Đề tài Giải pháp chuyển đổi mô hình kinh doanh chợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

 

 

Giới thiệu chung. 1

Phần ICác cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu về mô hình kinh doanh Chợ 4

1.1. Một số khái niệm 4

1. 2. Đặc điểm của chợ 5

1.3. Phân loại chợ 8

1.4. Chức năng của chợ 9

1. 5. Vai trò của chợ. 11

1. 6. Một số mô hình kinh doanh chợ 13

1. 7. Nhân tố ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh chợ. 18

1. 8. Một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng đối với Vĩnh Phúc. 20

1.9. Kết luận: từ các mô hình kinh doanh và quản lý Chợ Truyền thống được thiết lập ở 21

Phần thứ II Thực trạng phát triển chợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 22

1. Đặc điểm và phân loại chợ 22

1.1. Những đặc điểm chủ yếu của mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh 22

1.1.1. Đặc điểm hình thành chợ 23

1.1.2Đặc điểm trao đổi hàng hoá qua mạng lưới chợ 23

1.2. Phân loại chợ 23

1.2.1. Phân loại chợ theo năm thành lập 24

1.2.2. Phân loại chợ theo vị trí hình thành 25

1.2.3 Phân loại chợ theo tính chất kinh doanh và lịch họp chợ 26

1.2.4. Phân loại chợ theo quy mô điểm kinh doanh và cơ sở vật chất chợ 27

1.2.5 Phân loại chợ theo phạm vi ảnh hưởng 30

2. Thực trạng phát triển chợ trên địa bàn tỉnh 31

2.1. Thực trạng phát triển mạng lưới chợ 31

2.2. Thực trạng phát triển kinh doanh trên chợ 32

2.3. Thực trạng mụ hỡnh kinh doanh chợ trờn địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 37

3. Đánh giá chung 50

chương III kiến nghị phát triển các mô hình kinh doanh chợ 52

3.1. Quan điểm và phương hướng phát triển mô hình kinh doanh chợ 52

3.1.1. Quan điểm phát triển mô hình kinh doanh chợ 52

3.1.2. Phương hướng phát triển mô hình kinh doanh chợ 54

3.2. Đề xuất một số mô hình tổ chức kinh doanh chợ 54

3.2.1. Mô hình doanh nghiệp chợ 54

3.2.2. Mô hình hợp tác xã chợ 66

3.3. Một số giải pháp chuyển đổi mô hình kinh doanh chợ 69

3.3.1. Giáp pháp về quản lý nhà nước 69

3.3.2. Giải pháp về quản lý kinh doanh chợ 75

3.3.3. Giải pháp về đầu tư phát triển chợ 80

3.3.4. Giải pháp về nguồn nhân lực tham gia quản lý chợ 87

3.3.5. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện 89

Kết luận và Kiến Nghị 91

tài liệu tham khảo: 93

 

 

 

 

 

 

