Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long

Danh mục ký tự viết tắt.

Danh mục sơ đồ, bảng, biểu.

Mở đầu 1

CHƯƠNG 1 :NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ

THANH TOÁN QUỐC TẾ

1.1. Thanh toán quốc tế và vai trò của nó trong nền kinh tế 3

1.1.1. Khái niệm TTQT 3

1.1.2. Vai trò của TTQT 3

1.1.3. Các nguồn luật điều chỉnh quan hệ TTQT 5

1.1.4. Các phương tiện sử dụng trong TTQT 7

1.1.5. Các phương thức TTQT 10

1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT 19

1.2.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động TTQT 19

1.2.2. Các chỉ tiêu định tính 19

1.2.3. Các chỉ tiêu định lượng 21

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động TTQT 22

1.3.1. Nhân tố khách quan 22

1.3.2. Nhân tố chủ quan 23

Tóm tắt chương 1 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NHTMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG

2.1. Khái quát hoạt động của ngân hàng TMCP Kỹ Thương chi nhánh Thăng Long 26

2.1.1. Đôi nét về Techcombank Thăng Long 26

2.1.2. Tình hình hoạt động của Techcombank Thăng Long trong thời gian qua.

 29

2.2. Thực trạng hiệu quả TTQT tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam

chi nhánh Thăng Long 33

2.2.1. Quy đinh về hoạt động TTQT của Techcombank Thăng Long 33

2.2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động TTQT 34

2.2.3. Những tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động TTQT 44

Kết luận chương 2 50

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NHTMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

CHI NHÁNH THĂNG LONG

3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Kỹ thương việt nam chi nhánh Thăng Long 51

3.1.1. Định hướng phát triển chung 51

3.1.2. Định hướng hoạt động TTQT 52

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long 52

3.2.1. Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu, tìm kiếm khách hàng mới, nâng cao thị phần 53

3.2.2. Mở rộng các loại hình TTQT và các sản phẩm kèm theo TTQT 54

3.2.3. Hoàn thiện công nghệ ngân hàng và quy trình TTQT 55

3.2.4. Nâng cao trình độ chuyên môn và tăng cường số lượng cán bộ nhân viên cho bộ phận TTQT 56

3.2.5. Hướng dẫn bổ sung kiến thức cho khách hàng về TTQT và hoạt động Ngoại thương 58

3.2.6. Chú trọng phát triển mạng lưới ngân hàng đại lý và nâng cao uy tín của ngân hàng trên trường quốc tế 59

3.3. Kiến nghị 61

3.3.1. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước 61

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước 63

3.3.3. Kiến nghị đối với NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam 65

3.3.4. Kiến nghị đối với Techcombank Thăng Long 67

3.3.5. Kiến nghị đối với khách hàng 69

Kết luận chương 3 70

Kết luận chung 71

 

