Đề tài Giải pháp hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam

MỤC LỤC

Phần mở đầu.1

1.1 Khái niệm và bản chất của TTCK.2

 1.1.1 Các quan điểm về TTCK.2

 1.1.2 Khái niệm TTCK.2

 1.1.3 Bản chất của TTCK. .2

1.2 Vai trò và nguyên tắc hoạt động của TTCK.3

 1.2.1 Vai trò của TTCK. 3

a) Vai trò của TTCK .3

b) Nhược điểm của TTCK. .4

 1.2.2 Nguyên tắc của TTCK . .4

1.3 Vị trí cấu trúc của TTCK . 5

 1.3.1Vị trí của TTCK. 5

 1.3.2 Cấu trúc của TTCK. 5

1.4 Hàng hoá trên TTCK. 7

 1.4.1 Tráiphiếu. .7

 1.4.2 Cổ phiếu. 9

 1.4.3 Chứng chỉ có nguồn gốc từ chứng khoán.11

1.5 Các chủ thể tham gia trên TTCK.11

 1.5.1 Nhà phát hành.12

1.5.2 Nhà trung gian.12

1.5.3 Nhà đầu tư.12

1.5.4 Các tổ chức quản lý giám sát và hỗ trợ . .13

Chương 2 Thực trạng tình hình hoạt động của TTCK Việt Nam hiện nay

2.1 Thực trạng về hoạt động của TTCK Việt Nam

 trong những năm gần đây.14

· Quá trình hình thành và phát triển.14

· Hoạt động của TTCK. 15

2.2 Đánh giá tình hình hoạt động của TTCK Việt Nam hiện nay. 19

2.2.1Kết quả đạt được.19

2.2.2 Hạn chế. .21

a) Hạn chế.21

b) Nguyên nhân.23

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và phát triển TTCK Việt Nam

3.1 Định hướng phát triển của TTCK Việt Nam đến năm 2010.25

 3.1.1 Mục tiêu chiến lược tổng quát.25

 3.1.2 Định hướng phát triển TTCK Việt Nam đến 2010.26

3.2 Giải pháp.27

 3.2.1 Giải pháp trước mắt.27

 3.2.2 Giải pháp lâu dài.30

3.3 Một số kiến nghị với Chính phủ.30

Kết luận .32

Tài liệu tham khảo 33

 

 

