Đề tài Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nội thất ở Công ty Xuân Hoà

Lời nói đầu 1

Chương I 3

Những vấn đề chung của cạnh tranh về sản phẩm 3

1.1. Thực chất, vai trò và các công cụ cạnh tranh 3

1.1.1. Thực chất cạnh tranh 3

1.1.2. Vai trò của cạnh tranh. 3

1.1.3 Các công cụ cạnh tranh chủ yếu: 5

1.1.3.1 Cạnh tranh bằng sản phẩm. 5

1.1.3.2. Cạnh tranh qua giá 6

1.1.3.3. Cạnh tranh về phân phối bán hàng. 7

1.1.3.4. Cạnh tranh về thời cơ thị trường. 7

1.1.3.5. Cạnh tranh về không gian và thời gian. 7

1.2. Khả năng cạnh tranh và các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm trong doanh nghiệp. 8

1.2.1. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm. 8

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong doanh nghiệp 9

1.2.2.1. Thị phần 9

1.2.2.2. Giá bán của sản phẩm 10

1.2.2.3. Chất lượng sản phẩm 10

1.2.2.4. Thương hiệu sản phẩm 11

1.2.2.5. Hệ thống phân phối sản phẩm và các dịch vụ bán hàng 12

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh sản phẩm trong doanh nghiệp. 13

1.3.1. Môi trường kinh tế vĩ mô 13

1.3.1.1. Môi trường kinh tế 13

1.3.1.2. Môi trường công nghệ. 13

1.3.1.3. Môi trường văn hoá - xã hội 14

1.3.1.4. Môi trường tự nhiên. 14

1.3.1.5. Môi trường chính trị, luật pháp, quy chế, chính sáh 14

1.3.1.6. Môi trường toàn cầu 14

1.3.2. Môi trường ngành 15

1.3.2.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại 15

1.3.2.2. Phân tích cạnh tranh tiềm ẩn 16

1.3.2.3. Phân tích nhà cung ứng 16

1.3.2.4. Phân tích khách hàng 17

1.3.2.5. Sản phẩm thay thế 17

1.3.3. Môi trường nội bộ 17

1.4. Sự cần thiết nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm trong doanh nghiệp. 18

Chương II 19

Thực trạng cạnh tranh về sản phẩm nội thất tại 19

công ty xuân hoà 19

2.1 Khái quát về công ty 19

2.1.1 Những thông tin chung về công ty 19

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển công ty: 19

2.1.2.1. Giai đoạn từ 1973- 1980 19

2.1.2.2. Giai đoạn từ 1981 – 1990 20

2.1.2.3. Giai đoạn từ 1992 đến nay 21

2.1.3. Những đặc điểm kinh tế-kỹ thuật ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm nội thất Công ty Xuân Hoà 23

2.1.3.1.Đặc điểm về sản phẩm 23

2.1.3.3. Đặc điểm về nhân lực 25

2.1.3.4. Đặc điểm về công nghệ sản xuất 25

2.1.3.5. Đặc điểm của bộ máy tổ chức quản lý 27

2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nội thất của công ty Xuân Hoà 29

2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 29

2.2.2. Phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm nội thất Công ty Xuân Hoà 31

2.2.2.1. Về thị phần của sản phẩm 31

2.2.2.2. Về giá bán sản phẩm 32

2.2.2.3. Sản phẩm và chất lượng sản phẩm 32

2.2.2.4. Về thương hiệu sản phẩm 34

2.2.2.5. Hệ thống phân phối sản phẩm và dịch vụ bán hàng 34

2.2.3. Các biện pháp Công ty đã áp dụng nhằm tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nội thất 36

2.2.3.1. Trong sản xuất 36

2.2.3.2. Trong kinh doanh 37

2.3. Đánh giá khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nội thất Công ty Xuân Hoà 39

Chương III 42

Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm nội thất tại công ty Xuân Hoà 42

3.1. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản nội thất tại Công ty Xuân Hoà 42

