Đề tài Giải pháp góp phần hoàn thiện hơn chính sách động viên thuyết phục của ông Lê Phước Vũ trong tập đoàn Hoa Sen

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

Lý do nghiên cứu 3

Mục đích nghiên cứu 3

Phạm vi nghiên cứu 3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐỘNG VIÊN - THUYẾT PHỤC CỦA ÔNG LÊ PHƯỚC VŨ TRONG TẬP ĐOÀN HOA SEN 4

1.1. Các khái niệm liên quan đến động viên - thuyết phục 4

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách động viên thuyết phục 4

1.2.1. Thuyết tháp bậc nhu cầu của Maslow 5

1.2.1.1. Nhu cầu cơ bản (basic needs) 5

1.2.1.2. Nhu cầu về an toàn, an ninh (safety, security needs) 6

1.2.1.3. Nhu cầu về xã hội (social needs) 6

1.2.1.4. Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs) 6

1.2.1.5. Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs) 7

1.2.2. Thuyết 2 nhân tố của Herzberg 8

1.2.3. Các học thuyết nhu cầu khác 9

1.3. Nhà lãnh đạo Đắc Nhân Tâm 10

Chương 2: PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH ĐỘNG VIÊN THUYẾT PHỤC CỦA ÔNG LÊ PHƯỚC VŨ TRONG TẬP ĐOÀN HOA SEN 12

2.1. Cuộc đời và sự nghiệp của ông Lê Phước Vũ 12

2.2. Phân tích chính sách động viên – thuyết phục của ông Lê Phước Vũ dựa trên thang bậc nhu cầu của Maslow 13

2.2.1. Đối với nhu cầu bậc thấp (nhu cầu cơ bản) 14

2.2.2. Đối với nhu cầu an toàn (bậc 2) 15

2.2.3. Đối với nhu cầu quan hệ (bậc 3) 16

2.2.4. Đối với nhu cầu được tôn trọng (bậc 4) 16

2.2.5. Đối với nhu cầu tự hoàn thiện (bậc 5) 17

2.3. Phân tích sự ảnh hưởng của Phật giáo tới quan điểm sống và làm việc của ông Lê Phước Vũ 18

2.4. Đánh giá chính sách động viên thuyết phục của ông Lê Phước Vũ 20

2.4.1. Đánh giá chính sách động viên thuyết phục của ông Lê Phước Vũ theo thuyết nhu cầu Maslow 21

2.4.1.1. Đối với nhu cầu bậc thấp (nhu cầu cơ bản) 21

2.4.1.2. Đối với nhu cầu an toàn (bậc 2) 21

2.4.1.3. Đối với nhu cầu quan hệ (bậc 3) 22

2.4.1.4. Đối với nhu cầu được tôn trọng (bậc 4) 23

2.4.1.5. Đối với nhu cầu tự hoàn thiện (bậc 5) 23

2.4.2. Nhận xét, đánh giá về sự ảnh hưởng của Phật giáo trong phong cách làm việc của ông Lê Phước Vũ 23

Chương 3: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN HƠN CHÍNH SÁCH ĐỘNG VIÊN THUYẾT PHỤC CỦA ÔNG LÊ PHƯỚC VŨ 25

3.1. Mục tiêu của giải pháp 25

3.2. Các giải pháp nhằm phát huy ưu điểm 25

3.3. Giải pháp nhằm hạn chế nhược điểm 26

KẾT LUẬN 28

PHỤ LỤC 29

Danh mục tài liệu tham khảo 29

 

 

