Đề tài Giải pháp mở rộng và hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa

LỜI MỞ ĐẦU 4

 

CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

TRONG NỀN KINH TẾ

1.1. Tổng quát về thanh toán không dùng tiền mặt (Thanh toán qua

Ngân hàng- Kho bạc Nhà nước) 5

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt 5

1.1.2. Ý nghĩa của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường 5

1.1.3. Điều kiện để khách hàng tham gia thanh toán không dùng tiền mặt. 6

1.1.4. Trách nhiệm của Ngân hàng trong thanh toán .6

1.1.5. Thủ tục mở và sử dụng tài khoản tiền gửi .7

1.2. Các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt .8

1.2.1. Thanh toán bằng Séc .8

1.2.2. Thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi- chuyển tiền 14

1.2.3. Thanh toán bằng Uỷ nhiệm thu 17

1.2.4. Thanh toán bằng thư tín dụng 19

1.2.5. Thanh toán bằng Ngân phiếu thanh toán 20

1.2.6. Thanh toán bằng thẻ thanh toán 22

1.3. Những quy định về thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta 23

1.3.1. Những quy định chung 23

1.3.2. Quy định đối với người chi trả (Người mua) 24

1.3.3. Quy định đối với người thụ hưởng (Người bán) 24

1.3.4. Quy định đối với Ngân hàng 25

1.4. Yêu cầu phát triển và hoàn thiện các thể thức thanh toán không dùng

tiền mặt ở Việt nam hiện nay 25

 

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA

2.1. Khái quát về chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 27

2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội địa bàn quận Đống Đa 27

2.1.2. Khái quát về chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 27

2.1.3. Mô hình bộ máy tổ chức 28

2.2. Các hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 29

2.2.1. Hoạt động huy động vốn 29

2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn 30

2.2.3. Công tác thanh toán 30

2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh 31

2.3. Các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt 31

2.3.1. Tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt 31

2.3.2. Thực trạng áp dụng các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt 33

2.3.2.1. Thể thức thanh toán bằng séc 34

2.3.2.2. Thể thức thanh toán bâừng uỷ nhiệm chi – chuyển tiền 36

2.3.2.3. Thể thức thanh toán bằng uỷ nhiệm thu 37

2.3.2.4. Thể thức thanh toán bằng ngân phiếu thanh toán 38

2.3.2.5. Các thể thức thanh toán khác 38

2.4. Đánh giá chung về thực trạng các thể thức thanh toánkhông dùng tiền mặt 39

CHƯƠNG III

 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN MỞ RỘNG VÀ HOÀN THIỆN CÁC

THỂ THỨCTHANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT Ở CHI NHÁNH

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA

3.1. Phương hướng phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

 ở nước ta trong thời gian tới 41

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và mở rộng hoạt động thanh toán không