3.1.1. Đa dạng hoá sản phẩm đúng hướng 42

3.1.1.1. Phương hướng đa dạng hoá sản phẩm 42

3.1.1.2. Biện pháp thực hiện 42

3.1.2 Hạ giá thành sản phẩm 43

3.1.2.1 Phương hướng hạ giá thành sản phẩm 43

3.1.2.1 Biện pháp thực hiện hạ giá thành sản phẩm 44

3.1.3. Nâng cao công tác quản lý chất lượng 45

3.1.3.1 Phương hướng nâng cao công tác quản lý chất lượng 45

3.1.3.2. Biện pháp thực hiện 45

3.1.4. Tăng cường hoạt động Marketing 48

3.1.4.1. Phương hướng thực hiện 48

3.1.4.2. Biện pháp thực hiện 48

3.2. Một số kiến nghị với Nhà nước 52

Kết luận 54

Tài liệu tham khảo 55

 

doc59 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nội thất ở Công ty Xuân Hoà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
í nghiệp, đứng đầu là đồng chí Giám Đốc Nguyễn Văn Tịnh đã tập trung suy nghĩ tìm giải pháp, một mặt huy động sáng kiến của tập thể dựa trên những cơ sở vật chất máy móc có sẵn, đi vào hướng mặt hàng nội thất. Chỉ trong một thời gian ngắn đã có rất nhiều mẫu mã bàn ghế ra đời. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 1989 chỉ đạt bằng 60% năm 1988 song không chỉ đánh giá bằng con số, giá trị mà được khẳng định bằng đường lối chiến lược, mở ra phương án sản phẩm và cung cách làm ăn mới. Việc chế tạo và đưa vào thị trường thành công các loại sản phẩm mới năm 1989 là một sự kiện lịch sử quan trọng, tạo ra bước ngoặt trên con đường phát triển của Xí nghiệp. 2.1.2.3. Giai đoạn từ 1992 đến nay Sau nhưng năm thục hiện đường lối đổi mới, nhất là trong hai năm 1989 và 1990. Xí nghiệp Xe đạp Xuân Hoà đã giành được những thắng lợi to lớn. Với bước đi thử nghiệm, mạnh dạn chuyển hướng sản xuất sang mặt hàng nội thất, đã tạo đà cho Xí nghiệp nhanh chóng tiếp cận với cơ chế thị trường, ổn định đời sống, phát triển sản xuất. Trong xu thế phát triển chung của đất nước, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, ngày 7/10/1993 UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 5614-QD/UB, chuyển Xí nghiệp Xe đạp Xuân Hoà thành Công ty Xuân Hoà. Từ năm1993, nhu cầu thị trường tăng lên nhanh chóng, đặc biệt vào dịp cuối năm tình trạng thiếu hàng đến mực căng thẳng. Trong khi đó, do cơ chế mở cửa đã bắt đầu xuất hiện yếu tố cạnh tranh mà công nghệ của Công ty hầu hết tận dụng từ dây chuyền sản xuất xe đạp đã bị lạc hậu. Công ty buộc phải đứng trước sự lựa chọn: Một là cứ duy trì như vậy thì sớm muộn cũng bị các đối thủ cạnh tranh đánh bại, hoặc phải nhanh chóng đầu tư công nghệ mới, hiện đại hoá dây chuyền để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng tăng, có như vậy mới đảm boả sự tồn tại và phát triển. Từ sự phát hiện và nhận thức kịp thời những vấn đề trên, lãnh đạo Công ty luôn khẳng định cần phải tiếp tục đẩy mạnh hơn bao giờ hết sự nghiệp đổi mới toàn diện trên các mặt. Trước hết mạnh dạn đầu tư công nghệ hiện đại nhưng có hiệu quả ngay, xúc tiến mạnh mẽ nhằm hoàn thiện công tác quản lý, đào tạo, mở rộng thị trường. Đặc biệt thị trường xuất khẩu tuy có nhiều gian nan vất vả, song từ đây lại lở ra phương hướng giải quyết có tính chiến lược lâu dài. Tính đến năm 2000, sau gần 10 năm với sự cố gắng nỗ lực đầu tư, Công ty đã trang bị lại gần như toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị, mỗi công đoạn, dây chuyền sản xuất hầu hết đều được cơ giới hoá, tụ động hoá, tạo ra sự thay đổi căn bản về chất trình độ kỹ thuật sản xuất. Do đó, đưa Công ty trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về sản xuất hàng nội thất. Biểu 1: một số chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xuân hoà từ năm 1999-2003 Chỉ tiêu ĐVT Năm 1999 2000 2001 2002 2003 Giá trị TSL Tr.đ 101.000 107.000 115.340 124.895 145.320 Doanh thu Tr.đ 104.286 111.650 119.300 129.460 151.164 Sản phẩm: - Bàn ghế các loại Cái 828.327 920.000 956.240 1.324.980 1.587.300 - Vành mạ Đôi 16.158 - - - - - ống thép 1.000 m 2.123 5.200 6.325 10.250 11.500 - Xe đạp Cái 10.749 15.000 11.650 15.305 12.756 Lao động bq Người 800 850 890 1.005 1.025 Thu nhập bq 1.000 đ 1.172 1.209 1.370 1.300 1.200 (Nguồn: Phòng kế toán thống kê) Như vậy, căn cứ vào kết quả trên ta thấy doanh số tiêu thụ của năm 2003 tăng lên so với năm 2002 về số tuyệt đối là 21.704 tr.đ tức là tăng lên 16.76%. Nguyên nhân là do có sự đầu tư trang thiết bị máy móc, tạo ra sản phẩm có chất lưọng cao và ổn định hơn nữa giá cả lại không cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Các sản phẩm như: Tủ tường, bàn văn phòng, tủ tôn tài liệu, giá, kệ… là những mặt hàng mới được bổ sung vào cơ cấu sản phẩm trong những năm gần đây. Cụ thể, các loại bàn, tủ bằng chất liệu ván ép mới đi vào sản xuất năm 2000, năm 1999 là các sản phẩm bằng chất liệu tôn như tủ tường, tủ tài liệu… nhưng tỷ lệ đã tăng rất cao. Có loại tăng 205.25%. Đây là dấu hiệu khả quan và có thể khẳng định Công ty đã có hướng đi đúng, khai thác tôt nguồn lực hiện có, húa hẹn những tiềm năng phát triển to lớn trong tương lai. Điều này có tác dụng khuyến khích CBCNV trong Công ty không ngừng phấn đấu lao động sáng tạo, năng động trong cơ chế thị trường. 2.1.3. Những đặc điểm kinh tế-kỹ thuật ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm nội thất Công ty Xuân Hoà 2.1.3.1.Đặc điểm về sản phẩm Hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện thị trường rất đa dạng va luôn có sự biến động do các tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh chóng. Sự cạnh tranh giữ các loại hàng hoá, đặc biệt là những loại hàng hoá đồng dạng rất gay gắt và yêu cầu năng cao không ngừng hiệu quả hoạt động nên Công ty Xuân Hoà đã rất năng động trong việc lựa chọn các phương án sản xuất kinh doanh, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị trường và xã hội, phù hợp với điều kiện của môi trường kinh doanh. Cơ cấu sản phẩm cả Công ty chia làm ba mảng: hàng nội thất, xe đạp và phụ tùng xe đạp, thứ ba là sản xuất ống thép. Trong những năm gần đây, do nhu cầu thị trường nên cơ cấu sản phẩm sản xuất chuyển dịch dần sang những sản phẩm nội thất và ống thép. Cụ thể, Công ty xác định cơ câusanr xuấ là: 70% sản phẩm nội thất, 20% ống thép, 10% xe đạp và phụ tùng xe đạp. Công ty cũng xác định thị trường chính của mình là các tỉh phía Bắc, thị trường phía Nam là thị trường Công ty đang tìm cách xâm nhập và phát triển. Thị trường xuất khẩu mặc dù có yếu tố cạnh tranh găy gắt khiến tỷ trọng xuất khẩu những năm gần đây giảm đáng kể nhưng Công ty vẫn xác định đây là thị trường chiến lược trong kế hoạch phát triênr thị trường của Công ty. Với những sản phẩm nội thất của Công ty, tỷ lệ khung và ống thép chiếm phần lớn. Với dây chuyền kéo ống thép của Đài Loan, ống thép được sản xuất ra có chỉ số chịu lực cao được khách hàng rất tín nhiệm. Một đặc điểm nổi trội nữa của các sản phẩm nội thất ( Bàn ghế khung sơn, mạ, các sản phẩm sử dụng thành phần ống thép sơn-mạ) do Công ty Xuân Hoà sản xuất là có nước sơn và nước mạ dặc biệt bóng và bền. Với tiêu chí chất lượng là trên hết, Công ty đã sớm nhận thực về vấn đề quản lý chất lượng, thành lập một phòng riêng về quản lý chất lượng sản phẩm. Tháng 6 năm 1999, Công ty xúc tiến chueoeng trình hệ thống quản lý chất lương theo tiêu chuẩn ISO 9000. Sau một năm tổ chức thực hiện tích cực theo lịch trình kế hoạch khoa học chặt chẽ, tháng 6 năm 2000 đã được cấp giấy chứng nhận do QMS của AUSTRALIA và trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT cấp. 2.1.3.2. Đặc điểm về nguyên vật liệu Măth hàng của Công ty rất đa dạng về chủng loại và mẫu mã. Vì thế, cùng với các yếu tố cấu thành khác, để sản