Đề tài Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng liên doanh Indovina Hà Nội

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 3

1.1. Khái quát về thanh toán quốc tế 3

1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế 3

1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế 4

1.1.3. Các phương thức thanh toán quốc tế 7

1.2. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 11

1.2.1. Khái niệm tín dụng chứng từ 11

1.2.2. Ưu, nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ 12

1.2.3. Nội dung chủ yếu của thư tín dụng 15

1.2.4. Phân loại tín dụng chứng từ 19

1.2.5. Các bên tham gia trong thanh toán L/C 21

1.2.6. Quy trình nghiệp vụ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ 23

1.2.7. Văn bản pháp lý điều chỉnh quan hệ thanh toán tín dụng chứng từ.24

1.3. Vai trò của hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ 26

1.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở và thanh toán L/C nhập khẩu 26

1.3.2. Vai trò của hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu đối với thương mại quốc tế 27

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG INDOVINA HÀ NỘI 28

2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Indovina 28

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 28

2.1.2. Cơ cấu tổ chức 31

 

doc88 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 897 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng liên doanh Indovina Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính vừa qua, hoạt động tín dụng của toàn ngành ngân hàng đã có những bước đột phá mới. Thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng an toàn và vững chắc, chú trọng đến chất lượng tín dụng thay vì chạy theo quy mô, trong gần 15 năm hoạt động, Ngân hàng Indovina luôn đạt được hiệu quả cao trong hoạt động tín dụng, công tác thẩm định luôn được tiến hành cẩn thận, chặt chẽ; chất lượng tín dụng cao, tỷ lệ nợ quá hạn rất thấp, chỉ khoảng 0,5% và đã được trích quỹ dự phòng rủi ro 100%. Tăng trưởng tổng dư nợ của IVB được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.1: Tổng dư nợ của IVB (Đơn vị: US$) Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tổng dư nợ 23.260.018 37.868.263 79.202.391 101.128.622 Tỷ trọng trong tổng tài sản 39,11% 49,78% 77,2% 82,55% (Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Indovina các năm 2000, 2001, 2002) Khách hàng có quan hệ tín dụng với IVB chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm khoảng 40%), các doanh nghiệp quốc doanh lớn (khoảng 40%) và một số công ty, doanh nghiệp trong nước có tình hình tài chính lành mạnh (khoảng 20%) tập trung vào lĩnh vực sản xuất và thương mại dịch vụ. Về cơ cấu cho vay theo kỳ hạn, IVB chủ trương phát triển tín dụng ngắn hạn để đảm bảo an toàn, giới hạn tín dụng trung và dài hạn trong khoảng 30%. Tuy nhiên, trên thực tế, tỷ lệ tín dụng trung và dài hạn lên tới 40% do tìm được nhiều dự án đầu tư hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn cao. Các khoản cho vay của IVB hầu hết có tài sản đảm bảo, chỉ khoảng 30% là cho vay tín chấp nhưng chỉ dành cho các khách hàng truyền thống rất uy tín và có quan hệ tốt với ngân hàng. Ngoài ra, IVB cũng tham gia đồng tài trợ cùng các NHTM khác trong một số dự án lớn. Hoạt động thanh toán quốc tế: Là ngân hàng liên doanh, Indovina có một mạng lưới ngân hàng đại lý