Đề tài Giải pháp đề xuất để nâng cao chất lượng nguồn vốn tự có của các ngân hàng thương mại

MỤC LỤC

I.PHẦN MỞ ĐẦU

1.Giới thiệu vấn đề 1

2. Mục đích nghiên cứu 2

3. Phương pháp nghiên cứu 2

4. Nội dung nghiên cứu 2

B. NỘI DUNG:

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ VAI TRÒ

1.1 Khái niệm 3

1.1.1 Định nghĩa: 3

1.1.2 Phân loại : 3

1.1.3 Đặc điểm của vốn tự có 5

1.1.4 Chức năng của vốn tự có 6

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ƯỚC BASEL-HIỆP ƯỚC MỚI VỀ VỐN

2.1 Giới thiệu vài nét về ủy ban Basel 7

2.2 Giới thiệu về hiệp ước Basel I 8

2.2.1Hoàn cảnh ra đời 8

2.2.2 Nội dung cơ bản của hiệp ước Basel I 8

2.3 Hiệp ước Basel II 9

2.3.1 Nội dung cơ bản của Hiệp ước Basel II 10

2.3.2. Những nội dung liên quan đến yêu cầu vốn tối thiểu để phòng ngừa rủi ro trong Hiệp ước BaselII 13

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VIỆC HƯỚNG TỚI CHUẨN MỰC QUỐC TẾ BASEL II TẠI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

3.1 Những chuyển biến tốt về vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Nam

19

3.1.1 Tốc độ tăng vốn điều lệ 19

3.1.2Đảm bảo hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) theo chuẩn quốc tế

21

3.2 Những vấn đề còn tồn tại trong công tác nâng cao chất lượng nguồn vốn để tiến tới chuẩn quốc tế Basel 23

3.2.1 Quy mô vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam còn rất nhỏ 23

3.2.2 Số an toàn vốn chưa đảm bảo 26

3.2.3 Các NHTM còn ảo tưởng về sức mạnh 28

3.3 Những khó khăn cho NHTM trong việc đánh giá rủi ro. 28

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN VỐN TỰ CÓ CỦA CÁC NHTM

4.1 Nhóm giải pháp vĩ mô từ phía chính phủ và NHTW 31

4.1.1 Đối với các NHTM NN 31

4.1.2 Đối với các NHTMCP 32

4.2 Nhóm giải pháp từ phía NHTM 33

4.2.1 Sáp nhập các NHTM nhỏ 33

4.2.2Tăng nguồn vốn tự có 34

C.KẾT LUẬN 38

 

 

 

