Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty TNHH tích hợp hệ thống CMC

 

MỤC LỤC

 

Lời nói đầu 1

Chương I: Những lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu 3

1.1 Khái niệm, vai trò và sự cần thiết hoạt động kinh doanh nhập khẩu 3

1.1.1 Khái niệm và vai trò hoạt động kinh doanh nhập khẩu. 3

1.1.2 Sự cần thiết hoạt động kinh doanh nhập khẩu. 5

1.2 Nội dung của hoạt động kinh doanh nhập khẩu 7

1.2.1 Nghiên cứu thị trường hàng hóa thế giới, lựa chọn mặt hàng và đối tác kinh doanh. 8

1.2.2 Tiến hành giao dịch, đàm phán, ký hợp đồng nhập khẩu hàng hoá. 12

1.2.3 Thực hiện hợp đồng nhập khẩu 14

1.2.4 Tổ chức tiêu thụ hàng nhập khẩu 18

1.2.5 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu 19

1.3 Hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu và hệ thống chỉ tiêu đánh giá 19

1.3.1 Hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu. 19

1.3.1.1 Quan niệm về hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu (KDHNK). 19

1.3.1.2 Phân loại hiệu quả KDHNK. 20

1.3.2 Chỉ tiêu đánh gía hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập khẩu. 22

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu. 25

1.5.1 Nhân tố khách quan. 25

1.4.1.1 Thông tin về cung cầu trên thị trường thế giới và trong nước. 25

1.4.1.2 Giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới. 25

1.4.1.3 Thuế quan. 26

1.4.1.4 Tỷ giá hối đoái. 26

1.4.1.5 Cơ chế, chính sách quản lý nhập khẩu của Việt Nam. 27

1.4.2 Nhân tố chủ quan. 27

1.4.2.1 Chi phí lưu thông kinh doanh hàng nhập khẩu. Error! Bookmark not defined.

1.4.2.2 Công tác tổ chức tiêu thu hàng nhập khẩu. 27

1.4.2.3 Trình độ tổ chức, quản lý của doanh nghiệp. 28

1.4.2.4 Trình độ tiên tiến của trang thiết bị, công nghệ, bí quyết công nghệ của doanh nghiệp. 28

1.4.2.5 Tiềm năng con người. 29

Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty CSI. 31

2.1 Tổng quan về Công ty. 31

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 31

2.1.2 Cơ cấu trình độ của nhân sự. 38

2.1.3 Kết quả hoạt động của Công ty. 38

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty 39

2.2.1 Thực hiện quy trình nhập khẩu 39

2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh hàng nhập khâu của công ty. 48

2.2.2.1 Mặt hàng kinh doanh của công ty. 48

2.2.2.2 Thị trường nhập khẩu của công ty. 49

2.2.2.3 Lợi nhuận của việc kinh doanh mặt hàng nhập khẩu của Công ty. 50

2.2.2.4 Tỷ lệ các loại chi phí kinh doanh HNK 51

2.2.3 Bán sản phẩm nhập khẩu của Công ty 52

2.3 Đánh giá hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty. 54

2.3.1 Thành tựu. 54

2.3.2 Tồn tại. 56

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty và kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước. 58

3.1 Một số định hướng công tác nhập khẩu trong thời gian qua 58

3.1.1 Đặc điểm tình hình liên quan triển khai công tác nhập khẩu. 58

3.1.2 Phương hướng của Công ty. 60

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu 61

3.2.1 Tăng thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường nhập khẩu. 61

3.2.2 Lựa chọn thị trường, mặt hàng và đối tác trong nhập khẩu. 62

3.2.3 Đa dạng hình thức nhập khẩu. 65

3.2.4 Lựa chọn ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng. 65

3.2.5 Tăng cường kiểm tra, đánh giá và nâng cao chất lượng hàng hóa

nhập khẩu. 66

3.2.6 Tăng cường quản lý giá cả, giảm chi phí kinh doanh hàng

nhập khẩu. 67

3.2.7 Xây dựng chiến lược nhập khẩu dài hạn có hiệu quả. 68

3.2.8 Hoàn thiện bộ máy nhập khẩu và nghiệp vụ nhập khẩu. 69

3.2.8.1 Hoàn thiện bộ máy nhập khẩu 69

3.2.8.2. Hoàn thiện các nghiệp vụ nhập khẩu. 70

3.2.9 Đào tạo đội ngũ cán bộ nghiệp vụ xuất nhập khẩu. 72

3.2.10 Đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng nhập khẩu 74

3.3 Các giải pháp hỗ trợ khác 75

3.3.1 Tăng cường hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và nước ngoài. 75

3.3.2 Nâng cao hiệu quả công tác huy động và sử dụng vốn. 75

3.3.3 Đẩy mạnh công tác cổ phần hoá. 77

3.4 Một số kiến nghị 78

Kết luận 83

Tài liệu tham khảo 84

 