dùng tiền mặt 42

3.2.1. Hiện đại hoá công nghệ thanh toán, nâng cao trình độ cán bộ Ngân hàng 43

3.2.2. Khuyến khích khách hàng mở tài khoản cá nhân qua đó mở rộng việc

thanh toán qua tài khoản cá nhân 43

3.2.3. Đơn giản hoá thủ tục 44

3.2.4. Hợp lý hoá quá trình thanh toán không dùng tiền mặt theo hướng tiện

dụng cho khách hàng 44

3.2.5. Nghệ thuật kinh doanh (Marketing Ngân hàng) 45

3.3. Một số kiến nghị 45

3.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính phủ 45

3.3.2 Đối với Ngân hàng Công thương Việt nam 46

KẾT LUẬN 48

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1124 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp mở rộng và hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hái niệm: Thẻ thanh toán là một phương thức thanh toán gắn liền với kỹ thuật tin học được ứng dụng trong Ngân hàng. Thẻ thanh toán do Ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng hoá, dịch vụ, các khoản thanh toán khác và rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý thanh toán hay các quầy trả tiền tự động. Các loại thẻ thanh toán: Dưới góc độ vật lý có thẻ từ và thẻ điện tử: - Thẻ từ là loại thẻ dùng kỹ thuật bằng từ để ghi và đọc thông tin trên thẻ. - Thẻ điện tử là loại thẻ gắn bộ nhớ vi điện tử trên thẻ, ghi và đọc thông tin qua bộ nhớ vi điện tử đó. Dưới góc độ biểu tượng có các loại thẻ: VISA CARD, MASTER CARD, BISINESS CARD. Ngày nay ở Việt Nam áp dụng phổ biến 3 loại thẻ sau: + Thẻ loại A (Thẻ thanh toán không phải ký quĩ) Khách hàng khi sử dụng loại thẻ này, không phải lưu ký trước số tiền vào một tài khoản nhằm đảm bảo thanh toán cho thể, mà căn cứ để thanh toán là dựa trên số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng và hạn mức thanh toán theo qui định đã được Ngân hàng ghi vào bộ nhớ của thẻ nếu là thẻ điện tử và ghi vào dải băng từ nếu đó là thẻ từ. Loại thẻ này được dùng đối với những khách hàng có quan hệ tín dụng, thanh toán thường xuyên, có tín nhiệm với ngân hàng, được giám đốc ngân hàng phát hành thẻ xem xét, quyết định. + Thẻ loại B (Thẻ ký quĩ thanh toán) Được áp dụng rộng rãi cho mọi khách hàng. Muốn sử dụng thẻ loại này khách hàng phải lưu ký tiền vào một tài khoản riêng tại Ngân hàng và đưọc sử dụng thẻ có giá trị thanh toán bằng số tiền ký quĩ ghi trong thẻ đã lưu ký. + Thẻ loại C (Thẻ tín dụng) Là loại thẻ không phải ký quĩ, được áp dụng đối với những khách hàng có đủ điều kiện được phép vay vốn của Ngân hàng, với mức cho vay được coi là hạn mức tín dụng đã được ghi vào bộ nhớ của thẻ. Ngân hàng phát hành thẻ có trách nhiệm thanh toán cho khách hàng hoặc có thể uỷ nhiệm cho một số chi nhánh Ngân hàng đại lý thanh toán và quản lý thẻ. Việc lập thẻ thanh toán do một bộ phận chuyên trách của Ngân hàng phát hành thẻ thực hiện đảm baỏ yêu cầu kỹ thuật và bảo mật để ngăn chặn thẻ giả mạo, giữ bí mật tuyệt đối về mật mã sử dụng thẻ của khách hàng. Người sử dụng thẻ có thể dùng thẻ để rút tiền mặt tại các quầy trả tiền tự động, hay các Ngân hàng đại lý thanh toán. Không tiếp nhận thanh toán các thẻ có thông báo mất và cấm lưu hành. Khi hết thời hạn sử dụng, sử dụng hết hạn mức thanh toán hoặc muốn giảm hạn mức thanh toán thì người sử dụng thẻ phải đến Ngân hàng phát hành thẻ làm thủ tục xin gia hạn, đề nghị tăng hoặc giảm hạn mức thanh toán. Nếu mất thẻ người sử dụng thẻ phải thông báo ngay bằng văn bản đến Ngân hàng phát hành thẻ để Ngân hàng có biện pháp xử lý. Cơ chế thanh toán thẻ: Đây là một công cụ thanh toán hiện đại, cho phép thanh toán với tốc độ nhanh. Là công cụ thanh toán tự động, khách hàng có thể tự phục vụ mà không cần có sự có mặt trực tiếp của nhân viên Ngân hàng. Thẻ lại gọn nhẹ, việc sử dụng đơn giản, tiện lợi và an toàn đối với tất cả các bên tham gia sử dụng như chủ sở hữu thẻ, bên tiếp nhận, Ngân hàng phát hành… 