doc76 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này là 58,9% thì đến năm 2005 nó đã chiếm đến 62,1%. Tiền gửi của các tổ chức chiếm 13,3%, vốn uỷ thác đầu tư chiếm 19,6% còn lại là tiền vay của các tổ chức tín dụng. Nhìn chung, cơ cấu vốn tăng trưởng qua câc năm là khá ổn định, cơ cấu vốn khá hợp lý. Đây là kết quả khả quan, phù hợp với diễn biến của thị trường. 2.1.2.2. Tình hình dư nợ Tổng doanh số cho vay năm 2005 là 6.299 tỷ tăng 870 tỷ so với năm 2004 Tổng doanh số thu nợ năm 2005 là 5.706 tỷ tăng 989 tỷ so với năm 2004 Tổng dư nợ đến 31/12/2005 là 4.242 tỷ, tăng 593 tỷ so với đầu năm, đạt 100% kế hoạch năm, tốc độ tăng trưởng 16,2%, dư nợ bình quân 1 cán bộ là 4.820 triệu đồng, tăng 581 triệu so với đầu năm Nợ xấu chiếm tỉ trọng 2,9% / tổng dư nợ (kế hoạch trung ương giao là dưới 5%) Năm 2005 khối lượng tín dụng tăng trưởng khá, phù hợp với tốc độ tăng trưởng của toàn hệ thống. 2.1.2.3. Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại Techcombank được xem là một trong số các ngân hàng có hệ thống TTQT hiện đại và quy mô nhất tại Việt Nam với hệ thống thanh toán liên ngân hàng toàn cầu SWIFT, liên tiếp trong 3 năm được The Bank of New York chứng nhận là ngân hàng đạt tỷ lệ chuyển tiền điện tử xuất sắc với tỷ lệ điện chuẩn trên 99 %. Hiện Techcombank có quan hệ đại lý với trên 400 ngân hàng trên thế giới, gần 800 chi nhánh của trên 80 quốc gia. L/C của Techcombank được các ngân hàng toàn cầu như Citibank, HSBC, ING, BHF, Standard Chartered Bank xác nhận. Về doanh số TTQT: Với phương châm “ Chăm lo để bạn thành công” Techcombank đã trở thành một trong năm ngân hàng đầu tiên trên thế giới ký kết các thoả thuận với ngân hàng Phát triển Châu á trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp XNK. Mặc dù còn nhiều khó khăn khi gia nhập với công nghệ vốn đã phát triển từ lâu trên thế giới nhưng với sự nỗ lực học hỏi cộng với sự nhiệt tình của cán bộ công nhân viên, Techcombank đã dần khẳng định được mình trong quá trình hội nhập. Cùng hoà mình vào truyền thống của Techcombank, Techcombank Thăng Long cũng đã chứng tỏ được năng lực và vị trí của mình trong toàn hệ thống, thể hiện ở Doanh số TTQT của chi nhánh liên tục tăng trong những năm qua: Bảng 2.2 Kết quả hoạt động TTQT Đơn vị: 1000 USD Chỉ tiêu 2003 2004 2005 %04/03 %05/04 1. Doanh số thanh toán 10.022,3 36.584,9 45.256,9 365,0% 123,7% - Thanh toán L/C 6.965,7 8.337,6 12.755,8 119,7% 153,0% - Thanh toán nhờ thu 525,2 1.247,3 1.363,2 237,5% 109,3% - Thanh toán chuyển tiền 2.531,4 27.000,0 31.137,9 1.066,0% 115,3% 2. Doanh số Mua bán ngoại tệ 43.484,3 54.412,3 65.883,7 125,1% 121,1% - Mua ngoại tệ 21.468,6 27.239,7 32.684,2 126,9% 119,9% - Bán ngoại tệ 22.015,8 27.173,2 33.199,5 123,4% 122,2% ( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Techcombank Thăng Long các năm 2003, 2004, 2005 ) Công tác tài chính: Tổng doanh thu: 126,388 tỷ tăng 57,381 tỷ so với năm 2004, tốc độ tăng trưởng 84,35%. Tổng chi: 110,3 tỷ, tăng 303 tỷ so với năm 2004, tốc độ tăng trưởng 91%. Thu ngoài tín dụng chiếm 3,6%/ tổng thu nhập ròng. Lãi suất bình quân đầu vào: 0,65%. Lãi suất bình quân đầu ra 1,08%. 