Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam – chi nhánh Chợ Lớn

 

 

 

MỤC LỤC



 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT I

DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG II

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ SỬ DỤNG III

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG 3

1.1 Tín dụng và các hình thức tín dụng 3

1.1.1 Khái niệm về tín dụng 3

1.1.2 Tín dụng Ngân hàng 3

1.1.3 Các hình thức tín dụng ngân hàng 3

1.1.3.1 Cho vay từng lần 3

1.1.3.2 Cho vay theo hạn mức tín dụng 4

1.1.3.3 Cho vay theo dự án đầu tư 5

1.1.3.4 Cho vay hợp vốn 5

1.1.3.5 Cho vay trả góp 6

1.1.3.6 Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng 6

1.1.3.7 Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng 6

1.1.3.8 Cho vay theo hạn mức thấu chi 6

1.1.3.9 Cho vay theo uỷ thác 6

1.1.4 Phân loại tín dụng 7

1.1.4.1 Phân loại tín dụng theo thời hạn 7

1.1.4.2 Phân loại tín dụng theo mục đích 7

1.1.4.3 Phân loại tín dụng theo mức độ tín nhiệm 8

1.1.4.4 Phân loại tín dụng theo tính chất hoàn trả 8

1.1.4.5 Phân loại tín dụng theo phương thức hoàn trả 8

1.1.4.6 Phân loại tín dụng theo phương thức cho vay 9

1.2 Vai trò của tín dụng ngắn hạn 9

1.2.1 Tín dụng ngắn hạn 9

1.2.2 Đặc điểm của tín dụng ngắn hạn 9

1.2.3 Các vấn đề cơ bản của tín dụng ngắn hạn 10

1.2.3.1 Phạm vi áp dụng 10

1.2.3.2 Đối tượng cho vay 10

1.2.3.3 Nguyên tắc và điều kiện cho vay ngắn hạn 11

1.2.3.4 Những nhu cầu vốn không đựơc cho vay 12

1.2.3.5 Những trường hợp không được cho vay và hạn chế cho vay 12

1.2.3.6 Thời hạn cho vay 13

1.2.4 Vai trò của tín dụng ngắn hạn 14

1.3 Chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại 15

1.3.1 Chất lượng tín dụng ngắn hạn 15

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn 16

1.2.3.1 Doanh số cho vay ngắn hạn 16

1.2.3.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn 16

1.2.3.3 Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn 16

1.3.2.4 Nợ quá hạn 17

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngắn hạn 17

1.3.3.1 Những nhân tố khách quan 17

1.3.3.2 Những nhân tố chủ quan 18

1.3.3.3 Các yếu tố từ khách hàng 19

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM – CHI NHÁNH CHỢ LỚN 20

2.1 Giới thiệu chung về ngân hàng Phương Nam – Chi nhánh Chợ Lớn 20

2.1.1 Lịch sử ra đời cuả Ngân Hàng Phương Nam – chi nhánh Chợ Lớn 20

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Ngân Hàng Phương Nam – chi nhánh Chợ Lớn 20

2.1.3 Cơ cấu tổ chức 21

2.1.4 Tầm quan trọng của phòng tín dụng đối với sự phát triển của ngân hàng 23

 

2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Phương Nam – chi nhánh Chợ Lớn 23

2.1.5.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh 24

2.1.5.2 Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng 27

2.1.5.3 Tình hình cho vay của chi nhánh Chợ Lớn qua 3 năm 2008- 2010 31

2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phương Nam – Chi nhánh Chợ Lớn 34

2.2.1 Doanh số cho vay ngắn hạn 34

2.2.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn từ năm 2008 đến năm 2010 của chi nhánh Chợ Lớn 37

2.2.3 Tình hình dư nợ ngắn hạn tại Ngân hàng 39

2.2.4 Tỷ lệ nợ quá hạn NH 41

2.3 Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phương Nam – Chi nhánh Chợ Lớn 42

2.3.1 Những kết quả đạt được 42

2.3.2 Những tồn đọng cần khắc phục 43

2.3.2.1 Hạn chế từ phía ngân hàng 43

2.3.2.2 Hạn chế từ phía doanh nghiệp 46

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM – CHI NHÁNH CHỢ LỚN 47

3.1 Định hướng hoạt động tại Ngân hàng Phương Nam – Chi nhánh Chợ Lớn 47

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phương Nam – Chi nhánh Chợ Lớn 48

3.2.1 Đề xuất nâng cao chất lượng 48

3.2.1.1 Xây dựng chiến lược trong hoạt động tín dụng 48

3.2.1.2 Xây dựng chiến lược thị trường và thị phần 48

3.2.1.3 Thực hiện tốt việc phân loại khách hàng và có chính sách khách hàng phù hợp 49

3.2.1.4 Các giải pháp thu hút vốn 50

3.2.1.5 Thiết lập bộ phận nghiên cứu thị trường 50

 

 

 

 

MỤC LỤC

 