doc106 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4403 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp chuyển đổi mô hình kinh doanh chợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đạo phòng kinh tế quản lý nhà nước về chợ, thực hiện việc bổ nhiệm hay miễn nhiệm đối với trưởng ban quản lý chợ. Sở Công Thương đóng vai trò là cơ quan hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ, cùng với UBND quận/huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chợ. Quản lý nhà nước trên địa bàn chợ tập trung vào các hoạt động: thuế, tài chính - kế toán, vệ sinh môi trường chợ, trật tự công cộng trên khu vực chợ... được thực hiện bằng các văn bản quy định của nhà nước và của địa phương được phân cấp. Hàng tháng, ban quản lý chợ có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động, tài chính của chợ với Phòng Kinh tế của quận/huyện cũng như có nghĩa vụ nộp các khoản thu theo quy định. Mô hình cụ thể về quản lý nhà nước đối với các chợ do ban quản lý chợ hiện nay tại các địa phương ở nước ta như sau: Ban quản lý chợ UBND QUẬN/ HUYỆN SỞ CÔNG THƯƠNG Phòng Kinh tế Quận/Huyện UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH * Về quản lý kinh doanh chợ Các ban quản lý chợ hiện nay ở nước ta tập trung vào các nội dung quản lý kinh doanh sau: Thứ nhất, ban quản lý chợ quản lý cơ sở vật chất của chợ. Nhìn chung, các ban quản lý chợ chưa quan tâm đúng mức đến quản lý cơ sở vật chất của chợ và tái đầu tư sửa chữa, xây dựng chợ. Tuy nhiên, với những chợ có ban quản lý hay tổ quản lý thì cơ sở vật chất của chợ được bảo quản tốt hơn, không xẩy ra tình trạng tài sản bị thất thoát, hư hỏng như tại các chợ không có người quản lý. Thứ hai, ban quản lý chợ quản lý tình hình tài chính chợ. Nguồn thu chủ yếu do ban quản lý thu là tiền cho thuê quầy, sạp, thu hoa chi, thu từ kinh doanh các dịch vụ tại chợ. Số tiền thu được trừ đi chi phí hành chính, còn lại ban quản lý chợ nộp cho cơ quan tài chính cấp huyện/quận. Song hiện nay, hầu hết các ban quản lý chợ, các cán bộ trong ban quản lý chợ chưa được đào tạo, tập huấn về chuyên môn quản lý chợ do đó đã làm ảnh hưởng không ít đến tình hình chấp hành các chính sách pháp luật của nhà nước trong mua bán và làm thất thu ngân sách nhà nước ở khu vực chợ. Các ban quản lý chưa thực hiện tốt việc cập nhật thường xuyên số liệu, tình hình kinh doanh, lưu lượng hàng hoá buôn bán trên chợ và báo cáo định kỳ cho các cơ quan quản lý nhà nước, mà trực tiếp là UBND quận/huyện. Thứ ba, ban quản lý chợ quản lý các hộ kinh doanh tại chợ. Hiện nay, các ban quản lý chợ nói chung chỉ quản lý các hộ kinh doanh bằng cách đăng ký thống kê số lượng các hộ kinh doanh ở chợ thông qua cơ quan thuế vụ (đã đăng ký thuế môn bài). Ngoài ra, ban quản lý chợ còn thực hiện ký hợp đồng với thương nhân về thuê, sử dụng điểm kinh doanh, kinh doanh các dịch vụ tại chợ. Các ban quản lý chợ tổ chức và quản lý các hộ kinh doanh tại chợ về các vấn đề như tổ chức bảo đảm công tác phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự trong khu vực chợ thông qua tổ bảo vệ và PCCC, quản lý các vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ thông qua tổ vệ sinh, quản lý nguồn thu từ các hộ kinh doanh tại chợ thông qua bộ phận tài chính - kế toán. Tình hình quản lý các hộ kinh doanh tại chợ ở hầu hết các chợ trên địa bàn cho thấy: các ban quản lý chợ chỉ tập trung vào các khoản thu từ các hộ kinh doanh tại chợ, việc quản lý các hoạt động khác của các hộ kinh doanh còn nhiều lỏng lẻo. Chẳng hạn như việc quản lý các vấn đề liên quan đến công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, an ninh trật tự…. của các hộ kinh doanh ở chợ còn chưa được chú trọng, đặc biệt là tại các khu vực