2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động TTQT tại NH TMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long. 2.2.1. Qui định về hoạt động TTQT của Techcombank Thăng Long Hoạt động TTQT gồm: Thanh toán hàng XNK, hàng chuyển khẩu và chuyển khẩu tái xuất, chuyển tiền ra nước ngoài, nhận tiền thanh toán từ nước ngoài và nghiệp vụ chiết khấu BCT XK. Hiện nay, hoạt động TTQT của chi nhánh thực hiện theo quyết định số 501/TCB quy định về hoạt động thanh toán qua ngân hàng Techcombank. Theo quy định này, hoạt động TTQT của chi nhánh Thăng Long nói riêng và của toàn hệ thống Techcombank nói chung sẽ phải phù hợp với : - Quy định về thông lệ TTQT do Phòng Thương mại quốc tế ICC ban hành còn hiệu lực. Bao gồm: UCP 500, URC 522, URR 525, ISBP 2002... - Các quy định của luật pháp, chính phủ và NHNN Việt Nam. - Hiệp định, thoả ước quốc tế do Chủ tịch Hội đồng quản trị Techcombank ký kết. Những quy định trên bao gồm các nội dung: - Theo quy định của Techcombank, nghiệp vụ TTQT gồm chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, mở L/C nhập khẩu và các hình thức TTQT khác... - Về chấp hành các quy định của NHNN, Techcombank trong mảng nghiệp vụ chuyển tiền và mua bán ngoại tệ hiện đã và đang thực hiện theo đúng quy định. - Nghiệp vụ chuyển tiền thực hiện theo quy định của NHNN và Techcombank Việc chuyển tiền chủ yếu để thanh toán các hợp đồng ngoại thương. + Nếu chuyển tiền trước khi nhận hàng thì khách hàng phải bổ sung chứng từ. + Nếu chuyển tiền sau khi nhận hàng thì khách hàng phải bổ sung tờ khai hải quan. - Về mua bán ngoại tệ: Techcombank Thăng Long thực hiện đúng quy định về điều kiện hồ sơ cũng như tỷ giá mua bán ngoại tệ. - Techcombank Thăng Long cũng tuân thủ các quy định của NHNN, của Techcombank trong mảng nghiệp vụ TTQT theo hình thức L/C ( XK, NK), các nghiệp vụ TTQT khác. Việc mở L/C thực hiện đầy đủ các quy trình như tỷ lệ ký quỹ, hồ sơ hợp lệ, phương án kinh doanh của khách hàng khả thi.... 2.2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động TTQT 2.2.2.1. Kết quả chung: Đơn vị:1000USD Bảng 2.3 Doanh số thanh toán XNK Năm Thanh toán hàng NK Thanh toán hàng XK Tổng doanh số TTQT Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 2003 7.189,1 71,73% 2.833,2 28,27% 10.022 2004 28.633,8 78,27% 7.951,2 21,73% 36.585 2005 38.225,5 78,79% 7.031,5 21,21% 45.257 ( Nguồn : Kết quả tổng kết hoạt động kinh doanh Techcombank Thăng Long các năm 2003, 2004, 2005) Có thể thấy hoạt động TTQT của chi nhánh trong năm những năm qua là khả quan, mức tăng trưởng khá bền vững. Doanh số thanh toán XK trong năm 2005 đạt 7.031,5 ngàn USD giảm12% doanh số so với năm 2004 và gấp 148% so với năm 2003 Doanh số thanh toán NK năm 2005 là 38.225,5 ngàn USD tăng 33% so với năm 2004 và tăng 431% so với năm 2003. Số đơn vị có quan hệ TTQT với chi nhánh ngày càng tăng qua các năm. Nhìn chung khách hàng có quan hệ TTQT đều đánh giá tốt về dịch vụ TTQT của chi nhánh về cả phong cách phục vụ và chất lượng dịch vụ, tạo niềm tin, uy tín đối với khách hàng. Đây là một động lực mạnh mẽ giúp chi nhánh có thể đạt kết quả cao hơn trong những năm tiếp theo. Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2005 đạt 65.883,69 ngàn USD, tăng 11.470,7 ngàn USD so với năm 2004 tương đương 1,21%. Trong đó lượng ngoại tệ mua vào tăng 19,99%, lượng ngoại tệ bán ra tăng 22,18% so với năm 2004. Chi nhánh đã thực hiện khá tốt quy chế quản lý ngoại hối do đó đã đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ của khách hàng để thanh toán hàng hoá XNK, đặc biệt là trong bối cảnh khan hiếm ngoại tệ năm 2004 và tỷ giá biến động thường xuyên. Trong năm 2005 tỷ giá Đô la Mỹ và Euro luôn biến động thất thường nhưng nhờ có các biện pháp phòng ngừa rủi ro kịp thời nên hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh vẫn có lãi. Kết quả kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.4 Kết quả kinh doanh ngoại tệ Chỉ tiêu 2004 2005 % 05/04 Mua ngoại tệ (ngàn USD) 27.239,72 32.684,22 119,99 % Bán ngoại tệ ( ngàn USD) 27.173,27 33.199,47 122,18% Lãi KD ngoại tệ (triệu VNĐ) 20,00 28,70 143,50% ( Nguồn : Kết quả tổng kết hoạt động kinh doanh Techcombank Thăng Long các năm 2003, 2004, 2005) 2.2.2.2. Kết quả