Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh ngân hàng công thương khu vực Chương Dương

Như vậy, từ những kết quả thu được qua việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh nói chung và xem xét, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng trung dài hạn của chi nhánh trong những năm vừa qua, trên cơ sở những phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế của huyện Gia Lâm và NHCT KV Chương Dương, bài viết đã chủ định đưa ra một số những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng dài hạn tại chi nhánh NHCT KV Chương Dương trong thời gian tới, bao gồm cả những giải pháp chung, những giải pháp riêng, tập trung vào các giải pháp về huy động nguồn vốn trung dài hạn, về nâng cao năng lực trình độ, phẩm chất cán bộ tín dụng, về công tác thẩm định cho vay trung dài hạn (trong đó đặc biệt coi trọng đến công tác thẩm định DAĐT), các giải pháp về chính sách tín dụng, chính sách khách hàng, giải pháp về xử lý nợ quá hạn và lãi treo, về vấn đề lãi xuất. Ngoài ra bài viết cũng đề cập đến một số giải pháp về kiểm tra kiểm soát hoạt động tín dụng, đồng thời đưa ra những kiến nghị đối với NHCT, NHNN và các cơ quan chức năng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng nói chung và nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn của chi nhánh NHCT KV Chương Dương nói riêng.

 

doc89 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1088 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh ngân hàng công thương khu vực Chương Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngọc Lâm..dự án Tái Thiết Đức.. Như vậy, sự tăng trưởng dư nợ tập trung chủ yếu vào thành phần KTQD. Điều này cũng cho thấy các doanh nghiệp quốc doanh hoạt động có hiệu quả hơn và đang được chi nhánh mở rộng cho vay. 1.2.3.Tình hình nợ quá hạn Nợ quá hạn luôn là vấn đề được các NHTM đặt nhiều quan tâm bởi lẽ đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc đánh giá chất lượng khoản tín dụng.Vừa qua NHCT VN đã đề ra mục tiêu phấn trong năm năm từ 2002-2005 là phải lành mạnh hoá tài chính, giảm tỷ lệ nợ quá hạn thực chất của NHCT VN xuống dưới 5% tổng dư nợ. Đối với chi nhánh NHCT Chương Dương, vấn đề này đang còn rất khả quan.Cụ thể qua phân tích bảng 4 ta thấy. Bảng 4.Tình hình nợ quá hạn Đơn vị triệu đồng Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Tổng dư nợ 394.746 446.707 609.698 981.802 Tổng nợ quá hạn 35.659 76.525 37.123 36.725 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ 9,o% 17% 6,1% 3,7% Trong đó: +Ngắn hạn 18.849 40.226 15.805 26.614 Tỷ trọng 53% 53% 43% 73% +Trung dài hạn 16.810 36.299 21.318 10.111 Tỷ trọng 47% 47% 57% 27% ( nguồn tổng hợp thông tin phòng kinh doanh) Trong 2 năm 1998-1999 do việc cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gặp nhiều khó khăn, việc không trả được nợ gốc và lãi vay cho ngân hàng của các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ đã đẩy nợ quá hạn của chi nhánh lên cao, đạt 9,0% năm 1998 và 17% năm 1999. Đây là sự gia tăng lớn .Tuy nhiên chỉ trong 2 năm sau đó, nợ quá hạn của chi nhánh đã giảm xuống 6,1% trong năm 2000 và chỉ còn 3,7% trong năm 2001. Một kết quả rất tốt, thể hiện được bản lãnh kinh doanh của chi nhánh thời gian qua, và hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu mà NHCT VN đã trao tặng. Mục tiêu của chi nhánh trong năm tới là giảm tỷ lệ này