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoán với số lượng lớn trên thị trường. Các định chế này có thể tồn tại dưới các hình thức sau: công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, quỹ lương hưu, công ty tài chính, ngân hàng thương mại và các công ty chứng khoán. 1.5.4 Các tổ chức quản lý, giám sát và hỗ trợ. - Uỷ ban chứng khoán nhà nước: là cơ quan thuộc chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với TTCK. - Sở giao dịch chứng khoán: là cơ quan thực hiện vận hành thị trường và ban hành những quyết định điều chỉnh các hoạt động giao dịch CK trên sở phù hợp với các quy định của luật pháp và UBCK. - Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm: là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn và theo những điều khoản đã cam kết của công ty phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể. - Trung tâm lưu ký và thanh toán bù trừ: là các trung tâm làm nhiệm vụ giữ hộ các cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường và làm nhiệm vụ thanh toán bù trừ giữa các nhà đầu tư khi tiến hành mua bán chứng khoán. Chương 2: Thực trạng tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam 2.1 Thực trạng tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán trong những năm vừa qua Quá trình hình thành và phát triển Thị trường chứng khoán ở Việt Nam được khởi xướng từ năm 1992 nhưng đến cuối tháng 7/2000 mới đi vào hoạt động. Tính đến cuối tháng 12/2003 có 123 chứng khoán niêm yết, trong đó có 22 cổ phiếu, với giá trị vốn 1120 tỷ đồng và 101 trái phiếu, với giá trị vốn 11461 tỷ đồng; 13 công ty chứng khoán thành viên, trong đó 6 công ty của ngân hàng. Số còn lại là của các doanh nghiệp và thị trường chứng khoán tư nhân. Đến ngày 31/12/2003 đã có 700 phiên giao dịch khớp giá một lần (mỗi phiên có 1 giá giao dịch), từ đầu năm 2002 đến nay mỗi tuần giao dịch 5 phiên, hiện nay mỗi phiên khớp giá 2 lần. Trong hơn 4 năm hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam đã diễn biến qua 3 giai đoạn rõ rệt: Giai đoạn đầu: từ ngày giao dịch đầu tiên đến giữa tháng 6/2001, thời kỳ khủng hoảng thiếu trầm trọng, cầu vượt cung hàng chục lần, giá cổ phiếu tăng đồng loạt, tăng hết mức khống chế. Chỉ số VN-Index từ 100 điểm ngày giao dịch đầu tiên, đến ngày 25/6/2001 lên đến 571,04 điểm, giá cổ phiếu bình quân tăng từ 7 – 10 lần. Giai đoạn hai: Từ ngày 25/6/2001 đến đầu tháng 11/2001, thị trường khủng hoảng thừa, giá giảm đồng loạt, giảm liên tục, giảm hết mức khống chế; VN- Index từ 571,04 điểm sau chưa đầy 4 tháng xuống còn 190 điểm (giảm 3 lần). Giai đoạn 3: Từ cuối năm 2001 đến nay, thị trường trong tình trạng trầm lắng, VN-Index tiếp tục đi xuống, nhưng ở mức nhẹ hơn, năm 2003 chỉ số biến động trong khoảng từ 140 – 150 điểm. Doanh số giao dịch cổ phiếu trong 2 năm 2002 – 2003 bình quân mỗi phiên từ 2-3 tỷ đồng, thời kỳ cao nhất trước đây mỗi phiên từ 30- 35 tỷ đồng vì giá thị trường giảm liên tục trong một thời gian dài, nên hầu hết người đầu tư đều bị thua lỗ, một bộ phận lớn đã bổ việc hoặc đóng băng tài khoản, số người tham gia rất ít. Và, vì doanh số giao dịch thấp, các công ty chứng khoán bị thua lỗ. Năm 2004, quỹ đầu tư chứng khoán đầu tiên đã tiến hành huy động vốn và đi vào hoạt động. Tính đến hết tháng 6/ 2004; có 820 phiên giao dịch đã được thực hiện thành công tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh với tổng giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên hơn 17 tỷ đồng. Ngày 30/6/2004 chỉ số VN-Index là 249,7 điểm tăng 80,56 điểm cơ sở (khoản 47,6%) so với dầu năm. Tổng giá trị thị trừơng tính cùng thời điểm là 3,4% GDP tăng hơn 2 lần so với năm 2003. Như vậy tốc độ suy giảm của thị trường chứng khoán đã chậm hẳn