Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhà nước tại sở giao dịch I - Ngân hàng công thương Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3

I. Vai trò của doanh nghiệp Nhà nước đối với nền kinh tế việt nam 3

1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp Nhà nước 3

1.1. Khái niệm về doanh nghiệp Nhà nước 3

1.2. Phân loại doanh nghiệp Nhà nước 3

2. Vai trò của doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế thị trường 4

2.1. Doanh nghiệp Nhà nước đi đầu trong hoạt động đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn kinh doanh phức tạp và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội 5

2.2. Doanh nghiệp Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, bảo đảm an ninh quốc gia, quốc phòng toàn dân 6

2.3. Doanh nghiệp Nhà nước làm nòng cốt trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước 7

3. Hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 7

3.1. Những thành tựu đạt được 7

3.2. Những tồn tại, hạn chế của doanh nghiệp Nhà nước cần được khắc phục 8

II. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp Nhà nước 11

1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng 11

1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng 11

1.2 Bản chất và chức năng của tín dụng ngân hàng 12

1.3. Các nguyên tắc của tín dụng ngân hàng 13

2. Các hình thức của tín dụng ngân hàng 14

2.1. Tín dụng chiết khấu 14

2.2. Tín dụng bảo lãnh 15

2.3. Tín dụng vãng lai 16

2.4. Tín dụng thuê mua 16

3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn hiện nay 17

3.1. Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh 17

3.2. Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước 18

3.3. Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho các doanh nghiệp Nhà nước 18

3.4. Tín dụng ngân hàng giúp các doanh nghiệp Nhà nước tổ chức hoạt động quản lí kinh doanh có hiệu quả hơn 19

3.5. Tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế cần khuyến khích, ưu tiên phát triển cũng như hạn chế một số ngành khác (nếu cần thiết) theo định hướng của Nhà nước 20

III. Hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường 20

1.Hiệu quả tín dụng và các chỉ tiêu thể hiện 20

1.1 Hiệu quả tín dụng 20

1.2. Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả tín dụng 22

2. Các yếu tố tác động đến hiệu quả tín dụng ngân hàng 24

2.1. Các nhân tố về phía ngân hàng 24

2.2. Các nhân tố về phía doanh nghiệp Nhà nước 27

2.3. Các nhân tố khách quan khác 28

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI SỞ GIAO DỊCH I-NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 31

I. Một vài nét khái quát về sở giao dịch I-Ngân hàng Công thương Việt nam 31

1. Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch I 31

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch I 31

1.2. Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch I 32

2. Các hoạt động của Sở giao dịch I-Ngân hàng Công thương Việt Nam trong thời gian qua 35

2.1. Hoạt động huy động vốn 36

2.2. Hoạt động đầu tư tín dụng 38

2.3. Hoạt động thanh toán và kinh doanh đối ngoại 42

3. Kết quả hoạt động kinh doanh 43

II. Thực trạng và những hạn chế của hoạt động tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp Nhà nước tại sở giao dịch I- NHCT việt nam 45

1. Tình hình tín dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước tại Sở giao dịch I 45

1.1. Tình hình đầu tư tín dụng theo thời gian 50

1.2. Tình hình đầu tư tín dụng theo đơn vị tiền tệ 51

2. Hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp Nhà nước tại Sở giao dịch I-NHCT Việt Nam 52

2.1. Tình hình nợ quá hạn đối với doanh nghiệp Nhà nước tại Sở giao dịch I 52

2.2. Tỉ lệ tổng dư nợ so với tổng nguồn vốn huy động 55

2.3. Sở giao dịch I đã triển khai nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm chấn chỉnh, lành mạnh hoá môi trường tín dụng 56

3. Những hạn chế trong hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước tại Sở giao dịch I-NHCT Việt Nam 56

CHƯƠNG III CÁC BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI SỞ GIAO DỊCH I-NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 60

I. Hướng hoạt động trong năm 2003 của Sở giao dịch I 60

1. Phân tích môi trường kinh doanh của Sở giao dịch I 60

1.1. Thuận lợi 60

1.2.Một số tồn tại cần khắc phục 61

2. Định hướng nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước của Sở giao dịch I-Ngân hàng Công thương Việt Nam 61

2.1. Mục tiêu hoạt động của Sở giao dịch I trong năm 2003 61

2.2. Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước tại Sở giao dịch I 62

II. Các biện pháp cần thực hiện để nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp Nhà nước tại sở giao dịch I 63

