Đề tài Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 3

DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VÀ 3

VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI 3

DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH 3

1.1. DNNQD trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 3

1.1.1. Khái niệm, phân loại, đặc điểm và vai trò của DNNQD trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. 3

1.1.2. Thuận lợi và khó khăn của DNNQD trong quá trình đổi mới. 10

1.1.3. Các nguồn vốn của DNNQD: 13

1.2. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI CÁC DNNQD 15

1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng. 15

1.2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNNQD: 17

1.2.3. Các hình thức cho vay: 18

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc mở rộng cho vay đối với DNNQD 20

1.2.5. Sự cần thiết phải mở rộng cho vay đối với DNNQD ở nước ta 27

CHƯƠNG 2 29

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNNQD TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT TỈNH HƯNG YÊN 29

I. khái quát về chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên. 29

2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên 29

3. Một số tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên 30

II Thực trạng hoạt động tín dụng đối với các DNNQD tại chi nhánh NHNo & PTNT Tỉnh Hưng Yên 51

1. Đặc điểm của DNNQD trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. 50

2. Thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNQD tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên. 51

CHƯƠNG 3 63

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNNQD TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT TỈNH HƯNG YÊN 63

I - Quan điểm về mở rộng tín58dụng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng yên. 63

II - Giải pháp chủ yếu để mở rộng cho vay đối với DNNQD tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên. 65

1. Tăng cường khai thác nguồn vốn theo cơ cấu hợp lý. 65

2. Xây dựng và triển khai chiến lược Marketing trong đó trọng tâm là chính sách khách hàng. 66

3. Hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng đối với DNNQD 68

4. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng. 70

5. Tăng cường công tác kiểm tra sau khi cho vay. 71

6. Đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cho chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên. 72

7. Hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng. 74

8. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. 75

9. Xử lý vấn đề nợ quá hạn. 76

III - KIẾN NGHỊ. 77

1. Kiến nghị đối Nhà nước. 78

2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước. 79

3. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam. 79

KẾT LUẬN 81

 

 

