Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn ở Ngân hàng Công thương Thanh Hoá

Để làm được điều này, Ngân hàng Công thương Thanh Hoá nên thường xuyên tổ chức tập huấn, đào tạo nghiệp vụ nhằm góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt chú trọng về khả năng thẩm định, phân tích kết quả kinh doanh và tình hình sử dụng vốn vay. Ngân hàng thường xuyên cử cán bộ sang tham quan, học hỏi kinh nghiệm của các Ngân hàng khác trên các lĩnh vực có liên quan đến tín dụng. Và tạo ra môi trường cạnh tranh để cho các cán bộ tự phấn đấu học hỏi.

Cần phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm cũng như chế độ khen thưởng cụ thể đối với cán bộ tín dụng. Điều này một mặt khuyến khích cán bộ công nhân viên hăng hái làm việc, không có tình trạng chảy máu chất xám, mặt khác hạn chế tình trạng làm bừa hoặc phục vụ mục đích riêng tư.

Khoán trực tiếp cho cán bộ việc tăng dư nợ tín dụng theo từng loại hình cụ thể trong tháng, và buộc cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm huy động vốn hàng tháng mỗi tháng là bao nhiêu cho từng loại. Và xếp lương theo mức độ hoàn thành công việc. Phạt nếu cán bộ không hoàn thành công việc. Khen thưởng nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ.

 

doc74 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 708 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn ở Ngân hàng Công thương Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nợ trung dài hạn 203.692 triệu đồng chiếm 46,1%; dư nợ KT Quốc doanh 297.135 triệu đồng chiếm 62,7%, dư nợ ngoài Quốc doanh là 156.504 triệu đồng chiếm 37,3%. So với kế hoạch đặt ra đầu năm, các chỉ tiêu tín dụng cơ bản thực hiện được. Dư nợ bình quân so kế hoạch bằng 96,7%, so với năm 1999 tăng 52,7% . Nợ quá hạn từ chỗ 7% năm 1999, năm 2003 giảm xuống còn 2% so tổng dư nợ. Đây là điều kiện tốt cho Ngân hàng Công thương Thanh Hoá kinh doanh trong những năm tiếp theo. Năm 2000 là năm Ngân hàng Công thương mở rộng cho vay các dự án theo Nghị định của Chính phủ, cho vay 4 dự án với số tiền đã giải ngân là 29.887 triệu đồng. Cho vay sinh viên của trường Đại học Hồng Đức, giúp các sinh viên nghèo có chi phí ăn học. Cho đến ngày 31/12 /2000 đã cho vay 399 sinh viên, với số tiền là 314 triệu đồng. Ngoài ra Ngân hàng còn cho vay uỷ thác theo hiệp định Việt Đức (dư nợ 9.002 triệu đồng), cho vay hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (3 đơn vị số tiền dư nợ 827 triệu đồng), cho vay tạo việc làm (còn dư nợ 16 món, số dư nợ là 2.372 triệu đồng). Với các loạI hình cho vay như vậy, năm 2000 là năm Ngân hàng Công thương Thanh Hoá có gần như đầy đủ các loại hình cho vay, làm phong phú và đa dạng hơn dư nợ. Đầu tư khác. Được NHCT Việt Nam cho phép, NHCT Thanh Hoá đầu tư mua 8 tỷ đồng trái phiếu kho bạc; Đã mua lại công trái của khách hàng hơn 3 tỷ đồng. Việc mua công trái đến cuối năm 2000 đánh giá là có hiệu quả . Năm 2001 Xác định công tá tín dụng là nguồn thu nhập chủ yếu của Ngân hàng . Với nhận thức đó, nhiều năm nay NHCT Thanh Hoá đã xây dựng một chính sách đối với khách hàng vay vốn. Một mặt phải vừa đảm bảo chế độ nguyên tắc của ngành, mặt khác phải đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng một cách tốt nhất. Để mở rộng đầu tư tín dụng, NHCT Thanh Hoá đã mở rộng địa bàn cho vay tới tất cả các thành phần kinh tế, tăng cường công tác tiếp thị để nắm bắt các chủ trương