1. Biện pháp đối với Sở giao dịch I 63

1.1. Biện pháp gia tăng nguồn vốn cho vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước 63

1.2. Biện pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước 65

1.3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng 70

1.4. Giải pháp phòng ngừa và xử lí rủi ro trong hoạt động tín dụng 73

1.5. Chính sách lãi suất 76

1.6. Cung cấp các dịch vụ tư vấn cho khách hàng 76

1.7. Tiếp tục nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng 77

2. Biện pháp đối với doanh nghiệp Nhà nước 78

III. Một số kiến nghị 79

1. Đối với Nhà nước 79

1.1. Chính sách của Nhà nước đối với các doanh nghiệp Nhà nước 79

2.2. Chính sách của Nhà nước đối với các Ngân hàng Thương mại 80

2. Đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam 81

KẾT LUẬN 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

 

doc89 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 872 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhà nước tại sở giao dịch I - Ngân hàng công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạt gần mức dự kiến dù năm 2001 nền kinh tế thế giới có dấu hiệu sút kém. Cơ cấu nền kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá, tỉ trọng nông nghiệp giảm dần, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng. Về phía ngành ngân hàng, Thống đốc ngân hàng Nhà nước đã ban hành các cơ chế chính sách về điều hành thị trường tiền tệ, quản lí ngoại hối, cơ chế tín dụng, chấn chỉnh hoạt động của hệ thống ngân hàng, tạo hành lang pháp lí thông thoáng cho các tổ chức tín dụng hoạt động. Do vậy, các chỉ tiêu tiền tệ, tín dụng đều đạt mức kế hoạch đề ra. Đối với Sở giao dịch I- NHCT Việt Nam, là ngân hàng đầu mối giao dịch trực tiếp với khách hàng tại Trung ương, các khách hàng quan trọng trên địa bàn Hà Nội, nên trong năm qua, dù gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn, bằng sự cố gắng nỗ lực hết mình của các cán bộ nhân viên trong Sở, sự hợp tác có hiệu quả của bạn hàng, bằng nhiều biện pháp chủ động tích cực, Sở giao dịch I vẫn giữ vững tốc độ phát triển của mình. Tốc độ tăng trưởng hàng năm vẫn luôn đạt và vượt mức kế hoạch (10%- 20%), qui mô huy động vốn và sử dụng vốn không ngừng được mở rộng. Đặc biệt trong thời gian qua, Sở giao dịch I đã tập trung cải thiện chất lượng các hoạt động nghiệp vụ, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng với phương châm “ổn định, an toàn, hiệu quả”, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của hệ thống ngân hàng công thương. 2.1. Hoạt động huy động vốn Từ khi thành lập đến nay, Sở giao dịch I- NHCT Việt Nam với những ưu thế về cơ sở vật chất, cán bộ, bề dày hoạt động, Sở giao dịch I- NHCT Việt Nam vẫn luôn đứng ở 1 trong 3 vị trí đầu trong hệ thống ngân hàng công thương Việt Nam. Nguồn vốn là nền tảng quan trọng đối với sự phát triển của bất cứ một ngân hàng nào. Đối với Sở giao dịch I- NHCT Việt Nam, bằng nhiều hình thức, thể loại huy động, Sở giao dịch I đã tập trung khai thác được một lượng vốn lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của Sở. Với tổng vốn huy động tính đến 31/12/2000 (bao gồm cả VNĐ và ngoại tệ) đạt 9.263 tỉ đồng, tăng so với năm 1999 (7.779 tỉ đồng) là 19% thì đến 31/12/2001, tổng nguồn vốn huy động được đã là 11.702 tỉ, tăng 26% so với năm 2000. Tính đến hết tháng 9/2002 số vốn huy động được là 9700 tỉ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 19,7%. Trong tình hình kinh tế khó khăn, Sở giao dịch I vẫn đạt được kết quả như vậy quả là điều không phải dễ dàng. Sở giao dịch I luôn là đơn vị có nguồn vốn huy động lớn nhất trong toàn hệ thống, chiếm 20% tổng nguồn vốn huy động của hệ thống NHCT Việt Nam. Những năm gần đây, Sở giao dịch I luôn đứng đầu về nguồn vốn huy động cũng như về lợi nhuận hạch toán trong toàn bộ hệ thống NHCT Việt Nam. Bảng 1. Tình hình huy động vốn của Sở giao dịch I- NHCT VN Đơn vị: tỉ đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2000/1999 2001/2000 Số tiền Tỉ trọng % Số tiền Tỉ trọng % Số tiền Tỉ trọng % Số tuyệt đối Số % Số tuyệt đối Số % Tổng nguồn vốn huy động 7.779 100 9.263 100 11.702 100 1484 19 2.439 26 I. Theo thành phần KT - Tiền gửi doanh nghiệp 5.216 61,7 6.286 67,8 8.210 70,1 1070 20,5 1.924 30.6 - Tiền gửi dân cư 2.563 32,9 2.977 32,2 3.492 29,9 414 16,2 515 17,3 II. Theo thời hạn - Không kì hạn 4.137 53,2 5.236 56,5 6.997 59,7 1099 26,6 1.761 33,6 - Có kì hạn 3.642 46,8 4.027 43,5 4.705 40,3 385 10,6 678 16,8 III. Theo đơn vị tiền tệ - Bằng VNĐ 6.002 77,1 6.943 74,9 9.052 77,3 941 15,6 2.109 30,3 - Bằng ngoại tệ 1.777 22,9 2.320 25,1 2.650 22,7 543 30,6 330 14 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I- NHCT VN) Nhìn vào bảng 1 ta thấy nguồn vốn huy động tăng nhanh qua các năm, năm sau tăng hơn năm trước. Năm 1999, Sở giao dịch I huy động được nguồn vốn là 7.779 tỉ đồng, thì đến năm 2000 đã là 9.263 tỉ đồng, tăng 1.484 tỉ (19%). Đặc biệt, đến năm 2001, Sở đã huy động được nguồn vốn rất lớn là 11.702 tỉ đồng, tăng 2439 tỉ (26%) so với năm 2000. Để đạt được kết quả này, Sở giao dịch I đã luôn bám sát định hướng và chỉ đạo của NHCT Việt Nam, đồng thời luôn chủ động, tích cực khai thác nguồn vốn. Năm 2001, với chính sách lãi suất chủ động, linh hoạt, đa dạng hoá các loại hình huy động, cùng với những lợi thế sẵn có, sở đã triển khai đồng bộ, kịp thời việc giao dịch tiết kiệm trên máy, đảm bảo an toàn và thuận lợi cho khách hàng. Mặt khác, Sở đã tạo được uy tín từ lâu trong khách hàng và có quan hệ mật thiết lâu dài với nhiều doanh nghiệp nên tổng vốn huy động hàng năm đều tăng trung bình khoảng 25%. Hoạt động huy động vốn ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nghiệp vụ khác của ngân hàng. Với nguồn vốn huy động lớn, dồi dào, Sở luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các doanh nghiệp với các dự án khả thi. Trong cơ cấu nguồn vốn của Sở, ta thấy sự đa dạng về loại tiền gửi. Trong 3 năm qua, tiền gửi của các tổ chức kinh tế vẫn là lớn nhất, chiếm khoảng từ 60%- 70%. Tiền gửi của dân cư là nguồn huy động có tính truyền thống của ngân hàng, tuy không nhiều, chỉ chiếm khoảng 30% nhưng nó lại đảm bảo khả năng thanh toán linh hoạt cho Sở. Nguồn tiền gửi không kì hạn chiếm tỉ lệ lớn, là lợi thế giúp Sở giao dịch I giảm được chi phí đầu vào vì có lãi suất thấp và vốn lưu động lớn nhưng cũng sẽ là một khó khăn cho ngân hàng nếu như khách hàng rút tiền với số lượng nhiều. Nguồn vốn huy động từ ngoại tệ (chủ yếu là USD) chiếm từ 23%- 29% tạo điều kiện để Sở giao dịch I dần dần tự đảm bảo được nguồn cung ngoại tệ đáp ứng nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế, tài trợ cho các hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, hạn chế việc phải mua lại trên thị trường. Nói chung, việc có nguồn vốn huy động lớn là điều kiện rất căn bản để ngân hàng có thể mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. 2.2. Hoạt động đầu tư tín dụng Tuy hoạt động tín dụng trên địa bàn Hà Nội, gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của nhiều ngân hàng thương mại nhưng Sở giao dịch I vẫn đạt được những kết quả khả quan. Chúng ta có thể thấy được điều này khi quan sát bảng số liệu sau: Bảng 2. Tình hình sử dụng vốn của Sở giao dịch I Đơn vị: tỉ đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2001/2000 Số tuyệt đối Số tương đối(%) 1. Doanh số cho vay 1.869,851 2.456,126 +586,275 31,3 2. Doanh số thu nợ 1.731,198 2.217,586 +486,388 28 3. Dư nợ bình quân 1.251,087 1.323,924 +72,837 5,8 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I- NHCT VN) Năm 2001, Sở giao dịch I có doanh số cho vay là 2.456,126 tỉ đồng, tăng 586,275 tỉ đồng