xuống dưới 3%. Tuy nhiên, nợ quá hạn trung dài hạn mặc dù đã giảm xuống rất nhiều trong năm 2001 và chỉ còn chiếm tỷ trọng 27% trên tổng dư nợ. Nhưng đây vẫn là tỷ lệ khá cao so với tỷ trọng cho vay trung dài hạn tại chi nhánh. Điều này cho thấy những tồn tại về hoạt động tín dụng trung dài hạn trước đây vẫn còn nhiều và đòi hòi chi nhánh phải có biện pháp giải quyết, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn trong những năm tới. 1.2.4.Kết quả kinh doanh Lợi nhuận hạch toán năm 1998 chỉ đạt 3.287 triệu, chỉ bằng 43% so với năm 1997. Năm 1999, lợi nhuận giảm xuống chỉ còn 1.511 triệu,và bằng 47% so với năm 1998.Tuy nhiên bằng sự quyết tâm nỗ lực phấn đấu của tập thể đội ngũ lãnh đạo,cán bộ, chi nhánh NHCT KV Chương Dương đã khắc phục phần lớn những tồn tại yếu kếm, hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra,đẩy mạnh nhịp độ kinh doanh.Và kết quả là trong 2 năm 2000-2001 lợi nhuận hach toán đã tăng lên trông thấy. Lợi nhụân năm 2000 đạt 7.091 triệu tăng 370% so với năm 1999. Năm 2001 lợi nhuận đạt 7.200 triệu tăng 1,5% so với năm 2000. Bảng 5.Lợi nhuận hạch toán Đơn vị triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Lợi nhuận hạch toán 3.287 1.511 7.091 7.200 ( nguồn tổng hợp thông tin phòng kinh doanh) Đây chính là động cơ thúc đẩy chi nhánh tiếp tục kinh doanh theo hướng chiến lược vừa qua. 2.thực trạng chất lượng tín dụng TDH tạI chi nhánh NHCT KV Chương Dương. Khi đánh giá chất lượng tín dụng TDH của chi nhánh, bài viết chỉ tập trung phân tích một số nội dung cơ bản phản ánh bao quát về thực trạng tín dụng TDH tại chi nhánh trong thời gian từ năm 1998 trở lại đây, đặt trong mối tương quan giữa tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh với tình hình hoạt động của hệ thống NHCT VN nói riêng và toàn cảnh nền kinh tế nói chung. 2.1.Tình hình cho vay trung dài hạn. Tình hình cho vay trung dài hạn của chi nhánh trong thời gian qua được thể hiện trong bảng dưới đây.Phân tích số liệu cho thấy: 2.1.1.Xét theo thành phần kinh tế Bảng 6.1.Tình hình sử dụng vốn TDH theo TPKT Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1.Doanh số cho vay TDH 32.355 51.701 115.570 192.496 - KTQD 24.003 39.756 112.103 144.372 Tỷ trọng 74% 77% 97% 75% - KTNQD 8.325 11.945 3.467 48.124 Tỷ trọng 26% 23% 3,0% 25% 2.Doanh số thu nợ TDH 47.389 32.915 70.084 40.227 - KTQD 34.537 29.047 50.031 31.344 Tỷ trọng 73% 88% 71% 78% - KTNQD 12.852 3.868 20.053 8.883 Tỷ trọng 27% 12% 29% 22% 3.Dư nợ TDH 134.004 152.790 198.276 350.837 - KTQD 57.208 67.227 155.724 305.837 Tỷ trọng 43% 44% 78% 87% - KTNQD 76.796 85.563 42.552 44.707 Tỷ trọng 57% 56% 22% 13% ( Nguồn : Bộ phận tổng hợp số liệu tại phòng kinh doanh) - Doanh số cho vay tăng trưởng liên tục, cụ thể là trong năm 1998 doanh số cho vay chỉ đạt 32.355 triệu đồng bằng 28% năm 1997. Năm 1999, doanh số cho vay tăng lên 51.701 triệu đồng, tức là 60% so với năm 1998.Tiếp đó lại tăng mạnh trong 2 năm 2000-2001, và dừng ở con số 192.496 triệu đồng tăng 66% so với năm 2000; tăng 270% so với năm 1999. Cơ cấu cho vay cũng biến động phức tạp, mức tăng giảm thất thường và thời điểm biến động tập trung vào năm 2000 - đây là năm có nhiều thay đổi trong chiến lược phát triển kinh doanh của chi nhánh. Kết quả cho thấy : + Trong 3 năm từ năm 191999-2000, doanh số cho vay tăng trưởng theo chiều hướng tăng dần đối với KTQD và giảm dần đối