Đề tài Giải pháp giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân khu công nghiệp ở Việt Nam

MỤC LỤC

 Trang

CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ 3

NHÀ Ở CHO CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP 3

1. Vai trò của nhà ở đối với công nhân các KCN. 3

1.1 . Vai trò của nhà ở nói chung. 3

1.2 . Vai trò của nhà ở đối với công nhân KCN. 4

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu nhà ở cho công nhân KCN. 12

2.1. Sự phát triển kinh tế. 12

2.2. Những chính sách của chính phủ. 13

2.3. Quy hoạch phát triển và quá trình đô thị hoá. 13

2.4. Yếu tố dân số. 8

3. Những yêu cầu về nhà ở cho công nhân KCN. 9

3.1. Đặc điểm và nguyện vọng của người công nhân các KCN. 15

3.2. Đặc điểm về phân bố. 182

4. Vai trò của nhà nước với nhà ở cho công nhân KCN. 182

5. Kinh nghiệm trên thế giới về giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân. 203

5.1. Kinh nghiệm của Hà Lan. 203

5.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc. 204

5.3. Một số bài học rút ra đối với Việt Nam. 215

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NHÀ Ở CHO CÔNG NHÂN CÁC KCN 236

1. Tình hình phát triển các KCN. 236

2. Thực trạng của nhà ở công nhân các KCN ở nước ta. 247

2.1. Thực trạng của nhà ở công nhân các KCN trong những năm qua. 247

2.1.1. Về số lượng của các loại nhà. 247

2.1.2. Chất lượng nhà ở cho công nhân. 281

2.1.3. Giá nhà ở cho công nhân các KCN. 31

2.1.4. Sự phân bố nhà ở cho công nhân các KCN. 28

2.1.5. Đời sống văn hoa, tinh thần. 381

2.2.Những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại. 33

2.3.Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng. 414

2.3.1 Các chính sách và quy hoạch. 414

2.3.2 Sự quản lý của chính quyền địa phương. 425

2.3.3 Những khó khăn của Ban quản lý KCN và các doanh nghiệp. 436

2.3.4. Đối với bản thân người lao động. 44

2.3.5. Các nguyên nhân khác. 37

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VỀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NHÀ Ở CHO 38

