Đề tài Giải pháp hoàn thiện thị trường thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

 

Lời Mở đầu 1

Chương I 2

Những vấn đề lý luận cơ bản về thẻ tín dụng 2

I. Thẻ tín dụng - sản phẩm đa tiện ích của ngân hàng : 2

1. Lịch sử hình thành : 2

2.Khái niệm , đặc điểm chung của thẻ tín dụng: 3

a. Khái niệm : 3

b. Đặc điểm chung : 4

II.Các tiện ích của thẻ tín dụng : 5

1. Tiện ích dành cho khách hàng : 5

2.Tiện ích dành cho các điểm tiếp nhận thẻ: 6

3. Lợi ích đối với nền kinh tế: 6

III. Tác động của thẻ tín dụng đối với hoạt động ngân hàng : 7

1. Tác động đến lợi nhuận : 7

2. Tác động đến công tác thanh toán : 8

3.Tác động tới công tác huy động vốn quĩ : 9

4. Tác động tới công tác tín dụng : 11

IV. Cơ chế phát hành và thanh toán thẻ tín dụng: 11

1. Cơ chế phát hành: 11

a.Các hình thức phát hành: 11

b. Cơ sở pháp lý và nguyên tắc phát hành : 12

c. Thủ tục phát hành : 12

2. Cơ chế thanh toán: 13

a. Các chủ thể tham gia vào qui trình thanh toán thẻ tín dụng: 13

b. Qui trình thanh toán : 15

V. Rủi ro, quản lý phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh thẻ : 17

1. Rủi ro trong khâu phát hành : 17

a. Đơn phát hành với các thông tin giả mạo ( Fraudulent Applicatiopns): 17

b. Chủ thẻ không nhận được thẻ do ngân hàng phát hành gửi (Nerver Reciered Issue): 17

c. Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng ( Account Take over): 18

2. Rủi ro trong khâu lưu hành và thanh toán thẻ : 18

a. Thẻ giả ( Counterfeit Card) : 18

b. Thẻ mất cắp thất lạc ( Lost - Stolen Card ): 18

c. Thanh toán hàng hoá , dịch vụ bằng thẻ qua thư , điện thoại (Mail, Telephone order): 19

d. Nhân viên CSCNT in nhiều hoá đơn thanh toán của một thẻ (Multipe imprints): 19

e. Tạo băng từ giả : 19

B.Quản lý, phòng ngừa rủi ro : 19

VI. Các tổ chức thẻ tín dụng quốc tế và một số thị trường thẻ tín dụng nổi bật trên thế giới: 20

1.Hai tổ chức thẻ quốc tế Mastercard & Visa International: 20

2. Một số thị trường thẻ tín dụng nổi bật trên thế giới: 21

a.Thị trường thẻ tín dụng ở Mỹ: 21

b.Thị trường thẻ tín dụng ở Anh: 22

c.Thị trường thẻ tín dụng ở Pháp: 22

d.Thị trường thẻ tín dụng ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương: 23

Chương II 24

Thực trạng công tác phát hành và kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng ngoại thương việt nam. 24

I - Vài nét về Vietcombank và thị trường thẻ tín dụng Việt Nam 24

1.Lịch sử hình thành và tình hình kinh doanh của VCB : 24

2.Quá trình hình thành và phát triển thị trường thẻ tín dụng ở Việt Nam: 30

3.Đặc điểm thị trường thẻ tín dụng ở Việt Nam : 31

II Thực trạng kinh doanh thẻ ở Vietcom bank : 32

1.Vietcombank - ngân hàng đi đầu trong việc thanh toán và phát hành thẻ tín dụng: 32

2.Hoạt động kinh doanh thẻ tại Vietcombank : 33

2.1 Một số quy định về thẻ tín dụng Vietcombank: 33

2.2Kết quả hoạt động thanh toán và phát hành thẻ tín dụng : 34

Tổng 36

a. Hoạt động thanh toán thẻ : 37

b. Hoạt động phát hành thẻ : 37

3.Đánh giá về hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của VCB : 39

3.1.Những kết quả đạt được: 39

3.2.Những khó khăn gặp phải : 39

a. Tâm lý ưa chuộng tiền mặt trong nền kinh tế : 39

b. Cơ sở kỹ thuật và công nghệ : 40

c. Sự bất cập trong tính phí và lãi : 40

d. Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện : 41

e. Rủi ro trong kinh doanh: 43

f. Môi trường cạnh tranh : 44

Chương III 45

Giải pháp phát triển thị trường thẻ tín dụng tại VCB 45

I.Định hướng hoạt động và công tác kinh doanh thẻ tín dụng của VCB: 45

II.Các giải pháp phát triển thị trường thẻ tín dụng tại Vietcombank : 46

1.Cải tiến phương thức phát hành : 46

2.Nâng cao tiện ích của thẻ : 47

3.Không ngừng mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ : 47

4.Tăng cường các biện pháp makerting : 48

5.Đào tạo cán bộ kinh doanh thẻ: 49

III Một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện thực hiện các giải pháp đề ra 50

A. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước: 50

1.Ban hành các văn bản pháp qui về thẻ tín dụng : 50

2.Thành lập Trung tâm bù trừ thanh toán thẻ giữa các thành viên trong nước : 51

B. Kiến nghị với Nhà nước: 52

1. Đẩy mạnh công tác đấu tranh chống tội phạm : 52

2.Đầu tư kỹ thuật và hạ tầng cơ sở : 52

Kết luận 54

Tài liệu tham khảo 55

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1233 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp hoàn thiện thị trường thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i việc tuân thủ các nguyên tắc, quy định của tổ chức thẻ quốc tế, bản thân các ngân hàng thành viên cần phải có sự quan tâm đúng mức đối với vấn đề quản lý và phòng ngừa rủi ro. Nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro, ngân hàng phát hành phải thẩm định khách hàng trước khi phát hành thẻ cũng như qui định về thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. Trước khi cấp thẻ tín dụng ngân hàng phát hành phải ký hợp đồng với khách hàng và gửi thẻ đã phát hành đến đúng chủ thẻ. Ngân hàng phát hành có trách nhiệm hướng dẫn chủ thẻ hiểu biết thông thạo các điều khoản trong hợp đồng sử dụng thẻ, cách sử dụng thẻ và lưu giữ hoá đơn khi thanh toán hàng hoá hoặc ứng tiền mặt tại các quầy. Chủ thẻ cần nắm vững cách bảo quản và bảo mật thẻ, thủ tục thanh toán sao kê, thủ tục liên hệ với ngân hàng phát hành khi thẻ bị mất cắp, thất lạc hoặc khi có sự thay đổi địa chỉ liên hệ cũng như các thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại. VI. Các tổ chức thẻ tín dụng quốc tế và một số thị trường thẻ tín dụng nổi bật trên thế giới: 1.Hai tổ chức thẻ quốc tế Mastercard & Visa International: Hiện nay, Mastercard & Visa International là hai tổ chức phát hành và thanh toán thẻ lớn nhất thế giới. Với Visa card, người ta biết đến nó lần đầu tiên vào năm 1977 khi Banh of American liên kết với nhiều ngân hàng khác ở nhiều bang để phát hành và thanh toán một loại thẻ tín dụng trên toàn nước Mỹ. Sự liên kết ban đầu chỉ là biện pháp tránh tính cạnh tranh và phân chia thị trường. Nhưng chính sự liên kết này đã tạo nên một thế mạnh nổi trội của thẻ tín dụng trong các phương tiện thanh toán tiêu dùng và nó nhanh chóng phát triển vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Visa International tiếp nhận thêm các thành viên mớilà các ngân hàng nước ngoài. Mạng lưới thanh toán của nó rộng khắp toàn cầu tạo nên sức lưu hành rộng rãi của nó trên khắp toàn cầu. Thẻ Visa là loại thẻ có doanh số thanh toán đứng đầu thế giới. Tổ chức thẻ quốc tế Mastercard International đuợc hình thành do một hãng dầu lửa lớn nhất phát hành. Từ năm 1979 cũng theo xu hướng quốc tế hoá thẻ tín dụng, tổ chức này kết nạp thêm các thành viên và trở thành một tổ chức thẻ quốc tế có quy mô rộng lớn không kém Visa International. Sự tồn tại của hai tổ chức thẻ nói trên và các tổ chức thẻ khác chính là cơ sở để thẻ tín dụng taọ lập được thế mạnh trong thanh toán quốc tế. Tham gia vào tổ chức này, thẻ tín dụng được phát hành bởi một ngân hàng thành viên nào cũng có sức lưu thông ở tại các điểm tiếp nhận thẻ của các thành viên tham gia. MasterCard & Visa đã đạt được nhiều thành công lớn trong kinh doanh thẻ. Thành công của hai tổ chức này không chỉ dừng lại ở mức doanh số thanh toán kỷ lục mà còn ở tính phổ dụng toàn cầu của loại thẻ phát hành hứa hẹn về triển vọng một thị trường nhiều thuận lợi cho hoạt động của hai tổ chức này. 2.. Một số thị trường thẻ tín dụng nổi bật trên thế giới: a.Thị trường thẻ tín dụng ở Mỹ: Mỹ được coi là quê hương của thẻ tín dụng,thanh toán thẻ được đưa vào sử dụng rộng rãi ở Mỹ từ đầu thập niên 80 và hiện nay thẻ đã trở thành một phương tiện thanh toán tiện lợi, một công cụ tín dụng quan trọng trong xã hội Mỹ. Hầu hết các ngân hàng Mỹ đều cung cấp dịch vụ thẻ cho khách hàng của mình với chủ yếu 2 loại thẻ là Mastercard và Visacard. Mỹ có môi trường hoàn hảo để phát triển thẻ tín dụng: một hệ thống ngân hàng phát triển lâu đời và hết sức năng động, người Mỹ từ lâu đã hình thành thói quen giao dịch và sử dụng các tiện ích của ngân hàng, luật pháp Mỹ có những qui định và chế tài hết sức rõ ràng cho hoạt động kinh doanh thẻ. b.Thị trường thẻ tín dụng ở Anh: Nuớc Anh là nước có thị trường thẻ tín dụng rất phát triển, là nước có nền văn hoá thị trường ở trình độ cao. Nước Anh cũng có những điều kiện thuận lợi để phát triển thẻ tín dụng như ở Mỹ. Cơ sở pháp lý về điều phối và sử dụng thẻ tín dụng ở Anh là Luật về tín dụng tiêu dùng, trong đó có quy định rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ của ngân hàng và khách hàng tham gia hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tín dụng. Sau khi ngân hàng đã ký kết hợp đồng về việc phát hành thẻ tín dụng với khách hàng, ngân hàng có quyền đơn phương thay đổi hoặc bổ sung một số điều khoản trong hợp đồng. Những thay đổi này có hiệu lực kể từ khi nó được thông báo tới khách hàng sử dụng thẻ. Đây là một đặc quyền mà chính phủ Anh dành cho các ngân hàng kinh doanh thẻ tín dụng nhằm giúp cho các ngân hàng này có điều kiện để tiến hành hoạt động kinh doanh một cách an toàn và hiệu quả. Các ngân hàng Anh tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng các loại thẻ khác nhau với các các dịch vụ, lệ phí khác nhau nhưng mỗi loại đều cho phép chủ thẻ được sử dụng một khoản tín dụng miễn phí trong thời hạn dưới 8 tuần lễ. c.Thị trường thẻ tín dụng ở Pháp: Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển ở trình độ cao, nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng cũng phát triển mạnh với sự trợ giúp của kỹ thuật tin học hiện đại. Trong cơ cấu các công cụ thanh toán hiện đại đang được sử dụng ở Pháp, séc chiếm tỷ trọng cao nhất: hơn 50%. Tuy thanh toán bằng séc chiếm tỷ trọng cao nhất do tính lâu đời của nó nhưng doanh số thanh toán bằng séc đang có xu hướng giảm dần để nhường chỗ cho thẻ tín dụng. Nước Pháp dự tính, trong một vài năm tới tỷ trọng thanh toán séc và thẻ sẽ ngang nhau và tới năm 2020, thanh toán bằng thẻ sẽ chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu thanh toán. Về mặt pháp lý, tuy ở pháp không có luật về thanh toán thẻ nhưng có các quy ước về thanh toán thẻ, các nguyên tắc về phát hành, sử dụng thẻ, quy trình nghiệp vụ và các chế tài chi tội làm thẻ giả và sử dụng thẻ bất hợp pháp. d.Thị trường thẻ tín dụng ở khu vực Châu á- Thái Bình Dương: Châu á - Thái Bình Dương là một khu vực năng động nhất trên thế giới. Hầu hết các nước trong khu vực là các nước đang phát triển. Chính vì vậy, đây được coi là một thị trường đầy tiềm năng đối với tất cả các loại hình dịch vụ ngân hàng. Khó khăn lớn nhất khi kinh doanh thẻ ở những quốc gia thuộc khu vực này là chưa có một bộ luật riêng điều chỉnh các hoạt động có liên quan đến thẻ. Điều đó gây sự chồng chéo trong vận dụng các bộ luật khi có tranh chấp phát sinh, thêm vào đó là môi trường đầu tư chưa hoàn toàn ổn định sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực. Tuy vậy, theo dự báo, trong vòng năm năm nữa, Mỹ sẽ là thị trường dẫn đầu thế giới về doanh số giao dịch thẻ, Châu Âu đứng hàng thứ hai và khu vực Châu á Thái Bình Dương đứng hàng thứ 3. Sẽ có sự chuyển dịch tỷ trọng của thị trường. Tỷ trọng của khu vực Châu á - Thái Bình Dương ngày càng tăng và ngày càng có triển vọng là một thị trường phát triển. Có thể khẳng định rằng thị trường thẻ khu vực Châu á - Thái Bình Dương sẽ là một thị trường đứng đầu thế giới trong tương lai. Chương II Thực trạng công tác phát hành và kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng ngoại thương việt nam. I - Vài nét về Vietcombank và thị trường thẻ tín dụng Việt Nam 1.Lịch sử hình thành và tình hình kinh doanh của VCB : Kể từ ngày thành lập 1/4/1963 ngân hàng Ngoại thương Việt Nam luôn được biết đến là ngân hàng thương mại uy tín và hoạt đông hiệu quả nhất. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tài trợ đầu tư và trung gian thanh toán cho các giao dịch của nền kinh tế . Trong giai đoạn đổi mới của đất nước, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã có những bước tiến vững chắc : phát triển các chi nhánh tại tất cả các thành phố chính, hải cảng quan trọng và trung tâm thương mại phát triển, duy trì quan hệ đại lý với hơn 1000 ngân hàng tại 85 nước trên thế giới, trang bị hệ thống máy tính hiện đại nối mạng SWIET quốc tế. Đội ngũ cán bộ nhiệt tình, được đào tạo lành nghề . Đó là chìa khoá và động lực chính cho sự phát triển vững chắc, cung cấp dịch vụ chất lượng cao, giữ chữ tín với đông đảo bạn hàng trong và ngoài nước. Hệ thống ngân hàng Ngoại thương Việt nam có 23 chi nhánh ở hầu hết các thành phố và trung tâm buôn bán của cả nước, đảm bảo sự nhịp nhàng trong thanh toán thương mại và giao dịch xuất nhập khẩu. Ngoài ra ngân hàng còn có ba văn phòng đại diện ở liên bang Nga, Cộng hoà Pháp và Singapore, liên doanh với 3 đơn vị nước ngoài Hàn quốc, Nhật Bản và Singapore. Những thành quả của ngân hàng Ngoại thương đã được ghi nhận qua việc tạp chí Asian Money - Tạp chí tiền tệ uy tín nhất ở Đông nam á - bình chọn là ngân hàng hạng nhất của Việt Nam năm 95 và được nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp hạng đăc biệt. Trong một vài năm qua, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, VCB đang đứng trước những khó khăn lớn. Đó là môi trường kinh tế vĩ mô nổi lên những vấn đề làm ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung và Vietcombank nói riêng như tốc độ tăng trưởng kinh tế chững lại, tình hình thiểu phát xuất hiện..., thêm vào đó là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, ảnh hưởng của nó là tác động trực tiếp đến hoạt động ngoại hối của ngân hàng Ngoại thương. Trong bối cảnh như vậy, ngân hàng Ngoại thương đã có nhiều nỗ lực vượt qua khó khăn để đứng vững và hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. * Nguồn vốn: Trong năm 1999, tổng nguồn vốn của NHNT tăng trưởng liên tục và đạt 46272 tỷ VNĐ tại thời điểm 31/12/99, tăng 31,7 % so với cuối năm trước. Nếu loại trừ yếu tố tỷ giá thì tổng nguồn vốn tăng 24,7%, vượt chỉ tiêu kế hoạch ( 15% đề ra từ đâù năm). Bảng 1: Số liệu tổng nguồn vốn năm 98, 99 của NHNT Đơn vị : tỷ VNĐ, triệu USD Tỷ giá: USD/VND =14016 (12/99 ); 12985 (12/98 ) Chỉ tiêu 31.12.98 31.12.99 Tăng Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Giảm 1.VNĐ 11 456 32.6 13 154 28.4 14.8 2.Ngoại tệ 1 824 2 363 29.5 Ng.tệ quy VNĐ 23 687 67.4 33 118 71.6 TÔNG(QUY VNĐ) 35 143 100 46 272 100 31.7 ( Nguồn : Báo cáo tổng kết công tác năm 98, 99 của NHNT ) - Nguồn vốn ngoại tệ đạt 2 363 triệu USD (tương đương 33 118 tỷ VNĐ), chiếm 71,6% tổng nguồn vốn, tăng 29,5% so với cuối năm trước; - Nguồn vốn VNĐ đạt 13 154 tỷ đồng, chiếm 28,4% tổng nguồn vốn, tăng 14,8%. So với 31/12/98 cơ cấu nguồn vốn ngoại tệ và VNĐ trong tổng nguồn vốn thay đổi như sau : tỷ trọng vốn ngoại tệ tăng từ 67,4% lên đến 71,6% ; ngược lại tỷ trọng vốn VNĐ giảm từ 32,6% xuồng còn 28,4%. Theo số liệu về nguồn vốn có thể thấy nguồn vốn bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn ( (71,6%) trong tổng nguồn vốn của ngân hàng Ngoại thương. Điều đó chứng tỏ chính sách huy động vốn ngoại tệ của VCB rất hiệu quả trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Vietcombank không còn thế độc quyền trong kinh doanh ngoại tệ, ngoài các ngân hàng trong nước còn có cả các ngân hàng nước ngoài vốn rất giàu kinh nghiệm và có ưu thế vượt trội về kỹ thuật nghiệp vụ và công cụ thanh