Đề tài Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Ba đình

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương I: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH 3

1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 3

1.1.1. Khái niệm 3

1.1.2. Chức năng của NHTM. 4

1.1.2.1. Chức năng trung gian tài chính. 4

1.1.2.2. Chức năng tạo phương tiện thanh toán. 5

1.1.2.3. Chức năng trung gian thanh toán. 6

1.1.3. Vai trò của NHTM. 7

1.1.3.1. NHTM là công cụ quan trọng thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. 7

1.1.3.2. NHTM là công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương. 9

1.2. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 12

1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng 12

1.2.2. Phân loại tín dụng 14

1.2.2.1. Phân loại theo thời gian 14

1.2.2.2. Phân loại theo hình thức 14

1.2.2.3. Phân loại theo rủi ro tín dụng 15

1.2.2.4. Phân loại theo phương pháp cho vay 15

1.2.2.5. Phân loại theo hình thái giá trị 15

1.2.2.6. Phân loại theo phương pháp hoàn trả 15

1.2.2.7. Phân loại theo tài sản đảm bảo 16

1.2.2.8. Phân loại khác 16

1.3. Kinh tế ngoài quốc doanh trong nền kinh tế thị trường 17

1.3.1. Kinh tế ngoài quốc doanh và xu hướng phát triển của nó trong nền kinh tế thị trường 17

1.3.1.1. Khái niệm kinh tế ngoài quốc doanh 17

1.3.1.2. Đặc điểm kinh tế ngoài quốc doanh 18

1.3.1.3. Vai trò của khu vực KTNQD 22

1.3.1.4. Những vấn đề về vốn đối với sự phát triển khu vực KTNQD 23

1.4. Tín dụng Ngân hàng đối với KTNQD 23

1.4.1. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển KTNQD 23

1.4.2. Chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với KTNQD 25

1.4.3. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng Ngân hàng 26

1.4.4. Sự cần thiết phải mở rộng nâng cao chất lượng tín dụng đối với KTNQD 27

1.4.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng mở rộng và nâng cao chất lương tín dụng của NHTM đối với KTNQD 28

Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KTNQD TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH 32

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Công thương Ba đình 32

2.1.1. Khái quát về ngân hàng Công thương Ba đình 32

2.1.2. Tổ chức bộ máy của chi nhánh 34

2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Ba Đình 35

2.2.1 Hoạt động huy đông vốn 35

2.2.2. Hoạt động tín dụng 38

2.2.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và tài trợ thương mại. 39

2.2.4. Thanh toán quốc tế 40

2.2.5. Nghiệp vụ bảo lãnh 40

2.2.6. Công tác kho quỹ 40

2.2.7. Công tác kiểm tra kiểm soát 40

2.2.8. Công tác tổ chức và phát triển mạng lưới 40

2.2.9. Kết quả tài chính 41

2.3. Thực trạng tín dụng đối với KTNQD tại NHCT Ba đình 41

2.3.1. Tình hình dư nợ 42

2.3.2. Doanh số cho vay 43

2.3.3. Doanh số thu nợ 47

2.3.4. Tình hình nợ quá hạn 48

2.3.5. Chất lượng tín dụng đối với KTNQD 50

2.4. Đánh giá hoạt động tín dụng của NHCT Ba đình đối với KTNQD 51

2.4.1. Kết quả đat được 51

2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân 52

2.4.2.1. Tồn tại 52

2.4.2.2. Nguyên nhân 53

Chương III: GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KTNQD TẠI NHCT BA ĐÌNH 57

3.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng đối với KTNQD tại Ngân hàng Công thương Ba đình 57

3.1.1. Định hứớng phát triển hoạt động tín dụng đối với KTNQD trong thời gian tới 57

3.2. Giải pháp nhằm mở rộng nâng cao chất lượng tín dụng đối với KTNQD tại Ngân hàng Công thương Ba đình 59

3.2.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh 59

3.2.2. Chú trọng công tác đào tạo và nâng cao nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ 59

3.2.3 Đẩy mạnh marketing ngân hàng tăng sức hấp dẫn của sản phẩm 60

3.2.4. Tập trung đầu tư công nghệ mới hiện đại trong Ngân hàng 61

3.2.5. Thực hiện tài sản bảo đảm. 61

3.2.6 Phát triển hệ thống thông tin khách hàng, mở rộng địa bàn phục vụ 62

3.3. Kiến nghị 63

3.3.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước 63

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước 64

3.3.3. Đối với NHCT việt nam 65

3.3.4. Đối với ngân hàng Công thương Ba đình 65

3.3.5. Đối với khu vực kinh tế ngoàì quốc doanh 65

KẾT LUẬN 67

 