CÔNG NHÂN CÁC KCN. 38

1. Xu hướng sự phát triển KCN và nhu cầu nhà ở của công nhân các KCN. 38

2. Quan điểm và phương hướng giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân trong các KCN. 39

3. Những giải pháp cơ bản để giải quyết nhà ở cho công nhân các KCN. 481

3.1. Giải pháp về quy hoạch. 481

3.2. Những giải pháp nhằm giảm giá nhà ở cho công nhân. 503

3.2.1. Giảm chi phí về giá đất. 44

3.2.2. Giảm chi phí về vốn của doanh nghiệp. 45

3.2.3. Giảm các chi phí trung gian. 45

3.3. Tăng khả năng thanh toán của công nhân. 46

3.4 . Giải pháp kiến trúc. 47

3.5. Các chính sách khác. 48

KẾT LUẬN 49

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3468 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân khu công nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoặc lao động từ các vùng nông thôn. Do đó, nhu cầu nhà ở của công nhân làm việc trong các KCN là rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các KCN đều chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu đó của công nhân khiến cho vấn đề nhà ở công nhân tại các KCN đang trở thành vấn đề bức xúc trong xã hội hiện nay. 2. Thực trạng của nhà ở công nhân các KCN ở nước ta. 2.1. Thực trạng của nhà ở công nhân các KCN trong những năm qua. Các KCN ở nước ta sau 16 năm xây dựng và phát triển đã có những đóng góp to lớn cho nền kinh tế nước ta. Đồng hành với sự phát triển đó cũng còn nhiều vấn đề về xã hội đang đặt ra, điển hình đó là nhà ở cho công nhân lao động. Chúng ta cần nghiên cứu thực trạng vấn đề này để rút ra những bất cập cần giải quyết. 2.1.1. Về số lượng của các loại nhà. Số lượng nhà ở phụ thuộc vào số lượng công nhân làm việc trong các KCN. Nhưng hiện nay, khi tốc độ thu hút lao động của các KCN không ngừng tăng lên thì việc xây dựng và phát triển nhà ở cho công nhân vẫn không theo kịp được tốc độ phát triển đó. Nhà ở do doanh nghiệp xây dựng Hiện nay, nhu cầu của công nhân về nhà ở do doanh nghiệp xây dựng là rất lớn, nhưng số lượng các doanh nghiệp tiến hành xây khu lưu trú cho công nhân còn ít, “chỉ đếm được trên đầu ngón tay”. Điển hình, tình hình xây dựng nhà ở công nhân ở các tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh. Biểu đồ 2: Tỷ lệ công nhân ở nhà do doanh nghiệp sản xuất xây dựng tại các tỉnh, thành phố năm 2006. Tỉnh, thành phố Tổng số công nhân Số công nhân ở nhà do DN xây Tỷ lệ (%) Tỉnh Bình Dương 277.020 41.553 15 Tỉnh Đồng Nai 105.280 6.843 6.5 TP Hồ Chí Minh 154.000 6.160 4 Tỉnh Cần Thơ 18.750 375 2 TP Đà nẵng 45.000 900 2 TP Hà Nội 210.00 0 0 Nguồn: www.nld.com.vn Trong bốn tỉnh thành phố trên, Bình Dương là tỉnh có tỷ lệ công nhân được ở trong khu lưu xá lớn nhất, 15% lao động (đáp ứng khoảng gần 41.553 số lao động ngoại tỉnh). Theo sau là tỉnh Đồng Nai với tỷ lệ chưa bằng một nửa của tỉnh Bình Dương. Tỉnh Cần Thơ, TP Đà Nẵng chỉ mới đáp ứng được 2% nhu cầu của công nhân. Nơi có tỷ lệ thấp nhất là TP Hà Nội, chưa có một khu ở tập trung nào dành riêng cho công nhân do doanh nghiệp các KCN xây dựng. Nhà ở do doanh nghiệp các KCN xây dựng trong thời gian qua chiếm một số lượng rất nhỏ so với nhu cầu “an cư” của lao động ngoại tỉnh. Theo con số do các nhà thống kê đưa ra, tỷ lệ trung bình trên cả nước mới đạt được 2% - giải quyết phần rất nhỏ những bức xức về chỗ ở của công nhân các KCN. Thực tế là do số doanh nghiệp có đủ “tiềm lực” và năng lực để đầu tư nhà ở công nhân mới đếm được “trên đầu ngón tay”. Tại Hà Nội, xét về thời gian thì các KCN phát triển sau các KCN Bình Dương nên vấn đề chăm lo, giải quyết chỗ ở cho người lao động cũng ít được chú trọng hơn. Mặt khác, giá đất ở Hà Nội khá đắt đỏ ảnh hưởng không nhỏ đến kinh phí giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, lại thiếu các cơ chế về nguồn vốn để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất ưu đãi. Điều này đã làm giảm tính khả thi của các dự án xây dựng nhà ở, từ đó cũng hạn chế các doanh nghiệp tham gia vào xây dựng nhà ở cho công nhân. Nhà ở do tư nhân xây dựng và cho thuê. Tỷ lệ công nhân được ở trong các ngôi nhà dạng ký túc xá, khu lưu trú do doanh nghiệp xây dựng nói chung còn thấp. Vậy một câu hỏi được đặt ra “số lao động còn lại họ sẽ ở đâu?”