 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT I

DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG II

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ SỬ DỤNG III

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG 3

1.1 Tín dụng và các hình thức tín dụng 3

1.1.1 Khái niệm về tín dụng 3

1.1.2 Tín dụng Ngân hàng 3

1.1.3 Các hình thức tín dụng ngân hàng 3

1.1.3.1 Cho vay từng lần 3

1.1.3.2 Cho vay theo hạn mức tín dụng 4

1.1.3.3 Cho vay theo dự án đầu tư 5

1.1.3.4 Cho vay hợp vốn 5

1.1.3.5 Cho vay trả góp 6

1.1.3.6 Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng 6

1.1.3.7 Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng 6

1.1.3.8 Cho vay theo hạn mức thấu chi 6

1.1.3.9 Cho vay theo uỷ thác 6

1.1.4 Phân loại tín dụng 7

1.1.4.1 Phân loại tín dụng theo thời hạn 7

1.1.4.2 Phân loại tín dụng theo mục đích 7

1.1.4.3 Phân loại tín dụng theo mức độ tín nhiệm 8

1.1.4.4 Phân loại tín dụng theo tính chất hoàn trả 8

1.1.4.5 Phân loại tín dụng theo phương thức hoàn trả 8

1.1.4.6 Phân loại tín dụng theo phương thức cho vay 9

1.2 Vai trò của tín dụng ngắn hạn 9

1.2.1 Tín dụng ngắn hạn 9

1.2.2 Đặc điểm của tín dụng ngắn hạn 9

1.2.3 Các vấn đề cơ bản của tín dụng ngắn hạn 10

1.2.3.1 Phạm vi áp dụng 10

1.2.3.2 Đối tượng cho vay 10

1.2.3.3 Nguyên tắc và điều kiện cho vay ngắn hạn 11

1.2.3.4 Những nhu cầu vốn không đựơc cho vay 12

1.2.3.5 Những trường hợp không được cho vay và hạn chế cho vay 12

1.2.3.6 Thời hạn cho vay 13

1.2.4 Vai trò của tín dụng ngắn hạn 14

1.3 Chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại 15

1.3.1 Chất lượng tín dụng ngắn hạn 15

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn 16

1.2.3.1 Doanh số cho vay ngắn hạn 16

1.2.3.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn 16

1.2.3.3 Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn 16

1.3.2.4 Nợ quá hạn 17

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngắn hạn 17

1.3.3.1 Những nhân tố khách quan 17

1.3.3.2 Những nhân tố chủ quan 18

1.3.3.3 Các yếu tố từ khách hàng 19

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM – CHI NHÁNH CHỢ LỚN 20

2.1 Giới thiệu chung về ngân hàng Phương Nam – Chi nhánh Chợ Lớn 20

2.1.1 Lịch sử ra đời cuả Ngân Hàng Phương Nam – chi nhánh Chợ Lớn 20

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Ngân Hàng Phương Nam – chi nhánh Chợ Lớn 20

2.1.3 Cơ cấu tổ chức 21

2.1.4 Tầm quan trọng của phòng tín dụng đối với sự phát triển của ngân hàng 23

 

2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Phương Nam – chi nhánh Chợ Lớn 23

2.1.5.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh 24

2.1.5.2 Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng 27

2.1.5.3 Tình hình cho vay của chi nhánh Chợ Lớn qua 3 năm 2008- 2010 31

2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phương Nam – Chi nhánh Chợ Lớn 34

2.2.1 Doanh số cho vay ngắn hạn 34

2.2.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn từ năm 2008 đến năm 2010 của chi nhánh Chợ Lớn 37

2.2.3 Tình hình dư nợ ngắn hạn tại Ngân hàng 39

2.2.4 Tỷ lệ nợ quá hạn NH 41

2.3 Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phương Nam – Chi nhánh Chợ Lớn 42

2.3.1 Những kết quả đạt được 42

2.3.2 Những tồn đọng cần khắc phục 43

2.3.2.1 Hạn chế từ phía ngân hàng 43

2.3.2.2 Hạn chế từ phía doanh nghiệp 46

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM – CHI NHÁNH CHỢ LỚN 47

3.1 Định hướng hoạt động tại Ngân hàng Phương Nam – Chi nhánh Chợ Lớn 47

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phương Nam – Chi nhánh Chợ Lớn 48

3.2.1 Đề xuất nâng cao chất lượng 48

3.2.1.1 Xây dựng chiến lược trong hoạt động tín dụng 48

3.2.1.2 Xây dựng chiến lược thị trường và thị phần 48

3.2.1.3 Thực hiện tốt việc phân loại khách hàng và có chính sách khách hàng phù hợp 49

3.2.1.4 Các giải pháp thu hút vốn 50

3.2.1.5 Thiết lập bộ phận nghiên cứu thị trường 50

 

3.2.1.6 Cung cấp dịch vụ mới để thu hút doanh nghiệp và duy trì khả năng cạnh tranh 51

3.2.1.7 Nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin 52

3.2.1.8 Đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ, năng nổ, nhiệt tình trung thực 54

3.2.1.9 Tăng cường quản lý món vay 55

3.3 Một số kiến nghị 57

3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân Hàng Phương Nam – chi nhánh Chợ Lớn 57

3.3.1.1 Ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa 57

3.3.1.2 Có chính sách tuyển chọn, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ và có chính sách khen thưởng rõ ràng 58

3.3.1.3 Phát triển chiếu sâu hợp tác quốc tế 58

3.3.1.4 Đổi mới mạnh mẽ quản trị điều hành 58

KẾT LUẬN 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

 

 

 

 

 

 

 

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2767 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam – chi nhánh Chợ Lớn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rọng của phòng tín dụng đối với sự phát triển của ngân hàng Đây là phòng tập trung những hoạt động chính của Ngân hàng, quyết định phần lớn kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Phòng tín dụng tổng hợp được giao các nhiệm vụ sau đây: cho vay đối với các thành phần kinh tế theo luật Ngân hàng và luật các tổ chức tín dụng, mở tài khoản cho vay và theo dõi các hợp đồng tín dụng, tính lãi theo định kỳ, điều hoà vốn nội và ngoại tệ, làm báo cáo và tập hợp báo cáo gửi Ngân hàng cấp trên, làm một số nghiệp vụ khác được giao. Để phục vụ cho nhu cầu tín dụng của các khách hàng, chi nhánh đã qui định rất rõ ràng, cụ thể về chức năng nhiệm vụ của phòng. Bao gồm các công việc cụ thể như sau: Giới thiệu và tư vấn cho khách về các hình thức vay nợ Phân tích tín dụng và các hợp đồng vay nợ của khách Chuẩn bị các chứng từ liên quan tới các khoản nợ được xác nhận. Thông báo cho ban giám đốc của chi nhánh và trụ sở chính xin ý kiến và thừa nhận đối với các khoản cho vay. Hoàn thành các hợp đồng về cầm cố, thế chấp tài sản. Các chứng từ này đều phải được công chứng và đăng ký. Thực hiện và quản lí các khoản tín dụng. Thực hiện các mẫu chứng từ về việc phát hành L/C bảo đảm. Phát hành các bảo lãnh ngân hàng (trừ bảo lãnh vận chuyển) Thực hiện các chứng từ bảo đảm cho việc phát hành thẻ tín dụng. Điều chuyển vốn trong nước hàng ngày. Thường xuyên kiểm tra, thu thập thông tin về tình hình kinh doanh của khách. Thường xuyên báo cáo tình hình kinh doanh của khách và khả năng có thể trả nợ của khách cho ban giám đốc của chi nhánh. Thường xuyên cập nhật các thông tin về các văn bản luật, các thông tin về tình hình kinh tế, đầu tư trong nước, ngoài nước và các thông tin có liên quan tới việc kinh doanh của ngân hàng. Điều chỉnh về thời hạn, điều kiện vay nợ, lãi suất vay cho khách để phù hợp với sự thay đổi của lãi suất trên thị trường. Lập các báo cáo về hoạt động tín dụng. Đến nay chi nhánh có một khối lượng lớn các khách hàng vay vốn. Tình hình trả nợ của các khách hàng rất đúng qui định, cho đến nay chưa hề có một vấn đề xảy ra về việc vi phạm của khách hàng. Điều này cũng phải kể đến sự nỗ lực cố gắng của các cán bộ tín dụng chi nhánh trong việc lựa chọn các khách hàng cho vay và thường xuyên kiểm tra tình hình kinh doanh của khách hàng. Các khoản cho vay của chi nhánh Chợ Lớn hầu hết là các khoản ngắn hạn và cho vay theo phương thức “credit line” hay còn gọi là “hạn mức tín dụng” chiếm 90%. Phương thức này tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định 2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Phương Nam – chi nhánh Chợ Lớn 2.1.5.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Bảng 2.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH CHỢ LỚN QUA 3 NĂM Chỉ tiêu Năm So sánh chênh lệch 2008 2009 2010 2009 So với 2008 2010 So với 2009 Số tiền % Số tiền % 1. Tổng Doanh thu 32.294 31.229 43.448 -1.065 -3,30 12219 39,13 - Thu từ HĐKD 31.872 30.932 42.995 -940 -2,95 12.063 39,00 * Thu lãi 31.284 30.584 42.314 -700 -2,24 11.730 38,35 * Thu dịch vụ 588 348 681 -240 -40,82 333 95,69 - Thu khác 422 297 453 -125 -29,62 156 52,53 2. Chi phí 23.419 25.192 35.505 1.773 7,57 10.313 40,94 - Chi HĐKD 21.457 23.014 32.476 1.557 7,26 9.462 41,11 - Chi nghiệp vụ 1.775 1.977 2.645 202 11,38 668 33,79 - Chi khác 187 201 384 14 7,49 183 91,04 Lợi nhuận 8.875 6.037 7.943 -2.838 -31,98 1.906 31,57 ĐVT: triệu đồng (Nguồn Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2008 đến 2010 của Ngân hàng Phương Nam – Chi nhánh Chợ Lớn) Doanh thu Năm 2008 doanh thu của ngân hàng là 32.294 triệu đồng, năm 2009 là 31.229 triệu đồng, giảm 1.065 triệu đồng tương ứng giảm 3,30%. Tuy nhiên, có những chỉ đạo kịp thời của Ban lãnh đạo cùng sự cố gắng của đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng, doanh thu của ngân hàng năm 2010 đã có bước khởi sắc. Cụ thể, doanh thu năm 2010 là 43.448 triệu đồng, tăng 12.219 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng tăng 39,13%. Chi