và tiến độ thực hiện các dự án để có biện pháp tiếp cận và đầu tư một cách kịp thời. Tổng dư nợ và đầu tư tín dụng đến 31/12/2001 của Ngân hàng Công thương Thanh Hoá là 637.538 triệu đồng, tăng 194.917 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước và đạt tốc độ tăng trưởng 44% so với đầu năm. Dư nợ bình quân trong năm là 537.129 triệu đồng và bằng 107,5% so với kế hoạch năm. Năm 2002: Dư nợ cho vay và đầu tư bình quân toàn chi nhánh năm 2002 là 778.873 triệu đồng, thời điểm 31/12/2002 là 846.185 triệu đồng và đạt 102% kế hoạch NHCT Việt Nam giao. So với đầu năm tăng 208.756 triệu đồng và đạt tốc độ tăng trưởng 32,7%. Thị phần tín dụng của chi nhánh NHCT Thanh Hoá trên địa bàn tỉnh chiếm 19,2%. Cơ cấu dư nợ: - Dư nợ cho vay VNĐ là 657.465 triệu đồn và chiếm 77,7% trong tổng dư nợ. - Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ quy VNĐ là 188.720 triệu đồng chiếm 22,3% trong tổng dư nợ. - Dư nợ cho vay ngắn hạn là 482.000 triệu đồng chiếm 57% trong tổng dư nợ. -Dư nợ cho vay trung và dài hạn là 364.185 triệu đồng và chiếm 43% trong tổng dư nợ. Năm 2003: Năm 2003 dư nợ cho vay và đầu tư cho nền kinh tế của Ngân hàng Công thương Thanh Hoá là 947 tỷ đồng tăng 101 tỷ so với năm 2003 Cơ cấu dư nợ : + Cho vay VND đạt 713 tỷ đồng chiếm 80 % tổng dư nợ. + Cho vay ngoại tệ đạt 174 tỷ đồng chiếm 19% tổng dư nợ. + Cho vay doanh nghiệp nhà nước là chiếm72% trong tổng dư nợ. + Cho vay ngắn hạn được574 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 61.2 % + Cho vay trung dài hạn đạt345 Tỷ đồng. Ngoài ra chi nhánh còn tập trung thẩm định và giải ngân dự án nâng cấp đay chuyền sản xuất gạch của Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Bỉm Sơn, Công ty gốm Bỉm Sơn, và đang giải ngân dự án mở rộng 13 mạng dây cáp quang của Bưu điện tỉnh Thanh Hoá. Thẩm định xong dự án chế biến sữa của Công ty cổ phần đường Lam Sơn Bảng I: Tình hình sử dụng vốn tại Ngân hàng Công thương Thanh Hoá. Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 Tổng dư nợ 547.351 637583 846.148 938.506 Dư nợ trung dài hạn 203.690 249466 364185 345420 Tổng nguồn vốn huy động 551627 665684 687173 851527 Tổng dư nợ/Tổng nguồn vốn huy động 99.2% 93.1% 123% 110% Dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ 37,2% 39.12% 43% 36.8% (Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2000, 2001, 20022003) 2.2/ Thực trạng hoạt động tín dụng, và đầu tư tại Ngân hàng Công thương Thanh Hoá. Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế trong nước và khu vực gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngành Ngân hàng nói chung và chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Hoá nói riêng. Nhận thức rõ vấn đề này, Ngân hàng Công thương Thanh Hoá đã tập trung vào cải thiện chất lượng hoạt động nghiệp vụ, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nguồn vốn hoạt động ngày càng tăng, quy mô hoạt động tín dụng không ngừng được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng giao dịch đem lại lợi nhuận cao cho hoạt động Ngân hàng , góp phần xứng đáng hoàn thành nhiệm vụ chung của toàn hệ thống Ngân hàng , đồng thời khẳng định vị thế của Ngân hàng Công thương Thanh Hoá trên địa bàn. 2.2.1/ Hoạt động kinh doanh tín dụng. Trong chiến lược phát triển chung ở giai đoạn hiện nay, kinh doanh tín dụng giữ vai trò chủ đạo, là cơ sở để tiến hành và thực hiện tất cả các hoạt động khác