. Trong điều kiện những chính sách về nhà ở cho công nhân chưa được thực hiện một cách thật tốt, thì giải pháp trước mắt cho những công nhân ngoại tỉnh là tự tìm chỗ ở cho chính bản thân họ. Nhận thức được nhu cầu đó, một số hộ dân đã xây dựng nhà ở cho công nhân thuê, và hình thức nhà này đang phát triển nhanh chóng với một số lượng lớn trên pham vi cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh thành phố sau: TP Hà Nội, TP Đà Nẵng, tỉnh Cần Thơ. Biểu đồ 3: Tỷ lệ công nhân ở nhà do dân xây tại các tỉnh, thành phố năm 2006 Tỉnh, thành phố Số công nhân Tỷ lệ (%) TP Hà Nội 203.700 97 TP Đà Nẵng 42.750 95 TP Cần Thơ 17.625 94 Tỉnh Đồng Nai 86.329 82 TP Hồ Chí Minh 93.016 60.4 Tỉnh Bình Dương 167.043 60.3 Nguồn: www.moc.gov.vn Qua bảng số liệu trên, ta thấy TP Hà Nội là nơi đáp ứng lượng nhà ở do tư nhân xây dựng cho thuê nhiều nhất bởi vì trong quá trình giải quyết nhà ở cho công nhân thì hình thức nhà ở do doanh nghiệp xây dựng chưa được chú trọng phát triển nên đã tạo điều kiện cho loại nhà này hình thành và phát triển ồ ạt. Ngược lại, là tỉnh Bình Dương và TP Hồ Chí Minh với tỷ lệ chỉ bằng 2/3 của nhóm 3 tỉnh, thành Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ. Đây là những nơi có tỷ lệ công nhân sống trong các khu nhà trọ lớn nhất. Tóm lại, dù tồn tại và phát triển ở bất cứ tỉnh nào thì nhà ở do tư nhân xây dựng vẫn là loại nhà đáp ứng được phần lớn nhu cầu trước mắt của người lao động, đó là có chỗ ở. Việc không đáp ứng đầy đủ cho công nhân về nhà ở do doanh nghiệp xây dựng nên dẫn đến tình trạng phát triển ồ ạt của loại nhà này. Nhà ở do công ty kinh doanh nhà và các tổ chức khác xây dựng Biểu đồ 4: Tỷ lệ công nhân ở nhà do công ty kinh doanh và các tổ chức xây dựng năm 2006 Tỉnh, thành phố Số công nhân Tỷ lệ (%) TP Hồ Chí Minh 54.978 35.7 Tỉnh Bình Dương 66.484 24 Tỉnh Đồng Nai 11.580 11 TP Cần Thơ 750 4 TP Hà Nội 6.300 3 TP Đà Nẵng 1.350 3 Nguồn: www.khucongnghiep.com.vn TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương đi đầu đối với tỷ lệ loại nhà do các đơn vị, tổ chức khác cùng xây dựng đáp ứng nhu cầu nhà ở cho công nhân. Tỷ lệ này trung bình trên cả nước được phản ánh trong tỷ lệ của Cần Thơ, Hà Nội, Đà Nẵng chỉ khoảng 3-4%. Tóm lại, trong thời gian qua số các doanh nghiệp tham gia kinh doanh nhà ở cho công nhân còn ít, mà nguyên nhân chủ yếu là do đặc điểm của việc đầu tư nhà ở cho công nhân: vốn đầu tư nhiều, tỷ suất lợi nhuận thu được thấp, thời gian hoàn vốn chậm. Ngoài ra, với các doanh nghiệp có những tiềm lực trong việc xây dựng nhà ở cho công nhân, nhưng do thiếu sự quan tâm, hỗ trợ của phía địa phương để giá nhà cho thuê giảm xuống. Nhà ở do công nhân tự xây dựng. Ngoài ra, các hình thức nhà ở trên còn tồn tại hình thức nhà ở do công nhân tự xây dựng.Tuy nhiên, số lượng nhà của hình thức này còn rất ít, nó chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu về nhà ở cho công nhân. Nguyên nhân chủ yếu là do thu nhập của người công nhân thấp nên rất ít công nhân có đủ khả năng tài chính để xây dựng nhà ở. So với các tỉnh thành khác trong cả nước thì hình thức nhà này phổ biến nhiều ở Đồng Nai, Bình Dương vì giá đất rẻ hơn các địa phương khác. 2.1.2. Chất lượng nhà ở cho công nhân. Chất lượng nhà ở do dân xây dựng cho thuê. Về hình thức: Chỉ tiêu về diện tích nhà ở