xuất ra một loại sản phẩm cần rất nhiều chủng loại vật tư. Có thể kể đến: - Nguyên, nhiên vật liệu chính là vật liệu quan trọng không thể thiếu để cấu thành nên sản phẩm: Kền, sắt, thép, tôn, gỗ… - Nguyên vật liệu phụ: Nhựa, Phooc-mi-ka, kính… - Nhiên liệu: Điện - Bao bì ngoài là những vật liệu để đóng gói sản phẩm: ni-lon, bìa giấy catton. Hiện nay nguồn nguyên liệu mà Công ty đang sử dụng chủ yếu lấy từ trong nước, từ hơn 30 công ty, nhà máy, xí nghiệp lớn nhỏ, đã thay thế được khá lớn tỷ trọng phải nhập từ nước ngoài do đó đã tạo được sự chủ động trong sản xuất và dự trữ, góp phần tạo nên sự liên tục trong sản xuất và tiêu thụ, đáp ứng được mọi yêu cầu từ đơn đặt hàng với số lượng lớn. Đây cũng là một lợi thế cạnh tranh không nhỏ của Công ty. Trước khi đưa vào sản xuất các nguyên vật liệu được kiểm tra bất kỳ chỉ có những nguyên vật liệu nào đảm bảo chất lượng thì mới đưa vào sản xuất theo nguyên tắc đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Để đưa ra thị trường một sản phẩm vừa có chất lượng lại phải vừa rẻ là một thách thức không chỉ riêng đối với một công ty hoặc một nhà máy nào, muốn đạt được yêu cầu đó thì phải tìm cách giảm chi phí đến mức có thể được ở tất cả các bộ phận. Và một ưu điểm của Công ty Xuân Hoà là họ đã tận dụng khai thác nguồn nguyên vật liệu ở trong nước (80 - 90 %) vừa rẻ do chi phí cho việc khai thác và vận chuyển không lớn lại vừa phù hợp với điều kiện ở Việt Nam hơn các loại nguyên vật liệu khác. 2.1.3.3. Đặc điểm về nhân lực Khoa học, công nghệ là rất quan trọng, nhưng yếu tố quan trọng nhất là con người, con người là vốn quý nhất. Bởi mỗi vị trí trong bộ máy quản lý, dây chuyền sản xuất đều có sự tham gia của con người. Để có thể vận hành và làm chủ được máy móc thiết bị, quy trình sản xuất sao cho đạt được hiệu quả cao nhất, đòi hỏi Công ty phải có một chính sách về con người cụ thể và nhất quán theo quan điểm kinh doanh của Công ty từ khâu tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp, bố trí nhân sự, cơ cấu nhân sự cho phù hợp với điều kiẹn và mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty Xuân Hoà là một trong những doanh nghiệp tập hợp được một đội ngũ cán bộ, công nhân trẻ, năng động, và đầy sáng tạo, trình độ tay nghề cao. Để hiểu rõ hơn ta xem bảng số liệu sau: Biểu 2: Cơ cấu nhân sự trong bộ máy quản lý của công ty xuân hoà Phòng-Ban Số lượng Tỷ trọng (%) Nữ Trên ĐH ĐH CĐ, TH Chưa qua đào tạo Ban giám đốc 4 1.6 2 3 1 0 Văn phòng GĐ 8 3.0 3 4 3 1 Phòng thị truờng 44 17.4 25 31 13 0 Phòng kế toán 10 3.9 10 1 7 2 0 Phòng KT-CN 68 26.9 16 12 56 0 Phòng KCS 18 7.1 6 8 10 0 Phòng quản lý kho 24 9.5 4 7 12 5 Phòng tổ chức 17 6.7 7 12 5 0 Phòng dịch vị đời sống 27 10.7 18 2 18 7 Phòng boả vệ 32 12.6 0 0 15 17 Tổng cộng 252 91 86 135 30 ( Nguồn: Phòng tổ chức) So sánh với thực hiện năm 2003 ta thấy thu nhập bình quân của CBCNV đã tăng lên do chất lượng sản phẩm cũng như tay nghề công nhân kỹ thuật được nâng cao, đơn giá tiền lương được điều chỉnh phù hợp với thực tế. 2.1.3.4. Đặc điểm về công nghệ sản xuất Tính đến nay, với sự cố gắng nỗ lực đầu tư, Công ty đã trang bị lại gần như hoàn toàn hệ thống máy móc thiết bị, mỗi công đoạn, dây chuyền sản xuất hầu hết đều được cơ giới hoá, tự động hoá, tao ra sự thay đổi căn bản về chất trình độ kỹ thuật sản xuất. Do đó Công ty đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất hàng nội thất tại Việt Nam. Tuy nhiên, để sử dụng hết năng lực công Nghệ và máy móc, đặc biệt là trong điều kện khoa học kỹ thuật và công gnhệ phát triển không ngừng. Công ty đã mạnh dạn đầu tư nhiều dây chuyền công nghệ hiện đại để thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và vuẽng bước trong tiến trình hội nhập AFTA. Biểu hiện của những bước đi