của Ngân hàng .Tại Ngân hàng Công thương Thanh Hoá, xác định kinh doanh không chỉ là nhiệm vụ của cán bộ tín dụng mà tất cả các bộ phận phòng ban kết hợp nhuần nhuyễn với nhau tạo thành guồng máy hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp thống nhất một mục tiêu chung là phục vụ khách hàng. Cùng với việc tăng trưởng dư nợ với khách hàng truyền thống, chi nhánh đã đẩy mạnh công tác tiếp thị, tìm đến với những khách hàng mới, dự án khả thi, đáp ứng yêu cầu và đặc thù của mọi đối tượng khách hàng. Với những phương thức cho vay mới, chi nhánh đã cố gắng giảm bớt những thủ tục rườm rà, giảm thiểu thời gian duyệt và số lần ký hợp đồng tín dụng, cải thiện mối quan hệ Ngân hàng -Khách hàng. Trên cơ sở tính toán lãi suất đầu vào, chi nhánh đã áp dụng mức lãi suất cho vay ưu đãi phù hợp nhất cho khách hàng, giúp cho khách hàng tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời cho vay tập trung vào ngành kinh tế mũi nhọn, mở rộng toàn diện hoạt động đúng hướng, góp phần củng cố, phát triển kinh tế hàng hoá ở địa phương, phù hợp với cơ chế thị trường, cải tiến kỹ thuật và đổi mới công nghệ. Mở rộng sản xuất, tạo những sản phẩm mới cho xã hội, tăng thu nhập, tích lũy cho doanh nghiệp. Đến 31/12/2002, số lượng doanh nghiệp có quan hệ vay vốn tại Chi nhánh tương đối lớn, đó là các, các đơn vị thành viên, các doanh nghiệp thuộc các bộ, các địa phương, các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tình hình tài chính lành mạnh và hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Các chi nhánh này được Chi nhánh tiếp vốn đã và đang hoạt động tốt, ngày càng tin tưởng vào khả năng và tinh thần phục vụ của Ngân hàng Công thương Thanh Hoá. Mức đầu tư của Chi nhánh cho các doanh nghiệp qua các thời kỳ như sau: Khi xét đến hiệu quả hoạt động của một Ngân hàng cần phải nhìn nhận trên công tác tín dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn vốn cung cấp cho hoạt động tín dụng, các Ngân hàng phải thu hút được một nguồn vốn lớn với lãi suất thấp. Việc khai thác các nguồn vốn tiềm năng trong xã hội là mục tiêu hàng đầu được đặt ra. Sự sống còn của Ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào khách hàng.ý thức được điều đó, Ngân hàng Công thương Thanh Hoá rất coi trọng chiến lược khách hàng, xem đây là nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mình. Chiến lược huy động vốn là hoạt động mở đầu trong kinh doanh tiền tệ, nó mang tính thường xuyên và liên tục. Khi vốn huy động được có cơ cấu hợp lý, chi phí đầu vào thấp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng . Tình hình huy động vốn của NHCT Thanh Hoá được thể hiện qua bảng sau: Tình hình huy động vốn Đơn vị: Triệu đồng Năm2000 Năm2001 Năm2002 Đơn vị Số dư 31/12/00 số dư bình quân số dư 31/12/01 số dưdư bình quân Số dư 31/12/02 số dưdư bình quân Toàn chi nhánh 551.627 540.662 699.871 646.191 841.000 792.854 Sầm Sơn 23.612 16.422 22.613 20.613 21.128 21.656 Bỉm Sơn 133.387 133.745 161.736 151.886 155.683 159.575 Hội sở tỉnh 394.628 390.495 515.522 473.691 664.189 611.623 Bảng II: (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2000, 20001, 2002) Qua số liệu trên ta có thể thấy rằng tuy tốc độ tăng về tuyệt đối khá cao nhưng tỷ trọng thị phần lại ngày càng giảm hơn trong toàn địa bàn, và Ngân hàng Công thương Thanh Hoá có lãi xuất huy động thông thường là cao hơn so với các Ngân hàng khác và