toán. Công tác huy động vốn trong dân cư cũng được ngân hàng chú trọng vì đây là nguồn vốn có chi phí rẻ nên việc tăng tỷ trọng nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn sẽ làm giảm tương đối chi phí vốn huy động. Năm 99 nguồn huy động tiết kiệm từ dân cư đạt 13 595 tăng 34,2% so với năm ngoái. * Hoạt động tín dụng: Công tác tín dụng luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động của VCB. Trong thời kỳ bao cấp, hoạt động tín dụng và đầu tư của VCB được thực hiện theo kế hoạch nhà nước. Khách hàng vay vốn chủ yếu là các doanh nghiệp chuyên doanh xuất nhập khẩu hàng hoá hoặc thực hiện theo yêu cầu của chính phủ. Hoạt động cho vay của ngâh hàng lúc đó còn mang nặng tính bao cấp. Bước sang thời kỳ đổi mới, VCB từng bước đổi mới hoạt động tín dụng của mình . Các hình thức sử dụng vốn được đa dạng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển mới của nền kinh tế. Ngoài các hình thức cho vay thông thường, Vietcombank còn thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính (leasing), mua trái phiếu Kho bạc, góp cổ phần liên doanh.... Vốn tín dụng đã được VCB đầu tư cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau: từ sản xuất đến thương mại, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng. Vốn tín dụng của VCB chủ yếu đầu tư vào các ngành kinh tế mũi nhọn, các tổng công ty lớn của nhà nước, các lĩnh vực liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, các dự án và các vùng được nhà nước ưu tiên, khuyến khích phát triển như: dầu khí, đường dây tải điện 500KV, hiện đại hoá ngành bưu chính viễn thông, xuất khẩu lương thực, lâm hải sản.... Cụ thể trong năm 99 : đến cuối tháng 12 tổng dư nợ cho vay trực tiếp đạt 11 498 tỷ, tăng 0,8% so với cuối năm ngoái. Doanh số cho vay và thu nợ đều tăng so với năm 98. Doanh số cho vay năm 99 đạt 28 395 tỷ quy VNĐ, tăng 9,8% . Doanh số thu nợ đạt 27831 tỷ quy VNĐ, tăng 7,0%. Đặc biệt cho vay trung dài hạn có tốc độ tăng cao cả về doanh số cho vay lẫn thu nợ. Doanh số cho vay trung dài hạn đạt 1385 tỷ VNĐ, tăng 30%. Doanh số thu nợ trung dài hạn là 180 tỷ, tăng 123%. * Hoạt động bảo lãnh: Ngay từ khi mới thành lập, ngân hàng Ngoại thương đã chủ trương phát triển nghiệp vụ này. Hàng năm doanh số bảo lãnh nhập khẩu luôn ổn định ở mức vài tỷ USD.Đặc biệt, trong những năm 90, khi nền kinh tế còn hết sức khó khăn, Vietcom bank đã bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhập tư liệu sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu thông qua hình thức L/C trả chậm với khối lượng rất lớn, tạo điều kiện cho công cuộc ổn định và phát triển kinh tế đất nước. Trong năm 99, dư nợ bảo lãnh nước ngoài chỉ còn 75,95 triệu USD, giảm 20,42 triệu tức là giảm 21% so với năm 98. Dư nợ bảo lãnh trong nước đạt 7 triệu USD và 110 tỷ đồng. Bảng 2: Số liệu công tác bảo lãnh của NHNT Đơn vị : triệu USD Chỉ tiêu Dư nợ Bảo lãnh Quá hạn 31/12/98 31/12/99 +/- % 31/12/98 31/12/99 +/- % Tổng số 96.37 75.95 -21 41.60 28.90 -31 -L/Ctrả chậm 68.15 49.60 -27 37.24 23.95 -36 -Thư bảo lãnh 28.22 26.35 -7 4.36 4.95 + 14 (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác 98, 99 của NHNT) * Hoạt động thanh toán quốc tế: Thanh toán quốc tế là một trong những nghiệp vụ truyền thống và cũng là điểm mạnh của VCB. Thông qua các quan hệ đối ngoại và thanh toán quốc tế, Vietcombank đã phục vụ tốt các mục tiêu kinh tế đặt ra trong từng giai đoạn phát triển cụ thể cuả đất nước. Trong những năm gần đây, mặc dù có ngày càng nhiều ngân hàng trong nước và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia thanh toán quốc tế nhưng giá trị thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank hàng năm vẫn tăng ổn định. Cụ thể đến cuối năm 99 tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng Ngoại thương đạt 6 577 triệu USD, chiếm 28% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước, tăng 580 triệu USD so với năm 1998.Trong đó: doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 3 242 triệu USD tăng 28%, chiếm 28% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.; doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 1335 triệu USD, chiếm 29% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. * Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Kinh doanh ngoại tệ là nghiệp vụ mang tính đặc trưng của một ngân hàng chuyên đối ngoại như VCB. Với một mạng lưới kinh doanh ngoại tệ được tổ chức tốt và một đội ngũ nhân viên tinh thông nghiệp vụ, VCB luôn thu được những kết quả khả quan trong lĩnh vực này. Bảng 3: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHNT (31/12/99) Đơn vị : triệu USD chỉ TIÊU 1998 1999 +/- % 1.Kinh doanh ngoại tệ trong nước Doanh số mua vào +NHNN&TCTD +Doanh nghiệp & cá nhân Doanh số bán ra +NHNN & TCTD +Doanh nghiệp & cá nhân 2 244 257 1 987 2 301 79 2 222 2 995 159 2 836 3 026 787 2 239 +34 -38 -43 +32 +896 +1 2.Kinh doanh ngoại tệ nước ngoài a-Doanh số mua vào b-Doanh số bán ra 1 836 1 830 2 659 2 650 +45 +45 (Nguồn : Báo cáo tổng kết công tác năm 98, 99 của NHNT ) + Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong nước: doanh số mua vào và bán ra tương ứng đạt 2 295 triệu USD và 3 026 triệu USD , tăng 34% và 32% so với năm 98. Doanh số mua ngoại tệ từ các khu vực doanh nghiệp và cá nhân lại có xu hướng tăng mạnh hơn với tốc độ tăng 43%, từ 1987 triệu USD năm 1998 lên 2 836 triệu USD. Kết quả này có được là do giá trị xuất khẩu tăng mạnh. Trong năm 99, lượng ngoại tệ bán trên thị trường liên ngân hàng lớn gấp 10 lần so với năm 98, đạt 787 triệu USD. +Hoạt động kinh doanh ngoại tệ nước ngoài: doanh số mua vào và bán ra đạt tốc độ tăng trưởng cao ở mức 45%. Tiếp tục thực hiện định hướng phát triển 10 năm của ngân hàng Ngoại thương theo phương châm “ An toàn – Hiệu quả - Phát triển “, căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của Nhà nước. Năm 2000 ngân hàng Ngoại Thương đã đặt ra các chỉ tiêu kinh doanh chính của năm 2000 : 1.Tăng trưởng nguồn vốn : 20% 2.Tăng trưởng dư nợ tín dụng : 15% 3.Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ : dưới 4% 4.Thị phần thanh toán xuất nhập khẩu: giữ mức 28% 2.Quá trình hình thành và phát triển thị trường thẻ tín dụng ở Việt Nam: Thẻ tín dụng là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt được lưu hành trên thế giới và rất phổ biến ở những nước phát triển ngay từ những năm 70. Thị trường thẻ Việt Nam chỉ biết đến thẻ tín dụng khi năm 90, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tiến hành nghiệp vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế với vai trò ngân hàng đại lý thanh toán cho các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài. Giai đoạn đầu, Vietcombank với các ưu thế về uy tín quốc tế và kinh nghiệm hoạt động trong thanh toán thương maị xuất nhập khâủ là ngân hàng Việt Nam duy nhất cung cấp dịch vụ về thẻ. Những lợi ích thiết thực và lợi nhuận kinh doanh từ hoạt động kinh doanh thẻ đã thu hút các ngân hàng khác tham gia. Do vậy việc chia sẻ thị trường là không thể tránh khỏi. Các ngân hàng đều chọn hướng đi giống nhau đó là: thí điểm làm đại lý thanh toán cho các ngân hàng nước ngoài, sau đó mới trực tiếp phát hành thẻ. Hình thức này đã đem lại một mức hoa hồng chắc chắn, kinh doanh và sự thận trọng kinh doanh cần thiết. Năm 1993, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phát hành thẻ ngân hàng đầu tiên, đưa công nghệ thẻ thông minh, là một trong những công nghệ hiện đại nhất thế giới, vào thị truờng Việt Nam. Tháng 4 năm 1995, cùng với ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, 3 ngân hàng thương mại khác ở Việt Nam: ngân hàng á Châu, First Vinabank, ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thẻ Quốc tế Mastercard. Đến tháng 8 năm 1996, ngân hàng Ngoại thương VN chính thức đứng trong tổ chức thẻ tín dụng quốc tế VISA. Tiếp theo sau đó là ngân hàng á Châu, ngân hàng Công thương VN và ngân hàng Sài Gòn công thương lần lượt trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ tín dụng quốc tế VISA. Vào cuối năm1997, loại thẻ tín dụng quốc tế thứ 2 – thẻ Visa đã được phát hành tại Việt Nam. Thị trường thẻ càng trở nên sôi động khi càng nhiều ngân hàng tham gia, ngoài các ngân hàng thương mại Việt Nam, còn có khoảng 25 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam như UOB, Hongkongbank...Đây đều là những ngân hàng có kinh nghiệm trong hoạt động thanh toán và phát hành các loại thẻ ngân hàng, bởi vậy tạo ra nhiều khó khăn cho các ngân hàng Việt Nam trong việc cạnh tranh. Vào tháng 8 năm 1996, Hội các ngân hàng thanh toán thẻ ở Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động với 4 thành viên là Vietcombank, ACB, EXIMBANKvà FIRST VINABANK nhằm tạo thống nhất trong hoạt động kinh doanh thẻ trên lãnh thổ Việt Nam, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh. 3.Đặc điểm thị trường thẻ tín dụng ở Việt Nam : Thị trường thẻ tín dụng ở Việt Nam là thị ttrường phụ thuộc chặt chẽ vào lượng thương nhân và khách du lịch vào Việt Nam . Từ năm 91 đến năm 96, tốc độ phát triển thanh toán thẻ trung bình khoảng 200% / năm. Nhưng từ năm 97 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trong khu vực đã làm giảm số lượng khách nước ngoài vào Việt Nam ( chín tháng cuối năm 1997 giảm 11% so với cùng kỳ 1996, chín tháng đầu năm 1998 vẫn tiếp tục giảm ) kéo theo doanh thu thẻ bị giảm. Môi trường pháp lý chưa được hoàn thiện vì chưa có một văn bản pháp qui chính thức nào ngoài qui định số 74/UD - nhà nước ngày 10/4/1993 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước về thể lệ tam thời phát hành sử dụng thẻ thanh toán. Mức phí và lãi áp dụng còn nhiều bất cập. Bên cạnh những khó khăn thị trường thẻ tín dụng Việt Nam còn có nhiều triển vọng mới : Mạng lưới các cơ sở chấp nhận thẻ ngày càng được mở rộng. Ngoài các loại hình cơ sở truyền thống như khách sạn, nhà hàng, siêu thị, các cửa hàng bán lẻ cũng tham gia mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ. Đến tháng 9/98 tổng số các đơn vị thanh toán thẻ trên toàn quốc đạt khoảng 3500 đơn vị, tăng 75%. Việc đầu tư công nghệ, thực hiện tự động hoá qui trình chấp nhận và thanh toán thẻ được quan tâm. Hiện nay khoảng 70% giao dịch thẻ được xử lý tự động thông qua các thiết bị EDC, CAT . II Thực trạng kinh doanh thẻ ở Vietcom bank : 1.Vietcombank - ngân hàng đi đầu trong việc thanh toán và phát hành thẻ tín dụng: Kinh doanh thẻ ngân hàng là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam. Vietcombank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai nghiệp vụ thanh toán thẻ (từ năm 1990 ) và phát hành thẻ tín dụng quốc tế ( Vietcom bank chính thức phát hành thẻ Master vào tháng 8/1996) . Bởi vậy Vietcom bank đã có ưu thế của người đến trước trong việc chiếm lĩnh thị trường còn hết sức mới mẻ. Trong suốt 5 năm ( từ năm 90 đến 94 ) Vietcom bank luôn chiếm vị trí độc tôn trong hoạt động thanh toán thẻ tín dụng tín dụng quốc tế ở Việt Nam. Từ năm 1995 khi có các ngân hàng khác cùng tham gia vào thị trường thẻ, thị phần chiếm giữ thị trường của Vietcom bank đã giảm dần qua các năm. Năm 1996 Vietcom bank chiếm 75% thị phần, năm 97 tỷ lệ đó giảm còn 62% năm 98 chiếm 50% và năm 99 còn 48%. Điều đó không phải là sự suy giảm hoạt động kinh doanh mà chỉ thuần tuý là do sự cạnh tranh mạnh mẽ của thị trường thẻ . Bên cạnh đó Vietcom bank còn là ngân hàng Việt nam đầu tiên mạnh dạn đưa máy ATM vào hoạt động trong điều kiện viễn thông chưa ổn định, trình độ dân trí về sản