doc85 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1045 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Nhận xét về công tác huy động vốn. - Kết quả: + Nguồn vốn huy động tăng lên qua các năm. + Cơ cấu vốn về thời hạn và loại tiền ngày càng hợp lý hơn. - Tồn tại: + Nguồn vốn huy động được chưa tương xứng với tiềm năng huy động trên địa bàn và của ngành. + Tiền gửi dân cư còn chiếm tỷ trọng nhỏ. 3.2 Công tác cho vay. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại bao giờ cũng bắt nguồn từ hai mục tiêu: Kinh doanh và tác động thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Mục tiêu kinh doanh giúp cho ngân hàng ngoài việc thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước còn có ý nghĩa rất lớn trong việc duy trì, mở rộng và phát triển hoạt động của bản thân ngành. Mục tiêu phục vụ tác động thúc đẩy nền kinh tế phát triển có ý nghĩa cả trước mắt và lâu dài. Khi mà nền kinh tế càng phát triển thì hoạt động của ngân hàng càng được mở rộng. Giữa hai mục tiêu này có mối quan hệ biện chứng với nhau, nó vừa là tiền đề vừa là động lực thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển mà trong đó nền kinh tế phát triển giữ vai trò nền tảng cho hoạt động Ngân hàng phát triển. Chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Hưng Yên trong những năm qua đã chú trọng cả hai mục tiêu và hàng năm cùng với sự phát triển kinh tế trong tỉnh, khối lượng tín dụng cũng được chú ý tăng trưởng đáng kể vừa hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của ngàng vừa góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Những năm qua tín dụng của chi nhánh NHNo tỉnh Hưng Yên đã tập trung chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, đối tượng chủ yếu là hộ sản xuất nông nghiệp với hai ngành chính là hộ chăn nuôi, trồng trọt và hộ kinh doanh dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, với sản phẩm chính vẫn là các loại cho vay ứng trước ( ngắn hạn và trung hạn truyền thống ). Như chúng ta biết sử dụng vốn là khâu cuối cùng quyết định hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Chỉ có sử dụng vốn có hiệu quả mới thúc đẩy được công tác huy động vốn. Nắm bắt được điều này, trong những năm qua, chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên đã có những bước phát triển tăng cường hiệu quả sử dụng vốn năm sau cao hơn năm trước.Các nguồn vốn để cho vay bao gồm ba nguồn vốn chính đó là nguồn vốn tự huy động, nguồn vốn uỷ thác và nguồn vốn cho vay ngân hàng cấp trên. Kết quả và tỷ trọng được thể hiện qua biểu dưới đây: Chỉ tiêu Năm So sánh Năm So sánh 2003 TH 2004 +;- năm 2003 2004 TH2005 +;- năm 2004 Tổng dư nợ: 1,068,459 1,127,967 59,508 1,127,967 1,499,694 371,727 Trong đó - DN trung, dài hạn 395,635 476,530 80,895 476,530 579,867 103,337 - DN DNNN 104,880 91,998 -12,882 91,998 36,655 -55,343 - DN DN ngoài QD 115,687 191,835 76,148 191,835 332,745 140,910 - DN HSX 760,174 731,499 -28,675 731,499 1,009,146 277,647 - DN HTX 610 577 -33 577 45 -532 - DN CV đời sống,cầm cố 87,108 112,058 24,950 112,058 121,103 9,045 - DN nội tệ 1,059,214 1,092,361 33,147 1,092,361 1,455,533 363,172 - DN ngoại tệ quy đổi VND 9,245 35,606 26,361 35,606 44,161 8,555 Qua biểu trên ta thấy, cho vay ngành NHNo hàng năm luôn chiếm tỷ lệ bình quân trên 85% tổng dư nợ, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn được giảm dần và tỷ trọng cho vay trung và dài hạn tăng dần. Chi nhánh NHNo&PTNT Hưng Yên đã tích cực mở rộng tín dụng đặc biệt đối với ngàng nông nghiệp, nông thôn. Qua biểu trên ta thấy ty lệ và tốc độ cho vay kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp và nông thôn luôn chiếm ưu thế và có thể nói là bao trùm toàn bộ hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên. Bên