Đề tài Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Tổng công ty May 10 sang Châu Âu

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY MAY 10 .3

1.1 Qúa trình phát triển .3

1.2 Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty .6

1.2.1 Cơ cấu bộ máy 6 Chức năng của các phòng ban .8

1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh 11

1.3.1 Cơ cấu hàng xuất khẩu .11

1.3.2 Thị trường xuất khẩu chính 12

1.3.3 Tăng trưởng kinh doanh hàng năm 12

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA TỔNG CÔNG TY MAY 10 SANG EU 14

2.1 Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu .14

2.1.1 Chuẩn bị hàng xuất khẩu và kiểm tra hàng hoá .14

2.1.2 Làm thủ tục thông quan và giao hàng cho người vận tải .15

2.1.3 Làm thủ tục thanh toán hợp đồng .16

2.2 Đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Tổng công ty sang EU .17

2.2.2 Thành quả .18

2.2.3 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế .19

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ TỔNG CÔNG TY MAY 10 ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU VÀO EU .21

3.1 Triển vọng để Tổng công ty May 10 xuất khẩu hàng dệt may vào EU .21

3.1.1 Cơ hội .21

3.1.2 Thách thức . 21

3.2 Một số giải pháp để Tổng công ty May 10 đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào EU .23

3.2.1 Đầu tư vào nguồn nhân lực . 23

3.2.2 Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng về mẫu mã .24

3.2.3 Tham gia vào chuỗi cung ứng dệt may Asean .25

3.2.4 Đầu tư thích đáng cho hoạt động nghiên cứu mở rộng thị trường .26

3.2.5 Đẩy mạnh công tác Marketing quốc tế . .26

3.2.6 Thiết lập và quản lý quan hệ cá nhân .27

3.2.7 Cần tìm hiểu và nắm chắc các cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 29

3.2.8 Nắm chắc thông tin về những biện pháp bảo hộ mới .31

KẾT LUẬN .32

TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2275 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Tổng công ty May 10 sang Châu Âu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh sản phẩm may mặc phục vụ thị trường trong nước, đồng thời thực hiện công tác cung cấp vật tư, trang thiết bị theo yêu cầu đầu tư phát triển và phục vụ sản xuất kịp thời. Nghiên cứu sản phẩm chào hàng, tổ chức quảng cáo giới thiệu sản phẩm. Phòng kinh doanh còn làm nhiệm vụ đàm phán và ký kết hợp đồng tiêu thụ với khách hàng trong nước, đặt hàng với phòng kế hoạch. Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm may mặc và các hàng hóa khác theo quy định của công ty tại thị trường trong nước nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đạt hiệu quả kinh tế cao. - Phòng kỹ thuật: Quản lý công tác kỹ thuật công nghệ, cơ điện, tổ chức sản xuất, nghiên cứu ứng dụng các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến nhằm phục vụ sản xuất. Nghiên cứu đổi mới máy móc, thiết bị theo yêu cầu của công ty nhằm đáp ứng sự phát triển của sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. - Phòng tài chính – kế toán: Quản lý công tác kế toán tài chính của Tổng công ty nhằm sử dụng đồng tiền và đồng vốn đúng mục đích, đúng chế độ, chính sách, hợp lý và phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả. - Phòng QA (phòng chất lượng): Kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm từ khâu đầu đến khâu cuối cùng nhằm đảm bảo sản phẩm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu kỹ thuật theo quy định. Ngoài ra, phòng QA cũng quản lý toàn bộ hệ thống chất lượng của công ty theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, duy trì và đảm bảo hệ thống chất lượng hoạt động có hiệu quả - Văn phòng Tổng công ty: Đây là đơn vị tổng hợp vừa có chức năng giải quyết về nghiệp vụ quản lý sản xuất kinh doanh, vừa làm nhiệm vụ về hành chính và xã hội. Quản lý công tác cán bộ, lao động, tiền lương, hành chính, y tế, nhà trẻ, bảo vệ quân sự cùng các hoạt động xã hội theo chính sách và luật pháp hiện hành. - Ban đầu tư phát triển: Quản lý công tác quy hoạch, đầu tư phát triển công ty: lập dự án đầu tư, tổ chức thiết kế, thi công và giám sát thi công các công trình xây dựng cơ bản, đồng thời bảo dưỡng, bảo trì các công trình xây dựng và kiến trúc của Tổng công ty. - Trường công nhân kỹ thuật may và thời trang: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, điều hành, cán bộ nghiệp vụ và công nhân kỹ thuật phục vụ cho quy hoạch cán bộ, sản xuất kinh doanh và theo yêu cầu của các tổ chức kinh doanh. Đồng thời, thực hiện công tác xuất khẩu lao động, đưa công nhân viên, học sinh đi học tập, tu nghiệp ở nước ngoài. * Ngoài ra, Tổng công ty còn có các phân xưởng sản xuất phụ bao gồm 3 phân xưởng: - Phân xưởng thêu in giặt: Có trách nhiệm thêu in các họa tiết vào các chi tiết sản phẩm theo đúng hình dáng, vị trí, nội dung quy định. Đồng thời tiến hành giặt sản phẩm trước khi đưa vào đóng gói nếu được quy định trong hợp đồng. - Phân xưởng cơ điện: Có trách nhiệm phụ trợ, duy trì nguồn điện cho sản xuất, đồng thời bảo dướng và sửa chữa máy móc thiết bị khi có sự cố xảy ra. - Phân xưởng bao bì: Có trách nhiệm cung cấp các loại bao bì carton và một phần phụ liệu (bìa lưng, khoang cổ giấy) phục vụ cho đóng gói sản phẩm. 1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Cơ cấu hàng xuất khẩu Với 8000 lao động, mỗi năm Tổng công ty May 10 sản xuất trên 20 triệu sản phẩm chất lượng cao các loại. Hàng năm, bình quân lượng sản phẩm may mặc tiêu thụ của Tổng công ty ở thị trường nước ngoài là rất lớn, khoảng trên 10 triệu chiếc. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu bao gồm áo sơ-mi, quần, áo Jacket, comple, veston, và váy. Trong đó, mặt hàng chủ lực là áo sơ-mi, luôn chiếm trên 70% và hiện có xu hướng giảm nhẹ. Thay vào đó là sự tăng lên của những mặt hàng khác như quần và áo Jacket. Có thể thấy rằng, những sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Tổng công ty là những sản phẩm đã có thương hiệu và uy tín lớn trên thị trường, đó đều là những sản phẩm mang tính thời trang cao, mà không có sự xuất hiện của những sản phẩm như quần áo bảo hộ lao động, tất hay caravat… vốn không phải là thế mạnh của Tổng công ty trên thị trường quốc tế. 1.3.2 Thị trường xuất khẩu chính * Với sự nỗ lực không ngừng trong những năm qua, Tổng công ty May 10 đã khẳng định được sự vượt trội của mình và hiện nay đang là đối tác chiến lược của các đối tác có tên tuổi trên thế giới như: - Ở Thị trường EU: Miles; Handelsgesellschaft; International MHB; New M; Seidensticker; Target; K - Mart Supreme - Ở Thị trường Mỹ: Prominent Apparent Ltd; Seidensticker; Supreme; Target; Li & Fung; May Dept; Fishman and Tobin; JC Penney; New M; K-Mart; Mast; Mangharam; Resourses Vietnam - Ở Thị trường Nhật Bản: Itochu Corp 1.3.3 Tăng trưởng kinh doanh hàng năm Trong những năm qua, bằng sự nỗ lực của cả tập thể cán bộ công nhân viên, Tổng công ty May 10 đã và đang vượt qua những khó khăn thách thức trong hoạt động sản xuất kinh doanh và ngày càng phát triển. Giá trị sản xuất công nghiệp của Tổng công ty May 10 năm 2008 là 228 tỷ 591 triệu