Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Đồng Nai

Ngân hàng Đầu TưVà Phát Triển cũng đã triển khai áp dụng mô hình tín

dụng mới được thiết lập trên nguyên tắc tách biệt 3 chức năng trong bộphận tín

dụng là: bộphận Quan hệkhách hàng, bộphận Quản lý rủi ro và bộphận Quản trị

tín dụng. Trong đó quy định vềchức năng, nhiệm vụcủa các phòng nghiệp vụtín

dụng của Chi nhánh BIDV nhưsau:

Bộphận quan hệkhách hàng: có chức năng là phát triển kinh doanh, củng cố

và mởrộng quan hệcó hiệu quả đối với các khách hàng là doanh nghiệp trên địa bàn

thuộc quyền quản lý hiện tại của Chi nhánh. Nhiệm vụcủa phòng ban này là xác

định nhóm khách hàng mục tiêu, lập kếhoạch, quản lý và phát triển khách hàng, tư

vấn cho khách hàng, tham gia xây dựng chính sách tín dụng và chính sách khách

hàng.

Bộphận quản lý rủi ro: có chức năng rà soát và quản lý rủi ro trong hoạt động

tín dụng xuống mức có thểchấp nhận được. Nhiệm vụcủa phòng này là xây dựng

chiến lược quản lý rủi ro, trực tiếp tham gia thực hiện quy trình thẩm định và phê

duyệt tín dụng, giám sát quá trình thực hiện, hỗtrợphát hiện và kiểm soát các dấu

hiệu rủi ro.

Bộphận quản trịtín dụng: có chức năng thực hiện các nghiệp vụtín dụng liên

quan đến dữliệu trên hệthống và đảm bảo dữliệu trên hệthống khớp đúng với dữ

liệu trên hồsơ. Nhiệm vụcủa bộphận là kiểm soát tuân thủ, nhập dữliệu, nhận và

lưu giữhồsơ, tham gia vào quá trình thu nợvà thu lãi.

* Những ưu điểm của mô hình tín dụng mới này mang lại ý nghĩa rất lớn trong

việc nâng cao hiệu quảquản trịrủi ro tín dụng. Bởi đã thực hiện sựtách bạch trong

phân định trách nhiệm giữa các bộphận giúp cho các quyết định cấp tín dụng mang

tính khách quan hơn, đảm bảo tính công bằng trong đánh giá chất lượng công việc.

Cũng nhưnhờsựchuyên môn hóa sâu hơn theo chức năng mà việc thực hiện phân

tích tín dụng sâu sắc và chính xác hơn, giúp nhận dạng các rủi ro tiềm năng và có

các biện pháp phòng ngừa nhanh chóng, hiệu quảvà kịp thời. Thêm vào đó, chính

sựgiám sát của bộphận quản lý rủi ro đối với bộphận quan hệkhách hàng trong

quá trình thực hiện các quyết định cấp tín dụng đã tạo nên cơchếkiểm tra và giám

sát liên tục, song song trong quá trình cấp tín dụng, phát hiện và giảm thiểu được

những rủi ro sau khi cấp tín dụng.[16]