nông thôn và miền núi, hay đối với các khâu sắp xếp kinh doanh, phân bố các nhóm hàng, quầy hàng tại hầu hết các chợ nhìn chung còn lộn xộn, thiếu sự hướng dẫn, kiểm tra của bộ phận quản lý chợ gây mất mỹ quan, không đảm bảo vệ sinh chợ… Ban quản lý chợ chưa làm tốt nhiệm vụ trong việc sắp xếp nơi bán hàng của các hộ kinh doanh tại chợ một cách khoa học đúng với yêu cầu kỹ thuật - vệ sinh và văn minh thương mại phù hợp với đặc điểm từng chợ. Mặt khác chưa lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp chợ hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các hộ kinh doanh, đảm bảo an toàn, văn minh và hiệu quả. Công cụ chung của các ban quản lý chợ hiện nay để quản lý các hoạt động kinh doanh chợ là “nội quy chợ” do ban quản lý xây dựng theo mẫu quy định và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, thông qua nội quy chợ, ban quản lý chợ xử lý các hộ kinh doanh ở chợ vi phạm về nội quy chợ. Thứ tư, ban quản lý chợ tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ cho cơ quan quản lý nhà nước về chợ, trong đó trực tiếp là UBND quận /huyện tại mỗi địa phương. * Mối quan hệ giữa quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh chợ Hiện nay các ban quản lý chợ trên địa bàn tỉnh là đơn vị sự nghiệp, do đó quan hệ giữa quản lý nhà nước (trong đó trực tiếp đại diện tại mỗi địa phương hiện nay là UBND quận/huyện) và quản lý trực tiếp các hoạt động kinh doanh chợ (đại diện là các ban quản lý chợ) tại mỗi địa phương trên cả nước không rõ ràng, rành mạch. Cụ thể là: chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước về chợ với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ban quản lý trực tiếp quản lý chợ đôi khi không được phân định một cách rõ ràng, dẫn đến tình trạng chồng chéo trong quản lý và thiếu hụt trong trách nhiệm. * Các nhân tố tác động đến mô hình ban quản lý chợ. - Nhân tố chủ quan: Bao gồm trình độ, nhận thức, năng lực chuyên môn, năng lực tài chính và tầm nhìn của những người đầu tư và làm công tác quản lý. Nhân tố này có vai trò quan trọng đối với việc hình thành và phát triển mô hình. - Nhân tố khách quan: Hiện nay mô hình ban quản lý chợ vẫn tồn tại trên địa bàn tỉnh là do tính chất lịch sử của sự tồn tại đối với mô hình này. Từ thời kỳ trước đó cho đến thời điểm gần đây, chợ vẫn tồn tại và phát triển như một loại công trình công cộng do nhà nước đầu tư xây dựng và quản lý, có rất ít các thành phần kinh tế khác tham gia vào kinh doanh trong lĩnh vực này. Do đó nhà nước thành lập các ban quản lý để tổ chức và quản lý các hoạt động diễn ra trong chợ, đây chính là tính lịch sử và là nguyên nhân tồn tại tất yếu của mô hình ban quản lý chợ. Mặt khác, do trình độ phát triển kinh tế - xã hội của thời điểm thành lập chợ, thói quen trở thành truyền thống trong quản lý các hoạt động chợ nên mô hình tổ chức quản lý theo ban quản lý chợ tồn tại trong suốt thời gian dài. Tổ quản lý chợ * Về cơ cấu tổ chức Trên thực tế, cơ cấu tổ chức của tổ quản lý chợ đơn giản hơn so với mô hình ban quản lý chợ. Tổ quản lý chợ thông thường chỉ có từ 1-3 người do UBND xã/ phường cử ra hay do đấu thầu quyền quản lý. Đứng đầu tổ quản lý chợ là tổ trưởng, sau tổ trưởng có thể gồm có 02 thành viên làm các chức năng chuyên môn như: tổ thu phí và tổ vệ sinh. Trong đó, tổ thu phí chịu trách nhiệm trong vấn đề thu phí chợ và tổ vệ sinh, an ninh chịu trách nhiệm trong các vấn đề về vệ sinh môi trường tại chợ và các vấn đề liên quan đến an ninh trật tự tại chợ. Tại mỗi tổ làm nhiệm vụ chức năng này, số lượng lao động trực tiếp tiến hành các công việc của tổ cũng ít hơn so với số lao động tại các ban quản lý. TỔ TRƯỞNG Nhân viên thu phí Nhân viên vệ sinh,an ninh, PCCC… - Mô hình quản lý này có cơ cấu tổ chức đơn giản, không có nhiều bộ phận và các phòng chức năng tham gia quản lý chợ. Vì vậy, một mặt đảm bảo tính năng động, kịp thời trong công tác quản lý, song cũng gặp phải những khó khăn vướng mắc trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh tại chợ do cơ cấu tổ chức nhỏ hẹp, không đủ nguồn nhân lực để giải quyết. - Mô hình này hiện nay thường được áp dụng đối với các chợ bán lẻ có quy mô vừa và nhỏ ở các xã/ phường. * Về quản lý nhà nước Các chợ có quy mô nhỏ thường được UBND xã/phường thành lập tổ quản lý. UBND phường/xã là đơn vị đại diện cho các cơ quan quản lý nhà nước về chợ và trực tiếp quản lý chợ. Mô hình quản lý nhà nước đối với các chợ hoạt động theo mô hình này như sau: UBND xã, phường Tổ quản lý chợ ( từ 1-3 người) Phòng Kinh Tế UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN Như vậy, Phòng kinh tế huyện phối hợp với UBND xã/ phường quản lý nhà nước về chợ và hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ cho UBND xã/ phường quản lý chợ. UBND xã/ phường trực tiếp chỉ đạo việc bổ nhiệm, miễn nhiệm tổ trưởng tổ quản lý chợ. Về quản lý nhà nước đối với các chợ này, UBND xã/ phường là cơ quan trực tiếp quản lý nhà nước về chợ thông qua tổ quản lý chợ. Trên cơ sở đó, hàng tháng tổ quản lý chợ có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động, tài chính của chợ với UBND xã/ phường cũng như có nghĩa vụ nộp các khoản thu theo quy định. * Về quản lý kinh doanh chợ - Nội dung hoạt động của tổ quản lý: Tổ quản lý trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động diễn ra hàng ngày trong chợ như: thu phí, lệ phí chợ, đảm bảo công tác an ninh, vệ sinh môi trường, giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong chợ.... Đồng thời, tổ quản lý chịu trách nhiệm quản lý tài sản nhà nước và các hoạt động trong phạm vi chợ. Nhìn chung hiện nay với những chợ đã thành lập tổ quản lý chợ, các tài sản trong chợ đã được quản lý, giảm được tình trạng thất thoát, hư hỏng tài sản. - Cơ chế quản lý của các tổ quản lý: Các tổ quản lý chợ quản lý các hộ kinh doanh tại chợ và quản lý các hoạt động diễn ra trong chợ thông qua các lao động trực tiếp tại các tổ thu phí và tổ vệ sinh, an ninh . Các tổ quản lý chợ thực hiện việc quản lý chợ thông qua công cụ là nội quy chợ. Tổ quản lý chợ tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ cho các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó trực tiếp là UBND xã/phường. * Nhân tố tác động đến mô hình tổ quản lý chợ: - Nhân tố chủ quan: Các nhà quản lý chợ thường căn cứ vào quy mô và tính chất kinh doanh của từng loại hình chợ để quyết định mô hình quản lý chợ. Thông thường, đối với những chợ có quy mô nhỏ (thường là các chợ cấp 3, chợ xã/ phường) hoạt động theo mô hình tổ quản lý với cơ cấu tổ chức đơn giản, gọn nhẹ. - Nhân tố khách quan: Các chợ nhỏ không nhất thiết phải sử dụng đến cơ cấu tổ chức phức tạp để quản lý chợ, chỉ cần mô hình quản lý đơn giản nhưng với đội ngũ lao động làm việc hiệu quả cũng có thể quản lý tốt chợ. Mô hình một người quản lý chợ Cơ cấu tổ chức của mô hình này rất đơn giản: chỉ có một người trực tiếp đứng ra đảm nhiệm công việc quản lý chợ. Mô hình này thường được áp dụng với những chợ có quy mô quá nhỏ, được UBND xã khoán cho tư nhân thực hiện (một người quản lý). Trong tổng số 59 chợ được điều tra có 11 chợ hoạt động theo mô hình một người quản lý. Mô hình tổ chức quản lý của mô hình này như sau: UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ Người quản lý chợ Căn cứ vào đặc điểm kinh tế - xã hội của từng vùng cũng như căn cứ vào quy mô và đặc điểm của từng chợ mà UBND xã/ phường đề ra nội quy hoạt động của chợ, quy chế đấu thầu chợ và mức giá tối thiểu. Người trúng thầu