Đề tài Giải pháp giải quyết việc làm ở Thái Bình đến 2005

Phạm Phú Quang Lớp Kế hoạch 41B

Lời mở đầu .1

Phần I: Kế hoạch việc làm trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế xã hội . 3

I. Quản lí bằng kế hoạch trong nền kinh tế thị trường. 3

1. Kế hoạch hoá. 3

1.1 Khái niệm: 3

1.2 Chức năng của kế hoạch hoá trong nền kinh tế thị trường. 3

1.3 Yêu cầu tất yếu của quản lý bằng kế hoạch trong nền kinh tế. 5

2. Hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. 7

II. Việc làm và kế hoạch giải quyết việc làm 8

1. Các khái niệm cơ bản 8

1.1 Dân số trong độ tuổi lao động. 8

1.2 Nguồn nhân lực: 8

1.3 Lực lượng lao động 9

1.4 Việc làm: 12

1.5 Thất nghiệp: 18

2. Giải quyết việc làm. 22

2.1 Ý nghĩa giải quyết việc làm .22

2.2 Đổi mới nhận thức về giải quyết việc làm 23

3. Kế hoạch lực lượng lao động 26

3.1 Khái niệm: 26

3.2. Vị trí vai trò của kế hoạch lực lượng lao động 26

3.3. Nội dung của kế hoạch lao động và việc làm. 27

 

 

 

III. Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của tỉnh ảnh hưởng đến giải quyết việc làm .29

 

Phần II. Thực trạng giải quyết việc làm ở Thái Bình trong 2 năm đầu của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 32

I- Mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch giải quyết việc làm ở Thái Bình thời kì 2001 - 2005. 32

1. Quan điểm của Đảng bộ tỉnh về giải quyết việc làm. 32

2. Mục tiêu và phướng hướng giải quyết việc làm của tỉnh giai đoạn 2001 - 2005. 32

2.1 Mục tiêu chung: 32

2.2 Mục tiêu cụ thể: 33

2.3 Phương hướng. 35

II- Tình hình giải quyết việc làm ở tỉnh trong 2 năm đầu của kế hoạch 2001 - 2005. 36

1- Thực trạng lao động việc làm ở tỉnh hiện nay. 36

2- Những thuận lợi, khó khăn trong 2 năm đầu triển khia kế hoạch việc làm 2001 - 2005. 40

2.1 Thuận lợi: 40

2.2 Khó khăn: 42

3- Kết quả thực hiện kế hoạch việc làm 2001-2005 trong hai năm đầu. 43

3.1 - Tình hình thực hiện các chỉ tiêu giải quyết việc làm: 43

3.2- Các nhân tố tác động đến giải quyết việc làm ở Thái Bình trong 2 năm 2001-2002 47

Phần III. Giải pháp giải quyết việc làm ở Thái Bình đến năm 2005 51

I- Mục tiêu việc làm của tỉnh 2003-2005 51

II- Những thuận lợi và khõ khăn trong giải quyết việc làm 2003-200.53

1- Những thuận lợi cơ bản . .53

2- Những vấn đề khó khăn cơ bản. 54

III - Các giải pháp và chính sách cơ bản về giải quyết việc làm của tỉnh: 54

1- Nhóm giải pháp nhăm tiếp tục thực hiện các chương trình và phát triển kinh tế của tỉnh. 54

1.1- Thực hiện tốt, có hiệu quả các chương trình nông nghiệp nông thôn 54

1.2- Phát triển công nghiệp và xây dựng 58

1.3- Phát triển thương mại và dịch vụ: 63

2- Giải pháp đào tạo nâng cao chất lượng lao động kết hợp với chính sách khuyến khích dạy nghề của tỉnh. 65

3- Các chính sách giải quyết việc làm 67

3.1- Chính sách dân số và di dân: 67

3.2- Xuất khẩu lao động: 68

3.3- Chính sách hỗ trợ trực tiếp để tạo việc làm. 70

3.4- Xây dựng và áp dụng một số cơ chế, chính sách khuyến khích để thực hiện các giải pháp giải quyết việc làm. 71

