Đề tài Giải pháp gia tăng giá trị cổ phiếu FPT trên Thị trường chứng khoán Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

A.Tổng quan về công ty FPT 1

1.Lịch sử hình thành và phát triển 1

2. Khái quát tình hình của tập đoàn FPT 2

2.1. Nguồn nhân lực 2

2.2. Công nghệ 3

2.3.Cơ sở hạ tầng 3

2.4. Thương hiệu 3

2.5. Văn hóa doanh nghiệp 4

2.6. Các ngành kinh doanh chính 4

 

B. Thực trạng của FPT trong thời gian vừa qua 5

1. Sơ qua về hoạt động kinh doanh 5

2. Tình hình hoạt động trong các lĩnh vực 5

2.1. Công nghệ thông tin và viễn thông 5

2.2.Phân phối và bán lẻ 8

2.3.Giáo dục 11

2.4.Tài chính 12

2.5.Bất động sản 16

3. Phân tích tình hình của tập đoàn FPT 19

3.1.Tình hình tài chính của doanh nghiệp 19

3.2. Phân tích biến động giá của cổ phiếu FPT 24

4.Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến chiến lược hoạt động của tập đoàn FPT 33

4.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 33

4.2.Cơ cấu ngành kinh tế đang có sự dịch chuyển 34

4.3 Tình hình vốn đầu tư tại Việt Nam 35

 

C. Giải pháp và kiến nghị để tập đoàn FPT lấy lại vị thế của giá cổ phiếu trên thị trường 36

1. Các giải pháp 36

1.1. Nhóm giải pháp trong dài hạn 36

1.2. Các nhóm giải pháp trong ngắn hạn 38

KẾT LUẬN 40

 

 

 