phí Năm 2008 chi phí của ngân hàng là 23.419 triệu đồng, năm 2009 là 25.192 triệu đồng tăng 1.773 triệu đồng, tương ứng tăng 7,57%. Chi phí tăng một phần là do tổng dư nợ cho vay tăng và chi phí xử lý nợ quá hạn cũng góp phần làm tăng chi phí. Năm 2010 chi phí là 35.505 triệu đồng, tăng 10.313 triệu đồng, tương ứng tăng 40,94%. Chi phí tăng nhanh là do trong năm 2010 ngân hàng đã mua sắm thêm một số trang thiết bị, sữa chữa tài sản cố định, mở rộng mặt bằng và một số chi phí khác để đảm bảo một môi trường làm việc hiện đại và hiệu quả. Lợi nhuận chưa phân phối Năm 2008 lợi nhuận đạt 8.875 triệu đồng, năm 2009 đạt 6.037 triệu đồng giảm 2.838 triệu đồng tương ứng giảm 31,98%. Sở dĩ lợi nhuận giảm là do tốc độ tăng chi phí lớn hơn doanh thu. Nhưng đến năm 2010 lợi nhuận đạt 7.943 triệu đồng tăng 1.906 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng tăng 31,57%. Nguyên nhân là do phần doanh thu tăng nhanh vì ngân hàng có chính sách phù hợp như tăng cường chất lượng công tác thẩm định, chi phí được tiết kiệm ở mức hợp lý. Có được kết quả trên là nhờ phần lớn vào sự hoạt động hiệu quả của cán bộ tín dụng trong công tác thu lãi và nợ quá hạn. Với tình hình hiện tại cho thấy hoạt động của ngân hàng đã có dấu hiệu khôi phục sau thời kỳ sụt giảm. Tóm lại, mặc dù môi trường kinh doanh không mấy thuận lợi nhưng nó là đòn bẫy kích thích cán bộ nhân viên ngân hàng trong quá trình làm việc. Và nhờ có chiến lược kinh doanh đúng đắn nên tình hình hoạt động của ngân hàng ngày càng hiệu quả, đời sống nhân viên được đảm bảo, có điều kiện trang bị cơ sở vật chất, mở rộng quy mô hoạt động để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. 2.1.5.2 Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng Để Ngân hàng hoạt động có hiệu quả, công việc đầu tiên là phải tạo ra được một nguồn vốn đảm bảo cho tiến trình kinh doanh được trôi trải và thuận lợi, vì vậy việc đảm bảo được nguồn vốn tạo cho nguồn vốn tăng trưởng đều và ổn định sẽ góp phần tích cực vào việc mở rộng đầu tư tín dụng nhằm đa phương hóa, đa dạng hóa khách hàng cho phù hợp với định hướng chiến lược phát triển tín dụng. Nhận thức được điều đó, hiện nay chi nhánh Chợ Lớn bên cạnh việc mở rộng và đẩy mạnh các hoạt động tín dụng, đã thực hiện các biện pháp huy động để tạo nguồn vốn kinh doanh. Bằng nhiều biện pháp tích cực khai thác nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức kinh tế với các hình thức như: Mở tài khoản tiền gởi thanh toán, nhận tiền gởi tiết kiệm…Để thực hiện phương châm “Đi vay để cho vay” và tự huy động vốn tại chỗ là chính. Bảng 2.2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN QUA 3 NĂM TẠI NGÂN HÀNG ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh chênh lệch 2008 2009 2010 2009 So với 2008 2010 So với 2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % I. Nguồn vốn huy động 120.312 47,75 122.089 45,16 150.628 47,06 1.777 1,48 28.539 23,38 1. Tiền gửi tiết kiệm 55.007 45,72 52.175 41,22 64.268 42,67 -2.832 -5,15 12.093 23,18 - Không kỳ hạn 8.407 6,99 6.594 5,40 4.190 2,78 -1.813 -21,57 -2.404 -36,46 - Có kỳ hạn 46.600 38,73 45.581 37,33 60.078 39,89 -1.019 -2,19 14.497 31,80 2. Tiền gửi TCKT 39.325 32,69 43.825 35,90 60.500 40,17 4.500 11,44 16.675 38,05 3.Tiền gửi kho bạc 18.580 15,44 19.313 15,82 14.275 9,48 733 3,95 -5.038 -26,09 4. Giấy tờ có giá 7.400 6,15 6.776 6,89 11.585 7,69 -624 -8,43 4.809 70,97 - Kỳ phiếu 3.500 2,91 6.276 5,14 0.985 7,29 2.776 79,31 4.709 75,03 - Trái phiếu 3.900 3,24 500 0,41 600 0,40 -3.400 -87,18 100 20,00 II. Vốn điều chuyển 131.636 52,25 148.268 54,84 169.420 52,94 16.632 12,63 21.152 14,27 Tổng NVHĐ 251.948 100 270.357 100 320.048 100 18.409 7,31 49.691 18,38 Chú thích: - TCKT: Tổ chức kinh tế - NVHĐ: Nguồn vốn huy động Nguồn vốn của NHPN – chi nhánh Chợ Lớn gồm hai bộ phận: Vốn điều chuyển và vốn huy động. Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn của Ngân hàng tăng đều qua các năm. Tổng nguồn vốn năm 2009 là 270.357 triệu đồng tăng 18.409 triệu đồng với tốc độ tăng là 7,31% so với năm 2008. Và tổng nguồn vốn tiếp tục tăng trong năm 2010 đạt 320.048 triệu đồng, tăng 49.691 triệu đồng và tăng 18,38% so với năm 2009. Để thấy được cụ thể tình hình huy động vốn, ta sẽ đi sâu phân tích từng khoản mục: Vốn huy động Do được ưu tiên phát triển nên nguồn vốn huy động được tăng dần qua các năm, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của xã hội. Năm 2008 vốn huy động là 120.312 triệu đồng chiếm tỷ trọng 47.75% trong tổng nguồn vốn. Năm 2009 số tiền huy động được là 122.089 triệu đồng chiếm 45.16% trong tổng nguồn vốn năm 2009, tăng 1.777 triệu đồng với tốc độ tăng là 1,48% so với năm 2008. Vốn huy động tăng khá nhanh vào năm 2010 với số tiền huy động được là 150.628 triệu đồng chiếm 47,06% trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng, tăng 28.539 triệu đồng so với năm 2009 với tốc độ tăng 23.38%. Nguyên nhân nguồn vốn huy động tăng qua các năm là nhờ vào việc Ngân hàng đã chú trọng phát triển nguồn này, trong 3 năm qua Ngân hàng đã điều chỉnh mức lãi suất ngày càng hợp lý trong công tác huy động, đồng thời việc đa dạng hoá các hình thức huy động đã thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng như: gửi tiền có quà tặng, gửi tiền có dự bốc thăm trúng thưởng, gửi tiền có kỳ hạn, gửi tiền không kỳ hạn,... Bên cạnh nhờ qua quảng bá, quảng cáo, sự hướng dẫn tận tình của cán bộ nhân viên Ngân hàng đối với khách hàng đã chỉ cho khách hàng thấy được lợi ích của việc gửi tiền là số tiền của họ được an toàn, sinh lợi và có thể rút ra khi cần sử dụng. Vì vậy mà Ngân hàng đã huy động được ngày càng nhiều vốn hơn. Vốn điều chuyển Qua số liệu 3 năm cho thấy vốn điều chuyển của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm, nguồn vốn này tăng là do trên thực tế nhu cầu vay vốn của khách hàng là khá lớn so với nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Và để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của khách hàng thì ngân hàng cần phải tăng vốn điều chuyển. Cụ thể trong năm 2008 là 131.636 triệu đồng chiếm 52,25% trong tổng nguồn vốn huy động, sang năm 2009 tỷ trọng của vốn điều chuyển đã tăng lên chiếm 54,84% tổng nguồn và đạt 148.268 triệu đồng tăng 12,63% so với năm 2008. Chỉ tiêu này tăng lên là nằm ngoài mong muốn của Ngân hàng vì khi đó nó sẽ làm cho chi phí của Ngân hàng tăng lên nhưng vì trong năm nguồn vốn huy động của Ngân hàng không đủ để đáp ứng nhu cầu vốn khá lớn của khách hàng, và để đảm bảo đáp ứng nhu cầu đó thì Ngân hàng buộc phải tăng vốn điều chuyển. Nhưng đến năm 2010 thì vốn điều chuyển của Ngân hàng đã giảm xuống còn 145.420 triệu đồng giảm 4.848 triệu đồng so với năm 2009, và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn giảm xuống chỉ chiếm 45,15%. Trong năm 2010 vốn điều chuyển giảm xuống là do trong năm vốn huy động của Ngân hàng tăng khá cao đạt đến 176.628 triệu đồng tăng 54.539 triệu đồng so với năm 2009 nên đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu về vốn của khách hàng. Đây là dấu hiệu rất đáng mừng cho hoạt động của Ngân hàng vì vậy cần phải duy trì và ngày càng tăng cường khả năng huy động vốn để từng bước giảm vốn điều chuyển xuống, đây chính là một trong những tiêu chí hàng đầu của Ngân hàng. Nhưng trong bối cảnh hiện nay nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng cao và khả năng huy động vốn của Ngân hàng thì có hạn, do đó việc tăng thêm vốn huy động là một thách thức lớn cho chi nhánh Ngân hàng. Đánh giá tình hình huy động vốn qua 3 năm của NH Với chức năng “đi vay để cho vay” công tác huy động vốn là một trong những nghiệp vụ không thể thiếu của các Ngân hàng nói chung và của chi nhánh Chợ Lớn. Công tác huy động vốn đã được xác định là một trong những mục tiêu quan trọng đặc biệt trong hoạt động tín dụng, do đó trong những năm qua chi nhánh đã có nhiều biện pháp tích cực trong huy động để thu hút vốn nhàn rỗi bằng nhiều hình thức như: huy động tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, phát hành kỳ phiếu có mục đích với nhiều loại kỳ hạn,... thường xuyên thông tin và khuyến khích các cá nhân, các tổ chức, doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi và thanh toán qua Ngân hàng. Dựa vào sự linh hoạt trong công tác huy động vốn với nhiều mức lãi suất khác nhau mà chi nhánh Ngân hàng đã thu hút được lượng tiền gửi của các cá nhân và các tổ chức kinh tế ngày một tăng lên. Sự tăng trưởng nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua 3 năm chủ yếu là do sự gia tăng của tiền gửi tiết kiệm của khách hàng và tiền gửi của các tổ chức kinh tế. 2.1.5.3 Tình hình cho vay của chi nhánh Chợ Lớn qua 3 năm 2008- 2010 Trong những năm qua chi nhánh đã thực hiện theo hướng đề ra là tiếp tục đổi mới, hoà nhập nhanh với cơ chế thị trường không ngừng mở rộng và tăng trưởng tín dụng trên mọi lĩnh vực ngành nghề và thành phần kinh tế. Bên cạnh công tác tăng cường nguồn vốn hoạt động Ngân hàng cũng kịp thời đẩy mạnh công tác sử dụng vốn Bảng 2.3: TÌNH HÌNH CHO VAY NĂM 2008 - 2010 TẠI CHI NHÁNH CHỢ LỚN. Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh chênh lệch 2008 2009 2010 2009 So với 2008 2010 So với 2009 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 326.529 347.714 471.241 21.185 6,49 123.527 35,53 Ngắn hạn 297.251 317.517 442.600 20.266 6,82 125.083 39,39 Trung hạn 29.278 30.197 28.641 919 3,14 -1.556 -5,15 Doanh số thu nợ 297.270 331.072 413.991 33.802 11,37 82.919 25,05 Dư nợ 237.372 254.014 311.264 16.642 7,01 57.250 22,54 Nợ quá hạn 1.843 4.543 3.844 2.700 146,50 -699 -15,39 (Nguồn Bảng cân đối tài khoản tổng hợp năm tại ngân hàng từ 2008 đến 2010) Doanh số cho vay Việc mở rộng cho vay thu hút ngày càng nhiều khách hàng nên doanh số cho vay của Ngân hàng tăng qua các năm. Năm 2008 Ngân hàng cho vay số tiền là 326.529 triệu đồng. Doanh số cho vay của Ngân hàng năm 2009 là 347.714 triệu đồng tăng 21.185 triệu đồng hay tăng 6,49% so với năm 2008. Năm 2010 doanh số cho vay của Ngân hàng tăng một cách nhanh chóng, tổng doanh số cho vay trong năm là 471.241 triệu đồng tăng 123.527 triệu đồng với tốc độ tăng là 35,53% so với năm 2009. Trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và tăng mạnh qua các năm. Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm đến 91,03% vào năm 2005, đạt 91,31% vào năm 2009 và đến năm 20210 tỷ trọng của khoản này đạt đến 93,92% trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Còn cho vay trung hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cho vay của Ngân hàng và có xu hướng giảm . Ngân hàng có đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm cùng với sự giúp đở của các ban ngành địa phương, Ngân hàng đã xác định nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế trong huyện và có kế hoạch về cơ cấu cho vay phù hợp. Do vậy, doanh số cho vay của Ngân hàng tăng qua các năm mà chủ yếu là cho vay ngắn hạn tăng lên và chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay là rất phù hợp với xu thế phát triển kinh tế và nhu cầu vốn cho sản xuất của người dân. Doanh số thu nợ Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay thì thu nợ của Ngân hàng qua 3 năm cũng tăng lên. Thu nợ năm 2009 tăng hơn năm 2008 là 33.802 triệu đồng với tốc độ tăng là 11,37%. Thu nợ năm 2010 tăng 25,05% so với năm 2009 tương ứng với số tiền là 82.919 triệu đồng. Doanh số thu nợ tăng cùng doanh số cho vay điều này cho thấy công tác thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng là tốt và ý thức trả nợ của khách hàng là tương đối cao. Đồng thời nó cũng phản ánh hoạt động sản xuất của người dân có hiệu quả nên trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn. Dư nợ Với phương châm mở rộng hoạt động tín dụng, tăng dư nợ nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, trong những năm qua doanh số cho vay của ngân hàng liên tục tăng góp phần làm cho tổng dư nợ có sự gia tăng đáng kể. Cụ thể năm 2008 dư nợ là 237.372 triệu đồng, năm 2009 là 254.014 triệu đồng, so với năm 2008 tăng 16.642 triệu đồng tương ứng tăng 7,01%. Đến năm 2010 là 311.264 triệu đồng, so với năm 2009 tăng 57.250 triệu đồng, tương ứng tăng 22,54%. Đạt được kết quả như trên là do ngân hàng chú trọng công tác mở rộng thị phần, nâng cao chất lượng tín dụng. Nợ quá hạn Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng biến động qua các năm nhưng không đáng kể. Cụ thể, nợ quá hạn đã tăng lên từ 1.843 triệu đồng trong năm 2008 lên đến 4.543 triệu đồng trong năm 2009. So với cùng kỳ năm 2008, nợ quá hạn năm 2009 đã tăng 2.700 triệu đồng với tốc độ đến 146,50%. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng đã có nhiều cố gắng trong công tác thu nợ và xử lý nợ và cũng đem lại kết quả tương đối khả quan. Cụ thể, năm 2010 doanh số cho vay tăng nhưng nợ quá hạn giảm còn 3.844 triệu đồng, so với năm 2009 giảm 699 triệu đồng tương ứng giảm 15,39%. Đây là kết quả đáng mừng, nó cho thấy sự quan tâm chỉ đạo của Ban lãnh đạo ngân hàng trong công tác thu hồi và xử lý nợ quá hạn: đôn đốc cán bộ tín dụng có những biện pháp tích cực trong công tác thu nợ như nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn bằng cách gửi giấy báo nợ đến tận tay khách hàng trước khi đến hạn; công tác xử lý nợ phải tiến hành thường xuyên, bám sát địa bàn phân tích từng món vay khó đòi đề xuất biện pháp xử lý kịp thời. Nhìn chung qua 3 năm công tác cho vay tại chi nhánh Chợ Lớn đã đạt kết quả khả quan, tổng doanh số cho vay ngày càng tăng, mà hoạt động tín dụng chủ yếu của Ngân hàng là tín dụng ngắn hạn. Điều này cho thấy tín dụng ngắn hạn rất quan trọng và mang lại thu nhập chính cho Ngân hàng. Do đó, để phân tích rõ hơn hiệu quả sử dụng vốn ta có thể phân tích tình hình cho vay của Ngân hàng thông qua tình hình cho vay ngắn hạn. 2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phương Nam – Chi nhánh Chợ Lớn 2.2.1 Doanh số cho vay ngắn hạn Bảng 2.4: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN NĂM 2008-2010 CỦA NHTM CP PHUƠNG NAM – CHI NHÁNH CHỢ LỚN Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009 so với 2008 2010 so với 2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Cá thể 273.105 91,87 280.346 88,29 372.641 84,19 7.241 2,65 92.295 32,92 CSSX và DNNQD 24.146 8,13 37.171 11,71 69.959 15,81 13.025 53,94 32.788 88,21 Doanh số cho vay NH 297.251 100 317.517 100 442.600 100 20.266 6,81 125.083 39,39 (Nguồn: NHTMCP Phưong Nam - Chi nhánh Chợ Lớn) Thực hiện định hướng hoạt động kinh doanh qua từng năm và căn cứ vào chương trình mục tiêu phát triển kinh tế địa phương, trong 3 năm chi nhánh Chợ Lớn đã tập trung cho vay có hiệu quả các thành phần cá nhân, và có xu hướng nâng dần tỷ trọng cho vay các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Năm 2008, trong số 297.251 triệu đồng cho vay ngắn hạn, thành phần cá thể chiếm tỷ trọng 91,87% còn cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ chiếm 8,13%. Năm 2009 doanh số cho vay ngắn hạn là 317.517 triệu đồng trong đó cá thể, hộ sản xuất có tỷ trọng 88,29% ,còn cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tỷ trọng 11,71%. Doanh số cho vay năm 2010 là 442.600 triệu đồng trong đó thành phần kinh tế cá thể với tỷ trọng 84,19%, còn cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh với tỷ trọng 15,81%. Cụ thể như sau: Đối với cá thể Những năm qua, doanh số cho vay của Ngân hàng đối với cá thể luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu thành phần kinh tế, và doanh số cho vay luôn tăng qua các năm. Năm 2008 doanh số cho vay là 273.105 triệu đồng. Năm 2009 doanh số cho vay cá thể, hộ sản xuất là 280.346 triệu đồng, tăng 7.241 triệu đồng với tốc độ tăng 2,65% so với năm 2008. Năm vừa qua, doanh số cho vay của thành phần này tiếp tục tăng đạt 372.641 triệu đồng, tăng hơn 32% so với năm 2009 ứng với số tiền Slà 92.295 triệu đồng. Điều này thể hiện nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng cao. Đối với cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh Doanh số cho vay thành phần này có tỷ trọng nhỏ trong doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng. Cụ thể trong năm 2008 doanh số cho vay chỉ đạt 24.146 triệu đồng chiếm 8,13%. Đến năm 2009 doanh số cho vay tăng lên đạt 37.171 triệu đồng, tăng 13.025 triệu đồng với tốc độ tăng 53,94% so với năm 2008. Đến năm 2010 doanh số này tiếp tục tăng đạt 69.959 triệu đồng, tăng hơn 88% so với năm 2009 ứng với số tiền 32.788 triệu đồng. Doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng tăng qua 3 năm. Doanh số cho vay đối với cá thể, cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều tăng nhưng doanh số cho vay đối với cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhanh hơn, dần tăng tỷ trọng trong doanh số cho vay ngắn hạn. Sự gia tăng tỷ trọng cho vay của Ngân hàng đối với các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh là rất phù hợp với xu thế phát triển kinh tế và kế hoạch đã đề ra trước của Ngân hàng. Tuy nhiên, sự gia tăng tỷ trọng cho các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh thật sự chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế này, vì vậy trong những năm tới Ngân hàng đã có kế hoạch sẽ mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế này. Doanh số cho vay ngắn hạn tăng và khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng cũng tăng lên. Năm 2008 Ngân hàng có số lượt khách hàng đến vay là 20.245 lượt, năm 2009 số lượt khách hàng là 22.024 lượt tăng 1.779 lượt. Năm 2010 số lượt khách hàng đến vay Ngân hàng là 23.051 lượt tăng hơn năm 2009 là 1.027 lượt. Mặc dù Ngân hàng không ngừng nâng cao số lượng cũng như chất lượng cán bộ tín dụng nhưng với số lượt khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng khá lớn trong khi cán bộ tín dụng của Ngân hàng còn ít nên cùng một lúc mỗi cán bộ phải đảm nhận nhiều công việc nên đôi khi công tác thẩm định còn chậm trễ làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của khách hàng. 2.2.