cạnh đó doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp có dư nợ thấp, đặc biệt là kinh tế tập thể không có dư nợ. Cũng như nhiều Ngân hàng khác hoạt động sử dụng vốn của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên chủ yếu là hoạt động tín dụng, trong đó hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn. Hoạt động cho vay mang lại nguồn thu lớn nhất cho chi nhánh, do đó nếu mở rộng cho vay và tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro thì sẽ là tiền đề tạo ra hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Theo dõi bảng số liệu trên, ta thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên đạt kết quả khá tốt. Doanh số cho vay, thu nợ và tổng dư nợ không ngừng tăng trong ba năm liên tiếp, trong đó năm 2005 tăng mạnh nhất. Có thể thấy từ năm 2003 - 2005 dư nợ ngắn hạn liên tục tăng qua các năm đặc biệt là năm 2005 Hiệu quả sử dụng vốn Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 1.Tổng dư nợ 1,068,459 1,127,967 1,499,694 2.Tổng vốn huy động 1,201,214 1,252,289 1,683,693 3.Tổng dư nợ/Tổng vốn huy động 88,9 % 90 % 89 % (Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2003 – 2005) Nhìn vào bảng trên ta thấy: hiệu quả sử dụng vốn huy động của NHNo tỉnh Hưng Yên khá cao, tổng dư nợ/ tổng vốn huy động đều ở mức >50% Qua những phân tích nêu trên ta có thể đưa ra nhận xét về hoạt động cho vay như sau: - Cơ cấu dư nợ về thời hạn được điều chỉnh hợp lý theo định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam (tỷ lệ dư nợ trụng dài hạn là 45%). - Chi nhánh đáp ứng tốt các yêu cầu về tín dụng của khách hàng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. - Chi nhánh đã thực hiện tốt công tác mở rộng quy mô cho vay. - Nợ quá hạn đã phát sinh. - Hiệu quả sử dụng vốn huy động khá cao. 3.3. Tình hình hoạ đông kinh doanh của NHNo tỉnh Hưng Yên trong năm 2005 vừa qua. Sau đây tôi xin trình bày cụ thể tình hình hoạt động của NHNo tỉnh Hưng Yên trong năm 2005. Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu sơ qua về tình hình kinh tế xã hội địa phương năm 2005 ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Năm 2005, mặc dù phải đối đầu với nhiều khó khăn và thách thức, nền kinh tế tỉnh Hưng Yên vẫn thu được kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 12,9%; Giá trị sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản tăng 4,7%; giá trị SXCN tăng 30%; Giá trị các ngành dịch vụ tăng 17%; kim ngạch xuất khẩu đạt 210,5 triệu USD; thu ngân sách đạt 1.250 tỷ đồng; GDP bình quân đầu người đạt 550USD; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, năm 2005 tỷ trọng : Nông nghiệp 30,5% Công nghiệp xây dựng 38% Dịch vụ 31,5% Đa số các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Bên cạnh những thuận lợi nói trên trong năm qua do những biến động bất thường về giá cả trong nước và quốc tế, chỉ số giá cả tăng 8,4%; giá vàng, giá xăng dầu tăng cao nhất từ trước đến nay, dịch cúm gia cầm bùng phát trở lại và có nguy cơ lây nhiễm sang người, tình hình thiên tai diễn biến phức tạp...đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến tâm lý của người gửi tiền. Tình hình trên phần nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên. *Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 Nhận thức được những thuận lợi khó khăn ngay từ đầu năm, với những định hướng đúng và giải pháp điều hành năng động sáng tạo của Ban lãnh đạo NHNo&PTNT tỉnh, Giám đốc các NHNo cơ sở và sự ủng hộ các cấp các ngành đặc biệt là sự chỉ đạo của NHNN tỉnh cũng như sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ trong toàn bộ hệ thống, hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên năm qua tiếp tục phát triển ổn định, toàn diện, tăng trưởng vững chắc hơn. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch như sau: STT Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Tăng(+),giảm(-) % 1 Tăng trưởng nguồn vốn 18,1% 30,8% +12,7% 2 Tăng trưởng dư nợ 33% 33% 0 3 Tỷ trọng dư nợ TDH/Tổng dư nợ 40% 38,6% - 1,4% 4 Tỷ lệ nợ xấu < 5% 3,87% - 1,13% 3.3.1.Nguồn vốn: Tổng nguồn vốn đến 31/12/2005 đạt 1.683,7 tỷ, tăng 431,4 tỷ, tốc độ tăng 34,4% so đầu năm. Trong đó: * Cơ cấu nguồn vốn theo loaị nguồn Tiền gửi của khách hàng: 1.259,2 tỷ, tăng 296,5 tỷ ( tăng 30,8% ) so với đầu năm và chiếm tỷ trọng74,8% trong tổng nguồn vốn ( các NH trên địa bàn tỷ trọng này chỉ chiếm khoảng 60% ) Trong đó: + Tiền gửi không kỳ hạn: 289,5 tỷ ( giảm 4% ) so với đầu năm và chiếm tỷ trọng 23% nguồn tiền gửi của khách hàng. + Tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng : 251,1 tỷ ( tăng 43% ) so đầu năm và chiếm tỷ trọng 20% nguồn tiền gửi khách hàng. + Tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến < 24 tháng : 497,4 tỷ ( tăng 51% ) so đầu năm và chiếm tỷ trọng 39,5% nguồn tiền gửi của khách hàng. + Tiển gửi kỳ hạn từ 24 tháng trở lên : 221,1 tỷ ( tăng 41% ) so đầu năm và chiếm tỷ trọng 17,5% nguồn tiền gửi khách hàng. Nguồn vốn vay NHNo&PTNT Việt Nam : 292,7 tỷ đồng, tăng 155,3 tỷ ( tăng 112,9% ) so với đầu năm. Nguồn vốn uỷ thác đầu tư:131,7 tỷ, giảm 20,4 tỷ (giảm 13,4% ) so với đầu năm. * Cơ cấu nguồn vốn theo loại ngoại tệ Nguồn vốn nội tệ đạt : 1119,2 tỷ , tăng 243,2 tỷ ( tăng 27,7% ) so đầu năm, chiếm tỷ trọng 88,9% tổng nguồn huy động Nguồn vốn ngoại tệ quy đổi VNĐ đạt : 139,9 tỷ, tăng 53,3 tỷ ( tăng 61,5%) so đầu năm và chiếm tỷ trọng 11,1% tổng nguồn huy động. *Nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 921,4 tỷ, tăng 302,8 tỷ (tăng 48,9%) so với năm 2004 , tiền gửi dân cư chiếm 73,2% trên tổng nguồn huy động, vượt 3,2% KH tỷ lệ TW giao. Trong đó nguồn huy động từ dân cư nội tệ( VNĐ) đạt : 783,7 tỷ ,tăng 249,6 tỷ ( tăng 46,7%) so đầu năm ; nguồn huy động từ dân cư bằng ngoaị tệ quy đổi VNĐ : 137,6 tỷ, tăng 53,1 tỷ ( tăng 62,9%) so đầu năm. 3.3.2. Dư nợ cho vay Năm 2005 chi nhánh đã đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu vốn cho các hộ sản xuất , đặc biệt là hộ sản xuất hàng hoá và kinh tế trang trại, các hộ vay để thực hiện các chương trình, đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo quy hoạch, kế hoạch của tỉnh.Đồng thời mở rộng đầu tư vào các doanh nghiệp , các dự án tại các khu công nghiệp của tỉnh , cho vay phục vụ đời sống...kết quả dư nợ tín dụng trong năm tăng trưởng khá. Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2005 đạt 1.499,7 tỷ tăng 371,7 tỷ ( tăng 33%) so với đầu năm, đạt 100% kế hoạch TW giao. * Dư nợ cho vay theo loại tiền tệ Dư nợ cho vay VNĐ : 1.455,5 tỷ, tăng 363,2 tỷ( tăng 33,2%) so với đầu năm và chiếm tỷ trọng 97% dư nợ cho vay. Dự nợ cho vay ngoại tệ quy đổi VNĐ : 44,2 tỷ, tăng 8,5 tỷ ( tăng 24%) so với đầu năm và chiếm tỷ trọng 3% dư nợ cho vay . * Dư nợ theo thời gian cho vay Dư nợ ngắn hạn đạt 919,8 tỷ tăng 268,4 tỷ ( tăng 41,2%) so năm 2004 . Dư nợ trung hạn đạt 544 tỷ , tăng 108,8 tỷ ( tăng 25%) so năm 2004 Dư nợ dài hạn 35,8 tỷ , giảm 5,5 tỷ đồng ( giảm 13,3%) so năm 2004 Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn đạt 38,7% trên tổng dư nợ. * Dư nợ phân theo thành phần kinh tế Doanh nghiệp Nhà nước đạt 36,6 tỷ, giảm 55,3 tỷ đồng ( giảm 60,2% ) so năm 2004 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh dư nợ 332,7 tỷ , tăng 140,9 tỷ đồng ( tăng 73,5% ) so năm 2004. Hợp tác xã các loại số dư nợ đạt 45 triệu, giảm 532 triệu so năm 2004 Dư nợ cho vay hộ sản xuất 1.130,2 tỷ đồng, tăng 286,7 tỷ ( tăng 34% ) so đầu năm và chiếm tỷ trọng 75,4% dư nợ cho vay, ( đầu năm là 74,7%). * Nợ xấu: Cùng với việc mở rộng khối lượng tín dụng, NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên đặc biệt coi trọng chất lượng tín dụng, tăng cường công tác kiểm tra giám sát, chấp hành tốt quy trình tín dụng; Chi nhánh đã tổ chức kiểm tra, rà soát việc thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quyết định 165/QĐ-HĐQT để làm rõ chất lượng tín dụng. Đến 31/12/2005 nợ xấu toàn chi nhánh là 57,9 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 3,8% trên tổng dư nợ (KH < 5%). 