đồng, tăng 19,62% so với năm 2007; Tổng doanh thu đạt 619 tỷ 575 triệu đồng, tăng 25,64% so với năm trước; Lợi nhuận 16 tỷ 679 triệu đồng, tăng 0,33% so với cùng kỳ; Trong năm 2008, thu nhập bình quân người lao động đạt 2,16 triệu đồng/người/tháng; Chia cổ tức 12%/năm. Năm 2009 tình kinh tế thế giới còn bị  ảnh hưởng trầm trọng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế Mỹ bị khủng hoảng, sức mua giảm mạnh, nhiều ngân hàng, tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới bị phá sản ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp. Tuy nhiên, với sự đồng thuận và nỗ lực không ngừng, May 10 đã hoàn thành các chỉ tiêu chính và đều tăng so với thực hiện của năm 2009, như: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 251 tỷ 896 triệu đồng, tăng 10,19%; Tổng doanh thu đạt 650 tỷ đồng, tăng 4,91%; Lợi nhuận khoảng 17 tỷ đồng, tăng gần 2% và Thu nhập bình quân người lao động 2,214 triệu đồng/người/tháng, tăng 2,5 %; Chia cổ tức trên 12%/năm. Bước sang năm 2010, Tổng công ty tiếp tục đạt doanh thu cao với 810 tỷ đồng, lợi nhuận 18 tỷ đồng; Lao động bình quân khoảng 7.300 người với thu nhập bình quân đạt 2,4 triệu đồng/người/tháng; Chia cổ tức 13%/năm. Ngoài những sản phẩm xuất khẩu thì Tổng Công ty May 10 cũng là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của ngành dệt may Việt Nam quan tâm phát triển thương hiệu tại thị trường trong nước, thông qua việc mở rộng kênh phân phối, đa dạng hóa mẫu mã, sản phẩm. Các sản phẩm mang thương hiệu May 10 hiện có mặt ở tất cả các kênh phân phối hiện đại với thiết kế thống nhất để người tiêu dùng dễ dàng nhận diện. Hiện nay, ngoài 150 cửa hàng, đại lý bán, giới thiệu sản phẩm trong cả nước, May 10 đang tiếp tục phát triển hệ thống phân phối và thực hiện chương trình đưa hàng về nông thôn. Để tiếp tục mở rộng thị trường, doanh nghiệp đã thành lập trung tâm kinh doanh thương mại, phát triển mô hình chuỗi siêu thị bán lẻ, nhằm chủ động đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng cả nước, cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu và đạt doanh thu nội địa 150 tỷ đồng trong năm 2010. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA TỔNG CÔNG TY MAY 10 SANG EU 2.1 Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 2.1.1 Chuẩn bị hàng xuất khẩu và kiểm tra hàng hoá Thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất khẩu, Tổng công ty phải tiến hành chuẩn bị hàng xuất khẩu và kiểm tra hàng hoá trước khi xuất kho, thông qua các bước sau: - Lập kế hoạch sản xuất: Căn cứ yêu cầu tiến độ của đơn hàng, lên kế hoạch đưa hàng vào sản xuất, đôn đốc các bộ phận liên quan chuẩn bị tốt các điều kiện cho sản xuất và làm các thủ tục xuất hàng khi sản xuất xong. - Chuẩn bị sản xuất: Căn cứ kế hoạch sản xuất, tiến hành chế thử sản phẩm, nghiên cứu xây dựng quy trình, hướng dẫn, tiêu chuẩn kỹ thuật. Chuẩn bị máy móc thiết bị mẫu dưỡng, các tài liệu liên quan, và nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất. - Công đoạn cắt: Chịu trách nhiệm cắt các loại nguyên liệu theo mẫu của bộ phận chuẩn bị sản xuất. Ép mếc vào các chi tiết theo quy định. - Công đoạn thêu, in: Chịu trách nhiệm thêu, in các họa tiết vào chi tiết trên sản phẩm, hình dáng, vị trí, nội dung các họa tiết theo quy định. - Công đoạn may: Chịu trách nhiệm lắp ráp các chi tiết để tạo thành sản phẩm, thùa khuyết, đính cúc, phụ liệu trang trí theo quy định cụ thể của từng đơn hàng. - Công đoạn giặt (chỉ áp dụng cho các đơn hàng yêu cầu giặt): Chịu trách nhiệm giặt sản phẩm hoàn thành theo yêu cầu cụ thể của từng đơn hàng. - Công đoạn là, gấp: Chịu trách nhiệm là, ép và gấp các loại sản phẩm cùng với các loại phụ liệu là gấp theo quy định. - Công đoạn đóng gói: Chịu trách nhiệm bao gói và đóng gói sản phẩm vào thùng carton theo tỷ lệ và số lượng quy định cụ thể của từng đơn hàng. Việc kiểm tra chất lượng được thực hiện ở cuối mỗi công đoạn sản xuất, nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời hiện tượng sai hỏng hàng loạt, loại bỏ những sản phẩm và bán thành phẩm không đạt yêu cầu trước khi chuyển sang công đoạn sau. Sản phẩm, thành phẩm kiểm tra đạt yêu cầu được chuyển vào kho và sắp xếp theo từng khách hàng, địa chỉ giao, có phân biệt màu sắc, cỡ vóc theo từng lô hàng. Gần đến ngày giao hàng thì sẽ đóng hàng vào container. 2.1.2 Làm thủ tục thông quan và giao hàng cho người vận tải * Sau khi hàng hoá xuất khẩu đã được chuẩn bị, đảm bảo yêu cầu chất lượng và được chuyển vào kho thì Phòng Kế hoạch sẽ làm tiếp nhiệm vụ làm thủ tục thông quan theo các bước: - Khai báo hải quan: Nhân viên Phòng Kế hoạch sẽ làm thủ tục mở tờ khai hải quan. Ghi tên đầy đủ và địa chỉ của doanh nghiệp xuất khẩu, kể cả số điện thoại và fax. Ghi mã số đăng ký của doanh nghiệp xuất khẩu (Tổng công ty May 10) do Cục hải quan TP.Hà Nội cấp.   Cơ quan hải quan sẽ tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai hải quan. Khi đó có hai trường hợp sẽ xảy ra: + Trường hợp thứ nhất: Cơ quan hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế hàng hoá. Sau đó, chi cục hải quan sẽ xác nhận công ty đã làm thủ tục hải quan và thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu "Đã làm thủ tục hải quan"; trả tờ khai cho người khai hải quan đối với hồ sơ được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá. + Trường hợp thứ 2: Cơ quan hải quan sẽ kiểm tra thực tế hàng hóa đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế, theo các bước sau: Đề xuất xử lý việc khai bổ sung khi người khai hải quan có yêu cầu trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hoá; Kiểm tra thực tế hàng hóa; Ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá và kết luận kiểm tra; Xử lý kết quả kiểm tra; Xác nhận đã làm thủ tục hải quan. Sau khi đã thực hiện xong các bước theo quy trình trên thì cơ quan hải quan sẽ tiến hành thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu "Đã làm thủ tục hải quan"; trả tờ khai cho người khai hải quan. Tuy nhiên, trên thực tế của công ty thì trường hợp thứ 2 này không thường xuyên xảy ra. * Hiện nay, Tổng công ty May 10 đang thực hiện theo quy định mới của Tổng cục Hải quan là áp dụng hình thức khai báo hải quan điện tử. Nghĩa là nhân viên của Phòng Kế hoạch chỉ cần nhập và gửi số liệu vào hệ thống phần mềm điện tử của hải quan được cài đặt sẵn trong máy tính tại Tổng công ty và chờ cơ quan hải quan tiếp nhận thông tin và xác nhận thông quan của hải quan. Như vậy, sẽ tiết kiệm được chi phí đi lại và thời gian cho doanh nghiệp. - Khi tờ khai hải quan được mở, Tổng công ty sẽ giao hàng cho bên vận tải (là bên thứ 3 do người mua chỉ định), tờ khai đó sẽ phải xuất trình tại cảng, trước khi hàng lên tàu rời khỏi cảng. Toàn bộ quá trình bên xuất khẩu giao hàng cho bên vận tải sẽ diễn ra dưới sự giám sát của nhân viên hải quan quản lý cảng biển đó (ở đây là cảng Hải Phòng). - Hiện nay Tổng công ty May 10 chủ yếu xuất khẩu hàng may mặc theo điều kiện FOB. Vì vậy, bên nhập khẩu có trách nhiệm thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm hang hoá. 