doc45 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2245 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp đề xuất để nâng cao chất lượng nguồn vốn tự có của các ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế giới, toàn cầu hóa các cuộc khủng hoảng nợ. Điều này đặt ra vấn đề cấp thiết về việc xây dựng các nguyên tắc trong quản trị rủi ro của ngân hàng. 1988 Hiệp ước Basel I ra đời 2.2.2 Nội dung cơ bản của hiệp ước Basel I a.Nội dung cơ bản của hiệp ước Hiệp ước Basel 1 ra đời trên hai trụ cột chính là vốn tự có của ngân hàng thương mại và tài sản có điều chỉnh theo hệ số rủi ro. Trong đó quy định: Vốn cấp 1/ tổng tài sản có điều chỉnh theo hế số rủi ro ≥ 4% Vốn cấp 2 ≤100% vốn cấp 1 Hệ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio – CAR) CAR= ( Vốn cấp 1 + vốn cấp 2) / Tổng tài sản có điều chỉnh theo hệ số rủi ro ≥ 8% Hệ số rủi ro áp dụng cho danh mục các tài sản có chia làm 4 mức lần lượt là 0% , 20% , 50% , 100% Hạn chế của Basel I Basel I chỉ bao gồm những rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro lãi suất mà không đề cập đến rủi ro hoạt động một cách rõ ràng. Basel I không thực sự khuyến khích các ngân hàng nâng cao quản trị rủi ro bằng cách nắm giữ ít vốn hơn trong việc quản lý rủi ro hổn hợp. Đâu là động lực của sự thay đổi ? Nhu cầu đưa ra cách xử lý các rủi ro nhạy cảm hơn để quy định vốn an toàn phản ánh một cách chính xác các rủi ro co thể xảy ra. Các khủng hoảng tài chính như AIB, BCCI, Barings, v.v... Mong muốn mang lại sự minh bạch hơn trong văn hóa quản trị rủi ro của ngân hàng. Trước những yêu cầu mới và sự biến động mạnh mẽ của kinh tế thế giới như trên . Hiệp ước Basel II – Hiệp ước mới về vốn chính thức ra đời vào 6/2004 2.3 Hiệp ước Basel II 2.3.1 Nội dung cơ bản của Hiệp ước Basel II Hiệp ước an toàn vốn Basel II được cấu trúc với 3 trụ cột chính, với các yêu cầu chi tiết cần phải đáp ứng. Mỗi trụ cột được thiết kế với một bộ các kiểm tra và các cân đối trong quản lý rủi ro và vốn. ` - Trụ cột thứ nhất : Yêu cầu vốn tối thiểu -Trụ cột thứ hai : Quy trình giám sát hoạt động ngân hàng -Trụ cột thứ ba : Nguyên tắc thị trường a) Yêu cầu vốn tối thiểu Có 6 nội dung lớn: Tính toán vốn tối thiểu Giống như Basel I, hệ số an toàn ( CAR) được tính giữa tỉ lệ (vốn tự có cấp 1 + vốn tự có cấp 2 ) / tổng tài sản có điều chỉnh hệ số rủi ro ≥ 8% ; vốn tự có cấp 2 không được vượt quá vốn tự có cấp 1. Tuy nhiên trong phần mẫu số “ tổng tài sản có điều chỉnh theo hệ số rủi ro” của Basel II không chỉ có rủi ro tín dụng như troưng BaselI mà còn có rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Rủi ro tín dụng được tính theo các cách -Phương pháp chuẩn hóa( Standardised Approach) -Phương pháp đánh giá nội bộ( Internal Ratings – Based Approach) -Khuôn khổ về chứng khoán hóa (Securitisation Framework) Rủi ro hoạt động -Theo Basel II rủi ro hoạt động được hiểu là tối thiểu những tổn thất, mất mát phát sinh từ quy trình quản lý nội bộ của ngân hàng không hoàn thiện và không hiệu quả, từ nhân tố con người, hệ thống ( máy móc, phần mềm ) hoặc các nhân tố bên ngoài. Rủi ro hoạt động gồm cả rủi ro pháp lý nhưng không tính đến rủi ro tín dụng và rủi ro uy tín. -Phương pháp đo lường rủi ro hoạt động: + Phương pháp chỉ số cơ bản : Quy định NHTM phải đáp ứng mức vốn dự phòng bắt buộc đối với rủi ro hoạt động bằng 15% tổng thu nhập. +Phương pháp chuẩn hóa : Mức vốn dự phòng bằng bình quân gia quyền của tổng thu nhập có được từ nhiều nguồn khác nhau với các trọng số tương ứng với mỗi loại hình nhất định và tong khoảng 12-18% +Phương pháp đo lường cao cấp Các NHTM có thể dung hệ thống đo lường rủi ro hoạt động của mình để tính