rộng lớn ở nhiều nước trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động TTQT của Ngân hàng. Vì vậy ngay từ những năm đầu, hoạt động này đã từng bước phát triển và trở thành hoạt động có rủi ro thấp nhưng mang lại thu nhập lớn cho Ngân hàng. Tham gia mạng SWIFT ngay từ năm 1995, hoạt động thanh toán quốc tế càng thêm thuận tiện, đáp ứng được yêu cầu thanh toán kịp thời – chính xác của tất cả các khách hàng. Hiện nay, Ngân hàng đang thực hiện bốn nghiệp vụ chính là chuyển tiền (inward – outward), nhờ thu (inward – outward), thư tín dụng (import – export) và thanh toán thẻ Diners Clubs. Trong đó, nghiệp vụ chuyển tiền có doanh số lớn nhất, năm 2003 chiếm 65% tổng doanh số TTQT. Thứ hai là nghiệp vụ thanh toán L/C, chiếm 32%; tiếp theo là nhờ thu chiếm 2% và thanh toán thẻ Diners 1%. Phí và hoa hồng từ hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Indovina đều tăng trưởng khá đều đặn trong những năm gần đây, đem lại cho ngân hàng nguồn thu nhập thường xuyên, ổn định và rất an toàn. Trong thời gian tới, hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng liên doanh Indovina có khả năng phát triển mạnh hơn nữa do lợi thế về mạng lưới ngân hàng đại lý, công nghệ thanh toán, thái độ phục vụ nhiệt tình... Từ việc xem xét ba hoạt động nghiệp vụ chính của Ngân hàng Indovina, ta có thể đưa ra đánh giá chung về kết quả kinh doanh của Ngân hàng như sau: Về thu nhập: thu nhập của Ngân hàng Indovina tăng nhanh trong giai đoạn từ năm 2000 trở lại đây. Năm 2000 tổng thu nhập là 5.112.550 US$; năm 2001 là 6.680.237 US$, tăng 130,66% so với năm 2000; năm 2002 là 8.101.361 US$, tăng 121,27% so với năm 2001. Trong đó, thu lãi và thu nhập có tính chất lãi chiếm phần lớn thu nhập của Ngân hàng, năm 2002 là 80,68% chứng tỏ hoạt động tín dụng của IVB phát triển khá mạnh trong thời gian gần đây. Thu phí và hoa hồng cũng là nguồn thu khá cao, chiếm khoảng 17-18% tổng thu nhập của Ngân hàng, nguồn thu này bù đắp gần đủ chi phí phi lãi của IVB. Điều này cũng cho thấy chiến lược kinh doanh của Ngân hàng hướng nhiều vào dịch vụ. Về chi phí: Chi phí của Ngân hàng từ năm 2000 trở lại đây thay đổi cả về quy mô và cơ cấu. Cùng với sự tăng lên của nguồn tiền gửi huy động được, chi phí trả lãi tăng tương ứng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng chi phí: năm 2000 tỷ trọng này là 38,12%, năm 2001 là 54,5% và năm 2002 tăng lên 59,5%. Nguồn tiền gửi tăng sẽ kéo theo sự tăng trưởng của nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng, là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của Ngân hàng. Bên cạnh đó, các chi phí phi lãi suất giảm về tỷ trọng nhưng quy mô vẫn tăng nhẹ do mở rộng hoạt động Ngân hàng, nhất là năm 2002 khi Ngân hàng lập thêm chi nhánh IVB Bình Dương. Trong đó, chi phí tiền lương tăng đều đặn qua các năm, đời sống của cán bộ, nhân viên Ngân hàng ngày một nâng cao. Về lợi nhuận: do tốc độ tăng thu nhập cao hơn tốc độ tăng chi phí nên lợi nhuận trước thuế của IVB vẫn tăng trưởng khá, năm 2001 bằng 206,2% năm 2000, năm 2002 bằng 129,4% năm 2001. Lợi nhuận tăng tạo điều kiện tăng các quỹ dự trữ pháp định, tăng nguồn bổ sung cho vốn tự có của Ngân hàng. Tóm lại, qua những phân tích và đánh giá chung về hoạt động của Ngân hàng Indovina trong thời gian qua, ta có thể thấy mặc dù quy mô không lớn nhưng hiệu quả hoạt động của IVB đạt mức khá cao, tăng trưởng đều về