doc42 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1884 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp gia tăng giá trị cổ phiếu FPT trên Thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có các đối tác chiến lược như Co-op Mart, Maximark, Siêu thị Sài Gòn, Zen Plaza, các siêu thị điện máy Lộc Lê, Ideas, An Dương, Thiên Hoà, Chợ Lớn và các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng như NewNem, John henry, Ninomaxx, Ngô Thái Uyên... Sắp tới, website cũng sẽ trở thành đơn vị bảo trợ thông tin khuyến mãi cho bản tin thời sự HTV7. - Cơ sở hạ tầng: đối với các mặt hàng của đối tác, FPT Retail không cần tốn kho bãi dự trữ. - Triển vọng ngành bán lẻ: dự báo tỉ trọng bán lẻ qua hệ thống phân phối hiện đại sẽ chiếm 20% lưu chuyển hàng hoá bán lẻ cả nước năm 2010 và 60% năm 2020. c. Thách thức: Có hiện tượng chồng lấn giữa phân phối và bán lẻ. Một ví dụ là bắt đầu từ tháng 4/2007 công ty FPT tuyên bố bắt đầu tham gia thị trường bán lẻ điện thoại di động. Nhưng FPT cũng đang là nhà phân phối điện thoại di động Nokia, Motorola, Samsung… Một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường (theo luật Cạnh tranh của Việt Nam thì một doanh nghiệp chiếm trên 30% thị trường được coi là có vị trí thống lĩnh) lại đồng thời thực hiện cả phân phối và bán lẻ là điều không dễ chịu đối với các doanh nghiệp bán lẻ khác. Các cơ quan kiểm soát cạnh tranh nhiều nước đã có những qui định rất cụ thể một doanh nghiệp chỉ được phép làm như vậy ở qui mô nào và với tỉ lệ bao nhiêu. Một điều phải thừa nhận là hệ thống phân phối điện thoại di động tại Việt Nam chưa thống nhất nếu không muốn nói là rối loạn. Có hiện tượng nhà phân phối bán cho đại lý cấp một, rồi bán cả cho đại lý nhỏ. Hoặc đại lý cấp một mua số lượng lớn đem ra bán giá thấp… Tuy nhiên, trong tương lai, khi pháp luật Việt Nam chặt chẽ hơn thì các quy định này sẽ rõ ràng và thực hiện nghiêm ngặt có thể sẽ gây khó khăn cho mảng hoạt động kinh doanh bán buôn, bán lẻ này. Giải pháp: Công nghệ thông tin: Quản lý và nâng cao khả năng thanh toán điện tử. Thông tin trên website cập nhật kịp thời. Đối tác: Có mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác để cập nhật kịp thời thông tin về hàng hoá của đối tác (khuyến mãi, mặt hàng mới….) trên website. FPT Retail trong mảng điện thoại di động có liên kết với dịch vụ bảo trì của các hãng điện thoại lớn. Đặt liên kết của trang web www.saleoff.com.vn trên các web bán lẻ nổi tiếng có lượt truy cập cao. Marketing hướng đến khách hàng: Hệ thống nhận diện của các cửa hàng FPT Retail: vị trí đặt cửa hàng (cần sự hỗ trợ của FPT Land), bảng hiệu, đồng phục nhân viên cửa hàng…. Tăng cường dịch vụ cộng thêm cho khách hàng. 2.3.Giáo dục Điểm mạnh: Mô hình tiên tiến so với các đơn vị đào tạo trong nước Liên kết chặt chẽ với các công ty trong việc đào tạo sinh viên, từ đó tạo cơ hội cho sinh viên được thực tập và ứng dụng kiến thức vào thực tế Tính tự chủ cao Thương hiệu FPT thu hút nhiều sự quan tâm Đào tạo gắn với nhu cầu thực tế về ngành công nghệ thông tin Điểm yếu: Giáo dục không phải là lĩnh vực sở trường của FPT, do đó chưa thể tạo dựng uy tín nhanh chóng Thời gian hoàn vốn chậm Cơ hội: Nhu cầu nhân lực cho ngành công nghệ thông tin còn rất lớn Thời đại của công nghệ và hội tụ số Thách thức: Sự cạnh tranh của các đơn vị đào tạo cùng ngành đã có uy tín Không được sự ủng hộ hoàn toàn của Bộ Giáo Dục 2.4. Tài chính Theo mô hình phân tích Porter để phân tích về 3 lĩnh vực tài chính mới trong tài mà công ty tham gia: FPT Bank, FPT Capital, FPT Securities 2.4.1. FPT Banking: Ngành ngân hàng mà công ty dự định tham gia xuất hiện một số tình hình như sau:Về những đe dọa gia nhập thị trường trong thời gian tới,ở trong nước, một số công ty, tổng công ty đang tiến hành thành lập ngân hàng của riêng mình như Bưu điện, Dầu khí, Vinashin…Không những thế, sau ngày mùng ¼, các ngân hàng 100% vốn nước ngoài đã bắt đầu thâm nhập thị trường, đây là những đối thủ rất mạnh trên thị trường ngân hàng cả về vốn, công nghệ và kinh nghiệm. Ngân hàng là một lĩch vực dịch vụ không thể thay thế trong bất kì định chế tài chính nào, dù ở giai đoạn nào thì nó cũng là không thể thay thế và đặc biệt trong giai đoạn hội nhập của Việt Nam hiện na, cùng với đời sống ngày càng nâng cao thì thì ngân hàng sẽ ngày càng phát triển và ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế cũng như các lĩnh vực tài chính liên quan. Thế nhưng với tư cách là một ngành tài chính dịch vụ thì khách hàng là yếu tố chủ chốt mang lại lợi nhuận cho ngân hàng thế nên phải có chính sách khách hàng phù hợp và cạnh tranh để tồn tại. Đặc biệt khi FPT Bank ra đời sẽ gặp sự cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng trong nước đã tồn tại sẵn trên thị trường như các ngân hàng quốc doanh và các ngân hàng thương mại cổ phần đã có sẵn kinh nghiệm và thị phần trên thị trường. Tuy nhiên thị phần của ngành ngân hàng còn rất rộng lớn nên FPT Bank cần phải nghiên cứu để chọn lựa chọn thị phần thích hợp đem lại lợi nhuận cao nhất. Hoạt động ngân hàng trong thời gian qua ở Việt Nam đạt được một tỉ lệ lợi nhuận đáng mơ ước với tỉ suất lợi nhuận ngành năm vừa qua trung bình khoảng 30%, một số ngân hàng đạt hiệu quả cao thì tỉ suất này còn đạt tới 70%. Với tỉ suất lợi nhuận đáng mơ uớc như vậy thì việc tham gia vào hoạt động ngân hàng là hoàn toàn chính xác. Làm thế nào để xác định được thị phần hợp lí và hiệu quả cao? Theo ý kiến của chúng tôi thì với số vốn điều lệ của FPT Bank dự kiến như vậy thì FPT Bank không thể tham gia tài trợ các dự án lớn, mà chỉ có thể tham gia vào thị trường bán lẻ, hơn thế nữa theo tìm hiểu của chúng tôi thì trên thế giới hiện nay thì chính nghiệp vụ bán lẻ là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất cho hệ thống ngân hàng, ngay cả đối với các ngân hàng lớn của thế giới như City Group, HSBC.Vì thế nên chú trọng vào thị trường bán lẻ, nếu muốn đa dạng thì chỉ nên dùng vốn để tài trợ cho các dự án của tập đoàn FPT miễn là mang lại hiệu quả cho FPT Bank. 2.4.2. FPT Capital: Ngành quĩ đầu tư là một ngành mới trong hệ thống tài chính, nó được coi là đỉnh cao trong trong đế chế tài chính. Hiện nay trên thị trường chỉ có 3 quĩ đầu tư lớn nhất là Vinacapital, Dragon Capital và Indochina Capital đã hoạt động trong thời gian dài, có kinh nghiệm, uy tín, trình độ và vốn. FPT chưa có khả năng bắt kịp trong ngắn hạn nên chưa cần đặt mục tiêu đến việc đuổi kịp các quĩ này. Mục tiêu đặt ra trước mắt trở thành quĩ đầu tư dẫn đầu trong số các quĩ đầu tư vừa mới đang và sắp thành lập ở Việt Nam như quĩ đầu tư của các ngân hàng và các công ty tài chính của Việt Nam như VCB, BIDV hay Vinashin. Rõ ràng là quĩ đầu tư là một thể chế tài chính đầy tiềm năng trong nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay mặc dù nó mới bắt đầu vào giai đoạn phát triển. Muốn trở thành người dẫn đầu hãy là người đi đầu, câu Slogan của FPT đã trở nên hoàn toàn hợp lí khi áp dụng vào thành lập quĩ đầu tư FPT Capital. Trong giai đoạn tới nguồn vốn nước ngoài sẽ đổ vào rất nhiều thị trường Việt Nam để tìm cơ hội đầu tư ở một thị trường mới mẻ, đồng thời nguồn vốn nhàn rỗi ở trong dân cư ở Việt Nam còn rất nhiều do yếu tố tâm lí thích tích trữ của người dân Việt Nam.