phải tổ chức và quản lý chợ theo nội quy hoạt động của chợ do UBND xã/ phường đề ra và theo các quy định trong quy chế đấu thầu. - Về quản lý nhà nước đối với các chợ này thông qua UBND xã/ phường. UBND xã/ phường là cơ quan quản lý trực tiếp người quản lý chợ. Hàng tháng, người quản lý chợ có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động, tài chính của chợ với UBND xã/ phường, cũng như có nghĩa vụ nộp các khoản thu và thực hiện chi theo quy định. - Quản lý tài chính: Tiền thu được từ các hoạt động đấu thầu quản lý chợ được UBND xã/ phường dùng để tái đầu tư để sữa chữa, cải tạo lại chợ. - Quản lý kinh doanh chợ: Với mô hình này, số lượng lao động trực tiếp tham gia quản lý chợ là rất ít do đó tình hình quản lý các hoạt động kinh doanh ở chợ chưa được chú trọng. Người quản lý chợ hàng ngày chủ yếu chỉ làm nhiệm vụ thu phí chợ, còn lại các công việc khác hầu như không có mặt và không giải quyết được các vấn đề phát sinh tại chợ. Đồng thời, do thời gian giao khoán không ổn định, quy định quyền hạn và trách nhiệm không rõ ràng và đầy đủ nên phần lớn các chợ chỉ quan tâm đến việc thu phí mà ít quan tâm đến việc đầu tư nâng cấp, sữa chữa cơ sở vật chất của chợ dẫn đến tình trạng xuống cấp nhanh. - Các nội dung quản lý chợ: Người trực tiếp quản lý chợ phải đồng thời quản lý mọi hoạt động trong chợ và giải quyết các vấn đề phát sinh trong chợ như: quản lý về cơ chế tài chính trong chợ, đảm bảo các vấn đề về vệ sinh môi trường, an ninh trật tự trong chợ. Thông thường đối với những chợ do tư nhân quản lý, những công việc thu dọn vệ sinh, thu phí đều do hộ gia đình tổ chức thực hiện, không hình thành các tổ phụ trách theo từng lĩnh vực như đối với mô hình ban quản lý hay tổ quản lý. Do đó, nhìn chung cơ cấu tổ chức của mô hình này với ưu điểm là đơn giản, phù hợp với những chợ có quy mô nhỏ. Với cơ cấu tổ chức đơn giản của mô hình này, một mặt giảm được các phiền hà về thủ tục trong công tác quản lý đối với các phòng ban, phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong công việc, giảm bớt được số lao động trong quản lý. Mặt khác, với cơ cấu tổ chức của mô hình này dẫn đến sự quá tải trong công việc quản lý và khai thác chợ, hiệu quả công việc không cao Về quản lý cơ sở vật chất: việc quản lý cơ sở vật chất hiện nay trên các chợ chủ yếu tập trung vào việc xắp xếp các hộ kinh doanh trên chợ để sử dụng tối đa diện tích mà chưa chú trọng đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh doanh. Vì vậy, ở những chợ mà diện tích kinh doanh bình quân quá thấp sẽ xảy ra tình trạng các hộ làm sai lệch thiết kế, ảnh hưởng đến kết cấu, không gian kiến trúc của chợ. Ngược lại, ở một số chợ, do chưa có các hình thức quản lý hoặc biện pháp khuyến khích kinh doanh thích hợp nên diện tích kinh doanh trong chợ bị bỏ trống trong khi thương nhân lại họp chợ bên ngoài chợ, làm lãng phí công trình chợ, gây mất mỹ quan và ảnh hưởng giao thông công cộng. Mặt khác, công tác quản lý chợ không được chú trọng dẫn đến địa phương không tận thu được các khoản thu trên chợ. 2.4. Thực trạng về vệ sinh môi trường, an toàn giao thông và phòng cháy chữa cháy 2.4.1 Thực trạng về vệ sinh môi trường - Tình hình ô nhiễm rác thải: Việc chế biến nông sản thực phẩm tươi sống được thực hiện ngay tại chợ nên lượng rác thải hàng ngày là khá lớn, dễ bị phân huỷ làm ảnh hưởng đến môi trường chợ và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm lưu thông trong chợ... - Tình ô nhiễm nước thải: Phần lớn các chợ chưa có đường dẫn nước đến các quầy hàng thực phẩm, cống rãnh thoát nước nhỏ. Hệ thống nhà vệ sinh trong chợ chưa đảm bảo đủ tiêu chuẩn. Nhìn chung, chất thải, nước thải không được xử lý trước khi đưa vào hệ thống chung. Ở những chợ họp trên nền đất, không có hệ thống cấp thoát nước thì hiện tượng ngập úng, bùn lầy trong khu vực chợ nhất là vào mùa mưa xảy ra khá phổ biến. - Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Nhìn chung rác thải tại các chợ không được phân loại tại chợ mà được vận chuyển thẳng đến bãi chôn lấp tự nhiên. Nhiều chợ không có thiết bị thu gom rác, không có nhà vệ sinh nên rác thải ngập tràn khắp chợ. 2.4.2 Thực trạng về an toàn giao thông Như trên phân tích, vị trí của chợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thường gắn với các tuyến đường, các khu dân cư tập trung. Theo thống kê, đánh giá của các ban quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thì tới 45/63 chợ có giao thông thuận tiện, chỉ có 3 chợ được đánh giá là không thuận tiện. Như vậy, điều kiện giao thông tại các chợ của Vĩnh Phúc là khá tốt và cần được tiếp tục duy trì, quan tâm trong quy hoạch phát triển chợ tới năm 2020. Bảng 12: Tình trạng giao thông Chỉ tiêu Huyện, thị Tổng cộng GT thuận tiện Bình thường Không thuận tiện 1. Thị xã Phúc Yên 3 1 1 1 2. Huyện Lập Thạch 18 14 3 1 3. Huyện Bình Xuyên 7 2 4 0 4. Huyện Tam Đảo 5 4 0 0 5. Huyện Mê Linh 8 7 0 0 6. TP Vĩnh Yên 4 4 0 0 7. Huyện Tam Dương 5 2 3 0 8. Huyện Vĩnh Tường 12 10 2 0 9. Huyện Yên Lạc 5 1 3 1 Toàn tỉnh 67 45 15 3 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra và khảo sỏt thực tế mạng lưới chợ tỉnh Vĩnh Phỳc năm 2007 Tuy nhiên, nhiều chợ trong số này không đảm bảo đúng khoảng cách qui định với trục đường giao thông nên khi lưu lượng người và hàng hoá qua chợ tăng đã xảy ra tình trạng khá phổ biến là người mua bán lấn chiếm lòng đường vỉa hè, ảnh hưởng đến giao thông và mỹ quan đường phố. Nhất là vào giờ cao điểm, khi mật độ người và phương tiện tham gia giao thông lớn thì tình trạng ách tắc giao thông thường xuyên xảy ra ở các điểm họp chợ. Ngoài ra, còn các nguyên nhân khách quan và chủ quan khác như thói quen tuỳ tiện, công tác tổ chức quản lý chợ chưa tốt, do đường vào chợ và chỗ để xe không thuận tiện nên người và hàng hoá vẫn tràn ra lòng đường.... Thực trạng này không chỉ ở riêng tỉnh Vĩnh Phúc mà khá phổ biến trên cả nước và là vấn đề đặt ra hết sức cấp thiết đối với công tác qui hoạch phát triển chợ trong thời gian tới. 2.4.3 Thực trạng về công tác phòng cháy, chữa cháy Theo kết quả điều tra và khảo sát thực tế, những chợ có qui mô lớn ở thành phố, thị xã và trung tâm huyện đã được đầu tư hệ thống phòng cháy, chữa cháy như bể nước, vòi ống dẫn nước, bình xịt chữa cháy, nhưng còn mang tính hình thức. Nguồn nước cung cấp cho chợ và phục vụ công tác chữa cháy hầu như không có hoặc là rất ít. Đường quanh khu vực chợ, đường lưu thông nội bộ trong nhà chợ không đủ rộng để xe chữa cháy hoạt động, làm hạn chế khả năng ứng cứu nhanh chóng khi có hoả hoạn xảy ra. Các chợ ở các khu vực khác, nhất là chợ xã, trang thiết bị về phòng cháy, chữa cháy chưa được quan tâm đúng mức. Những chợ lán tạm hoàn toàn không có các thiết bị phòng chữa cháy. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn các hộ kinh doanh tại chợ về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh chưa được chú trọng. Nhiều hộ vẫn chưa thực hiện nghiêm túc các qui định về an toàn cháy nổ. 3. ĐÁNH GIÁ CHUNG Hầu hết các chợ ở tỉnh hiện nay vẫn áp dụng mô hình ban quản lý chợ và tổ quản lý chợ, song những mô hình này ngày càng tỏ ra không hiệu quả về kinh tế - xã hội, cũng như về quản lý nhà nước, không còn thích hợp với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế- xã hội nói chung và thương mại nói riêng. Mối quan hệ giữa quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh chợ theo mô hình ban quản lý chợ ngày càng xuất hiện nhiều bất cập và tỏ ra không còn phù hợp