thu nhập, lợi nhuận và từng nghiệp vụ cụ thể, trở thành Ngân hàng hàng đầu trong số các ngân hàng liên doanh đang hoạt động tại Việt Nam. Bên cạnh đó còn một số khó khăn, bất cập nhưng với những phương hướng, biện pháp cụ thể trong thời gian tới, IVB sẽ từng bước khắc phục và đạt kết quả cao hơn nữa. 2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức TDCT tại IVB Hà Nội 2.2.1. Qui trình mở và thanh toán L/C của IVB Hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Indovina Hà Nội phải tuân thủ theo một quy trình chặt chẽ bao gồm hai giai đoạn lớn: phát hành L/C và thanh toán L/C. Hai giai đoạn này có thể được chia thành các bước nhỏ như sau: Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ xin mở L/C Nhà nhập khẩu là các doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam, theo đề nghị của bên xuất khẩu, sẽ lập hồ sơ yêu cầu mở L/C gửi đến Ngân hàng. Bộ hồ sơ theo quy định của IVB bao gồm các loại giấy tờ sau: Quyết định thành lập, đăng ký kinh doanh và đăng ký mã số xuất nhập khẩu (đối với doanh nghiệp có quan hệ giao dịch lần đầu) Hợp đồng ngoại thương gốc Đơn yêu cầu mở L/C (theo mẫu của IVB) Giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương mại (nếu mặt hàng nhập khẩu thuộc danh mục quản lý quy định tại quyết định điều hành XNK hàng năm của Thủ tướng Chính Phủ) Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác (nếu nhập khẩu theo sự uỷ thác của một doanh nghiệp khác) Cam kết thanh toán hoặc hợp đồng tín dụng (nếu khách hàng ký quỹ dưới 100% giá trị L/C) Hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu có) Sau khi nhận bộ hồ sơ, cán bộ thanh toán có trách nhiệm kiểm tra tính xác thực, tính pháp lý, đảm bảo sự thống nhất trong nội dung các loại giấy tờ, sự phù hợp với các quy định của Nhà nước về chế độ quản lý ngoại hối và chính sách quản lý XNK hiện hành. Đồng thời, thanh toán viên kiểm tra đơn đề nghị mở L/C để đảm bảo nội dung L/C không chứa đựng rủi ro cho Ngân hàng và phù hợp với quy định của IVB; thông báo ngay cho khách hàng nếu cần sửa đổi khoản mục nào đó. Trong trường hợp khách hàng không thực hiện việc sửa đổi thì yêu cầu khách hàng cam kết xác nhận chịu trách nhiệm và bồi hoàn những thiệt hại cho ngân hàng (nếu có). Bước 2: Xác định mức ký quỹ Sau khi nộp hồ sơ xin mở L/C, trừ trường hợp khách hàng ký quỹ 100%, các trường hợp còn lại khách hàng phải làm việc với phòng Tín dụng của Ngân hàng để xác định tỷ lệ ký quỹ. Mức ký quỹ này đối với từng khách hàng là khác nhau, phụ thuộc vào tiềm năng tài chính, uy tín và mức độ quan hệ của khách hàng đó với Ngân hàng. Khi Ngân hàng chấp nhận cho khách hàng ký quỹ nhỏ hơn giá trị L/C tức là đã cung cấp một khoản tín dụng cho khách hàng, đó chính là một hình thức tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng. Sau khi xác định mức ký quỹ, khách hàng phải đảm bảo còn đủ mức tiền ký quỹ trong tài khoản tại Ngân hàng. Nếu thiếu, khách phải nộp thêm tiền vào tài khoản để đảm bảo phát hành L/C kịp thời. Bước 3: Phát hành L/C nhập khẩu Việc phát hành L/C chỉ được thực hiện sau khi khách hàng đã hội đủ các điều kiện về hồ sơ, có đủ tiền ký quỹ và nộp các khoản phí liên quan. Thanh toán viên tiến hành nhập các dữ liệu cần thiết tạo hồ sơ quản lý L/C trên máy vi tính. Chương trình này lưu trữ và theo dõi quá trình thanh toán của từng L/C. Sau khi hoàn tất các bước nhập dữ liệu mở L/C trên mạng