so với năm 2000. Có được điều này là do ngân hàng đã thực hiện đúng theo qui chế cho vay mới của Thống đốc ngân hàng Nhà nước cùng với các chính sách khách hàng phù hợp. Doanh số thu nợ cũng đạt kết quả khả quan là nhờ ngân hàng đã quan tâm và áp dụng các biện pháp đúng đắn: Đầu tư tín dụng tại Sở giao dịch I chủ yếu tập trung vào các DNNN mà chủ yếu là cho vay trung và dài hạn. Dư nợ đối với DNNN luôn chiếm tỉ trọng lớn so với các thành phần kinh tế khác. Nguồn vốn huy động được, ngoài việc sử dụng để lập quĩ bảo đảm thanh toán (khoảng 4,5%), điều chuyển về Trung ương (khoảng 74%), Sở tiến hành cung cấp vốn trong các lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp, cho vay ngoài quốc doanh nhưng tiến hành giao dịch chủ yếu với các đơn vị kinh tế quốc doanh. Ngoài việc cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh trong nước, Sở giao dịch I còn chú trọng mở rộng cho vay xuất nhập khẩu, nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước để tạo cơ hội cho các DNNN thắng thầu, thâm nhập thị trường quốc tế, thực hiện các công trình ưu đãi tín dụng việc làm, tín dụng cho sinh viên. Hoạt động đầu tư cho vay của Sở giao dịch I- NHCT Việt Nam không ngừng được mở rộng: Bảng 3. Cơ cấu tín dụng của Sở giao dịch I Đơn vị: tỉ đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2000/1999 2001/2000 Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tuyệt đối Số % Số tuyệt đối Số % Tổng dư nợ cho vay 1.107,6 100 1.246,6 100 1.497 100 +139 +12,5 +250 +20 I. Theo thời hạn - Ngắn hạn 378,35 34,1 385,83 30,95 475 31,7 +7,5 +2 +89 +23 - Trung và dài hạn 729,25 65,9 860,72 69,05 1.022 68,3 +131 +18 +110 +12,7 II. Theo thành phần KT - Quốc doanh 983,3 88,8 1.140,5 91,48 1.355 90,5 +157 +16 +215 +18,8 - Ngoài quốc doanh 124,3 11,2 106,1 8,52 142 9,5 -18 -14,5 +36 +33,3 III. Theo ngành SXKD - Công nghiệp 83,1 7,5 69,8 5,6 63,9 4,3 -13 -16 -5,9 -8,5 - Thương nghiệp, vật tư 230,9 20,8 338,6 27,2 425 28,3 +108 +46,6 +86,4 +25,7 - GTVT- Bưu điện 737,6 66,6 812,6 65,2 950 63,4 +75 +10,2 +137 +16,9 - Ngành khác 56 5,1 25,6 2,0 58,1 4,0 -30,4 -54,3 +32,5 +26,9 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I- NHCT VN) Qua bảng trên, ta thấy dư nợ cho vay trung và dài hạn của Sở giao dịch I chiếm chủ yếu và tăng nhanh qua các năm. Nếu năm 1999 là 729,25 tỉ đồng, chiếm 65,9% tổng dư nợ cho vay thì đến năm 2000 đã là 860,72 tỉ đồng, chiếm 69,05% tổng dư nợ cho vay và đến năm 2001 đã đạt 1.022 tỉ đồng, chiếm 68,5% tổng dư nợ cho vay trong khi dư nợ cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm. Việc dư nợ cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm là do đối tượng khách hàng chính của Sở giao dịch I-NHCT Việt Nam chủ yếu là DNNN đặc biệt là doanh nghiệp trong các lĩnh vực GTVT, bưu điện mà các doanh nghiệp này đều đòi hỏi có quy mô vốn lớn, dài hạn để đầu tư đổi mới trang thiết bị nhằm theo kịp sự phát triển của các nước khác. Ngoài ra ta cũng thấy việc cho vay cũng tập trung chủ yếu vào ngành giao thông vận tải và bưu điện với khối lượng lớn (điều này cũng dễ hiểu vì đây là lĩnh vực hoạt động chủ yếu của ngân hàng theo quy định), qua đó thúc đẩy tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn, nâng cao hiệu quả tín dụng tại Sở giao dịch I. Một điều không thể không nhận thấy ở đây là dư nợ cho vay của Sở giao dịch I chủ yếu tập trung vào đối tượng DNNN, thường xuyên chiếm tới 90% tổng dư nợ cho vay. Điều này được chứng minh qua biểu đồ sau: (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I- NHCT VN) Qua biểu đồ trên ta có thể thấy DNNN là đối tượng cho vay chủ yếu của Sở giao dịch I- NHCT Việt Nam. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch lớn về tỉ trọng như vậy là do thứ nhất các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ gia đình tham gia sản xuất kinh doanh với quy mô nhỏ, tự phát, vốn ít, công nghệ chậm được cải tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm; thứ hai trình độ quản lý doanh nghiệp hầu như bó gọn trong không gian gia đình chưa tự vươn lên theo cách quản lý của một doanh nghiệp tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh; thứ ba trình độ hạch toán kinh doanh quản lý tài chính chưa được chú trọng, hiểu biết về pháp luật còn kém, một số doanh nghiệp còn cố tình vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động; lý do cuối cùng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa có được môi trường pháp lý thuận lợi như các DNNN, không nhận được ưu đãi từ phía Nhà nước trong quá trình sản xuất và đảm bảo tài sản khi vay vốn. Các loại hình cho vay khác như dịch vụ cầm đồ, văn bản cơ chế đã được triển khai nhưng khi thực hiện không có sự đồng nhất giữa qui chế của ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của Bộ thương mại nên không thể thực hiện được. Việc cho vay đối với DNNN đã có hướng dẫn cụ thể nên áp dụng thuận lợi hơn. Nhìn chung, hoạt động tín dụng của Sở giao dịch I đã đạt được mục tiêu đề ra đồng thời phục vụ tốt cho sự phát triển kinh tế. 2.3. Hoạt động thanh toán và kinh doanh đối ngoại Hiện nay, NHCT Việt Nam đã có quan hệ đại lí với hầu hết các nước trên thế giới, đã chính thức thực hiện thanh toán quốc tế qua mạng viễn thông liên hàng toàn cầu SWIFT. Đặc biệt gần đây Sở giao dịch I đã thực hiện bảo lãnh thanh toán trong nước và quốc tế. Sở giao dịch I- với tư cách là chi nhánh phụ thuộc và là đại diện theo uỷ quyền của NHCT cũng luôn chủ động tìm nguồn đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho khách. Ngoài ra cũng giống như ngân hàng Ngoại thương Việt nam, Sở giao dịch I cũng đã đưa ra một loại hình mới đó là áp dụng thẻ ATM-một phương tiện thanh toán. Sở giao dịch I hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tập trung chủ yếu ở các hoạt động sau: thanh toán tín dụng chứng từ xuất nhập khẩu, thanh toán nhờ thu, thanh toán séc du lịch, thanh toán thẻ VISA và MASTER, mở tài khoản giao dịch ngoại tệ. Bảng 4. Hoạt động kinh doanh đối ngoại của Sở giao dịch I. Bảng 4.1. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Sở giao dịch I. Đơn vị: 1000 đơn vị ngoại tệ Kinh doanh ngoại tệ năm 2001 Doanh số mua Doanh số bán CLệch mua và bán (VNĐ) USD DEM EUR JPY USD DEM EUR JPY 121,000 42,000 21,000 960,300 118,000 42,000 20,000 960,303 900,000 Bảng 4.2. Hoạt động thanh toán ngoại tệ XNK của Sở giao dịch I. Đơn vị: 1000 đơn vị ngoại tệ Tình hình thanh toán L/C Năm 2000 Năm 2001 L/C nhập L/C xuất L/C nhập L/C xuất Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá 425 45,000 43 2,500 600 85,000 23 2,000 (Nguồn: Báo cáo hoạt động nghiệp vụ NHQT) Hoạt động thanh toán và kinh doanh đối ngoại phát triển đã tạo sự thuận lợi cho khách hàng, nhất là trong thời điểm hiện nay, khi chúng ta đang trong thời kì mở cửa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ta có thể quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, gần đây tình hình kinh doanh đối ngoại cũng gặp nhiều khó khăn khi ngân hàng nhà nước điều chỉnh tỉ giá tăng, trong khi đó khách hàng của Sở giao dịch I phần lớn là khách hàng chuyên nhập khẩu. Do vậy, việc cân đối ngoại tệ gặp khó khăn khi lượng ngoại tệ khan hiếm. 3. Kết quả hoạt động kinh doanh Với chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận mà NHCT Việt Nam giao ở mức cao nhất trong hệ thống NHCT, trong khi sự cạnh tranh giữa các ngân hàng và các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt, lãi suất cho vay liên tục giảm, khiến Sở giao dịch I gặp nhiều khó khăn. Song, với sự nỗ lực, cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên trong ngân hàng, Sở giao dịch I vẫn luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, đạt