2.1.3 Làm thủ tục thanh toán hợp đồng Hiện nay, đối với các hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may sang EU, Tổng công ty May 10 đang áp dụng hình thức thanh toán chủ yếu là bằng thư tín dụng. Bởi vì đây là hình thức thanh toán hợp đồng xuất khẩu phổ biến hiện nay, đó là hình thức mà Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) thay mặt người nhập khẩu cam kết với người xuất khẩu hoặc người cung cấp hàng hoá (ở đây là Tổng công ty May 10) sẽ trả tiền trong thời gian qui định khi người xuất khẩu hoặc người cung cấp hàng hoá xuất trình những chứng từ phù hợp với qui định trong L/C đã được Ngân hàng ngoại thương Hà Nội (chi nhánh Long Biên) mở theo yêu cầu của người nhập khẩu (Mẫu mở L/C được in sẵn do Ngân hàng ngoại thương Hà Nội - chi nhánh Long Biên cấp). Trước khi mở L/C, bên nhập khẩu thỏa thuận cụ thể với Tổng công ty May 10 về các khoản thanh toán, lịch giao hàng, phương tiện giao hàng, và các chứng từ cần xuất trình. Sau khi hàng đã được chuyển lên tàu, nhân viên của Tổng công ty sẽ chuẩn bị tất cả những chứng từ đã yêu cầu trong L/C để xuất trình tại Ngân hàng ngoại thương Hà Nội – chi nhánh Long Biên và các thủ tục cần thiết để thanh toán hợp đồng. 2.2 Đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Tổng công ty sang EU 2.2.1 Thành quả Với sự cố gắng nỗ lực không ngừng của lãnh đạo và tập thể Tổng công ty May 10, trong những năm gần đây, Tổng công ty đã đạt được một số thành quả sau: * Thứ nhất, Tổng công ty May 10 đã lựa chọn cho mình một hướng đi đúng trong những năm qua, đó là, một mặt thúc đẩy thị trường xuất khẩu, trong đó tìm cách tăng sản lượng xuất khẩu theo hình thức FOB (bên bán giao hàng cho bên mua đã qua lan can tàu tại cảng bốc hàng qui định - ở đây là cảng Hải Phòng), giảm tỷ trọng gia công xuất khẩu, mặt khác, không ngừng phát triển thị trường trong nước, nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài. * Thứ hai, Tổng công ty cũng đã tập trung phát triển vào những mặt hàng khác như quần âu, áo Jacket…, bên cạnh sản phẩm chủ lực là áo sơ-mi. Sự đa dạng hóa mặt hàng cho phép Tổng công ty tăng doanh thu, tìm kiếm thêm được những đối tác mới ở những mặt hàng đó. Sản phẩm của Tổng công ty ngày càng phong phú về chất lượng, kiểu dáng, màu sắc, giá cả…được người tiêu dùng châu Âu ưa chuộng. * Thứ ba, đối với thị trường xuất khẩu, công ty cũng tìm kiếm những thị trường mới, bên cạnh 3 thị trường truyền thống là Mỹ, EU, Nhật Bản. Một mặt công ty vẫn tiếp tục khai thác thị trường Mỹ, mặt khác, tìm kiếm thị trường mới và khai thác mạnh hơn thị trường Nhật Bản và EU. * Thứ tư, Tổng công ty đã và đang áp dụng những hệ thống tiên tiến nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh, đó là hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000:2002, hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 và hệ thống trách nhiệm xã hội SA 8000. Đồng thời, Tổng công ty cũng không ngừng đầu tư trang thiết bị, máy móc, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, và mở rộng nhà xưởng. Tổng công ty May 10 hiện nay đã có cơ sở vật chất khang trang, công nhân chỉ còn làm việc trong một ca như giờ hành chính, không phải làm ca đêm, ca ba như trước. Nhờ vậy đã nâng cao được năng suất lao động, ổn định chất lượng sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu của đối tác nước ngoài về chất lượng, số lượng và tiến độ giao hàng. Có thể nói, Tổng công ty May 10 đã biết kết hợp các thế mạnh của mình với nhu cầu và đặc điểm thị trường EU trong từng giai đoạn để đạt được những thành công nhất định trong sản xuất kinh doanh. 