mạnh dạn đó là sự đầu tư vào một loạt các dây chuyền công nghệ hiện đại hàng đầu của khu vực và thế giới như: - Dây chuyền kéo ống thép Đài Loan - Dây chuyền mạ tự động, mạ thuỷ lực tự động 3 lớp - Dây chuyền sơn bột tĩnh điện Thuỵ Sỹ - Dây chuyền hàn sau mạ Do vậy, sản phẩm của Công ty ngày càng khẳng định được vị trí trên thị trường và được người tiêu dùng bìh chọn là hàng “Việt Nam chất lượng cao”. Như vậy, có thể nhận thấy tổ chức sản xuất trong mỗi doanh nghiệp nếu được ứng dụng nhanh chóng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật thì nó cho phép sử dụng đầy đủ, hợp lý và tiết kiệm nguyên-nhiên vật liệu, sử dụng hợp lý công suất của thiết bị, máy moác và sức lao động, góp phần giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.1.3.5. Đặc điểm của bộ máy tổ chức quản lý Kế toán trưởng Phòng quản lý kỹ thuật và công nghệ PGĐ kỹ thuật vàđầu tư PGĐ điều hành và SX nội chính PGĐ kinh doanh Phòng KCS Phòng đầu tư phát triển Phòng tổ chức điều hành SX Phòng quản lý kho Phòng dịch vụ dời sống Phòng boả vệ Phòng thị trường Phòng kế toán PX Lắp ráp PX Phụ tùng PX Khung PX Mộc PX Mạ PX Xe PX Cầu Diễn Giám đốc Công ty Xuân Hoà đã xây dựng cho mình một bộ máy quản trị doanh nghiệp kiểu trực tuyến- chức năng. Bộ máy quản lý là đầu tầu lãnh đạo toàn Công ty. Bộ máy quản lý gon nhẹ thể hiện hiệu quả quan lý và mục tiêu hướng tới của Công ty. Nó có ưu điểm là vừa giam bớt chi phí quản lý, vừa giảm bớt gánh nặng cho ban giám đốc. Hơn nữa, bộ máy quản lý gọn nhẹ, không cồng kềnh, không chồng chéo tạo ra một cơ chế quản lý thông thoáng cho việc thực hiện và giải quyết công việc. Nó đà đường đi của các luồng thông tin vừ nhanh, vừa chính xác và là một nhân tố quan trọng trong điều hành sản xuất kinh doanh. Với sự xúc tiến thực hiện và lựa chọn hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 đã thể hiện được moọt tầm nhìn mới của lãnh đạo Công ty khi hệ thống QLCL này chủ yếu nhằm di sâu vào hoàn thiện bộ máy quản lý là chính. Hiện nay, bộ máy quản lý của Công ty được chia thành 9 phòng ban được phân định rõ chúc năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác giữa các bộ phậnvà các cá nhân với nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành cân đối, nhịp nhàng và liên tục. 2.1.5. Đánh giá chung về tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty trong những năm gần đây Biểu 5: Kết quả hoạt động của công ty qua các năm TT Nội dung Đvt Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1 Vốn KD(vốn của chủ sở hữu) Tr.đồng 7.887,055 7.387,055 5.780,938 Trong đó: -Vốn ngân sách -Vốn tự bổ sung Tr.đồng Tr.đồng 7.785,525 101,520 7.285,525 101,525 5.679,408 101,530 4 Kết quả sản xuất-kinh doanh Tr.đồng 4.1 4.2 4.3 -Tổng giá trị sản xuất(gồm SX: VLXD, XL…) Tr.đồng Tr.đồng 68.503,708 88.826,951 90.318,211 105.241,194 105.000,000 119.000,000 -Tổng doanh thu 5 Nộp ngân sách Tr.đồng 1.234,340 2.645,985 3.228,582 -Trong đó:nộp thuế VAT Tr.đồng 245,000 1.831,425 3.187,000 6 Nợ phải trả Tr.đồng 202.782,000 197.678,861 191.800,000 6.1 6.2 6.3 6.4 -Nợ ngân sách -Nợ ngân hàng -Nợ BHXH -Nợ các tổ chức khác Tr.đồng Tr.đồng Tr.đồng Tr.đồng 5.119,628 161.401,406 236,531 36.024,435 6.934,393 157.378,940 226,676 33.138,852 6.800,000 150.000,000 0 35.000,000 7 Nợ phải thu Tr.đồng 31.816,164 33.606,868 35.000,000 -Trong đó nợ khó đòi Tr.