pdf63 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2452 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai: 2.2.1 Lịch sử hình thành: 26 Chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Đồng Nai được thành lập theo Quyết định số 105NH-QĐ của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam ký ngày 26/11/1990[2]. Tên đầy đủ: Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai. Tên tiếng Anh: Bank for Investment and Development of Viet Nam Branch Dong Nai Tên gọi tắt: BIDV DONGNAI Địa chỉ: 07 Hoàng Minh Châu, phường Hòa Bình, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai Điện thoại: 061 38422729 Fax: 061 3847232 Thành lập ngày 26/4/1977 với tên gọi Ngân hàng Kiến Thiết Tỉnh Đồng Nai với biên chế gồm 13 cán bộ công nhân viên. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng là: Cấp vốn kiến thiết, cơ bản kịp thời, quản lý toàn bộ số vốn do ngân sách nhà nước cấp và số vốn tự có dùng vào kiến thiết cơ bản, cho các xí nghiệp nhận thầu quốc doanh vay ngắn hạn, tổ chức làm công tác nghiệp vụ kế toán kiến thiết cơ bản, kiểm tra theo dõi tình hình sử dụng vốn và hoạt động tài vụ, tính giá thành công trình, tình hình hoàn thành kế hoạch bỏ vốn của các xí nghiệp nhận thầu và các đơn vị kiến thiết.[12] Ngày 24/6/1981 đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Tỉnh Đồng Nai ngoài nhiệm vụ cấp phát vốn, Ngân hàng bắt đầu thực hiện cho vay đầu tư xây dựng, cho vay ngắn hạn được mở rộng khi các đơn vị hội đủ điều kiện, không chỉ cho vay ở các đơn vị thi công xây lắp mà ở đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng và khảo sát thiết kế.[12] Ngày 14/11/1990 đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tỉnh Đồng Nai. Do chuyển đổi từ hình thức kinh tế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, nên chức năng và nhiệm vụ của BIDV Đồng Nai giai đoạn này là: huy động vốn 27 ngắn, trung, dài hạn trong và ngoài nước để đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế, kỹ thuật, kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng, chủ yếu là các lĩnh vực đầu tư phát triển, đồng thời thực hiện các hoạt động của Ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư. Sau 32 năm hình thành và phát triển, hiện nay số nhân viên đã tăng lên 127 cán bộ công nhân viên, ngoài BIDV Đồng Nai còn 4 phòng giao dịch: PGD Thanh Bình, PGD Tam Hiệp, PGD Long Bình Tân, PGD Đồng Khởi và quỹ tiết kiệm số 3.[12] Cùng với sự phát triển chung của Tỉnh và hệ thống BIDV trong cả nước, BIDV Đồng Nai đã không ngừng đổi mới và phát triển, góp phóp phần quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh.[12] Với nhiệm vụ đầu tư cho sự phát triển của Tỉnh, BIDV Đồng Nai đã thường xuyên bám sát phương hướng mục tiêu, chủ trương kế hoạch của Tỉnh, từ đó triển khai cụ thể nhiệm vụ, tìm kiếm giải pháp tích cực mở rộng các hình thức, biện pháp huy động vốn với phương châm phát huy tối đa nội lực, tranh thủ có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài, thực hiện đi vay, tìm kiếm nguồn vốn để phục vụ đầu tư, phát triển. [2] Bên cạnh thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh, BIDV Đồng Nai luôn tích cực tham gia các hoạt động phong trào và công tác từ thiện. Trong năm 2008 Chi nhánh đã tham gia công tác xã hội với số tiền là 189 triệu đồng và trong dịp Tết Nguyên Đán năm 2009 đã tiếp tục tổ chức tặng 200 phần quà ủng hộ cho đồng bào nghèo gặp khó khăn. Những hành động nghĩa cử đó đã được lãnh đạo Tỉnh Đồng Nai hoan nghênh và đánh giá cao.