mức lợi nhuận tăng ổn định qua các năm. Sở giao dịch I vẫn luôn giữ vững được thành tích là 1 trong những đơn vị có lợi nhuận cao nhất trong hệ thống NHCT Việt Nam. Năm 2001, bằng việc đề ra các biện pháp tích cực, chủ động trong việc thực hiện, tìm kiếm những dự án tốt, có tính khả thi cao để đầu tư mở rộng cho vay, đi đôi với việc kịp thời đôn đốc, thu hồi nợ quá hạn, đến hạn và các khoản nợ mới phát sinh, ngân hàng đã đạt được kết quả đáng biểu dương. Bên cạnh đó, Sở giao dịch I luôn đi sâu, đi sát với thực tế và nắm bắt kịp thời những yêu cầu của các khách hàng truyền thống, đáp ứng các nguyện vọng của những khách hàng mới, thực hiện theo đúng khẩu hiệu khách hàng thành công có nghĩa là ngân hàng đã thành công. Những thành công mà ngân hàng đã đạt được không thể không nhắc tới một nguyên nhân, đó là có một trụ sở chính va mạng lưới kinh doanh tập trung ở các khu vực kinh tế phát triển, tập trung nhiều Tổng công ty lớn như Tổng công ty bưu chính viễn thông, Tổng công ty điện lực, Tổng công ty dầu khí, Liên hiệp xí nghiệp đường sắt,... Không chỉ vậy, với vị trí ở trung tâm thành phố, nơi đông dân cư với thu nhập cao nên Sở giao dịch I có điều kiện để huy động được một lượng vốn lớn cũng như nhu cầu về sử dụng vốn từ các công ti, doanh nghiệp và các hộ ngoài quốc doanh tương đối lớn. Bảng 5. Báo cáo thu nhập, chi phí của Sở giao dịch I Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Tổng thu nhập 371.927 459.656 405.197 572.966 Tổng chi phí 289.942 339.446 280.512 458.258 Lợi nhuận 81.985 120.210 124.685 114.708 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch I- NHCT VN) Đạt được kết quả như vậy còn là do tình hình đất nước đã có nhiều thay đổi, thuận lợi cho công việc kinh doanh, điển hình là Luật doanh nghiệp ra đời đã tạo điều kiện cho việc xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, có khả năng hợp tác liên doanh với nước ngoài trên nhiều lĩnh vực. Các doanh nghiệp này khi hoạt động đều cần những lượng vốn lớn mà nhu cầu này được thoả mãn thông qua hệ thống các ngân hàng, trong đó có Sở giao dịch I. Tuy nhiên, động cơ chính tạo nên những thành công trên đây chính là từ nội lực của Sở giao dịch I. Với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, với đội ngũ cán bộ có chất lượng, lại được ngân hàng Nhà nước, NHCT Việt Nam quan tâm chỉ đạo, được các cơ quan ban ngành trên địa bàn ủng hộ, Sở giao dịch I vẫn luôn vững bước. Hơn nữa, Sở giao dịch I không ngừng cố gắng trong mọi lĩnh vực hoạt động, nghiệp vụ. Đặc biệt trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, Sở giao dịch I luôn ý thức được trách nhiệm và nhiệm vụ mà Nhà nước giao cho hệ thống NHCT để không ngừng mở rộng qui mô và nâng cao chất lượng phục vụ. II. Thực trạng và những hạn chế của hoạt động tín dụng ngân hàng đối với DNNN tại sở giao dịch I- NHct việt nam Để hoạt động có hiệu quả, Sở giao dịch I không ngừng tìm kiếm những khách hàng có nhu cầu vốn lớn, sản xuất kinh doanh ổn định đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. DNNN chính là đối tượng khách hàng chủ yếu, chiếm phần lớn dư nợ cho vay của ngân hàng. Nhận thức được vấn đề này, Sở giao dịch I- NHCT Việt Nam luôn tìm cách nâng cao hiệu quả tín dụng đối với khu vực kinh tế này. Phần này sẽ đi tìm hiểu thực trạng hiệu quả tín dụng đối với DNNN tại Sở giao dịch I. 1. Tình hình tín dụng đối với DNNN tại Sở giao dịch I Dưới sự chỉ đạo kịp thời và sát sao của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam, Sở giao dịch I đã và đang tích cực khẩn trương triển khai nhiều biện pháp để có những chuyển dịch cơ cấu tín dụng nhằm tăng tỉ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế, đặc biệt là đối với thành phần kinh tế Nhà nước. Các DNNN luôn đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, do vậy Sở giao dịch I ngoài việc quan tâm đến mục tiêu phát triển- an toàn- hiệu quả thì còn luôn quan tâm đến việc đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư, cải tiến trang thiết bị kĩ thuật của các DNNN nhằm thoả mãn tốt nhất những yêu cầu của khách hàng. Trước tình hình kinh tế thị trường như hiện nay, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng có những đòi hỏi cấp thiết về vốn và đặc biệt là các DNNN, với vai trò đầu tàu kinh tế của mình, nhu cầu này lại càng trở nên cấp thiết hơn lúc nào hết. Việc nâng cao hiệu quả tín dụng đối với DNNN được Sở giao dịch I thực hiện thông qua một số nguyên tắc sau: Phải lựa chọn những phương án cho vay phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế trong những năm tới. Khi xét duyệt các dự án đầu tư, phải lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí quan trọng, ưu tiên những dự án đầu tư chiều sâu, nâng cao trình độ công nghệ và tạo ra được nhiều việc làm. Quan tâm đặc biệt đến những dự án của các DNNN phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế mũi nhọn và trọng điểm do Nhà nước giao phó. Thực hiện theo Thông tư hướng dẫn của Thống đốc NHNN số06/2000/TT- NHNN và một số văn bản hướng dẫn thi hành của NHCT Việt Nam thì Sở giao dịch I tiến hành cho vay đối với các DNNN như sau: Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: Các DNNN phải có tín nhiệm đối với ngân hàng, có dự án đầu tư, phương án SXKD khả thi, có khả năng tài chính và các nguồn thu hợp pháp, có kết quả sản xuất kinh doanh có lãi trong 2 năm liền kề thời điểm xét cho vay. Mức cho vay đối với DNNN tối đa không vượt quá mức uỷ quyền phán quyết của Tổng giám đốc cho chi nhánh. Đối với DNNN chưa đáp ứng được yêu cầu có kết quả SXKD 2 năm có lãi liền kề thời điểm xét cho vay nhưng không thuộc diện yếu kém theo phương thức sắp xếp của Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương, có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, khắc phục được lỗ trong thời hạn nhất định (tối đa là 2 năm) và có khả năng hoàn trả nợ vay thì vẫn có thể cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: NHCT Việt Nam qui định tổng mức cho vay tối đa không vượt quá 70% giá trị tài sản cầm cố, thế chấp và tài sản bảo lãnh đã được xác định và ghi trên hợp đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh. Riêng tài sản cầm cố là kim khí quí, đá quí thì mức cho vay tối đa không vượt quá 80% giá trị tài sản cầm cố. Đối với tài sản cầm cố là trái phiếu, tín phiếu, kì phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm và các giấy tờ khác trị giá được bằng tiền do Chính phủ, Bộ Tài chính và các NHTM quốc doanh phát hành thì mức cho vay dựa trên nguyên tắc: giá trị tài sản cầm cố ở thời điểm nợ vay đến hạn (kể cả trường hợp rút trước hạn) đủ để thanh toán toàn bộ số tiền vay, tiền lãi và các khoản phí khác (nếu có). Sở giao dịch I phải lập tổ thẩm định để định giá tài sản đối với việc xác định giá trị tài sản đảm bảo tiền vay không phải là quyền sử dụng đất. Chúng ta có thể thấy được khách hàng lớn của Sở giao dịch I chính là DNNN khi xem xét cơ cấu đầu tư của Sở giao dịch I: Bảng 7. Cơ cấu cho vay của Sở giao dịch I. Đơn vị: tỉ đồng Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Tổng dư nợ cho vay 876,7 100 1.107,6 100 1.246,6 100 1.497 100 1. DNNN 793,2 90,5 983,3 88,8 1.140,5 91,48 1.355 90,5 2. DNNQD 83,5 9,5 124,3 11,2 106,1 8,52 142 9,5 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I- NHCT VN) Qua bảng trên ta thấy, tình hình tín dụng đối với DNNN ngày càng tăng. Dư nợ cho vay đối với DNNN đến năm 2001 đã đạt một con số rất lớn là 1.355 tỉ đồng, chiếm 90,5% tổng dư nợ cho vay. Trong khoảng thời gian từ 1998-2001, dư nợ cho vay đối với DNNN luôn chiếm khoảng 90% trong tổng cho vay của Sở giao dịch I. Điều này cho thấy DNNN là một khách