cho vay với lãi xuất cạnh tranh hơn như vậy tỷ xuất lợi nhuận có thể là bị giảm so với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn. điều này là vì uy tín, tiếng tăm của Ngân hàng trên địa bàn không được như một số Ngân hàng khác trên địa bàn, Ngân hàng phải áp dụng các biện pháp marketing như tăng lãi xuất, tiết kiệm dự thưởng trong khi các biện pháp tăng cường hình ảnh cho Ngân hàng lại chưa được chú ý đúng mức, nên tuy vốn huy động cao nhưng với chi phí lớn. 2.2.1.1/ Hoạt động tín dụng trung dài hạn: Trong những năm vừa qua, bằng uy tín của mình kết hợp với chính sách huy động vốn hợp lý: đa dạng hoá các hình thức hoạt động vốn, lãi suất, ác kỳ hạn hoạt động, mở rộng mạng lưới các văn phòng giao dịch, tăng cường thu hút vốn trên thị trường liên Ngân hàng . Ngân hàng Công thương Thanh Hoá đã thu hút được một khối lượng vốn lớn bằng VND và ngoại tệ dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi giao dịch. Có được sự phát triển mạnh mẽ trên thật không phải là một điều dễ dàng do Ngân hàng Công thương Thanh Hoá luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh khắc nghiệt của các Ngân hàng trong và ngoài nước. Trong những năm trước đây nhiều Ngân hàng trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã mắc phải một số sai lầm như đầu tư quá lớn vào một số khách hàng, cán bộ tín dụng và lãnh đạo Ngân hàng móc ngoặc cho vay xuất phát từ lợi ích cá nhân làm thất thoát hàng tỷ đồng.... Rút kinh nghiệm từ những bài học đó, Ngân hàng Công thương Thanh Hoá đã lấy hiệu quả an toàn làm mục tiêu hàng đầu cho hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng trung dài hạn nói riêng với phương châm “thà cho vay ít mà hiệu quả còn hơn là chạy theo số lượng”. Hoạt động tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Công thương Thanh Hoá trong những năm qua như sau: 2.2.1.1.1/ Về quy mô tín dụng Bảng III: Doanh số cho vay và doanh số thu nợ trung dài hạn tại nhct thanh Hoá Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 Doanh số cho vay trung dài hạn 203.690 249.466 364.185 345.420 Doanh số cho vay ngắn hạn 229.818 376.478 482.000 574.282 Tổng doanh số cho vay 442251 637583 846184 938.506 Doanh số thu nợ trung dài hạn 195542,4 241.982 355.080 338.512 Doanh số thu nợ ngắn hạn 220.625 368.184 469.950 526.796 Tổng doanh số thu nợ 416168 610.166 825.030 910.308,4 Đơn vị: Triệu đồng (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2000, 2001, 2002) Bảng IV: Tình hình dư nợ trung dài hạn tại Ngân hàng Công thương Thanh Hoá. Đơn vị:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 31/12/2000 31/12/2001 31/12/2002 32/12/2003 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Dư nợ ngắn hạn 229.818 51,9% 376487 59.% 481956 56.9% 574282 61.2% Dư nợ trung dài hạn 203.690 46.0% 249466 39.1% 364185 38.9% 345420 36.8% Tổng dư nợ 442.512 637.429 846184 938.506 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2000, 200, 2002,2003) Qua bảng trên,ta có thể thấy quy mô cho vay trung dài hạn của Chi nhánh ngày càng được mở rộng và phát triển , thế nhưng tỷ trọng của nó so với cho vay ngắn hạn lại giảm nhanh chóng do nhu cầu vay vốn ngắn hạn của các Công ty lớn trong tỉnh như Công ty Mía Đường Lam Sơn, Xi măng Bỉm Sơn, Công ty Cấp Thoát Nước, Công ty Điện Máy Hoá chấtvv.. vì thế Ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn các Công ty này, tranh thủ thu hồi nợ quá hạn và củng cố tổ chức. Thị phần trên thị trường tỉnh của Ngân hàng theo đó mà giảm theo. Hiện tại Ngân hàng Công thương Thanh Hoá chủ yếu cho vay trung dài hạn đối với một số doanh nghiệp nhà nước là khách hàng quen thuộc, hay các dự án của tỉnh việc đầu tư tìm kiếm thị trường khác dường như chưa được quan tâm đúng mức tại Ngân hàng. Mặt khác Ngân hàng cũng không có ý định mở rộng dụng tối đa theo chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam, mà chỉ cung cấp tín dụng hạn chế. Như vậy thị phần của Ngân hàng có thể sẽ bị mất nhiều hơn trong tương lai. 2.2.1.1.2/Về cơ cấu tín dụng. */ Cơ cấu theo thời hạn cho vay. Xét cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay,ta thấy tín dụng ngắn hạn thường xuyên có tỷ lệ cao (trên dưới 50%) và tỷ lệ này có xu hướng tăng lên trong các năm sau 2001(56.5%) năm 2003(61.2%).Tỷ trọng cho vay trung dài hạn giảm (36,8% 2003)trong tổng dư nợ tín dụng. Tín dụng ngắn hạn tăng nhanh so với tín dụng trung dài hạn .Việc tập trung cho vay chủ yếu vào các Công ty lớn ở tỉnh như mía đường lam sơn, Công ty diện máy hoá chất , Công ty cấp thoát nước trong điều kiện các Công ty này cần vốn để mở rộng sản xuất, bên cạnh đó Ngân hàng cũng đang không muốn mở rộng tín dụng trung dài hạn đó là nguyên nhân chính. Theo một cách nào đó thì đây cũng là một biện phấp tích cực để có thời gian,và điều kiện cơ cấu lại Ngân hàng. Chỉ tiêu Năm 31/12/2000 31/12/2001 31/12/2002 32/12/2003 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Dư nợ ngắn hạn 229.818 51,9% 376487 59.% 481956 56.9% 574282 61.2% Dư nợ trung dài hạn 203.690 46.0% 249466 39.1% 364185 38.9% 345420 36.8% Tổng dư nợ 442.512 637.429 846184 938.506 Bảng V: Cơ cấu tín dụng phân theo thời hạn cho vay: */ Cơ cấu theo loại tiền vay: Xét theo cơ cấu loại tiền vay,tình hình hoạt động tín dụng trung dài hạn diễn ra như sau: Bảng VI: Cơ cấu tín dụng phân loại theo tiền vay Đơn vị: Triệu Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Tổng dư nợ TD 450.032 637.429 778.873 938.506 Cho vay bằng ngoại tệ quy vnd 134050 29.7% 177400 27.8% 188.720 22,3% 174.000 19% Cho vay bằng VND 233100 51.7% 310800 56.0% 657.465 77,7% 713.000 80% (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh 1999, 2000, 2001,2002,2003) Tại thời điểm 31/12/2001,dư nợ tín dụng trung dài hạn đạt 210.463 triệu đồng,tăng 38,42% so với năm 2000.Trong đó dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ chỉ đạt 4.735,42 triệu đồng,giảm 70,34% so với năm 2000.Nguyên nhân của việc dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ giảm mạnh là do việc điều chỉnh lãi suất của NHCT,lãi suất cho vay giảm đã khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn bằng VND thay vì bằng ngoại tệ.Mặt khác các doanh nghiệp khi vay vốn bằng ngoại tệ có tâm lý sợ rủi ro do biến động tỷ giá nên thích vay VND để mua ngoại tệ mặc dù về tỷ giá ít được Ngân hàng xem xét khi thẩm định dự án đầu tư. Đây cũng là một thiếu sót trong quy trình thẩm định cho vay ở Ngân hàng Công thương Thanh Hoá *Xét cơ cấu tín dụng theo đối tượng cho vay. Bảng VII: Cơ cấu tín dụng trung dài hạn theo đối tượng cho vay Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Tổng dư nợ 547.351 % 627583 % 846148 938506 Doanh nghiệp Quốc doanh 334.569 61,13% 393.750 63,5% 595688 70.4% 681.84 72% Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh 212.782 38,87% 226.361 