từng phương thức cụ thể Hiện nay, các dịch vụ TTQT được thực hiện chủ yếu ở chi nhánh là : chuyển tiền, nhờ thu và TDCT. Kết quả của từng phương thức cụ thể như sau: a. Thanh toán chuyển tiền Đối với phương thức chuyển tiền, kết quả thu được là rất khả quan với doanh số thanh toán tăng từ 2.531,4 ngàn USD năm 2003 lên 27.000 ngàn USD năm 2004 và đến năm 2005 con số này là 31.137,98 ngàn USD. Tương đương với tỷ lệ gia tăng qua các năm lần lượt là 1.066% và 115,3%. Trong đó: Chuyển tiền đến năm 2005 đạt 3.746.728 USD chiếm 12% trong doanh số thanh toán nhận từ nước ngoài và chiếm 8,28% trong doanh số TTQT. Chuyển tiền đi năm 2005 đạt 27.391.255 USD chiếm 88% trong doanh số thanh toán cho nước ngoài và chiếm 60,52% trong doanh số TTQT nói chung. Bảng 2.5 Doanh số Thanh toán chuyển tiền Đơn vị: 1000 USD Chỉ tiêu 2003 2004 2005 %04/03 %05/04 Chuyển tiền đi 2.021,5 20.600,0 27.391,3 1.090,0 132,97 Chuyển tiền đến 509,9 6.400,0 3.746,7 1.255,0 0,59 Doanh số thanh toán 2.531,4 27.000,0 31.137,9 1.066,0 115,30 ( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Techcombank Thăng Long các năm 2003, 2004, 2005) Nhìn vào bảng trên, ta có thể thấy rõ chuyển tiền là phương thức chiếm tỷ trọng cao trong doanh số hoạt động TTQT, doanh số thanh toán chuyển tiền và tỷ trọng của nó trong doanh số TTQT nói chung ngày càng tăng, trong đó chuyển tiền đi chiếm đến 2/3 tổng doanh số. Điều này hàm ý, lượng tiền thanh toán hàng NK chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu TTQT theo phương thức chuyển tiền tại Techcombank Thăng Long. Tuy phương thức này nhanh chóng, đỡ tốn kém hơn so với các phương thức khác nhưng nó cũng có độ rủi ro rất cao cho các bên tham gia và nó chỉ thực sự an toàn khi các bên mua bán thường xuyên, có uy tín và hoàn toàn tin tưởng lẫn nhau. b. Thanh toán nhờ thu Bảng 2.6 Doanh số Thanh toán nhờ thu Đơn vị: 1000 USD Chỉ tiêu 2003 2004 2005 %04/03 %05/04 Nhờ thu hàng nhập 410,5 954,4 1.023,6 232,5 107,3 Nhờ thu hàng xuất 114,7 292,9 339,6 255,4 115,9 Doanh số thanh toán 525,2 1.247,3 1363,2 237,5 109,3 ( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Techcombank Thăng Long các năm 2003, 2004, 2005) Có thể nói doanh số thanh toán nhờ thu qua các năm đều tăng nhanh. Tuy nhiên xét trong tổng thể các phương thức TTQT thì nó chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn. Lý do là vì đây là phương thức chứa đựng nhiều rủi ro cho các bên tham gia, kể cả ngân hàng nên doanh số thanh toán của phương thức này ít cũng là điều dễ hiểu và phù hợp với quy luật kinh doanh ngân hàng. Cụ thể: Doanh số thanh toán nhờ thu năm 2003 chỉ chiếm 5,24% doanh số TTQT của chi nhánh, năm 2004 con số này là 3,4% và đến năm 2005 nó chỉ còn 3,01%. Trong thanh toán nhờ thu thì hoạt động nhờ thu hàng xuất chiếm tỷ trọng nhỏ chỉ khoảng 21,83% năm 2003, 23,48% năm 2004 và 24,9% năm 2005. Nguyên nhân của tình trạng này cũng là bởi nó thực sự không an toàn cho nhà XK, doanh số thanh toán qua ngân hàng nhỏ và chủ yếu áp dụng với các khách hàng làm ăn với bạn hàng có uy tín, làm ăn lâu năm với nhau. Nhờ thu hàng nhập có sự tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm về cả tỷ trọng và doanh số thanh toán. c. Thanh toán L/C Đơn vị: ngàn USD Bảng 2.7 Doanh số thanh toán L/C Chỉ tiêu 2003 2004 2005 %04/03 %05/04 Thanh toán L/C nhập 4.757,1 7.079,4 9.810,6 148,8 138,5 Thanh toán L/C xuất 2.208,6 1.258,3 2.945,2 0,6 234,1 Tổng doanh số 6.965,7 8.337,6 12.755,8 119,7 153,0 ( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Techcombank Thăng Long các năm 2003, 2004, 2005) Tận dụng được yếu tố công nghệ trong TTQT, vốn là thế mạnh của Techcombank, cùng sự nỗ lực của tập