 

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1731 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty TNHH tích hợp hệ thống CMC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p hệ thống. CSI trở thành nhà tích hợp hệ thống (SI) của Cisco. Với các nỗ lực phát triển về thị trường, về nhân lực và về trình độ kỹ thuật CMC đã được Cisco chỉ định làm nhà tích hợp hệ thống đầu tiên của Cisco tại Việt Nam. CSI trở thành nhà tích hợp hệ thống của Compaq. Thành lập trung tâm CSI. Qua nhiều năm phát triển, năm 1999 đánh dấu sự trưởng thành của công ty, thành lập trung tâm tích hợp hệ thống - CSI mở ra một hướng đi quan trọng về thị trường và lĩnh vực dịch vụ. Đây là sự thể hiện quyết tâm của công ty trong việc phát triển lĩnh vực tích hợp hệ thống. Năm 1998 Trở thành đại lý tích hợp hệ thống của HP. Với các thành công trong dự án cung cấp thiết bị và thiết lập hệ thống mạng cho Tổng cục Đầu tư và Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, CMC chính thức trở thành đại lý tích hợp hệ thống của HP. * Bộ máy tổ chức của Công ty: TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TGĐ (1) PHÓ TGĐ (2) TTKD 1 TTKD 2 TTKD 3 TTKD 4 TTKD 5 TTKD 6 TTKD 7 TTKD 8 QLCL NS KT HC MARKKKK DVKH TTGP Nguồn: Phòng nhân sự Công ty Đây là kiểu mô hình tổ chức liên hợp (trực tuyến - chức năng) được áp dụng rộng rãi. Theo cơ cấu tổ chức này người lãnh đạo doanh nghiệp được sự giúp sức của những người lãnh đạo chức năng để chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quyết định. Người lãnh đạo doanh nghiệp vẫn chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và toàn quyền quyết định trong phạm vi doanh nghiệp. Việc truyền mệnh lệnh vẫn theo trực tuyến quy định, những người lãnh đạo ở các bộ phận chức năng không ra lệnh trực tiếp cho những người thừa hành ở các đợn vị cấp dưới. Người lãnh đạo sử dụng các bộ phận tham mưu để giải quyết thường xuyên mối quan hệ giữa các bộ phận trực tuyến với bộ phận chức năng.Cách tổ chức này tạo điều kiện cho người lãnh đạo sử dụng được tài năng chuyên môn của một số chuyên gia, có thể tiếp cận thường xuyên với họ, mà không cần một cơ cấu tổ chức phức tạp. * Ban lãnh đạo Công ty: Tổng giám đốc: Là người chịu trách nhiệm cao nhất về các mặt sản xuất kinh doanh của Công ty, chỉ đạo toàn bộ Công ty theo chế độ thủ trưởng và đại diện cho mọi trách nhiệm quyền lợi của Công ty trước pháp luật và các cơ quan hữu quan. Phó tổng giám đốc: Là những người giúp việc cho giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các công việc mà mình đảm nhiệm. * Các phòng chức năng của Công ty: Các phòng ban chức năng của Công ty do Giám đốc quyết định theo Điều lệ của Công ty, đảm bảo tinh giảm và hoạt động có hiệu quả hiện nay Công ty có các phòng ban như sau: Phòng Tổ chức nhân sự: Trong quá trình hoạt động phòng có nhiệm vụ chính là tuyển lựa các lao động có đầy đủ năng lực và trình độ vào những nơi còn thiếu tổ chức sắp xếp và thực hiện chế độ đối với cán bộ công nhân viên trong Công ty và giúp Giám đốc nghiên cứu và xây dựng bộ máy phù hợp, xây dựng quy chế nội quy, quy định của sản xuất. Phòng Tài chính kế toán: Giúp Giám đốc tổ chức hạch toán kinh doanh, cụ thể như nắm giữ sổ sách, ghi lại các nghiệp vụ chi tiêu của Công ty và lập bảng tổng kết, nắm giữ và quản lý vốn, có trách nhiệm giao vốn và hạch toán các hoạt động xuất nhập khẩu. Một điều cần lưư ý là phòng Tài chính kế toán có nhiệm vụ hạch toán đúng giá thành sản phẩm, thực hiện đúng chế độ mở sổ ghi chép ban đầu. 2.1.2 Cơ cấu trình độ của nhân sự. Bảng 1: Cơ cấu nhân sự của Công ty trong 3 năm (năm 2007 đến năm 2009) Đơn vị: Người STT STT Trình độ học vấn 01/01/2007 01/01/ 2008 