3.3.3. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ 3.3.3.1 Thanh toán quốc tế Tổng doanh số thanh toán quốc tế là 4,532 ngàn USD, giảm 2.314 ngàn USD ( giảm 33,8% ) so với năm 2004, số món thanh toán là 72 món ( trong đó 46 món thanh toán bằng TT, số tiền 1,954 ngàn USD; 25 món thanh toán bằng L/C, số tiền 2,550 ngàn USD ; 4 món thanh toán nhờ thu, số tiền 27,335 ngàn USD ), giảm so với năm 2004 là 28 món. Phí thanh toán quốc tế ước thu được 10,181USD ( tương đương với 162 triệu VND . 3.3.3.2 Mua bán ngoại tệ, vàng bạc Về cơ bản, hoạt động mua bán ngoại tệ đã đáp ứng được nhu cầu thanh toán hàng nhập của khách hàng và hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Tổng doanh số mua ngoại tệ quy USD đạt 11,410 ngàn USD và 236 kg vàng; tổng doanh số bán ngoại tệ quy USD là 11,138 ngàn USD và 235,7kg vàng. 3.3.3.3 Dịch vụ chi trả kiều hối Cùng với việc mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ, các chi nhánh đã bố trí cán bộ tiếp thị đến tận xã, phường, thị trấn để tuyên truyền dịch vụ chuyển tiền nhanh góp phần thu hút khách hàng thanh toán chi trả kiều hối ngày một tăng thông qua mạng lưới chuyển tiền nhanh của WU và qua mạng thanh toán quốc tế. Tổng số món chi trả là 6.611 món, tăng 1.321 món so với năm 2004; tônge doanh số chi trả quy đổi USD là 8,800 ngàn USD, tăng 2,285 ngàn USD ( tăng 35% ) so với năm 2004. 3.3.4. Hoạt động kế toán thanh toán- Ngân quỹ. 3.3.4.1 Hoạt động kế toán thanh toán. Hầu hết các chi nhánh đã có chuyển biến rõ rệt về việc chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng trong thanh toán chuyển tiền, chính vì vậy công tác thanh toán mỗi năm một tăng cả về số món cũng như giá trị chuyển tiền. Trong năm tổng số món thanh toán qua hệ thống chuyển tiền điện tử nội ngoại tỉnh là: 40.790 món đi và 41.125 món chuyển tiền đến. Trong đó nội tỉnh 41.421 món ( cả đi và đến ), ngoại tỉnh 40.503 món ( cả đi và đến ). Tổng doanh số thanh toán đi là 7.332.536 tỷ, doanh số thanh toán chuyển tiền đến là 6.932.794 tỷ. 3.3.4.2 Công tác kho quỹ: Mặc dù khối lượng thu chi tiêng mặt ngày càng lớn, năm 2005 khối lượng thu, chi tiền mặt đều tăng 9% so với năm 2004, nhưng chi nhánh vẫn làm tốt công tác an toàn kho quỹ, thực hiện thu, chi chính xác, nhanh chóng, kịp thời,đáp ứng đầy đủ nhu cầu chi trả cho khách hàng, nhất là hệ thống kho bạc toàn tỉnh. Tổng số thu tiền mặt nội tệ và ngoại tệ quy đổi là 7.164 tỷ. Trong đó thu tiền mặt nội tệ là 6.805 tỷ, thu tiền mặt ngoại tệ quy đổi VNĐ là 359 tỷ. Tổng số chi tiền mặt nội tệ và ngoại tệ quy đổi là 7.159 tỷ. Trong đó chi tiền mặt nội tệ là 6.801 tỷ, chi tiền mặt ngoại tệ quy đổi VNĐ là 358 tỷ đồng. Trong năm thực hiện trả lại tiền thừa cho khách hàng là 201 triệu đồng với tổng số món là 484 món, phát hiện thu giữ 86 triệu đồng tiền giả các loại. Công tác an toàn kho quỹ luôn được coi trọng; các phương tiện công cụ hỗ trợ trong công tác bảo vệ an toàn kho quỹ được trang bị bổ xung đầy đủ. 3.3.5. Trích lập quỹ dự phòng, xử lý rủi ro và thu hồi nợ đã xử lý rủi ro. 3.3.5.1 Trích lập quỹ dự phòng và xử lý rủi ro Số dư quỹ dự phòng rủi ro đầu năm: 12.395 tr.đ Số đã trích dự phòng rủi ro vào năm 2005: 16.965 tr.đ Xử lý rủi ro trong năm 2005: 308 tr.