2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế Ngoài những thành quả mà Tổng công ty May 10 đã đạt được trong quá trình xuất khẩu vào EU trong thời gian qua thì cũng không thể tránh khỏi những hạn chế cả về mặt chủ quan và khách quan, khiến Tổng công ty chưa thể khai thác hết tiềm năng xuất khẩu hàng may mặc vào EU: * Thứ nhất, việc Tổng công ty mua nguyên phụ liệu phục vụ cho hoạt động xuất khẩu theo hình thức FOB còn phụ thuộc nhiều vào nguồn cung ứng bên ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc và các nước Asean nên chưa thể chủ động được nguồn hàng lớn trong khoảng thời gian ngắn khi có nhu cầu. * Thứ hai, hoạt động Marketing quốc tế của Tổng công ty còn yếu, công tác thị trường tại EU còn sơ sài, chưa coi quảng cáo là một công cụ cạnh tranh thực sự. * Thứ ba, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU phải cạnh tranh gay gắt với hàng dệt may từ Trung Quốc do chế độ hạn ngạch mà EU áp dụng đối với hàng dệt may Trung Quốc đã được xóa bỏ. So với Việt Nam, hàng dệt may Trung Quốc có năng lực cạnh tranh lớn do chủ động được nguyên phụ liệu và có khả năng đáp ứng nhiều loại chủng loại hàng hoá.  * Thứ tư, bất chấp hệ thống điều hoà EU, có thể tạo điều kiện cho thương mại tự do giữa các nước thành viên trong EU, mỗi thị trường thành viên có những yêu cầu khác nhau liên quan đến vấn đề chất lượng, loại vải, sợi, các tiêu chuẩn, kích cỡ, màu sắc. Không có tiêu chuẩn chung của EU cho các sản phẩm may mặc. Đa số các nhà nhập khẩu, đặc biệt là các tổ chức bán lẻ, làm việc trên cơ sở một số các yêu cầu tối thiểu. Trên khía cạnh này, nhà nhập khẩu đã hình thành và đưa ra những yêu cầu chất lượng tối thiểu liên quan đến cả vật liệu và sản xuất. Các khía cạnh về môi trường cũng đóng một vai trò trong nhóm sản phẩm thường phục, khi chuẩn bị xuất khẩu vào thị trường Châu âu. Các khía cạnh môi trường của sản phẩm được coi là vấn đề chính hiện nay. Bên cạnh các quy định của chính phủ, có một sự nhận thức mạnh mẽ của người tiêu dùng đặc biệt là các quốc gia phía bắc EU (các quốc gia Scandinavia , Đức, Hà Lan). Hiện nay khía cạnh về môi trường của sản phẩm trở thành một vấn đề lớn nhất quyết định sự thành công trong thị trường EU. Bên cạnh luật pháp, một trong những công cụ chính của EU trong việc xúc tiến các sản phẩm môi trường là hình thức thưởng ưu đãi giảm trên “thuế môi trường” trên sản phẩm. Ví dụ các hệ thống ưu đãi thường là những trợ giá thông thường và hỗ trợ kế hoạch tổ chức, tuy nhiên các hệ thống thuế này cũng hỗ trợ hệ thống GSP xanh. Hệ thống GSP hoạt động trên cơ sở giả định rằng những ưu đãi tăng thêm có thể được thưởng cho doanh nghiệp, cho những nhà sản xuất cam kết vấn đề môi trường và cho những công ty nghiên cứu các kỹ thuật sản xuất sạch hơn. Ngoài ra nguyên tắc “tiền phạt đối với những người làm ô nhiễm” trở nên hiển nhiên tại EU, các chi phí ngăn ngừa và dọn dẹp ô nhiễm được quy trách nhiệm cho người gây ô nhiễm. Vì vậy, đây cũng là một yêu cầu mới mà văn hoá doanh nghiệp dệt may của Việt Nam chưa quen, do đó chưa thể tận dụng được hết cơ hội tăng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp khi xuất khẩu vào EU. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ TỔNG CÔNG TY MAY 10 ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU VÀO EU 3.1 Triển vọng để Tổng công ty xuất khẩu hàng dệt may vào EU 3.1.1 Cơ hội Là thị trường có 500 triệu khách hàng, với sức mua theo đầu người khoảng 32.700 USD/năm, EU được xem là thị trường tiềm năng và truyền thống của hàng dệt may Việt Nam. Nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may những năm gần đây của EU vào khoảng 180 tỷ USD. Đặc điểm của thị trường này với nhiều thị trường ngách, nhu cầu hàng dệt may rất đa dạng từ hàng có phẩm cấp thấp đến hàng có chất lượng cao. Do đó, thị trường EU rất phù hợp năng lực sản xuất và đặc điểm của ngành dệt may Việt Nam nói chung và của Tổng công ty May 10 nói riêng. Thách thức Thị trường EU là một thị trường đa dạng, năng động và đầy tính cạnh tranh nên các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển sẽ không có cơ hội thâm nhập thị trương nếu thiếu sự chuẩn bị. Các nhà xuất khẩu không nên vồ vập với mọi bản chào mua của các doanh nhân EU  và cố khai thác mọi cơ hội kinh doanh có vẻ hấp dẫn. Tỷ lệ xác suất mà các nhà xuất khẩu thiếu kinh nghiệm gặp may mắn trong cuộc chơi hay bị thất bại ngay từ đầu là khá lớn. Rủi ro có khả năng xảy ra và thực sự sẽ xảy ra. Các nhà xuất khẩu luôn được khuyến cáo nên chủ động và làm chủ tình hình, để tự đưa ra được định hướng. Điều này chỉ thực hiện được khi đã có sự chuẩn bị kỹ càng, đánh giá mục tiêu, đánh giá phương hướng, phương tiện và có lập kế hoạch từng bước một cách cẩn thận. Nói cách khác, các nhà xuất khẩu muốn xâm nhập thị trường EU trước tiên nên nghiên cứu đánh giá một số thị trường mục tiêu ở EU, các kênh thương mại và phân phối, đánh giá khả năng tận dụng cơ hội và đối phó với nguy cơ, lựa chọn chiến lược và chuẩn bị đương đầu với môi trường cạnh tranh. Như vậy, nhìn từ tình hình thực tế và theo đánh giá của các chuyên gia Bộ Công Thương, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) đang gặp phải nhiều khó khăn và không dễ khắc phục ngay. Bởi lẽ, dệt may thuộc số các ngành công nghiệp sử dụng nhiều hoá chất. Các loại sợi, vải, quần áo và các phụ kiện dệt may đều có chứa nhiều loại hoá chất khác nhau như thuốc nhuộm, thuốc tẩy... Vì vậy, các nhà sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và kinh doanh hàng dệt may có hàng bán tại EU đều phải xem xét và tuân thủ Quy định Reach. Một khó khăn nữa của các doanh nghiệp dệt may trong nước nói chung và của Tổng công ty May 10 trong việc kiểm tra chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào nhằm giảm thiểu những rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu là thiếu vốn để đầu tư các trang thiết bị kiểm tra hiện đại. Bên cạnh đó, việc cập nhật các thông tin của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế cũng làm tăng nguy cơ gặp phải rủi ro trong xuất khẩu. Ngoài ra, cũng phải kể đến việc EU vẫn đang tìm mọi cách để duy trì chính sách bảo hộ sản xuất nội khối. Việc tăng trưởng xuất khẩu quá nhanh đối với mặt hàng nào vào EU cũng có thể đưa đến những hậu quả không mong muốn là EU sẽ tiến hành các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá. Đây cũng là một trong những khó khăn, thách thức lớn của doanh nghiệp dệt may Việt Nam, bởi doanh nghiệp vừa phải tìm cách tăng cường thâm nhập thị trường, vừa phải tính toán ở mức độ thế nào cho hợp lý để không phải là đối tượng của các biện pháp bảo hộ. Ngành may mặc là câu chuyện thành công chính của Việt Nam, và ngành mang lại doanh thu xuất khẩu lớn thứ hai của cả nước. Tuy nhiên, sức cạnh tranh của ngành may mặc Việt Nam nói chung và Tổng công ty May 10 nói riêng vẫn còn chủ yếu dựa trên cho phí lao động thấp, và để nâng cao lợi nhuận và khả năng cạnh tranh, Việt Nam cần phát triển lên nấc cao hơn của chuỗi giá