01/01/ 2009 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Cao Đẳng 15 14.7 19 12.5 22 11.4 2 Đại Học 79 77.5 120 78.95 148 76.68 3 PTTH 1 0.96 3 1.97 6 3.11 4 Trên ĐH 6 5.88 7 4.6 7 3.63 5 Trình độ khác 1 0.96 1 0.66 4 2.07 6 Trung Cấp 2 1.32 6 3.11 7 Tổng 102 100 152 100 193 100 Nguồn: Phòng quản trị nhân lực của Công ty. Nhận xét: - Quy mô số lượng lao động tăng lên nhanh hàng năm từ 102 người (2007) lên 152 người (2008) lên 193 ngưòi (2008). Số lượng lao động năm 2008 tăng thêm 49% ((152-102):102)so năm 2007, năm 2009 tăng thêm 27% ((193-152):152). Lao động trình độ cao ngày càng tăng: Lao động Đại Học từ 79 người năm 2007 lên 120 người năm 2008 lên 148 người năm 2009, lao động Cao Đẳng tăng từ 15 người năm 2007 lên 19 người năm 2008 lên 22 người năm 2009. Tỷ lệ lao động các năm thì lao động Đại Học chiếm tỷ trọng cao nhất: 77,5% (năm 2007), 78,95% (năm 2008), 76,68% (năm 2009). Sau đó đến lao động Cao Đẳng chiếm 14,7% (năm 2007), 12,5% (năm 2008), 11,4% (năm 2009). Sau đó đến lao động trình độ trên Đại Học. 2.1.3 Kết quả hoạt động của Công ty. Công ty CSI hiện là một trong hai doanh nghiệp lớn và có uy tín nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực Tích hợp hệ thống và cung cấp các giải pháp CNTT. CSI luôn duy trì tốc độ tăng trưởng trên 30% năm trong khi tốc độ phát triển trung bình của thị trường là 25%, luôn giữ vị trí số 1 về cung cấp thiết bị, giải pháp và tích hợp hệ thống CNTT trong các thị trường trọng điểm có mức đầu tư và ứng dụng CNTT lớn nhất Việt Nam là Tài Chính, Bảo Hiểm, Chứng Khoán, Chính phủ và Giáo Dục. Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của CSI trong 3 năm (2006 - 2008): Đơn vị:vnđ Ctiêu Năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 DT 4.648.608.618 255.373.262.919 434.134.546.900 Chi phí 4.624.743.757 223.339.498.803 395.245.658.010 LNTT 23.864.861 32.033.314.116 38.888.888.890 LNST 17.182.700 23.063.986.164 28.000.000.000 Nguồn: Phòng kế toán của CSI Qua bảng trên ta thấy: - Doanh thu hàng năm tăng rất nhanh: Năm 2007 cao hơn năm 2006 là 250.724.654.301 vnđ (255.373.262.919 - 4.648.608.618), Năm 2008 cao hơn năm 2007 là 178.761.283.981 vnđ (434.134.546.900 - 255.373.262.919) - Năm 2007 doanh thu tăng thêm 5394 % so với năm 2006, năm 2008 doanh thu tăng thêm 70 % so với năm 2007. - Lợi nhuận sau thuế tăng nhanh hàng năm: Năm 2007 cao hơn năm 2006 là 23.046.803.464 vnđ (23.063.986.164 – 17.182.700 ),năm 2008 cao hơn năm 2007 là 4.936.013.840 vnđ (28.000.000.000 – 23.063.986.164 ). - Năm 2007 Lợi nhuận sau thuế tăng thêm 134128 % so với năm 2006, năm 2008 lợi nhuận sau thuế tăng thêm 21,4% so với năm 2007 Đây là những con số rất đáng tin cậy cho điểm báo hoạt động kinh doanh lớn mạnh cho những năm tới. 2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty 2.2.1 Thực hiện quy trình nhập khẩu Thực hiện hợp đồng nhập khẩu là thực hiện một chuỗi các công việc kế tiếp được đan kết chặt chẽ với nhau. Thực hiện tốt một công việc làm cơ sở để thực hiện các công việc tiếp theo và thực hiện cả hợp đồng. Như vậy tổ chức thực hiện hợp đồng là trên cơ sở tổ chức tốt từng mắt xích công việc của một hợp đồng, theo một trình tự kế tiếp nhau. Và việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty CSI được thực hiện thông qua quy trình ở biểu sau: Mở L/C Đôn đốc bên bán giao hàng Mua bảo hiểm cho hàng hoá Làm thủ tục thanh toán Làm thủ tục hải quan Nhận hàng Kiểm tra giám định hàng nhập khẩu Khiếu nại và tiến hành giải quyết khiếu nại Xin giấy phép nhập khẩu 1 Xin giấy phép nhập khẩu. Công ty có hai loại giấy phép nhập khẩu là: Tự động và không tự động. Trước hết xin giấy phép nhập khẩu tự động theo quyết định