để áp dụng các mô hình này, cụ thể là: + Trong mô hình ban quản lý chợ, quan hệ giữa quản lý nhà nước về chợ và quản lý trực tiếp hoạt động chợ trên địa bàn không đựơc phân định một cách rành mạch, việc phân cấp quản lý chợ của các địa phương cũng chưa thống nhất (có chợ do UBND huyện trực tiếp quản lý, có chợ do Phòng công thương quản lý...) làm giảm hiệu lực của quản lý nhà nước về chợ và giảm hiệu quả của quản lý tại các chợ. + Các cơ quan quản lý nhà nước thường can thiệp sâu và trực tiếp vào hoạt động của tổ chức quản lý chợ trên địa bàn, như: lập kế hoạch đầu tư sửa chữa, nâng cấp chợ; cử người trực tiếp quản lý chợ, quy định cụ thể các khoản thu, mức thu và các khoản chi, mức chi cho từng chợ…. Trong khi đó, các cơ quan quản lý này lại không bao quát được sự phát sinh của các chợ mới, không tạo ra sự thống nhất quản lý các hoạt động của chợ trên địa bàn (do phân cấp quản lý và do sự can thiệp trực tiếp vào từng loại chợ cụ thể) nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước về chợ chưa được chú trọng như vệ sinh môi trường, an toàn giao thông. Đồng thời, sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong quản lý chợ chưa được thực hiện thường xuyên và vẫn nặng về hình thức. + Mô hình tổ chức của các đơn vị quản lý chợ quá đơn giản, đồng thời thiếu tính liên kết giữa các đơn vị quản lý chợ trên một địa bàn cụ thể. Điều này tạo nên mâu thuẫn trong quản lý tại một chợ, cụ thể: vừa chịu sự phụ thuộc nặng nề vào các cơ quan quản lý nhà nước, vừa không đủ năng lực thực hiện các chức năng nhiệm vụ của đơn vị quản lý chợ như phát triển lực lượng kinh doanh trên chợ, khai thác các nguồn thu từ chợ. Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển nhanh chóng của các loại hình tổ chức kinh tế, trên địa bàn tỉnh, chợ cũng được tăng nhanh cả về số lượng và quy mô với đa dạng các loại hình hoạt động và nhiều chủ thể tham gia. Tuy nhiên, việc quản lý và tổ chức hoạt động các chợ đang còn nhiều bất cập. Hầu hết các chợ vẫn được tổ chức quản lý theo mô hình ban quản lý chợ, mang nặng tính chất quản lý hành chính, nội dung quản lý trong một thời gian dài vẫn đơn giản ở việc cho thuê chỗ; các chức năng dịch vụ mang tính hỗ trợ cho mua bán hàng hoá như: đóng gói, bảo quản, vận chuyển, cung cấp thông tin, hình thành giá cả... hầu như không được thực hiện, làm giảm các công năng của chợ cũng như không phát huy được vai trò của chợ đối với sản xuất và đời sống của dân cư sở tại, không đáp ứng được yêu cầu phát triển chợ theo hướng văn minh, hiện đại, đảm bảo chợ vừa là một không gian chứa đựng hoạt động thương mại truyền thống vừa cung cấp những dịch vụ và phương thức giao dịch tiến bộ. Thực tiễn cho thấy, mô hình ban quản lý chợ ngày càng tỏ ra không còn phù hợp với điều kiện, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu khách quan đòi hỏi phải chuyển đổi từ mô hình ban quản lý chợ sang mô hình tổ chức quản lý năng động và hiệu quả hơn . CHƯƠNG III KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH KINH DOANH CHỢ 3.1. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH DOANH CHỢ 3.1.1. Quan điểm phát triển mô hình kinh doanh chợ * Lựa chọn mô hình kinh doanh chợ phải phù hợp với định hướng phát triển và chính sách hiện hành của nhà nước đối với chợ Quan điểm này xuất phát từ chức năng quản lý nhà nước về thương mại, nhà nước thực hiện chức năng quản lý thông qua hệ thống các cơ chế, chính sách nhằm tác động đến đối tượng quản lý. Trong công tác quản lý đối với hệ thống phân phối bán lẻ hàng hoá nói chung, cũng như đối với mạng lưới chợ hiện nay nói riêng, nhà nước đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến lĩnh vực này. Vì vậy, khi lựa chọn mô hình tổ chức quản lý kinh doanh