Đề tài Giải pháp nâng cao nhận thức về bảo hiểm xã hội cho người Việt Nam

Nhằm phù hợp với điều kiện đất nước trong nền kinh tế thị trường, Đảng và nhà nước đã tiến hành đổi các chính sách BHXH mà sự thay đổi đầu tiên bắt đầu từ nghị định 43/CP ra ngày 22/06/1993. Tiếp đó là một sự ra đời cảu điều lệ BHXH kèm theo nghị định 12/CP ra ngày 26/01/1995.

Cùng với sự thay đổi này thì việc thu, chi quản lý quỹ BHXH cũng được thay đổi theo. Theo điều lệ BHXH hiện hành, quỹ BHXH Việt Nam được hình thành từ các nguồn sau:

- Người sử dụng lao động đóng góp 15% so với tổng quỹ lương của những người tham gia BHXH trong đơn vị, trong đó 10% để chi cho chế độ hưu trí, tử tuất; 5% cho các chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, ốm đau, thai sản.

- Nguồn lao động đóng góp 5% tiền lương.

- Các nguồn thu khác: các cá nhân, tổ chức từ thiện giúp đỡ, lãi đầu tư vốn nhàn rỗi.

Quỹ BHXH được sử dụng với 2 mục đích:

- Chi quản lý hành chính sự nghiệp.

- Chi trợ cấp cho các chế độ.

Hiện nay việc quản lý quỹ theo điều lệ BHXH hiện hành thống nhât giao cho hệ thống BHXH Việt Nam thuộc Bộ lao động thương binh xã hội. Với sự thay đổi này việc thu chi và quản lý quỹ đã được tiến hành một cách ổn định, giảm bớt sự chồng chéo, gánh nặng về BHXH cho ngân sách nhà nước cũng được giảm đi, đời sống cảu người lao động cũng được ổn định hơn và an toàn xã hội được đảm bảo.