trên số thành viên sinh sống trong nhà (m2 /người) giúp phản ánh được chất lượng ở của công nhân trong các khu nhà trọ cho thuê. Tỷ lệ này trung bình trên cả nước ta mới chỉ xấp xỉ 2.5m2/người, trong khi đó, theo mục tiêu phát triển của Đảng và Nhà nước ta đến năm 2020 đối mọi người dân, tỷ lệ này phải đạt đến 15m2/người. Đồ thị 1: Diện tích nhà ở cho một công nhân năm 2006 Nguồn: www.moc.gov.vn Loại nhà này chủ yếu là nhà cấp bốn với các kết cấu không đủ tiêu chuẩn, dùng vật liệu tạm như tre, ván ép, nếu là tường xây thường sử dụng gạch 110, mái lợp ngói hoặc Fibôximăng, chiều cao nhà khoảng 3m, trời nóng rất nóng, trời mưa thì dột. Mặt bằng nhà thường tổ chức liền căn, hành lang bên hoặc giữa rất hẹp và không được thông gió tự nhiên, không cây xanh, mặt nước. Loại nhà này có ở tất cả các KCN trong toàn quốc, đặc biệt là tại tỉnh Bình Dương, Đồng Nai... Về hệ thống cơ sở hạ tầng: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở loại hình nhà ở này rất sơ sài và yếu kém. Sự đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của công nhân như điện nước còn nhiều hạn chế. Hệ thống điện không đủ sáng, đặc biệt vào giờ cao điểm thường xảy ra tình trạng thiếu điện. Nước sinh hoạt hàng ngày dùng nước giếng khoan, hoặc giếng ao làng, dễ gây mất vệ sinh và dịch bệnh. Biểu đồ 5: Tỷ lệ công nhân sử dụng các nguồn nước khác nhau Đơn vị: % Nguồn nước sử dụng Dùng nước máy Nước giếng Nguồn khác Tỉnh Bình Dương 18 65 17 Tỉnh Đồng Nai 21 70 9 TP Hồ Chí Minh 15 77 8 Nguồn: www.khucongnghiep.com.vn Biểu đồ 6: Tỷ lệ công nhân sử dụng điện tại các tỉnh, thành phố Đơn vị: % Tỉnh, thành phố Có điện Không có điện Điện kiên cố Điện tạm Tỉnh Bình Dương 21 68 11 Tỉnh Đồng Nai 18 72 10 TP Hồ Chí Minh 25 65 10 Nguồn: www.khucongnghiep.com.vn Đồng thời, trong các khu trọ cũng không có hệ thống xử lý nước thải, rác thải nên đã gây tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thậm chí có những dãy nhà trọ cho công nhân thuê không có cống nước thải, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khoẻ, đời sống của người lao động. Nhìn chung, tình hình thực tế xây dựng nhà ở cho công nhân cho thấy rằng hiện nay chất lượng của hình thức nhà do các hộ tư nhân xây dựng vẫn chưa đảm bảo được điều kiện sống tối thiểu, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người công nhân. Do phải sống trong các khu nhà với chất lượng thấp kém như vậy đã làm cho người lao động không thể yên tâm sản xuất, nâng cao tay nghề, không có ý định gắn bó lâu bền với doanh nghiệp, ảnh hưởng đến chất lượng của người lao động và năng suất lao động của doanh nghiệp. Chất lượng nhà ở do doanh nghiệp các KCN, các công ty kinh doanh và các tổ chức khác xây dựng. Để thấy rõ được thực trạng và sự khác biệt giữa chất lượng nhà ở do tư nhân xây dựng với chất lượng nhà do các doanh nghiệp KCN, doanh nghiệp kinh doanh nhà ở xây dựng chúng ta vẫn phân tích theo hai tiêu chí: hình thức nhà ở, hệ thống cơ sở hạ tầng trong khu nhà ở. Về hình thức: Nhà ở cho công nhân do doanh nghiệp KCN hay doanh nghiệp kinh doanh nhà ở, các tổ chức khác không có nhiều sự khác biệt về tỷ lệ diện tích nhà ở trên một đầu người, trung bình 8m2/người. Loại nhà này được xây do nhiều lý do về tiêu chuẩn thiết kế, về vốn đầu tư, về quy định của chính quyền địa phương…nên có tỷ lệ cao gấp 3 lần so với loại nhà ở do dân tự xây dựng. Biểu đồ 7: Diện tích nhà ở cho một công nhân tại các tỉnh, thành năm 2006. Đơn vị: m2/người Tỉnh, thành phố Nhà ở của DN Nhà ở của công ty KD nhà TP Hồ Chí Minh 6 - 7 8 - 9 Tỉnh Bình Dương 6 - 8 8 - 10 Tỉnh Đồng Nai 8 - 9 6 - 8 Nguồn: www.horea.org.vn Khu nhà ở cho công nhân là những khu nhà cao tầng (từ 3 đến 5 tầng trở lên), diện tích trung bình của mỗi phòng 8 m2/người. Các phòng