1.3 Những qui định về thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta Thanh toán không dùng tiền mặt không những chỉ cần thiết đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân mà nó còn tác động đến hoạt động quản lý vĩ mô của Nhà nước về lưu thông tiền tệ. Do vậy việc tiến hành thanh toán giữa các chủ thể tham gia trong quan hệ này đều phải dựa vào những quy định nhất định. ở nước ta theo Nghị định 91/CP ngày 25/11/1993 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt, Quyết định số 22/QĐ-NH1 ngày 21/02/1994 của Thống đốc NHNN về thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt, Nghị định 30/CP ngày 09/05/1996 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế phát hành và sử dụng séc, Thông tư 07/TT-NH1 ngày 27/12/1996 của Thống đốc NHNN hướng dẫn thực hiện quy chế sử dụng séc. Thanh toán không dùng tiền mặt phải tuân theo những qui định sau: 1.3.1 Những qui định chung: Các đơn vị muốn thanh toán không dùng tiền mặt phải có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. Trên tài khoản phải có đủ số dư để thanh toán, các đơn vị khách hàng phải chấp hành nghiêm túc các chế độ thanh toán không dùng tiền mặt do Nhà nước qui định. Các doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể, đơn vị vũ trang, công dân Việt nam và người nước ngoài đang hoạt động trên lãnh thổ Việt namđều có quyền lựa chọn Ngân hàng để mở tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán. Việc mở tài khoản tại Ngân hàng, kho bạc Nhà nước và thực hiện thanh toán qua tài khoản được ghi bằng VNĐ. Trường hợp mở tài khoản và thanh toán bằng ngoại tệ phải thực hiện theo cơ chế quản lý ngoại hối của Chính phủ Việt Nam ban hành. Khi xảy ra các trường hợp thất lạc, mất chứng từ, sai sót hoặc chậm trễ trong quá trình thanh toán thì các bên liên quan phải tham gia lập biên bản xác định rõ lý do, đối tượng gây thiệt hại và mức độ thiệt hại để xử lý Qui định đối với người chi trả (người mua) Để đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời các chủ tài khoản bên mua phải có đủ tiền trên tài khoản. Chủ tài khoản có toàn quyền sử dụng số tiền trên tài khoản để chi trả cho người khác hoặc rút tiền mặt khi có nhu cầu. Mọi trường hợp không đủ điều kiện thanh toán đều là vi phạm pháp luật và bị xử lý. Lập chứng từ theo đúng qui định. Kiểm tra lại vật tư hàng hoá. Nếu có sự sai sót thì có quyền từ chối thanh toán và trả lại vật tư hàng hoá đó. 1.3.3 Qui định đối với người thụ hưởng (người bán) Khi nhận hoá đơn, chứng từ bên mua thanh toán. Bên bán có trách nhiệm lập, giữ toàn bộ hoá đơn chứng từ và phải kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp các yếu tố được ghi trên số hoá đơn, chứng từ này. Khi nhận séc, người thụ hưởng séc phải kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của tờ séc (ghi đầy đủ khớp đúng các yếu tố qui định trên tờ séc, không sửa chữa, tẩy xoá…). Nếu thiếu một trong các yếu tố đó séc không hợp lệ và không có giá trị thanh toán. Nếu quá thời hạn hiệu lực, người thụ hưởng phải yêu cầu người phát hành phát hành séc mới đem đổi tờ séc đã quá hạn để đảm bảo quyền được thanh toán. Và trong trường hợp séc bị từ chối thanh toán, người thụ hưởng có quyền khiếu nại người ký phát hành séc và những người chuyển nhượng séc để đoì lại số tiền ghi trên séc. Đơn khiếu nại phải kèm phiếu từ chối thanh toán séc của đơn vị thanh toán kèm theo. Đối với hình thức thanh toán bằng Uỷ nhiệm thu, Thư tín dụng bên thụ hưởng chỉ được trả tiền khi xuất trình hoá đơn, chứng từ giao nhận hàng hoá theo đúng hợp đồng đã ký kết. 1.3.4 Qui định đối với Ngân hàng Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm soát khả năng thanh toán về các giấy tờ thanh toán của khách hàng, đảm bảo đúng thủ tục, đúng qui định. Thực hiện uỷ thác thanh toán của chủ tài khoản đảm bảo chính