 

doc71 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1042 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Ba đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp, do đó tín dụng ngân hàng ngày càng quan trọng hơn cần thiết hơn đặc biệt là các doanh nghiệp NQD, hoạt động cho vay của ngân hàng giúp doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn. Hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều sử dụng vốn vay để tiến hành sản xuất và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, chính vì vậy mà doanh nghiệp phải cố gắng sử dụng vốn có hiệu quả nhất để bù đắp lại phần lãi xuất mà doanh nghiệp phải trả cho ngân hàng, đồng thời đem lại thu nhập cho bản thân doanh nghiệp, nguồn vay từ ngân hàng là động lực để doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất làm ăn có hiệu quả Mặt khác Ngân hàng cùng được coi là một doanh nghiệp, vì lợi thế là mục tiêu quan trọng mà ngân hàng rất quan tâm, việc mở rộng sản xuất kinh daonh là yêu cầu của bất kỳ một ngân hàng nào muốn tồn tại và phát triển - Tín dụng Ngân hàng là đòn bẩy kinh tế hỗ trợ sự ra đời và phát triển KTNQD.Ngày nay trong nền kinh tế thị trường bất cứ một chủ thể nào khi muốn đầu tư đều nghĩ đến mục đích sinh lời, chính vì vậy những người có vốn nhàn rỗi họ săn sàng cho vay để kiếm lời và những người thiếu vốn thì sẵn sàng vay để đầu tư mở rộng sản xuất, với tư cách là trung gian dẫn vốn ngân hàng đã giải quyết mâu thuẫn đó. - Tín dụng ngân hàng tác động điều tiết sự di chuyển vốn đầu tư làm bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận, thúc đẩy sự phát triển của khu vực KTNQD - Tín dụng ngân hàng luôn chuyển hướng đầu tư vào doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao, hạn chế và không đầu tư vào doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận thấp. Qua đây thấy rằng tín dụng ngân hàng làm thay đổi cung cầu hàng hoá và làm thay đổi cơ cấu nghành nghề kinh tế. - Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện trong việc tiếp cận vốn nứoc ngoài: bên cạnh việc kích thích các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước thực hiện tiết kiệm, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập chung vốn tiền tệ, tín dụng ngân hàng còn thu hút nguồn vốn nước ngoài dưới nhiều hình thức như trực tiếp cho vay bằng tiển, bảo lãnh cho các doanh nghiệp khi mua thiết bị trả chậm, tạo điều kiện kinh doanh cho các nhà kinh tế đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu - Tín dụng Ngân hàng thúc đẩy các doanh nghiệp NQD hoạt động kinh doanh và đầu tư có hiệu quả: Để tiếp cận tín dụng ngân hàng một cách dễ dàng trước hết doanh nghiệp phải nỗ lực kinh doanh có hiệu quả . Khi cấp tín dụng một dự án thì trước đó quá trình thẩm định khắt khe của ngân hàng thấy được tính hiệu quả khả thi của nó, chính tín dụng đã có khả năng loại trừ các dự án không khả thi, điều này góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Tín dụng ngân hàng góp phần tăng nguồn vốn nâng cao khả năng cạnh tranh của các chủ thể kinh tế ngoài quốc doanh.Muốn tăng trưởng và phát triển thì việc tạo ra hình ảnh và vị thế của doanh nghiệp là không thể thiếu, vì vậy các doanh nghiệp đang có xu hướng tìm cách liên doanh liên kết nhằm bổ sung và hoàn thiện mình mà đặc biệt là hạn chế về vốn ngày càng được các doanh nghiệp ngày càng quan tâm hơn. 1.4.2. Chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với KTNQD Trong nền kinh tế thị trường bất kỳ một sản phẩm nào muốn được khách hàng chấp nhận đều phải thoả mãn về chất lượng giá cả, mẫu mã và sự phục vụ, các yếu tố này có sự khăng khít với nhau. Trong đó chất lượng tín dụng là yếu tố quan trọng nhất, khi chất lượng của sản phẩm được nâ ng lên trong điều kiện hợp lý