[12] 2.2.2, Sơ đồ tổ chức: 28 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động. Nguồn: Phòng Tổ Chức Hành Chính) [15] 2.2.3, Quy định về hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai: Là một Ngân hàng thương mại, qui trình và hoạt động tín dụng của BIDV Đồng Nai tuân thủ đầy đủ các các qui định về hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại và của BIDV Việt Nam 2.2.3.1, Về hoạt động cấp tín dụng: Mỗi cán bộ quan hệ khách hàng được phân công nhiệm vụ cụ thể, chịu trách nhiệm từ khâu tiếp nhận, hướng dẫn đến khâu thẩm định tín dụng và đề xuất ý kiến việc ra quyết định cấp tín dụng và thanh lý hợp đồng tín dụng. Với phương châm hoạt động: Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV. “Chia sẻ cơ hội- Hợp tác thành công”. BIDV Đồng Nai đã và đang thực hiện đơn giản và hợp lý hóa qui trình tín dụng doanh nghiệp theo tiêu chuẩn ISO PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Dịch Vụ & Quản Lý Ngân Quỹ Phòng Dịch Vụ Khách Hàng Phòng Quan Hệ Khách Hàng I Phòng Quan Hệ Khách Hàng II Phòng Quản Trị Tín Dụng Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp Phòng Tài Chính Kế Toán Phòng Tổ chức Hành Chính Phòng Quản Lý Rủi Ro GIÁM ĐỐC 29 9001:2000 bằng các biện pháp như: Chuẩn hóa thủ tục vay vốn; Tiếp nhận và giải quyết nhanh chóng hồ sơ vay; Cập nhật thông tin quản lý khách hàng theo hệ thống quản lý SIBS; Thực hiện chấm điểm và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.[16]. 2.2.3.2 Những quy định chung về cấp tín dụng doanh nghiệp tại BIDV Đồng Nai: a) Các phương thức cho vay tại BIDV Đồng Nai: - Cho vay bổ sung vốn lưu động các tổ chức kinh tế, đầu tư, phát triển dự án. - Cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Cho vay đồng tài trợ các dự án. - Cho vay chiết khấu. - Tài trợ xuất nhập khẩu. - Phát hành bảo lãnh các loại. - Tư vấn đầu tư thương mại, thẩm dịnh đối tác. b) Điều kiện vay vốn: - Khách hàng có tư cách pháp nhân đầy đủ. - Có mục đích vay vốn hợp pháp. - Có phương án vay vốn hiệu quả, khả thi. - Có khả năng tài chính đảm bảo khả năng trả nợ. - Thực hiện đảm bảo tiền vay theo đúng quy định của pháp luật. c) Mục đích cho vay: - Bổ sung vốn lưu động thiếu hụt thường xuyên trong quá trình SXKD, cung ứng dịch vụ. - Thanh toán mua nguyên vật liệu, hàng hóa trong nước. - Thanh toán tiền nhập khẩu nguyên vật liệu. - Thanh toán chi phí hợp lý trong quá trình SXKD. - Tài trợ thu mua, chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu theo hợp đồng ngoại thương đã ký hoặc L/C đã mở. 30 d) Phương thức cho vay: Cho vay ngắn, trung và dài hạn. e) Loại tiền cho vay: VND, USD. f) Lãi suất cho vay: Mức lãi suất cho vay linh hoạt theo qui định của BIDV Việt Nam từng thời kỳ. g) Hồ sơ vay vốn: Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho các tổ chức tín dụng giấy đề nghị vay vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn . Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu phải gửi cho tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng hướng dẫn các loại tài liệu khách hàng cần gửi cho tổ chức tín dụng phù hợp với từng loại khách hàng, loại tín dụng và khoản vay. Thông thường bộ hồ sơ vay vốn gồm có: + Giấy đề nghị vay vốn. + Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng: chẳng hạn như giấy phép thành lập; Quyết định bổ nhiệm giám đốc; Điều lệ hoạt động. + Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ, hoặc dự án đầu tư. + Báo cáo tài chính của 3 năm hoặc của thời kỳ gần nhất(đối với các DN mới thành lập). + Các giấy tờ liên quan đến thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay. + Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết.[3], [4] h)Áp dụng mô hình tín dụng mới tại BIDV: Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển cũng đã triển khai áp dụng mô hình tín dụng mới được thiết lập trên nguyên tắc tách biệt 3 chức năng trong bộ phận tín dụng là: bộ phận Quan hệ khách hàng, bộ phận Quản lý rủi ro và bộ phận Quản trị tín dụng. Trong đó quy định về chức năng, nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ tín dụng của Chi nhánh BIDV như sau: 9 Bộ phận quan hệ khách hàng: có chức năng là phát triển kinh doanh, củng cố và mở rộng quan hệ có hiệu quả đối với các khách hàng là doanh nghiệp trên địa bàn thuộc quyền quản lý hiện tại của Chi nhánh. Nhiệm vụ của phòng ban này là xác định nhóm khách hàng mục tiêu, lập kế hoạch, quản lý và phát triển khách hàng, tư 31 vấn cho khách hàng, tham gia xây dựng chính sách tín dụng và chính sách khách hàng. 9 Bộ phận quản lý rủi ro: có chức năng rà soát và quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng xuống mức có thể chấp nhận được. Nhiệm vụ của phòng này là xây dựng chiến lược quản lý rủi ro, trực tiếp tham gia thực hiện quy trình thẩm định và phê duyệt tín dụng, giám sát quá trình thực hiện, hỗ trợ phát hiện và kiểm soát các dấu hiệu rủi ro. 9 Bộ phận quản trị tín dụng: có chức năng thực hiện các nghiệp vụ tín dụng liên quan đến dữ liệu trên hệ thống và đảm bảo dữ liệu trên hệ thống khớp đúng với dữ liệu trên hồ sơ. Nhiệm vụ của bộ phận là kiểm soát tuân thủ, nhập dữ liệu, nhận và lưu giữ hồ sơ, tham gia vào quá trình thu nợ và thu lãi. * Những ưu điểm của mô hình tín dụng mới này mang lại ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Bởi đã thực hiện sự tách bạch trong phân định trách nhiệm giữa các bộ phận giúp cho các quyết định cấp tín dụng mang tính khách quan hơn, đảm bảo tính công bằng trong đánh giá chất lượng công việc. Cũng như nhờ sự chuyên môn hóa sâu hơn theo chức năng mà việc thực hiện phân tích tín dụng sâu sắc và chính xác hơn, giúp nhận dạng các rủi ro tiềm năng và có các biện pháp phòng ngừa nhanh chóng, hiệu quả và kịp thời. Thêm vào đó, chính sự giám sát của bộ phận quản lý rủi ro đối với bộ phận quan hệ khách hàng trong quá trình thực hiện các quyết định cấp tín dụng đã tạo nên cơ chế kiểm tra và giám sát liên tục, song song trong quá trình cấp tín dụng, phát hiện và giảm thiểu được những rủi ro sau khi cấp tín dụng.[16] k)Quy trình phân loại nợ theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ: Hệ thống tính điểm chia các ngành nghề kinh doanh thành 4 loại hình bao gồm nông– lâm– ngư– nghiệp; Thương mại dịch vụ; Xây dựng và sản xuất, sau đó sẽ đưa ra thang điểm dựa trên việc xem xét các tiêu chí: về vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần để xác định doanh nghiệp thuộc loại lớn, vừa hay nhỏ. Tiếp đó chấm điểm doanh nghiệp thông qua các chỉ số tài chính và phi tài chính: hệ thống 32 tính điểm của BIDV đưa ra nhiều thang điểm khác nhau cho từng khoảng giá trị của từng chỉ tiêu tài chính và phi tài chính khác nhau. Trên cơ sở đã phân tích các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính, cán bộ quan hệ khách hàng sẽ so sánh các giá trị này với thang điểm trong hệ thống. Căn cứ theo đó, cán bộ quan hệ khách hàng sẽ cho điểm từng chỉ tiêu. Tổng số điểm của doanh nghiệp được đối chiếu với thang điểm có sẵn của Ngân hàng để xác định nhóm tín nhiệm. Khách hàng doanh nghiệp được xếp loại tín dụng: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC,C ,D.