máy tính, thanh toán viên tiến hành tạo điện MT 700 nếu là phát hành L/C hoặc MT 707 nếu là sửa đổi L/C. Trong quá trình tạo điện, thanh toán viên phải nhập các thông tin về loại L/C, số hiệu L/C, số tiền của L/C, người mở, người thụ hưởng L/C, ngày mở, ngày hết hạn giao hàng, thời hạn xuất trình chứng từ, ngân hàng thông báo và các nội dung khác dựa trên đơn xin mở L/C của khách hàng. Ngân hàng thông báo thường do khách hàng chỉ định và thường là ngân hàng đại lý của IVB tại nước người xuất khẩu. Thanh toán viên khi đã hoàn thiện việc nhập dữ liệu trên tập tin MT 700 sẽ kiểm soát đối chiếu giữa L/C với hợp đồng ngoại thương và đơn xin mở L/C, nếu khớp đúng thì đẩy bức điện sang vùng kiểm soát, máy sẽ tự động in bản L/C draft. Thanh toán viên ký vào vị trí quy định trên L/C, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ mở L/C và L/C đã mở cho Trưởng phòng Thanh toán quốc tế hoặc người được uỷ quyền kiểm soát. Bước 4: Kiểm tra, kiểm soát L/C và thông báo cho ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu Trưởng phòng Thanh toán quốc tế hoặc người được uỷ quyền có trách nhiệm kiểm soát lại toàn bộ hồ sơ xin mở L/C, nếu hội đủ các điều kiện cần thiết cho việc mở L/C thì tiến hành kiểm soát toàn bộ nội dung L/C để đảm bảo sự khớp đúng giữa nội dung của hợp đồng ngoại thương, đơn xin mở L/C và L/C. Trưởng phòng TTQT hoặc người được uỷ quyền phải xem xét kỹ các điều khoản của L/C, nếu có điều khoản nào bất lợi cho khách hàng và ngân hàng thì phải khẩn trương thông báo cho khách hàng, đề nghị sửa đổi lại đơn xin mở L/C để làm căn cứ sửa L/C nhằm giảm bớt rủi ro. Ngân hàng có quyền từ chối phát hành đối với những L/C có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngân hàng và khách hàng không chịu sửa đổi. Nếu L/C phù hợp với hợp đồng ngoại thương và khớp đúng với đơn xin mở L/C, các điều khoản L/C đều có khả năng thực thi và không tiềm ẩn rủi ro cho khách hàng và ngân hàng thì Trưởng phòng TTQT hoặc người được uỷ quyền phê duyệt trên L/C và chuyển cho Giám đốc chi nhánh hoặc người được Giám đốc uỷ quyền phê duyệt. Sau khi được Giám đốc phê duyệt, hồ sơ được chuyển trở lại cho Trưởng phòng TTQT để chuyển tiếp về Hội sở chính. L/C từ Hội sở chính sẽ được thông báo tới ngân hàng thông báo, từ đó chuyển tiếp đến nhà xuất khẩu. Thanh toán viên tại chi nhánh trả lại cho khách hàng một bản L/C và lưu trữ toàn bộ hồ sơ, giấy tờ về L/C đó. Trường hợp khách hàng muốn sửa đổi hay huỷ bỏ L/C sau khi đã phát hành và thông báo, Ngân hàng lập điện sửa hoặc huỷ bỏ MT 707, gửi trực tiếp cho ngân hàng thông báo. Chỉ khi nhận được sự xác nhận đồng ý của ngân hàng thông báo thì L/C mới coi là đã được sửa đổi hay huỷ bỏ. Bước 5: Nhận, kiểm tra và xử lý chứng từ thanh toán L/C Nhận chứng từ: Sau khi nhận được thông báo người nhập khẩu đã mở L/C và kiểm tra nội dung L/C, người xuất khẩu tiến hành giao hàng theo hợp đồng và chuẩn bị bộ chứng từ thanh toán theo L/C xuất trình lên ngân hàng thông báo. Ngân hàng thông báo chuyển chứng từ trực tiếp cho Hội sở IVB thành phố Hồ Chí Minh, sau đó Hội sở chuyển tiếp cho IVB Hà Nội. Ngay sau khi nhận bộ chứng từ, thanh toán viên tại IVB Hà Nội phải vào sổ theo dõi giao nhận chứng từ, nhập vào mục hồ sơ quản lý L/C này trên máy tính đã được lập ở bước 3. Kiểm tra chứng từ: Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận, thanh toán viên phải kiểm