thì sẽ làm cho khách hàng hài lòng khi mỏ rộng hoạt động sản xuất của mình, đối với nhà kinh doanh Ngân hàng cũng vậy họ luôn phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, bởi vì chất lượng tín dụng là điều kiện để ngân hàng quyết định mở rộng hay thu hẹp hoạt động cho vay. Vậy chất lượng là sự phù hợp với mục đích sử dụng, là một trình độ dự kiến trước về độ đồng đều độ tin cậy với chi phí thấp và phù hợp với thị trường. Qua đây ta cũng có thể hiểu chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu của người vay tiền phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự phát triển của ngân hàng, chất lượng tín dụng được thể hiện dưói giác độ sau đây + Đối với khách hàng: hoạt động tín dụng của ngân hàng phải phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng,thủ tục đơn giản thuận tiện chính xác an toàn của sản phẩm dịch vụ,sẽ mở rộng được nhiều khách hàng trên cơ sở thoả mãn các điều kiện vay vốn của ngân hàng. + Đối với NHTM; chất lượng tín dụng là sự phù hợp giữu hoạt động tín dụng và năng lực ngân hàng, đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường và hiệu quả của đồng vốn bỏ ra, chất lượng tín dụng thể hiện ở việc giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống mức hợp lý và tăng nhanh lợi nhuận từ hoạt động cho vay. + Đối với sự phát triển kinh tế; hoạt động tín dụng có chất lượng phải đáp ứng được yêu cầu của sản phẩm và lưu thông hàng hoá góp phần giải quyết công ăn việc làm, khai thác mọi nguồn lực kinh tế thúc đẩy quá trinh tích tụ và tập chung sản xuất. Như vậy chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh mức độ thích nghi của NHTM trước sự thay đổi của môi trường kinh doanh, nó thể hiện sức mạnh của ngân hàng trong cạnh tranh để tồn tại và phát triển. 1.4.3. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng Ngân hàng * Tỷ lệ nợ quá hạn: Trong quan hệ tín dụng khả năng trả nợ của người vay là yếu tố quan trọng nhất để cấu thành lên chất lượng tín dụng, khi một khoản cho vay không được trả đúng hạn như cam kết mà không có lý do chính đáng thì sẽ vi phạm nguyên tắc tín dụng và bị chuyển thành nợ quá hạn. Song nếu có một NHTM có nhiều khoản nợ quá hạn sẽ khó khăn trong kinh doanh vì có nguy cơ mất vốn dẫn tới khả năng mất khả năng thanh toán và giảm thu nhập. Các tỷ lệ Nợ quá hạn / tổng dư nợ nợ quá hạn/ tổng tài sản Tuy nhiện hiện nay tỷ lệ nợ quá hạn /tổng dư nợ được sử dụng nhiều hơn, tỷlệ này càng thấp thì chất lượng tín dụng ngày càng cao + Tỷ lệ thanh toán do bán tài sản của người đi vay + Trong quan hệ tín dụng, nguồn trả nợ cho ngân hàng được lấy từ phần thu nhập do hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào sau một quá trình kinh doanh cũng đạt dược kết quả như mong muốn. Tỷ lệ thanh toán nợ do án tài sản của người đi vay = (số tiền thu nợ do KH bán tài sản / tổng doanh số thu nợ) 100% tỷ lệ này được tính theo định kỳ + Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng + Chỉ tiêu này được tính toán để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng Vòng quay vốn TD= doanh số thu nợ /dư nợ bình quân Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển vốn tín dụng hệ số này mà càng cao chứng tỏ trình độ quản lý sử dụng vốn càng có hiệu quả Ngoài ra còn có một số chỉ tiêu khác, tuy nhiên trong các chỉ tiêu trên thì chỉ tính nợ quá hạn là phương pháp phổ biến nhất và đơn giản nhất 1.4.4. Sự cần thiết phải mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với KTNQD Do định hướng phát triển của cac nghành kinh tế của đảng và nhà nước và qua những kết quả mà khu vực kinh tế này đã đạt được. Thị trường tín dụng khu vưc KTNQD đang tỏ ra có nhiều tiềm năng phát triển cùng với sự phát triển thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Đối