hàng thường xuyên của Sở giao dịch I cũng như Sở giao dịch I chính là một địa chỉ tin cậy khi các DNNN muốn vay vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh. Chúng ta có thể nghiên cứu kĩ hơn tình hình cho vay đối với DNNN tại Sở giao dịch I qua bảng sau: 1.1. Tình hình đầu tư tín dụng theo thời gian Các khoản cho vay tuỳ theo thời gian được chia thành cho vay ngắn hạn hay trung và dài hạn. Nếu khoản vay diễn ra dưới một năm được coi là khoản vay ngắn hạn còn khoản vay từ một đến năm năm được coi là trung hạn và trên năm năm được coi là dài hạn. Trong hoạt động ngân hàng thì các khoản cho vay ngắn hạn được coi là có tính thanh khoản cao hơn các khoản cho vay trung và dài hạn nhưng nó lại không mang lại nhiều lợi nhuận. Do vậy các ngân hàng phải tự cân đối giữa các khoản vay để đảm bảo an toàn nhưng vẫn đem lại lợi nhuận cao. Nhìn vào bảng 8 ta có thể thấy Sở giao dịch I thường tiến hành cho vay với các dự án trung và dài hạn. Dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm tỉ trọng lớn và tăng đều qua các năm. Năm 1999, dư nợ cho vay trung và dài hạn đối với DNNN đạt 673,226 tỉ đồng, chiếm 68,47% tổng dư nợ thì đến năm 2000, con số này đã là 813,38 tỉ đồng, chiếm 71,32% tổng dư nợ và tăng 20,8% so với năm 1999. Năm 2001, dư nợ cho vay trung và dài hạn đối với DNNN đã lên đến con số trên 1000 tỉ đồng, chiếm 74,16% tổng dư nợ và tăng 23,6% so với năm 2000, tăng 49,2% so với năm 1999. Sự gia tăng liên tục này có thể lý giải là do hiện nay các DNNN đang rất cần vốn để đổi mới công nghệ, trang thiết bị, mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư theo chiều sâu, tăng năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để theo kịp sự phát triển của thời đại. Cho vay ngắn hạn đối với các DNNN cũng tăng đều qua các năm, nhưng tỉ trọng không lớn, chỉ trong khoảng từ 25- 30%. Không phải Sở giao dịch I không quan tâm đến cho vay ngắn hạn nhưng cho vay ngắn hạn thường để bổ sung cho nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp trong khi các DNNN vay vốn ở Sở giao dịch I thường hướng đến mục tiêu kinh doanh lâu dài. Trong cho vay đối với các DNNN, Sở giao dịch I chú trọng đến việc cho vay đối với các Tổng công ty lớn, các doanh nghiệp giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế như Tổng công ty Bưu chính viễn thông dư nợ cho vay hiện nay là khoảng 700 tỉ đồng, chủ yếu là vay trung và dài hạn để mua các loại máy móc thiết bị. Hay công ty thực phẩm miền Bắc, dư nợ cho vay khoảng 150 tỉ đồng, chủ yếu dùng để đầu tư lắp đặt các dây chuyền sản xuất mới,... Theo số liệu thống kê thì tổng dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty 90- 91 luôn đạt ở mức cao, năm 1999 chiếm tỉ trọng khoảng 63% tổng dư nợ và khoảng 70% dư nợ đối với thành phần kinh tế quốc dân. Có thể nói rằng, tín dụng đối với các Tổng công ty lớn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của ngân hàng và góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng của Sở giao dịch I-NHCT Việt Nam. Bởi vì, các Tổng công ty 90- 91 là các DNNN có qui mô lớn, kinh doanh trong những ngành, những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân, phần lớn các Tổng công ty đều làm ăn có lãi, lợi nhuận hàng năm tương đối lớn, nên khả năng trả nợ cao. Ngoài ra, các Tổng công ty còn được tài trợ của Nhà nước, do vậy khi cho vay thì Sở giao dịch I cũng không lo không thu hồi được vốn, mà chính các khoản vay này có đem lợi nhuận về cho ngân hàng không. Không chỉ vậy, Sở giao dịch I khi giúp các DNNN đổi mới máy móc, thiết bị, cải tiến công nghệ, sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao cũng có nghĩa là đã thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở phát triển khoa học công nghệ, gó

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVVANANH1.doc
Tài liệu liên quan