36,5% 250459 29.6% 265.16 28% (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh 2000, 2001, 2002, 2003) Khách hàng của Ngân hàng Công thương Thanh Hoá bao gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau như: Doanh nghiệp Nhà nước; Hợp tác xã; Công ty liên doanh; Tư nhân và các tổ chức nước ngoài ở Việt Nam. Cho vay khu vực kinh tế Nhà nước chủ yếu tập trung vào cho vay các dự án khả thi, hiệu quả của các Công ty lớn như Công ty đường Lam Sơn; Đà; (các Công ty lớn) Sau sự chững lại của năm 2000,dư nợ tín dụng đối với khu vức ngoài Quốc doanh năm 2001 lại có xu hướng tăng lên,đạt 393.750 triệu đồng,tăng 17,69%.Đồng thời,dư nợ cho vay trung dài hạn cũng tăng ở cả hai khu vực với mức tăng ở khu vực Quốc doanh là 42,76% và khu vực ngoài Quốc doanh là 23,15%. Đầu tư trọng điểm cho các dự án quốc gia của các Tổng Công ty ,các doanh nghiệp lớn với phương châm an toàn,hiệu quả. Tỷ trọng cho vay trung dài hạn đối với khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh chưa cao là một điều mà Ngân hàng cần phải khắc phục và mở rộng bởi bộ phận doanh nghiệp ngoài Quốc doanh là bộ phận năng động và có một vị thế đáng kể trong nền kinh tế. 23.2./ Nợ quá hạn. Giống như các tổ chức tín dụng khác trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, Ngân hàng Công thương Thanh Hoá cũng phải đối mặt với những khó khăn trong việc cho vay và thu hồi nợ từ các tổ chức kinh tế, đôi khi đó cũng là những rủi ro lớn gây ảnh hưởng tới hoạt động của Ngân hàng . Vấn đề đầu tiên trong rủi ro tín dụng của Ngân hàng được biểu hiện trực tiếp đó là nợ quá hạn và nợ khó đòi. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng trung dài hạn. ở những nước có nền tài chính phát triển, một Ngân hàng được đánh giá là có chất lượng tốt khi có tỷ lệ nợ quá hạn chiếm từ 1-2% tổng dư nợ của Ngân hàng .Trong hoạt động thanh tra, kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ thấp hơn 5% là chấp nhận được. Tình hình nợ quá hạn ở Ngân hàng Công thương Thanh Hoá diễn ra như sau: Bảng VIII: Tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng Công thương Thanh Hoá. Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 31/12/2000 31/12/2001 31/12/2002 31/12/2003 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Tổng dư nợ 551627 637583 846148 938506 Nợ quá hạn 31663,4 5.74% 28563,7 4.48% 17.430 3.9% 13139 1.4% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2000, 2001, 2002) Bảng IX: Tình hình nợ quá hạn trung dài hạn tại Ngân hàng Công thương Thanh Hoá. Đơn vị: Triệu đồng Năm Nợ quá hạn 2000 2001 2002 2003 Nợ ngắn hạn 26280.6 23993.5 14815 11168 Nợ trung dài hạn 5382.8 4570.2 2614.5 1970 (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh 2000, 2001, 2002,2003) Nhìn chung tỷ trọng nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công thương Thanh Hoá tương đối an toàn, nợ quá hạn phát sinh ở mức thấp và giảm dần theo từng năm, đặc biệt trong năm 2003 nợ quá hạn được giữ ở mức thấp là 1.4%.Dư nợ quá hạn chủ yếu là của các khoản cho vay trước năm 1998.Trong cơ cấu nợ quá hạn,nợ quá hạn trung dài hạn năm 2003 là 1970 triệu đồng, giảm 644.5 triệu (44,48%) so với năm 2002 và chiếm 14% trong tổng dư nợ quá hạn. Bảng X: Cơ cấu nợ quá hạn trên tổng dư nợ ( trung dài hạn) Đơn vị: Triệu đồng Năm Tổng dư nợ Dư nợ quá hạn Nợ quá hạn/Tổng dư nợ 1999 502264 5.230,96 1,041% 2000 551627 5382.8 0.97% 2001 637583 