doc29 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2822 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp góp phần hoàn thiện hơn chính sách động viên thuyết phục của ông Lê Phước Vũ trong tập đoàn Hoa Sen, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho nhân viên và từ đó tìm cách loại bỏ những nhân tố này. Ví dụ, nhân viên có thể bất mãn với công việc vì mức lương của họ quá thấp, cấp trên giám sát quá nghiêm khắc, quan hệ với đồng nghiệp không tốt. Như vậy, nhà quản trị phải tìm cách cải thiện mức lương, giảm bớt giám sát và xây dựng tình đồng nghiệp tốt hơn. Tuy nhiên khi các nhân tố gây bất mãn được loại bỏ thì cũng không có nghĩa là nhân viên sẽ hài lòng. Nếu muốn động viên nhân viên, làm cho họ hài lòng trong công việc thì người quản trị cần chú trọng đến những yếu tố như sự thành đạt, sự thừa nhận và giao việc. Ví dụ, nhân viên sẽ cảm thấy hài lòng với công việc khi họ được giao việc đúng khả năng và tính cách của mình, có cơ hội để học tập, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và được thăng tiến. Các học thuyết nhu cầu khác Bên cạnh các học thuyết nêu trên còn có một số học thuyết liên quan của những tác giả khác như Wroom, Adams hay lý thuyết của Skinner… Theo Wroom (1964) thì cố gắng của nhân viên để có được kết quả làm việc tốt sẽ đem đến cho họ những phần thưởng. Phần thưởng này có thể mang đến cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Thưởng sẽ là tích cực nếu nó động viên được nhân viên và ngược lại, thưởng sẽ là tiêu cực nếu như phần thưởng đó được xem là không động viên được nhân viên. Lý thuyết của Adams lại cho rằng tính hợp lý công bằng giữa công việc của chính nhân viên với các nhân viên khác. Tính công bằng này có được khi có sự so sánh giữa những tỷ lệ đóng góp và những kết quả nhận được của họ với những nhân viên khác là bằng nhau. Lý thuyết của Skinner cho rằng hành vi người lao động sẽ lặp lại với các hoạt động đóng góp trong tổ chức doanh nghiệp nếu họ nhận được những giá trị tích cực và ngược lại các hành vi đó sẽ không lặp lại nếu họ không nhận được những giá trị tích cực. Những nhà quản trị sẽ lưu ý cả những giá trị nhận được tích cực của những lao động để dẫn đến những hoạt động đóng góp của nhân viên cũng như tránh những giá trị nhận được không đủ/ không tích cực để hạn chế nhận được những đóng góp tiêu cực. Kết luận: Có nhiều học thuyết đề cập đến vấn đề về nhu cầu của con người nhưng giữa các học thuyết này chúng ta dễ dàng thấy có nhiều mối liên hệ với nhau. Cùng một vấn đề các tác giả khác nhau nghiên cứu và thể hiện ở những khía cạnh khác nhau theo cách riêng của mình. Nhóm sẽ sử dụng thuyết thang bậc nhu cầu của Maslow để phân tích chính sách động viên thuyết phục của ông Lê Phước Vũ trong tập đoàn Hoa Sen. Nhà lãnh đạo Đắc Nhân Tâm Tư tưởng về nhà lãnh đạo Đắc Nhân Tâm được đưa ra bởi Dale Carnegie (1888 -1955) là một nhà văn, một diễn thuyết gia nổi tiếng của Mỹ. Cuốn Đắc Nhân Tâm – How To Win Friends and Influence People của ông đã được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1936 là tác phẩm nổi tiếng nhất, bán chạy nhất và có tầm ảnh hưởng lớn. Trong đó là những nhận thức hình thành nhân cách con người theo những chuẩn giá trị được đa số đồng ý và chia sẻ. Trong cuộc sống, Đắc Nhân Tâm thể hiện qua sự quan tâm, tôn trọng những người xung quanh và xã hội mình đang sống. Trong kinh doanh, nó thể hiện sự công bằng (fairness) và tư duy cùng thắng (win-win). Trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội qua sự đóng góp của bản thân từng con người và doanh nghiệp, hiểu theo “Đắc Nhân Tâm”, sẽ không còn là sự “cố gắng làm hài lòng” hoặc “ban phát” mà chính là thước đo nhân cách, là bổn phận và trách nhiệm của doanh nghiệp