Đây là một sự xâm nhập kịp thời vào tài chính Việt Nam. 2.4.3. FPT Securities: Theo ý kiến của chúng tôi,FPT Securities gia nhập thị trường hơi muộn so với thời điểm cần thiết. Hiện nay trên thị trường đã có rất nhiều công ty chứng khoán của các ngân hàng trong nuớc có kinh nghiệm về hoạt động tài chính. Thêm vào đó cũng giống như ngân hàng, một loạt các công ty chứng khoán đang chờ giấy phép để gia nhập thị trường. Thế nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam lại đang bước vào giai đoạn xuống dốc, nếu FPT gia nhập sớm hơn thì sẽ thu được một nguồn lợi nhuận đáng kể trong thời gian tăng mạnh vừa qua. Trong thời gian tới sẽ rất khó đột biến về thị trường một cách mạnh mẽ như thời gian vừa qua nên FPT Securities nên chuẩn bị một chiến lược dài hạn về nguồn lực và mục tiêu, đặc biệt là nhân lực và công nghệ vì ngay cả các công ty CK khác trên thị trường thì nguồn nhân lực không được đào tạo bài bản mà nhảy sang từ các lĩnh vực khác, công nghệ trong ngành cũng không được chuẩn bị một cách chuyên nghiệp hiện đại mà hoàn toàn là do chắp vá. Từ những đặc điểm về 3 ngành cụ thể trong lĩnh vực tài chính mà công ty tham gia đã được nhận xét ở trên, chúng ta có thể đi vào xem xét tình hình nội tại của FPT tổng nói chung và các công ty FPT con nói riêng như sau: Về nguồn lực của các công ty: Nguồn lực đầu tiên quan trọng nhất trong lĩnh vực tài chính với FPT chính là nguồn nhân lực vì rõ ràng là FPT không hề có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngay cả trong nghiệp vụ quản lí nhân lực tài chính. Vì thế việc cần thiết là phải tìm được nguồn nhân lực có khả năng nhiệt tình và đam mê đóng góp bằng cách tìm nguồn nhân lực có background về tài chính ở các lĩnh vực liên quan, song song với đó là đào tạo gà nòi – nghĩa là đào tạo nguồn nhân lực chủ chốt của các công ty từ ngay trong trường đại học từ các tài năng trẻ. Để giữ được nguồn nhân lực này phải có một chế độ đãi ngộ hợp. Nguồn lực về vốn của các công ty thì dựa trên tỉ lệ đóng góp của FPT và các đối tác. Nhưng với tỉ lệ đóng góp của FPT trong các công ty trên thì chúng tôi có một số đánh giá về tình hình này ở phía dưới. Về công nghệ của các công ty thì các công ty chưa có công nghệ hiện đại và phù hợp với hoạt động tài chính nên phải tiến hành đầu tư một cách đồng bộ và hiện đại, không nên tiếc rẻ. Về chiến lược hoạt động của các công ty thì rõ ràng sự xuất hiên của một chuỗi thể chế tài chính trong thời điểm hiện nay là chiến lược hợp lí và đồng bộ. Xét về mặt tổng thể thì tương đối là hợp thời, thế nhưng để hệ thống thể chế tài chính có thể phát triển một cách hiệu quả thì cần phải đưa ra một chính sách quản lí độc lập. Nghĩa là bộ máy tổ chức cũng như hoạt động của FPT Bank, FPT Security, FPT Capital fải hoàn toàn độc lập về mặt hạch toán, cũng như hợp tác. Các công ty này hợp tác trên tinh thần tích cực với các công ty con trong FPT chứ không nên quan hệ theo kiểu phụ thuộc người trong một nhà, các công ty tài chính của FPT không nhất thiết phải sử dụng công nghệ của các công ty con về công nghệ của FPT mà có thể sử dụng của đối tác khác miễn là bảo đảm tính hiệu quả trong hoạt động của mình, sự liên minh nếu có chỉ nên mang tính hỗ trợ, không nên mang tính bè phái như thế sẽ ảnh hưởng đến tiềm lực hoạt động của cả hệ thống. 