tra bộ chứng từ. Nội dung kiểm tra gồm: Kiểm tra số lượng từng loại chứng từ theo quy định của L/C Kiểm tra sự phù hợp của chứng từ với các điều khoản và điều kiện của L/C Kiểm tra sự nhất quán thể hiện trên bề mặt của các chứng từ Kiểm tra sự phù hợp của chứng từ với UCP 500 của ICC Việc kiểm tra phải được thực hiện qua hai cán bộ, các lần kiểm tra phải độc lập với nhau. Kết quả kiểm tra được ghi trong phiếu kiểm tra chứng từ có chữ ký của hai cán bộ kiểm tra. Sau đó, toàn bộ hồ sơ L/C kèm theo bộ chứng từ và phiếu kiểm tra chứng từ được chuyển cho Trưởng phòng TTQT hoặc người được uỷ quyền để kiểm soát và ký xác nhận trên phiếu kiểm tra chứng từ. Xử lý chứng từ: tuỳ theo kết quả kiểm tra mà ngân hàng có biện pháp xử lý cho phù hợp. Xét một số trường hợp: Trường hợp bộ chứng từ không có sai sót hoặc có sai sót nhưng người nhập khẩu đã chấp nhận thanh toán: Ngân hàng giao bộ chứng từ cho người nhập khẩu để lấy hàng, tuỳ theo tính chất L/C để thực hiện bước xử lý tiếp theo. Nếu là L/C trả ngay: Thanh toán viên lập điện thanh toán MT 202 theo chỉ dẫn trên thư đòi tiền của ngân hàng thông báo, gửi về Hội sở chính, từ đó trích tài khoản ký quỹ hoặc tài khoản của khách hàng để thanh toán. Nếu là L/C thanh toán nhiều lần bằng vốn tự có của khách hàng thì một phần ký quỹ tương ứng với tỷ lệ thanh toán trên trị giá của L/C, phần còn lại trích từ tài khoản tiền gửi của khách hàng hoặc các tài khoản thích hợp. Trường hợp thanh toán bằng vốn vay Ngân hàng thì số tiền ký quỹ sẽ được sử dụng để thanh toán lần đầu, phần còn lại sẽ ghi nợ tài khoản tiền vay của khách hàng. Nếu là L/C trả chậm: Ngân hàng lập điện M T 799 thông báo chấp nhận thanh toán. Sau đó thanh toán viên phải nhập nội dung chấp nhận thanh toán vào hồ sơ bộ chứng từ L/C trên máy tính để theo dõi. Điện MT 799 được chuyển qua mạng nội bộ cho Hội sở chính, từ đó chuyển cho ngân hàng thông báo qua mạng SWIFT. Trường hợp ngân hàng thông báo yêu cầu gửi trả họ hối phiếu sau khi đã được Ngân hàng chấp nhận thanh toán thì chỉ gửi liên 1 của hối phiếu sau khi ký chấp nhận, nhưng phải yêu cầu ngân hàng thông báo gửi trả lại hối phiếu cho Ngân hàng khi đến hạn thanh toán. Đến hạn thanh toán L/C, Ngân hàng tiến hành kiểm tra nội dung bức điện đòi tiền theo đúng quy định của L/C, đồng thời xác thực bức điện thông qua Hội sở chính. Dựa trên nội dung và chỉ dẫn của điện đòi tiền đã có xác thực, lập điện MT 202 thanh toán cho ngân hàng gửi điện. Trường hợp bộ chứng từ có sai sót, người nhập khẩu không chấp nhận thanh toán: Trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận chứng từ, nếu kiểm tra thấy có sự sai sót về số lượng hoặc nội dung chứng từ, ngân hàng phải lập tức thông báo cho khách hàng (nhà nhập khẩu); đồng thời lập điện theo mẫu MT 734 thông báo sai sót chứng từ và từ chối thanh toán. Bức điện này phải được thanh toán viên ký xác nhận, chuyển cho Trưởng phòng TTQT kiểm soát và lập Phiếu thông báo sai sót. Sau đó tiếp tục chuyển cho Giám đốc chi nhánh phê duyệt, tính ký hiệu mật và gửi tới Hội sở chính để chuyển cho Ngân hàng thông báo ở nước ngoài. Các sai sót phải được thông báo đầy đủ ngay trong lần thông báo đầu tiên, không được phép thông báo bổ sung các sai sót. Khoản phí thông báo từ chối thanh toán được ghi vào điện MT 734 để thông báo cho ngân hàng nước ngoài biết khoản phí này sẽ trừ vào số tiền thanh toán L/C nếu khách