với khu vực KTNQD vốn vẫn đang là vấn đề bức xúc nhưng họ cũng đang dần tiếp cận nguồn vốn này và các NHTM đang cố gắng hết sức để đáp ứng tốt hơn mong muốn của khu vực này. Như vậy việc mở rộng nâng cao chất lượng tín dụng đối với khu vực KTNQD là một vấn đề rất quan trong và càn thiết cho nền kinh tế mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng giúp KTNQD khẳng định vi trí của mình trong sự phát triển kinh tế. Khi đã đựợc đáp ứng đầy đủ về vốn KTNQD sẽ có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh vươn lên chiếm lĩnh ở nhiều nghành nghề mà kinh tế ngoài quốc doanh khó có thể làm tốt để khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế Đối với NHTM mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với KTNQD tạo điều kiện để các ngân hàng làm tốt vai trò trung tâm thanh toán, khi chất lượng tín dụng được đảm bảo sẽ tạo điều kiện tăng vòng quay vốn tín dụng với một lượng tiền không đổi. Hơn nữa việc mở rộng tín dụng đói với KTNQD sẽ đáp ứng nhu càu về vốn ngày càng tăng. Mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với KTNQD giúp ngân hàng đa dạng khách hàng, là cơ hội để các ngân hàng có thể củng cố vững chắc hơn. 1.4.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng mở rộng và nâng cao chất lương tín dụng của NHTM đối với KTNQD 1.4.5.1 Nhóm nhân tố khách quan * Nhân tố xã hội Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên cơ sở lòng tin, sự tín nhiệm là cầu nối giữa ngân hàng với khách hàng. KH càng có lòng tin thì việc tiếp cận với nguồn tín dụng của ngân hàng càng dễ dàng, và ngược lại ngân hàng càng có uy tín thì sẽ thu được nhiều KH tham gia giao dịch với NH, chính vì vậy lòng tin cũng là cơ sở để mở rộng tín dụng ngân hàng * Nhân tố pháp lý Nhân tố pháp lý bao gồm tín đồng bộ của hệ thống văn bản pháp luật ban hành, đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành luật và trình độ dân trí. Luật pháp có nhệm vụ tạo môi trường pháp lý lành mạnh cho các tổ chức có thể yên tâm tham gia vào nền kinh tế và cũng tạo cơ sở cho các NHTM yên tâm khi cung cấp TD cho KH.chỉ trong điều kiện các chu thể tham gia quan hệ tín dụng tuân thủ pháp luật một cách nghiêm túc thì quan hệ tín dụng mới dem lại lợi ích cho cả hai phía, và lúc này chất lượng tín dụng mới được đảm bảo và quy mô tín dụng mới được mở rộng * Yếu tố kinh tế Nền kinh tế phát triển ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng. Khi đó các quá trình sản xuát kinh doanh trong nền kinh tế nói chungvà của các DN NQD nói riêng cũng sẽ gặp thuận lợi, vì thế quy mô và chất lượng tín dụng sẽ được nâng cao. Ngược lại khi mà nền kinh tế không phát triển có nhiều sự biến động thì gây khó khăn cho hoạt động của các DN đặc biệt là khu vực KTNQD khu vực không có sự hỗ trợ của nhà nước lúc này các khoản tín dụng mà NH cung cấp cũng đang trong tình trạng mang nhiều rủi ro, nợ quá hạn sẽ tăng lên và quy mô về tín dụng sẽ bị giảm sút. 1.4.5.2 Nhân tố chủ quan * Về phía khách hàng Nếu các chủ thể kinh tế trong khu vực KTNQD làm ăn có hiệu quả y tín thì chắc chắn nhu cầu tín dụng của họ sẽ được ngân hàng đáp ứng đầy đủ, ngược lại nếu làm ăn thua lỗ không khả thi ngân hàg không thể tiếp tục cho khách hàng đó vay nữa.Chính vì vậy để nâng cao chất lượng tín dụng thì sự nỗ lực hoạt động kinh doanh có hiệu quả và uy tín của khách hàng cũng là một nhân tố rất quan trọng tác động đến quy mô và chất lượng tín dụng * Về phía ngân hàng thương mại Chính sách tín dụng là kim chỉ nan cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. nếu một chính sách tín dụng đứng đắn sẽ thu hút nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán những rủi ro, tuân thủ pháp luật, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước. Thông qua đó có thể đánh giá các NHTM có được chính sách tín dụng hợp lý hay không + + + Thông tin tín dụng: để hoạt động tín dụng thực sự có chất lượng thì cần phải nắm rõ các thông tin tín dụng chính xác, kịp thời. Nếu thông tin tín dụng càng chính xác thì khả năng phòng ngừa rủi ro càng lớn, chất lượng tín dụng càng được nâng cao, ngoài ra ngân hàng có nhiều thông tin và có thể đưa ra lời khuyên hữu ích làm cho khách hàng tin tưởng hơn nhue vậy sẽ mở rộng được quy mô tín dụng + Công tác tổ chức của ngân hàng: Đây là yếu tố không ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cho vay, nhưng nếu công tác tổ chức của ngân hàng không khoa học, có sự chồng chéo thì việc thực hiện các hoạt động tín dụng của phòng tín dụng sẽ hoạt động không tốt + Quy trình tín dụng: Bao gồm các quy định phải thực hiện trong quá trình cho vay, chất lượng tín dụng có được đảm bảo hay không phụ thuộc vào việc thực hiện tốt các quy định của từng khâu, sự phối hợp đúng đắn giữa các bước trong quá trình đó đảm bảo tốt sự luân chuyển đúng kế hoạch. Do đó làm hài lòng khách hàng như vậy không những nâng cao được chất lượng tín dụng mà còn mở rộng nó. +Tình hình huy động vốn: Đặc trưng nhất của nghành ngân hàng là “Đi vay để cho vay”. Vì vậy muốn mở rộng tín dụng thì ngân hàng phải luôn sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của khách hàng, chính vì vậy mà ngân hàng phải quan tâm đến vấn đề huy động vốn trong hoạt động của mình.Châta lượng nhận sự Thể hiện ở trình độ nghiệp vụ, khả năng giao tiếp, kiến thức tổng hợp, tin học,ngoại ngữ … Trách nhiệm với công việc, vấn đề đạo đức của cán bộ tín dụng.Dưói con mắt của Khách hàng, Cán bộ tín dụng là hình ảnh của ngân hàng , phong cách giao tiếp của cán bộ tín dụng tạo niềm tin và sự hài lòng của khách hàng cũng là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng đến với ngân hàng, nhưng trình độ nghiệp vụ là yếu tố quan trọng nhất vì nó đảm bảo quá trình thực thi nghiệp vụ chính xác, linh hoạt trong mọi tình huống khi cho vay.Hơn nữa những hiểu biết mang tính tổng hợp sẽ tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng thực hiên công việc tốt hơn đặc biệt là khâu thẩm định . Ngoài Các nhân tố trên thì trang thiết bị cũng là một trong những yếu tố gây ảnh hướng tới chất lượng cho vay, nếu trang thiết bị hiện đại có thể giúp ngân hàng thực hiện nghiệp vụ nhanh tróng, chính xác như việc ứng dụng tin học vào việc quản lý khách hàng, ngoài ra hình thức cua rtrang thiết bị của ngân hàng có thể đánh giá vào thị giác của khách hàng, tạo tâm lý tin tưởng. Đây cụng là yếu tố để thu hút khách hàng đên với ngân hàng. Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KTNQD TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH 2.1. Tổng quan về Ngân hàng Công thương Ba đình 2.1.1. Khái quát về ngân hàng Công thương Ba đình Là thành viên của Ngân hàng Công thương Việt nam. Ngân hàng Công thương Ba đình được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1959.Ngân hàng đã có quan hệ đại lý với trên 400 ngân hàng tai hơn 40 nước và khu vực, là thành viên của hệ thống tài chính viễn thông liên ngân hàng nên Ngân hàng Công thương Ba đình có khả năng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và dịch vụ ngân hàng quốc tế một cách nhanh chóng và hiệu quả Ngân hàng Công thương Ba đình trực thuộc Ngân hàng Hà Nội. Địa điểm đặt tại phố Đội Cấn Hà Nội,nay là 142 Phố Đội Cấn. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng là vừa xây dựng cơ sổ vật chất, vừa củng cố tổ chức. Hoạt động dưới hình thức cung ứng cấp phát theo chỉ tiêu kế hoạch được giao, số lượng lúc đó có trên 10 nguời, mục tiêu hoạt động của Ngân hàng lúc đó mang tính bao cấp, phục vụ không lấy lợi nhuận làm mục tiêu hoạt động theo mô hình quản lý một cấp, mô hình này được duy trì từ khi thành lập cho tới năm 1987. Ngày 1/7/1988 thực hiện nghị định 53 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ). Nghành Ngân hàng đã chuyển hoạt động từ cơ chế hành chính kế hoạch hoá sang hạch toán kinh tế kinh doanh theo hệ thống quản lý ngân hàng hai cấp ( NHNN- NHTM) lấy lợi nhuận là mục tiêu của hoạt động kinh doanh, các Ngân hàng Thương Mại Quốc doanh lần lượt ra đời. Trong hoàn cảnh chuyển đổi đó Ngân hàng Ba đình cũng được chuyển đổi thành một chi nhánh ngân hàng Thương mại quốc doanh vói tên chi nhánh Ngân hàng Công thương quận Ba đình trực thuộc Ngân hàng TW Thành phố Hà nội. Hoạt động kinh doanh mang tính kinh doanh thực sự, thông qua việc đổi mới phong cách giao tiép, phục vụ, lấy lợi nhuận làm muc tiêu kinh doanh,cùng với việc đa dạng hoá loại hình kinh doanh dịch vụ, khai thác và mở rộng thị trường đưa thêm các sản phẩm mới vào kinh doanh, lúc này Ngân hàng Công thương Ba đình hoạt động theo mô hình quản lý Ngân hàng Công thương ba cấp (TW- TP- Quận). Với mô hình quản lý này, trong những năm đầu thành lập tháng 7 năm 1988 đến tháng 3 năm 1993)hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Ba đình kém hiệu quả, không phát huy đựơc thế mạnh và ưu thế của một chi nhánh Ngân hàng thương mại trên đia bàn thủ đô, do hoạt động kinh doanh phụ thuộc hoàn toàn vào Ngân hàng thành phố Hà nội, cùng với những khó khăn thử thách của những năm đầu chuyển đổi mô hình kinh tế theo đường lối mới của đảng. Trước những khó khăn vướng mắc từ mô hình tổ chưc quản lý, cũng như từ cơ chế, bắt đàu từ 1/4/1993 Ngân hàng Công thương Việt nam thực hiện thí điểm mô hinh Ngân hàng Công thương hai cấp (cấp TW- Quận) xoá bỏ cấp trung gian là Ngân hàng Công thương Thành phố Hà nội, cùng với sự đổi mới và tăng cường tổ chức cán bộ trẻ có năng lực thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Ba đình đã có sức bật mới, hoạt động kinh doanh theo mô hình một NHTM đa năng, có đầy đủ năng lực, uy tín để tham gia cạnh tranh một cách tích cực trên thị trường và không ngừng tự đổi mỏi, hoàn thiện mình để thích nghi với các môi trường kinh doanh trong cơ chế kinh tế thị trường. Kể từ khi chuyển đổi mô hình quản lý mới cho đến nay, hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba đình không ngừng phát triển theo định hướng”ổn định, an toàn hiệu quả và phát triển” Cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng, địa bàn hoạt động cũng như cơ cấu, mạng lưới, tổ chức bộ máy. Cho đến nay bộ máy hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Công Thương Ba đình có trên 300 cán bộ nhân viên trong đó trên 85% có trình độ Đại học,10% có trình độ Trung cấp và đang đào tạo Đại học,còn lại là lao động giản đơn, với 12 phòng nghiệp vụ, một phòng giao dịch, 12 quỹ tiết kiệm, hoạt động trên địa bàn rộng bao gồm các quận như Ba đình – Hoàn kiếm -Tây Hồ. Từ năm 1995 đến nay hoạt động của NHCT Ba đình liên tục được Ngân hàng Công Thương Việt nam công nhận là một trong những chi nhánh xuất sắc nhất trong hệ thống ngân hàng Việt nam. 2.1.2. Tổ chức bộ máy của chi nhánh Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công Thương Ba Đình bao gồm các bộ phận sau: Các bộ phận chức Năng đựoc tổ chức thành 11 phòng ban Phòng Kế toán Giao dịch Phòng tài trợ thương mại Phòng Khách hàng số 1 Phòng Khách Hàng số 2 Phòng Khách Hàng cá Nhân Phòng thông tin điện toán Phòng tổ chức hành chính Phòng thông tin điện toán Phòng tổ chức hành chính Phòng tiền Tệ kho quỹ Phòng kiểm tra nội bộ Phòng tổng hợp tiếp thị Phòng Kế toán hành chính Ngoài ra chi nhánh còn có các đơn vị trực thuộc như : Phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, Phòng nghiệp vụ Sơ đố