Kết luận . .73

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1118 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp giải quyết việc làm ở Thái Bình đến 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh tế biển, chương trình kiên cố hoá kênh mươngđã tạo đà, dần hình thành một nền nông nghiệp hàng hoá tập trung có khả năng cung cấp lương thực, thực phẩm cho vùng và cả nước, đồng thời giải quyết việc làm cho người lao động theo hướng tích cực: Một mặt thu hút lao động tại chỗ ngày càng nhiều vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mặt khác làm tăng năng suất lao động, tăng quỹ thời gian sử dụng lao động trong nông nghiệp, tạo điều kiện giải phóng lao động nông nghiệp sang hoạt động ở một số lĩnh vực khác. Ngoài tài nguyên đất được coi là rất thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp tập trung. Thái Bình còn có nguồn tài nguyên về dầu khí đang được khai thác sử dụng hiệu quả ở Tiền Hải và mới được phát hiện ở Thái Thuỵ với trữ lượng lớn, đó là nền móng cho việc phát triển các ngành công nghiệp có giá trị cao bên cạnh những ngành công nghiệp truyền thống mà tỉnh có lợi thế từ trước như may mặc, giày dép, mây tre đanTrong những năm tới việc hình thành và đưa vào hoạt động các cụm công nghiệp (cụm công nghiệp thị xã, cụm công nghiệp Tiền Hải, Thái Thuỵ) sẽ tạo ra một bước ngoặt lớn cho phát triển kinh tế của tỉnh và có khả năng thu hút hàng vạn lao động mỗi năm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như cơ cấu lao động theo hướng tích cực, bền vững. 3.2 Điều kiện kinh tế xã hội: Thái Bình có nền sản xuất nông nghiệp lúa nước truyền thống với các khu vực dân cư được tổ chức theo các làng, xã, thôn, xóm mang đặc trưng của vùng nông thôn Bắc Bộ. Từ xưa người đời sống người nông dân trong tỉnh chủ yếu chỉ gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp, quá trình sản xuất bó hẹp trong một thôn, một xóm chưa có sự tổ chức sản xuất, tổ chức lao động có tính tập chung của sản xuất hàng hoá. Ngoài sản xuất nông nghiệp một số nơi trong tỉnh còn phát triển hình thành các làng nghề, xã nghề truyền thống như: dệt, đúc đồng, mây trethu hút, giải quyết được khá nhiều lao động nông nhàn và lao động thời vụ vốn còn nhiều trong nông thôn. Tuy nhiên sự phát triển này còn mang tính tự phát theo phương thức truyền nghề và phục vụ nhu câù tại chỗ, vì vậy mà nó chưa phát triển rộng khắp có tính quy hoạch tương xứng với tiềm năng về nguyên liệu cũng như lao động của vùng. Trong những năn gần đây thực hiện nghị quyết Đại hội IX và nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI về đẩy nhanh phát triển kinh tế với mục tiêu phát triển nông nghiệp là nền tảng dần hình thành một nền sản xuất nông nghiệp có tính hàng hoá cao, đồng thời hình thành các cụm công nghiệp, khu công nghiệp với các ngành nghề mà tỉnh có tiềm năng phát triển như công nghiệp vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, may mặccó khả năng tạo, thu hút hàng vạn lao động có tay nghề được đào tạo, dịch chuyển từ nông nghiệp sang. Phát triển công nghiệp cũng là bước đột phá mang tính tất yếu và cần thiết cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong tương lai. Phần II Thực trạng giải quyết việc làm ở Thái Bình trong 2 năm đầu của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 I- Mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch giải quyết việc làm ở Thái Bình thời kì 2001 - 2005. 