hàng chấp nhận chứng từ sai sót. Đối với khách hàng, trong vòng 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận thông báo sai sót chứng từ của Ngân hàng, khách hàng phải thông báo quyết định của mình hoặc chấp nhận sai sót và thanh toán L/C hoặc không chấp nhận sai sót ngay trên bản thông báo sai sót chứng từ của Ngân hàng và gửi trả lại Ngân hàng. Sau 05 ngày nếu không có ý kiến gì thì Ngân hàng sẽ coi như khách hàng từ chối thanh toán. Bộ chứng từ sai sót được giữ lại Ngân hàng và chỉ gửi trả lại cho Ngân hàng thông báo nếu có yêu cầu. Bước 6: Đóng hồ sơ L/C nhập khẩu Việc đóng hồ sơ L/C nhập khẩu được thực hiện khi L/C nhập khẩu bị huỷ bỏ, đã thanh toán hết hoặc không còn giá trị thanh toán, từ chối thanh toán và bộ chứng từ đã gửi trả lại cho Ngân hàng gửi chứng từ. Những L/C không còn hiệu lực sẽ tự động đóng hồ sơ sau 45 ngày kể từ ngày hết hiệu lực của L/C. Khi khách hàng có nhu cầu tái sử dụng L/C và đã được các bên liên quan bao gồm Người yêu cầu mở L/C, Người thụ hưởng và Ngân hàng phát hành chấp nhận, Ngân hàng có thể kích hoạt lại L/C, sửa đổi và tiếp tục theo dõi và sử dụng L/C đó. Bước 7: Lưu trữ chứng từ Thanh toán viên sau khi đã đóng hồ sơ L/C phải lưu trữ các chứng từ liên quan đến việc phát hành và thanh toán L/C, bao gồm: Hợp đồng ngoại thương giữa bên xuất khẩu và bên nhập khẩu Các đơn xin mở và sửa đổi L/C của khách hàng Bản gốc và bản draft của L/C và sửa đổi L/C có đầy đủ chữ ký, xác nhận của thanh toán viên, Trưởng phòng TTQT, Giám đốc chi nhánh và các bên liên quan. Các bức điện giao dịch có liên quan Bộ chứng từ thanh toán theo L/C do nhà xuất khẩu gửi đến thông qua ngân hàng thông báo Bản thông báo sai sót chứng từ của Ngân hàng (nếu có) và chấp nhận thanh toán của khách hàng Các giấy tờ báo nợ tiền ký quỹ, tiền phí, tiền thanh toán L/C 2.2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu tại IVB Hà Nội Hoà chung cùng xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới, trong những năm qua chính sách mở cửa kinh tế của Đảng và Nhà nước ta đã thổi vào nền kinh tế Việt Nam một luồng sinh khí mới, tạo ra sự chuyển biến sâu sắc và toàn diện kinh tế đất nước. Hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng phát triển, kéo theo hoạt động xuất nhập khẩu cũng được đẩy mạnh. Hàng hoá Việt Nam đã trở nên quen thuộc với nhiều thị trường lớn như ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU Và ngược lại, hàng hoá của các thị trường này cũng được bày bán rộng rãi tại Việt Nam. Thủ đô Hà Nội với vai trò là trung tâm văn hoá – kinh tế – chính trị của cả nước, ngay từ những năm bắt đầu đổi mới đã rất chú trọng phát triển hoạt động xuất nhập khẩu. Và trên thực tế, hoạt động này đã trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế thủ đô. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng công nghiệp chế biến có hàm lượng lao động cao. Đây là những mặt hàng có ý nghĩa lớn trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động dư thừa ở nông thôn. Tuy nhiên, trong bối cảnh chung của đất nước vẫn là một nước nhập siêu, kim ngạch nhập khẩu của Hà Nội khá cao. Hàng hoá nhập khẩu chủ yếu là các loại máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, nguyên liệu và một phần là hàng tiêu dùng. Trong đó, tỷ trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng cao cấp có xu hướng ngày càng tăng do đời sống nhân dân Hà Nội ngày