đ Trích lập dự phòng rủi ro theo phân loại nợ: 29.052trđ Nguồn dự phòng rủi ro đã chuyển về TW đến 31/12/2005: 29.052trđ 3.3.5.2 Thu nợ xử lý rủi ro năm 2005: 545trđ 3.3.6. Kết quả tài chính Trong thu nội bảng đạt:215,3 tỷ, tăng 95,6 tỷ đồng ( tăng 79,8% ) so năm 2004, trong đó thu lãi từ hoạt động tín dụng là 203,8 tỷ đồng, chiếm 94,7% trong tổng thu, thu dịch vụ 3,5 tỷ đồng chiếm 3,7% tổng thu nhập ròng. Tổng chi ( không có lương : 169,6 tỷ đồng, tăng 82 tỷ ( tăng 92,5% ) so với năm 2004, trong đó chi từ hoạt động huy động vốn 111,6 tỷ, chiếm 65,4% tổng chi Quỹ thu nhập đạt: 45,7 tỷ, đạt 109,8% kế hoạch, tăng 11,5 tỷ đồng so với năm 2004. Quỹ tiền lương toàn tỉnh đảm bảo đủ tiền lương tối đa theo quy định của NHNo VN và có một phần để chi lương năng suất, thu nhập của cán bộ ổn định được cải thiện. 3.3.7. Công tác tin học 3.3.7.1 Triển khai ứng dụng tại chi nhánh Đã tiếp nhận và triển khai các chương trình ứng dụng của NHNo Việt Nam đến các chi nhánh NHNo cấp II, cấp III, phòng giao dịch theo đúng kế hoạch, đáp ứng kịp thời các thay đổi về cơ chế quản lý, chương trình thông tin báo cáo... Thiết kế và triển khai một số chương trình con nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu hệ thống kế toán cũng như công tác thống kê. Tổ chức kiểm tra dữ liệu tập trung của tất cả các chi nhánh NHNo cấp II, cấp III trong toàn tỉnh, với nội dung chính là: Kiểm tra chấp hành quy trình hạch toán phân loại nợ, kiểm tra điều kiện an toàn thông tin cho chi nhánh và chỉnh sửa số liệu đảm bảo dữ liệu đủ , kịp thời và chính xác chuẩn bị điều kiện tiếp nhận chương trình mới theo dự án của WB. 3.3.7.2 Công tác tiếp nhận thiết bị , bảo dưỡng thiếp bị. Đã tiếp nhận đủ số lượng thiết bị theo thông báo là 45 máy tính PC, 10 Rouster, 01 Acceserver. Hiện nay tại NHNo tỉnh chính thức sử dụng mạng WAN giữa tỉnh và huyện, toàn tỉnh có 209 máy trạm, 13 máy chủ được bố trí tại các nơi có giao dịch với khách hàng và các phòng làm việc. Nhìn chung chất lượng máy tốt, chỉ có một số máy có sự cố đã được nhà cung cấp thiết bị bảo hành kịp thời. Về bảo dường thiết bị tin học: Đã bố trí cán bộ tin học của NHNo tỉnh đi bảo dưỡng toàn bộ thiết bị tin học cho các chi nhánh, đồng thời chỉ đạo tới tất cả các cán bộ sử dụng máy chấp hành tốt quy trình bảo dưỡng, sử dụng máy. 3.3.8. Công tác TCCB và đào tạo, thi đua khen thưởng. Thực hiện tốt công tác nhận xét, đánh giá bỏ phiếu tín nhiệm cán bộ 6 tháng đầu năm và chỉ đạo thực hiện nhận xét, đánh giá cán bộ năm 2005 trong toàn chi nhánh. Kết quả năm 2005 có 142 cán bộ giữ các chức vụ lãnh đạo từ tổ trưởng trở lên tại NHNo tỉnh và các NHNo huyện, thị xã đươck bỏ phiếu tín nhiệm, kết quả 100% cán bộ được nhận xét có số phiếu tín nhiệm trên 50%, trong đó số cán bộ có tỷ lệ phiếu tín nhiệm đạt trên 80% trở lên 138 người ( 97,2%). Thực hiện công tác mở rộng mạng lưới hoạt động, năm 2005 NHNo tỉnh Hưng Yên đã được Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam ký quyết định thành lập 3 chi nhánh NHNo cấp 3 trực thuộc các chi nhánh cấp 2 trên cơ sở nâng cấp các phòng giao dịch: Chi nhánh NHNo cấp 3 Chợ Gạo – TX Hưng Yên; Chi nhánh NHNo cấp 3 Hồng Tiến – Khoái Châu; Chi nhánh NHNo cấp 3 Long Hưng – Văn Giang. Thực hiện tốt kế hoạch đào tạo của chi nhánh, bố trí 1.668 lượt cán bộ tham gia các khoá đào tạo về kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ do NHNo Việt Nam và chi nhánh tự tổ chức. Trong đó do TTĐT tổ chức 68 lượt ngày, do chi nhánh tổ chức 1.600 lượt người. Bình quân số ngày học/1 cán bộ nghiệp vụ cả TW là 39,9 ngày. Đến cuối năm 2005 số cán bộ có trình độ đại học và tương đương đại học chiếm 52,9%. Trong đó số cán bộ có trình độ từ đại học trở lên chiếm 44,6%; số cán bộ có trình độ tin học từ cơ bản trở lên chiếm 94,5%8.2. Công tác thi đua khen thưởng. Thực hiện tốt việc xét duyệt