Đề tài Giải pháp làm giảm thiểu và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Đồng Tháp phòng giao dịch Sa Đéc

Với phương châm mở rộng hoạt động tín dụng, tăng dư nợ nhằm thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, trong những năm qua doanh số cho vay của ngân hàng liên tục tăng lên góp phần làm cho tổng dư nợ cũng có sự gia tăng đáng kể. Tổng dư nợ trong năm 2007 đạt 179.593 triệu đồng, năm 2008 tăng thêm 63.047 triệu đồng đạt 242.640 triệu đồng, tức tăng 35,11% so với năm trước. Sang năm 2009, tổng dư nợ lại tăng đến 248.454 triệu đồng , tương đương tăng 2.4 triệu đồng tức tăng thêm 5.814 triệu đồng so với năm 2008.

Với phương châm mở rộng hoạt động tín dụng, tăng dư nợ nhằm thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, trong những năm qua doanh số cho vay của Ngân Hàng liên tục tăng lên góp phần làm cho tổng dư nợ cũng có sự gia tăng đáng kể. Tổng dư nợ năm 2007 đạt 179.593 triệu đồng và tăng lên thêm 63.047 triệu đồng đạt 242.640 triệu đồng trong năm 2008, tức tăng 35,11% so với cùng kỳ năm ngoái. Sang năm 2009, tổng dư nợ lại tăng lên đến 248.454 triệu đồng, tương đương tăng 2,4% tức tăng thêm 5.814 triệu đồng so với năm 2008.

Với kết quả trên, PGD đã đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu hàng năm mà trên Chi nhánh Ngân Hàng tỉnh đã đề ra. Hoạt động tín dụng của Ngân Hàng trong năm 2009 mặc dù có sự tăng trưởng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng này tương đối chậm hơn so với năm trước, do cơ chế cho vay và quy định của ngành có phần chặt chẽ hơn. Mặt khác Ngân Hàng phải khôi phục lại cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn nên tổng dư nợ trong năm tăng nhẹ chỉ 2,4% so với năm 2008. Trong đó dư nợ ngắn hạn đã liên tục tăng lên qua các năm. Do vai trò của chi nhánh là bổ sung nguồn vốn lưu động đối với nền kinh tế, hỗ trợ các cá nhân và các doanh nghiệp có điều kiện kinh doanh buôn bán, mở rộng sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, trong những năm qua ngân hàng đã tập trung cho vay vốn ngắn hạn. Tổng dư nợ ngắn hạn đạt mỗi năm lần lượt là 141.511 triệu đồng năm 2007, 220.993 triệu đồng năm 2008 và 222.925 triệu đồng năm 2009.

 

doc64 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp làm giảm thiểu và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Đồng Tháp phòng giao dịch Sa Đéc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ín đối với cộng đồng doanh nghiệp trong quan hệ giao dịch nên thu hút nhiều khách hàng, doanh nghiệp đến mở tài khoản thanh toán qua BIDV. Mặt khác tiền gửi tiết kiệm chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, mà chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm VNĐ có kỳ hạn 12 tháng. Năm 2007 đạt 95.719 triệu đồng tăng thêm 48.966 triệu đồng tương đối tăng 104,73% so với năm 2008. Điều này đã thể hiện sự uy tín của ngân hàng với khách hàng, khách hàng tin tưởng gửi tiền vào ngân hàng tạo mối quan hệ tín dụng lâu dài. Qua đó cho thấy hiệu quả huy động vốn của ngân hàng khá tốt, phần nào nói lên được PGD đã từng bước tạo niềm tin với khách hàng. Tuy nhiên ngân hàng cần phấn đấu hơn nữa để đạ được kết quả tốt hơn. 2.5.3 Tình hình doanh số cho vay của ngân hàng: Doanh số cho vay là tổng nguồn vốn mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong thời gian nhất định . Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng . Nếu ngân hàng có nguồn vốn mạnh thì doanh số cho vay có thể cao hơn nhiều lần so với các ngân hàng có nguồn vốn nhỏ . Do bản chất của hoạt động tín dụng là đi vay để cho vay , vì thế với nguồn vốn huy động được trong mỗi năm ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn. Trong những năm qua hoạt động cho vay của ngân hàng đã có những bước chuyển biến tích cực và được thể hiện cụ thể qua những số liệu sau: 2.5.3.1 Doanh số cho vay theo thời hạn vay: Nhìn chung doanh số cho vay của PGD Sa Đéc đã tăng qua các năm từ đó cho thấy quy mô tín dụng của PGD ngày càng được mở rộng . Trong đó cho vay ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao hơn so với cho vay trung dài hạn BẢNG 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN VAY Đơn vị tính:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền % Số tiền % Cho vay ngắn hạn 299.250 93,95 786.467 99,08 860.951 97,59 487.217 162,81 74.484 9,47 Cho vay trung dài hạn 19.285 6,05 7.298 0,92 21.270 2,41 11.987 -62,16 13.972 191,45 Tổng doanh số cho vay 318.535 100 793.765 100 882.221 100 475.230 149,19 8.456 11,14 (Nguồn: Tổ quan hệ khách hàng PGD Sa Đéc) Năm 2007 tổng doanh số cho vay của PGD đạt 318.535 triệu đồng và tăng lên đến 393.765 triệu đồng trong năm 2008 , tuyệt đối tăng 475.230 triệu đồng (149,19% tương đối) so với 2007. Trong khi đó cho vay trung dài hạn đã giảm từ 19.285 triệu đồng trong năm 2007 xuống còn 7.298 triệu đồng trong năm 2008, do trong năm này không có những dự án, phương án đầu tư hiệu quả để ngân hàng tài trợ vốn. Sang năm 2009, tổng doanh số cho vay tiếp tục tăng lên đến 882.221 triệu đồng, so với năm trước thì Ngân Hàng đã thực hiện cho vay nhiều hơn 88.456 triệu đồng, tương đương tỷ lệ tăng tương đối là 11,14%. Nguyên nhân là do trong năm 2009 nền kinh tế nước nhà có sự hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, kinh tế cả nước nói chung, thị xã Sa Đéc và các huyện lân cận nói riêng có nhiều thuận lợi để phát triển hơn, nhiều lĩnh vực mới có tiềm năng phát triển, nhiều nhà đầu tư mạnh dạn bỏ thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, có quan hệ tín dụng khá tốt với Ngân Hàng nên Ngân Hàng đã mạnh dạn hơn đầu tư vốn vay vào các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, và doanh nghiệp tư nhân hoạt động có hiệu quả. Trong năm này, cho vay ngắn hạn đã chiếm tỷ trọng rất cao và đã tăng thêm 74.484 triệu đồng hay tăng thêm 9,47% so với năm 2008. Cho vay trung dài hạn cũng có sự gia tăng đáng kể từ 7.298 triệu đồng năm 2008 tăng lên 21.270 triệu đồng năm 2009 với số tăng tuyệt đối là 13.972 triệu đồng tương đương 191,45%. Sự gia tăng doanh số cho vay trong năm một phần là do nhu cầu vốn khách hàng chủ yếu tại Ngân Hàng, bổ sung vốn để thực hiện các dự án đầu tư mới. Mặt khác do vốn tự có của các đơn vị này thường rất thấp nên trong quá trình hoạt động rất cần Ngân Hàng cấp vốn để tiến hành xây dựng mở rộng kinh doanh. 2.5.3.2 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế BẢNG 5 : DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đơn vị tính: triệu đồng. CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % I.Doanh nghiệp nhà nước 2.995 0,94 6.431 0,81 500 0,06 3.436 114,72 -5.931 -92,23 II.Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 315.540 99,26 787.334 99,19 881.721 99,94 471.794 149,52 94.387 11,99 1.Công ty cổ phân 220.664 69,27 422.624 53,24 301.733 34,20 201.960 91,52 120.891 -28,60 2.Công ty TNHH 48.885 15,35 304.070 38,31 484.424 54,91 255.185 522,01 180.354 59,31 3.Doanh nghiệp tư nhân 8.938 2,81 18.410 2,32 14.310 1,62 9.472 105,97 -4.100 -22.27 4.Kinh tế cá thể 37.053 11,63 42.230 5,32 81.254 9,21 5.177 13,97 39.024 92,41 Tổng 318.535 100 793.756 100 882.221 100 475.230 149,19 88.456 11,14 (Nguồn :Tổ quan hệ khách hàng PGD Sa Đéc) Nhìn chung tổng doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tăng liên tục qua ba năm,cụ thể như sau:Năm 2007 doanh số cho vay đạt 318.535 triệu đồng. Năm 2008 doanh số là 793.765 triệu đồng, tăng thêm 139,19%, với số tiền tăng là 475.230 triệu đồng, hết năm 2009 lại tăng thêm 88.456 triệu đồng tổng doanh số cho vay đạt 882.221 triệu đồng tương đối tăng 11,4% . Trong thời gian qua, doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng thấp, năm 2009 chỉ có 500 triệu đồng chiếm 0,06% trong cơ cấu, do trên địa bàn có rất ít doanh nghiệp thuôc thành phần kinh tế này, thay vào đó là việc tăng doanh số cho đối với các thành phần kinh tế khác. Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng cao qua các năm chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay hơn 99%. Năm 2007 chỉ đạt 318.540 triệu đồng thì năm 2008 đạt 787.344 triệu đồng, đến năm 2009 tăng đến 881.721 triệu đồng. Điều này cho thấy xu hướng phát triển của ngân hàng trong những năm gần đây mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Doanh số cho vay của công ty cổ phần chiếm tỷ trọng bình quân hơn 50% doanh số cho vay của doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Điều này là do TXSĐ có khu công nghiệp đi vào hoạt động, các tổ chức cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực chế biến, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến thuỷ sản xuất khẩu chẳng hạn như công ty CP QVD, Công ty CP Việt Thắng,công ty CP Cadovimex,…Với hạn mưc tín dụng cao, dư nợ lớn, doanh số cho vay loại hình công ty cổ phần tại ngân hàng không ngừng tăng cao. Cụ thể là năm 2008 tăng so với năm 2007 là 201.960 triệu đồng, số tương đối tăng 91,52%; năm 2009 giảm nhẹ so với năm 2008 là 120.891 triệu đồng, số tương đối giảm 28,6%, nguyên nhân là do năm 2009 nền kinh tế cả nước nói chung và kinh tế địa phương nói riêng dần hồi phục sau khủng hoảng kinh tế năm 2008, các công ty này không dám mở rộng kinh doanh với quy mô lớn do lượng khách hàng mà công ty thiết lập lại quan hệ sau khủng hoảng chưa ổn định nên doanh số cho vay đối với thành phần này có sự sụt giảm, và đây là những khách hàng có quan hệ lâu năm với PGD. Qua đây cho thấy tình hình cho vay đối với các công ty cổ phần rất khả quan. Các công ty cổ phần ngày càng tín nhiệm vay vốn ở ngân hàng. Các thành phần kinh tế như công ty TNHH, kinh tế cá thể đều tăng qua các năm. Năm 2008 doanh số cho vay của công ty TNHH tăng thêm 255.185 triệu đồng so với năm 2007. Tương đối tăng 522,01%. Năm 2009 lại tăng thêm 180.354 triệu đồng so với năm 2008, đạt 484.424 triệu đồng, tương đối tăng 59,31%. Điều này cho thấy có nhiều công ty TNHH được thành lập kinh doanh có hiệu quả hơn, giao dịch với ngân hàng ngày càng nhiều nên số lượng khách hàng ngoài quốc doanh ngày càng tăng. Đối với thành phần kinh tế doanh nghiệp tư nhân, kinh tế cá thể số lượng cho vay không cố định mà có năm tăng, năm giảm. Cụ thể là doanh số cho vay đối với DNTN có xu hướng giảm, năm 2008 tăng 9.472 triệu đồng so với năm 2007, số tương đối tăng 105,97%; năm 2009 con số này giảm 22,27% so với năm 