trị. Nguồn vốn FDI tăng với chất lượng cao hơn sẽ hỗ trợ để ngành may mặc đạt được mục đích và sẽ giải quyết những yếu kém còn tồn động trong một số mảng như marketing, thiết kế, nguồn nguyên vật liệu, vốn và đào tạo. Tuy vậy, vẫn tồn tại những rào cản về mặt hành chính trong những lĩnh vực như thủ tục hải quan, cấp phép và kho bãi, gây cản trở cho thu hút FDI mới. Sự phát triển của ngành đòi hỏi phải hội nhập hoàn toàn vào mạng sản xuất khu vực. Hội nhập ASEAN và ASEAN cộng sẽ khuyến khích cơ cấu lại ngành dệt may, thuế MFN đối với ngành dệt may sẽ giảm dần theo thời gian khi thực hiện cơ cấu lại ngành này. Cải thiện hoạt động hậu cần và thuận lợi hóa thương mại sẽ góp phần đáng kể vào cải thiện khả năng cạnh tranh của ngành.  3.2 Một số giải pháp để Tổng công ty May 10 đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào EU 3.2.1 Đầu tư vào nguồn nhân lực Đào tạo giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng lực lượng lao động. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, sự chuyển dịch sản xuất dệt may từ các nước công nghiệp đến Việt Nam kéo theo yêu cầu mạnh mẽ nguồn lực lượng lao động công nghiệp. Bên cạnh các yếu tố vốn, công nghệ thì chất lượng nhân lực đóng vai trò rất quan trọng, là yêu cầu cấp bách quyết định mục tiêu nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của Tổng công ty May 10 nói riêng và của ngành dệt may Việt Nam nói chung, đưa công nghiệp dệt may Việt Nam trở thành mắt xích của hệ thống chuỗi kinh doanh và sản xuất hàng dệt may toàn cầu. Việc đào tạo và quản lý cán bộ quản trị doanh nghiệp cấp cao được coi là khâu quan trọng. Tổng công ty May 10 cần chú trọng đến việc tổ chức định kỳ đào tạo nâng cao, cập nhật kiến thức, đào tạo bổ sung cho các cán bộ quản lý từ cấp trung trở lên, chuyên gia bán hàng, cán bộ kỹ thuật bằng các khoá ngắn hạn, thiết thực, gắn chặt với nội dung công việc cần làm. Hàng năm,Tổng công ty phải tổ chức đánh giá, bố trí lại công việc phù hợp với chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm của từng người. Đảm bảo xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kế cận trẻ, đào tạo cơ bản, sớm đáp ứng các yêu cầu của hội nhập. Cần tập trung phát triển nhân lực công nhân có kỹ năng cao (đa kỹ năng), kỷ luật và ý thức tác phong công nghiệp tốt, tạo ra năng suất lao động ngày càng cao hơn, biến năng suất lao động thành lợi thế cạnh tranh cơ bản của Tổng công ty. Nhằm phục vụ cho công tác đào tạo, Tổng công ty May 10 cần bố trí chi phí đào tạo thích đáng trong cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần dành tối thiểu 0,5 – 1% giá thành sản phẩm cho hoạt động đào tạo. Tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng về mẫu mã Để chắc chắn rằng các nhà cung cấp hàng dệt may có khả năng cung cấp sản phẩm đạt một mức chất lượng nhất định, các khách hàng EU thường đòi hỏi nhà xuất khẩu phải đạt được những chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng nào đó. Hệ thống quản lý chất lượng được phổ biến nhất hiện nay là hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001:2000 đưa ra khuôn khổ tiêu chuẩn hoá các thủ tục và phương pháp làm việc, không chỉ liên quan tới hoạt động kiểm soát chất lượng mà còn liên quan tới toàn bộ khâu tổ chức: từ việc thu mua tới chế biến, kiểm soát chất lượng, bán hàng và quản trị hành chính. Hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001:2000 đòi hỏi nhà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Tổng công ty May 10 sang Châu Âu.doc
Tài liệu liên quan