đều đảm bảo được các điều kiện tối thiểu về ánh sáng, nhiệt độ, độ thoáng mát của ngôi nhà... Trong mỗi phòng được trang bị những vật dụng cần thiết như tủ cá nhân, quạt trần, quạt treo tường, giường đơn cho mỗi công nhân. Xung quanh khu nhà ở được bố trí cây xanh một phần để tạo ra môi trường trong lành cho khu nhà, phần khác tạo nên vẻ đẹp cho quang cảnh quanh khu nhà ở dành cho công nhân. Về hệ thống cơ sở hạ tầng: Hình thức nhà ở này có đầy đủ hệ thống cấp nước sạch, cung cấp điện. Theo những quy định về xây dựng khu nhà ở cho công nhân lao động thì loại nhà này đều phải đảm bảo có hệ thống thoát nước thải, thu gom rác thải; đồng thời hệ thống phòng cháy chữa cháy cũng được chú trọng. Biểu đồ 8: Điều kiện điện, nước và xử lý nước thải của nhà ở cho công nhân. Đơn vị: % Tỉnh, thành phố Có HT xử lý nước thải Dùng nước máy Điện ổn định TP Hồ Chí Minh 80 92 87 Tỉnh Bình Dương 86 90 81 Tỉnh Đồng Nai 77 85 90 Nguồn: www.monre.org.vn Hai loại nhà ở này cho công nhân có những điều kiện về hình thức, cơ sở hạ tầng tốt hơn hẳn loại nhà do dân tự xây dựng. Nguyên nhân chủ yếu là do các khu nhà ở này thường nằm lân cận các KCN sản xuất nên những điều kiện về điện, nước, hệ thống nước thải, môi trường cảnh quan xung quanh… đều được đảm bảo. 2.1.3. Giá nhà ở cho công nhân các KCN. Những phân tích ở trên cho thấy rằng, đại đa số công nhân lao động các KCN tại một địa phương đều từ các vùng lân cận hoặc các vùng nông thôn di cư đến. Hàng tháng, những người công nhân này đều phải dành một khoản tiền trong số tiền lương ít ỏi của mình để trả tiền thuê nhà. Thuộc đối tượng có thu nhập thấp, với những công nhân lao động này, giá tiền thuê nhà hàng tháng hiện nay không phải là con số nhỏ. Cung không đáp ứng nổi cầu dẫn đến giá nhà cho thuê tăng cao. Nhà ở cho công nhân là một loại bất động sản, cung và cầu cũng mang những đặc tính chung như cung và cầu các bất động sản khác. Số lượng cung bị hạn chế bởi rất nhiều yếu tố như tổng quỹ đất, sự ràng buộc chặt chẽ về pháp luật, chính sách của chính phủ …Việc xây dựng nhà ở đòi hỏi vốn lớn và thời gian xây dựng dài cũng là những nguyên nhân quan trọng làm hạn chế lượng cung và tốc độ tăng cung. Đối với cầu nhà ở công nhân các KCN, do chịu sự tác động trực tiếp, gián tiếp của nhiều yếu tố dẫn đến xu hướng ngày càng tăng. Đặc biệt, nhu cầu về nhà ở cho thuê tăng mạnh ở những địa phương có các KCN mở rộng sản xuất, các KCN mới thành lập. Theo thống kê về nhu cầu thuê nhà, hiện ở miền Bắc có 50%, miền Nam có 65,8% lao động trong các khu công nghiệp có nhu cầu thuê nhà. Khi đó, các khu này chỉ giải quyết được nhu cầu nhà ở cho 3-6,5% số lao động. Ngay tại 3 tỉnh thành có số lượng các KCN nhiều nhất, mặc dù cũng có chính sách quan tâm đến nhà ở cho công nhân nhưng cung và cầu vẫn còn quá chênh lệch. Các số liệu công bố gần đây của Tp.HCM cho thấy, 70% lao động ở các khu công nghiệp thành phố là ngoại tỉnh. Còn ở Bình Dương cũng mới đảm bảo nhà ở cho 15% số lao động, tỉnh Đồng Nai đảm bảo được cho 6,5% số lao động. Thị trường nhà ở cho công nhân KCN đang bị bỏ trống, cung còn quá thiếu so với cầu, khối lượng cung ứng không đáp ứng được nhu cầu dẫn đến giá cả nhà ở cho công nhân thuê tăng lên. Đó là một xu hướng tất yếu hiện nay, giá nhà không ngừng tăng còn thu nhập của công nhân thì duy trì ở mức thấp, không được tăng. Giá cả nhà cho công nhân KCN thuê rất đa dạng. Nhà cho công nhân thuê càng ở gần khu trung tâm đô thị thì giá càng cao nhất là các đô thị đặc biệt, loại I, loại II, và giảm dần ở khu vành đai đô thị và khu cách xa đô thị. Giá thuê nhà trung bình trong đô thị là 150.000-200.000 đồng/người/tháng, thấp nhất là những nhà cho thuê cách xa đô thị trung bình từ 80.000 – 100.000 đồng/người/tháng. Càng xa các