càng sung túc hơn, nhu cầu tiêu dùng ngày càng hướng tới các sản phẩm có giá trị cao. Là một chi nhánh ngân hàng hoạt động chủ yếu trên địa bàn thủ đô Hà Nội, hoạt động TTQT của Indovina Hà Nội chịu sự tác động trực tiếp của tình hình xuất nhập khẩu trên địa bàn này. Trong những năm gần đây, do có sự cạnh tranh gay gắt trên lĩnh vực thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác và do những yếu tố trong nội bộ ngân hàng, kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu qua IVB Hà Nội còn chiếm tỷ trọng không cao trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của thủ đô Hà Nội. Bảng 2.2: Kim ngạch thanh toán XNK qua IVB Hà Nội (Đơn vị: triệu USD) Năm XNK của Hà Nội Kim ngạch thanh toán XNK qua IVB Hà Nội Tổng số Tỷ trọng % (+/-) %(+/-) 1999 4224 54,2 1,28 -18,2 -30,1 2000 5266 55,2 1,04 1 1,84 2001 5568 79,9 1,43 24,7 44,7 2002 6080 101,5 1,67 21,6 27,1 2003 7012 99,8 1,42 -1,7 -1,67 (Nguồn: International Banking Performance IVB Hà Nội và Tạp chí Con số và sự kiện ) Mặc dù chiếm tỷ trọng không cao trong kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu trên địa bàn thủ đô Hà Nội, song so với các ngân hàng liên doanh khác thì kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu qua IVB Hà Nội ở mức tương đối cao. Doanh số TTQT được thực hiện qua IVB Hà Nội tăng nhanh trong giai đoạn 1993 – 1997, đây là giai đoạn tăng trưởng khá ổn định của Ngân hàng mặc dù có sự thay đổi về đối tác nước ngoài trong liên doanh. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính Châu á đã để lại ảnh hưởng nặng nề đối với hoạt động của IVB, sự phá sản của đối tác Indonesia, môi trường kinh doanh khó khăn đã làm doanh số TTQT qua IVB Hà Nội xuống dốc đáng kể. Sự giảm sút này chỉ ngừng lại cho đến năm 2000, khi cuộc khủng hoảng qua đi và đối tác Đài Loan Ngân hàng Thế Hoa chính thức tham gia vào liên doanh. Ba năm trở lại đây, sự ổn định trong tổ chức đã thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch, giúp IVB lấy lại được tốc độ tăng trưởng TTQT khá cao, đạt doanh số 117.663.135 US$ vào năm 2003, tăng 17,3% so với năm 2002. Điều đó được thể hiện rõ dưới biểu đồ sau: Xét về mặt cơ cấu, trong số các phương thức TTQT tại IVB Hà Nội, phương thức chuyển tiền chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số thanh toán quốc tế. Kế đến là phương thức tín dụng chứng từ và cuối cùng là nhờ thu. Tương quan này được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.3: Doanh số và tỷ trọng các phương thức TTQT tại IVB Hà Nội Năm Chuyển tiền Nhờ thu L/C Doanh số (US$) Tỷ trọng (%) Doanh số (US$) Tỷ trọng (%) Doanh số (US$) Tỷ trọng (%) 1999 35.995.478 69,32 1.234.315 2,38 14.693.033 28,30 2000 42.721.269 70,10 1.020.779 1,70 16.432.310 27,30 2001 58.510.280 74,33 3.246.063 4,12 16.962.924 21,55 2002 67.944.828 67,74 3.103.955 3,09 29.251.790 29,17 2003 91.746.934 77,97 2.760.746 2,35 23.155.455 19,68 (Nguồn: International Banking Performance IVB Hà Nội) Qua bảng trên ta thấy, mặc dù là phương thức thanh toán an toàn nhất cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu, nhưng tín dụng chứng từ lại chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng doanh số TTQT tại IVB Hà Nội. Năm thấp nhất là 1994 với 15,52%, năm cao nhất 2002 cũng chỉ là 29,17%. Trong khi đó, tỷ trọng phương thức chuyển tiền luôn ở mức trung bình khoảng 70%. Điều này là do các khách