và những người quản lý doanh nghiệp đó. Nó đòi hỏi sự hiện diện của cái Tâm, cái Tầm và cái Tài trong mỗi người, thành thật với chính mình, hiểu biết và quan tâm đến những người xung quanh để nhìn ra và khơi gợi những tiềm năng ẩn khuất nơi họ, giúp họ phát triển lên một tầm cao mới. Đối với một nhà lãnh đạo, “Đắc Nhân Tâm” thể hiện ở tầm ảnh hưởng, sự đam mê, chân thành quan tâm và tôn trọng người khác với cách sống giản dị, chân thành và sâu sắc để làm gương với mong muốn xây dựng một đội ngũ, một tập thể, một văn hóa và một đất nước tốt đẹp và hạnh phúc hơn. Một nhà lãnh đạo chính trực luôn tận tâm, không ngừng nỗ lực học hỏi để hoàn thiện bản thân mình vì quyền lợi của tập thể, nhìn nhận đúng đắn về bản chất con người, biết khơi gợi và đánh thức tiềm năng trỗi dậy nơi họ. Người lãnh đạo Đắc Nhân Tâm còn là người biết hy sinh vì tập thể, luôn đi trước, đứng mũi chịu sào, biết tha thứ những việc nhỏ để hướng đến việc lớn. Nhà lãnh đạo Đắc Nhân Tâm biết cách chỉ huy, dẫn dắt nhân viên của mình bằng tất cả khối óc và con tim để tập thể vươn tới một tầm cao mới, tạo dựng môi trường làm việc hài hòa, tích cực hơn cho nhân viên, biến các mối quan hệ trong kinh doanh tốt đẹp hơn. Chương 2: PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH ĐỘNG VIÊN THUYẾT PHỤC CỦA ÔNG LÊ PHƯỚC VŨ TRONG TẬP ĐOÀN HOA SEN Cuộc đời và sự nghiệp của ông Lê Phước Vũ Ông Lê Phước Vũ sinh năm 1963, tại Bình Định. Năm 1987 ông vào thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp. Thời gian này ông làm nhiều nghề khác nhau: Lái xe khách đường trường, lái xe cho sếp, đi buôn gỗ, làm quản đốc xưởng, làm ăn từ Tây Ninh, Đăc Lăk, Quảng Nam, Bình Định, Bình Thuận… Năm 1994, với số vốn góp được là 2 chỉ vàng và 200.000 tiền mặt cộng thêm vay mượn ông đã mở một đại lý tôn thép, bắt đầu con đường khởi nghiệp riêng. Năm 1997, ông mở xưởng cán tôn đầu tiên tại huyện Hóc Môn. Qua quá trình kinh doanh, tích lũy vốn cũng như kinh nghiệm thực tế, đến tháng 8-2001, nhận diện thời cơ ông Lê Phước Vũ đã thành lập công ty Tôn Hoa Sen tại KCN Sóng Thần, tỉnh Bình Dương với số vốn điều lệ ban đầu là là 30 tỉ đồng. Sau 10 năm thành lập, Hoa Sen Group đã vươn lên dẫn đầu ngành tôn – thép cả nước về tốc độ tăng trưởng và sản lượng tiêu thụ, chiếm trên 28% thị phần tôn cả nước, và là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam có hệ thống phân phối trực tiếp với 82 chi nhánh trải dài rộng khắp Việt Nam. Ông Lê Phước Vũ đã lãnh đạo tập đoàn Tôn Hoa Sen không ngừng phát triển, đạt nhiều giải thưởng lớn như: Giải thưởng chất lượng thượng đỉnh quốc tế 2007; “Top 10 doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh tiêu biểu năm 2007”; “ Top 10 Sao Vàng đất Việt năm 2009”... Cùng nhiều giải thưởng, bằng khen, danh vị cao quý nhất của Trung ương và địa phương trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội - từ thiện và TDTT… Bản thân ông cũng đạt được nhiều thành tựu đáng khâm phục như được Bộ ngoại giao trao tặng doanh hiệu “Nhà quản lý tốt nhất năm 2007”, “ Danh nhân Việt Nam tiêu biểu 2009”... Gia đình ông có truyền thống theo đạo Phật. Bà nội ông là người xuất gia từ năm 1972, ba ông cũng theo đạo Phật. Ông cũng là một người con Phật đã quy y Tam Bảo, pháp danh là Hoằng Lược. Niềm tin nơi Phật giáo có một ảnh hưởng rất lớn trong cách làm việc, cuộc sống của ông, một niềm tin tuyệt đối và vĩnh cửu. Phân tích chính sách động viên – thuyết phục của ông Lê Phước Vũ dựa trên thang bậc nhu cầu của Maslow Có thể nói nguồn lực quan trọng nhất trong một doanh nghiệp chính là nguồn nhân lực _con người, mà cụ thể là toàn thể nhân viên làm việc trong công ty. Nhân viên chính là người trực tiếp làm việc với khách hàng, là người đại diện cho hình