phẩm này còn hạn chế .., điều này đã chứng minh vai trò tiên phong của ngân hàng Ngoại thương Việt nam trong việc đổi mới công nghệ, giúp cho việc mở rộng và phát triển kinh doanh thẻ trong những năm tới. 2.Hoạt động kinh doanh thẻ tại Vietcombank : 2.1 Một số quy định về thẻ tín dụng Vietcombank: Thẻ tín dụng do VCB phát hành là thẻ tín dụng quốc tế (VCB Mastercard và VCB Visacard) lưu hành trên phạm vi toàn cầu. Thẻ tín dụng được phát hành trên cơ sở bằng đồng Việt nam, sử dụng để thanh toán hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng và để rút tiền mặt tại máy ATM hoặc các ngân hàng đại lý. Trong trường hợp sử dụng thẻ thanh toán ở nước ngoài, Tổ chức thẻ sẽ chuyển đổi sang USD theo tỷ giá thị trường do Tổ chức thẻ quốc tế công bố và báo nợ cho ngân hàng ngoại thương(NHPH). NHNT sẽ quy đổi số tiền đó ra VND theo tỷ giá trung bình giữa giá mua và giá bán do NHNT VN công bố vào ngày ghi nợ tài khoản thẻ.Trường hợp CSCNT tính giá hàng hoá dịch vụ bằng ngoại tệ thì NHNT cũng quy đổi ngoại tệ đó ra VND theo tỷ giá trung bình giữa giá mua và giá bán do NHNT công bố vào nhày ghi nợ tài khoản thẻ. *Đối tượng sử dụng thẻ: +Cá nhân người Việt nam và người nước ngoài làm việc ở Việt nam được các tổ chức nơi cá nhân công tác đứng ra yêu cầu ngân hàng cho cá nhân sử dụng thẻ với trách nhiệm thanh toán của chính tổ chức đó. Các tổ chức đứng ra yêu cầu ngân hàng cho sử dụng thẻ có thể có tài khoản hoặc không có tài khoản ở VCB, tuỳ thuộc vào uy tín của tổ chức đó và do giám đốc chi nhánh quyết định. +Người Việt nam có thu nhập cao, ổn định và có địa chỉ nơi ở, công tác rõ ràng, chấp nhận mở tài khoản ở VCB và được cơ quan hàng tháng chuyển lương thẳng vào tài khoản . +Người Việt nam có tài khoản cá nhân, tiền gửi tiết kiệm tại VCB, dùng làm ký quỹ hoặc có tài sản thể chấp cho VCB theo chế độ tín dụng thẻ. +Các cá nhân người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt nam thuộc các văn phòng tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao, thương mại, các công ty có vốn nước ngoài chấp nhận mở tài khoản cá nhân tại VCB, có thời gian làm việc còn lại ở Việt nam không dưới 2 năm, có nguồn thu nhập ổn định. *Phạm vi sử dụng thẻ : +Thanh toán hàng hoá và dịch vụ tại các cơ sở chấp nhận thẻ trong và ngoài nước. +ứng tiền mặt tại các quầy, phòng giao dịch của VCB, cũng như tại các ngân hàng đại lý thanh toán của VCB. +Hưởng một số dịch vụ do VCB cung cấp: <ứng tiền mặt từ máy ATM của VCB cũng như của các ngân hàng khác ở trong và ngoài nước. <Xem số dư tài khoản và các thông tin khác liên quan đến tài khoản của chủ thẻ. <Giao dịch điện thoại, thanh toán chuyển khoản. 2.2Kết quả hoạt động thanh toán và phát hành thẻ tín dụng : Là ngân hàng đầu tiên cung ứng dịch vụ thẻ hiện Vietcombank có thị phần kinh doanh thẻ tín dụng lớn nhất, đến cuối năm 98 nó vẫn chiếm 50% doanh số. Tuy nhiên cũng như các ngân hàng khác, vì kinh doanh thẻ tại Vietcombank lệ thuộc nặng nề vào dòng khách nước ngoài. Khi lượng khách quốc tế giảm, kéo theo doanh số thanh toán thẻ tín dụng cũng giảm theo. Hơn nữa giữa môi trường cạnh tranh gay gắt Vietcombank khó có thể duy trì vị trí “ độc tôn “ của mình trên thị trường thẻ Việt Nam. Hiện nay, VCB đang thực hiện thanh toán 4 loại thẻ là: Visa, Mastercard, American express, JCB Từ chỗ chiếm 100% thị phần thanh toán thẻ tín dụng đến năm 1997 Vietcom bank chỉ còn 35% thị phần thanh toán thẻ Master Card và 55% thị phần thanh toán thẻ Visa card, doanh số thanh toán năm 97 của Vietcombank giảm 23% so với năm 96, sang năm 98 doanh số tiếp tục giảm 21% so với năm 97. Năm 99 tình hình khả quan hơn, doanh số thanh toán thẻ chỉ giảm 7% so với năm 98 chủ yếu do các ngành dịch vụ du lịch, dịch vụ ăn uố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0072.doc
Tài liệu liên quan