4570.2 0.7% 2002 846184 2614.5 0.3% 2003 938506 1970 0.2% Nguyên nhân nợ quá hạn trong hệ thống Ngân hàng Công thương giảm mạnh trong những năm gần đây là do NHCT đã thực hiện chỉ thị 08 của Thống đốc NHNN cho phép hạch toán chuyển sang tài khoản 39 đối với dư nợ cho vay đối với các đơn vị đang bị khởi tố,thực hiện khoanh nợ,giãn nợ,xoá nợ. Đây là giải pháp tình thế tháo gỡ khó khăn trước mắt cho Ngân hàng song không vì thế mà ta phủ nhận nỗ lực to lớn của Ngân hàng Công thương Thanh Hoá trong việc hạ thấp nợ quá hạn. Đó là việc Chi nhánh đã tập trung vào việc khắc phục,giải quyết vấn đề nợ quá hạn,cho vay,đảo nợ,xiết nợ cũng như nhiều cố gắng trong quản lý điều hành,đổi mới lề lối làm việc,cải tiến quy trình thẩm định và xét duyệt cho vay nhằm nâng cao chất lượng tín dụng,tăng cường kiểm tra,giám sát quá trình vay vốn và sử dụng vốn,nắm sát tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng làm hiệu quả hoạt động của mình. Nếu như coi việc cho vay là mặt tích cực thì nợ quá hạn sẽ là mặt trái cho ta cái nhìn toàn diện về kết quả tín dụng của Ngân hàng .Điều đáng nói là mặc dù Ngân hàng đã phải chịu sự cạnh tranh rất gay gắt của các Ngân hàng nước ngoài về mặt tài chính,các Ngân hàng nước ngoài dám cho các dự án khả thi vay mặc dù một số điều kiện khác không đủ và họ có một nguồn tài trợ rất lớn của Ngân hàng mẹ ở nước ngoài đủ để có thể bù đắp nếu rủi ro xảy ra nhưng tỷ trọng Nợ quá hạn/Tổng dư nợ có xu hướng giảm nhanh qua các năm từ 7,74% năm 1999 xuống còn 5,73% năm 2000 và 2,81% năm 2001 cho thấy nợ quá hạn tại Chi nhánh có dấu hiệu khởi sắc. Nếu như trong năm 1999 nợ quá hạn ngắn hạn của NHCT Thanh Hoá là 32.133,04 triệu đồng thì sang năm 2003 xuống còn 11168 triệu và. Song song với nó là sự giảm xuống của nợ quá hạn trung dài hạn. Trong năm 1999 là 5.230,96 triệu đồng và giảm cho đến năm 2003 là 1970 triệu trong khi tỷ lệ cho vay trung dài hạn mặc dù chiếm tỷ trọng chưa cao trong hoạt động cho vay của Chi nhánh nhưng đang có sự tăng trưởng và phát triển. Điều này cho thấy trong những năm gần đây NHCT Thanh Hoá đã có những nỗ lực rất đáng ghi nhận trong việc nâng cao chất lượng của các khoản cho vay trung dài hạn. Tuy nhiên một hạn chế của Chi nhánh là nợ khó đòi chiếm tỷ trọng tương đối cao so với mức nợ quá hạn, chiếm từ 60% năm 1999 và giữ ở mức 58% ở các năm 2000 và 2001.Nguyên nhân của thực trạng trên là do trong giai đoạn 1994,1995,1996 Ngân hàng thực hiện mở rộng cho vay thành phần kinh tế ngoài Quốc doanh. Sự mở rộng này diễn ra quá ồ ạt, chủ yếu quan tâm đến tăng quy mô nên các khoản vay nằm ngoài tầm quản lý của Ngân hàng .Đến khi các doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ,phá sản đã đẩy số nợ không thu hồi của Ngân hàng lên cao. Một nguyên nhân nữa là ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và các nước trong khu vực đã khiến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với hàng ngoại nhập.Trong vài năm gần đây với các biện pháp tích cực được Ngân hàng áp dụng cùng với việc nâng cao chất lượng thẩm định dự án đã làm cho tỷ trọng cũng như số lượng nợ khó đòi tại Chi nhánh giảm dần. 2.3/ Đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng Công thương THANH HOá 2.3.1/Kết quả đạt được. Qua việc phân tích thực trạng tín dụng trung dài hạn tại NHCT Thanh Hoá ta thấy nhìn chung công tác tín dụng ngày càng được củng cố và hoàn