ảnh, văn hóa doanh nghiệp. Một nhà lãnh đạo doanh nghiệp (CEO) tài năng cần phải hiểu và nhận thấy vai trò quan trọng của nhân viên trong việc phát triển công ty để có chính sách chăm sóc, đãi ngộ hợp lý. Họ như những viên ngọc quý nhưng nằm sâu trong đá, phải tìm kiếm, khai quật, mài giũa cho ngọc tỏa sáng ánh hào quang. “Ngọc không giũa không sáng, nhân viên không được đào tạo, phân cấp phân quyền để làm việc ắt sẽ không thạo nghề, giỏi quản lý. Họ như mặt trời ló ra khỏi đám mây đen nếu có cơ hội tìm kiếm công việc gây cho họ sự thích thú hơn” (theo Jos Langens, Tổng Giám đốc tập đoàn VNR Group). Theo sơ đồ Pareto, 20% người giỏi tạo ra 80% hiệu quả của doanh nghiệp. Một câu hỏi đặt ra: Người giỏi luôn được trải thảm, mời mọc, họ thừa khôn ngoan để chọn cho bản thân mình một người quản lý, một người chủ để phục vụ, thì tại sao họ không làm việc cho doanh nghiệp khác mà làm việc cho doanh nghiệp bạn? Họ phấn đấu hết sức mình cho bạn? Đem lại cho bạn những giá trị lớn như vậy? Câu trả lời là người quản lý phải có cái gì đó thu phục họ, có cái gì đó làm cho họ muốn gắn bó và cống hiến, có cái gì đó họ cảm nhận giống như một phần của chính họ. Đó chính là phong cách lãnh đạo với những chính sách “mềm dẻo”, thiết thực của nhà lãnh đạo. Đối với Lê Phước Vũ ông cũng có một phong cách lãnh đạo riêng để động viên, thuyết phục nhân viên trong công ty nhằm đạt được những điều đó. Nhóm chúng tôi sẽ vận dụng trên cơ sở học thuyết nhu cầu của Maslow để phân tích. Theo Maslow, nhu cầu của con người có 5 thang bậc từ thấp đến cao theo hình tháp mà nhóm đã trình bày kĩ trong phần cơ sở lý luận. Bản thân ông Lê Phước Vũ cũng là một người đã “tuân theo” học thuyết thang bậc nhu cầu của Maslow. Ban đầu, theo ông tâm sự, ông kiếm tiền là vì cuộc sống gia đình, vì nỗi lo cơm áo gạo tiền. Khi đã thành đạt trong sự nghiệp có được sự tôn trọng và ngưỡng mộ từ giới kinh doanh cũng như nhân viên trong công ty do ông thành lập, ông vẫn muốn tiếp tục kinh doanh để góp phần mang lại cuộc sống tốt hơn cho nhiều người khác. Ông vẫn thường nói với vợ và các con rằng: "Tôi đã làm tất cả để đảm bảo điều kiện vật chất cho gia đình và giờ đây, hãy chia sẻ với tôi, vì tôi còn bổn phận với xã hội nữa, mà trước hết là hàng trăm công nhân viên và gia đình của họ trong đại gia đình Hoa Sen mà tôi đã dày công vun đắp". Với quan niệm đó, ông không những đã tạo được sự kính trọng của nhân viên trong tập đoàn của mình, mà xã hội cũng phải kính nể những việc làm ấy. Theo ông, mục tiêu của kinh doanh là phải tạo ra lợi nhuận, nhưng điều quan trọng hơn là phải biết chia sẻ lợi nhuận đó với cộng đồng.Vì nếu chỉ để làm giàu cho riêng cá nhân và gia đình thì đến nay với ông là đã đủ. Qua nghiên cứu nhóm rút ra những nhận định về chính sách động viên thuyết phục của ông Lê Phước Vũ theo học thuyết Maslow như sau: Đối với nhu cầu bậc thấp (nhu cầu cơ bản) Nguyên tắc hoạt động của kim tự tháp của Maslow là: Cho đến khi nào những nhu cầu ở phía dưới còn chưa được thỏa mãn thì thật khó mà tiếp tục lên bậc nhu cầu ở cấp cao hơn, khi cơ thể không khỏe mạnh, đói khát hoặc bệnh tật, lúc ấy, các nhu cầu khác chỉ còn là thứ yếu. Sự phản đối của công nhân, nhân viên khi đồng lương không đủ nuôi sống họ cũng thể hiện việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản cần phải được thực hiện ưu tiên. Trong một công ty, nhu cầu này thể hiện ở chính sách lương bổng. Đồng lương mà nhân viên họ nhận được có đủ để trang trải cho cuộc sống hàng ngày hay không. Tại Hoa Sen Group chính sách lương bổng luôn được thường xuyên xem xét và cập nhật, đảm bảo phát lương công bằng và hợp lý, gắn liền với hiệu quả kinh doanh và mức độ hoàn thành công việc của mỗi thành viên. Thêm vào đó, tất cả cán