với KTNQD. Doanh số cho vay KTQD tăng từ 24.003 triệu năm 1998; tăng đến 39.756 triệu năm 1999 và lên 112.103 triệu năm 2000 với tỷ trọng tương ứng: 74%; 77%; 97% trên tổng số cho vay trung dài hạn. + Trong khi đó, doanh số cho vay KTNQD lại giảm từ 8.352 triệu năm 1998,tuy có tăng lên 11.945 triệu năm 1999 nhưng sau đó lại giảm xuống chỉ còn 3.467 triệu với các tỷ trọng tương ứng: 26%; 23%; 03% trên tổng số cho vay. Đây là sự chuyển dịch mà nguyên nhân chủ yếu là do trong thời gian này các dự án KTNQD hoạt động kém hiệu quả, không trả được nợ cho chi nhánh nên chi nhánh đã hạn chế cho vay, đồng thời thực hiện cho vay theo hướng tập trung vào các DNNN làm ăn có hiệu quả, và đầu tư có chọn lọc các doanh ngiệp ngoài quốc doanh có đủ điều kiện vay vốn. Đảm bảo dư nợ lành mạnh, nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn + Năm 2001, doanh số cho vay KTNQD lại tăng lên đáng kể, đạt mức cao nhẩt trong 4 năm qua 48.124 triệu và chỉ giảm 17% so với năm 1997-năm mà doanh số cho vay trung dài hạn KTNQD đạt mức rất cao bởi trào lưu cho vay đối với khu vực KTNQD của hệ thống NHCT VN. Nguyên do của sự gia tăng trở lại của doanh số cho vay KTNQD chủ yếu là từ phía chi nhánh.Trong năm 2001, chi nhánh đã làm tốt công tác tìm kiếm các dự án, phương án khả thi, giữ vững và mở rộng khách hàng. Khoảng cách giữa các thành phần KTQD và KTNQD đã được thu hẹp dần, thay vào đó, tính khả thi của dự án, khả năng sinh lời của đồng vốn, mức độ an toàn.. là những nhân tố mà chi nhánh quan tâm hơn cả. - Doanh số thu nợ đối với KTQD và KTNQD có xu hướng giảm trong 2 năm 1998 - 1999, đặc biệt là KTNQD. Doanh số thu nợ của thành phần kinh tế này chỉ chiếm tỷ trọng 27% năm 1998. Năm 1999 lại giảm xuống 12%. Năm 2000, là sự cố gắng lớn trong công tác thu nợ, xử lý nợ của chi nhánh khi mà doanh số thu nợ KTNQD tăng lên đáng kể, chiếm tỷ trọng 29% tổng số thu nợ với tốc độ tăng 1,6 lần so với năm 1998; tăng 2,5 lần so với năm 1999.Tuy nhiên, năm 2001 tỷ lệ này lại giảm xuống 22%. Đây có thể là một biểu hiện chưa tốt đối với công tác thu nợ trung dài hạn của chi nhánh trong năm qua. - Như vậy phân tích tình hình dư nợ từ kết quả trên cho thấy: + Từ năm 1998-2000, doanh số cho vay trung dài hạn của chi nhánh có xu hướng tăng nhanh, trong khi đó doanh số thu nợ trung dài hạn lại tăng giảm thất thường và có xu hướng giảm.Trường hợp tăng thì tốc độ tăng cũng chậm hơn so với tốc độ tăng của doanh số cho vay. Điều này dẫn đến dư nợ trùn dài hạn tăng lên, cụ thể là từ 134.004 triệu năm 1998; 152.790 triệu năm 1999; và đạt 198.276 triệu năm 2000. + Năm 2001, trong khi doanh số cho vay tiếp tục tăng thì doanh số thu nợ giảm mạnh về số tuyệt đối, nên dư nợ tăng khá cao đạt 350.545 triệu, tăng 77% so với năm 2000. Phân tích rõ hơn về cơ cấu dư nợ ta nhận định: Đối với thành phần KTQD Doanh số cho vay tăng, doanh số thu nợ tăng giảm không ổn định và có xu hướng giảm.Trường hợp tăng thì tốc độ tăng cũng chậm hơn so với tốc độ cho vay nên dư nợ KTQD tăng trưởng liên tục và tăng mạnh trong năm 2001.Trong khi đó tỷ trọng dư nợ của thành phần kinh tế này cũng có xu hướng tăng lên rất nhanh.Từ mức dao động 43%- 44% trong 2 năm 1998- 1999 tăng lên 78% năm 2000, và chiếm tới 87% năm 2001 trong tổng dư nợ trung dài hạn. Như vậy: Có sự vận động cùng chiều giữa dư nợ trung dài hạn đối với KTQD và tổng dư nợ trung dài hạn theo các