xác, an toàn, thuận tiện. Chi trả bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản trong phạm vi số dư tiền gửi theo yêu cầu của chủ tài khoản. Ngân hàng được quyền từ chối thanh toán các giấy tờ sai qui định, tài khoản không đủ tiền, đồng thời Ngân hàng không chịu trách nhiệm về những nội dung liên đới giữa hai bên khách hàng. Khi phát sinh các nghiệp vụ giao dịch trên tài khoản tiền gửi, Ngân hàng phải gửi đầy đủ, kịp thời giấy báo Nợ, giấy báo Có và cuối tháng gửi bản sao số dư tài khoản tiền gửi hoặc giấy báo số dư tài khoản tiền gửi cho chủ tài khoản biết. Nếu do thiếu sót trong quá trình thanh toán gây thiệt hại cho khách hàng thì Ngân hàng, Kho bạc phải bồi thường thiệt hại và tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo qui định của pháp luật. Chỉ cung cấp số liệu trên tài khoản của khách hàng cho các cơ quan ngoài Ngân hàng, Kho bạc khi có văn bản của các cơ quan có thẩm quyền theo qui định của pháp luật. Và khi thực hiện thanh toán cho khách hàng, Ngân hàng được thu phí theo qui định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Yêu cầu phát triển và hoàn thiện các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam hiện nay. Không chỉ riêng ở Việt Nam. Cơ chế thanh toán nói chung chịu sự tác động của các yếu tố về kinh tế – xã hội, trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ thanh toán. Cơ chế thanh toán đã phát triển qua nhiều thập kỷ cùng với sự phát triển của nền kinh tế – xã hội và trình độ văn minh của nhân loại từ việc thanh toán hàng đổi hàng, bằng tiền kim loại, tiền giấy đến thanh toán bằng bút tệ. ở Việt Nam chúng ta với sự nỗ lực của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng hữu quan, công tác thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được phát triển, mở rộng đến mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Để hoạt đông thanh toán không dùng tiền mặt ngày một đáp ứng với nhu cầu của nền kinh tế, ngày 25/10/1993 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/CP “ về thanh toán không dùng tiền mặt”. Thi hành Nghị định này, ngày 21/02/1994 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký quyết định số 22/QĐ-NH1 ban hành thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt. Quyết định này bước đầu đã hệ thống hoá được các vấn đề liên quan đến công tác thanh toán. Từ khâu mở tài khoản đến các phương thức thanh toán, thuận lợi cho việc nghiên cứu và triển khai ở các Ngân hàng, kho bạc phù hợp với nhu cầu phát triển thanh toán trong nền kinh tế. Ngày 09/05/1996 Chính phủ lại ban hành Nghị định số 30/CP về “ Quy chế phát hành sử dụng séc “ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/1996 đến nay. Các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt: Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi – chuyển tiền, uỷ nhiệm thu, ngân phiếu thanh toán, séc …được sử dụng rộng rãi. Thanh toán không dùng tiền mặt đã áp dụng những tiến bộ về khoa học kỹ thuật, đã có nhiều cải tiến về thời gian thanh toán và các thể thức, phương thức thanh toán. Với việc mở rộng mạng lưới Ngân hàng cùng với việc đưa vào sử dụng mạng máy vi tính trong nội bộ các Ngân hàng đã làm cho quá trình thanh toán được nhanh chóng. Trước đây khi tiến hành chuyển tiền giữa các Ngân hàng, các địa phương phải mất từ 7 đến 10 ngày thì hiện nay chỉ mất khoảng 1 đến 2 ngày. Đặc biệt có trường hợp chỉ mất có vài giờ đồng hồ. Năm 1993 cả nước triển khai thanh toán bù trừ với 43 trung tâm thanh toán trên các địa bàn tỉnh, thành phố thì đến nay số trung tâm thanh toán bù trừ đã tăng lên trên 60 trung tâm và dần khẳng định sự thuận tiện nhanh chóng của phương thức thanh toán này. Trong công tác tổ chức triển khai các thể thức thanh toán mới, đáng chú ý nhất đó là số lượng tài khoản cá nhân cũng như tài khoản các tổ chức kinh tế không ngừng tăng lên. Thời gian đầu số tài khoản cá nhân ở 6 tỉnh, thành phố lớn mới chỉ có 11.650 tài khoản với số dư 149 tỷ đồng. Cho đến nay số tài khoản đã lên tới khoảng 155.000 tài khoản. Các cá nhân đã bắt đầu biết sử dụng thanh toán qua tài khoản cá nhân, doanh số thanh toán không dùng tiền mặt qua tài khoản cá nhân hiện nay vào khoảng 1.697 tỷ VNĐ. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công tác tổ chức thanh toán qua Ngân hàng. Chương II Thực trạng về công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng công thương đống đa 2.1 Khái quát về chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa. 2.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế- xã hội địa bàn quận Đống Đa Quận Đống Đa là một quận nội thành của Thành phố Hà Nội, với diện tích rộng 14 km2, gồm 26 phường, gần 40 vạn dân là nơi dân cư tập trung đông đúc và đa phần là khu tập thể của CBCNV thuộc các ngành, các đơn vị kinh tế đóng trên thành phố Hà Nội. Đây là một thị trường có sức mua lớn, nhu cầu tiêu dùng cao nhất thành phố Hà Nội. Mặt khác, đây là một quận tập trung nhiều nhà máy,xí nghiệp lớn của Trung ương và của Hà Nội tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh với đủ ngành nghề như công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, công nghiệp xây dựng…có uy tín trên thương trường như nhà máy cao su Sao vàng, nhà máy phích nước Rạng Đông, nhà máy xe đạp Thống Nhất…Do đó nhu cầu về vốn cũng như nhu cầu về dịch vụ Ngân hàng là rất lớn. Chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa là một Ngân hàng cơ sở hoạt động kinh doanh tiền tệ và cung cấp các dịch vụ Ngân hàng trên địa bàn quận Đống Đa – một môi trường rất thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng cũng giúp cho chi nhánh có một môi trường kinh doanh mà các Ngân hàng khác đóng trên địa bàn thủ đô Hà Nội không có để thực hiện các nghiệp vụ của mình như: Tín dụng, thanh toán…góp phần thúc đẩy sự phát triển vững mạnh và đạt hiệu quả của hệ thống NHCT Việt Nam. 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa. Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa được gọi là Ngân hàng nhà nước quận Đống Đa trực thuộc Ngân hàng nhà nước thành phố Hà Nội. Từ tháng 8 năm 1988 được chuyển thành Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa trực thuộc Ngân hàng Công thương thành phố Hà Nội. Từ 1/04/1993 được đổi thành chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam. Phát triển cùng với sự đổi mới của hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến đổi lớn (Chuyển từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước). Cùng với việc hình thành hàng loạt các Ngân hàng liên doanh và chi nhánh của Ngân hàng nước ngoaì…Qua hơn 10 năm thành lập và đổi mới, tuy gặp nhiều khó khăn trở ngại trong hoạt động kinh doanh, nhưng bằng ý chí vươn lên từ nội lực của 280 CBCNV lại có sự chỉ đạo chặt chẽ của Ngân hàng Công thương Việt Nam từng bước chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa đã tạo được thế chủ động,hoà nhập và nâng cao được năng lực cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Với hoạt động kinh doanh đa năng và không ngừng đổi mới đã góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Mô hình bộ máy tổ chức Chi nhánh NHCT Đống Đa có trụ sở chính tại Số 187 – Phố Tây Sơn – Quận Đống Đa. Với các phòng ban chức năng: Ban Giám đốc gồm Giám đốc và hai Phó Giám đốc, phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng tiền tệ- kho quỹ, phòng tổ chức hành chính, phòng kiểm soát, phòng nguồn vốn, phòng đối ngoại, phòng vi tính. Ngoài ra chi nhánh còn có 2 phòng giao dịch Kim Liên, Cát Linh và 14 quỹ tiết kiệm nầm rải rác trên đia bàn quận Đống Đa. Sơ đồ bộ máy tổ chức của chi nhánh NHCT Đống đa Giám Đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng giao dịch Kim Liên, Cát Linh và 14 quỹ tiết kiệm Phòng Đối Ngoại Phòng Kiểm Soát Phòng Vi Tính Phòng Kế Toán Phòng Tổ Chức Phòng Tiền Tệ Phòng Nguồn Vốn Phòng Kinh doanh 2.2 Các hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa Hoạt động kinh doanh tiền tệ của chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa những năm gần đây luôn đạt hiệu quả cao. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn luôn bám sát tiền độ thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trên địa bàn để đẩy mạnh huy động vốn và đầu tư tín dụng, nên đã góp phần thiết thực vào việc mở rộng sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá kinh tế ở thủ đô. Hoạt động huy động vốn: Với phương châm “đi vay để cho vay” chi nhánh đã mở rộng mạng lưới giao dịch rộng khắp đến tận các phường, cơ sở kinh tế.v.v. Do đó trong những năm qua công tác huy động vốn đạt mức tăng trưởng nhanh và được đánh giá tốt. Tính đến 31/12/2000 tổng nguồn vốn huy động đạt được 1.850 tỷ đồng trong đó VNĐ đạt 1.634 tỷ, ngoại tệ quy đổi ra VNĐ đạt 216 tỷ. Bảng 1: Hoạt động huy động vốn Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Số tiền % Số tiền % 1- Huy động từ các tổ chức,doanh nghiệp 244 26,30 559 30,2 2- Huy động từ dân cư 617 66,48 1.249 67,5 3- Nguồn khác 67 7,22 42 2,3 Tổng cộng 928 100 1.850 100 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp năm của chi nhánh NHCT Đống Đa) Qua số liệu bảng 1, ta thấy hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Công thương Đống Đa năm 2000 so với năm 1999 tăng đáng kể, điều đó chứng tỏ uy tín của Ngân hàng ngày một được khẳng định. Mặc dù trong những năm qua lãi suất luôn luôn biến động, sự cạnh tranh trên thị trường Ngân hàng ngày một sôi động nhưng NHCT Đống Đa luôn đổi mới các phương thức, giữ uy tín và phong cách phục vụ tốt nên vẫn thu hút được lượng khách hàng đáng kể. Thực hiện tốt công tác huy động vốn nhằm đảm bảo nguồn tài nguyên kinh doanh. Tuy nhiên trong cơ cấu nguồn vốn thì chủ yếu là nguồn vốn huy động tiết kiệm dân cư, phần nhiều là tiền gửi có kỳ hạn và lãi suất cao. Đây cũng là điều bất lợi trong kinh doanh tiền tệ và nhất là trong điều kiện cạnh tranh để tồn tại và phát triển hiện nay. 2.2.2 Hoạt động sử dụng vốn Với nguồn vốn huy động được chi nhánh đã sử dụng một cách tối đa để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các đơn vị kinh tế và các cá nhân bằng nhiều hình thức khác nhau. Trong điều kiện hiện tại cơ chế tín dụng có sự điều chỉnh đã tạo thuận lợi cho việc đầu tư vốn cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất… Từ đó dư nợ ở NHCT Đống Đa đã tăng dần lên. Bảng 2: Báo cáo kết quả cho vay Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Số tiền % Số tiền % 1- Dư nợ ngắn hạn 423 59,5 608 59,6 2- Dư nợ trung, dài hạn 288 40,5 412 40,4 Tổng dư nợ 711 100 1.020 100 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp năm của chi nhánh NHCT Đống Đa) Ngoài việc đầu tư ngắn hạn vốn lưu động cho các doanh nghiệp, Ngân hàng đã đầu tư vốn trung và dài hạn đạt tỷ trọng trên 40%, trong đó đầu tư chiều sâu gần 40 tỷ đồng vào Công ty bóng đèn phích nước Rạng đông, trên 40 tỷ cho Công ty Cơ điện Trần Phú, Công ty bưu chính viễn thông 165 tỷ đồng.Ngân hàng còn đầu tư vào các loại hình kinh tế khác như cho vay Công ty tu bổ di tích, đầu tư cho hợp tác xã lao động ở Quận Đống Đa giúp đỡ con em thương binh, liệt sỹ và các đối tượng chính sách có việc làm… Tính đến ngày 31/12/2000: Doanh số cho vay đạt 1.020 tỷ đồng, so với kế hoạc vượt 21%. 