số 24/2008/QĐ-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2007, về việc áp dụng giấy phép nhập khẩu tự động đối một số mặt hàng mà Công ty nhập khẩu có quy định như sau: + Giấy phép nhập khẩu tự động được cấp dưới hình thức xác nhận đăng ký nhập khẩu của thương nhân cho mỗi lô hàng. Vụ Trưởng, Phó Vụ Trưởng, Vụ Xuất Nhập Khẩu chịu trách nhiệm xác nhận việc đăng ký này. + Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu tự động bao gôm: Đơn đăng ký nhập khẩu tự động Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân đối thương nhân lần đầu đăng ký nhập khẩu) Hợp đồng nhập khẩu: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân). L/C hoặc chứng từ thanh toán hoặc xác nhận thanh toán của ngân hàng: 01 bản sao (có đóng dấu sao y chính của ngân hàng). Vận đơn hoặc chứng từ vận tải của lô hàng: 01 bản sao (có sao y bản chính của thương nhân). Tờ khai hải quan có xác nhận thực nhập của lô hàng (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân). Trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, sẽ được cấp giấy phép nhập khẩu tự động. Giấy phép không tự động, thường được dùng để quản lý các hạn chế số lượng, phải được cấp trong khoảng thời gian tối đa là 30 ngày kể từ khi nhận được đơn xin cấp giấy phép theo nguyên tắc ''đến trước - cấp trước'', và 60 ngày nếu tất cả các đơn xin cấp giấy phép được xem xét cùng một lúc. Mở thư tín dụng (L/C): Hầu hết các hợp đồng nhập khẩu nói chung và hợp đồng nhập khẩu máy móc thiết bị nói riêng của Công ty trong thời gian qua đều quy định thanh toán tiền hàng bằng L/C. Để có được thư tín dụng, Công ty căn cứ vào các điều của hợp đồng nhập khẩu để đến ngân hàng làm đơn xin mở L/C (Theo mẫu in sẵn của từng ngân hàng). Các ngân hàng mà Công ty thường mở L/C đó là: VIETINBANK, Thanhxuan Branch; Ngân hàng công thương Đống Đa... Nội dung của L/C mở luôn thống nhất với điều khoản của hợp đồng như: Số lượng, giá cả, quy cách, chất lượng, thời hạn giao hàng, thời hạn thanh toán... Do đó, công ty thường lấy hợp đồng làm căn cứ đưa ra quyết định đối với từng điều kiện trong L/C. Quá trình tiến hành nghiệp vụ của công ty. Sau khi nhận được hợp đồng đã ký, cán bộ phòng phân phối dự án căn cứ vào các điều kiện quy định trong hợp đồng tiến hành soạn thảo đơn xin mở L/C theo mẫu của ngân hàng. Trưởng phòng tiến hành kiểm tra, xem xét. Nếu đơn xin mở L/C đạt, phòng chuyển bộ hồ sơ gồm: Hợp đồng đã được phê duyệt, phương án kinh doanh, đơn xin mở L/C cho phòng kế toán (TC-KT). Đồng thời phòng chuyển 01 bản copy hợp đồng cho phòng vật tư kỹ thuật để phòng này lên kế hoạch mua đồ nội hoá. Khi nhận được bộ hồ sơ từ phòng chuyển tới, trưởng phòng TC-KT tiến hành xem xét. Nếu đạt thì phòng TC-KT trình Giám Đốc duyệt đơn xin mở L/C. Sau khi nhận được bộ hồ sơ xin mở L/C đã phê duyệt, cán bộ phòng TC-KT tiến hành làm thủ tục L/C tại ngân hàng và nhận từ ngân hàng bản L/C gốc sau đó sao và chuyển cho phòng 01 bản L/C. Trường hợp trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà cung ứng có yêu cầu sửa đổi các điều khoản của L/C. Trưởng phòng tiến hành xem xét, nếu chấp nhận việc sửa đổi thì cán bộ phòng soạn đơn xin mở L/C theo mẫu của ngân hàng, rồi trình trưởng phòng xem xét nếu đạt thì chuyển cho phòng TC-KT xét duyệt. Sau đó cán bộ phòng TC-KT tiến hành làm thủ tục xin mở L/C tại ngân hàng. Ngoài đơn xin mở L/C cùng với các chứng từ khác như bản sao hợp đồng nhập khẩu, giấy cam kết thanh toán của Công ty chuyển đến ngân hàng mở L/C cùng với hai uỷ nhiệm chi: Một uỷ nhiệm chi để ký quỹ theo quy định về việc mở L/C cà một uỷ nhiệm chi để trả thủ tục phí cho ngân hàng về việc mở L/C. Thông thường phí để trả cho ngân hàng về