1. Quan điểm của Đảng bộ tỉnh về giải quyết việc làm. Trong chương trình mục tiêu giải quyết việc làm năm 2001 và đến năm 2005 của tỉnh đã nêu: Giải quyết việc làm cho người lao động vừa là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, vừa mang tính cấp bách, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội và của chính người lao động. Nhà nước các cấp có trách nhiệm xây dựng chương trình giải quyết việc làm hàng năm và từng thời kì, đề ra các chỉ tiêu tạo việc làm và các giải pháp thực hiện, có hệ thống các chính sách ưu đãi khuyến khích có liên quan đến tạo nhiều chỗ làm việc mới để thu hút lao động và có trách nhiệm đối với người lao động. Giải quyết việc làm phải gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đồng thời phải căn cứ vào 2 chỉ tiêu chủ yếu đó là hiệu quả kinh tế và chỗ việc làm mới để lựa chọn các dự án phát triển kinh tế. Giải quyết việc làm phải gắn với việc không ngừng nâng cao chất lượng lao động, do đó phải xây dựng kế hoạch, đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu giải quyết việc làm , yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay. 2. Mục tiêu và phướng hướng giải quyết việc làm của tỉnh giai đoạn 2001 - 2005. 2.1 Mục tiêu chung: Mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh 5 năm 2001 - 2005 là: Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tiếp tục khắc phục những điểm yếu kém tồn tại trong nền kinh tế khơi dậy và phát huy tối đa nguồn nội lực, nâng dần nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững hơn mức bình quân 5 năm trước. Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và hiệu quả phát triển, tạo chuyển biến mạnh mẽ về phát huy nhân tố con người, phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục - đào tạo, chăm lo giải quyết những vấn đề bức xúc về việc làm; ổn định và cải thiện vững chắc đời sống nhân dân; tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và tạo tiêu đề cần thiết khác để đi vào giai đoạn phát triển tiếp theo. Giữ vững ổn định chính trị an toàn xã hội, từng bước đưa Thái Bình trở thành một trong những tỉnh có trình độ phát triển khá ở đồng bằng sông Hồng và cả nước. Từ những quan điểm trên, căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh năm 2001 và đến năm 2005 mục tiêu chung giải quyết việc làm là: phát triển và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo mở việc làm mới bảo đảm việc làm cho người lao động có nhu cầu việc làm. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi người mở mang ngành nghề tạo việc làm cho mình và cho người khác. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để trợ giúp người thất nghiệp nhanh chóng có việc làm, người thiếu việc làm hoặc việc làm có hiệu quả thấp để có việc làm đầy đủ, việc làm có hiệu quả cao. Giải quyết hợp lí mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm cho người lao động. 2.2 Mục tiêu cụ thể: + Về dân số kế hoạch gia đình: Tiếp tục thực hiện công tác xã hội hoá công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, tăng cường hoạt động giáo dục truyền thông về dân số, củng cố nhận thức của nhân dân. Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm 0,04% để dân số Thái Bình đến 2005 là 1874000 người. + Về lao động việc làm: tạo việc làm và ổn định việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp là mục tiêu cơ bản, cấp bách cần phải tập trung giải quyết trong 5 năm 2001 - 2005 và những năm tiếp theo. Phấn đấu giải quyết việc làm và ổn định việc làm: Bình quân mỗi năm phải giải quyết thêm 18 - 20 nghìn chỗ việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở Thị xã, thị trấn từ 7,8% xuống còn 4%, nâng tỷ lệ sử dụng quỹ thời gian lao động ở khu vực nông thôn từ 73,1% (1999) lên 78% (2005) nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 25 - 30%. Giải quyết việc làm cho số lao động dư thừa được thực hiện theo nhiều hướng: Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, mở mang ngành nghề ở thị xã, thị trấn và nông thôn; đầu tư thâm canh, tăng hệ số sử dụng ruộng đất; phát triển chăn nuôi, khai thác kinh tế biển. Đưa lao động đi làm ở các khu công nghiệp trong nước và lao động ở nước ngoài, đưa dân đi vùng kinh mới và dãn dân nội tỉnh. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng nhanh lao động kỹ thuật từ 17,5% (2000) lên 25 - 30% (2005) và tăng lao động cho sản suất công nghiệp xây dựng và dịch vụ, giảm lao động nông, lâm nghiệp. Cơ cấu lao động sẽ được chuyển dịch: Lao động công nghiệp, xây dựng từ 19,1% năm 2000 lên 22,2% năm 2005 và 26% năm 2010. Lao động nông nghiệp từ 74,7% (2000) xuống 67,3% (2005) và 60,7% (2010). Lao động dịch vụ từ 6,2% (2000) lên 10,5% (2005) và 31,4% (2010). Tiếp tục thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo và có cơ chế chính sách hỗ trợ người nghèo (đầu tư cơ sở vật chất vùng khó khăn, hỗ trợ người nghèo vay vốn ưu đãi với lãi xuất thấp, chuyển giao kỹ thuật, khám chữa bệnh, học hành) phấn đấu mục tiêu hàng năm giảm 1 - 15% hộ nghèo để đến năm 2005 không còn hộ nghèo. Nâng dần mức sống của các hộ đã thoát nghèo, tránh tình trạng tái nghèo. Thực hiện tốt chính sách với những người và gia đình có công với nước duy trì và phát triển có hiệu quả phong trào “đền ơn đáp nghĩa”. Phấn đấu đến năm 2005 mọi gia đình chính sách có mức sống từ trung bình trở lên. 2.3 Phương hướng: Giải quyết việc làm cho người lao động phải gắn liền với việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, gắn với sự phát triển và mở rộng các thành phần kinh tế, gắn lao động với đất đai, tài nguyên khoáng sản của tỉnh. Phải lấy giải quyết việc làm tại chỗ là chính, kết hợp mở rộng và phát triển việc làm ngoài tỉnh, nước ngoài và trợ giúp của Nhà nước. Từ đó xác định phương hướng giải quyết việc làm đến năm 2005 ở tỉnh ta như sau: 2.3.1 Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn: Hiện tại Thái Bình có 94,22% dân số ở khu vực nông thôn và gần 70% lực lượng lao động việc làm ở các ngành nông, lâm, ngư nghiệp; do đó phải đặc biệt chú trọng giải quyết việc làm ở nông thôn theo hướng sau: Tập trung tổ chức thực hiện có hiệu quả 5 chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh đã đề ra. Phát triển toàn diện nền sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh tăng vụ, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh như: lúa gạo xuất khẩu, cây ăn quả, cây công nghiệp, nuôi trồng các loại cây con có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt chú trọng đến việc đưa khoa học công nghệ tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp. Có chính sách, cơ chế khuyến khích như hỗ trợ vốn, quy hoạch vùng nguyên liệu, tiếp cận thị trường, đào tạo dạy nghề, chuyển giao kỹ thuật để duy trì và phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống và du nhập các nghề mới. Khu vực miền biển: Khai thác mọi tiềm năng kinh tế biển. Nuôi trồng hải sản ở vùng nước nợ, cần đầu tư đẩy mạnh đánh bắt xa bờ kết hợp với đánh bắt nhỏ, chế biến hải sản, phát triển dịch vụ nghề biển. 2.3.2 Giải quyết việc làm cho lao động khu vực Thị xã, thị trấn. Kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đô thị có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội và giải quyết việc làm chung cả tỉnh, vì vậy cần tập trung vào đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp ở mọi thành phần kinh tế để tạo việc làm cho lao động ở thị xã, thị trấn và hỗ trợ tạo việc làm cho lao động nông thôn. 2.3.3 Giải quyết việc làm trong các doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp Nhà nước, hướng chủ yếu là đánh giá, phân loại sắp xếp lại các doanh nghiệp bằng nhiều biện pháp và hình thức phù hợp theo Nghị định 44/CP về cổ phần hoá và Nghị định 103/CP về giao, bán, khoán cho thuê doanh nghiệp để đảm bảo việc làm có thu nhập ổn định, chống xa thải lao động một cách tuỳ tiện. Đồng thời có cơ chế chính sách huy động vốn đầu tư phát triển các doanh nghiệp mới ở các khu công nghiệp Tiền Hải, Diêm Điền, Thị xã đã được quy hoạch. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: cần có chính sáh khuyến khích ưu tiên để một mặt chống sa thải người lao động, chống giải thể phá sản, mặt khác mở rộng phát triển thêm để tạo việc làm thu hút lao động. 2.3.4 Sắp sếp lại mạng lưới hệ thống dạy nghề, mở rộng và đa dạng hoá các hệ thống dạy nghề, đặc biệt là công nhân ký thuật để đáp ứng yâu cầu tự tạo việc làm và tìm việc làm, đáp ứng yêu cầu cảu sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. 2.3.5 Có chính sách cơ chế khuyến khích hỗ trợ để tìm kiếm thị trường, cung ứng lao động đi tìm việc ở tỉnh ngoài, nước ngoài. II- Tình hình giải quyết việc làm ở tỉnh trong 2 năm đầu của kế hoạch 2001 - 2005. 1- Thực trạng lao động việc làm ở tỉnh hiện nay. Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp có mật độ dân số cao (1.176 người/ km2) bình quân diện tích canh tác chỉ có 550 m2/người, dân số và lao động tăng nhanh. Theo kết quả điều tra lao động việc làm 1/7/2002 ước tính dân số trung bình năm 2002 là 1.814.000 người. Số người đủ từ 15 tuổi trở lên chiếm 76%, lao động trong độ tuổi lao động gần 60%, trong đó dân số và lao động tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn chiếm 94,21% dân số ở thành thị, thị trấn chỉ có 5,79%. Những vấn đề trên cho thấy nguồn lao động của tỉnh khá dồi dào, và là nguồn lực lớn để phát triển kinh tế xã hội đồng thời cũng là một áp lực lớn về việc làm đối với một tỉnh nông nghiệp thuần nông. Kết quả điều tra lao động việc làm hàng năm từ 1997 đến năm 2002 cho thấy. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thị xã thị trấn hàng năm có giảm nhưng tốc độ giảm chậm, dưới 1%. So với toàn quốc thì tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực Thị xã Thị trấn của tỉnh Thái Bình vẫn còn cao. Cụ thể: Năm 1996 tỷ lệ thất nghiệp 9,49% Năm 1997 tỷ lệ thất nghiệp 8,64% Năm 1998 tỷ lệ thất nghiệp 8,69% Năm 1999 tỷ lệ thất nghiệp 7.84% Năm 2000 tỷ lệ thất nghiệp 7,54% Năm 2001 tỷ lệ thất nghiệp 6.79% Năm 2002 tỷ lệ thất nghiệp 6,14% Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn có tăng nhưng tốc độ tăng chậm, dưới 2%/năm Năm 1997 tỷ lệ sử dụng 6,9% Năm 1998 tỷ lệ sử dụng 70% Năm 1999 tỷ lệ sử dụng 73,18% Năm 2000 tỷ lệ sử dụng 73,54% Năm 2001 tỷ lệ sử dụng 74,69% Năm 2002 tỷ lệ sử dụng 76,27% Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở khu vực thị xã, thị trấn và thời gian lao động trong khu vực nông thôn chưa được khai thác sử dụng có hiệu quả là do các nguyên nhân chủ yếu sau: + Sản xuất nông nghiệp chưa chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá, các nghành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, làng nghề truyền thống chưa phát triển mạnh và vững chắc, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa mở rộng, chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu. + Chất lượng lao động còn hạn chế, chủ yếu lao động phổ thông chiếm 77%. Lao động có chuyên môn kỹ thuật còn thấp chiếm 23%. Đáng chú ý là công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ chỉ có 13%. Do đó người lao động chưa có cơ hội để tìm và tạo việc làm. Công tác tư vấn giới thiệu việc làm chưa được phát triển mạnh. Người lao động chưa hiểu đúng và đầy đủ quan niệm về việc làm, còn mang tính tư tưởng trông chờ vào Nhà nước. Công tác đào tạo nghề cho người lao động chưa được quan tâm đúng mức, hiện tại ở Thái Bình mới có 4 trường CNKT (Trường CNKT cơ điện và trường CNXD) với quy mô từ 200-300 học sinh, 5 trung tâm giới thiệu việc làm có kết hợp với dạy nghề ngắn hạn hàng năm cũng chỉ đào tạo