trung tâm đô thị, giá thuê phòng trọ của công nhân càng giảm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ở xa trung tâm thường trả lương công nhân không cao. Các tuyến hẻm của khu vực 4, 5 phường Trà Nóc gần KCN Trà Nóc 1 và 2 (TP Cần Thơ) và khu vực Thới Đông của phường Phước Thới, quận Ô Môn đều có nhà trọ cho công nhân thuê. Bốn công nhân ở trong một căn phòng khoảng trên dưới 10m2, mỗi người hàng tháng phải trả 200.000 đồng. Chi phí thuê nhà hàng tháng chiếm khoảng 20% thu nhập của lao động. Trích từ: www.tuoitre.com.vn Gần KCN Hoà Khánh, Đà Nẵng, anh Phan Văn Tánh, quê ở Bình Sơn, Quảng Ngãi, thuê phòng trọ rộng hơn 10 m2 cho ba người, tiền thuê nhà mỗi tháng 50 nghìn đồng/người, kể ra khá rẻ, song cũng rất bấp bênh. Trích từ: www.hochiminhcity.gov.vn Giá nhà do dân tự xây cho công nhân thuê gần các KCN ở đô thị đặc biệt như TP Hồ Chí Minh: Khu nhà trọ ở đối diện KCN Tân Tạo, được cải tạo từ một khu nhà xưởng cũ. Ba công nhân thuê một phòng ở trọ ẩm thấp, tăm tối ngay cả giữa ban ngày có giá 350 - 380 nghìn đồng/tháng; Khu nhà trọ cho công nhân thuê của chủ nhà Nguyễn Hạnh tại đường số 5, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân. Giá cho thuê một căn phòng là 500 nghìn đồng, chưa kể tiền điện, nước. Giá nhà do dân xây cho thuê ở các đô thị loại I, II, III thấp hơn so với các đô thị đặc biệt nhưng so với thu nhập của công nhân thì vẫn còn rất cao. Mặc dù số tiền thuê nhà quả hơi cao nhưng chẳng biết thuê ở đâu thấp hơn số tiền trên. Giá nhà cho công nhân thuê ở mức cao so với thu nhập. Đối với loại nhà do các doanh nghiệp sản xuất tự xây dựng, hay do các công ty kinh doanh nhà xây dựng, giá nhà cho thuê vẫn là một nỗi lo đối với những người lao động ngoại tỉnh tại các KCN. Biểu đồ 9: Giá tiền thuê nhà tại một số tỉnh, thành phố năm 2006 Đơn vị: đồng/người/tháng Tỉnh, thành phố Nhà ở của DN Nhà ở của công ty KD nhà Tiền thuê nhà/ thu nhập TP Hồ Chí Minh 80.000-100.000 120.000-150.000 16% TP Đà Nẵng 50.000-100.000 100.000-120.000 12% Tỉnh Cần Thơ 60.000-80.000 80.000-100.000 11% Tỉnh Bình Dương 50.000-80.000 80.000-120.000 14% Tỉnh Đồng Nai 50.000-60.000 70.000-80.000 12% Nguồn: www.horea.org.vn Đối với các loại nhà như nhà do dân tự xây dựng, do doanh nghiệp kinh doanh nhà ở hoặc do chính các doanh nghiệp ở KCN đầu tư xây dựng thì giá thuê nhà vẫn cao so với nhu cầu của người lao động, chiếm 10 – 15 % thu nhập hàng tháng của công nhân trong đó chưa bao gồm những chi phí như điện, nước … Theo những điều tra, phân tích, đánh giá trong thời gian gần đây đều đưa ra một nhân xét chung nhất là giá nhà ở cho công nhân các KCN cao, có những ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ cả về vật chất và tinh thần. Trong thời gian qua, cung về nhà ở cho công nhân các KCN còn hạn chế và kém xa so với cầu đang ngày càng tăng dẫn đến giá thuê nhà tăng. Trong khi đó, mức lương tối thiểu luôn được duy trì ở một mức ổn định, thu nhập của công nhân không được cải thiện vì vậy tiền thuê nhà trở thành một gánh nặng đối với mỗi công nhân trong các KCN. Ngoài nguyên nhân trên, giá nhà ở cho công nhân cao là do chi phí đầu tư cho quỹ đất cao, đặc biệt là các đô thị đặc biệt, đô thị loại I thì vấn đề quỹ đất còn nhiều nhiêu khê trong giải phóng mặt bằng nên đẩy giá đất lên rất cao. Trong khi đó, doanh nghiệp các KCN lại không được sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước về các chính sách thuế, lãi suất… Đó là một số trong nhiều nguyên nhân cơ bản làm cho giá nhà ở luôn là một gánh nặng đối với công nhân các KCN. 2.1.4. Sự phân bố nhà ở cho công nhân các KCN. Về địa điểm phân bố Những phân tích trên giúp thấy được sự thuận tiện, những lợi ích và thoả mãn nguyện vọng của đại đa số công nhân khi nhà ở của họ được