năm. Qua tìm hiểu cho thấy, nguyên do là trong vài năm gần đây KTQD chiếm tới 87% trong tổng dư nợ trung dài hạn của chi nhánh.Thực tế, sau thời gian hoạt động hầu hết các doanh ngiệp thuộc thành phần kinh tế này đều hoạt động có hiệu quả, trả nợ đúng hạn và không làm phát sinh nợ quá hạn, điển hình như một số dự án gốm Granite Thạch Bàn, dự án sơn tĩnh điện của công ty kim khí Thăng Long; dự án LAS của công ty hoá chất Đức Giang.. Đối với thành phần KTNQD: Tình hình diễn biến khá phức tạp. - Trong 2 năm 1998-1999 doanh số cho vay có xu hướng tăng về số tuyệt đối tuy nhiên mức độ không nhiều. Trong khi đó doanh số thu nợ giảm mạnh cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng. Điều này khiến cho dư nợ tăng ở mức cao và chiếm tỷ trọng 56-57%. - Năm 2000, doanh số cho vay tiếp tục giảm thấp nhưng doanh số thu nợ lại tăng nhanh do đó kéo theo dư nợ giảm xuống và chỉ chiếm tỷ trọng 22%. - Năm 2001 do tình hình kinh doanh ổn định nên doanh số cho vay đối với KTNQD lại tăng trở lại. Trong khi đó doanh số thu nợ giảm mạnh điều này dẫn đến dư nợ có xu hướng tăng xong tỷ trọng giảm xuống chỉ còn 12% . Như vậy: Dư nợ trung dài hạn đối với KTNQD tăng giảm không ổn định và có xu hướng tăng, trong khi tỷ trọng dư nợ thành phần kinh tế này lại có chiều hướng giảm. Điều đó cho thấy có sự vận động ngược chiều giữa dư nợ trung dài hạn đối với KTNQD và tổng dư nợ trung dài hạn trong thời gian qua. Nguyên nhân vấn đề này qua phân tích, là do từ năm 1998 trở về trước chi nhánh đã đầu tư một lượng vốn lớn cho cá dự án KTNQD.Tuy nhiên sau mộ thời gian hoạt động, các dự án này tỏ ra kém hiệu quả, không trả được nợ cho chi nhánh, nên dư nợ không giảm hoặc giảm không đáng kể. Có thể kể ra một số các dự án như: Dự án công tyTNHH Thành đạt; Dự án xây dựng nhà máy bia Việt- Đức của công ty TNHH công nghệ thực phẩm Ngọc Lâm; Dự án sản suất ống nhựa của công ty THHH Việt Phương và công ty THHH Bình Dương. Qua những phân tích trên cho thấy hoạt động tín dụngtrung dài hạn tại chi nhánh NHCT KV Chương Dương có biểu hiện về sự mở rộng đối với KTQD và thu hẹp về phía KTNQD. Điều này hoàn toàn phù hợp với chiến lược sử dụng vốn của chi nhánh thời gian qua nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng trung dài hạn nói riêng 2.1.2. Xét theo đơn vị tiền tệ. Nhìn chung doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ trung dài hạn của chi nhánh tăng trưởng theo hướng tăng dần tỷ trọng đối với đồng nội tệ và giảm dần tỷ trọng đối với đồng ngoại tệ. Qua phân tích bảng 6.2 ta thấy: Đối với đồng nội tệ: Doanh số cho vay tăng nhanh cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng, cụ thể là từ 10.833 triệu trong năm 1998, tăng lên 17.466 triệu trong năm 1999, tiếp đến tăng mạnh trong năm 2000 đạt 91.300 triệu tốc độ tăng 8,4 lần năm 1998; 5,2 lần so với năm 1999. Năm 2001, đạt 143.746 triệu tốc độ tăng 1,5 lần so với năm 2000. Tỷ trọng tương ứng theo các năm : 33%; 34%; 79%; 75%. Trong khi đó doanh số thu nợ lại tăng giảm không ổn định và có xu hướng giảm.Trường hợp tăng thì tốc độ tăng cũng chậm hơn so với tốc độ tăng của doanh số cho vay .Tỷ trọng tương ứng theo các năm: 25%; 20%; 59%; 60% và có tốc độ tăng chậm hơn so với tỷ trọng cho vay . Điều này cho thấy dư nợ sẽ tăng trưởng liên tục cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng, cụ thể là tăng từ 53.208 triệu năm 1998 tỷ trọng 