I: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng Công thương Ba đình KÕ to¸n giao dÞch KÕ to¸n tµi chÝnh §iÖn to¸n Tµi trî TM Kho quü KH c¸ nh©n Tæng hîp TM Phßng GD1 Tæ chøc hµnh chÝnh PhòngKh¸ch hµng 1 KiÓm so¸t Phßng KH 2 PG§ PG§ PG§ PG§ Gi¸m §èc 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Ba Đình 2.2.1 Hoạt động huy đông vốn Trong những năm gần đây số lưọng các ngân hàng ngày càng xuất hiện càng nhiều, do vậy đã xẩy ra một cuộc cạnh tranh giữa các ngân hàng. Đặc biệt là trong hoạt động huy động vốn và hạot động tín dụng. Ngân hàng Công thương Ba đình với một chính sách huy động vốn hợp lý đã thu hút nguồn vốn lớn phục vụ cho hoạt động tín dụng và thanh toán của chi nhánh. Tổng nguồn vốn của chi nhánh đã huy động liên tục tăng trong những năm gần đây bảng1: Cơ cấu nguồn vốn qua các năm của NHCT Ba Đình Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tiền gửi của KH 1.407 100% 1.805 100% 2.050 100% - Không kỳ hạn 878 62.4% 1.110 61.4% 1.365 66,6% - Có kỳ hạn 529 37.75% 695 38.5% 6844 33,3% Tiền gửi dân cư 1.781 100% 1.833 100% 2.110 100% -Tiết kiệm 1.492 83.37% 1.409 76,9% 1.626 77.06% - Công cụ nợ (kỳ phiếu, trái phiếu) 289 16,22% 424 23.1% 484 31% Tổng cộng 3.188 3.638 4.160 100 Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh năm 2003,2004,2005 Trong những năm gần đây, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh không ngừng tăng trưởng và luôn đạt tỷ trọng cao Năm 2005 tổng nguồn vốn huy động đạt 4.160 tỷ đồng, tăng 522 tỷ (tương ứng với14,34%) so với năm 2004 và tăng 972 tỷ (tương ứng với 30,48%) so với năm 2003. BBiểu đồ1: Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các năm Qua đây ta có thể nói rằng việc ra tăng nguồn vốn huy động là một thuận lợi lớn đối với ngân hàng, nó đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng một cách kịp thời, nếu huy động tăng thì khả năng cho vay cũng tăng lên. Nguồn huy động từ tiền gửi khách hàng: trong năm 2005 đạt 2050 tỷ đồng, tăng 245 tỷ đồng so với năm 2004 chiếm tỷ trọng 13,57%.Năm 2004 đạt 1.805 tỷ đồng tăng 398 tỷ chiếm tỷ trọng 28,28% so với năm 2003, qua đó ta có thể thấy rằng trong những năm gần đây lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế không ngừng tăng lên trong đó thì tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn, đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc sử dụng vốn. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư: trong năm 2005 đạt 2.110 tỷ đồng, tăng 277 tỷ đồng so với năm 2004 chiếm tỷ trong 15,11%, năm 2004 đạt 1.833 tỷ tăng 52 tỷ so với năm 2003 chiếm tỷ trọng là 2,91%, trong đó tiền gửi tiết kiệm năm 2005 đạt 1.833 tỷ đồng, năm 2004 đạt 1.409 tỷ đồng, năm 2003 đạt 1.492 tỷ. đồng. Phát hành các loại giấy tờ có giá năm 2005 đạt 484 tỷ đồng, năm 2004 đạt 424 tỷ đồng, năm 2003 đạt 289 tỷ đồng. Trong tất cả các nguồn vốn huy động thì nguồn vốn huy động từ dân cư là nguồn tương đối ổn định nhưng lãi suất cao và thời gian gửi ngắn, huy động từ tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn. Trong các năm gần ta thấy tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra rất phức tạp, đa số các ngân hàng đang cố gắng tăng lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay ở mức có thể để thu hút ngày càng nhiều khách hàng hơn. Trước tình hình đó NHCT Ba đình đã nỗ lực phấn đấu để đạt được chỉ tiêu kế hoạch và xứng đáng là đơn vị chủ chốt trong toàn nghành. 