phân bố ở những địa điểm hợp lý, đem lại nhiều tiện ích, đặc biệt là về khoảng cách so với nơi làm. Biểu đồ 10: Phân bố nhà ở cho công nhân trong và ngoài KCN năm 2006 Đơn vị: % Tỉnh, thành phố Trong KCN Ngoài KCN Tập trung Phân tán TP Đà Nẵng 1 9 90 TP Hà Nội 0 13 87 Tỉnh Cần Thơ 1 13 86 Tỉnh Đồng Nai 5.5 20 74.5 Tỉnh Bình Dương 11 28 61 TP Hồ Chí Minh 3 37.50 59.6 Nguồn: www.nld.com.vn Qua bảng số liệu trên sắp xếp theo thứ tự giảm dần của tỷ lệ nhà ở cho công nhân với tiêu chí phân tán, không tập trung thì Đà Nẵng là thành phố có tỷ lệ cao nhất với tỷ lệ 90%, theo sau là TP Hà Nội, Cần Thơ. Khi đó, TP Hồ Chí Minh lại có tỷ lệ nhà ở tập trung cao nhất là 37.5%, gấp gần 4 lần so với tỷ lệ này của TP Đà Nẵng, gấp 3 lần của Cần Thơ. Hai tỉnh Bình Dương, Đồng Nai có tỷ lệ nhà phân bố ngoài KCN và tập trung lần lượt đứng thứ 2, thứ 3. Đối với loại nhà ở cho công nhân có địa điểm được coi là rất phù hợp đó là trong KCN thì tỷ lệ này cũng có sự chênh lệch tương đối giữa các tỉnh, thành. Tỉnh Bình Dương đạt tỷ lệ cao nhất là 11%, trong khi đó TP Hà Nội vẫn chưa tồn tại loại nhà ở này. Nhìn chung, nhà ở cho công nhân lao động còn phân tán, chưa tập trung chiếm tỷ lệ cao, tập trung ở các địa phương có lượng nhà do dân tự xây cho thuê lớn. Đối với những khu nhà ở cho công nhân nằm trong hàng rào các KCN thì mới chỉ góp phần thoả mãn được một phần rất nhỏ nguyện vọng được sống gần nơi làm việc của công nhân. Tỷ lệ này ở 3 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về phát triển các KCN là Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai là cao nhất. Nguyên nhân là do 3 địa phương này có sự quan tâm của cả doanh nghiệp các KCN và chính quyền sở tại. Đặc biệt là TP Hồ Chí Minh có tỷ lệ nhà tập trung khá cao là do chính quyền địa phương đã kết hợp góp vốn hỗ trợ xây nhà ở cho công nhân cùng với các doanh nghiệp kinh doanh nhà ở. Chính vì vậy, tỷ lệ nhà ở cho công nhân do doanh nghiệp KCN xây dựng cũng cao hơn các tỉnh thành khác, dẫn đến lượng nhà ở trong hàng rào KCN đạt tỷ lệ cao hơn. Về khả năng tiếp cận và tính đồng bộ về cơ sở hạ tầng Loại nhà ở do dân tự xây dựng cho thuê, có nơi nhiều khu dân cư tham gia vào dịch vụ cho thuê nhà trọ bằng cách phân nhỏ nhà ở của mình ra tối đa, hình thành nên bức tranh các "đô thị nhà trọ" lộn xộn, kém thẩm mỹ. Đa số kiểu nhà này là chưa thích hợp, tự phát, thường nằm xen kẽ trong các làng xóm, các hẻm quanh co, ngay cả trong những khu vực có quyết định giải toả. Gần KCN Trà Nóc, tỉnh Cần Thơ có tuyến hẻm liên tổ 1, 2, 3 khu vực 4, phường Trà Nóc là con đường đổ cát núi lầy lội, ẩm thấp, quanh co nhiều ngách, đi lại khó khăn. Thế nhưng, đây là một trong những tuyến hẻm có nhiều nhà trọ nhất khu vực này. Còn ở TP Biên Hòa, Đồng Nai, tại khu nhà trọ Pouchen có khá nhiều nhà trọ nằm ngay trên những hồ ao, rác rưởi hôi thối, an ninh trật tự phức tạp; thế nhưng, vẫn có khoảng 3.000 công nhân cam chịu kiếp sống chung với... ô nhiễm để làm việc. Trích từ: www.nhandan.com.vn Những đoạn trích tương tự trên rất phổ biến khi phản ánh sự phân bố về khả năng tiếp cận khó khăn và tính đồng bộ kém của loại nhà cho thuê này. Những điều kiện cơ bản về kết cấu hạ tầng cơ sở như: hệ thống cung cấp điện, nước; hệ thống thoát nước bẩn và vệ sinh đô thị; bảo vệ môi trường sinh thái xung quanh … đều sơ sài, yếu kém. Khả năng tiếp cận đến các khu công cộng, sinh hoạt văn hoá của địa phương rất khó khăn. Chính vì vậy, sau một ngày làm việc nhiều giờ, hầu như công nhân không thể tham gia một hoạt động văn hoá tinh thần nào. Đối với loại nhà do doanh nghiệp các KCN xây dựng thì do địa điểm phần lớn được đặt ở trong hàng rào KCN nên có nhiều thuận lợi hơn do tận dụng được những lợi thế của KCN. KCN Sài Gòn_Dung Quất là một