đồng 0 0 0 (Nguồn: Phòng tổ chức lao động) Theo con số thống kê được ở trên chúng ta đều thấy lợi nhuận của công ty năm sau cao hơn năm trước. Bên cạnh đó là các chỉ tiêu về nguồn vốn tự bổ sung cũng rất ổn định, lao động được tinh giản chất lượng công việc không ngừng được nâng cao.Công ty Xuân Hoà luôn là đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về việc đóng thuế cũng như trả nợ Ngân hàng đã tạo được lòng tin với các tổ chức tài chính, tín dụng. Với cơ sở vật chất vững vàng, có đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, có hệ thống đảm bảo chất lượng ISO-9000, chất lượng sản phẩm sản xuất ra luôn luôn ổn định và ngày càng được nâng cao, thị trường đã được mở rộng trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Thị trường xuất khẩu cũng đang dần được mở rộng và có những tín hiệu tốt. Công ty Xuân Hoà đang từng bước giữ vững và tăng công suất sản xuất, mở rộng và giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài, tăng doanh thu tiêu thụ, thu nhập của người lao động ổn định và ngày một nâng cao. Song bên cạnh đó công ty cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức: vừa phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm nội thất cùng loại sản xuất ở trong nước, nhập khẩu từ nước ngoài đặc biệt là những sản phẩm nội thất văn phòng và các sản phẩm nội thất của Trung Quốc khi Nhà nước chủ trương giảm thuế tiến tới bãi bỏ thuế đối với mặt hàng này. Về phía công ty, với đội ngũ công nhân lành nghề, các cán bộ quản lý chủ chốt trẻ, có trình độ, năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong công việc là một nguồn lực vô giá. Trong những năm tới công ty vẫn tiếp tục quan tâm đến việc xây dựng cho mình một nguồn nhân lực đủ vế số lượng và đảm bảo về chất lượng để đảm nhiệm các công việc của công ty đưa công ty tiến những bước vững chãi vào thế kỷ XXI, một thế kỷ có những chuyển biến lớn cả về kinh tế, chính trị và xã hội. 2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nội thất của công ty Xuân Hoà 2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Công ty Xuân Hoà là một trong những doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả với sản lượng năm sau cao hơn năm trước; sản lượng sản xuất và tiêu thụ được xem xét, cân đối hợp lý giữa các phòng ban trong Công ty; lợi nhuận qua các năm cũng tăng lên đáng kể, đời sống người lao động ngày càng được nâng cao. Để minh chứng cho điều đó chúng ta xem bảng số liệu sau: Biểu 6 : Sản lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm qua các năm TT Chỉ tiêu ĐVT TH 2001 TH 2002 KH 2003 TH 2003 Tỷ lệ % so với TH 2003 TH 2002 KH 2003 1 Sản lượng sản xuất SP 247000 325000 289000 294000 119,03 90,32 101,73 2 Sản lượng tiêu thụ SP 260000 310500 310000 317000 121,92 102,1 102,26 ( Nguồn: Biểu tổng hợp các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2000,2001- Phòng kế hoạch đầu tư). Do biến động về nhu cầu sứ vệ sinh trên thị trường Vật liệu xây dựng nên năm 2001 sản lượng sản xuất cũng như tiêu thụ bị chững lại hơn so với năm 2000. Song nhìn chung sự giảm sút này không đáng lo ngại vì công ty có thể lý giải được tại sao. Có nhiều nguyên nhân trong đó phải kể đến là nhu cầu về xây dựng tăng lên nhưng cung về sứ vệ sinh tăng nhanh hơn ( do có nhiều sản phẩm cùng loại của nhiều công ty xuất hiện trên thị trường). Hầu hết các công ty sản xuất sứ vệ sinh đều gặp phải tình huống này và vì thế cạnh tranh giữa các sản phẩm cùng loại diễn ra quyết liệt. Các công ty đang sử dụng mọi biện pháp để giữ vững và mở rộng thị trường trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Để hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện ngày càng khó khăn như hiện nay đội ngũ tiếp thị của phòng kinh doanh đã rất cố gắng xúc tiến, thúc đẩy việc tiêu thụ trên các vùng thị trường được giao. Sự nỗ lực đó đã thu được kết quả đáng kể. Xem biểu sau để biết thêm chi tiết : Theo con số thống kê được ở trên cho thấy tình hình tiêu thụ các sản phẩm nội thất của Công ty là tương đối tốt, trong đó thị trường miền Bắc vẫn chiếm ưu thế khoảng 60% sản lượng sản xuất ra (60% doanh thu cả nước), thị trường miền Nam chiếm khoảng 25% về sản lượng (27% về doanh thu) còn lại 15% là của thị trường miền Trung (13% doanh thu). Riêng thị trường xuất khẩu chiếm khoảng 25% sản lượng của miền Bắc (30% doanh thu) và 13% sản lượng cả nước (khoảng trên 15% doanh thu).