[5] 2.3. Tình hình huy động vốn Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai: Hoạt động huy động vốn hoàn toàn tách biệt với hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, đây lại là hoạt động hết sức quan trọng và đóng góp lớn cho hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng. Nguồn vốn chủ yếu Ngân hàng dùng vào việc cấp tín dụng là từ vốn huy động, nguồn vốn tự có của Ngân hàng phần lớn đã đầu tư hết vào tài sản cố định, chỉ còn rất ít dùng cấp tín dụng. Chính vì thế, nguồn vốn huy động đầy đủ là cơ sở cho sự tăng trưởng tín dụng . 2.3.1, Về tình hình biến động vốn huy động: Bảng 2.1: Tình hình vốn huy động qua các năm ĐVT: Tỷ đồng Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ lệ Tiền gởi TCKT 522 55% 1,042 67% 520 100% Tiền gởi dân cư 434 45% 512 33% 78 18% Tổng huy động vốn 956 100% 1,554 100% 598 63% Nguồn :Phòng QHKH 2[2] Tình hình huy động vốn qua hai năm 2007 và 2008 nhìn chung có sự tăng trưởng tốt. Mức độ tăng trưởng năm 2008 so với năm 2007 là 63% tương ứng với 598 tỷ đồng. Trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai có nhiều tổ chức Ngân hàng, tổ chức tín 33 dụng hoạt động nhưng nhờ tích cực chủ động đẩy mạnh công tác huy động vốn, triển khai các sản phẩm huy động của BIDV Đồng Nai đến với tất cả các đối tượng khách hàng, đặc biệt trong năm 2008 cuộc chạy đua lãi suất diễn ra khá gay gắt trên địa bàn, với 1554 tỷ đồng vốn huy động trong năm 2008 là một con số khá cao, ước đạt 7% thị phần huy động, góp phần tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Trong tổng vốn huy động thì cơ cấu huy động vốn tiền gởi từ các tổ chức kinh tế có mức tăng trưởng tốt, năm 2008 so với năm 2007 tăng 100% tương ứng tăng 520 tỷ đồng cho thấy khả năng khả năng huy động vốn từ các tổ chức kinh tế của BIDV Đồng Nai khá tốt, Chi nhánh nên đẩy mạnh công tác huy động vốn từ các tổ chức kinh tế; Tiền gởi khách hàng dân cư năm 2008 tăng 18% so với năm 2007 tương ứng tăng 78 tỷ đồng . 2.3.2, Về cơ cấu huy động vốn: Theo dõi tình hình cơ cấu huy động ta thấy: Tiền gởi từ các tổ chức kinh tế luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng huy động(55%; 67%) sau đó mới đến tiền gởi dân cư (45%; 33%). Cơ cấu huy động qua 2 năm có sự thay đổi tỷ trọng khá thấp, cụ thể: Trong năm 2007 trong tổng 956 tỷ đồng huy động vốn thì có 55% là tiền gởi của các tổ chức kinh tế và 45% là tiền gởi dân cư. Đến năm 2008, tỷ trọng tiền gởi từ các tổ chức kinh tế tăng 67%, tỷ trọng tiền gởi dân cư giảm chỉ còn 36%. Tiền gởi các tổ chức kinh tế, tiền gởi dân cư qua 2 năm có sự tăng trưởng khá tốt và khá ổn định. Thành công trong hoạt động huy động vốn năm 2008(1554 tỷ đồng) có sự đóng góp rất lớn từ “cuộc đua lãi suất”. 2.4. Thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai: 2.4.1, Phân tích doanh số cho vay: 2.4.1.1, Phân tích tình hình biến động: 34 Bảng 2.2: Tình hình biến động doanh số cho vay theo đối tượng cho vay ĐVT:Tỷ đồng Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ lệ Doanh số cho vay KHCN 110 10% 246 15% 136 124% Doanh số cho vay KHDN 988 90% 1,393 85% 405 41% Tổng doanh số cho vay 1,098 100% 1,639 100% 541 49% Nguồn :Phòng QHKH 2[2] Doanh số cho vay năm 2007 đạt 1098 tỷ đồng. So với năm 2007 doanh số cho vay năm 2008 tăng 541 tỷ đồng tương đương tăng 49%. Để đạt được sự tăng trưởng này có sự đóng góp tích cực của cả doanh số cho vay KHCN(tăng 124% tương đương 136 tỷ đồng )và KHDN(tăng 41% tương ứng tăng 405 tỷ đồng ). Bảng 2.3: Tình hình biến động doanh số cho vay theo thời hạn vay ĐVT:Tỷ đồng Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ lệ Doanh số cho vay ngắn hạn 637 58% 1,080 66% 443 70% Doanh số cho vay trung&dài hạn 461 42% 559 34% 98 21% Tổng doanh số cho vay 1,098 100% 1,639 100% 541 49% Nguồn :Phòng QHKH 2[2] Doanh số cho vay theo thời hạn vay năm 2008 tăng 541 tỷ đồng tương ứng tăng 49% so với năm 2007, trong đó doanh số cho vay ngắn hạn tăng 443 tỷ đồng tương đương 70% nhưng doanh số cho vay dài hạn chỉ tăng 98 tỷ tương ứng tăng 21%. Điều này cho thấy BIDV Đồng Nai đã điều chỉnh kịp thời và hợp lý trước tình hình diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế thế giới nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro của các doanh nghiệp vay vốn 35 2.4.1.2, Phân tích cơ cấu cho vay: * Về cơ cấu doanh số cho vay: Trong cơ cấu tổng số doanh số cho vay thì khách hàng doanh ngiệp chiếm tỷ trọng rất cao: chiếm hơn 85% doanh số cho vay. Sự biến động về doanh số của khách hàng doanh nghệp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh số vay của BIDV Đồng Nai. Điều này gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc quản lý nguồn vốn hiệu quả nhằm giảm thiểu rủi ro trong cấu trúc doanh số cho vay. • Về cơ cấu cho vay doanh nghiệp: Bảng 2.4: Tình hình biến động doanh số cho vay doanh nghiêp theo thời hạn vay. ĐVT:Tỷ đồng Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ lệ Doanh số cho vay DN ngắn hạn 712 72% 1,184 85% 473 66% Doanh số cho vay DN trung&dài hạn 277 28% 209 15% (68) -24% Tổng doanh số cho vay DN 988 100% 1,393 100% 405 41% Nguồn :Phòng QHKH 2[2] Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay doanh nghiệp, doanh số cho vay ngắn hạn năm 2007 chiếm tỷ trọng 72%, năm 2008 chiếm tỷ trọng 85% tăng 66% so với năm 2007. Trong khi đó doanh số cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp năm 2007 chiếm tỷ trọng 28% đến năm 2008 chỉ chiếm tỷ trọng 15% trong tổng doanh số cho vay, giảm 24% so với năm 2007. Ta có thể lý giải vấn đề này như sau: Mục đích của cho vay trung dài hạn thường là nhằm đầu tư vào tài sản cố định, vào dự án mở rộng hoặc dự án mới. Về mặt lý thuyết, trước khi cho vay, BIDV Đồng Nai phải thẩm định và phân tích tính hiệu quả và khả thi của dự án. Tuy nhiên thực tế, một tài sản mới, một dự án mở rộng hay dự án mới thì sau một thời gian 36 hoạt động mới biết được tính hiệu quả của nó. Rõ ràng trong điều kiện kinh tế năm 2008, rủi ro từ cho vay trung và dài hạn là lớn gấp nhiều lần dự án ngắn hạn. Năm 2008 nền kinh tế Việt Nam bị lạm phát cao, tình hình kinh tế thế giới bị khủng hoảng, suy thoái, lãi suất huy động trong nước tăng cao, Ngân hàng chủ yếu huy động vốn ngắn hạn nên tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng, tỷ trọng cho vay dài hạn giảm là điều hết sức hợp lý. 2.4.1.3, Tỷ lệ doanh số cho vay trên vốn huy động: Để đánh giá tính hiệu quả tình hình biến động doanh số cho vay doanh nghiệp, ta xem xét chỉ tiêu tỷ lệ doanh số cho vay trên vốn huy động: Bảng 2.5: Đánh giá hiệu quả doanh số cho vay doanh nghiệp ĐVT:Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh Tổng huy động vốn 956 1,554 598 Tổng doanh số cho vay 1,098 1,639 541 Doanh số cho vay DN 988 1,393 405 Doanh số cho vay trên vốn huy động 115% 105% -10% Doanh số cho vay DN trên vốn huy động 103% 90% -13% Nguồn :Phòng QHKH 2[2] Tỷ lệ doanh số cho vay doanh nghiệp trên vốn huy động năm 2008 so với năm 2007 giảm 13% làm tổng doanh số cho vay trên vốn huy động giảm 10%. Qua phân tích ta thấy, vốn huy động trong năm 2008 so với năm 2007 tăng 598 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh số cho vay doanh nghiệp