mức dự phòng bắt buộc. Rủi ro thị trường – hoạt động kinh doanh các công cụ tài chính Đó là việc ngân hàng nắm giữ các công cụ tài chính hoặc hàng hóa nhằm mục đích mua bán để thu lợi từ những biến động của thị trường đồng thời cũng để phòng ngừa rủi ro. b)Quy trình giám sát hoạt động ngân hàng Bốn nguyên tắc cơ bản : Các ngân hàng cần có một quy trình đánh giá mức đủ vốn có liên quan đến rủi ro và có chiến lược bảo toàn mức vốn. Giám sát viên sẽ xem xét lại các đánh giá mức độ vốn và khả năng của ngân hàng tuân thủ quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn vốn. Giám sát viên khuyến khích các ngân hàng họat động ở tỷ lệ lớn hơn tỷ lệ an toàn tối thiểu và có thể khẳng định được khả năng tài chính của mình. Các giám sát viên chủ động giám sát các mức độ an toàn vốn và bảo đảm có biện pháp xử lý kịp thời khi cần thiết. c) Nguyên tắc thị trường Phần này bao gồm các công bố về vốn, tài sản có rủi ro và các quy trình đánh giá rủi ro. Điều này cho phép các bên tham gia thị trường có thể thẩm định mức vốn an toàn và có sự so sánh. Các ngân hàng phải có chính sách công khai rõ ràng và một quy trình để đánh giá sự chính xác trong các báo cáo của họ. Đối với từng loại rủi ro riêng biệt, các ngân hàng phải mô tả các mục tiêu và các chính sách quản trị rủi ro của họ. 2.3.2. Những nội dung liên quan đến yêu cầu vốn tối thiểu để phòng ngừa rủi ro trong Hiệp ước BaselII a. Sử dụng trọng số rủi ro tín dụng (credit risk weight) tương ứng với mỗi loại tài sản có để tính toán yêu cầu vốn tối thiểu Khác với Basel I, danh mục tài sản có trong Basel II được chia làm năm loại với 5 trọng số rủi ro tín dụng tương ứng là : 0%, 20%, 50%, 100%, 150%. Bảng 1: Trọng số rủi ro tính theo loại tài sản có Trọng số RRTD Loại tài sản có Tên nhóm 0% Tiền mặt, chứng khoán phát hành bới kho bạc nhà nước, chính phủ các nước thuộc OECD, khoản phải thu đối với các tổ chức cho vay được xếp hạng AA- trở lên. A1 20% Tiền mặt đang trong quá trình thu, khoản đặt cọc , khoản bảo lãnh liên ngân hàng các nước OECD và Mỹ , một số chứng khoán có tài sản thế chấp, trái phiếu bắt buộc trong nước, khoản phải thu đối với tổ chức cho vay được xếp hạng từ A+ đến A-. A2 50% Một số loại trái phiếu trong nước khác, các khoản phải thu đôis với các tổ chức cho vay được xếp hạng từ BBb+ đến BBB-. A3 100% Khoản phải thu đối với tổ chức cho vay được xếp hạng BB+ đếnB- ; các tài sản nội bảng khác không thuộc các nhóm trên gồm; khoản phải thu đối với doanh nghiệp tư nhân, cá nhân, bất động sản và các khoản vay đầu tư đối với các chi nhánh và công ty con. A4 150% Khoản phải thu đối với các tổ chức cho vay, các ngân hàng khác, các công ty chứng khoán xêp hạng dưới B A5 Với Basel I việc tính toán vốn tối thiểu chỉ dựa vào trọng số rủi ro tín dụng áp dụng với mỗi loại tài sản có trong danh mục tài sản có của NHTM, chặt chẽ hơn Basel II đưa ra một số cách tiếp cận khác, hay còn gọi là phương pháp đo lường nâng cao. b. Rủi ro tín dụng – phương pháp chuẩn hóa Bảng 2 Trọng số rủi ro tín dụng tính theo phương pháp chuẩn Khoản phải thu đối với Hệ số tín nhiệm AAA tới AA- A+ tới A- BBB+ tới BBB- BB+ tới B- Dưới B- Không xác định Chính phủ và NHTW các nước 0% 20% 50% 100% 150% 100% Các ngân hàng khác Cách tính 1 20% 50% 100% 100% 150% 100% cách tính 2(gồm * và **) 20%* 50%* 100%* 100%* 150%* 100%* 20%** 20%** 20%** 50%** 150%** 20%** Các công ty 20% 50% 100% Dưới BB- 150% 100% Khoản cho vay cá nhân Bảo đảm bằng tài sản dân cư   35%  Bảo đảm bằng BĐS thương mại  75%  Các tài sản khác  100% Cách tính 1: Căn cứ vào mức độ rủi ro quốc gia của ngân hàng vay Cách tính 2: Căn cứ vào hệ số tín nhiệm của ngân hàng cho vay *Trọng số