Điều này cho thấy sản phẩm của công ty vẫn tiêu thụ chủ yếu ở thị trường nội địa, thị trường nước ngoài mới đang bắt đầu khai thác và công ty còn rất nhiều cơ hội để mở rộng hơn nữa thị trường này. Hiện tại công ty đã xuất khẩu sang một số nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông… Hiện tại mạng lưới tiêu thụ của công ty hoạt động tương đối hiệu quả với việc phân chia vùng thị trường ở miền Bắc, đặt chi nhánh tại miền Trung, văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh, thông qua cơ chế phân phối đại lý đã có mặt trên khắp mọi miền đất nước (61 tỉnh thành) và đang dần có vị thế trên thị trường quốc tế. Mặc dù những kết quả thu được qua các năm là tương đối khả quan, đánh giá được những nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ công ty song không vì thế mà công ty chủ quan bởi lẽ cạnh tranh trong nghành đang diễn ra quyết liệt, có rất nhiều doanh nghiệp đã và đang chuẩn bị ra nhập ngành. 2.2.2. Phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm nội thất Công ty Xuân Hoà 2.2.2.1. Về thị phần của sản phẩm Như phần lý luận chung đã trình bày, thị phần của sản phẩm là một chỉ tiêu tổng hợp nó phản ánh quy mô thị trường sản phẩm trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có chỉ tiêu này lớn thì quy mô thị trường cũng lớn tương đối. Để giữ vững, củng cố và mở rộng thị trường cho đơn vị mình trong điều kiện cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải biết đánh giá khả năng của mình, phản ứng kịp thời với những biến động về nhu cầu của khách hàng và hơn thế phải phân tích được đối thủ cạnh tranh với mình. Thị trường luôn biến động, mặc dù hiện tại thị phần của công ty là lớn nhất song có rất nhiều đối thủ cạnh tranh để giành vị trí đó. Năm 2002 thị phần của công ty là 23,54% , năm 2003 chỉ còn 20,03% (giảm 3,51%). Có rất nhiều nguyên nhân dân tới tình trạng đó. Đầu tiên phải kể đến sự chuyển dịch của nhu cầu do đặc thù của các sản phẩm nội thất là rất đa dạng và luôn thay đổi cả về mẫu mã cũng như chất lượng. Người ta cũng dễ dàng để tìm ra một mặt hàng thay thế. Đồng thời với sự xuất hiện của vô số những công ty tư nhân cũng như liên doanh là sự gia tăng sản lượng của những Công ty đã có chỗ đứng trên thị trường như Công ty Hoà Phát, các sản phẩm nhập ngoại từ Malaysia, Indonesia, Thái Lan đã dẫn đến việc thay đổi thứ tự sắp xếp trên trên thị trường. Đố là một số trong các đối thủ cạnh tranh mạnh mà công ty cần nghiên cứu, phân tích để đưa ra chiến lược cạnh tranh cụ thể. Với tất cả những lý do trên Công ty Xuân Hoà luôn ý thức cho mình phải tạo và tăng cường khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của công ty. Để làm được điều đó công ty đã sử dụng tổng hợp các biện pháp từ chính sách về sản phẩm , chất lượng sản phẩm, giá cả , thương hiệu sản phẩm, các chính sách bán hàng, sau bán hàng, chính sách chăm sóc khách hàng...Chúng ta sẽ lần lượt xem xét các yếu tố đó. 2.2.2.2. Về giá bán sản phẩm Giá cả là một công cụ mà công ty sử dụng để cạnh tranh trên thị trường.Tuy nhiên khi sử dụng công cụ này phải hết sức linh động, khéo léo nếu không sẽ gây thiệt hại cho công ty. Sản phẩm của công ty nói chung và riêng các sản phẩm nội thất được người tiêu dùng chấp nhận do giá cả phải chăng, rẻ tương đối so với sản phẩm cùng loại có mặt trên thị trường. Hiện nay công ty đang áp dụng 3 mức giá khác nhau (Chính sách giá phân biệt) Giá bán cho các đại lý (giá bán buôn) Giá bán cho các cửa hàng (giá bán sỉ) Giá bán lẻ (giá bán cho khách hàng cuối cùng) Do việc