bộ, công nhân viên được cấp phát đồng phục, bảo hộ lao động; được cung cấp xuất ăn trưa, ăn giữa ca miễn phí, tổ chức đưa đón cán bộ, công nhân viên đến nơi làm việc, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên. Đối với nhu cầu an toàn (bậc 2) Như đã phân tích trong phần cơ sở lý luận, nhu cầu an toàn thể hiện ở cả hai khía cạnh: an toàn về mặt thể chất và an toàn về mặt tinh thần. Qua nghiên cứu nhóm có kết quả như sau: Đối với việc đảm bảo nhu cầu an toàn về mặt thể chất Tại Hoa Sen, doanh nghiệp chủ trương áp dụng các chế độ chính sách về bảo hiểm xã hội bằng hoặc cao hơn các yêu cầu của Luật Lao động. Theo đó tất cả cán bộ công nhân viên đều được tham gia BHXH, BHYT. Ngoài ra, người lao động còn được hưởng bảo hiểm tai nạn 24/24 với mức phí cao. Đối với việc đảm bảo nhu cầu an toàn về mặt tinh thần Nhiều người tìm đến sự che chở, đáp ứng cho nhu cầu an toàn bởi các niềm tin tôn giáo, triết học... Là một Phật tử, ông Lê Phước Vũ đã lấy đó làm cơ sở để xây dựng nền tảng văn hóa cho Hoa Sen đó là “trung thực _ cộng đồng _ phát triển” với triết lý kinh doanh “chất lượng sản phẩm là trọng tâm, lợi ích khách hàng là then chốt, nâng cao đời sống người lao động, đóng góp cho cộng đồng là nghĩa vụ”. Niềm tin nơi tôn giáo, tin vào tín ngưỡng là một niềm tin mãnh liệt và khó lòng thay đổi, truyền được niềm tin đó đến công nhân, nhân viên của mình cũng là một sự động viên của nhà lãnh đạo. Bởi nó làm cho họ cảm thấy mình được “cứu rỗi tâm hồn”, an toàn trong tinh thần hơn và có một “lý tưởng” cao đẹp hơn, phấn đấu vì lý tưởng đó, chứ không phải là vì các chỉ tiêu mà “sếp” đề ra trong các chiến lược kinh doanh. Và điều này là rất quan trọng, nó như là một nền móng vững chắc cho sự tồn tại của doanh nghiệp trên thương trường. Bên cạnh đó một môi trường làm việc an toàn cũng rất quan trọng. Hoa Sen chủ trương tạo ra không khí trong công ty thật thân thiện và cởi mở, đó như là một ngôi nhà thứ hai của tất cả các thành viên, một “đại gia đình Hoa Sen”. Nơi đó, mọi người cùng chia sẻ kiến thức, kỹ năng, tâm tư nguyện vọng và trách nhiệm để tiến lên. Yếu tố cộng đồng tốt đẹp ấy đã lan truyền từ bên trong ra bên ngoài và trở thành truyền thống. Đó là các chương trình xã hội cộng đồng giúp đỡ trẻ em cơ nhỡ, các mảnh đời bất hạnh vượt lên chính mình, các hoạt động từ thiện giúp đỡ các nạn nhân gặp thiên tai, lũ lụt... Lê Phước Vũ cũng đã nhiều lần nói với anh em công nhân của mình rằng: “Tôi từng là một công nhân, tôi thấm thía với nhiều khó khăn vất vả của các bạn. Các bạn đang sống và làm việc trong một đại gia đình.” Đối với nhu cầu quan hệ (bậc 3) Để đáp ứng cấp bậc nhu cầu thứ 3 này các công ty nên tổ chức cho các nhân viên có các buổi cắm trại ngoài trời, cùng chơi chung các trò chơi tập thể, các hoạt động giao lưu, tạo cơ hội cho họ mở rộng các mối quan hệ xã hội... Tại Hoa Sen, Công Đoàn và các tổ chức xã hội hoạt động theo qui định của Pháp luật. Các hoạt động đoàn thể rất phong phú, đa dạng từ thể thao, du lịch đến các hội thi văn hóa văn nghệ. Ví dụ như tổ chức hội thi “tiếng hát Hoa Sen”, hội thao truyền thống, hội thi cắm hoa mừng ngày quốc tế phụ nữ... Rồi những ngày lễ kỷ niệm của tập đoàn, tổ chức những buổi tiệc mừng năm mới với sự tham gia hòa đồng của toàn thể nhân viên và cả ban lãnh đạo doanh nghiệp. Dù là một người kinh doanh bận rộn nhưng ông Lê Phước Vũ luôn luôn cố gắng tham dự các hoạt động đó với trang phục giản dị nhất định và nụ cười thân thiện... Đối với nhu cầu được tôn trọng (bậc 4) Tôn trọng nhân viên, điều này thể hiện qua sự công nhận của lãnh đạo doanh nghiệp đối với sự đóng góp dù to hay nhỏ của nhân viên mình. Không những thế còn phải biết cách làm cho họ thêm tự tin vào bản thân... Đối với