thể, hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT của chi nhánh đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Doanh số thanh toán qua các năm đều tăng. Nếu như năm 2003 đạt 6.965,7 ngàn USD, năm 2004 là 8.337,7 ngàn USD thì năm 2005 là 12.755,8 ngàn USD tương ứng với tỷ lệ tăng là 19,7% và 53%. Trong cơ cấu TTQT thì tỷ trọng của phương thức này có xu hướng giảm và ngày càng ổn định ở mức dưới 30%. Cụ thể năm 2003 tỷ lệ TTQT bằng phương thức TDCT chiếm 69,5%, đến năm 2004 tỷ lệ này là 22,26% và năm 2005 là 28,19% trong tổng doanh số TTQT. Tuy nhiên, nhìn vào cơ cấu, ta thấy rõ sự chênh lệch giữa tỷ lệ thanh toán L/C nhập và L/C xuất. Tỷ trọng L/C nhập luôn ở mức cao và tăng trưởng ổn định, giao động ở mức 70% doanh số thanh toán TDCT nói riêng và nếu xét trong tổng thể TTQT chiếm 47,47% trong năm 2003; 19,35% năm 2004 trong khi đó L/C xuất chỉ chiếm một tỷ trọng rất khiêm tốn và thậm chí năm 2004 còn giảm 43 % so với năm trước. Như vậy, có thể thấy phương thức này trong tổng thể hoạt động TTQT tăng trưởng đều nhưng tỷ trọng cuả nó vẫn còn rất khiêm tốn so với chuyển tiền. Tóm lại, tỷ trọng doanh số của từng phương thức thanh toán trong tổng doanh số TTQT của chi nhánh trong năm 2005 được thể hiện qua biểu đồ Biểu 2.1 Năm % 2.2.2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT bằng các chỉ tiêu định tính a. Đánh giá qua việc góp phần tăng cường và hỗ trợ cho hoạt động tín dụng Cùng với khẩu hiệu “chăm lo để bạn thành công”, chi nhánh Techcombank Thăng Long trong những năm qua đã luôn cố gắng đáp ứng các nhu cầu đa dạng trong thanh toán XNK của khách hàng. Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp kinh doanh, chi nhánh đã cho các doanh nghiệp vay để thực hiện sản xuất, và sau đó thu nợ từ nguồn ngoại tệ quy đổi khi nước bạn thanh toán qua ngân hàng hoặc cho vay dựa trên các hợp đồng ngoại thương đã được ký kết và L/ C đã được thông báo... Với các doanh nghiệp NK, Chi nhánh cũng thực hiện nghiệp vụ cho vay có đảm bảo là các khoản ký quỹ, các tài sản đảm bảo khác... Đối với các đối tượng khách hàng khác nhau thì tỷ lệ ký quỹ là khác nhau, đó cũng là một hình thức cấp tín dụng của ngân hàng với khách hàng của mình. Như vậy hoạt động TTQT cũng đã góp phần vào hiệu quả hoạt động tín dụng chung của cả chi nhánh. Qua các năm thì ngân hàng về cơ bản đã hỗ trợ các doanh nghiệp XNK về uy tín và tài chính ngày một tốt hơn đồng thời thực hiện tốt hoạt động TTQT chính là ngân hàng đã góp phần làm tăng doanh số tín dụng của chi nhánh. b. Đánh giá qua việc hỗ trợ nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu. Như đã đề cập ở trên, khi thực hiện nghiệp vụ tài trợ XNK, ngân hàng có chính sách ưu đãi riêng đối với từng đối tượng khách hàng thể hiện qua các mức ký quỹ khác nhau. Theo đó có 4 mức ký quỹ khác nhau tuỳ vào quan hệ giao dịch và khả năng thanh toán của chi nhánh, năng lực và uy tín kinh doanh của doanh nghiệp, thị trường và khả năng tiêu thụ hàng hoá... ngân hàng hiện áp dụng ký quỹ với L/C trả ngay và doanh nghiệp phải có tài sản đảm bảo đối với L/C trả chậm. Ngân hàng cũng đã đang thực hiện nghiệp vụ chiết khấu miễn truy đòi và có truy đòi đối với BCT hàng xuất. Mức chiết khấu tối đa là 95 % giá trị hối phiếu. Ngoài ra, chi nhánh cũng đã triển khai nghiệp vụ Factoring và Forfaiting nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp XK tránh tình trạng ứ động vốn. Ngân hàng vậy có thể nói, hoạt động TTQT của chi nhánh đã thực hiện khá tốt việc hỗ trợ nghiệp vụ tài trợ XNK. c. Đánh giá qua việc góp phần tao hiệu quả kinh doanh ngoại hối : Hiện nay ngân hàng đã triển khai các nghiệp vụ ngoại hối hiện đại như Spot, Future hàng hoá cho sản phẩm cao su và đậu