và giới thiệu việc làm khoảng 500-600 người. Ngoài ra còn có trường Kinh tế Kỹ thuật có kết hợp dạy nghề và 9 cơ sở tư nhân có giấy phép dạy nghề nhưng quy mô còn nhỏ bé. Nhìn chung các trường và cơ sở dạy nghề trong tỉnh hiện nay còn nhiều khó khăn nhất là cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, nội dung chương trình giảng dạy... do đó chưa mở rộng được quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề cho người lao động và yêu cầu của nền sản xuất xã hội. + Hiệu quả của các ngành sản xuất kinh doanh chưa cao, chưa có ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao, chất lượng sản phẩm trong nông nghiệp, công nghiệp chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Các doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh quản lý, kể cả các doanh nghiệp của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh do hậu quả của cơ chế cũ đến nay vẫn chưa thích ứng với cơ chế thị trường. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều chính sách về đổi mới quản lý, xắp sếp các doanh nghiệp nhà nước và sắp xếp lại lao động trong các doanh nghiệp... đã làm giảm đáng kể các doanh nghiệp nhà nước và đưa một số bộ phận lao động (đủ việc làm giả tạo) ra khỏi khu vực nhà nước phải tự tìm việc làm. Ngay trong các danh nghiệp nhà nước hiện nay đang hoạt động vấn đề việc làm cũng đáng quan tâm, trong tổng số 133 doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh có 13.073 lao động thì vẫn còn 6% (khoảng 700 lao động) thiếu việc làm phải nghỉ việc dài ngày. Các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh với 182 doanh nghiệp được thành lập và cấp giấy phép kinh doanh đang sử dụng khoảng 1,9 vạn lao động nhưng việc làm cho người lao động chưa đảm bảo ổn định thường xuyên, tiền lương, bảo hộ lao động, thời gian làm việc nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội cũng chưa hợp lý và thực hiện đúng theo quy định của bộ luật lao động. + Trong các phương hướng kế hoạch, các chương trình kinh tế xã hội của các cấp các nghành các đơn vị, vấn đề lao động việc làm chưa được đề cập đúng mức, chưa coi trọng việc tạo việc làm mới là một chỉ tiêu quan trọng. Chương trình việc làm các huyện, thị triển khai thực hiện còn chậm. Về cơ cấu lao động theo ngành nghề theo điều tra kết quả cụ thể như sau. Bảng 1: Cơ cấu lao động của tỉnh qua các năm 1998 1999 2000 2001 SL Tỉ trọng SL Tỉ trọng SL Tỉ trọng SL Tỉ trọng Tổng số lực lượng lao động 1040 100% 1042 100% 1044 100% 1063 100% Nông – lâm – thuỷ sản 805,1 7,65 797,57 76,57 788,55 75,5 798 75,05 Công nghiệp – Xây dựng 156,2 15,1 163,54 15,7 169,29 16,2 175 16,4 Dịch vụ 75,2 7,25 80,6 7,37 87,16 8,3 91 8,55 (Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra dân số lao động hàng năm) Theo kết quả điều tra lao động của tỉnh phần lớn tập trung ở khu vực nông nghiệp, chiếm tới hơn 75% lao động (2001) trong khi lao động ở nhóm ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ còn chiếm tỉ lệ rất nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có. Điều này đã tạo nên một cơ cấu kinh tế lạc hậu và chưa vững chắc. Xu hướng trong những năm qua là giảm lao động trong nông lâm ngư nghiệp cả về số lượng cũng như tỉ trọng, năm 1998 tỉ trọng lao động trong nông nghiệp chiếm 77,65% thì đến năm 2001 tỉ trọng này đã giảm xuống còn 75,05%. Tăng tỉ trọng lao động trong công nghiệp và xây dựng, lao động trong công nghiệp xây dựng tăng từ 15,1% năm 1998 lên 16,4% năm 2001. Con số tương ứng đối với ngành dịch vụ là 7,25% năm 1998 lên 8,55% năm 2001. Xu hướng này phản ánh rõ xu thế phát triển cũng như xu thế chung của cả nước hiện nay là chuyển dần lao động trong nông nghiệp sang hoạt động ở các nhóm ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên sự chuyển dịch này đối với tỉnh còn diễn ra chậm và ổn định qua các năm. Vì vậy trong thời gian tới tỉnh cần tập trung giải quyết đặc biệt là việc đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp tập trung, các làng nghề truyền thống, thu hút lao động nhằm tạo nên một cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động hợp lí và bền vững. 2- Những thuận lợi, khó khăn trong 2 năm đầu triển khai kế hoạch việc làm 2001 - 2005. 