trong số ít các KCN vừa có vị trí địa lý thuận lợi vừa có khu phục vụ chỗ ở cho công nhân lao động. Về mặt hạ tầng cơ sở kỹ thuật: đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống điện. Hệ thống cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt của công nhân: đang vận hành Nhà máy nước Dung Quất công suất 15.000m3/ngày đêm. Dự kiến nâng công suất lên 50.000 m3/ngày đêm vào năm 2007, và 100.000 m3/ngày đêm vào năm 2010. Hệ thống Bưu chính viễn thông: Thực hiện được tốt các cuôc gọi trong và ngoài nước. Ở tỉnh Bình Dương, có KCN Mỹ Phước là lớn thứ hai về quy mô, có xây dựng khu nhà ở cho công nhân nằm trong KCN. KCN có nhiều lợi thế riêng, đó cũng là những lợi thế đối với khu nhà ở cho công nhân nằm trong KCN như: có vị trí cách TP Hồ Chí Minh 40 km về phía Bắc, giáp ranh thị xã Thủ Dầu Một. Địa điểm xây dựng thoả mãn những nguyên tắc cơ bản: Xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng cung cấp tới ranh giới các lô đất như 2 tuyến điện lưới quốc gia Tân Định - Mỹ Phước và Bến Cát-Mỹ Phước; cung cấp nước sạch theo tiêu chuẩn WHO. KCN còn chú trọng quy hoạch, bố trí các lô đất lớn, với đường nội bộ rộng 25 m. Nhà ở cho công nhân thuê do doanh nghiệp xây dựng phần lớn đã đáp ứng được yêu cầu về sự phân bố quy mô, về các hệ thống cơ sở hạ tầng. Nhưng, vẫn còn gây ô nhiễm môi trường, đe dọa về cháy nổ và cản trở giao thông đô thị. Bên cạnh đó, sự phân bố về chức năng của hệ thống các khu xung quanh khu nhà ở trong vùng cũng chưa hợp lý. Những công trình hạ tầng xã hội như công viên, khu thể thao, nhà văn hoá, bệnh viện, trường học…vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Tóm lại, nhiều địa phương trên cả nước có quy hoạch, nhưng do nhiều nguyên nhân mà dẫn đến tình trạng nhà ở cho công nhân hình thành một cách tự phát, xây dựng không đồng bộ. Hiện tại, chỉ đếm trên đầu ngón tay một vài KCN có khu nhà ở cho công nhân với sự phân bố quy mô, không gian phù hợp. 2.1.5. Đời sống văn hoá, tinh thần. Lực lượng công nhân đang làm việc tại các KCN là lực lượng lao động có đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước, trong khi đó họ đang phải chịu thiệt thòi lớn về đời sống văn hoá tinh thần. Đời sống văn hoá tinh thần của công nhân ở những khu nhà trọ. Hưởng thụ văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao của công nhân tại nơi ở hầu như không có gì, do thời gian và cường độ làm việc căng thẳng từ sáng sớm tới tối khuya.Với nhịp sống như vậy, có công nhân hàng tháng không xem truyền hình, nghe đài, đọc sách báo nên không nắm được thông tin; việc xem phim, biểu diễn nghệ thuật lại càng xa vời. Công tác tư tưởng không đến được với công nhân, mặt khác do thu nhập thấp, đa số công nhân không đủ điều kiện để mua sắm các phương tiện phục vụ nhu cầu thiết yếu như đài, TV, quạt điện, sách báo. Một thực tế đáng buồn là, trong thời đại cách mạng thông tin hiện nay, có một bộ phận công nhân của chúng ta đang làm việc trong các KCN đang bị ''đói'' văn hoá, thiếu thông tin một cách nghiêm trọng. Trích: www.nhandan.com.vn Một vấn đề quan trọng là cả giới chủ và chính quyền địa phương nơi công nhân ở trọ đều chưa quan tâm đến việc tạo điều kiện cho họ tham gia và hưởng thụ các hoạt động văn hoá nâng cao chất lượng cuộc sống. Qua đoạn trích trên, ta thấy rằng người lao động trong các khu trọ đang phải sống trong tình trạng nghèo nàn, thiếu thốn về tinh thần, thời gian biểu của công nhân chỉ là: đi làm, ăn, ngủ, các quan hệ xã hội chỉ bó hẹp trong các khu nhà trọ. Đời sống văn hoá tinh thần của công nhân lao động ở những khu nhà lưu trú, ký túc xá. Thực tế có một vài doanh nghiệp có báo, tạp chí đọc vào giờ nghỉ trưa, có bàn bóng bàn, sân cầu lô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35995.doc