hàng của Ngân hàng chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, giá trị hợp đồng ngoại thương thường không nhiều, việc thanh toán bằng L/C tốn chi phí khá cao, lại mất nhiều thời gian nên thông thường họ sử dụng các phương thức khác đơn giản hơn. Xét riêng hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại IVB Hà Nội, phương thức tín dụng chứng từ cũng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn chuyển tiền. Năm 2002, tỷ lệ này là cao nhất 28,14%. Năm 2003, hoạt động này giảm cả về giá trị và tỷ trọng, giá trị giảm 1/2 so với năm 2002, tỷ trọng còn 11,98%. Điều này được thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 2.4: Thanh toán hàng nhập khẩu tại IVB Hà Nội Năm Chuyển tiền (Outward) Nhờ thu (Inward) L/C (Import) Giá trị (US$) % Giá trị (US$) % Giá trị (US$) % 1999 20.133.390 72,47 1.151.894 17,73 6.494.915 9,8 2000 29.933.541 86,85 1.020.779 2,96 3.511.960 10,19 2001 38.877.966 77,61 2.447.200 4,89 8.769.957 17,50 2002 39.398.380 67,94 2.273.893 3,92 16.319.984 28,14 2003 62.194.371 84,96 2.239.236 3,06 8.772.191 11,98 (Nguồn: International Banking Performance IVB Hà Nội) Sự tăng trưởng doanh số thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ cũng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến hoạt động TTQT của Ngân hàng. Trong hai năm đầu khi mới thành lập phòng TTQT, doanh số còn thấp, năm 1993 là 8.131.961 US$, năm 1994 là 7.223.144 US$; nhưng doanh số này tăng trưởng dần lên cho tới năm 1997. Từ năm 1998, doanh số sụt giảm đột ngột và duy trì ở mức thấp trong giai đoạn 1998 – 2000, thấp nhất là năm 2000 chỉ đạt 3.511.960 US$. Sở dĩ có sự sụt giảm này là do tác động của cuộc khủng hoảng ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh của Ngân hàng; đồng thời trong thời gian này phần vốn góp của đối tác nước ngoài trong liên doanh đang trong quá trình rao bán, ảnh hưởng sâu sắc đến nghiệp vụ phát hành L/C – vốn phụ thuộc rất nhiều vào uy tín và tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Doanh số này tăng trở lại từ năm 2001 và đạt mức khá cao trong năm 2002: 16.319.984 US$; đây là kết quả của sự cố gắng và nỗ lực hết mình của Ngân hàng trong việc đơn giản hoá thủ tục thanh toán theo L/C, thái độ phục vụ nhiệt tình của cán bộ, nhân viên. Tuy nhiên, hiện nay doanh số thanh toán đang có xu hướng đi xuống, năm 2003 giảm 46,25% so với năm 2002. Ta có thể thấy được sự biến động doanh số thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ qua biểu đồ sau: Bảng 2.5: Kết quả hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu tại IVB Hà Nội Năm L/C nhập khẩu Số L/C % (+/-) Doanh số (US$) %(+/-) 1999 88 -38,89 6.494.915 -48,02 2000 76 -13,64 3.511.960 -45,93 2001 185 143,42 8.769.957 149,72 2002 164 -11,35 16.319.984 86,09 2003 139 -15,24 8.772.190 -46,25 (Nguồn: International Banking Performance – IVB Hà Nội) Số lượng L/C nhập khẩu phát hành qua IVB Hà Nội cũng có sự biến động trong những năm gần đây. Năm 2001 lượng L/C tăng lên đáng kể so với năm 2000 (tăng 109 L/C, tương ứng với 143,42%). Năm 2002, lượng L/C có giảm hơn năm 2001 là 11,35% song doanh số lại tăng 86,09%, chứng tỏ rằng trong năm này có nhiều L/C giá trị lớn được mở qua IVB, giá trị trung bình một L/C năm 2002 là 99.512 USD, cao hơn rất nhiều so với giá trị L/C tru

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNH389.doc
Tài liệu liên quan