tương, Option ngoại tệ- VND. Đây là các nghiệp vụ vừa giúp các doanh nghiệp XNK tránh được rủi ro do sự biến động của tỷ giá đồng thời cũng đem lại lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng. Tuy nhiên, do mới đưa vào sử dụng trong một thời gian ngắn nên doanh số của Future và Option vẫn còn khá khiêm tốn. Ngân hàng cũng chỉ thực hiện mua bán ngoại tệ hộ khách hàng khi họ có nhu cầu bởi xác định đây là một nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro, do những biến động tỷ giá thất thường, đặc biệt là của Đô la Mỹ trong thời gian qua. Dù thị trường ngoại hối có những diễn biến phức tạp song chi nhánh vẫn đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng, đưa ra các mức tỷ giá sát với thực tế. Thực tế là hoạt động TTQT, hoạt động kinh doanh ngoại hối của chi nhánh diễn ra khá an toàn, có mức tăng trưởng ổn định và lợi nhuận từ các nghiệp vụ mua bán ngoại hối ngày càng gia tăng. d. Đánh giá thông qua việc tăng trưởng nguồn vốn bằng ngoại tệ Thông qua các hoạt động TTQT, ngân hàng thực hiện việc mua bán ngoại tệ hộ khách hàng và cũng là để đem lại nguồn lợi nhuận kinh doanh cho chính mình. Cụ thể: Nguồn vốn năm 2004 của chi nhánh là 3.924.792 triệu đồng trong đó nguồn vốn bằng ngoại tệ quy đổi là 581.360 triệu đồng, tương đương mức 14,81% trong tổng số nguồn vốn. Sang năm 2005 nguồn vốn ngoại tệ đã tăng 143.988 triệu đồng, đạt mức 725.348 triệu đồng chiếm 15,2% trong cơ cấu nguồn vốn. Có thể nói, sự tăng trưởng của hoạt động TTQT trong thời gian qua đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng nguồn vốn bằng ngoại tệ, từ đó giúp chi nhánh có đủ ngoại tệ đáp ứng các nhu cầu đa dạng và ngày càng lớn của khách hàng. Như vậy, hoạt động TTQT đã đạt chỉ tiêu đề ra về tăng trưởng nguồn vốn bằng ngoại tệ phục vụ các hoạt động kinh doanh của mình. e. Đánh giá thông qua việc hỗ trợ các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng khác. Tốc độ tăng trưởng cao của doanh số hoạt động TTQT đã tạo hiệu quả cao cho chi nhánh trong việc tăng thu dịch vụ cũng như lợi nhuận, tạo thêm một nguồn thu đáng kể cho chi nhánh, tác động tích cực đến các hoạt động nghiệp vụ khác. Tuy nhiên, với thị phần khá khiêm tốn trong doanh thu dịch vụ và tổng doanh thu của chi nhánh, tác động của hoạt động TTQT đối với các nghiệp vụ khác như tín dụng, tài trợ XNK còn chưa lớn. f. Đánh giá thông qua sự phát triển mạng lới ngân hàng đại lý, phát triển mạng lưới quan hệ đối ngoại, củng cố và nâng cao uy tín của ngân hàng Trong quá trình thực hiện hoạt động TTQT, ngân hàng Techcombank Thăng Long đã thiết lập được mạng lưới quan hệ đại lý tương đối rộng trên cơ sở tận dụng được các mối quan hệ đại lý sẵn có của Techcombank Việt Nam. Cùng với việc tiếp cận, tìm hiểu và mở rộng các mối quan hệ đại lý, đến năm 2005, Chi nhánh đã thiết lập mối quan hệ đại lý với trên 400 ngân hàng trong phạm vi 80 quốc gia trên thế giới. Mối quan hệ đại lý này đã tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh trong việc thực hiện thanh toán cho khách hàng, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của chi nhánh và uy tín của Techcombank trên trường quốc tế. Mặc dù vậy, chi nhánh vẫn cần phải không ngừng mở rộng gia tăng các mối quan hệ đại lý của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và theo kịp xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới hiện nay. 2.2.2.4. Đánh giá thông qua các chỉ tiêu định lượng. Bảng 2.8 Kết quả hoạt động TTQT Đơn vị: Triệu VND Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Doanh số % so 2003 Doanh số % so 2004 Doanh thu TTQT 898,0 1.248,0 + 38,9 3.150,0 +152,4 Lợi nhuận TTQT 663,6 968,4 + 45,9 2.677,5 + 176,5 Chi phí TTQT 