2.5.Bất động sản 2.5.1.Lĩnh vực kinh doanh: Tư vấn, môi giới bất động sản. Thuê và cho thuê nhà ở, văn phòng, kho bãi… Thiết kế và xây dựng các công trình. Hoạt động khác. * Thị trường: TPHCM. Hà Nội. 2.5.2. Phân tích ngành bất động sản: a.Cung nhỏ hơn cầu: Nhu cầu về căn hộ, cao ốc văn phòng, khu công nghiệp ngày càng tăng. Theo nghiên cứu của Công ty CB Richard Ellis (CBRE) được công bố đầu tháng 3/2007, nhu cầu thị trường bất động sản VN đang tăng mạnh và cung không đủ cầu về mọi lĩnh vực: văn phòng cho thuê, căn hộ cao cấp, khu dân cư và khách sạn, công ty dự đoán tình hình sẽ vẫn tiếp diễn trong 3-5 năm tới. *Nhu cầu văn phòng cho thuê: Gần như 100% diện tích văn phòng cho thuê hiện nay luôn kín chỗ, nhu cầu văn phòng cho thuê là phân khúc thị trường mới mẻ và hấp dẫn. Gia nhập WTO, không chỉ các công ty nước ngoài mới có nhu cầu thuê văn phòng, các công ty trong nước muốn nâng cấp mình lên với cơ sở hiện đại hơn để chứng tỏ họ có khả năng cạnh tranh trong một thị trường toàn cầu. Thêm vào đó, nhu cầu về văn phòng từ các doanh nghiệp mới, các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài càng làm cho phân khúc này nóng lên. Cung ít trong khi cầu tăng mạnh tất nhiên sẽ dẫn đến tình trạng giá cả leo thang. CBRE cho biết giá thuê của văn phòng hạng A vào quí 1/2007 là 35 USD/m2 nay đã là khoảng 40 USD/m2. *Nhu cầu nhà ở: Tầng lớp trung lưu được hưởng lợi từ nền kinh tế tăng trưởng và tỷ lệ thất nghiệp giảm liên tục trong 5 năm qua đã bắt đầu có đủ khả năng mua nhà riêng hoặc các căn hộ chung cư. Ông Nguyễn Quốc Tuấn, phó giám đốc thị trường của CBRE, cho biết: “Nhu cầu của người dân rất lớn mặc dù số người thực tế đủ khả năng tài chính để mua nhà vẫn còn rất hạn chế. Tuy nhiên, tình hình này có thể sẽ thay đổi bởi VN đang được hi vọng sẽ tiếp tục đà tăng trưởng mạnh đứng thứ ba châu Á đến năm 2010”. Thêm vào đó, người dân cũng có nhiều cơ hội tiếp cận hơn với các hình thức hỗ trợ tài chính từ các tổ chức tín dụng. Nhiều ngân hàng thương mại trong những năm qua đã đưa ra nhiều hình thức cho vay mua nhà trả góp, càng làm cho lĩnh vực kinh doanh nhà ở thêm phần sôi động. Nhà đất tại những khu vực có hạ tầng tốt sẽ ngày càng đắt giá. Hơn nữa, chính phủ Việt Nam cũng mở rộng đối tượng người nước ngoài được sở hữu nhà ở Việt Nam càng làm cho nhu cầu về nhà cao cấp lớn hơn. * Nhu cầu khách sạn: Theo Tổng cục Du lịch, hiện Hà Nội và TP HCM đang thiếu phòng khách sạn cao cấp. 8 khách sạn 5 sao với gần 2.400 phòng, 6 khách sạn 4 sao với trên 1.000 phòng của Hà Nội gần như luôn kín khách. Trong khi đó Sở Du lịch HN dự kiến đến năm 2010, Hà Nội sẽ có khoảng 2 triệu lượt khách du lịch quốc tế và cần khoảng 26.000 phòng từ 3 sao trở lên, trong đó có khoảng 7.000 phòng 4-5 sao. Còn ở TP HCM, theo quỹ đầu tư Vina Capital, lượng khách đã tăng gấp 7 lần so với trước đây. Đây chính là lý do khiến các nhà đầu tư đổ tiền ào ạt vào khách sạn tại những đô thị lớn. b.Tỷ suất lợi nhuận cao: Tỷ suất lợi nhuận trung bình của ngành BĐS mỗi năm đạt từ 20 - 30% trở lên. "Cũng có thể vì lợi nhuận cao như vậy nên không có gì ngạc nhiên khi nhiều công ty ở những lĩnh vực khác như bánh kẹo, giấy, dệt may... cũng đều tham gia đầu tư vào các dự án bất động sản. Đầu tư nhà đất ít khi mang lại nguy cơ thua lỗ cho các doanh nghiệp nhiều vốn. "Thị trường nhà đất có thể có lúc thăng trầm, nhưng về lâu dài không bao giờ mất giá, vì thế chỉ các doanh nghiệp vốn hạn chế mới gặp nhiều rủi ro, còn với những công ty nhiều vốn, đầu tư địa ốc là một việc làm khôn ngoan". è có nhiều tiềm năng phát triển. 