2008, tương đương số tiền giảm 4.100 triệu đồng. Đối với thành phần kinh tế cá thể năm 2008 doanh số cho vay tăng thêm 5.177 triệu đồng so với năm 2007, tương đối tăng 13,97%, năm 2009 doanh số này tăng lên thêm 92,41% so với năm 2008, tuyệt đối tăng 39.024 triệu đồng. Tất cả những điều này là do trong những năm qua các thành phần kinh tế này chưa thật sự phát triển nhiều, nhu cầu vay vốn của các thành phần này để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh chưa cao. Mặt khác cũng cho thấy những năm qua, các thành phần kinh tế này đã và đang làm ăn có hiệu quả hơn, họ tự điều chỉnh mức vốn kinh doanh của mình cho phù hợp, giảm bớt tình hình nợ ngân hàng. Nhìn chung tổng doanh số cho vay của PGD tăng đều qua các năm đã cho thấy sự cố gắng rất lớn của cán bộ tín dụng Ngân Hàng trong việc đẩy mạnh công tác cho vay, công tác quan hệ với khách hàng, cải thiện bớt các thủ tục xin vay vốn cũng như tác phong phục vụ khách hàng nên doanh số cho vay của Ngân Hàng đã tăng lên liên tục. Tình hình doanh số thu nợ. Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà ngân hàng đã thu hồi từ các khoản giải ngân trong một khoản thời gian nhất định.Do đó việc thu nợ được xem là công tác quan trọng trong hoạt động tín dụng góp phần tái đầu tư tín dụng và đẩy mạnh tốc độ luân chuyển trong lưu thông tiền tệ, khi doanh số thu nợ tăng đó là dấu hiệu tốt cho sự an toàn của nguồn vốn tín dụng, đồng thời cho thấy khách hàng hoạt động có hiệu quả. Doanh số thu nợ theo thời hạn vay BẢNG 6: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN VAY Đơn vị tính :Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Thu nợ ngắn hạn 229.700 91,99 706.985 96,75 859.019 98,02 477.285 207,79 152.034 21,50 Thu nợ trung dài hạn 20.013 8,01 23.733 3,25 17.388 1,98 3.720 18,59 6.345 26,73 Tổng doanh số thu nợ 249.713 100 730.718 100 876.407 100 481.005 192,62 145.689 19,94 (Nguồn :Tổ quan hệ khách hàng PGD-Sa Đéc) Nhìn chung, tình hình thu nợ tại Ngân Hàng đã diễn ra khá tốt, doanh số thu nợ qua ba năm đều tăng. Như đã phân tích trên, doanh số cho vay ngắn hạn qua các năm luôn chiếm tỉ trọng khá cao cho nên doanh số thu nợ ngắn hạn cũng chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ của Ngân Hàng, đây là khoản mục chủ yếu tạo nên sự gia tăng của doanh số thu nợ của Ngân Hàng trong những năm qua. Cụ thể, năm 2007 Ngân Hàng thu nợ được 249.173 triệu đồng, sang năm 2008 doanh số thu nợ đã tăng lên đạt 730.718 triệu đồng, tăng hơn năm trước 481.005 triệu đồng, tương đương 192,62%. Trong đó chủ yếu là do thu nợ từ các khoản cho vay ngắn hạn, cụ thể năm 2008 thu nợ ngắn hạn đạt được 706.985 triệu đồng tăng 477.285 triệu đồng tương đương tăng 207,79% so với 2007.Mặc dù doanh số thu nợ trung dài hạn chiếm tỉ trọng không cao bằng nhưng trong năm 2008 đã có sự gia tăng đáng kể, tăng thêm 3.720 triệu đồng, tức tăng khoảng 18,59% so với 2007, doanh số thu nợ đạt 23.733 triệu đồng. Có được điều này là do tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng có hiệu quả tốt, giúp tăng khả năng thanh toán nợ vay ngân hàng. Sang năm 2009, tình hình thu nợ vẫn diễn ra khá tốt, tổng doanh số thu nợ trong năm đạt 876.407 triệu đồng đã tăng thêm 145.689 triệu đồng, tương đương 19,94%, so với 2008 thì thu nợ ngắn hạn tăng 21,5% tức tăng thêm 152.034 triệu đồng. Tuy nhiên doanh số thu nợ trung dài hạn đã sụt giảm so với 2008 từ 23.733 triệu đồng giảm còn 17.388 triệu đồng năm 2009, tức giảm 6.345 triệu đồng, tương đương 26,73%. Nguyên nhân là do cuối năm 2009 một số khách hàng vẫn chưa đến hạn trả nợ, bên canh đó thì vẫn có một số khách hàng còn chậm trễ trong việc trả nợ mặc dù đã đựơc cán bộ ngân hàng nhắc nhở nhiều lần. Song, trong những năm qua nền kinh tế địa phương đã có những bước tiến triển tích cực, các đơn vị làm ăn có hiệu quả hơn, cả đơn vị quốc doanh và ngoài quốc doanh, góp phần gia tăng khả năng trả nợ của các đơn vị. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế BẢNG 7: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So Sánh 08/07 So Sánh 09/08 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % I. Doanh nghiệp nhà nước - - 9.426 1,29 500 0,06 9.426 - -8.926 -94,70 II. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 249.713 100 721.292 98,71 875.907 99,94 471.579 188,85 154.615 21,44 1. Công ty cổ phần 162.748 65,17 399.501 54,67 394.008 44,96 236.753 145,47 -5.493 -1,37 2. Công ty TNHH 38.412 15,38 261.684 35,81 399.507 45,58 223.272 581,26 137.823 52,67 3. Doanh nghiệp tư nhân 9.584 3,83 17.460 2,39 12.980 1,48 7.876 82,18 -4.480 -25,66 4. Kinh tế cá thể 38.969 15,62 42.647 5,84 69.412 7,92 3.678 9,45 26.765 62,76 Tổng 249.713 100 730.718 100 876.407 100 481.005 192,62 145.689 19,94 (Nguồn: Tổ quan hệ khách hang - PGD Sa Đéc) Nhìn chung, doanh số thu nợ các năm có chiều hướng tăng lên. Điều đó cho thấy công tác quản lí nợ và thu hồi nợ ngày càng có hiệu quả. Năm 2008 tăng lên 481.005 triệu đồng so với năm 2007 (tương đối tăng 192,62%); năm 2009 tăng lên thêm 19,94% so với 2008, số tiền tăng thêm là 145.689 triệu đồng. Đối với thành phần kinh tế là Doanh Nghiệp nhà nước, thì doanh số thu nợ luôn chiếm tỉ lệ rất thấp trong tổng doanh số thu nợ tại PGD, vì doanh số cho vay đối với thành phần này cũng tương đối thấp do doanh nghiệp nhà nước nguồn vốn chủ yếu do ngân sách nhà nước cấp còn nguồn vốn vay từ ngân hàng có nhưng chiếm tỉ trọng thấp. Mặt khác các doanh nghiệp nhà nước tại địa bàn rất ít nên doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ đối với thành phần này tương đối thấp. Đối với công ty cổ phần thì tình hình thu nợ tăng và ổn định qua ba năm,cụ thể năm 2007 doanh số thu nợ là 162.748 triệu đồng, năm 2008 là 399.501 triệu đồng tăng hơn so với năm 2007 là 145,47% năm 2009 do có một số khoản vay chưa đến hạn trả nợ nên doanh số này giảm khoản 5.493 triệu đồng so với năm 2008, tương đối giảm 1,37%. Điều này cho thấy trong các năm qua các công ty cổ phần kinh doanh có hiệu quả nên đã trả nợ đúng hạn cho ngân hàng theo cam kết. Đối với công ty TNHH doanh số thu nợ luôn chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 30% trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng.Năm 2007, số tiền thu nợ là 38.412 triệu đồng, đến năm 2008 doanh số thu nợ tăng thêm 223.272 triệu đồng với số tăng tương đối là 581,26%so với năm 2007. Tính đến hết năm 2009 doanh số này tiếp tục tăng lên đạt 399.507 triệu đồng, tương đương tỷ lệ tăng 52,67% so với năm 2008. Dù cuối năm 2008, đầu năm 2009 nền kinh tế trong nước có sự sụt giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng những doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế này vẫn duy trì được sản xuất, tạo nguồn thu để trả nợ ngân hàng đúng hạn nên đã không ảnh hưởng đến tình hình thu nợ của ngân hàng. Đối với DNTN, kinh tế cá thể thì doanh số thu nợ có sự thay đổi qua các năm. Cụ thể, doanh số thu nợ đối với DNTN năm 2008 tăng 7.876 triệu đồng so với năm 2007; đến năm 2009 con số này giảm đi 25,66% so với năm 2008. Còn đối với kinh tế cá thể, doanh số thu nợ năm 2007 là 38.969 triệu đồng, đến năm 2008 con số này tăng lên 42.647 triệu đồng tương đối tăng hơn năm 2007 là 9,45%, và đến cuối năm 2009 thu nợ đối với thành phần kinh tế này tiếp tục tăng lên đạt 69.412 triệu đồng tăng thêm 26.765 triệu đồng so với năm 2008, tương đối tăng 62,76%. Tất cả những điều đó là do trong năm 2008, 2009 tình trạng nền kinh tế có nhiều biến động, khủng hoảng, nạn dịch cúm gia cầm thường xuyên diễn ra, bệng dịch đối với các ngành chăn nuôi khác, giá cả không ổn định…đã ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh khiến cho khách hàng chưa thu hồi vốn nên chậm thanh toán nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên một số khách hàng vẫn đảm bảo được tình hình tài chính nên đã trả nợ cho ngân hàng đúng cam kết khi kết thúc hợp đồng tín dụng, vì vậy doanh số thu nợ rất lạc quan. Tình hình dư nợ của ngân hàng qua các năm: Dự nợ cho vay có thể được hiểu là hiệu số giữa doanh số cho vay và thu nợ. Như vậy chỉ tiêu dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà ngân hàng chưa thu hồi về . Dư nợ cho vay là chỉ tiêu xác thực để đánh giá về qui mô hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ. Đây là một chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt động tính dụng của một ngân hàng. Tuy nhiên, việc phân tích dư nợ kết hợp với nợ quá hạn sẽ cho phép ta phản ánh chính xác hơn về hiệu quả hoạt động tính dụng của ngân hàng . Nhìn chung, các ngân hàng có mức dư nợ cao thường là các ngân hàng có qui mô hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng. 2.5.5.1 Dư nợ theo thời hạn Để hiểu rõ hơn về tình hình dư nợ của Ngân Hàng diễn biến như thế nào trong 3 năm qua, ta xem xét bảng số liệu sau: BẢNG 8: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN VAY QUA BA NĂM Đơn vi tính:Triêu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % Dư nợ ngắn hạn 141.511 78,8 220.993 91,08 222.925 89,72 79.482 56,17 1.932 0,87 Dư nợ trung dài hạn 38.082 21,2 21.647 8,92 25.529 10,28 -16.435 -43,16 3.882 17,93 Tổng Dư nợ 179.593 100 242.640 100 248.454 100 63.047 35,11 5.814 2,4 (Nguồn: Tổ quan hệ khách hàng- PGD Sa Đéc). Với phương châm mở rộng hoạt động tín dụng, tăng dư nợ nhằm thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, trong những năm qua doanh số cho vay của ngân hàng liên tục tăng lên góp phần làm cho tổng dư nợ cũng có sự gia tăng đáng kể. Tổng dư nợ trong năm 2007 đạt 179.593 triệu đồng, năm 2008 tăng thêm 63.047 triệu đồng đạt 242.640 triệu đồng, tức tăng 35,11% so với năm trước. Sang năm 2009, tổng dư nợ lại tăng đến 248.454 triệu đồng , tương đương tăng 2.4 triệu đồng tức tăng thêm 5.814 triệu đồng so với năm 2008. Với phương châm mở rộng hoạt động tín dụng, tăng dư nợ nhằm thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, trong những năm qua doanh số cho vay của Ngân Hàng liên tục tăng lên góp phần làm cho tổng dư nợ cũng có sự gia tăng đáng kể. Tổng dư nợ năm 2007 đạt 179.593 triệu đồng và tăng lên thêm 63.047 triệu đồng đạt 242.640 triệu đồng trong năm 2008, tức tăng 35,11% so với cùng kỳ năm ngoái. Sang năm 2009, tổng dư nợ lại tăng lên đến 248.454 triệu đồng, tương đương tăng 2,4% tức tăng thêm 5.814 triệu đồng so với năm 2008. Với kết quả trên, PGD đã đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu hàng năm mà trên Chi nhánh Ngân Hàng tỉnh đã đề ra. Hoạt động tín dụng của Ngân Hàng trong năm 2009 mặc dù có sự tăng trưởng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng này tương đối chậm hơn so với năm trước, do cơ chế cho vay và quy định của ngành có phần chặt chẽ hơn. Mặt khác Ngân Hàng phải khôi phục lại cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn nên tổng dư nợ trong năm tăng nhẹ chỉ 2,4% so với năm 2008. Trong đó dư nợ ngắn hạn đã liên tục tăng lên qua các năm. Do vai trò của chi nhánh là bổ sung nguồn vốn lưu động đối với nền kinh tế, hỗ trợ các cá nhân và các doanh nghiệp có điều kiện kinh doanh buôn bán, mở rộng sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, trong những năm qua ngân hàng đã tập trung cho vay vốn ngắn hạn. Tổng dư nợ ngắn hạn đạt mỗi năm lần lượt là 141.511 triệu đồng năm 2007, 220.993 triệu đồng năm 2008 và 222.925 triệu đồng năm 2009. Bên cạnh đó dư nợ trung và dài hạn tuy chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ và có phần thay đổi qua các năm, cụ thể năm 2007 dư nợ đạt 38.082 triệu đồng, sang năm 2008 giảm 16.435 triệu đồng, đạt 21.647 triệu đồng so với 2007. Sang năm 2009 dư nợ trung dài hạn có tăng nhưng chỉ tăng nhẹ khoảng 3.882 triệu đồng tương đương số tăng tương đối là 17,93% so với 2008. Nguyên nhân chủ yếu của sự thay đổi này là do PGD chỉ chú trọng đến việc mở rộng cho vay đối với những khách hàng đáp ứng được yêu cầu cho vay của ngân hàng, khách hàng có nguồn trả nợ và đảm bảo tài sản chắc chắn, đồng thời tiếp tục duy trì quan hệ tín dụng với những khách hàng truyền thống của Ngân Hàng, không cho vay theo số lượng, chạy theo lợi nhuận mà tiến hành sàng lọc thật kỹ khách hàng trước khi quyết định cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân Hàng. Ngoài ra thì Ngân Hàng cũng chuyển đổi cơ cấu đầu tư hạn chế cho vay doanh nghiệp Nhà Nước chuyển sang cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nhằm hạn chế một số rủi ro vì một số doanh nghiệp Nhà Nước hiện nay kinh doanh kém hiệu quả, chậm đổi mới theo nhịp độ phát triển của kinh tế thị trường. 2.5.5.2 Dư nợ theo thành phần kinh tế BẢNG 9: DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đơn vị tính :Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % I.Doanh nghiệp nhà nước 2.995 1,67 - - - - - - - - II.Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 176.598 98,33 242.640 100 248.545 100 66.042 37,40 5.814 2,40 1.Công ty cổ phần 109.586 61,03 132.709 54,69 40.434 16,27 23.123 21,10 -92.275 -69,53 2.Công ty TNHH 25.957 14,46 68.343 28,17 153.260 61,69 42.386 163,29 84.917 124,25 3.Doanh nghiệp tư nhân 4.630 2,56 5.580 2,30 6.919 2,78 950 20,52 1.330 23.84 4.Kinh tế cá thể 36.425 20,28 36.008 4,84 47.850 19,26 -417 -1,14 11.842 32,89 Tổng dư nợ 179.593 100 242.640 100 248.454 100 63.047 35,11 5.814 2,40 (Nguồn: Tổ quan hệ khách hàng- PGD Sa Đéc) Nhìn vào bảng số liệu và đồ thị trên ta thấy: Tổng dư nợ theo thành phần kinh tế có xu hướng tăng qua 3 năm, trong đó chủ yếu tập trung ở Doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nguyên nhân là do PGD tập trung phần lớn nguồn vốn của mình để cho thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vay với mục đích phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, đây cũng chính là nhiệm vụ chính của BIDV Đồng Tháp – PGD Sa Đéc. Bên cạnh đó thì quan hệ tín dụng