rủi ro tín dụng. ** Trọng số rủi ro với những tài sản có ngắn hạn. Trong phương pháp này, các NH sẽ tính trọng số rủi ro áp dụng cho mỗi đối tượng khách hàng dựa trên đánh giá hệ số tín nhiệm của một tổ chức xếp hạng độc lập (công ty Standar & Poor’s hoặc một hệ thông xếp hạng nào đó tương đương) c. Rủi ro tín dụng – Phương pháp đánh giá nội bộ (IRB) Theo yêu cầu của Basel II, khi áp dụng phương pháp này, các ngân hàng sẽ tự đánh giá các thành phần rủi ro và mức độ rủi ro của các tài sản co trong danh mục tài sản có để xác định mức vốn an toàn tối thiểu. Theo đó, IRB quy định các thành phần rủi ro bao gồm : Xác suất khách hàng không trả được nợ( PD),mức độ tổn thất trong trường hợp không thu đuợc nợ(LGD),tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ(EAD),thời hạn cho vay hiệu qủa(M). Thông qua các thành phần trên ngân hàng có thể xác định mức tổn thất ước tính(EL) với mỗi kì hạn xác định dựa trên công thức: EL= PD x EAD x LGD Theo phương pháp IRB,các NHTM cần phân loại nhóm tài sản theo các hình thức cho vay với các trạng thái rủi ro khác nhau thành năm loại : công ty,nước ngoài,ngân hàng,bán le, cổ phiếu; tương ứng với mỗi nhóm rủi ro này ngân hàng sẽ phải xác định chỉ tiêu EL_tổn thất có thể ước tính đối với mỗi khoản cho vay.Đối với mỗi loại tổn thất này, NH cần trích lập dự phòng rủi ro tín dụng để bù đắp. Công thức tính mức vốn yêu cầu tối thiểu (K) cho NH trong trường hợp này : K=[ LGD* N [ (1-R)^ -0.5 * G (PD) + ( R/ (1-R)^ -0.5 * G (0.999) ] – PD * LGD ] * (1-1.5 x b(PD)) ^ -1 x (1+ (M- 2.5 x b(PD)) [29]. Trong đó: LGD _Mức độ tổn thất trong trường hiựp không thu hồi được nợ. PD: Xác xuất khách hàng không trả được nợ . R: Hệ số tương quan (theo quy định của Basel từ 12%-24%) b(PD) = (0.11852- 0.05478* log (PD))^2 N: phân bố chuẩn . M: thời gian cho vay hiệu quả. G=1/N Tổng tài sản cố định có thể điều chỉnh theo hệ số rủi ro= 12.5 * K * EAD . (EAD –tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ) d.Rủi ro tín dụng (khuôn khổ chứng khoán hóa ): Hiệp ước Basel II quy định các NHTM phải đáp ưng yêu cầu vốn tín dụng an toàn tối thiểu đối với những hoạt động chứng khoán hóa thông qua việc phương pháp chuẩn hóa trong phương pháp tính toán Hệ số tín nhiệm dài hạn AAA tới AA- A+ tới A- BBB+ tới BB- BB+ tới B- B+ dưới B+ hoặc không đánh giá đc Trọng số rủi ro tín dụng 20% 50% 100% 350% Trừ vào vốn của NH Hệ số tín nhiệm ngắn hạn A-1/P-1 A-2/P-2 A-3/p-3 Xếp hạng khác hoặc ko xếp hạng Trọng số rủi ro tín dụng 20% 50% 100% Trừ vào vốn NHTM Việc trừ vào vốn ngân hàng,theo Basel II có nghĩa là : giá trị các khoản công xụ chứng khoán sẽ phải bị trừ vào phần vốn đang kí của ngân hàng theo nguyên tắc:50% trừ vào vốn cấp 1 và 50% trừ vào vốn cấp 2 CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VIỆC HƯỚNG TỚI CHUẨN MỰC QUỐC TẾ BASEL II TẠI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Như chúng ta đã khẳng định ở phần mở đầu, trong giai đoạn gia nhập vào nền kinh tế quốc tế các NHTM Việt Nam phải đổi mới và nỗ lực không ngừng. Theo đúng lộ trình cam kết đến 2010 thị trường Việt Nam sẽ hoàn toàn mở với các ngân hàng nước ngoài.Do đó ngay từ bây giờ việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế để nâng cao chất lượng quản lý rủi ro là hoàn toàn cần thiết để các NHTM Việt Nam có thể đứng vững trên thị trường giảm sự đối mặt với những cạnh tranh gay gắt sau này.Nhận thức rõ được điều này các NHTM và chính phủ cùng NHTW đã có những động thái gì. 3.1 Những chuyển biến tốt về vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Nam 3.1.1 Tốc độ tăng vốn điều lệ Theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các NHTM cho đến thời điểm 