2.5.3. Điều kiện nền tảng của FPT để kinh doanh BĐS Vốn lớn: FPT Land công ty TNHH một thành viên, FPT nắm 100% vốn của FPT Land. Vị thế: thương hiệu + mối quan hệ tốt đã đem lại cho FPT khả năng tham gia nhiều dự án bất động sản. VD: Hợp tác đầu tư kinh doanh dự án văn phòng - nhà ở giữa FPT Land và Hadico vào ngày 28/7. Giá trị dự án khoảng 40 triệu USD. Theo đó, FPT Land và Hadico sẽ xây dựng Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê. Dự kiến, dự án sẽ được triển khai từ tháng 01/2008- tháng 01/2010. Ngoài ra, FPT cũng được chính phủ giao cho nhiêm vụ phát triển cơ sở hạ tầng cho Khu công nghệ cao Hoà Lạc, dự án trọng điểm của đất nước, được xây dựng trên cơ sở đã được ký kết trong Tuyên bố chung Việt Nam-Nhật Bản, trong đó phía Nhật Bản hỗ trợ quy hoạch và kêu gọi các doanh nghiệp nước này đầu tư vào đây. Ngày 9/4/2007, FPT đã công bố quyết định của Hội đồng quản trị về thành lập công ty TNHH Phát triển khu Công Nghệ Cao Hòa Lạc FPT với số vốn phân bổ 150 tỉ đồng. 2.5.4.Thách thức: Ngành bất động sản có tỷ suất lợi nhuận cao, có nhiều công ty tham gia đầu tư và vì vậy có nhiều đối thủ cạnh tranh, kế cả công ty chuyên về bất động sản: Sudico, Lilama Land,….và các tập đoàn lớn như REE, Kinh Đô…. 3. Phân tích tình hình của tập đoàn FPT 3.1.Tình hình tài chính của doanh nghiệp Khả năng thanh toán KHẢ NĂNG THANH TOÁN NGẮN HẠN Năm 2006 2005 2004 2003 2002 Chỉ số thanh toán hiện hành 1.89 1.42 1.34 1.26 1.2 Chỉ số thanh toán nhanh 1.52 1.15 1.02 0.98 0.9 Vòng quay hàng tồn kho 41.39 35.61 29.13 23.49 21.9 Vòng quay khoản phải thu 14.49 14.51 12.79 9.26 10.98 Vòng quay phải trả 44.87 42.59 30.12 23.15 18.93 Số ngày hàng tồn kho 8.7 10.11 12.36 15.33 16.44 Số ngày phải thu 24.85 24.81 28.14 38.86 32.78 Số ngày phải trả 8.02 8.45 11.95 15.55 19.01 Chu kỳ tiền mặt 25.52 26.46 28.54 38.63 30.2 Chỉ số thanh toán hiện hành của FPT tăng lên nhanh chóng so với năm 2005, tất cả các chỉ số liên quan tới khả năng thanh toán của công ty đều có sự thay đổi rõ rệt theo chiều hướng tích cực. Đặc biệt chỉ số dòng tiền từ hoạt động kinh doanh đã tăng lên nhanh chóng. Sự tăng lên của các chỉ số này đi kèm với vòng quay hoạt động giảm xuống. Điều này có nghĩa là doanh số tăng lên đi kèm với một chất lượng tài sản ngắn hạn không hề thay đổi, cơ cấu các sản ngắn hạn trong tổng tài sản không thay đổi cho cho thấy không có sự đột biến bất thường nào trong quá trình kinh doanh của FPT. Cơ cấu của tổng tài sản không có nhiều thay đổi và sự thay đổi chủ yếu là nợ ngắn hạn của công ty đã giảm xuống, nguồn vốn lưu động kinh doanh đang được tài trợ bằng nguồn vốn chủ. Từ các nhận xét trên có thể thấy rằng khả năng thanh toán của FPT đã được cải thiện đi, nguyên nhân chính chủ yếu từ thay đổi cơ cấu nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của FPT và một chiến lược bán hàng không thay đổi và đang được cải thiện về vòng quay hoạt động, đây là một dấu hiệu cho thấy công ty đang kiểm soát được khả năng thanh toán và chất lượng tài sản lưu động khi mở rộng doanh thu. Hiệu quả hoạt động HIỆU QUẢ HOẠT ĐỌNG Năm 2006 2005 2004 2003 2002 Vòng quay tổng tài sản 7.60 7.42 6.82 5.42 5.50 Vòng quay hàng tồn kho 44.18 38.10 31.04 25.05 24.37 Vòng quay tài sản cố định 80.21 98.16 115.98 80.86 74.78 Vòng quay vốn chủ sở hữu 19.34 29.41 36.06 40.37 91.65 Chu kỳ kinh doanh giảm xuống kéo theo vòng quay tổng tài sản tăng lên cho thấy một xu hướng quản lý của FPT đã trở nên hiệu quả lên theo từng năm đặc biệt khi vòng quay tài sản cố định giảm xuống. Tất cả mọi nguồn lực đều đã trở nên hiệu quả hơn ngoại trừ vòng quay của vốn chủ và vòng quay của vốn lưu động là giảm xuống điều này xuất phát từ nguyên nhân tốc độ tăng lên của vón chủ sở hữu, lượng thặng dư vốn từ bán Cổ phiếu thường cho các đối tác nước ngoài. Tài sản cố định của công ty tăng lên chiếm hơn 9% tổng tài sản, điều này có thể lý giải cho các dự án khu công nghệ cao Láng - Hòa lạc và tòa nhà FPT trên đường Xuân Thủy đang được FPT xây dựng và vốn chủ đang được tài trợ cho tài sản cố định. Khả năng sinh lời KHẢ NĂNG SINH LỜI Năm 2006 2005 2004 2003 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng TS (ROA) 19.03% 15.82% 