chợ phải quán triệt và thực hiện theo các chính sách hiện hành của nhà nước về tổ chức, quản lý chợ. Theo quan điểm này, khi xây dựng tổ chức quản lý kinh doanh chợ, yêu cầu phải tuân thủ và chấp hành đầy đủ mọi quy định của nhà nước về quản lý kinh doanh chợ và theo đúng những hướng dẫn, chỉ đạo của nhà nước. Trong mọi trường hợp cơ quan quản lý nhà nước các cấp sẽ tạo điều kiện giúp đỡ và hỗ trợ cho việc lựa chọn và thực hiện mô hình tổ chức quản lý kinh doanh chợ phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội. * Xây dựng mô hình kinh doanh chợ phải thích ứng với điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội của từng địa bàn thị trường Yêu cầu đặt ra khi xây dựng mô hình tổ chức quản lý kinh doanh chợ là phải thích ứng với điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội của từng địa bàn thị trường, trên cơ sở đó nhanh chóng phát huy được những ưu điểm và hạn chế, cũng như những tồn tại yếu kém để mô hình nhanh chóng đi vào thực tế. Đồng thời, yêu cầu đặt ra trong quá trình xây dựng mô hình là phải xây dựng hệ thống các mô hình phong phú đa dạng khác nhau, mô hình không cứng nhắc bất di bất dịch, đòi hỏi phải có sự linh hoạt. Trên cơ sở đó, có thể lựa chọn những mô hình thích hợp với từng địa bàn thị trường cụ thể. Cũng theo quan điểm này, yêu cầu trước khi áp dụng mô hình vào từng địa bàn thị trường cụ thể phải có sự thu thập thông tin, nghiên cứu đối với từng thị trường trên các mặt về kinh tế, văn hoá, xã hội. Mỗi một khu vực thị trường tương ứng với mỗi vùng kinh tế, mỗi khu vực dân cư khác nhau, ở đó phong tục, tập quán, cũng như khả năng thanh toán và nhu cầu trao đổi mua bán cũng khác nhau. Trên cơ sở đó, đưa ra một mô hình áp dụng thích hợp nhất đối với mỗi một địa bàn thị trường nhằm khai thác tối đa vai trò và lợi ích kinh tế - xã hội của chợ. * Mô hình kinh doanh phải bảo đảm góp phần phát triển ổn định và lâu dài đối với hệ thống chợ Quan điểm này yêu cầu khi xây dựng mô hình tổ chức quản lý kinh doanh chợ tại mỗi địa phương trên phạm vi cả nước phải đạt được mục tiêu đảm bảo sự phát triển lâu dài cho các loại hình tổ chức chợ. Điều này đặt ra yêu cầu trong quá trình xây dựng mô hình tổ chức quản lý kinh doanh chợ tại mỗi địa phương đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, phân tích thực trạng và dự báo xu hướng phát triển của các loại hình tổ chức chợ trong tương lai, phải có căn cứ khoa học và thực tiễn. Thiết lập mô hình tổ chức quản lý kinh doanh chợ là một quá trình nghiên cứu và phân tích để có thể có được mô hình thích hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trên từng địa bàn. Khi triển khai áp dụng mô hình vào thực tế cần triển khai thí điểm tại một số địa bàn cụ thể qua đó tổng kết, rút kinh nghiệm, phát hiện những tồn tại cần giải quyết đồng thời tìm giải pháp khắc phục, đảm bảo sự phát triển ổn định lâu dài cho các loại hình tổ chức chợ. * Mô hình kinh doanh chợ phải bảo đảm khai thác có hiệu quả các hoạt động chợ Khi phát triển mô hình kinh doanh chợ phải góp phần thực hiện xã hội hoá về đầu tư xây dựng và phát triển chợ cũng như thu hút được những nhà quản lý kinh doanh giỏi trong quản lý và khai thác, kinh doanh chợ. Mô hình kinh doanh chợ phải tạo điều kiện và môi trường khai thác có hiệu quả công năng của chợ. Bên cạnh hoạt động kinh doanh hàng hoá, các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh hàng hoá cũng như các nhu cầu của người tham gia vào các hoạt động chợ cũng được tạo điều kiện để phát triển. * Phát triển các mô hình kinh doanh chợ phải phù hợp với quy mô và tính chất của từng loại hình chợ Tuỳ theo từng loại hình chợ cụ th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21476.doc
Tài liệu liên quan