31/12/2006 và 31/12/2008 phải đạt được các mức sau: Bảng 3. Danh mục vốn pháp định theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP Loại NHTM Vốn pháp định 2008 2010 NHTM Nhà nước 3000 tỷ 3000 tỷ NHTM cổ phần 1000 tỷ 3000 tỷ NH liên doanh 1000 tỷ 3000 tỷ NH 100% vốn nước ngoài 1000 tỷ 3000 tỷ Chi nhánh NH tại nước ngoài 15 triệu USD 15 triệu USD Cho đến nay, đã có nhiều ngân hàng đạt mức trên 1.000 tỷ đồng đến 3.000 tỷ đồng. Các NHTM Nhà nước tiếp tục tái cơ cấu: VCB đã cổ phần hóa, Chính phủ đã đồng ý cổ phần hóa VietinBank và BIDV. Nhờ có sự phát triển của thị trường chứng khoán, việc tăng vốn của các NHTM bớt gặp khó khăn. Bên cạnh đó, các NHTM còn có thể bán cổ phần cho các đối tác nước ngoài (đến nay đã có 10 NH cổ phần có đối tác chiến lược là ngân hàng nước ngoài, trong đó TechcomBank, ABBank, Phương Nam đã bán cổ phần cho ngân hàng nước ngoài từ 15 – 20% với giá cổ phiếu cao hơn thị trường). Nhờ vậy, các NHTM có điều kiện mở rộng mạng lưới chi nhánh, địa bàn hoạt động, tăng cường khả năng cạnh tranh. Sự vươn lên nhanh chóng về quy mô vốn điều lệ được thể hiện ở bảng sau Bảng 4. Quy mô vốn điều lệ một số NHTM cổ phần 2006-2007 Tỷ đồng Ngân hàng 2006 2007 2008 Sacombank 2089 4449 5116 Techcombank 1500 2521 3642 Eximbank 1212 2800 7280 ACB 1100 2630 6355 MB 1045 2000 3400 3.1.2Đảm bảo hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) theo chuẩn quốc tế: Theo yêu cầu của hiệp ước BASEL : CAR ≥ 8% .Tại Việt Nam: Trước năm 2006, hệ số an toàn vốn của các NHTM nhà nước đều không đạt mức yêu cầu 8%, tuy nhiên đến nay đều đã đạt trên mức quy định. Đối với các NHTM cổ phần, hệ thống an toàn vốn đều vượt tỷ lệ quy định, thậm chí có nhiều ngân hàng có hệ thống an toàn vốn lên đến trên 20%. Ngoài việc tăng quy mô vốn, nhiều ngân hàng còn đẩy mạnh việc thực hiện cơ cấu lại tài chính như tăng vốn tự có, xử lý nợ xấu, cơ cấu lại tổ chức và hoạt động. Việc tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cùng với việc tăng vốn chủ sở hữu đã giúp các NHTM giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu phát sinh từ nhiều năm trước, chất lượng tài sản được cải thiện đáng kể. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu / tổng dư nợ của khối NHTM cổ phần dưới 1%, của các NHTM nhà nước dưới 5%. *) Khối các NHTM cổ phần: Biểu đồ 1: CAR của ACB và Sacombank giai đoạn 2003-2007 *) Khối các NHTM nhà nước Biểu đồ 2: CAR cuả Vietcombank và BIDV giai đoạn 2003-2007 Những vấn đề còn tồn tại trong công tác nâng cao chất lượng nguồn vốn để tiến tới chuẩn quốc tế Basel Chúng ta đã có rất nhiều nỗ lực, thực tế những con số vừa thống kê trên là những dấu hiệu tốt về ngành ngân hàng ở Việt Nam.Tuy nhiên theo đánh giá của nhiều chuyên gia NH, so với các NHTM ở khu vực và trên thế giới Việt Nam bị đánh giá là quy mô vốn nhỏ và tỷ lệ an toàn vốn thấp. Từ đánh giá này, em đã cố gắng thu thập dữ liệu về vốn điều lệ và tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM Việt Nam. Số liệu được tập hợp từ nhiều nguồn này chưa thể so sánh một cách toàn diện các NHTM trong nước với nhau cũng như so sánh với NHTM nước ngoài nhưng cũng đủ cung cấp cái nhìn bao quát về tiềm lực tài chính của các NHTM Việt Nam và những yếu kém so với các nước trong khu vực và chuẩn chung của thế giới. 3.2.1 Quy mô vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam còn rất nhỏ Tính trên lãnh thổ Việt Nam,đến tháng 4/2007 khối NHTM Nhà nước có vốn điều lệ cao nhất, đứng đầu là NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) với 5.190 tỷ đồng, tương đương 325 triệu USD; lần lượt đến NH Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) 4.279,1 tỷ đồng; NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 3.970,9 tỷ đồng; NH Công thương Việt Nam (Vietinbank) 3.328 tỷ đồng. Đối với khối NHTM cổ phần, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), đến 06-02-2007 có 34 NHTM cổ phần đang hoạt động, tổng vốn điều lệ đạt 16.564 tỷ đồng. Trong số này, NHTM cổ phần có vốn thấp nhất là Mỹ Xuyên chỉ có 70 tỷ đồng, tương đương 4,3 triệu USD, các ngân hàng có vốn điều lệ trên 1.000 tỷ đồng là Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) 2.089 tỷ đồng, Kỹ Thương (Techcombank) 1.500 tỷ đồng, An Bình (ABBank) 1.319 tỷ đồng, Phương Nam (Southern Bank) 1.290 tỷ đồng, Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) 1.212 tỷ đồng, Á Châu (ACB) 1.100 tỷ đồng, Đông Nam Á (SeABank) 1.100 tỷ. Riêng khối NH liên doanh, vốn điều lệ cao nhất là Indovina 35 triệu USD (10-2006); kế đến là Vinasiambank 20 triệu USD, Chohung 20 triệu USD, Vid Public 20 triệu USD, Việt Nga 10 triệu USD. Trong khối chi nhánh NH nước ngoài vốn điều lệ cao nhất là Bank of Tokyo Misubishi, Chinfon Commercial Bank 30 triệu đô la, số còn lại vốn điều lệ đăng ký từ 15 đến 20 triệu đô la Mỹ. Đây đều là chi nhánh của những ngân hàng có tiềm lực tài chính rất mạnh đứng trong tốp đầu của thế giới và Châu Á. Xét trong khu vực Châu Á, theo tạp chí The Banker, 3 NHTM Việt Nam lọt vào danh sách 200 NHTM hàng đầu Châu Á năm 2006: Vietcombank (xếp thứ 106), Agribank (xếp thứ 156), BIDV (xếp thứ 182).Đến 2007 thậm chí chúng ta đã bị thụt lùi trong bảng xếp hạng : Agribank (xếp thứ 169), Vietcombank (xếp thứ 211), Agribank (xếp thứ 169), BIDV (xếp thứ 248.Không đánh giá rằng quy mô và chất lượng của các NHTM Việt Nam yếu đi nhưng rõ ràng tốc độ tăng trưởng của chúng còn thấp hơn khu vực và thế giới rất nhiều. Việt Nam thuộc vào nhóm quốc gia và lãnh thổ có ít NHTM lọt vào danh sách 200 NHTM hàng đầu Châu Á (trong khi Trung Quốc có 30, Ấn Độ 31, Đài Loan 39, Phillipines 13, Indonesia 11, Thái Lan 8). Như vậy, trong khu vực Châu Á đã có hơn 100 đối thủ cạnh tranh mạnh hơn Việt Nam về vốn chưa kể đến trình độ công nghệ và kỹ năng làm hài lòng khách hàng. So sánh qua 2 bảng sau về quy mô tổng tài sản: Bảng 5: Quy mô tổng tài sản các NHTM NN Việt Nam giai đoạn 2005-2007 (nghìn tỷ đồng) NH 2005 2006 2007 Agribank 201.918 252.110 295.050 Vietcombank 136.720 169.459 210.915 BIDV 121.403 161.600 204.511 Vietinbank 116.373 137.853 175.000 Bảng 6 Quy mô tổng tài sản của 5 NHTM lớn nhất Châu Á 2007 (tỷ USD) Ngân Hàng Quốc tịch Quy mô tài sản Mitsubishi UFJ Financial Group Nhật Bản 1.502.274 Mizuho Financial Group Nhật Bản 1.234.395 Industrial & Commercial Bank of China Trung Quốc 961.783 Sumitomo Mitsui Financial Group Nhật Bản 825.641 China Construction Bank Trung Quốc 627.856 Điều này minh chứng cho sự yếu kém của các NHTM Việt Nam về năng lực tài chính và chắc chắn sẽ rất khó khăn và lắm thách thức khi các NHTM nước ngoài được tự do vào thị trường Việt Nam theo đúng lộ trình 2010. Tuy nhiên đi kèm với vấn đề quy mô vốn không phải là tất cả, hệ quả của điều này chính là hệ số an toàn vốn (CAR) thấp. Hệ số an toàn vốn chưa đảm bảo Các NHTMCP liên tục đạt CAR cao, trong khi NHTM NN (ngoại trừ Vietcombank và BIDV) thì tỷ lệ này tương đối thấp điển hình là Vietinbank. Điều này thể hiện năng lực quản lý vốn yếu kém của các NHTMNN Biểu đồ 3: CAR của Vietinbank và BIDV giai đoạn 2004-2006 Một vấn đề nữa đó là hiện nay Việt Nam tính CAR theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS). Cho đến nay mới chỉ có 2 ngân hàng BIDV và Vietcombank xác định hệ số này theo chuẩn quốc tế (IFRS). Điều đó cho thấy việc đạt chuẩn CAR ≥ 8% của chúng ta là tương đối ảo và không được