thi đua năm 2004, đăng ký thi đua năm 2005 với NHNo & PTNT Việt Nam và Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh. Phong trào thi đua được đẩy mạnh ngay từ đầu năm, đã phát động các phong trào thi đua, cụ thể: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch năm, phong trào thi đua xây dựng đơn vị trong sạch vững mạnh, phong trào thi đua 2 giỏi, phong trào thi đua huy động vốn ngoại tệ, phong trào thi đua huy động chứng chỉ tiền gửi dài hạn, huy động tiền gửi tiết kiệm dự thưởng...Nhờ đó đã phát huy hiệu quả thiết thực, nhân rộng nhiều việc làm hay, sáng tạo, cá nhân điển hình: Cán bộ CNV thi đua hăng hái lao động, sáng tạo, tích cực học tập, đẩy nhanh năng suất lao động,hiệu quả hoạt động kinh doanh, lối sống kỷ cương – trung thực... Thực hiện tốt công tác kiểm tra thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo chỉ thị 30 của Bộ Chính trị; Kiểm tra và tự kiểm tra theo kế hoạch của NHNo tỉnh về công tác thi đua khen thưởng, truyền thống, chép sử tại các chi nhánh NHNo huyện, Thị xã; xây dựng nội quy lao động; ký kết thoả ước lao động tập thể ; nâng và điều chỉnh ngạch, bậc lương, giải quyết quyền lợi cho cán bộ hưu đầy đủ, dúng chế độ, đảm bảo tốt chính sách đối với người lao động. 3.3.9. Công tác Thẩm định và hoạt động Tiếp thị: Công tác thẩm định: Đã được quan tâm, nhằm phân tích, đánh giá đúng các món vay có nhu cầu cấp tín dụng lớn, qua đó cảnh báo, dự báo những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro, tham mưu kịp thời giúp ban lãnh đạo chỉ đạo điều hành công tác tín dụng đảm bảo an toàn vốn tín dụng ngân hàng. Năm 2005 phòng Thẩm định NHNo tỉnh đã thẩm định các món vay vuợt quyền phán quyết với số lượng là 9 món, tổng số tiền là 99 tỷ đồng, thông báo cho các chi nhánh tiến hành giải ngân kịp thời. - Công tác tiếp thị: Năm 2005 công tác tiếp thị, thông tin tuyên truyền cũng được đặc biệt quan tâm, đã thành lập tổ tiếp thị thông tin tuyên truyền tại NHNo&PTNT Tỉnh, hoạt động của tổ tiếp thị đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Trong năm đã chỉ đạo, triển khai quảng bá đầy đủ các đợt huy động vốn mới, chỉ đạo, lắp đặt hệ thống biển hiệu, biển quảng cáo toàn chi nhánh, tham gia viết tin, bài phản ánh hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam; Qua đó có tác dụng quảng bá hình ảnh và thương hiệu của NHNo, tác dụng tích cực đến hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh. 3.3.10. Công tác XDCB và mua sắm tài sản. Hoàn thành kế hoạch mua sắm CCLĐ và TSCĐ theo đúng quy định của NHNo Việt Nam. Trang bị đầy đủ các công cụ, phương tiện làm việc đáp ứng yêu cầu cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ góp phần nâng cao năng suất lao động cho toàn chi nhánh. Hoàn thành quyết toán các công trình: NHNo cấp III ( Thuỵ Lôi – Tiên Lữ ; Trương Xá - Kim Động ), hiện nay công trình đã đưa vào sử dụng và hoạt động có hiệu quả. Hồ sơ thiết kế thi công của NHNo Minh Đức đã được NHNo&PTNT Việt Nam phê duyệt, hiện đang hoàn chỉnh hồ sơ mời thầu để chọn đơn vị thi công xây dựng; Các công trình khác như công trình xây dựng NHNo huyện Phù Cừ, NHNo cấp III Dị Sử – Mỹ Hào, hạng mục san nền, ttường rào khu đất nhận bàn giao của trung tâm vàng bạc đá quý đang hoàn thiện các thủ tục hồ sơ về xây dựng cơ bản; Hoàn thành việc lắp đặt lại các biển hiệu và bàn quầy giao dịch tại trụ sở NHNo tỉnh và các chi nhánh, phòng giao dịch trong toàn tỉnh; lắp đặt hệ thống camera quan sát tại NHNo tỉnh. ** Đánh giá chung tình hình hoạt động của NHNo tỉnh Hưng Yên năm 2005. Những mặt được: Năm 2005, hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên tiếp tục phát triển ổn định và tăng trưởng ổn định và tăng trưởng vượt kế hoạch đề ra. Tổng nguồn vốn huy động tăng 30,8%, dư nợ cho vay tăng 