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn từ năm 2008 đến năm 2010 của chi nhánh Chợ Lớn Doanh số cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng qua 3 năm có sự tăng trưởng khá tốt. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn đối với cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sự tăng trưởng nhanh chóng. Sự tăng lên của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng tăng theo. Để thấy được tình hình thu nợ ngắn hạn đối với thành phần kinh tế có hiệu quả hay không, ta tiến hành phân tích số liệu sau: Bảng 2.5: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN NĂM 2008 -2010 CỦA CHI NHÁNH CHỢ LỚN Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009 so với 2008 2010 so với 2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Cá thể 217.430 92,46 248.720 90,73 279.513 89,94 31.290 14,39 30.793 12,38 CSSX và DNQD 17.724 7,54 25.410 9,27 31.279 10,06 7.686 43,36 5.869 23,09 Doanh số thu nợ NH 235.154 100 274.130 100 310.792 100 38.976 16,57 36.662 13,37 Đvt: triệu đồng ( Nguồn: Phòng kế toán Ngân Hàng Phương Nam chi nhánh Chợ Lớn) Giải thích NH: Ngắn hạn CSSX: Cơ sở sản xuất DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Qua bảng số liệu ta thấy tình hình thu nợ ngắn hạn năm 2008 đối với cá thể là 217.430 triệu đồng. Năm 2009 đạt được 248.720 triệu đồng, tăng 31.290 triệu đồng hay tăng 14,39% so với năm 2008. Đến năm 2010 đạt 279.513 triệu đồng, tăng 30.793 triệu đồng và tăng 12,38% so với năm 2009. Ta thấy doanh số thu nợ đối với cá thể qua 3 năm đều tăng lên đáng kể. Đạt được kết quả như vậy là do doanh số cho vay qua các năm đều tăng dẫn đến nợ đến hạn trong các năm cũng tăng theo, khách hàng sử dụng vốn có hiệu quả nên trả nợ cho Ngân hàng. Đồng thời, cán bộ tín dụng luôn theo dõi nhắc nhở nợ đến hạn cho khách hàng cộng thêm ý thức trả nợ của khách hàng tốt nên công tác thu nợ đối với thành phần này được thực hiện tốt. Đối với cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì tình hình thu nợ cũng đạt kết quả rất cao. Cụ thể năm 2008 doanh số thu nợ đạt được 17.724 triệu đồng, sang năm 2009 doanh số thu nợ là 25.410 triệu đồng tăng 7.686 triệu đồng hay tăng 43,36% so với năm 2008. Đến năm 2010 doanh số thu nợ tiếp tục tăng lên, đạt 31.279 triệu đồng, tăng 5.869 triệu đồng và tăng 23,09% so với năm 2009. Có được kết quả như vậy là do Ngân hàng đã lựa chọn được những khách hàng có uy tín. Hầu hết các khách hàng đều có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả được Ngân hàng thẩm định trước khi cho vay. Các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất hoạt động có hiệu quả thu được lợi nhuận trả nợ cho Ngân hàng. 2.2.3 Tình hình dư nợ ngắn hạn tại Ngân hàng Dư nợ theo thành phần kinh tế được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.6: TÌNH HÌNH DƯ NỢ NGẮN HẠN NĂM 2008 - 2010 TẠI CHI NHÁNH CHỢ LỚN Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009 so với 2008 2010 so với 2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Cá thể 127.540 90,94 144.561 89,21 182.460 84,92 17.021 13,35 37.899 26,22 CSSX và DNNQD 12.707 9,06 17.487 10,79 32.410 15,08 4.780 37,62 14.923 85,34 Dư nợ NH 140.247 100 162.048 100 214.870 100 21.801 15,54 52.822 32,60 ( Nguồn: Phòng kế toán NH Phương Nam – Chi nhánh Chợ Lớn) Giải thích NH: Ngắn hạn CSSX: Cơ sở sản xuất DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Cá thể Dư nợ ngắn hạn tăng dần qua các năm. Cụ thể là năm 2008 dư nợ ngắn hạn của thành phần kinh tế này là 127.540 triệu đồng, sang năm 2009 dư nợ này tăng lên đạt 144.561 triệu đồng, tăng 17.021 triệu đồng với tốc độ tăng là 13,35% so với năm 2008. Đến năm 2010 dư nợ của cá thể hộ sản xuất tiếp tục tăng lên đạt 182.460 triệu đồng, tăng 37.899 triệu đồng so với năm 2009 với tốc độ tăng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng phương nam – chi nhánh chợ lớn.doc
Tài liệu liên quan