quốc tế chấp nhận. Biểu đồ 4: CAR của BIDV 2005-2007 tính theo 2 tiêu chuẩn Như vậy nếu tính theo IFRS thì tỷ lệ CAR quá thấp.Trong khi đó BIDV là một trong những NHTMNN có CAR cao trong nước. Ở Việt Nam chỉ có duy nhất Vietcombank tính đến 2005 đã đạt CAR tính theo chuẩn IFRS là 8,5% là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam có CAR đạt chuẩn quốc tế. Bảng 7: CAR của Vietcombank 2003-2007 Năm 2003 2004 2005 2006 2007 VAS 7,29 9,45 11,04 11,87 11,2 IFRS 4,28 5,86 8,5 … … Như vậy để đáp ứng CAR theo tiêu chuẩn quốc tế với Việt Nam là vấn đề nan giải do tiềm lực tài chính của chúng ta còn quá non yếu so với các NH có quy mô vốn lớn trên thế giới. Nhưng thực tế yêu cầu về vốn này là quá nhiều so với các NHTM Việt Nam.Các công thức giám sát vốn được tính toán chủ yếu dựa trên dữ liệu điều tra và kết quả mô hình của các NH thuộc nhóm G10.Tuy nhiên khả năng thanh toán được tính toán trong các công thức giám sát vốn là không thống nhất với tất cả các NH thuộc bất kỳ quốc gia nào.Mức này là quá cao so với các NHTM ở Việt Nam có quy mô vốn nhỏ và mới phát triển ở Việt Nam. Các NHTM còn ảo tưởng về sức mạnh Sự chi phối của NHTM trong nước trên thị trường tín dụng và huy động có thể khiến ta ảo tưởng về sức mạnh của NHTM trong nước. Sự thật, thị phần ấn tượng này được tạo ra do môi trường cạnh tranh không bình đẳng. Trong đó, các chi nhánh NH nước ngoài phải chịu những hạn chế tiếp cận thị trường và hạn chế đối xử quốc gia như giới hạn đối tượng khách hàng, số lượng, loại hình tiền tệ được phép huy động và mạng lưới hoạt động trong suốt thời gian qua. Trước áp lực cạnh tranh, các NHTM đã thay đổi đáng kể, có thể nói là thực sự chuyển mình tuy nhiên vẫn chưa đủ liều lượng cần thiết, đặc biệt là khối NHTM Nhà nước. Nếu không điều chỉnh từ bây giờ, NH Việt Nam sẽ không đủ khả năng chống chọi với những sức ép từ thị trường. Trước những yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu vấn đề nâng cao năng lực tài chính cho các NHTM cần sự quan tâm lớn của NHTW và chính phủ. Chính phủ và NHTW cần đề ra nhiều biện pháp hơn nữa để có thể cải thiện tình trạng này, trợ giúp các NHTM trong nỗ lực tăng vốn tự có để từ đó tăng CAR. 3.3 Những khó khăn cho NHTM trong việc đánh giá rủi ro. Theo đánh giá chung, các ngân hàng Việt Nam sẽ gặp không ít khó khăn và thách thức Hiệp ước Basel II được chính thức áp dụng. Basel II quy định tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu gắn chặt chẽ với mức độ rủi ro của tài sản ngân hàng. Bản thân mức độ rủi ro của tài sản còn tính đến nhiều yếu tố như độ tín nhiệm của khách hàng, thời hạn khoản vay, độ tập trung của các khoản vay vào một nhóm khách hàng nhất định. Tuy nhiên, phương pháp chuẩn hóa được đưa ra trong Hiệp ước lại quá nhấn mạnh vai trò của cơ quan xếp hạng trong việc phân loại rủi ro tài sản. Trong khi đó, kinh nghiệm cho thấy, các công ty lớn trong ngành xếp hạng độ tín nhiệm có tương đối lớn số vụ xếp hạng không chính xác. Ngoài ra, nhiều nước trên thế giới đặc biệt là ở Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp không được xếp hạng. Điều này dẫn tới bất lợi cho các ngân hàng Việt Nam vì tất cả các khoản vay khách hàng không được xếp hạng sẽ bị áp dụng mức độ rủi ro là 100%. Thêm vào đó, việc Basel II cho rằng những công ty không xếp hạng ít rủi ro hơn những công ty được xếp hạng là không hoàn toàn chính xác. Hiệp ước Basel II cũng giao cho cơ quan quản lý ngân hàng xem xét đánh giá xem tổ chức tín dụng có đủ tiêu chuẩn sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ để phân loại rủi ro tài sản của tổ chức tín dụng. Nhưng trong thực tế, ngân hàng trung ương-cơ quan quản lý lại không đủ trình độ để kiểm chứng hệ thống đánh giá rủi ro của các tổ chức tín dụng có đúng hay không. Trong khi đó, nếu được sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ, nhiều tổ chức tín dụng có thể quá lạc quan về triển vọng khách hàng của mình, dẫn tới hậu quả vô cùng nguy hiểm đối với sự vững mạnh của hệ thống ngân hàng. Một vấn đề nữa là việc hầu hết các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển chưa được xếp hạng có thể dẫn tới tình trạng các công ty xếp hạng sẽ tiến hành chấm điểm xếp hạng doanh nghiệp mà không xuất phát từ yêu cầu của doanh nghiệp. Khi đó, điểm xếp hạng sẽ do những công ty này cung cấp sẽ không chính xác do thông tin về doanh nghiệp chưa đầy đủ và như vậy sẽ bất lợi cho doanh nghiệp. Mặt khác, trong phương pháp đánh giá rủi ro hoạt động cũng còn nhiều vấn đề như phương pháp ngân hàng tự đánh giá quá phức tạp, phương pháp chuẩn hóa với các chỉ tiêu cơ bản không gắn chặt với rủi ro, đem cộng gộp rủi ro tín dụng với rủi ro hoạt động. Mặc dù tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu vẫn giữ mức 8% nhưng trên thực tế, các ngân hàng phải duy trì mức vốn cao hơn so với mức quy định ở Basel I bởi các ngân hàng phải bổ sung thêm vốn để dự phòng các rủi ro hoạt động. Điều này sẽ cực kỳ bất lợi cho các ngân hàng Việt Nam vì rủi ro hoạt động thấp hơn các ngân hàng quốc tế lớn nhưng lại vẫn phải áp dụng chung một mức vốn dự phòng rủi ro hoạt động là 20% tổng doanh thu. Bên cạnh đó, phương pháp đánh giá rủi ro nội bộ cũng khá phức tạp đối với các tổ chức tín dụng ở các nước đang phát triển. Để áp dụng các phương pháp quản lý rủi ro hiện đại, các tổ chức tín dụng Việt Nam sẽ phải đầu tư rất lớn cho ngân hàng của mình. CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN VỐN TỰ CÓ CỦA CÁC NHTM 4.1 NHÓM GIẢI PHÁP VĨ MÔ TỪ PHÍA CHÍNH PHỦ VÀ NHTW 4.1.1 Đối với các NHTM NN Trước mắt: Chính phủ cần xây đựn phương án tăng vốn tự có cho các NHTMNN bằng cách cấp bổ sung vốn từ các nguồn như: ngân sách nhà nước, phát hành trái phiếu chính phủ và giao các trái phiếu này cho các NH để hạch toán tăng vốn điều lệ; hay nguồn vốn vay từ các chương trình như nguồn vốn vay từ NH thế giới theo chương trình tín dụng hỗ trợ giảm nghèo. Có thể thấy trước mắt phương án bổ sung vốn tự có của chính phủ sẽ góp phần đảm bảo tăng cường năng lực tài chính cho các NHTMNN và xét về lâu dài thì đây là một sự chuẩn bị tích cực và cần thiết cho các NHTMNN trước khi tiến hành cổ phần hóa trong thời gian tới theo đề án cổ phần hóa của NHTMNN của chính phủ. Bởi vì tính toán đến thời điểm hiện nay nếu xác nhận giá trị ngân hàng theo chuẩn mực kế toán quốc tế thì vốn tự có của hầu hết các NHTMNN sẽ rất nhỏ và không có đủ điều kiện để tiến hành cổ phân hóa.Chính vì thế việc đảm bảo nguồn vốn và bổ sung vốn cho các NHTMNN là một giải pháp đúng đắn của chính phủ vừa giúp NHTMNN cải thiện được hệ số an toàn vốn CAR theo chuẩn mực quốc tế vừa đảm bảo tiến trình cổ phần hóa sẽ thành công. Tương lai: Việc cấp bổ sung vốn cho các NHTMNN từ nguồn ngân sách chắc chắn sẽ không còn nữa do nguồn thu NSNN luôn hạn hẹp và trong tình trạng thâm hụt kéo dài.Vì thế chính phủ cần tăng cường ngay các biện pháp can thiệp để thúc đẩy nhanh lộ trình cổ phần hóa các NHTMNN như chủ trương xử lý dứt điểm giải quyết triệt để nợ tồn đọng, các khoản nợ theo chủ trương như: nợ cho vay thanh toán, công cụ nợ, nợ khoanh…hay hoàn thiện khung pháp lý chung về cổ phần hóa đặc biệt khung pháp luật về cổ phần hóa các NHTMNN và phát triển thị trườ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp đề xuất để nâng cao chất lượng nguồn vốn tự có của các ngân hàng thương mại.doc
Tài liệu liên quan