2.2.3 Công tác thanh toán Công tác thanh toán qua Ngân hàng là một trong những khâu then chốt để thu hút khách hàng và đa dạng hoá các dịch vụ Ngân hàng.Trong công tác thanh toán, chi nhánh NHCT Đống Đa đã luôn luôn phấn đấu để phục vụ khách hàng được tốt hơn với chất lượng cao. Ban lãnh đạo luôn đặt mục tiêu đào tạo đội ngũ thanh toán viên có trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ thành thạo, thái độ phục vụ chân thành, cởi mở và tận tình hướng dẫn khách hàng những thủ tục giao dịch để xử lý kịp thời, chính xác các khoản thanh toán, rút ngắn tối đa thời gian thanh toán cho khách hàng, điều hành vốn nhanh nhaỵ góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế. Bên cạnh đó chi nhánh đã tự đầu tư vốn, cùng với sự hỗ trợ của NHCT Việt Nam để đổi mới trang thiết bị, công nghệ tin học và trang bị một hệ thống máy vi tính đến các phòng ban nghiệp vụ, thực hiện nối mạng nội bộ cũng như trong toàn hệ thống NHCT Việt Nam để đáp ứng tốt việc khai thác số liệu, xử lý thông tin, tổ chức thanh toán điện tử một cách nhanh chóng với độ chính xác cao. Từ đó đẩy nhanh tốc độ thanh toán, hạn chế được những sai sót, tạo uy tín và thu hút ngày một tăng lượng khách hàng đến giao dịch. 2.2.4 Kết quả kinh doanh Năm 1999 thu nhập cả năm đạt 98 tỷ đồng, trong đó thu lãi cho vay là 53,8 tỷ đồng, thu lãi điều chuyển vốn 40,08 tỷ, thu phí dịch vụ thanh toán và bảo lãnh là 4,12 tỷ. Tổng chi phí là 87,4 tỷ. Lợi nhuận đạt 7,6 tỷ. Nộp Ngân sách Nhà nước 250 triệu đồng. Năm 2000 thu nhập cả năm đạt 112 tỷ đồng, trong đó thu lãi cho vay 59,6 tỷ, thu lãi điều chuyển vốn 47,9 tỷ, thu phí dịch vụ thanh toán và bảo lãnh là 4,5 tỷ. Tổng chi phí là 100,2 tỷ. Lợi nhuận đạt 9,5 tỷ. Nộp Ngân sách Nhà nước321 triệu đồng. 2.3 Các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt 2.3.1 Tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt Trong những năm qua nhận thức được tầm quan trọng của công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Chi nhánh NHCT Đống Đa đã nhanh chóng hoà nhập vào sự chuyển mình của hệ thống NHCT Việt Nam, thực hiện đổi mới công tác thanh toán, nâng cao trình độ, cải tiến nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ tin học vào thanh toán. Đồng thời thi hành một cách đúng đắn, linh hoạt các Nghị định, văn bản mới ban hành về công tác thanh toán đảm bảo cho hoạt động thanh toán tại chi nhánh diễn ra nhanh chóng, độ chính xác cao và hết sức thuận lợi cho khách hàng. Nhờ những cải cách nói trên trong thanh toán không dùng tiền mặt đã làm cho khách hàng nhận thấy lợi ích thật sự của việc thanh toán qua Ngân hàng. Vì vậy tại chi nhánh NHCT Đống Đa doanh số thanh toán không dùng tiền mặt chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh số thanh toán và có xu hướng ngày một tăng, thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 3: Tình hình thanh toán tại chi nhánh NHCT Đống Đa Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 6 tháng năm 2001 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1- Thanh toán bằng tiền mặt 3.027.468 13,8 2.857.175 12,2 1.188.492 9,1 2- Thanh toán không dùng tiền mặt 18.928.644 86,2 20.563.673 87,8 11.905.952 90,9 Tổng cộng 21.956.112 100 23.420.848 100 13.094.444 100 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp kế toán thanh toán năm 1999, 2000 và 6 tháng đầu năm 2001). Ta có thể giải thích việc quy mô thanh toán không dùng tiền mặt được mở rộng qua một số điểm sau ; Trong nền kinh tế hàng hoá các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế được phép tự do lựa chọn đối tác và tự do tố chức hạch toán kinh doanh cùng với sự phát triển và đa dạng hoá các loại hình kinh tế. Các tổ chức kinh tế, cơ quan và cá nhân ngày càng mở rộng quan hệ kinh tế cũng như lựa chon phương thức thanh toán. Mà thanh toán qua Ngân hàng với những ưu điểm vốn có như: An toàn, nhanh chóng, thuận lợi nên nó ngày càng được sử dụng phổ biến hơn. Mặt khác sự đổi mới công tác thanh toán, cải tiến và đa dạng hoá các thể thức thanh toán làm cho quá trình thanh toán không ngừng được hoàn thiện. Từ năm 1999 chi nhánh