40%, đến 232.835 triệu năm 2001 tỷ trọng 66%. Như vậy: Ta thấy có sự vận động cùng chiều giữa dư nợ bằng nội tệ với tổng dư nợ điều này cũng có nghĩa là một sự mở rộng đối với tín dụng trung dài hạn bằng nội tệ trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh . Bảng 6.2.Tình hình sử dụng vốn theo đơn vị tiền tệ Đơn vị:triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1.Doanh số cho vay TDH 32.355 51.707 115.570 192.496 -Nội tệ( VNĐ) 10.833 17.466 91.300 143.476 Tỷ trọng 33% 34% 79% 75% - Ngoại tệ quy ra VNĐ 21.522 34.235 24.270 49.020 Tỷ trọng 67% 66% 21% 25% 2.Doanh số thu nợ TDH 47.389 32.925 70084 40.227 -Nội tệ 11.769 6.538 42.558 24.367 Tỷ trọng 25% 20% 59% 60% - Ngoại tệ quy ra VNĐ 35.620 26.332 28.526 15.860 Tỷ trọng 75% 80% 41% 40% 3.Dư nợ TDH 134.004 152.790 198.276 350.545 - Nội tệ 53.497 61.116 113.757 232.835 Tỷ trọng 40% 40% 57% 66% - Ngoại tệ quy ra VNĐ 80.507 91.670 84.519 117.710 Tỷ trọng 60% 60% 43% 44% (nguồn tổng hợp thông tin phòng kinh doanh) Đối với đồng ngoại tệ: tình hình diễn biến khá phức tạp - Trong 2 năm 1998-1999 doanh số cho vay tăng từ 21.522 triệu đến 34.235 triệu, chiếm tỷ trọng lớn 66%-67% ( Trong khi chi nhánh hầu như không có các nguồn huy động trên 1 năm. Đây là do chi nhánh nhận được nhiều nguồn trung dài hạn từ các nguồn tài trợ dự án nước ngoài như Đài Loan, Đức,.). Trong khi đó doanh số thu nợ có chiều hướng giảm về số tuyệt đối từ 35.620 triệu xuống 26.332 triệu, điều này dẫn đến dư nợ tăng lên cụ thể là từ 80.507 triệu đến 91.670 triệu, chiếm tỷ trọng 60%.. - Năm 2000, doanh số cho vay giảm xuống chỉ còn 24.270 triệu, chỉ bằng 70% so với năm 1999.( Nguyên nhân là do thời gian này, tình hình nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước nói chung và trên địa bàn nói riêng giảm sút do tác động thiểu phát kinh tế kéo dài và việc ban hành luật thuế VAT nhằm khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước. Kết quả là chi nhánh thừa ngoại tệ để bán nhưng lại “thiếu” ngoại tệ cho vay bởi không có cơ hội đầu tư.Tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ giảm xuống chỉ còn 21%.Trong khi đó doanh số thu nợ tăng lên 28.526 triệu, tuy mức tăng không nhiều nhưng cũng là nguyên nhân dẫn đến dư nợ giảm xuống 84.519 triệu, tức là khoảng 7,8% so với năm 1999, tỷ trọng giảm còn 43%. - Năm 2001, doanh số cho vay tăng cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng và đạt 49.024 triệu tăng 102% so với năm 2000.Trong khi doanh số thu nợ lại giảm xuống chỉ còn 15.860 triệu. Do đó đẫn đến dư nợ lại có xu hướng tăng lên, đạt 117.710 triệu, tăng 39% so với năm 2000, chiếm tỷ trọng 44%. Như vậy: Trong những năm 1998-2001, doanh số cho vay và doanh số thu nợ trung dàI hạn bằng ngoại tệ tăng giảm không ổn định dẫn đến dư nợ tăng giảm không bình thườngvà có xu hướng tăng lên.Trong khi đó, tỷ trọng dư nợ ngoại tệ lại có chiều hướng giảm xuống( từ 60% xuống còn 44%). Điều này cho thấy có sự vận động ngược chiều giữa dư nợ trung dài hạn bằng ngoại tệ và tổng dư nợ trung dài hạn. Điều này chứng tỏ tín dụng trung dài hạn của chi nhánh đang bị hạn chế, đòi hỏi những giải pháp khắc phục. *Tóm lại, qua phân tích tình hình cho vay trung dài hạn tại chi nhánh NHCT KV Chương Dương căn cứ vào thành phần kinh tế và đơn vị tiền tệ Em rút ra một số kết luận chung như sau: - Doanh số cho vay trung dài hạn tăng trưởng liên tục theo