một doanh nghiệp nó được thể hiện ở chính sách khen thưởng. Tại Hoa Sen, chính sách này cơ bản như sau: Tháng lương 13, thưởng theo thành tích công việc định kỳ hàng quý, thưởng sáng kiến, thưởng cá nhân, tập thể tiêu biểu, xuất sắc, thưởng nhân các ngày lễ, Tết và kỷ niệm thành lập tập đoàn, thưởng cổ phần ưu đãi cho cán bộ, công nhân viên (ESOP). Ví dụ tại buổi lễ kỷ niệm tập đoàn Hoa Sen tròn 7 tuổi, công ty đã trao 68 bằng khen cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất. Đối với nhu cầu tự hoàn thiện (bậc 5) Chúng ta có thể thấy nhiều người xung quanh mình, khi đã đi đến đoạn cuối của sự nghiệp thì lại luôn hối tiếc vì mình đã không được làm việc đúng như khả năng, mong ước của mình. Hoặc có nhiều trường hợp, một người đang giữ một vị trí lương cao trong một công ty, lại vẫn dứt áo ra đi vì muốn thực hiện các công việc mà mình mong muốn, cái công việc mà Maslow đã nói “born to do”. Đó chính là việc đi tìm kiếm các cách thức mà năng lực, trí tuệ, khả năng của mình được phát huy và mình cảm thấy hài lòng về nó. Đối với một doanh nghiệp nó thể hiện ở khả năng học tập, trau dồi kinh nghiệm cho nhân viên, điều kiện để họ phát huy hết năng lực của mình, và cả ở chính sách thu hút nhân tài. Hàng năm, nhân viên Hoa Sen được tham gia các khóa đào tạo nội bộ và bên ngoài để nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đối với nhân viên mới tuyển dụng, Hoa Sen tạo điều kiện cho để họ được tiếp thu kiến thức thực tế thông qua việc học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước và các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ tại chỗ. Cuối mỗi năm, tất cả nhân viên đều được đánh giá thành tích công việc... Về cơ hội thăng tiến nghề nghiệp: Công ty ưu tiên đề bạt những nhân viên trẻ, có năng lực, phẩm chất tốt vào vị trí quản lý. Sau khi bổ nhiệm sẽ tiếp tục theo dõi, bổ nhiệm lên vị trí cao hơn... Đến nay Hoa sen đã xây dựng cho mình được đội ngũ quản lý hai thế hệ. Minh chứng hùng hồn cho hiệu quả của của các chính sách trên chính là sự phát triển không ngừng của tập đoàn Hoa Sen. Tập đoàn hoạt động trên 6 lĩnh vực: Tôn thép, vật liệu xây dựng, đầu tư tài chính, bất động sản…, trong đó tôn thép là chủ lực với mô hình khép kín từ nguyên liệu đầu vào cho đến thành phẩm đầu ra với một hệ thống bán lẻ của riêng mình. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của ông Lê Phước Vũ nó đã vượt qua bao nhiêu khó khăn và ngày càng một lớn mạnh, dẫn đầu các doanh nghiệp tại Việt Nam trong lĩnh vực tôn thép. Đội ngũ nhân lực ngày một tăng, ban đầu là 22 người đến nay tăng lên hơn 2000 người, vốn điều lệ ban đầu 30 tỷ đồng tăng lên 570 tỷ đồng. Doanh thu năm 2009 đạt 2.831 tỷ và 189 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Một bài “test” về hiệu quả của những chính sách động viên phải kể đến nữa là sự vượt qua khủng hoảng tài chính của Hoa Sen trong năm tài chính 2008-2009. Đó là một tinh thần đoàn kết, cùng nhau vượt qua khó khăn, với nhiều hình thức của đội ngũ cán bộ, công nhân viên như: Tự nguyện giảm lương, tăng giờ làm, thậm chí có người tình nguyện không nhận lương trong suốt thời gian dài tập đoàn “vượt bão”... Bản thân ông Vũ cũng không nhuận lương nhiều tháng trời, chi phí xăng xe phải bỏ tiền túi… Tất cả tạo nên một “nội lực” mạnh mẽ giúp tập đoàn vượt qua khủng hoảng thành công, giành được danh hiệu giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt 2009”. Phân tích sự ảnh hưởng của Phật giáo tới quan điểm sống và làm việc của ông Lê Phước Vũ Một vị lãnh đạo thực sự nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân viên thì trước tiên người đó phải gương mẫu, thực hiện nghiêm chỉnh những điều lệ cũng như những nguyên tắc do mình đặt ra. Là người lăn lộn