2.1 Thuận lợi: Năm 2001 là năm đầu các cấp, các ngành trong tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, là năm tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế của Đảng và Nhà nước. Kinh tế cả nước và tỉnh tiếp tục tăng trưởng, giá trị GDP của tỉnh năm 2001 đạt 4.820 tỷ đồng, tăng 5,75% so với năm 2000 và là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 5 năm trở lại đây. + Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 2,68% so với năm 2000. + Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,02% so với năm 2000. + Giá trị dịch vụ thương mại tăng 9,14 % so với năm 2000. + Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 40,7 triệu USD tăng 19,9% tình hình xã hội ở nông thôn đã đi vào thể ổn định vững chắc, tạo điều kiện để các cấp, các ngành và cơ sở triển khai thực hiện thuận lợi các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Cầu Tân đệ hoàn thành đã tạo điều kiện để tỉnh giao lưu và hội nhập kinh tế với các tỉnh bạn và thu hút đầu tư. Những thuận lợi và kết quả đạt được trong năm 2001 đã là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2002 - năm bản lề triển khai thực hiên Nghị quyết đại hội IX xủa Đảng, nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI - hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu trong các lĩnh vực, các nghành tăng khá so với năm 2001 và đều vượt kế hoạch. + Tổng sản phẩm GDP tăng 7,5% so với năm 2001 (KH 7%). + Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ lợi đạt 4.258 tỷ đồng tăng 5,5% so với 2001 (KH 3,5%). + Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.906.24 tỷ đồng tăng 17,16% (KH 15,5 %) + Giá trị sản xuất các nghành dịch vụ tăng 11% + Giá trị xuất khẩu trên địa bàn đạt 53 triệu USD tăng 17,3% trong đó xuất khẩu địa phương đạt 48,013 triệu USD tăng 14,5%. + Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản toàn xã hội đạt 1.530 tỷ đồng tăng 13,9 % so với năm 2001 (KH là 1.520 tỷ đồng). + Kết quả bước đầu của chương trình chuyển đổi cơ cấu trồng cây đã khẳng định chủ trương của Nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ XVI là đúng đắn. + Chủ trương đầu tư xây dựng các khu công nghiệp tập chung của tỉnh phục vụ cho sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng tăng trưởng nhanh công nghiệp dịch vụ cũng đã được tập trung quan tâm của lãnh đạo tỉnh uỷ UBND tỉnh, các ngành có liên quan. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Phúc Khánh và khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh đến nay diện mạo khu công nghiệp đã hình thành tương đối rõ thúc đẩy các nhà đầu tư vào 2 khu công nghiệp này. + Các cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội quan trọng khác được Trung ương và tỉnh quan tâm đẩy mạnh đầu tư xây dựng như: hạ tầng khu kinh tế Diêm Điền, hạ tầng giao thông (Trong đó cầu Tân đệ, tuyến đường 10, công trình có ý nghĩa nhiều mặt về phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh đã hoàn thành) công trình hạ tầng đô thị, công trình nâng cấp hệ thống tải điện và bưu điện các công trình hạ tầng xã hội quan trọng khác góp phần đổi mới toàn mặt kinh tế xã hội của tỉnh, tạo đà phát triển mạnh mẽ cho những năm sau. + Cùng với việc khẩn trương đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp và các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội khác, công tác xúc tiến đầu tư cũng được triển khai mạnh mẽ. Đến nay đã có 46 dự án đăng ký vào các khu công nghiệp với số vốn đầu tư 2.151.35 tỷ đồng. Một số nhà máy đang được đẩy nhanh đến độ đầu tư xây dựng trong khu công nghiệp. + Lĩnh vực kinh tế đối ngoại có chuyển biến rõ rệt . Ngoài hai đơn vị công ty trách nhiệm hữu hạn trong Việt Nam, công ty may Lan Lan đã đi vào hoạt động tốt, đến nay có thêm 5 dự án đầu tư nước ngoài đã được cấp giấy phép vào khu công nghiệp với số vốn hơn 8,35 triệu USD, trong đó có công ty liên doanh Đài Long khai thác và kinh doanh hạ tầng cơ sở khu công nghiệp Phúc Khánh. Ngành nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục được giữ vững và mở rộng. Đến nay đã có trên 90% số xã có nghề và 132 làng nghề . Nhìn chúng các hoạt động văn hoá xã hội được giữ vững phát triển và có những chuyển biến tích cực. 2.2 Khó khăn: Tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chậm, nền kinh tế mang đặc trưng của nền sản xuất nông nghiệp và chưa chuyển mạnh sang nền sản xuất hàng hoá. Đầu tư cho phát triển đặc biệt là đầu tư cho phát triển kinh tế còn thấp, chưa tạo được bước đột phá để phát triển kinh tế xã hội. Tình hình xã hội ở nông thôn đã ổn định, song nhiều cấp uỷ và chính quyền ở cơ sở triển khai thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội còn chậm và hiệu quả thấp. Phần lớn lao động không có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề và thiếu việc làm. Với những thuận lợi và khó khăn của tình hình kinh tế xã hội thì việc triển khai thực hiện chương trình việc làm 2001- 2005 ở tỉnh trong hai năm 2001- 2002 đã đạt được kết quả như thế nào. 3- Kết quả thực hiện kế hoạch việc làm 2001-2005 trong hai năm đầu. 3.1 - Tình hình thực hiện các chỉ tiêu giải quyết việc làm: Bảng 2: Kết quả giải quyết việc làm của tỉnh qua các năm 2000-2002. Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Thực hiện Thực hiện Kế hoạch Thực hiện I Chỉ tiêu chung 1.Tổng lao động được GQVL Người 67000 122000 173000 195800 Số lao động được GQVL mới 13000 17500 18000 18500 Số lao động có thêm việc làm 54000 139500 155000 177300 2. Tỉ lệ thất nghiệp % 7.52 6.79 6 6.14% Tăng (giảm) so với kỳ trước 0.32 0.73 0.79 0.65 3. Số lao động bị mất việc làm Người 9.300 8.200 5000 5400 4- Tỷ lệ sử dụng (t) Lao động % 73.54 74.69 76 76,27 Tăng (giảm ) so với kỳ trước % +0.36 +1.15 +1.58 +1.58 5- Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 21 22 23,5 24 Tăng (giảm ) so với kỳ trước % +15 +1 +1,5 +2 II- Kết quả GQVL theo nhóm ngành kinh tế 1- Nông, lâm ngư nghiệp 56000 88000 96000 76400 Số lao động được GQVL mới Người 5000 8000 6000 6400 Số lao động có thêm việc làm 51000 80000 90000 70000 2- Công nghiệp và xây dựng 6500 44000 48000 60400 Số lao động được GQVL mới 4500 5500 8000 7400 Số lao động có thêm việc làm 2000 38500 40000 53000 3- Dịch vụ 4500 25000 29000 59000 Số lao động được GQVL mới 3500 4000 4000 4000 Số lao động có thêm việc làm 1000 21000 25000 55000 (Nguồn: Sở sở lao động thương binh xã hội Thái Bình) 3.1.1- Mặt được và nguyên nhân: Số người được giải quyết việc làm mới và có thêm việc làm đều tăng, số người được giải quyết việc làm mới năm 2000 là 13.000 năm 2001 là 17.500 người tăng 4.500 người, tương ứng tăng 26% so với năm 2000. Số người được giải quyết thêm việc làm năm 2000 là 54.000 người, năm 2001 là 139.500 người tăng so với năm 2000 là 81.000 người (tăng 58%). Đến năm 2002 tổng số người được giải quyết việc làm mới là 18.500 vượt so với chỉ tiêu kế hoạch năm đề ra là 18.000 người và tăng 5.4% so với năm 2001. Tỷ lệ thất nghiệp ở thị xã

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3056.doc
Tài liệu liên quan