16.42% 5.67% Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE) 48.41% 62.76% 86.88% 42.21% Tỷ suất lợi nhuận sau thuế biên 2.50% 2.13% 2.41% 1.05% x x x x Vòng quay tài sản 7.6 7.42 6.82 5.42 x x x x Đòn bẩy tài chính 2.54 3.97 5.29 7.44 ROA tăng lên nhanh chóng, điều đó có nghĩa là công ty đã quản lý tài sản tốt hơn, nguồn lợi được của công ty đang được tài sản sinh ra, chủ yếu là tài sản lưu động, tốc độ bán hàng và kênh phân phối của FPT đã tốt hơn, điều này cũng làm tăng rào cản cho các đôi thủ cạnh tranh muốn tham gia thị trưởng. Yếu tố đòn bẩy đã làm cho ROE của công ty thay đổi, thấp hơn năm 2005, tuy nhiên nếu ta chú trọng vào chất lượng của hoạt động của công ty và bản chất kinh doanh thì ROE trong năm 2006 giảm xuống do cơ cấu vốn thay đổi lại chưa phải điều đáng ngại, chất lượng thu nhập của FPT còn được thể hiện qua bảng dưới : Đơn vị: Triệu đồng Năm 2006 2005 2004 2003 2002 Doanh thu thuần 21,399,751 14,100,792 8,734,780 4,148,297 1,514,960 % 51.76% 61.43% 110.56% 173.82% #DIV/0! Phải thu 1,509,767 1,025,324 592,087 478,245 211,481 % 47.25% 73.17% 23.80% 126.14% #DIV/0! Doanh số vẫn tăng mức 51% và khoản phải thu chỉ tăng 47,25% , điều này một lần nữa cho thấy rằng FPT đang kiểm soát tốt việc kinh doanh và doanh thu trong các kỳ kinh doanh mang tính chất lượng phản ánh đúng việc tạo ra doanh thu trong kỳ của công ty. Vói cách sử dụng và quản lý tài sản cùng với cách phân bổ vốn hiện nay và chất lượng doanh thu cộng với cấu trúc ngành bền vững có thể hoàn toàn lạc quan về tình hình tài chính và khả năng tăng trưởng của FPT trong thời gian tới. Chính sách tài chính của FPT Đánh giá sự sai lầm trong chính sách cổ tức của FPT vừa qua Trong thời gian vừa qua, giá cổ phiếu FPT bị giảm mạnh. Để xoa dịu và lấy lại lòng tin của nhà đầu tư, công ty FPT đã thay đổi chính sách cổ tức, từ tỷ lệ 6% lên 20%. Điều này đã không có tác dụng thúc đẩy cổ phiếu FPT mà còn bị phản tác dụng vì các nguyên nhân sau: Thị trường đang trong xu hướng giảm giá, sự thay đổi chính sách cổ tức sẽ có ít tác dụng. FPT là cổ phiếu của một công ty công nghệ, có khả năng tăng trưởng cao. Trên thế giới, duy trì một chính sách cổ tức thấp đối với công ty công nghệ là rất bình thường ( ví dụ như Microsoft). Chính vì thế, việc thay đổi tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ gây nên nghi ngờ đối với các nhà đầu tư. Hơn nữa, thông thường các công ty chỉ tăng tỷ lệ chi trả cổ tức trong trường hợp tỷ lệ tăng trưởng cổ tức thấp hơn các cơ hội đầu tư bên ngoài cho các nhà đầu tư. Trong khi tỷ lệ tăng trưởng cổ tức của FPT đang là 40%, liệu nhà đầu tư được trả cổ tức có cơ hội đầu tư ở nơi nào có một tỷ suất lợi nhuận nào cao như vậy trên thị trường Việt Nam không. Tăng tỷ lệ chi trả cổ tức nhằm mục đích chứng tỏ thực lực của doanh nghiệp, tuy nhiên xét về sâu xa, cổ tức tăng lên đồng nghĩa với tỷ lệ lợi nhuận giữ lại giảm đi, khả năng tăng trưởng của công ty thấp đi. Do vậy, sự thay đổi chính sách cổ tức có thể xoa dịu tạm thời tâm lý của nhà đầu tư nhỏ lẻ, tuy nhiên lại có tác dụng ngược lại đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Biểu hiện là các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ồ ạt cổ phiếu FPT khi chính sách này được đưa ra. Tỷ lệ cổ tức từ 6% tăng lên 20% đồng nghĩa với công ty sẽ phải bỏ ra một lượng tiền mặt rất lớn. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lượng tiền mặt của doanh nghiệp, và có khả năng FPT sẽ phải huy động thêm vốn để bù lại phần chi trả này. Do vậy, khuyến nghị FPT không nên thay đổi chính sách cổ tức đột ngột, mà nên duy trì một tỷ lệ chi trả cổ tức thấp ổn định, nhằm đảm bảo tăng trưởng công ty trong dài hạn. 3.2. Phân tích biến động giá của cổ phiếu FPT: 3.2.1.Tổng quan giao dịch FPT FPT là một trong những tập đoàn lớn ở Việt Nam, có doanh thu và lợi nhuận rất lớn. Cổ phiếu FPT đặc biệt được các nhà đầu tư quan tâm không chỉ vì đây là cổ phiếu thuộc hàng bluechips mà còn vì sự thay đổi giá của FPT có tác động mạnh tới sự thay đổi VNI. (Đồ thị cổ phiếu FPT từ khi lên sàn Hồ Chí Minh) Nhìn lại toàn bộ đồ thị giao dịch cổ phiếu FPT từ khi lên sàn tới nay, chúng ta có thể thấy giao dịch chưa làm 4 giai đoạn chính: Giai đoạn 1: Tăng giá khi mới chào sàn. Giai đoạn này bắt đầu từ ngày 13/12 2006 với mức giá 400.000đ chào sàn của FPT tăng lên đỉnh là ngày 27/2/2007 với mức giá 672.000 đ. Giai đoạn 2: Suy giảm trước khi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Giai đoạn này bắt đầu từ ngày 28/2/2007 đến ngày 25/4/2007. Giai đoạn 3: Tăng mạnh trước khi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Cổ phiếu FPT tăng rất mạnh từ 433.000 đ lên 578.000 đ từ ngày 2/5/2007 (sau một tuần nghỉ 30/4-1/5) đến ngày 14/5/2007. Giai đoạn 4: Suy giảm liên tục từ ngày 15/5/2007 cho tới nay. Trước ngày chia cổ tức giá FPT đã giảm và sau ngày chia cổ tức, giá của cổ phiếu FPT liên tục giảm. Giá tham chiếu tại ngày giao dịch không hưởng quyền là 378.000đ nhưng giá cuối ngày là 372.000đ và giá FPT hiện nay là 220.000 đ/cổ phiếu. DIỄN BIẾN GIAO DỊCH GẦN ĐÂY Thời điểm gần đây, giá cổ phiếu FPT vẫn theo xu hướng suy giảm nhưng khối lượng giao dịch đã tăng lên rất nhiều. Khi giá FPT rơi xuống mức 217.000đ vào ngày 03/8/2007, cổ phiếu FPT lúc đó có RSI là ~ 12.9 và giá của FPT đã nhận được sự hỗ trỡ khá mạnh và tăng trở lại. Đường giá đã vượt qua đường MA(5) nhưng khi gần đến với MA(20) (đường giữa của dải Bollinger band) thì giá FPT không đủ sức vượt qua và bị suy giảm trở lại xuống dưới đường MA(5). Hiện nay, giá FPT vẫn dưới MA(5) 3.2.2.Xu hướng tới của FPT Từ những đồ thị chúng ta hãy cùng nhìn nhận và dự đoán xu hướng sắp tới của giá cổ phiếu FPT. Trend lines & Volume Nhìn trên đồ thị có thể thấy FPT đã phá khỏi đường trend line dưới và đang thiết lập một trend line song song với đường trendline ban đầu sau một quá trình đi ngang. Nhìn sơ bộ thì thấy đường giá hiên tại của FPT tương đối giống mô hình mũi mũi lao hoặc mô hình tam giác – (mô hình co rằng giá của cổ phiếu sẽ tiếp tục xu hướng hiện tại). Mặc dù thời điểm này giá của FPT vẫn được coi là đang giao động trong một kênh xu hướng được tạo lập bởi 2 đường tren line như hình trên. Như vậy, theo trend line thì hiện tại chưa có dấu hiệu nào khẳng định một sự đảo chiều của đường giá cổ phiếu FPT. Mặt khác, có thể thấy khối lượng giao dịch hiện tại của FPT trong thời gian giá giảm là rất lớn, điều này khiến cho xu hướng giá giảm vẫn tiếp tục. Mấy ngày gần đây, giá giảm nhưng khối lượng giao dịch lại tăng, đây cũng là một tín hiệu không vui cho cổ phiếu FPT. Tuy nhiên, mặc dù vẫn chưa có dấu hiện đảo chiều nhưng kết hợp với các đường kênh xu hướng trong quá khứ có thể thấy tốc độ giảm của giá cổ phiếu FPT đang chận dần. Bộ lọc Sử dụng một số bộ lọc để nhìn nhận rõ ràng về tình hình của cổ phiếu FPT ta có thể thấy như sau. - MA (Đường trung bình trượt): Nhìn vào đồ thị có thể thấy rằng đường giá của FPT đã đi xuống dưới đường MA (5) sau khi tăng lên nhưng không đủ mạnh và không dứt khoát vượt qua được đường MA(20) thì giá của FPT nhìn chung vẫn trong xu hướng đi xuống. Tuy nhiên, có thể thấy rằng giá hiện tại của FPT vẫn trên đáy 217.000đ do đó, vẫn cần theo dõi trong vài ngày tới vì sẽ nhiều khả năng FPT sẽ hình thành một

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc72337.DOC
Tài liệu liên quan