chỉ tăng 541 tỷ đồng. Tuy nhiên, với những biến động bất lợi của tình hình kinh tế xã hội trong năm 2008 thì sự giảm sút này là tất yếu và mang tính hợp lý vì đây là sự điều chỉnh nhằm đảm bảo hiệu quả và quan trọng nhất là giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của BIDV Đồng Nai. 2.4.2, Theo dư nợ tín dụng: 2.4.2.1, Phân tích tình hình biến động dư nợ: 37 Trong năm 2008, dư nợ tín dụng KHDN tăng 19% tương đương với 246 tỷ đồng so với năm 2007. Điều này đã góp phần chính vào sự tăng trưởng của tổng dư nợ năm 2008 so với năm 2007(tăng 21% tương đương 302 tỷ đồng). Trong sự tăng trưởng của dư nợ khách hàng doanh nghiệp chỉ có sự đóng góp tích cực của dư nợ ngắn hạn doanh nghiệp (tăng 22% tương đương 97 tỷ đồng) trong khi đó dư nợ trung và dài hạn doanh nghiệp lại giảm đáng kể(giảm 18% tương đương 37 tỷ đồng). Bảng 2.6: Tình hình dư nợ theo đối tượng cho vay ĐVT:Tỷ đồng Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ lệ Dư nợ khách hàng DN 1,321 93% 1,567 91% 246 19% Dư nợ khách hàng CN 99 7% 155 9% 56 56% Tổng dư nợ 1,420 100% 1,722 100% 302 21% Nguồn :Phòng QHKH 2[2] Trong đó có sự chuyển biến tích cực của dư nợ DN quốc doanh và dư nợ DN ngoài quốc doanh, cụ thể: năm 2007 dư nợ DN quốc doanh chiếm tỷ trọng 45% trong tổng dư nợ, đến năm 2008 giảm xuống còn 41%. Dư nợ DN ngoài quốc doanh năm 2008 so với năm 2007 tăng 31% tương ứng tăng 242 tỷ đồng. Bảng 2.7: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế ĐVT:Tỷ đồng Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ lệ Dư nợ DN quốc doanh 646 45% 706 41% 60 9% Dư nợ DN ngoài quốc doanh 774 55% 1,016 59% 242 31% Tổng dư nợ 1,420 100% 1,722 100% 302 21% Nguồn :Phòng QHKH 2 [2] Điều này cho thấy Chi nhánh có xu hướng tăng cho vay ngắn hạn và mở rộng cho vay khách hàng là các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh. 38 Trong năm 2008, nhận thức được sự biến động xấu của tình hình kinh tế và rủi ro tín dụng từ phía khách hàng doanh nghiệp, BIDV Đồng Nai đã có những thực hiện biện pháp giảm thiểu rủi ro bằng các biện pháp như: tăng cường công tác thẩm định khách hàng, kiên quyết không cấp tín dụng đối với khách hàng có nguy cơ phá sản và hoạt động không hiệu quả. BIDV Đồng Nai chủ động giảm hình thức cấp tín dụng trung dài hạn nhằm hạn chế những rủi ro. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động trong năm 2008 chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn với lãi suất cao nên chỉ phù hợp với hình thức cấp tín dụng ngắn hạn. Vì thế, việc dư nợ ngắn hạn doanh nghiệp trong năm 2008 tăng 97 tỷ đồng so với năm 2007; trong khi đó dư nợ trung và dài hạn lại giảm đáng kể: 37 tỷ đồng. Tuy nhiên việc dư nợ ngắn hạn KHDN lại tăng nhiều hơn so với dư nợ trung và dài hạn KHDN nên dư nợ khách hàng DN vẫn tăng 60 tỷ đồng. 2.4.2.2, Phân tích cơ cấu dư nợ: Tỷ trọng dư nợ khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ của BIDV Đồng Nai (trên 90%) điều này ảnh hưởng rất lớn đến Chi nhánh khi tình hình kinh tế biến động, doanh nghiệp kinh doanh khó khăn ảnh hưởng đến việc trả nợ. Tỷ trọng dư nợ KHDN trong 2 năm có sự biến động khá thấp. Dư nợ KHDN năm 2008 so với năm 2007 giảm 2% (từ 93% giảm còn 91%). Phân tích những nguyên nhân khách quan dẫn đến sự biến động này, ta thấy: Trong năm 2007, tình hình kinh tế có nhiều thuận lợi, các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thu được lợi nhuận cao, khả năng trả nợ và lãi của doanh nghiệp nhìn chung rất tốt. Tuy nhiên, bức tranh kinh tế năm 2008 lại được vẽ bằng một màu hoàn toàn tương phản, kinh tế ảm đạm, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm đơn đặt hàng và tiêu thụ sản phẩm...rõ ràng rủi ro trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp là cao hơn rất nhiều lần so với năm 2007. Như vậy, việc điều chỉnh dư nợ tín dụng KHDN của BIDV Đồng Nai là sự điều chỉnh có tính chủ động, hợp lý. Sự thay đổi 39 cơ cấu dư nợ cho vay theo từng thời kì là biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu rủi ro của Ngân hàng trước biến động của tình hình kinh tế. Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ doanh nghiệp theo thời hạn vay ĐVT:Tỷ đồng Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ lệ Dư nợ DN ngắn hạn 439 68% 537 76% 97 22% Dư nợ DN trung&dài hạn 207 32% 169 24% (37) -18% Tổng dư nợ DN 646 100% 706 100% 60 9% Nguồn :Phòng QHKH 2[2] Nhìn chung dư nợ DN theo thời hạn vay ngắn hạn năm 2007 khá cao(hơn 68%), năm 2008 dư nợ DN trung & dài hạn giảm 8% là điều hợp lý vì năm 2008 tình hình kinh tế bất ổn, giảm dư nợ trung & dài hạn nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng . 2.4.2.3, Phân tích theo chỉ số đánh giá hiệu quả: Bảng 2.9: Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động ĐVT:Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh Tổng vốn huy động 956 1,554 598 Tổng dư nợ 1,420 1,722 302 Dư nợ KHDN 1,321 1,567 246 Tổng dư nợ trên vốn huy động 149% 111% -38% Dư nợ KHDN trên vốn huy động 138% 101% -37% Nguồn :Phòng QHKH 2[2] Trong năm 2007, tổng dư nợ trên vốn huy động lên đến 149% trong đó dư nợ KHDN trên vốn huy động đã lên đến 111% làm cho vốn huy động không đủ đáp ứng tổng dư nợ của Ngân hàng(còn thiếu đến 49%). Điều này vừa cho thấy tính hiệu quả trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong năm 2007. Mặt khác, tỷ số này quá cao (149%) cho thấy tính thanh khoản của Ngân hàng trong năm 2007 là không 40 cao. Về mặt nguyên tắc Ngân hàng thiếu vốn có thể xin điều chuyển vốn từ Ngân hàng cấp trên hoặc các Ngân hàng khác để bổ sung vốn. Nhưng việc điều chuyển vốn như trên vừa cho thấy sự thiếu hiệu quả trong hoạt động huy động vốn, vừa làm giảm lợi nhuận có thể có được từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng do lãi suất điều chuyển vốn luôn cao hơn lãi suất tự huy động. Hoạt động tín dụng năm 2007 là rất tốt nhưng hiệu quả chưa cao. Trong năm 2008 tỷ số dư nợ KHDN trên tổng dư nợ giảm 22% làm tổng dư nợ trên vốn huy động giảm 38% so với năm 2007. Tuy nhiên hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng vẫn chưa cao vì nguồn vốn huy động mặc dù tăng cao so với năm 2007(tăng 63%)nhưng vẫn chưa đáp ứng tổng dư nợ của Ngân hàng. Vì vậy BIDV Đồng Nai cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn. 2.4.3, Tình hình nợ quá hạn: Bảng 2.10: Tình hình biến động nợ quá hạn ĐVT:Tỷ đồng Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ lệ Nợ nhóm I (nợ đủ chuẩn) 810 57% 1,502 87% 692 85% Nợ nhóm II (nợ cần lưu ý) 525 37% 199 12% -326 -62% Nợ nhóm III (nợ dưới chuẩn) 80 5.6% 21 1% -59 -74% Nợ nhóm IV (nợ nghi ngờ) - 0% - 0% 0 0% Nợ nhóm V (nợ có khả năng mất vốn) 5 0.4% - 0% -5 -100% Tổng dư nợ 1,420 100% 1,722 100% 302 21% Nguồn :Phòng QHKH 2[2] 2.4.3.1, Phân tích tình hình biến động nợ quá hạn: Tổng dư nợ trong năm 2008 so với năm 2007 có sự tăng trưởng khá tốt (tăng 302 tỷ đồng), nhưng tỷ lệ nợ quá hạn lại giảm rõ rệt. Cụ thể: năm 2008 so với năm 2007, nợ nhóm 2 giảm 62% tương đương 326 tỷ đồng. Nợ nhóm 3 giảm 59 tỷ đồng 41 (giảm 74%). Nợ nhóm 4 không ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh đồng nai.pdf
Tài liệu liên quan