với thành phần này khá an toàn và hầu như là có hiệu quả tốt. Trong 3 năm ngân hàng đã cơ cấu lại dư nợ và đạt được những thành quả rất khả quan, do trên địa bàn có rất ít doanh nghiệp nhà nước nên ngân hàng chủ yếu cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cụ thể: - Dư nợ của công ty cổ phần tăng cao trong năm 2008 và giảm dần trong năm 2009, tỷ trọng bình quân của thành phần này luôn chiếm cao nhất trong tổng dư nợ qua 3 năm. Cụ thể năm 2007 là 109.586 triệu đồng, đến năm 2008 tăng lên 132.709 triệu đồng so với năm 2007, số tương đối tăng 21,1%, tuy nhiên đến năm 2009 con số này giảm đến 92.275 triệu đồng so với năm 2008, số tương đối giảm là 69,53%. Bên cạnh đó, dư nợ đối với công ty TNHH cũng tăng đáng kể, năm 2008 dư nợ đối với thành phần kinh tế này tăng 163,29% so với năm 2007, số tuyệt đối tăng 42.386 triệu đồng, đến năm 2009 dư nợ thành phần này tăng lên thêm 84.917 triệu đồng so với 2008, tương đối tăng 124,25%. Đạt được kết quả trên là do trong những năm qua doanh số cho vay đối với các thành phần kinh tế này không ngừng tăng lên nên kéo theo dư nợ tăng lên theo. Ngược lại, đối với DNTN dư nợ lại tăng chậm hơn so với các thành phần khác, còn dư nợ của kinh tế cá thể có xu hướng giảm trong năm 2008. Cụ thể là năm 2008 dư nợ đối với DNTN tăng 20,53% so với năm 2007, số tuyệt đối tăng 950 triệu đồng; đến năm 2009 lại tiếp tục tăng lên thêm 23,84% so với năm 2008, số tuyệt đối tăng 1.330 triệu đồng. Đối với kinh tế cá thể dư nợ năm 2008 giảm 417 triệu đồng so với năm 2007, số tương đối giảm 1,14%; năm 2009 xuất hiện tín hiệu rất lạc quan dư nợ đối với kinh tế cá thể tăng mạnh, tăng thêm 11.842 triệu đồng so với năm 2008, tương đối tăng 32,89% làm dư nợ đạt 47.850 triệu đồng trong năm 2009. Nguyên nhân là do trong những năm qua, doanh số cho vay đối với thành phần này tăng liên tục qua 3 năm nhưng doanh số thu nợ lại thấp nên đã làm dư nợ cũng có xu hướng tăng.Nhìn vào bảng số liệu cho ta thấy: tổng dư nợ theo thành phần kinh tế có xu hướng tăng chủ yếu tập trung ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Do trên dịa bàn có rất ít doanh nghiệp nhà nước nên ngân hàng chủ yếu cho vay đối với doanh ngiệp ngoài quốc doanh . Dư nợ của công ty cổ phần tăng cao trong năm 2008 và giảm dần trong năm 2009,thành phần này luôn chiêm tỷ lệ trọng cao trong tổng dư nợ qua 3 năm.Năm 2007 là 109.586 triệu đồng ,đến năm 2008 tăng lên 132.709 triệu đồng so với năm 2007 tương đối tăng 21,1%tuy nhiên đến năm 2009 đã giảm đến 92.275 triệu đồng so với năm 2008 ,tương đối giảm 69,53% ,dư nợ đối với công ty TNHH tăng đáng kể,năm 2008 dư nợ tăng 163,29% so với năm 2007, tuyệt đối tăng 42.386 triệu đồng ,đến năm 2009 tăng thêm 84.917 triệu đồng 2008 ,tương đối tăng 124,25% .Đạt được kết quả trên là do trong những năm qua doanh số cho vay đối với các thành phần kinh tế này không ngừng tăng lên nên kéo theo dư nợ tăng theo. Ngược lại,đối với DNTN dư nợ lại tăng chậm hơn so với các thành phần khác, còn dư nợ của kinh tế cá thể có xu hướng trong năm 2008. Cụ thể là năm 2008 dư nợ đối với DNTN tăng 20,53% so với năm 2007, tuyệt đối tăng 950 triệu đồng,đến 2009 lại tiếp tục tăng thêm 23,84% so với năm 2008, tuyệt đối tăng 1.330 triệu đồng. Đối với kinh tế cá thể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTín dụng ngân hàng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển đồng tháp phòng giao dịch sa đéc.doc
Tài liệu liên quan