234,4 279,6 + 19,3 472,5 + 68,9 Tổng doanh thu 35.132,0 68.557,0 + 95,1 126.388,0 + 84,4 Tổng doanh thu dịch vụ 4.803,0 8.264,0 + 72,1 13.489,0 + 63,2 ( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Techcombank Thăng Long các năm 2003, 2004, 2005) Doanh thu TTQT của chi nhánh trong thời gian qua tăng trưởng khá bền vững, đạt chỉ tiêu của toàn hệ thống đề ra. Theo đó, năm 2004 đạt 1.248 triệu VNĐ tăng 350 triệu so với năm 2003, tương đương với tỷ lệ gia tăng là gần 39% . Sang năm 2005 doanh số này đã tăng lên 3.150 triệu VNĐ tương đương với 152,4%. Có thể thấy rõ đây là sự gia tăng đáng kể nhờ sự đầu tư mạnh vào công nghệ và bề dày hoạt động TTQT của thương hiệu Techcombank. Tương tự, lợi nhuận thu từ TTQT cũng có những bước tăng trưởng mạnh mẽ, năm 2004 tăng 45,9% so với năm 2003 và đến năm 2005 con số này là 176,5%. Chi phí cho hoạt động TTQT cũng gia tăng theo các năm. Đây cũng là xu thế tất yếu bởi năm 2005 toàn hệ thống Techcombank đã chuyển đổi thành công phần mềm Corebanking sang phiên bản mới nhất của Temenos là T24R5 cho phép thực hiện 1.000 giao dịch ngân hàng /1 giây, hỗ trợ thực hiện giao dịch qua hệ thống 24/24h. Nhờ đó, khách hàng và nhân viên có thể truy cập vào hệ thống vào mọi thời điểm trong ngày. Sự tăng trưởng từ doanh thu TTQT và lợi nhuận từ nó đã góp phần nâng cao doanh thu dịch vụ và tổng doanh thu của cả chi nhánh. Trên cơ sở các kết quả có được từ bảng trên, ta có thể tính được một số các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hoạt động TTQT tại chi nhánh như sau : Bảng 2.9 Hiệu quả hoạt động TTQT qua một số tiêu thức : Đơn vị: % Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Lnttqt / Dttqt 73,90 77,60 85,00 Cttqt / Dttqt 26,10 22,40 15,00 Lnttqt / Tổng doanh thu thuần 1,88 1,41 2,12 Dttqt / Tổng doanh thu thuần 2,50 1,82 2,49 Dttqt / Doanh thu dịch vụ 18,69 15,10 23,35 ( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Techcombank Thăng Long các năm 2003, 2004, 2005) Từ bảng trên ta thấy chi nhánh có các chỉ tiêu đều tăng nếu xét về số lượng tuyệt đối. Tỷ suất lợi nhuận TTQT năm 2003 là 73,9 % nghĩa là trong 100 đồng doanh thu TTQT thì có 73,9 đồng là lợi nhuận thu được còn ngân hàng phải bỏ ra 26,1 đồng chi phí. Tỷ suất lợi nhuận càng tăng thì ngân hàng càng sử dụng vốn có hiệu quả. Chi phí bỏ ra để có lợi nhuận càng thấp thì càng tốt. Như vậy, nếu nhìn bề ngoài thì ta dễ dàng thấy rằng hoạt động TTQT của Chi nhánh đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, cũng cần phải xét các chỉ tiêu trên trong mối quan hệ biện chứng với các yếu tố khác, đó là thị phần của doanh thu TTQT so với tổng doanh thu và tổng doanh thu dịch vụ. Nhìn vào bảng ta có thể thấy rõ tỷ trọng doanh thu TTQT trong tổng doanh thu của ngân hàng là rất khiêm tốn, năm 2003 chỉ chiếm 2,5%, năm 2005 là 2,12% thậm chí năm 2004 chỉ chiếm 1,41%. Nguyên nhân là năm 2004 có nhiều biến động trên thị trường ngoại hối, ngoại tệ khan hiếm cộng với sự bất ổn về tỷ giá làm cho hoạt động TTQT của toàn hệ thống nói chung và của chi nhánh nói riêng có đôi chút sụt giảm. Tỷ trọng của lợi nhuận TTQT so với tổng doanh thu cũng chịu ảnh hưởng theo chiều hướng tương tự. So với doanh thu dịch vụ thì Doanh thu TTQT chiếm tỷ trọng tương đối ổn định, đạt 18,69% năm 2003 và 23,35 % năm 2005. Như vậy, mặc dù tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận TTQT qua các năm là ổn định và có xu hướng tiếp tục tăng cao nhưng đóng góp của TTQT vào doanh thu dịch vụ và tổng doanh thu còn rất hạn chế. Đặc biệt, Techcombank lại là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu về chất lượng dịch vụ TTQT thì chi nhánh cần phải xem xét lại quy mô hoạt động TTQT để có những sự quan tâm, điều chỉnh cần thiết để hoạt động này có hiệu quả cao hơn, xứng đáng với tầm vóc là một chi nhánh lớn, giàu kinh nghiệm và có ảnh hưởng lớn đến toàn hệ thống Techcombank và cũng là góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh nói riêng. 