trên thương trường với đầy những cạnh tranh, lo toan, đủ cả hỉ, nộ, ái, ố, ông Lê Phước Vũ có những nguyên tắc riêng để luôn giữ mình là người đàng hoàng, liêm chính và xây dựng tập đoàn theo đúng tiêu chí “10 T” (trung thành, trung thực, tận tụy, trí tuệ và thân thiện). Tinh thần của Phật giáo đã thấm nhuần vào con người ông và ông đã và đang thực hiện những điều theo đức tin đó. Đối với ông kinh doanh là trò chơi, tiền bạc chỉ là phương tiện và đạo Phật là tất cả. Theo ông, đã là con người thì ai cũng có dục vọng cá nhân, cũng mong muốn có nhiều tiền, có quyền lực, được sống sung sướng và dễ bị vòng quay dục vọng cuốn đi. Để kiềm chế ham muốn và giữ mình trong một chừng mực nhất định, “tôi lấy thuyết lý nhà Phật làm niệm sống”, ông nói. Là một người con Phật, ông đã thực hiện theo lời dạy của Ngài, điển hình là ông tuân theo hạnh Bố thí. Ông thường xuyên tham gia làm công tác từ thiện, số tiền từ thiện của ông phải lên đến hàng tỉ đồng. “Giàu nhưng phải chân chính, tài giỏi nhưng phải trung thực và thành công phải chia sẻ với cộng đồng”. Trong hoạt động cạnh tranh trên thương trường của ông thể hiện rõ quan điểm đó. Ông quan niệm cạnh tranh như một trò chơi “game” nhưng người chơi nó phải “fair play”. Khi chơi thì không bực dọc, bực tức, bất bình, người nào chơi giỏi hơn, chơi tốt hơn thì thắng. Khi lên võ đài thì phải so găng, phải chiến đấu hết mình và giành được chiến thắng. Nhưng chiến thắng xong rồi thì bắt tay cười. “Thương trường là chiến trường” và ông Lê Phước Vũ cũng không hề giấu diếm là mình cũng có những độc chiêu kinh doanh của riêng cá nhân. Là một “vị tướng” trên chiến trường đó, ông hiểu rằng phải bảo vệ đoàn quân của mình, làm cho nó ngày càng lớn mạnh. Đạo Phật có câu “tự giác giác tha, giác hạnh viên mãn”, điều căn bản là ở chỗ những chiêu thức kinh doanh đó có phù hợp, có thật sự “chánh mạng” như lời Phật dạy hay không! Theo quan niệm của ông “nếu công ty đưa ra những sản phẩm tốt hơn, dịch vụ tốt hơn để chinh phục thị trường thì sẽ thắng và mang lại lợi ích cho số đông. Nếu các đối thủ của tôi muốn chiến thắng tôi, thì họ phải tạo ra một sản phẩm tốt hơn, dịch vụ tốt hơn, như thế cũng là để phục vụ cho xã hội”. Vấn đề lớn đặt ra là phải tìm ra đồng tiền một cách chân chính, chánh nghiệp và chánh mạng, đó là cái lớn nhất mà cho đến hiện giờ ông đang giữ được. “Tôi dám tự hào và tự tin nói rằng, tôi là người liêm chính trong kinh doanh” ông Vũ nói. Vào cái thời chứng khoán bùng nổ năm 2007, khi mà nhiều chủ doanh nghiệp thi nhau bán cổ phần của mình với giá ở trên trời thì giá cổ phiếu HSG chỉ ở mức 30.000 đồng đến 40.000 đồng/cổ phần. Lúc cao nhất là 60.000 đồng/cổ phiếu. Ông Vũ không muốn người ta mua cổ phiếu của ông bằng tiền tiết kiệm rồi bị thiệt hại. Đa số những người mua cổ phần HSG vào thời điểm đó đều không bị thiệt khi bong bóng chứng khoán xẹp xuống. Theo ông Vũ, lợi nhuận cao mà Hoa Sen đạt được là nhờ sự liêm chính, từ người đứng đầu cho đến nhân viên bán hàng. Hợp đồng mua máy móc cho nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ cũng là một ví dụ, giá trị khi chào thầu là 18 tỷ đồng nhưng khi đưa lên ông Vũ đặt bút ký giá chỉ còn có 12 tỷ đồng. Chính những điều đó có sức thuyết phục lớn không chỉ đối với các nhà đầu tư, các đối tác muốn làm ăn với Hoa Sen Group mà còn có sức “lan tỏa” đến cả đội ngũ nhân viên của công ty. Bởi nó cho họ niềm tự hào, sự vinh dự khi được là một thành phần đóng góp trong sự thành công ấy, được làm một người có ích cho xã hội. Khi đó họ sẽ nói về công ty, về lãnh đạo của mình với tất cả sự kính phục từ trong lòng! Kết luận: Lê Phước Vũ _ nhà lãnh đạo Đắc Nhân Tâm Việt Nam Lãnh đạo doanh nghiệp phải là một tấm gương trong cuộc sống và cả trong công việc