việc mở L/C là 0.35% giá trị của hợp đồng, còn phần ký quỹ khoảng 20%-30% giá trị của hợp đồng trong trường hợp công ty là bạn hàng tin cậy của ngân hàng. Trong trường hợp Công ty và ngân hàng lần đầu tiên giao dịch với nhau hoặc chưa có đủ độ tin cậy nhất định thì Công ty phải ký quỹ 100% giá trị của hợp đồng. Hầu hết các hợp đồng nhập khẩu của công ty CSI đều mở L/C at sight (trả ngay) và không huỷ ngang. Tuy nhiên việc mở L/C như thế nào là hoàn toàn phụ thuộc vào sự thoả thuận giữa công ty và bên đối tác nước ngoài khi đàm phán ký kết hợp đồng. Sau khi L/C được bên đối tác nước ngoài chấp nhận và tiến hành giao hàng, đồng thời Công ty sẽ nhận được bộ chứng từ hàng hoá từ người bán (Người xuất khẩu) hoặc ngân hàng mở L/C. Có thể có các trường hợp sau xảy ra: Hoặc bộ chứng từ về trước hàng về sau; hoặc bộ chứng từ và hàng cùng về, Hoặc bộ chứng từ về sau, hàng về trước. Và bộ chứng từ hàng hoá này chính là cơ sở để công ty tiến hành các bước tiếp theo như làm thủ tục hải quan, nhận hàng... 3. Đôn đốc bên bán giao hàng: Trong qúa trình thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế việc đôn đốc bên bán giao hàng luôn là một bước trong quá trình hợp đồng đối với bất kỳ bên mua nào, thường Công ty thường sử dụng Fax, Telex để xem bên đối tác đã chuẩn bị nguồn hàng tới đâu, thời gian giao hàng có đúng với hợp đồng không... Đồng thời hỏi người bán những thông tin và các chứng từ sau: Lịch trình của phương tiện chở hàng của bên đối tác. Vận đơn chở hàng. Chứng chỉ chất lượng của cơ quan giám định. 4. Mua bảo hiểm hàng hoá: Hiện nay, chuyên chở bằng đường biển chiếm tỷ trọng khá lớn trong thương mại quốc tế. Mà đây là một lĩnh vực luôn có quá nhiều rủi ro tiềm ẩn vượt quá khả năng kiểm soát của con người và tổn thất rủi ro từ biển cả thường lại rất lớn.Vì thế bảo hiểm hàng hoá đường biển là loại bảo hiểm phổ biến nhất trong ngoại thương. Đối với Công ty CSI thì điều kiện giao hàng trong hợp đồng nhập khẩu phần lớn là các điều kiện sau: EXW, FCA, CIF. Với điều kiện CIF, trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hoá là thuộc về bên đối tác nước ngoài (Bên bán). Tuy nhiên, trong trường hợp mà rủi ro hay tổn thất xảy ra đối với hàng hoá là lớn (Ví dụ: Vận chuyển hàng hoá trong những tháng có bão, có thiên tai xảy ra thường xuyên...) thì công ty phải mua thêm bảo hiểm cho hàng hoá. Nếu mua bảo hiểm Công ty thường xuyên mua của công ty bảo hiểm Bảo Việt-Việt Nam và thời gian là kể từ khi bên bán xếp hàng lên tàu hoặc ngay sau khi mở L/C. Khi muốn mua bảo hiểm, Công ty sẽ cử người đến gặp các khai thác viên của công ty Bảo Việt. Các khai thác viên này sẽ hướng dẫn cán bộ của công ty làm giấy yêu cầu bảo hiểm (Giấy in sẵn của Bảo Việt) và chuẩn bị hợp đồng để công ty ký với Bảo Việt. Thủ tục bảo hiểm gồm có: Giấy yêu cầu bảo hiểm và các chứng từ kèm theo như: Vận đơn, hoá đơn, phiếu đóng gói, L/C... Sau đó công ty bảo hiểm sẽ cấp cho công ty một đơn bảo hiểm dựa vào giấy yêu cầu bảo hiểm mà công ty đã đệ trình. Đơn xin bảo hiểm gồm các nội dung sau: Tên, địa chỉ của người bảo hiểm và người được bảo hiểm. Tên hàng, số lượng, trọng lượng, số vận đơn, quy cách đóng gói, bao bì ký mã hiệu. Tên hãng tàu, tên tàu vận chuyển, ngày khởi hành, cách sắp xếp hàng lên tàu (Trên boong, dưới hầm, hàng dời...). Cảng đi, cảng đến, cảng chuyển tải. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm. Điều kiện bảo hành (Ghi rõ quy tắc nào, của nước nào). Tỷ lệ phí bảo hiểm, phí bảo hiểm. Địa chỉ và người giám định tổn thất để người nhập khẩu có thể mời giám định khi cần. Nơi trả tiền bồi thường, số bản chính đơn bảo hiểm được phát hành. Chữ ký của bên bảo hiểm hoặc đại lý. Tất cả những nội dung trên đều nằm ở mặt trước của đơn bảo hiểm, còn mặt sau in sẵn những quy tắc, thể lệ bảo hiểm của công ty bảo hiểm. Nó thường quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của người bảo hiểm và người được bảo hiểm, các cách xử lý và những chứng từ cần thiết khi xảy ra mất mát, hư hỏng hàng hoá được bảo hiểm. Làm thủ tục thanh toán: Thanh toán là một nội dung rất quan trọng trong thương mại quốc tế, chất lượng của công việc này có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh. Đối với nhà nhập khẩu thì thanh toán tiền hàng sẽ đảm bảo chắc chắn nhận được hàng theo đúng yêu cầu trong hợp đồng đã thoả thuận. Trong thanh toán quốc tế có nhiều phương thức thanh toán khác nhau: Phương thức thanh toán nhờ thu, phương thức thanh toán chuyển tiền, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ... Trong số các phương thức thanh toán trên, Công ty CSI thường sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C trả ngay và không huỷ ngang (Irrevocable-at sight letter of Credit). Khi người bán thông báo giao hàng, đồng thời thông báo đã gửi bộ chứng từ cho ngân hàng mở L/C. Công ty xem xét lại các bộ chứng từ này đã hợp với hình thức và nội dung của hợp đồng như L/C chưa. Bộ chứng từ thông thường gồm có: Hoá đơn thương mại, vận đơn gốc, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận phẩm chất, sơ đồ xếp hàng... Sau khi bộ chứng từ này đã được công ty và ngân hàng mở L/C xem xét, kiểm tra thấy phù hợp với L/C thì công ty sẽ chấp nhận thanh toán và làm thủ tục trả tiền cho ngân hàng. 6. Làm thủ tục hải quan: Thủ tục hải quan là một công cụ để quản lý các hoạt động buôn bán theo pháp luật của Nhà nước để ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại. Bởi vậy, sau khi thực hiện các bước nêu trên, để chuẩn bị cho việc nhận hàng, Công ty tiến hành mở tờ khai hải quan để thực hiện thủ tục hải quan khi hàng hoá về đến cảng. Công ty sử dụng mẫu tờ khai hải quan hàng nhập khẩu năm 2002 màu xanh nhạt có Giám Đốc ký và đóng dấu để làm thủ tục thông quan hàng hoá. Trong tờ khai hải quan công ty tự khai đầy đủ, chính xác các chi tiết về hàng hoá mà công ty nhập khẩu để cơ quan hải quan kiểm tra các thủ tục giấy tờ. Nội dung của tờ khai hải quan bao gồm những mục như: Loại hàng, tên hàng, số lượng, khối lượng, giá trị hàng, tên công cụ vận tải, xuất xứ... (Tất cả gồm có 28 mục phải khai). Cùng với tờ khai hải quan đại diện của CSI phải xuất trình cho cơ quan hải quan một số chứng từ khác như: 02 bản chính tờ khai hàng nhập khẩu. 01 bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 01 bản sao giấy chứng nhận đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty. 01 bản sao hợp đồng nhập khẩu (hoặc hợp đồng mua bán). 01 bản chính và 02 bản sao hoá đơn thương mại. 01 bản sao vận tải đơn. 01 bản chính và 02 bản sao phiếu đóng gói. Danh mục các chi tiết tính theo tỷ lệ nội địa hoá của công ty trong đó có ghi tỷ lệ nội địa hoá mà công ty có được. 01 bản chính giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O). Giấy giới thiệu của công ty. Giấy phép nhập khẩu, cấp hạn ngạch. 01 bản chính chứng chỉ chất lượng do cơ quan có thẩm quyền cấp Nhà nước của nước xuất khẩu chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc gia của nước xuất khẩu. Sau khi cơ quan hải quan tiếp nhận và cho đăng ký tờ khai thì họ sẽ tiến hành kiểm tra hàng hoá nhập khẩu của công ty. Hàng hoá được tổ chức sắp xếp một cách trật tự có hệ thống tại nơi xếp hàng. Cơ quan hải quan sẽ kiểm tra trọng lượng, số lượng hàng xem có phù hợp với tờ khai hay không, kiểm tra sự sắp xếp hàng hoá trong Container, kiểm tra trong từng kiện hàng xem có đúng với chủng loại hàng