thiện. - Tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn so với tổng dư nợ cho vay trung dài hạn tại NHCT Thanh Hoá Hoá thể hiện qua bảng dưới đây: Qua bảng VIII cho thấy rằng tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ giảm dần qua từng năm và đạt ở mức rất thấp từ 1,041% năm 1999 xuống còn 0,2% năm 2003 song song với nó là sự giảm xuống về số tuyệt đối từ 5.230,96 triệu đồng năm 1999 xuống còn 1970 năm 2003,đây là một điều rất đáng ghi nhận của Chi nhánh trong việc nâng cao chất lượng cho vay trung dài hạn cùng với việc mở rộng của nguồn vốn huy động trung dài hạn.Điều này cho thấy Ngân hàng đã có những biện pháp tích cực trong việc thẩm định dự án cũng như thu hồi nợ. -Tỷ lệ Dư nợ tín dụng trung dài hạn / Tổng vốn trung dài hạn. Qua bảng I ta thấy Ngân hàng Công thương Thanh Hoá đã cho vay vượt quá khả năng huy động vốn,phải dùng một phần vốn vay để cho vay như vậy Ngân hàng không có điều kiện đầu tư vào các chứng khoán để tăng tính thanh khoản cho Ngân hàng đây là điều không tốt chứng tỏ công tác huy động vốn của Ngân hàng chưa tốt chưa đảm bảo đủ nguồn vốn để cho vay hoặc Ngân hàng đã đầu tư quá mức trong giới hạn cho phép, trong khi đó thị phần nguồn vốn thì ngày càng bị thu hẹp trên địa bàn, cả hai trường hợp Ngân hàng cần phải xem xét lại vì đây là dấu hiệu không tốt cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Mặt khác tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng chiếm tỷ lệ không phải là quá cao nhưng lại khá tập trung vào một số Công ty lớn và đang có dấu hiệu hoạt động không tốt đó là các Công ty công trình xây dựng, Công ty bao bì trong khi cho vay ngoài Quốc doanh chiếm tỷ lệ rất nhỏ, và công tác thẩm định dự án của cán bộ Ngân hàng chủ yếu chiếu theo quy định, theo tài sản thế chấp chứ chưa có khả năng thực sự trong việc đánh giá dự án, quản lý cán bộ còn nhiều điều bất cập nên việc mở rộng dư nợ tín dụng của Ngân hàng rất khó khăn và nguy hiểm. Khó khăn là việc mở rộng sang lĩnh vực mà Ngân hàng không có kinh nghiệm, và cán bộ tín dụng hầu hết đã lớn tuổi tư duy chưa quen với phong cách làm việc mới, với khách hàng mới với trách nhiệm mới. Còn nguy hiểm là do những bất cập trên Ngân hàng có thể gặp rủi ro tín dụng và các loại rủi ro đạo đức khác.. -Thu nhập từ hoạt động cho vay trung dài hạn. Thu nhập hàng năm của Ngân hàng Công thương Thanh Hoá bao gồm: thu lãi cho vay,kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quý,thu phí dịch vụ Ngân hàng và các khoản thu khácTuy nhiên lãi từ hoạt động cho vay vẫn là nguồn thu lớn nhất và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của Ngân hàng.Lợi nhuận của Ngân hàng năm 2003 là 22.000 triệu đồng, tăng so với năm 2002 là 11508 triệu đồng . đây là một nỗ lực của Ngân hàng Công thương Thanh Hoá, do việc tăng mạnh dư nợ cho vay nền kinh tế và cải tiến quy trình công nghệ, quy trình thanh toán, Từ việc phân tích ở trên chúng ta có thể rút ra một số kết quả đạt được cũng như hạn chế của Ngân hàng Công thương Thanh Hoá về công tác tín dụng trung dài hạn trong những năm qua. Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chính đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng . Cùng với sự phát triển toàn diện của Ngân hàng, tín dụng trung dài hạn đã đạt được những bước tiến mới đáng khích lệ. - Hoạt động tín dụng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNH399.doc
Tài liệu liên quan