích việc sử dụng những phần mềm nội địa. Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT đánh giá, doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thấy tầm quan trọng của CNTT trong hoạt động sản xuất kinh doanh, song mức độ ứng dụng có nhiều khác biệt. Số liệu công bố cho thấy 81,8% tổng công ty 91 có sử dụng CNTT, đến tổng công ty 90 còn 50%, công ty độc lập- 26,8%, còn các dạng công ty khác chỉ có 25%. Sản phẩm và dịch vụ phần mềm được quan tâm nhiều nhất là phần mềm quản lý doanh nghiệp, t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3260.doc