NHCT Đống Đa đã triển khai hệ thống thanh toán điện tử thay cho hệ thống thanh toán liên hàng qua mạng vi tính trước đây với tốc độ thanh toán được rút ngắn theo yêu cầu đến mức tối đa. Do đó đã tạo điều kiện để công tác thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được ưa chuộng. Về phương thức thanh toán, trong năm 2000 ngoài thanh toán trong nội bộ, chi nhánh NHCT Đống Đa còn sử dụng phương thức thanh toán liên hàng và thanh toán bù trừ với các Ngân hàng khác. Kết quả năm 2000 đã thực hiện thanh toán liên hàng 22.213 món với doanh số 3.803.676 triệu đồng, thanh toán bù trừ 24.462 món với doanh số 2.784.890 triệu đồng. Qua đó cho thấy mối quan hệ giữa chi nhánh NHCT Đống Đa với các Ngân hàng khác trong và ngoài hệ thống khá rộng, do đó vùa đẩy nhanh tốc độ thanh toán, vừa làm tăng thêm uy tín của Ngân hàng mình. 2.3.2 Thực trạng áp dụng các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt Hiện nay tại chi nhánh NHCT Đống Đa việc thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu được thực hiện qua các thể thức sau: Séc, uỷ nhiệm chi – chuyển tiền, uỷ nhiệm thu, ngân phiếu thanh toán, thẻ thanh toán… Bảng 4: Tình hình áp dụng các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 6 tháng năm 2001 Món Số tiền % Món Số tiền % Món Số tiền % 1- Séc 12.873 926.000 4,9 14.689 1.090.344 5,3 7.966 445.544 3,74 2- UNC-CT 24.690 9.517.525 50,3 30.765 11.270.514 54,8 14.942 6.377.733 53,2 3- UNT 4.761 22.855 0,1 4.817 24.852 0,14 3.280 6.489 0,1 4- NPTT 5.927 501.885 2,65 5.904 563.338 2,74 3.209 355.634 2,98 5- Loại khác 9.955 7.960.379 42,05 10.061 7614.625 37,02 4.627 4.760.552 39,98 Tổng cộng 58.206 18.928.644 100 66.236 20.563.673 100 34.024 11.905.952 100 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp kế toán thanh toán năm 1999, 2000 và 6 tháng đầu năm 2001) Tại Chi nhánh NHCT Đống Đa thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng tăng về số món cũng như tỷ trọng. Qua số liệu ở bảng 4 ta thấy doanh số thanh toán không dùng tiền mặt không ngừng tăng lên. Năm 1999 là 58.206 món với số tiền là 18.928.644 triệu đồng, đến năm 2000 là 66.236 món với 20.563.673 triệu đồng và 6 tháng đầu năm 2001 là 34.024 món với 11.905.952 triệu đồng, phản ánh trung thực sự biến động không ngừng tăng lên của nền kinh tế thành phố Hà Nội, sự khẳng định uy tín và tầm quan trọng của Ngân hàng và là kết quả tất yếu của sự đổi mới các chính sách, chế độ, cơ chế thanh toán của hệ thống Ngân hàng. Xét về cơ cấu thanh toán không dùng tiền mặt qua phân tích số liệu ở bảng 4 ta thấy thể thức thanh toán được ưa dùng nhất là Uỷ nhiệm chi- chuyển tiền. Đây là hình thức thanh toán mang tính truyền thống của Ngân hàng, nó đã thay thế một lượng tiền mặt rất lớn trong lưu thông. Hình thức thanh toán bằng Séc, Uỷ nhiệm thu… tỷ lệ nhỏ hơn, chủ yếu áp dụng thanh toán với những món tiền nhỏ và trong trường hợp khách hàng có tín nhiệm cao. Từ kết quả phân tích thực tế trên cho thấy chi nhánh NHCT Đống Đa đã và đang từng bước đạt được mục tiêu đặt ra của ngành Ngân hàng trong thời kỳ đổi mới “ Tăng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt, giảm tối thiểu thanh toán bằng tiền mặt”. Để có được kết quả này chi nhánh NHCT Đống Đa đã không ngừng đổi mới trang thiết bị, mở rộng quan hệ thanh toán với khách hàng, tuyên truyền, giúp đỡ khách hàng lựa chọn hình thức thanh toán sao cho có thể đem lại lợi ích cao nhất trong khoảng thời gian ngấn nhất. Các thanh toán viên của phòng kế toán đã cố gắng làm tốt công việc của mình, đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản của khách hàng và Ngân hàng trong khâu thanh toán. Từ đó tạo được lòng tin đối với khách hàng, khuyến khích được khách hàng đến với ngân hàng, lự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0115.doc
Tài liệu liên quan