và thị trường chứng khoán đang có dấu hiệu hồi phục. Một kế cục mang lại nhiều hy vọng mới cho năm 2004. Hoạt động của thị trường chứng khoán - Về công tác tổ chức và vận hành TTGDCK Trung tâm giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (TTGDCK) được tổ chức theo mô hình tập trung với quy mô nhỏ, thực hiện chức năng xác định giá chứng khoán theo quan hệ cung cầu và tạo cơ hội luân chuyển vốn cho nhà đầu tư. Khi thị trường bắt đầu hoạt động chỉ có 2 cổ phiếu được niêm yết, giao dịch tại TTGDCK với tổng giá trị vốn niêm yết là 270 tỷ đồng, đến nay tổng giá trị chứng khoán niêm yết là gần 6600 tỷ đồng bao gồm trên 1000 tỷ đồng cổ phiếu của 21 công ty cổ phần và trên 5500 tỷ đồng trái phiếu chính phủ và trái phiếu NH Đầu tư và Phát triển, Thời gian đầu TTGDCK chỉ thực hiện giao dịch 3 phiếu 1 tuần, từ tháng 3/2002 đã nâng lên 5 phiên 1 tuần. Tính đến 30/6/2003 TTGDCK đã tổ chức được 570 phiên giao dịch chứng khoán liên tục, an toàn, trị giá chứng khoán giao dịch đạt gần 3700 tỷ đồng trong đó giao dịch cổ phiếu khoảng 88% và giao dịch trái phiếu gần 12%. TTGDCK đã thực hiện tốt chức năng của một lưu ký chứng khoán trong điều kiện cơ sở kỹ thuật cũng như nhân lực còn hạn chế. Hệ thống lưu ký hoạt động tương đối hiệu quả, vì thế đã rút ngắn thời gian thanh toán từ 4 ngày xuống còn 3 ngày… Từ 20/6/2003 TTGDCK đã áp dụng một số giải pháp kỹ thuật như: hạ thấp lô giao dịch cổ phiếu, tăng từ 1 lên 2 lần khớp lệnh tong một phiên giao dịch, bổ sung lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh, giảm tỷ lệ ký quỹ tối thiểu xuống 70%. Việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật bước đầu có tác dụng thu hút thêm các nhà đầu tư, đa dạng hình thức lệnh giao dịch, tăng thêm lựa chọn cho nhà đầu tư, tập dượt cho việc khớp lệnh sau này. - Về phát triển hàng hoá cho TTCK Đến 30/6/2003, UBCKNN đã cấp phép đăng ký lại để niêm yết lại cho 21 công ty cổ phần với tổng giá trị cổ phiếu niêm yết là 1086 tỷ đồng; cấp phép niêm yết cho ngân hàng Đầu tư và Phát triểnvới tổng giá trị trái phiếu niêm yết 157 tỷ đồng. TTGDCK đã phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức hơn 50 đợt trái phiếu chính phủ, trái phiếu của quỹ hỗ trợ đầu tư và phát triển được hơn 5400 tỷ đồng đưa ra niêm yết trên TTGDCK. UBCKNN cũng đã cấp giấy phép phát hành thêm cổ phiếu cho 5 công ty với tổng giá trị trên 155,4 tỷ đồng. Hiện nay UBCKNN đang xem xét hồ sơ xin đăng ký niêm yết cổ phiếu của 2 công ty (Công ty cổ phần cơ khí xăng dầu và Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết). Qua 4 năm hoạt động cho thấy công tác tạo hàng hoá cho TTCK là rất quan trọng. Mặc dù trong thời kỳ đầu việc triển khai công tác này còn nhiều khó khăn, song đến nay số lượng hàng hoá niêm yết đạt trên 6000 tỷ đồng, đây là một sự cố gắng rất lớn của UBCKNN cũng như các Bộ, ngành, địa phương. Các công ty niêm yết bước đầu đã thực hiện tốt các quy định về công bố thông tin trên TTCK và chú trọng nâng cao chất lượng quản trị công ty. Tuy nhiên, do TTCK là một lĩnh vực mới, phức tạp nên các công ty niêm yết cũng đã bộc lộ một số hạn chế nhất định. Hiện nay việc phát triển cho TCK đang gặp nhiều khó khăn, số lượng hàng hoá có tăng nhưng rắt chậm, các công ty niêm yết chủ yếu vẫn là các công ty có quy mô vốn nhỏ, chưa có phát hành trái phiếu công ty. Trái phiếu công trình niêm yết trên TTGDCK; khối lượng trái phiếu chính phủ đấu thầu qua TTGDCK còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu huy động vốn. - Về hoạt động của các tổ chức trung gian tên thị trường. +Hoạt động của công ty chứng khoán Đến 30/6/2002, UBCKNN đã cấp phép cho 12 công ty chứng khoán với tổng số vốn điều lệ là 465 tỷ đồng để triển khai các nghiệp vụ: môi giới bảo lãnh phát hành, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư và tư vấn đầu tư. Qua 3 năm tham gia thị trường, về cơ bản các công ty chứng khoán đều tuân thủ các quy định pháp lệnh về chứng khoán và TTCK. Bước đầu, các công ty chứng khoán đã tập trung hoàn thiện bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực nghiệp vụ phục vụ khách hàng; một số công ty đã tăng vốn điều lệ, sử dụng phương thức nhận lệnh giao dịch gián tiếp qua fax, mạng trực tuyến…, mở thêm chi nhánh, phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh, tại các tỉnh,thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Đà Nẵng, các công ty chứng khoán đã xây dựng được một đội ngũ nhân viên nghiệp vụ kinh doanh được đào tạo tốt. + Hoạt động của các tổ chức trung gian,hỗ trợ khác UBCKNN đã chọn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam làm ngân hàng chỉ định thanh toán, thực hiện thanh toán tiền cho các giao dịch chứng khoán. Tính đến 30/6/2003, ngân hàng đã thực hiện thanh toán bù trừ cho các giao dịch chứng khoán một cách kịp thời, chính xác với tổng số tiền khoảng 1000 tỷ đồng. Hiện nay ngân hàng thanh toán đang triển khai hoạt động theo hướng vừa là hoạt động lưu ký vừa là ngân hàng phục vụ hoạt động của TTCK. Để phục vụ cho chuyển giao chứng khoán nhanh chóng, an toàn và thực hiện dịch vụ liên quan đến quyền của người nắm giữ chứng khoán, đến nay đã có 5 ngân hàng lưu ký và 11 công ty chứng khoán. Hiện nay thị trường chứng khoán đã có hệ thống lưu ký chứng khoán tập trung hoạt động ổn định. Nhà đầu tư nước ngoài đã được phép mở tài khoản giao dịch trực tiếp tại các công ty chứng khoán, ngân hàng trong nước, do vậy đã có tác động tích cực khuyến khích sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường. Tuy vậy hiện nay cơ sở vật chất của hệ thống này còn yếu kém, nghiệp vụ lưu ký, đăng ký và thanh toán bù trừ chưa được tự động hoá, phải xử lý thủ công làm tăng thời gian, chi phí, độ an toàn thấp. Đến nay, UBCKNN đã chấp thuận cho 7 tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán báo cáo tài chính của các tổ chức phát hành niêm yết chứng khoán và tổ chức kinh doanh chứng khoán gồm 6 tổ chức kiểm toán trong nước và 1 tổ chức kiểm toán nước ngoài. Các tổ chức kiểm toán được chấp thuận đã đáp ứng được yêu cầu kiểm toán cho các đối tượng tham gia thị trường chứng khoán; mặc dù vậy trong quá trình triển khai nhiệp vụ này một số tổ chức kiểm toán cũng có những thiếu sót nhất định, chất lượng báo cáo kiểm toán chưa cao. UBCKNN đã phối hợp chặt chẽ với Bộ tài chính trong việc quản lý các tổ chức kiểm toán để có các biện pháp quản lý kịp thời. - Về tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước Mặc dù TTCK Việt Nam mới hình thành và hoạt động được 3 năm nhưng đã thu hút được sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Số lượng các nhà đầu tư tham gia thị trường liên tục tăng: cuối năm 2000 có gần 3000 tài khoản giao dịch; cuối năm 2001 có gần 9000 tài khoản giao dịch, cuối năm 2002 có hơn 13000 tài khoản và đến 30 thị trường chứng khoán;30/6/2003 có hơn 14500 tài khoản giao dịch, trong đó có hơn 90 nhà đàu tư tổ chức và 35 nhà đầu tư nước ngoài. Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài góp phần quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của thị trường. Trên thực tế, nhà đầu tư tham gia thị trường chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân, ít vốn, tham gia thị trường mang tính chất thăm dò, khi thị trường có dấu hiệu bất ổn thì rút vốn tại thị trường. Nhà đầu tư còn vốn quá ít. Số lượng tài khoản giao dịch thường xuyên giao dịch chỉ khoảng 100 tài khoản. Mặt khác, do quy mô của thị trường nhỏ, chính sách đối với nhà đầu tư nước ngoài chưa thực sự rõ ràng, cơ chế mở tài khoản lưu ký, giao dịch còn phức tạp nên chưa thu hút được đông đảo đầu tư nước ngoài; phần lớn nhà đầu tư nước ngoài là người cư trú tại Việt Nam. - Về công tác quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán. + Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý UBCKNN phối hợp với cơ quan đã xây dựng được một hệ thống các văn bản pháp luật về chứng khoán và các chính sách quản lý thị trường chứng khoán tương đối đầy đủ để điều chỉnh các hoạt động trên thị trường chứng khoán: Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của chính phủ chứng khoán và thị trường chứng khoán; Nghị định số 22/2000/NĐ-CP ngày 10/7/2000 về xử phạt hành chính …. Hiện nay, UBCKNN đã hoàn thành dự thảo nghị định thay thế Nghị định số 48/1998/NĐ-CP, dự thảo Quyết định của thủ tướng chính phủ về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào TTCK Việt Nam trình chính phủ ký ban hành; đang dự thảo nghị định định số 22/2000/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán ban hành trong năm 2003. Xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển thị trường chứng khoán UBCCNN đã trình chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam trong giai đoạn tới. + Công tác thanh tra giám sát hoạt động thị trường Thời gian vừa qua công tác thanh tra giám sát được tập trung chủ yếu và vấn đề tuân thủ quy định của pháp luật của các tổ chức tham gia trong thị trường. Qua đó kịp thời phát hiện nhứng thiéu sót của công ty niêm yết. Bên cạnh đó thanh tra UBCKNN đã kiểm tra, khuyến nghị TTGDCK cần tăng cường giám sát các hoạt động giao dịch chứng khoán, kịp thời phát hiện nhứng giao dịch không công bằng để có biện pháp giao dịch thích hợp. Các năm vừa qua đã thực hiện được nhiều đợt thanh tra định kỳ cũng như thanh tra, xử lý các trường hợp đột xuất; đã xử phạt hành chính vi phạm công bố thông tin của công ty đồ hộp Hạ long và công tycổ phần đồ hộp Biên Hoà …. + Công tác đào tạo, tuyên truyền Trong thời gian qua Trung tâm Nghiên cứu và bồi dưỡng nghiệp vụ chứng khoán trực thuộc UBCKNN đã mở 18 lớp học miễn phí cho trên 2500 người làm công tác tuyên truyền,báo chí và công chúng quan tâm; thực hiện hàng chục chuyên đề về TTCK trên đài truyền hình Việt Nam: mở 65 lớp đào tạo cơ bản và năng cao về TTCK cho hơn 4200 học viên. Văn phòng đại diện của UBCKNN tại TP HCM đã tích cực phổ biến, tuyên truyền hiểu biết về TTCK cho lãnh đạo các ban nghành tại 11 tỉnh, thành phố miền Trung và miền Nam. Thời gian tới cần đẩy mạnh công tác đào tạo, tuyên truyền để mở rộng phạm vi, tăng số lượng các đối tượng tham gia TTCK. + Hợp tác quốc tế UBCKNN đã tranh thủ được sự giúp đỡ song phương và đa phương từ hơn 20 quốc gia, và các uỷ ban chứng khoán, các sở giao dịch chứng khoán và các tổ chức tài chính quốc tế khác như Ngân hàng phát triển châu á (ADB), Công ty tài chính quốc tế (IFC) trong trợ giúp xây dựng khuôn khổ pháp lý, thực hiện thông lệ quốc tế về quản trị công ty, xây dựng lộ tình phát triển thị trường vốn cũng như đào tạo nguồn nhân lực cho TTCK Việy Nam ….Ngoài ra UBCKNN chính thức gia nhập Tổ chức quốc tế các uỷ ban chứng khoán vào tháng 5/2001có điều kiện tranh thủ kỹ thuật từ các tổ chức cũng như các nước hội viên trong việc phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. +Xây dựng cơ sở vật chất và đào tạo lại nhân lực Đã xây dựng được các hệ thống máy móc thiết bị phục vụ giao dịch, thanh toán, lưu ký chứng khoán; trụ sở và trang thiết bị phục vụ hoạt động quan lý, kinh doanh chứng khoán, đây là điều kiện quan trọng cho sự phát tiển sắp tới. Hiện nay, TTGDCK đang xây dựng hệ thống giao dịch hiện đại; các công ty chứng khoán đã đang có kế hoạch nâng cấp hệ thống thiết bị phục vụ kinh doanh chứng khoán và mở rộng phạm vi quy mô hoạt động…. Cùng với quá trình chuẩn bị thành lập TTCK, UBCKNN đã hình thành được tổ chức bộ máy bao gồm bộ phận chức năng theo quy định của của chính phủ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hoạt động thị trường. UBCKNN coi trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực tổ chức cho hơn 1000 lượt cán bộ tham gia các lớp đào tạo về chuyên môn, ngoại ngữ, quản lý nhà nước, tài chính, quản trị doanh nghiệp, kế toán, kiểm toán,; hơn 400 lượt các bộ được cử đi tham gia học tập, khảo sát ngắn hạn tại nước ngoài; hơn 50 cán cán bộ được cử đi đào tạo sau đại học… 2.2. Đánh giá tình hình hoạt động của thị trường chứng khoánViệt Nam hiện nay. 2.2.1. Kết quả đạt được Thứ nhất, đã mở ra một thị trường chứng khoán theo mô hình tập trung với quy mô nhỏ. Hoạt động của thị trường chứng khoán mặc dù chưa phát triển mạnh như mong muốn song bước đầu đã được triển khai khá suôn sẻ, không gây ra những biến động lớn hoặc tác động tiêu cực tới đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Trên cơ sở đó các chủ thể tham gia trên thị trường, từ các cơ quan lãnh đạo, tổ chức quản lý, điều hành, người đầu tư, các tổ chức môi giới kinh doanh và các công ty niêm yết tự rút ra những bài học cho chính mình để có một tương lai tốt hơn. Thứ hai, đã xây dựng được một hệ thống các tổ chức trung gian tham gia hoạt động trên thị trường chứng khoán, bao gồm các công ty chứng khoán, các tổ chức lưu ký, ngân hàng lưu ký, ngân hàng chỉ định thanh toán. Các trung gian tài chính đã làm tốt vai trò môi giới mua bán chứng khoán trên thị trường tập trung; tích cực tham gia bảo lãnh phát hành và tư vấn cho các công ty trong việc niêm yết và cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư, thực hiện tốt việc thanh toán, bù trừ các giao dịch chứng khoán trên thị trường. Thứ ba, đã hình thành được tâm lý đầu tư chứng khoán trong công chúng, sự ham muốn đầu tư chứng khoán trong công chúng tốt hơn khi chưa có thị trường. Hiện nay công chúng đã dần làm quen với một phương thức đầu tư mới với khoảng 14500 nhà đầu tư, trong đó có hơn 90 nhà đầu tư có tổ chức và 35 nhà đầu tư nước ngoài. Thứ tư, hoạt động của thị trường chứng khoán góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nứơc và áp dụng những thông lệ tốt nhất trong quản trị công ty trong đó việc thực hiện công khai thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh và quản trị doanh nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng tạo ra tiền đề phấn đấu cho sự phát triển vững chắc của doanh nghiệp nói chung và công ty niêm yết nói riêng. Thứ năm, hoạt động quản lý, vận hành thị trường của UBCKNN và TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh đã có những cải tiến và từng bước hoàn thiện trên cơ sở rút kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn, Công tác hoạch định chính sách và định hướng phát triển thị trường chứng khoán đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu trước mắt và bước đầu hoạch định chiến lược lâu dài cho thị tường. Khung pháp lý, các chính sách cho hoạt động và khuyến khích tham gia thị trường chứng khoán, các đề xuất giải pháp được xây dựng bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh, giám sát hoạt động, thu hút các đối tượng đầu tư và kinh doanh trên thị trường chứng khoán. Chúng ta đã xây dựng được một thị trường có hệ thống giao dịch khá hiện đại, việc giao dịch diễn ra an toàn không có sai sót kỹ thuật,. Tuy nhiên mới ở giai đoạn đầu phát triển, thị trường chứng khoán đã có một bước tiếp cận nhất định với những chuẩn mực quốc tế trong việc phát triển thị trường chứng khoán và thu hút nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Thị trường chứng khoán Việt Nam đạt được các kết quả trên là nhờ những thuận lợi cơ bản sau: Thứ nhất, chúng ta có hệ thống chính trị ổn định, hơn mười lăm năm đổi mới, từ đại hội Đảng khoá VI năm 1986, chúng ta thu hút được những thành quả đáng phấn khởi, uy tín của Đảng cộng sản Việt Nam được củng cố, nhân dân tin đảng, mới chấp hành tốt chủ trương đường lối đổi mới của Đảng. Thứ hai, nền kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng cao và ổn định, mức tăng GDP hàng năm bình quân từ 6% đến 7%, năm 1986 tăng 2,4 so với năm 1995…lạm phát được kiểm soát ở mức dưới 10% một năm (năm 1995: 12,7%; năm 1996: 4,5%; năm 2002: 3,1%..). Thứ ba, chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang giải phóng sức lực cho sản xuất kinh doanh, huy động mọi nguồn lực cho phát triển thị trường chứng khoán đáp ứng cho nhu cầu đầu tư và phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam. Thứ tư, quá trình cải cách và cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Việt Nam đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh theo luật các tổ chức tín dụng. Hệ thống này bao gồm ngân hàng nhà nước, các ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng cổ phần, công ty tài chính … đã có sự cạnh tranh hợp tác mạnh mẽ, hiệu quả kinh doanh tăng lên, lãi suất cho vay ngày một giảm tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch mua bán chứng khoán ở nước ta. Thứ năm, nhà nước quyết tâm cao trong việc tạo hàng hoá cho thị trường, đó là đã phát hành 4000 tỷ đồng công trái cây dựng tổ quốc, một khối lượng lớn trái phiếu đặc biệt của chính phủ nhằm tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại quốc doanh, tín phiếu kho bạc, trái phiếu ngân hàng đầu tư và phát triển khoảng 2000 tỷ đồng, thường xuyên đổi mới cải cách doanh nghiệp nhà nước, thực CPH các doanh nghiệp nhà nước, thực hiện cổ phần hóa nhằm tăng cường chứng khoán có uy tín cho thị trường. Thứ sáu, chúng ta đang tiến hành cải cách đổi mới nền hành chính quốc gia, tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật, đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức đủ “tâm” đủ ‘tầm’ hoành thành tốt nhiệm vụ. Thứ bảy, hệ thống công nghệ thông tin của ta đang phát triển theo chiến lược tăng tốc của nghành bưu điện. Phát triển hệ thống thông tin hiện đại là điều kiện hỗ trợ phát triển TTCK Việt Nam. Thứ tám, con người Việt Nam bản chất cần cù, chịu khó, thông minh, dễ tiếp cận với cái mới, ham học hỏi. Vì thế trong thời gian không xa chúng ta sẽ có những chuyên gia chứng khoán, những nhà tạo lập thị trường và phân tích chuyên nghiệp. Thứ chín, nước ta là nước đang phát triển, tài nguyên thiên nhiên chưa được thăm dò, khai thác, đây là yếu tố quan trọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Thứ mười, các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán như : Thông báo số 91/TB/TW, ngày 28/9/1991 của thường vụ Bộ chính trị về việc chuẩn bị thành lập TTCK ở Việt Nam; Nghị định số 75/1996/NĐ-CP ngày 28/11/1996 của thủ tướng về thành lập Uỷ Ban cứng khoán nhà nước;… Đây là hệ thống văn bản pháp luật cơ sở bước đầu cho hoạt động của TTCK Việt Nam. 2.2.2 Hạn chế a, Hạn chế Một là: Hạn chế về mặt khuôn khổ pháp luật và năng lực hoạch định chính sách. Xét trên phương diện khuôn khổ luật pháp, trở ngại lớn nhất hện nay là TTCK chưa có được một Luật Chứng khoán toàn diện và đầy đủ. Lĩnh vực chứng khoán và TTCK còn chịu sự điều tiết của các văn bản pháp luật khác như Luật Doanh nghiệp, luật tổ chức tín dụng, Luật phá sản. Do vị thế pháp lý của NĐ144 thấp hơn các luật liên quan và môi trường pháp lý hiện hành còn chưa đầy đủ thì những bất cập xung quanh những văn bản pháp luật