mà công ty đã khai trong tờ khai hay không chứ hải quan không kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu. Những chi phí phát sinh trong quá trình làm thủ tục hải quan như chi phí cho cơ quan hải quan mở, đóng, xếp các kiện hàng , thùng hàng... được công ty thanh toán vào chi mua hàng. Sau khi đã kiểm tra hàng hoá, hải quan sẽ tiến hành tính lại số thuế mà công ty đã tự tính để xem có đúng với lô hàng hay không. Sau tất cả các thủ tục trên, công ty tiến hành nộp đủ thuế gồm thuế nhập khẩu, thuế VAT (Nếu có), cùng các khoản lệ phí thông quan và tiến hành giải phóng hàng khỏi cảng dưới sự giám sát của hải quan. Hoàn thành thủ tục hải quan, cơ quan hải quan sẽ giao lại cho nhân viên của Công ty bộ hồ sơ gồm: Tờ khai hải quan; Thông báo nộp thuế và các khoản lệ phí; Biên lai nộp lệ phí. Trường hợp phát hiện có sai sót không phù hợp với tờ khai hải quan về số lượng, trọng lượng của hàng hoá nhập khẩu, hải quan sẽ yêu cầu đại diện của Công ty phải khai lại tờ khai cho phù hợp với lô hàng nhập khẩu rồi mới được phép thông quan 7. Nhận hàng. Công ty thường nhận hàng theo đường biển và thông thường bộ chứng từ giao hàng do người bán nước ngoài lập sẽ về đến ngân hàng mở L/C vào thời điểm tàu chở hàng cập cảng Việt Nam. Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ giao hàng theo quy định trong L/C và thông báo (Telex, Fax) cho người mở L/C (CSI). Nhận được thông báo của ngân hàng khi có bộ chứng từ nhận hàng của nhà cung ứng chuyển tới thì phòng TC-KT làm thủ tục nhận bộ chứng từ thanh toán từ ngân hàng chuyển về rồi đưa cho phòng 01 bộ. Sau khi nhận được bộ chứng từ nhận hàng từ phòng TC-KT cán bộ nghiệp vụ phòng tiến hành chuẩn bị bộ hồ sơ để làm thủ tục nhận hàng tại cơ quan hải quan, bộ hồ sơ gồm có: Tờ khai hải quan; Các giấy phép liên quan đến việc nhập khẩu của trung tâm (Nếu có); Bộ chứng từ nhận hàng gồm: Hoá đơn (Invoice); Danh sách đóng gói (Packing list); Chứng nhận xuất xứ (C/O); Chứng nhận chất lượng (C/Q); Bill of lading (B/L) bản gốc có ký hậu; Giấy giới thiệu nhận hàng; Bộ hồ sơ pháp nhân của Công ty. Đồng thời Công ty sẽ phải ký một hợp đồng uỷ thác cho cơ quan ga cảng về việc giao nhận hàng hóa. Nhưng trước khi tàu đến, đại lý tàu sẽ gửi cho Công ty thông báo hàng đến cảng. Sau khi nhận được thông báo này thì công ty đến đại lý trình vận đơn để được đại lý cấp cho lệnh giao hàng (D/O). Sau đó công ty cử người đem lệnh giao hàng làm thủ tục hải quan rồi đem bộ chứng từ nhận hàng trong đó có lệnh giao hàng đến cảng để nhận hàng. Khi nhận hàng công ty sẽ cử cán bộ đến cảng hoặc hãng tàu để đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ, lấy biên lai, xác nhận D/O sau đó dem D/O đến bộ phận kho để làm phiếu xuất kho. Công ty tiến hành nhận hàng gồm: Nhận về số lượng, chất lượng, bao bì, ký mã hiệu của hàng hoá so với yêu cầu đã thoả thuận trong hợp đồng. Công ty phải kiểm tra giám sát việc giao nhận, phát hiện các sai phạm và giải quyết các tình huống phát sinh. 8. Kiểm tra hàng hoá: Sở dĩ có bước kiểm tra và giám định này là do hàng hoá sau một chặng đường dài vận chuyển có thể sẽ có những hư hỏng nhất định hoặc có thể bên đối tác nước ngoài giao sai hoặc nhầm hàng, thiếu số lượng, sai quy cách, phẩm chất... Vì vậy trong quá trình nhận hàng, công ty sẽ cử cán bộ nghiệp vụ xuống cảng cùng với cơ quan giám định (Thường là VINACONTROL) đến để giám định hàng hoá nhằm hạn chế rủi ro và thiệt hại về sau. Vì hàng hoá mà công ty nhập khẩu là bộ máy móc mới 100% và có giấy chứng nhận chất lượng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của quốc gia nước xuất khẩu cấp. Bởi vậy lô hàng đó có độ đồng đều về chất lượng cao do đó Công ty chỉ yêu cầu cơ quan giám định kiểm tra đại diện và thường yêu cầu kiểm tra đại diện 5% lô hàng. Sau quá trình kiểm tra và giám định hàng hoá thì cơ quan giám định sẽ cấp cho công ty giấy chứng nhận kiểm nghiệm. Nếu có thiệt hại thì công ty bảo hiểm sẽ xác định mức độ thiệt hại. Sau khi nhận hàng xong, các bên ký vào biên bản tổng kết giao nhận hàng hoá. 9. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại: Khiếu nại là một bên yêu cầu bên kia giải quyết những tổn thất hoặc thiệt hại mà bên kia đã gây ra hoặc về những vi phạm đã được cam kết giữa hai bên. Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu có phát sinh khiếu nại thì công ty thường căn cứ vào sự khác nhau của nguyên nhân gây ra tổn thất để giải quyết đòi đối tượng bồi thường Đối tượng khiếu nại là người bán: Khi số lượng bốc xếp không đủ, hàng có số lượng hoặc chất lượng không phù hợp với hợp đồng, có bao bì không đúng tiêu chuẩn dẫn đến hàng hoá bị tổn thất, thời hạn giao hàng bị vi phạm, hàng không đồng bộ... Đối tượng khiếu nại là người vận tải: Khi số lượng hàng là ít hơn trong vận đơn, hàng bị tổn thất trong quá trình chuyên chở hoặc tổn thất do lỗi của người vận tải gây ra. Tuy nhiên công ty vẫn khiếu nại người bán khi đó người bán sẽ khiếu nại người vận tải và người vận tải sẽ phải chịu trách nhiệm. Đối tượng khiếu nại là công ty bảo hiểm: Khi hàng hoá bị tổn thất do thiên tai, tai nạn bất ngờ hoặc do lỗi của người thứ 3 gây nên, khi những rủi ro này đã được bảo hiểm. Kết quả hoạt động kinh doanh hàng nhập khâu của công ty. 2.2.2.1 Mặt hàng kinh doanh của công ty. Hoạt động kinh doanh của công ty khá sôi động và đem lại lợi nhuận khá lớn, góp phần vào công cuộc phát triển công ty.Phạm vi kinh doanh của Công ty mang tinh tổng hợp, kinh doanh tất cả những hàng hoá mà Việt Nam không cấm. Công ty là đối tác cung cấp các sản phẩm tích hợp duy nhất sản phẩm - dịch vụ tích hợp duy nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay, với các dịch vụ đa dạng và phong phú như: từ việc cung cấp các thiết bị CNTT công nghệ cao, tư vấn xây dựng giải pháp tổng thể cho hệ thống thông tin điện tử, cung cấp các dịch vụ đào tạo và chuyển giao công nghệ tiên tiến nhất trên thể giới. Trong thời gian vừa qua Công ty đã nhập khẩu những mặt hàng chủ yếu sau: Bộ chuyển đổi mạng máy tính Máy chủ, máy in, máy tính để bàn, sạc pin, máy tính xách tay, chip, cạc chuyển đổi hiệu HP Máy thanh toán tiền tự động ATM Máy quẹt thẻ mini trong thanh toán tiền tự động Màn hình LCD Chúng chiếm 80% tổng giá trị mặt hàng nhập khẩu của Công ty trong năm 2008. Vì nằm tại các trung tâm buôn bán giao dịch của đất nước nên sự đổi mới về công nghệ của Công ty có nhiều điều kiện thuận lợi nhất. Nhờ sự hiện đại hoá của kỹ thuật công nghệ, sự phát triển nhanh chóng của môi trường công nghệ mà Công ty có thể trang bị hiện đại cho cơ sở vật chất của mình, phục vụ tốt hơn hoạt động kinh doanh. Công ty hoạt động trong môi trường kinh tế hết sức sôi động, môi trường này tác động đến Công ty qua chỉ tiêu vốn, nguồn lao động, các mức giá, các khách hàng, các đối thủ... Do đó việc kinh doanh của Công ty cũng gặp khó khăn như: Sự cạnh tranh, sự biến động của giá...Hơn thế nữa, việc kinh doanh XNK còn phụ thuộc rất nhiều vào thị trường như nhu cầu XNK của khách hàng và bạn hàng trong và ngoài nước. Thị trường nhập khẩu của công ty. Trong hoàn cảnh cạnh tranh mới, chính sách thị trường của Công ty là đa dạng hoá thị trường, mở rộng mạng lưới bạn hàng nhập khẩu, đồng thời thiết lập một hệ thống bạn hàng truyền thống, thân thiết có khả năng cung ứng sản phẩm ngày càng có chất l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21391.doc
Tài liệu liên quan