33%, nợ xấu chiếm 3,8% tổng dư nợ, doanh số chi trả kiều hối tăng 35% so với năm 2004; Trích lập quỹ dự phòng rủi ro cao nhất từ trước tới nay và phù hợp với khả năng tài chính, kết quả tài chíh toàn tỉnh đạt khá, đảm bảo đủ quỹ tiền lương tối đa theo quy định của NHNo Việt Nam và có một phần để chi lương năng suất, thu nhập của cán bộ ổn định và được cải thiện. Trong năm, đã thực hiện nhiều giải pháp huy động vốn với các hình thức hấp dẫn như tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm trung, dài hạn trả lãi trước, Chứng chỉ tiền gửi; tiết kiệm dự thưởng...Kết quả 04 đợt huy động tiền gửi dự thưởng, phần thưởng bằng vàng miếng “ 3 chữ A” do TW phát hành. Chi nhánh đều thực hiện vượt kế hoạch TW giao nhờ đó đã thu hút nguồn tiền gửi nhỏ lẻ từ dân cư, góp phần nâng dần tỷ trọng huy động vốn từ dân cư từ 64,2% năm 2004 lên 73,2% năm 2005, tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng 47,8% chiếm 57%/ tổng nguồn huy động, đã tạo ra cân đối lành mạnh giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Mở rộng mối quan hệ hợp tác với những khách hàng lớn để tranh thủ nguồn tiền gửi có lãi suất hợp lý, tiếp cận các hộ gia đình nằm trong khu vực giải toả mặt bằng có nguồn thu tiền đền bù đất đai để vận động khách hàng và thu tiết kiệm khi có tiền đền bù, góp phần tăng nguồn tiền gửi từ dân cư, tạo thế ổn định về nguồn vốn để chủ động mở rộng đầu tư tín dụng cho các thành phần kinh tế. Mở rộng đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa quan tâm đầu tư cho các hộ gia đình chăn nuôi bò sữa, nuôi cá rô phi đơn tính xuất khẩu, cho vay hộ gia đình có người thân đi lao động và làm việc có thời hạn tại nước ngoài, cho vay chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tạo điều kiện cho người lao động có công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hộ gia đình, tạo thêm sản phẩm cho xã hội; Đến 31/12/2005, dư nợ cho vay hộ sản xuất chiếm tỷ trọng 75,4%/ tổng dư nợ, điều đó khẳng định được vai trò chue lực của Ngân hàng Nông nghiệp trong việc đầu tư cho kinh tế hộ và đặc biệt là thị trường truyền thống nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát: Thông qua hoạt động kiểm tra kiểm toán nội bộ đã làm tốt công tác tham mưu cho ban Lãnh đạo các cấp Ngân hàng trong việc chỉ đạo điều hành kinh doanh một cách nhanh nhạy, đảm bảo hoạt động tuân thủ theo đúng quy định, đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời các vụ việc tiêu cực góp phần ngăn chặn có hiệu quả các tiêu cực nảy sinh đảm bảo uy tín và an toàn cho hệ thông Ngân hàng nông nghiệp. Đẩy mạnh quản lý công tác tài chính, thực hiện phân tích tình hình tài chính hàng quý, năm để rút ra nguyên nhân dẫn đến kết quả tài chính của từng chi nhánh Ngân hàng cơ sở, nhất là những đơn vị có kết quả thu nhập thấp. Thông qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu nhập đã tìm ra thế mạnh cần tập trung khai thác nhằm mang lại kết quả cao trong kinh doanh. Công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ được chi nhánh quan tâm thoả đáng đảm bảo lấy nhân tố con người là nhân tố quyết định trong chiến lược kinh doanh. Tổng số cán bộ được đào tạo toàn tỉnh năm 2005 đạt 1.668 lượt người, trong đó có 78 người đào tạo đại học, cao đẳng, lý luận chính trị; 1.590 lượt người đào tạo về kỹ năng nghiệp vụ tín dụng – kế hoạch, thanh toán quốc tế, kế toán ngân quỹ, tin học, nghiệp vụ dự án...số ngày đào tạo cả TW bình quân đạt 39,9 ngày/người. Phối hợp chặt chẽ giữa Đảng - Chính quyền - Đoàn thể, chăm lo giáo dục đội ngũ CBCNV, đẩy mạnh các phong trào thi đua : “Phấn đấu xây dựng đơn vị Ngân hàng trong sạch vững mạnh”, phong trào thi đua 2 giỏi “giỏi chuyên mô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0152.doc
Tài liệu liên quan