2.2.2. Hoạt động tín dụng Công tác tín dụng của chi nhánh luôn hướng trọng tâm là nâng cao chất lượng tín dụng, kiên quyết là không chạy theo số lượng, cơ cấu tín dụng cũng có sự chuyển biến tích cực, tỷ lệ cho vay đối với khu vực KTNQD. Đến ngày 31/12/2005 tổng dư nợ đạt 2.815 tỷ đồng, tăng 651 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 23,12% so với năm 2004). Năm 2004 tổng dư nợ đạt 2163 tỷ đồng, tăng so với năm 2003 là 180 tỷ đồng; số liệu cụ thể được thể hiện qua biểu sau: Bảng 2:Tình hình tín dụng qua các năm của NHCT Ba đình Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Cho vay Ngắn hạn 1.112 56.07% 1261 58.29% 1.850 65.71% Cho vay Trung DH 590 29.75% 632 29.21% 965 34.29% Cho vay uỷ thác ODA 281 14.17% 270 12.48% 0 0.00% Tổng dư nợ 1.983 100% 2163 100% 2.815 100% Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh năm 2003, 2004, 2005. Trong những năm vừa qua hoạt động tín dụng của ngân hàng có những bước tăng trưởng đáng kể. Cho vay ngắn hạn liên lục tăng qua các năm cụ thể năm 2005 đạt 1850 tỷ đồng, tăng 589 tỷ đồng so với năm 2004( chiếm tỷ trọng 46,67%), năm 2004 tăng 149 tỷ đồng so với năm 2003 (chiếm tỷ trọng là 13,39%) Tín dụng trung và dài hạn cũng tăng dần qua các năm cụ thể năm 2005 tăng 333 tỷ so với năm 2004 và tăng 375 tỷ so với năm 2003, song đây cũng được coi là hoạt động chính chiếm tỷ trọng rất lớn trong hoạt động của chi nhánh. Việc thu nợ đối với khách hàng tại chi nhánh luôn đạt chỉ tiêu được giao, tỷ nợ quá hạn rất thấp. Bên cạnh việc cấp tín dụng dưới hình thức cho vay là chủ yếu, chi nhánh còn mở rộng cấp tín dụng thông qua hình thức tài trợ uỷ thác và dịch vụ bảo lãnh, góp phần tạo điều kiện cho khách hàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đi đôi với tăng trưởng tín dụng chi nhánh cũng rất chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng. Ngân hàng thường xuyên sàng lọc, phân tích chất lượng tín dụng theo dõi chặt chẽ quá trính sử dụng vốn vay của khách hàng. Nhìn chung trong những năm gần đây chi nhánh đã đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu tín dụng cho các doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, tập chung thu nợ và xử lý nợ, vì vậy mà chất lượng tín dụng được cải thiện hơn. Bên cạnh đó với các biện pháp nghiệp vụ mới mà nâng cao chất lưọng nghiệp vụ ngân hàng đã củng cố và giữ vững được khách hàng truyền thống cũng như thâm nhập thị trường tín dụng cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 2.2.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và tài trợ thương mại. Trong năm 2005 tình hình kinh tế có nhiều thay đổi lớn, giá một số hàng hoá tăng nhanh như xăng dầu,vàng. Tình hình chính trị trên thế giới không ổn định đã gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh tế, tỷ giá giữa các đồng tiền liên tục thay đổi, điều này gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ không chỉ riêng chi nhánh mà còn ảnh hưởng đến toàn hệ thống ngân hàng nói chung. Trước những khó khăn như vậy nhưng Ngân hàng Công thương Ba đình vẫn đạt được những mục tiêu đã đề ra. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ liên tục tăng. Cụ thể tổng doanh số mua bán 493.370.638 USD tăng 220.116.762 USD bằng 180,55% so với năm trước, chênh lệch mua bán đạt 1.358 triệu đồng. 2.2.4. Thanh toán quốc tế Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tăng cụ thể là tổng giá trị thanh toán hàng xuất nhập khẩu là 2061 món đạt 159.009.733 USD tăng 20,8% so với năm 2004, trong đó thanh toán hàng nhập là 1890 món đạt 153.001.137 USD tăng 32% so với năm 2004. 2.2.5. Nghiệp vụ bảo lãnh Năm 2005 phát hành 1374 món với giá trị 308 triệu đồng. Đến ngày 31/12/2005 giá trị bảo lãnh đạt được 496 triệu đồng so với cuối năm 2004 giảm 74 triệu đồng, nguyên nhân do chi nhánh đã hạn chế và giảm dần hạn mức tín dụng với một số doanh nghiệp trong ngành giao thông vận tải và xây dựng. 2.2.6. Công tác kho quỹ Công tác kho quỹ tại chi nhánh luôn tuân thủ chặt chẽ theo chế độ quy đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0243.doc
Tài liệu liên quan