cho nhân viên noi theo, hòa đồng, thân thiện, có những động viên kịp thời, đúng lúc để khích lệ tinh thần cho họ_ một nhà lãnh đạo “Đắc Nhân Tâm”. Lê Phước Vũ là một doanh nhân thành đạt, một trong 4 gương mặt tham dự đêm hội “chân dung nhà lãnh đạo Đắc Nhân Tâm Việt Nam” do trường doanh nhân Đắc Nhân Tâm Dale Carnegie tổ chức. Ông nổi tiếng là một tấm gương lãnh đạo liêm chính, vượt khó với sự đề cao trí và dũng, lĩnh hội sâu sắc tư tưởng Phật giáo, gắn kết thành công giá trị tinh thần đạo Phật vào kinh doanh. Phát triển kinh doanh dựa trên tiêu chí đóng góp giá trị và lợi ích cho xã hội. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững với nền tảng đạo đức “trung thực - cộng đồng - phát triển” (trong đó trung thực là điều cốt lõi nhất). “Để quản lý và giữ chân nhân viên giỏi thì phải làm cho họ phục nể mình, chứ không phải quản lý bằng quyền lực, quan hệ cấp dưới”, ông Lê Phước Vũ khẳng định. Với quan niệm điều hành như thế, ông đã được toàn thể nhân viên yêu mến và kính nể, hết lòng tận tụy vì công việc. “Một con người như thế cổ đông hoàn toàn có thể tin cậy về đạo đức, vì nếu có sai, là do ông tính sai chứ không bao giờ có chuyện ông cố tình làm sai để trục lợi”, chuyên viên của một quỹ đầu tư nước ngoài, hiện đang là giám đốc một công ty chứng khoán đã nhận xét như vậy về ông. Đánh giá chính sách động viên thuyết phục của ông Lê Phước Vũ Một cách tổng quát, những chính sách động viên thuyết phục của ông Lê Phước Vũ đã có những hiệu quả đáng trân trọng. Ông đã vận dụng học thuyết Maslow trong việc đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người từ thấp đến cao, và cũng đã đưa tinh thần tôn giáo vào trong nền nếp sinh hoạt của nhân viên, thể hiện được là một nhà lãnh đạo Đắc Nhân Tâm. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm của những chính sách đó cũng có những hạn chế cần khắc phục. Đánh giá chính sách động viên thuyết phục của ông Lê Phước Vũ theo thuyết nhu cầu Maslow Đối với nhu cầu bậc thấp (nhu cầu cơ bản) Ưu điểm: Chính sách lương bổng có cập nhật làm tăng tính linh hoạt, nhờ đó đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của nhân viên khi điều kiện kinh tế thay đổi (giá cả leo thang, lạm phát..). Bên cạnh đó, ngoài tiền lương, người lao động cũng đã được tạo điều kiện tốt nhất để làm việc. Điều này làm cho năng suất lao động tăng, mọi người hăng say với công việc hơn. Nhược điểm: Tuy có chủ trương áp dụng chính sách lương bổng cập nhật nhưng còn chưa có quy trình rõ ràng phổ biến đến nhân viên: Cập nhật trong thời gian nào? Cập nhật như thế nào?... Chính sách lương cũng nêu rõ “phát lương theo hiệu quả công việc” của mỗi thành viên, bên cạnh thúc đẩy nhân viên làm việc, nó còn dễ gây ra sự “tùy tiện” trong việc phát lương, dễ gây nên cảm giác không công bằng cho nhân viên. Đối với nhu cầu an toàn (bậc 2) Ưu điểm: Chính sách của Lê Phước Vũ đã thể hiện được sự quan tâm đảm bảo phần nào cả nhu cầu an toàn về mặt vật chất cũng như tinh thần cho nhân viên trong tập đoàn. Đặc biệt là tạo được một “điểm nhấn” khác biệt so với các doanh nghiệp khác là niềm tin vào Phật giáo tại Hoa Sen Group, ông đã thổi vào một lý tưởng cao đẹp cho toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp, giống như một cái nền vững chắc để xây một tòa nhà đồ sộ “đại gia đình Hoa Sen”. “Tôi từng là một công nhân, tôi thấm thía với nhiều khó khăn vất vả của các bạn. Các bạn đang sống trong một đại gia đình” lời phát biểu của ông Lê Phước Vũ trên đây chính là sự thấu hiểu các nhân viên, người lao động, những người đang đóng góp từng ngày cho c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích chính sách động viên thuyết phục của ông lê phước vũ trong tập đoàn Hoa Sen.doc
Tài liệu liên quan