2.2.3. Những tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động TTQT 2.2.3.1. Tồn tại Qua phân tích trên có thể thấy hoạt động TTQT của chi nhánh còn bộc lộ một số hạn chế, đó là: Thứ nhất là: về cơ cấu hoạt động TTQT Cơ cấu hoạt động TTQT còn nhiều bất hợp lý. Về hàng hoá, doanh số hàng NK là chủ yếu, hàng XK chiếm tỷ trọng quá nhỏ dẫn đến tình trạng nguồn ngoại tệ phục vụ khách hàng XNK nhiều khi mất cân đối. Nếu ngân hàng không thu hút được vốn ngoại tệ từ hợp đồng XK hàng hoá trong khi phải cần một lượng lớn ngoại tệ để thực hiện hợp đồng NK thì sự mất cân đối này sẽ ảnh hưởng tới hoạt động tài trợ XNK và giao dịch ngoại tệ của ngân hàng. Về các phương thức TTQT thì phương thức chuyển tiền chiếm tỷ trọng cao thường hơn 80%, mà đây lại là phương thức rủi ro khá cao cho các doanh nghiệp XNK, một khi các doanh nghiệp bị rủi ro thì ngân hàng cùng ít nhiều bị ảnh hưởng. Thứ hai là: về danh mục các sản phẩm hỗ trợ hoạt động TTQT Bên cạnh các sản phẩm truyền thống chi nhánh cũng thực hiện các sẩn phẩm hiện đại của toàn hệ thống Techcombank như Quyền chọn- ngoại tệ, Hợp đồng tương lai cà phê, cao su, bao thanh toán... Tuy vậy doanh số các dịch vụ này được thực hiện ở chi nhánh là khá khiêm tốn. Thứ ba là: về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động TTQT Có thể nói Techcombank vẫn luôn lấy yếu tố công nghệ là điểm nhấn trong mọi hoạt động, các quy trình, thủ tục thực hiện nhanh gọn, hiệu quả. Bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế cản trở hoạt động TTQT. Đó là sự chậm trễ trong việc truyền và xử lý dữ liệu, cả chi nhánh hiện chỉ có một máy Fax, hai máy in còn hệ thống máy tính dù được nối mạng trực tiếp với toàn hệ thống nhưng các nhân viên chưa thực sự khai thác hết hiệu quả, tốc độ xử lý các thông tin còn chậm. Hơn nữa toàn hệ thống mới chỉ có một trang Web, do hạn chế về thông tin nên khó có thể giúp các khách hàng nắm bắt được các tiện ích sản phẩm dịch vụ do Techcombank đem lại và phong cách phục vụ của đội ngũ nhân viên. Như vậy thì hiệu quả trong việc quảng bá hình ảnh, cung cấp thông tin về chi nhánh là chưa cao. Thứ tư là: về đội ngũ cán bộ tác nghiệp ( chuyên viên TTQT) Hiện tại, chi nhánh vẫn chưa có phòng TTQT riêng mà TTQT là một bộ phận thuộc Phòng Dịch vụ Khách hàng Doanh nghiệp, cũng chỉ có hai chuyên viên đảm trách các hoạt động TTQT và ngoại hối. Nếu vì lý do nào đó một nhân viên phải nghỉ thì một nhân viên khác sẽ được điều chuyển để thực hiện nghiệp vụ TTQT thay nhân viên nghỉ làm hoặc công việc sẽ phải tạm dừng do không có người thay thế. Đây cũng là một bất cập bởi nó gây ra sự trì trệ trong hoạt động TTQT, dẫn đến hiện tượng công việc có thể bị dồn đống. Hơn nữa do sự hạn chế về ngoại ngữ và thông tin nên trong quá trình thực hiện nghiệp vụ còn gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian, làm giảm hiệu quả hoạt động TTQT nói riêng và hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung. 2.2.3.2. Nguyên nhân Nhìn chung hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những năm qua là tăng trưởng tốt, nhưng nếu xét riêng hoạt động TTQT, sự tăng trưởng ấy còn khá khiêm tốn so với khả năng và vị thế của Techcombank. Có hiện tượng đó là do các nguyên nhân sau: a. Nguyên nhân chủ quan: - Do quy mô hoạt động: Quy mô hoạt động kinh doanh của chi nhánh nói chung và hoạt đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0222.doc
Tài liệu liên quan