hướng tăng dần cho vay đối với KTQD và giảm dần cho vay đối với KTNQD, tăng dần tỷ trọng cho vay bằng nội tệ và giảm dần cho vay bằng ngoại tệ. - Doanh số thu nợ trung dài hạn tăng giảm không ổn định nhưng có xu hướng giảm xuống đối với cả KTQD và KTNQD (mặc dù có tăng cao trong năm 2000), tăng nhanh về tỷ trọng thu nợ bằng nội tệ và giảm mạnh tỷ trọng thu nợ bằng ngoại tệ. - Dư nợ trung dài hạn tăng trưởng nhanh theo hướng gia tăng đối với KTQD và giảm đối với KTNQD, tăng dần về tỷ trọng dư nợ bằng nội tệ và giảm dần về tỷ trọng dư nợ bằng ngoại tệ Dư nợ tăng trưởng có thể coi là một dấu hiệu tốt đối với chất lượng tín dụng trung dài hạn tuy nhiên để nhận định rõ hơn về thức trạng tín trung dài hạn hạn tại chi nhánh NHCT KV Chương Dương ta cần xem xét tình hình nợ quá hạn trong phần sau đây. 2.2.Tình hình nợ quá hạn - lãi treo TDH tại chi nhánh NHCT KV CD Bảng 7.1.Tình hình nợ quá hạn TDH Đơn vị triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tổng nợ quá hạn 35.659 76.525 37.123 36.725 Nợ quá hạn TDH 2.201 3.811 4.630 7.024 NQH TDH/Tổng NQ 6,2% 5,0% 12,5% 19,0% Trong đó Thành phần KTQD 30 575 2.135 2.689 Tỷ trọng 1,5% 15% 46% 38% Thành phần KTNQD 2.171 3.236 2.495 4.335 Tỷ trọng 98,5% 85% 54% 62% ( nguồn tổng hợp thông tin phòng kinh doanh) Nợ quá hạn và lãi treo là những chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụng. Các ngân hàng thường cố gắng để đạt được một chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay ở mức thấp nhất có thể. Về phía chi nhánh NHCT Chương Dương tình hình này thể hiện qua số liệu ở bảng 7.1 trên. Phân tích cho thấy: Nợ quá hạn trung dài hạn có xu hướng tăng, tuy nhiên tốc độ có phần giảm dần, chỉ số qua các năm là: 2.201 triệu năm 1998; 3.811 triệu năm 1999; 4.630 triệu năm 2000; và 7.024 triệu năm 2001, tốc độ tăng trung bình khoảng 1,4. Tỷ trọng so với tổng nợ quá hạn tuy có xu hướng tăng nhưng nhìn chung còn ở mức thấp, chỉ số tương ứng theo các năm là: 6.2%; 5,0%; 12.5%; 19%. - So sánh với mức gia tăng dư nợ nhận thấy: Bảng 7.2. Đơn vị :triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Dư nợ TDH 134.004 152.790 198.276 350.545 Nợ quá hạn TDH 2.201 3.811 4.630 7.024 Nợ quá hạn TDH/Dư nợ TDH 1,6% 2,5% 2,3% 2,0% ( nguồn tổng hợp thông tin phờng kinh doanh) Mặc dù nợ quá hạn trung dài hạn gia tăng nhưng nhìn chung chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với mức dư nợ. Hơn nữa, tốc độ tăng của nợ quá hạn là không đáng kể trong khi dư nợ tăng với tốc độ cao. Điều này cho thấy tín dụng trung dài hạn của chi nhánh trong thời gian qua là có hiệu quả khá cao song quy mô còn rất hạn chế và thể hiện rất rõ qua các chỉ số. - Tuy nhiên chất lượng cao hay thấp còn phải dựa vào phân tích tình hình lãi treo trung dài hạn. Qua bảng 7.3 ta có: Lãi treo trung dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao mặc dù đã có chiều hướng giảm trong thời gian qua.Tuy nhiên, điều đó cũng chỉ khẳng định rằng chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh tốt hơn nhiều so với tín dụng trung dài hạn. Bảng:7.3.Tình hình lãi treo TDH Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Lãi treo toàn chi nhánh 18.680 14.406 17.891 25.660 Lãi treo trung dài hạn 9.030 9.807 10.562 11.547 Tỷ trọng 48% 68% 59% 45% Trong đó: Thành phần KTQD 1.496 883 1.159 1.732 Tỷ trọng 1,5% 9,0% 11% 15% Thành phần KTNQD 7.534 8.924 9.405 9.815 Tỷ trọng 83,5% 91% 89% 85% (nguồn tổng hợp thông tin phòng kinh doanh) Lãi treo TDH có xu hướng tăng về số tuyệt đối, nhưng mức độ còn hạn chế.Cụ thể nếu giả sử ta chuyển tất cả số lãi treo thành nợ quá hạn thì tỷ trọng nợ quá hạn cũng chỉ chiếm chưa đầy 10% dư nợ trung dài hạn, năm 2001, cũng chỉ khoảng 5,3% dư nợ [( 7.024+11.547) / 350.545 = 5,3%]. Hơn thế nữa nguyên nhân tăng lãi treo trung dài hạn chủ yếu là do một số dự án lớn như dự án Cáp thông tin, dự án Thiết bị thông tin của Tổng công ty Bưu Chính Viễn Thông, tuy thời gian đầu có triển vọng tốt nhưng chưa thu được lãi. Đi sâu vào phân tích cơ cấu nợ quá hạn và lãi treo theo bảng 7.1và bảng 7.3 ta thấy nợ quá hạn và lãi treo trung dài hạn tập trung vào thành phần KTNQD. Tuy nhiên, mặc dù các khoản lãi treo ở thành phần này chiếm tỷ trọng cao từ 80-90% nhưng lại đang có xu hướng giảm dần về tỷ trọng, các chỉ số tương ứng theo từng năm là: 83,5%; 91%; 89%; 85%.Tỷ trọng nợ quá hạn cũng giảm xuống đáng kể, cụ thể các chỉ số tương ứng theo từng năm là: 98,5%; 85%; 54%; 62%. Có thể thấy đây là dấu hiệu tốt trong công tác thu và xử lý nợ quá hạn- lãi treo trung dài hạn của chi nhánh trong những năm qua, đồng thời cũng là biều hiện tốt về chất lượng tín dụng trung dài hạn.Như vậy Như vậy, qua tìm hiểu một số nội dung về dư nợ, nợ quá hạn và lãi treo TDH ta thấy rằng: sự tăng trưởng dư nợ trung dài hạn trong thời gian qua là lành mạnh, chất lượng tín dụng tập trung vào thành phần KTQD và có những biểu hiện cho thấy chấtlượng tín dụng trùn dài hạn của chi nhánh sẽ có tiềm năng hiệu quả cao trong thời gian tới. 3. Đánh giá chất lượng tín dụng trung dàI hạn tại chi nhánh NHCT KV Chương dương. 3.1. Những kết quả đạt được 3.1.1. Về phía ngân hàng - Dư nợ trung dài hạn tăng trưởng lành mạnh dao động trong khoảng 34%-36%. So với tổng dư nợ. đây là mức dư nợ khá các so với mức dư nợ trung dài hạn tại các chi nhánh NHCT trên các địa bàn khác,do đó là một kết quả đáng khích lệ đối với chi nhánh. - Nhìn chung đa số các dự án đều đã phát huy hiệu quả như dự án gốm Granite Thạch Bàn, dự án sơn tĩnh điện của nhà máy cơ khí Thăng Long... Ngoài ra còn phải kể tới khối HTX mà trong đó điển hình là HTX Song Long với dự án máy ép nhựa. - Đầu tư trung dài hạn được thực hiện qua nhiều chương trình tín dụng như: +Cho vay bằng nguồn vốn ngắn hạn của NHCT đối với các dự án do chính phủ chỉ định. +Cho vay bằng nguồn tài trợ từ các dự án nước ngoài như Đài Loan, Dức..: Chương trình tín dụng bằng nguồn vốn nước ngoài cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn trong năm 2001 đã cho vay thêm 2 dự án của ngân hàng tái thiết Đức với số tiền 250 triệu, cho vay tài trợ uỷ thác bằng nguồn vốn Đài Loan cho 16 dự án, hiện tại dư nợ 1,7 triệu USD. + Chương trình tín dụng sinh viên: trong năm qua vẫn duy trì cho vay đều đặn và đã cho vay được 321 sinh viên với số dư 562 triệu +Cho vay đồng tài trợ với các NHTM quốc doanh +Cho vay tạo việc làm.. -Nghiệp vụ bảo lãnh trung dài hạn chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng và nhập thiết bị trả chậm, góp phần giúp các thành viên của tổng công ty xây dựng giao thông 1, tham gia thi công các công trình trọng điểm thắng thầu quốc tế như quốc lộ 1, quốc lộ 38. - Việc thu lãi từ các dự án nâng cấp mở rộng sản xuất ở các DNNN, các chương trình tín dụng từ nguồn tài trợ diễn ra thuận lợi. - Vận dụng linh hoạt