liên quan đến TTCK là điều khó tránh khỏi. Một môi trường pháp lý ổn định và đầy đủ là nhân tố đầu tiên để đảm bảo lòng tin của các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài chỉ có thể đầu tư vào TTCK nếu họ cảm thấy vốn đầu tư cũng như kỳ vọng sinh lời của họ được đảm bảo, được bảo vệ bởi một khuôn khổ pháp luật minh bạch và an toàn. Điều này cho thấy sự cần thiết và tầm quan trọng của việc xây dựng một Luật Chứng khoán. Bên cạnh đó, năng lực hoạch định chính sách và thực thi luật pháp cũng là một vấn đề cần tính đến. Đánh giá một cách khách quan, UBCK và những cơ quan quản lý liên quan khác trên thị trường vốn chưa có đủ năng lực cần thiết để thực hiện chức năng quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi các chính sách trên TTCK một cách hiệu quả. Điều này xuất phát từ thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý thị trường thiếu kinh nghiệm, khả năng xây dựng và thực thi các chính sách thích hợp nhằm khuyến khích sự phát triển của thị trường, thu hút và bảo vệ nhà đầu tư. Hai là: Hạn chế về mặt thể chế thị trường. Xét trên góc độ thu hút vốn đầu tư thì những hạn chế về mặt thể chế thị trường là một trở ngại đáng kể, không chỉ trên phương diện đảm bảo an toàn cho chu trình lưu chuyển vốn đầu tư mà còn trên phương diện duy trì tính toàn vẹn của công chúng đầu tư trong và ngoài nước. Đối với một thị trường mới hình thành và phát triển thì việc chưa có được một thể chế thị trường hoàn chỉnh là điều tất yếu. Sự vắng mặt của các tổ chức tự quản, tổ chức định mức tín nhiệm, trung tâm lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán, phạm vi hoạt động còn hạn hẹp và tính chuyên môn hoá chưa cao của các công ty chứng khoán, sự hạn chế trong tư cách độc lập của cơ quan quản lý chứng khoán là những điểm yếu khiến cho nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài coi việc đầu tư vào TTCK phần nào mang tính chất mạo hiểm. Bên cạnh đó, sự thiếu hoàn thiện trong thể chế thị trường cũng khiến cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài gặp phải những khó khăn trong việc ra quyết định đầu tư và phải đối mặt với những rủi ro. Ba là: Hạn chế về nguồn cung chứng khoán Một hạn chế nổi bật về nguồn cung chứng khoán xét từ góc độ thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài là số lượng hàng hoá còn ít ỏi và chất lượng hàng hoá còn chưa cao. Một TTCK với 24 cổ phiếu niêm yết của những công ty có công ty có quy vốn chưa phải là lớn không thể đại diện cho nền kinh tế Việt Nam để các nhà đầu tư nước ngoài có thể nhìn nhận và đánh giá sức khoẻ cũng như triển vọng của toàn bộ nền kinh tế nhằm đưa ra các quyết đầu tư có cơ sở. Tương tự, số lượng chứng khoán niêm yết quá ít ỏi trên thị trường cũng khiến cho các nhà đầu tư trong nước chưa có được nhiều sự lựa chọn để thay thế cho các khoản tiền gửi ngân hàng theo truyền thống của minh. Các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chưa thực sự là cổ phiếu của những công ty mạnh nhất để thuyết phục nhà đầu tư trong nước và nước ngoài rằng tiền bạc của họ sẽ sinh lời thông qua những cổ phiếu đó. Bốn là : Hạn chế về cơ sở nhà đầu tư Do bối cảnh kinh tế và xã hội, TTCK chưa có được một cơ sở nhà đầu tư hoàn thiện bao gồm các nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư cá nhân như những thị trường phát triển khác. Phần lớn các nhà đầu tư trên thị trường là nhà đầu tư nhỏ lẻ và chưa có đủ kinh nghiệm cũng như kiến thức về đầu tư chứng khoán. Đây là một vấn đề có tính hai mặt. TTCK chưa hoàn thiện, thiếu các định chế có vai trò trụ cột trong kiến tạo thị trường; Hệ thống văn bản pháp luật chưa đầy đủ, hàng hoá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33653.doc
Tài liệu liên quan