chọn thị trường mục tiêu là đối tượng có thu nhập trung bình và cao nên công cụ giá cả có điệu kiện được phát huy. Mặc dù thu nhập của đối tượng này ngày càng được cải thiện song để đưa ra một quyết định mua họ cũng vẫn phải cân nhắc, lựa chọn và giá là một trong những căn cứ để đi đến quyết định cụ thể. Hiểu được vấn đề này công ty luôn cố gắng tìm mọi biện pháp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành và từ đó có thể giảm giá bán đồng thời tăng năng suất lao động nhưng không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Giá cả và chất lượng là hai phạm trù mà người tiêu dùng luôn đánh giá nó đồng hành với nhau, họ quan niệm " Tiền nào của nấy ". Song theo quan điểm hiện đại về chất lượng sản phẩm mà Crossby đã đề cập đến trong cuốn "Chất lượng là cái cho không" ("Quanlity is free") thì khi nói đến chất lượng là nói đến vai trò của quản lý, chất lượng của quản lý sẽ quyết định chất lượng của sản phẩm. Do đó chất lượng sản phẩm tăng lên trong khi chi phí lại giảm đi, giá cả không những không tăng mà cũng giảm xuống trên cơ sở giảm bớt các chi phí lãng phí. Thực tế đã chứng minh quan điểm đó hoàn toàn chính xác, Công ty Xuân Hoà là một ví dụ: tháng 6/2000 công ty được cấp chứng chỉ ISO-9000 về hệ thống đảm bảo chất lượng, qua đó để sản xuất và đưa ra thị trường sản phẩm có chất lượng tất cả các khâu, các bộ phận trong công ty luôn làm tốt nhiệm vụ của mình với phương châm tiết kiệm chi phí. 2.2.2.3. Sản phẩm và chất lượng sản phẩm Hơn ba mươi năm xây dựng và trưởng thành, đã có những lúc tưởng chừng như không vượt qua nổi, Công ty Xuân Hoà hiện nay là một trong những doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, góp phần nâng cao trình độ dân trí... Vậy lý do gì để công ty thu được những kết quả đó? Từ những sản phẩm có phẩm cấp thấp do còn được sự bao cấp của Nhà nước mới tiêu thụ được mà đến nay sản phẩm của công ty nhiều lúc không đủ bán. Đối với người tiêu dùng bàn ghế Xuân Hoà đã trở nên thân thiết khi trước kia người ta biết đến uy tín của sản phẩm xe đạp Xuân Hoà. Sản phẩm của công ty đã được người tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt nam chất lượng cao". Tất cả những thành tựu đó không phải một sớm một chiều có được mà nó đã trải qua một thời gian tương đối dài để có thể thay đổi tư duy, quan niệm về chất lượng sản phẩm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo công ty. Ngày nay, quan niệm về chất lượng sản phẩm không đơn thuần dừng lại ở mặt kỹ thuật mà nó còn bao gồm các phạm trù về kinh tế, xã hội: chất lượng toàn diện. Nói đến chất lượng là nói đến vấn đề quản lý, chất lượng quản lý quyết định chất lượng sản phẩm. Thực tế cũng đã trả lời như vậy, có thể lấy mốc từ khi công ty được cấp chứng chỉ ISO-9000 cho đến nay sản phẩm của công ty đã có chất lượng cao hơn, giá thấp hơn trong khi có thể giảm được các khoản chi phí không cần thiết nếu như không muốn nói là lãng phí. Qua các cuộc trưng bày, các kỳ hội chợ sản phẩm của công ty nói chung và riêng các sản phẩm nội thất đã được người tiêu dùng đánh giá cao: mẫu mã đẹp, kiểu dáng vừa phải, phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam, nước sơn(mạ) bóng, đẹp, bền, mầu sắc phong phú. Điều đó cho thấy sản phẩm của công ty ngày càng được tín nhiệm trên thị trường. Để đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng tức là được người tiêu dùng chấp nhận, yêu thích và chọn mua phải kể đến công lao của các cán bộ nghiên cứu thị trường, cán bộ xí nghiệp khuôn đã không quản vất vả, khó khăn ngày đêm lao động tích cực, sáng tạo, tìm tòi những mẫu mã mới phù hợp thị hiếu thay đổi không ngừng của khách hàng. Thực hiện chính sách đa dạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docJ0006.doc
Tài liệu liên quan