lãi suất ưu đãi trong sản suất khẩu và hàng nội địa góp phần khuyến khích, kích cầu đầu tư. 3.1.2. Về phía doanh nghiệp: - Tín dụng trung dài hạn đầu tư cho các dự án có hiệu quả đã góp phần là tăng trưởng dư nợ ngắn hạn lành mạnh ở các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh - Góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu doanh nghiệp theo hướng CNH, HĐH thông qua các dự án mở rộng sản xuất, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật.. - Tăng cường khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện nói riêng và trong nền kinh tế nói chung * nguyên nhân của những kết quả đạt được Về phía ngân hàng: Có được kết quả trên, trước hết phải kể đến sự cố gắng quyết tâm của ban lãnh đạo và tất cả cán bộ công nhân viên, đặc biệt là những cán bộ làm công tác tín dụng. Đây cũng là kết quả của công tác sắp xếp cán bộ tín dụng, đặc biệt là cán bộ thẩm định đã bố trí những cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức.Công tác thẩm định được tiến hành một cách thận trọng, đúng quy trình tín dụng, tuân thủ cơ chế pháp luật, về kỹ thuật thẩm định dự án, công tác quản lý và kiểm soát tín dụng được quan tâm đúng mức, các dự án lớn đều phải có sự tham gia của các kiểm soát viên, của hội đồng tín dụng. Đó cũng chính là kết quả của sự đổi mới trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh những năm gần đây Về phía doanh nghiệp Bên cạnh đó cũng phải kể đến sự hợp tác và nỗ lực của khách hàng, đặc biệt là các DNNN : Về ý thức trách nhiệm với khoản vay; sự lựa chọn các dự án khả thi phù hợp với năng lực tài chính, với xu hướng phát triển kinh tế; khả năng quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, tổ chức thực hiện dự án; sự trung thực trong các báo cáo tài chính.. Một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã có ý thức trách nhiệm cao về các món nợ vay ngân hàng, đặc biệt là những người hồi hương từ Đức trở về 3.2. Những mặt hạn chế Mặc dù tỷ trọng dư nợ trung dài hạn khá cao nhưng chất lượng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh lại không cao, và thực tế nhỏ hơn nhiều so với tín dụng ngắn hạn. - Nợ quá hạn tập trung chủ yếu vào các thành phần KTNQD, tuy có giảm về tỷ trọng nhưng vẫn giữ ở mức cao, tập trung vào các dự án lớn còn tồn đọng từ những năm trước của công ty THHH Thành Đạt, công ty THHH Công nghiệp thực phẩm Ngọc Lâm, công ty gạch Từ Sơn..Điều này cho thấy khả năng thu nợ ở các dự án này là rất thấp, nguy cơ làm tăng nợ quá hạn trung dài hạn. -Lãi treo trung dài hạn vẫn gia tăng, tuy mức độ không cao song sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của chi nhánh - Đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng trung dài hạn còn hạn chế về số lượng và trình độ, chưa tiếp cận được với công nghệ hiện đại, thiếu nhạy bén với thị trường . *Nguyên nhân của những hạn chế Những nguyên nhân từ phía ngân hàng Một là: Về năng lực trình độ của cán bộ tín dụng - Khả năng thu thập và phân tích thông tin còn mang tính một chiều, chưa kịp thời và thiếu chính xác.Cán bộ tín dụng thường chỉ thẩm định nguồn thông tin duy nhất từ khách hàng cung cấp. - Trình độ phân tích của cán bộ thẩm định còn hạn chế: +Về nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp: Trong những năm trước các cán bộ thường tập trung vào phân tích tài

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0318.doc