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2562 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao nhận thức về bảo hiểm xã hội cho người Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
714 tỷ đồng. Thực hiện mục tiêu thi đua thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng, tăng nhanh số người tham gia BHXH, BHYT, trong 5 năm qua BHXH Việt Nam đã không ngừng cải tiến, hoàn thiện, nâng cao chất lượng bằng nhiều biện pháp hữu hiệu. Số đối tượng tham gia BHXH, BHYT tăng mạnh qua các năm: đến năm 2010 ước có 9,5 triệu đối tượng tham gia BHXH, gấp 1,4 lần so với năm 2006 và 52,5 triệu người tham gia BHYT, chiếm 65,6% dân số. Thông qua việc thực hiện các phong trào thi đua gắn với nhiệm vụ chuyên môn được giao, đã xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến, nhiều cán bộ công chức, viên chức mẫn cán với công việc, thái độ và tác phong lao động cần cù, sáng tạo, đồng thời tạo dựng tinh thần yêu nghề, hăng say học tập, rèn luyện phẩm chất, năng lực của người công chức BHXH. Thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị về Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết nhân rộng điển hình tiên tiến; trong 5 năm 2011 – 2015, BHXH Việt Nam thi đua thực hiện thắng lợi, toàn diện nhiệm vụ chính trị được giao, bằng mọi biện pháp phấn đấu tăng nhanh số người tham gia BHXH, BHYT ở mọi thành phần kinh tế. Phấn đấu đến năm 2014 thực hiện BHYT toàn dân, thực hiện BHXH cho mọi người lao động vào những năm tiếp theo; giải quyết đúng, đủ chế độ, chính sách, chi trả đầy đủ, kịp thời lương hưu, trợ cấp BHXH cho người lao động; phối kết hợp chặt chẽ với các cơ sở y tế đảm bảo quyền lợi về khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT theo quy định của pháp luật; triển khai thực hiện thành công mục tiêu phát triển ngành BHXH giai đoạn 2011-2015. II. Thực trạng về thực hiện chế độ BHXH ở nước ta hiện nay. 1. Tình hình thu phí bảo hiểm của chế độ BHXH Vietnam social insurance includes three main parts: 1. Việt Nam bảo hiểm xã hội bao gồm ba phần chính: 1.Pension and Inheritance Insurance; 2.Bảo hiểm hưu trí và thừa kế; 2.Maternity and Occupational Accident Benefits; 3.Thai sản và lợi ích tai nạn lao động; 3.Medical Insurance.Bảo hiểm y tế. The paid-up total amount accounts for 23% of employee's salary, among which company affords 17% and individuals afford 6%.Việc thanh toán tổng số tiền lên tài khoản cho 23% tiền lương của nhân viên, trong đó dành 17% công ty và cá nhân đủ khả năng 6%. Bảo The insurance is paid by the company on behalf of the employee and the amount should be deducted from employee's salary.BảoBBhiểm được thanh toán của công ty thay mặt cho nhân viên và số tiền sẽ được trừ vào tiền lương của người lao động.So the base fee is employee's basic salary (excluding benefits, bonus and extra work allowance…). Vì vậy, các mức phí cơ bản là mức lương cơ bản của nhân viên (không bao gồm trợ cấp, tiền thưởng và phụ cấp làm thêm ...). The insurance base fee of the employees in most of the production factories is calculated based on the minimum basic salary. Các cơ sở phí bảo hiểm của người lao động trong hầu hết các nhà máy sản xuất được tính dựa trên mức lương cơ bản tối thiểu.According to the Vietnam Social Security Law issued in 2007, the ratio of employee's paid-up amount will be increased by 1% every two years from 2010 until reaches 8%. Theo Luật an ninh xã hội Việt Nam ban hành trong năm 2007, tỷ lệ số tiền đã trả cho người lao động sẽ được tăng 1% mỗi hai năm từ năm 2010 cho đến khi đạt đến 8%. The unemployment social insurance tax will be taxed from 1 Jan, 2009, and is paid at the rate of 1% separately by enterprise and employee.Các tỷ lệ thất nghiệp bảo hiểm xã hội thuế sẽ bị đánh thuế từ ngày 1 tháng 1 2009, và được trả ở mức 1% một cách riêng biệt của doanh nghiệp và nhân viên.So the highest social insurance for foreign co. Vì vậy, bảo hiểm xã hội cao nhất cho hợp tác nước ngoài.in Vietnam is 18% and individual is 9%. Tại Việt Nam là 18% và cá nhân là 9%.But the foreign employees can exempt from this kind of tax. Nhưng các nhân viên nước ngoài có thể được miễn loại thuế. Một phần của nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngày trước đó mong muốn đạt được lợi nhuận bằng cách thiết lập các nhà máy, hoàn toàn bỏ qua Luật Lao động Việt Nam và Luật An sinh Xã hội hay với sự nhiệt tình chút để tuân theo luật pháp (trả ít hoặc không trả tiền đúng thời hạn).It always causes some disturbances and strikes, once reported by the media, severe punishment from the government will follow. Nó luôn luôn gây ra một số rối loạn và đình công, một lần báo cáo của các phương tiện truyền thông, hình phạt nặng nề từ chính phủ sẽ làm theo.Foreign investors will meet even more problems under such unfamiliar environment. Đầu tư nước ngoài sẽ gặp vấn đề hơn nữa môi trường quen thuộc như vậy.Therefore, foreign investors should strictly obey the law while doing business in Vietnam in order to avoid problems and troubles. Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật trong khi việc kinh doanh tại Việt Nam để tránh các vấn đề và khó khăn. 2. Tình hình chi trả cho chế độ BHXH. Từ năm 1995 đến nay đã giải quyết hơn 3 triệu lượt người nghỉ ốm, 7 vạn lượt người hưởng trợ cấp tai nạn lao động và hệnh nghề nghiệp, hơn 30 vạn lượt người nghỉ thai sản, 51 vạn người hưởng lương hưu hàng tháng và trợ cấp 1 lần nhưng chưa để xảy ra trường hợp nào vi phạm chế độ. Song song với chi trả trực tiếp là hình thức chi trả gián tiếp. Trước hết phải nói đến hiệu quả của chi trả gián tiếp qua các đại lý ở các xã, thị trấn. Những địa bàn thực hiện chi trả qua đại lý hầu hết là các xã vùng sâu, vùng xa, giao thông khó khăn, đối tượng sống không tập trung. Đại lý chi trả là người được lựa chọn trong số cán bộ hưu trí và do UBND xã, thị trấn giới thiệu, đảm bảo có phẩm chất đạo đức, trung thực, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình với công việc. Theo định kỳ hàng tháng, các đại lý có trách nhiệm đến BHXH huyện nhận tiền chi trả trên cơ sở danh sách, mức trợ cấp của đối tượng được giao quản lý, sau đó về tổ chức chi trả trong khoảng 3-5 ngày và thực hiện quyết toán với BHXH huyện. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 47 xã thực hiện việc chi trả qua đại lý với tổng số đối tượng là 2.983 người và số tiền chi trả hàng tháng trên 4 tỷ đồng. Từ thực tiễn hoạt động của các đại lý chi trả có thể khẳng định rằng đây là một hình thức chi trả hỗ trợ tích cực cho mô hình chi trả trực tiếp, đồng thời phát huy được các yếu tố thuận lợi cho công tác quản lý đối tượng và tổ chức chi trả các chế độ BHXH. Bên cạnh việc chi trả qua các đại lý, các đơn vị BHXH còn thực hiện hình thức chi trả gián tiếp qua tài khoản ATM. Về thực chất, Ngân hàng quản lý tài khoản thẻ ATM là đại lý chi trả chính. Hiện nay hình thức này đang được lựa chọn như một giải pháp chi trả tuyệt đối an toàn, tiện lợi, nhờ đó đối tượng có thể chủ động thời gian lĩnh lương hưu và trợ cấp. Ngoài hai mô hình chi trả chủ yếu trên, BHXH còn chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn cho người lao động thông qua đơn vị sử dụng lao động. Đặc biệt, từ khi thực hiện Luật BHXH, việc để lại 2% chi trợ cấp ngắn hạn đã giúp các đơn vị sử dụng lao động chủ động hơn trong việc thanh quyết toán trợ cấp BHXH ngắn hạn cho người lao động. Cơ quan BHXH từ thành phố, tỉnh đến các huyện, BHXH đã thực hiện việc xét duyệt, thẩm định hồ sơ hưởng trợ cấp BHXH ngắn hạn được thực hiện đúng quy định, cấp kinh phí chi trợ cấp BHXH ngắn hạn kịp thời, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, an toàn nguồn quỹ…Từ việc vận dụng linh hoạt hai mô hình chi trả chế độ BHXH phù hợp với đặc điểm đã từng bước thực hiện hiệu quả mục tiêu tăng dần tỷ lệ chi trả trực tiếp, nâng cao chất lượng phục vụ đối tượng, góp phần chăm lo đời sống của hàng vạn người lao động. Thông qua đó khẳng định tính ưu việt của chế độ chính sách BHXH của Nhà nước ta trong thực tiễn cuộc sống và củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng. 3. Quản lý quỹ. a. Trước Nghị định 43/CP/1993 Trong giai đoạn này BHXH Việt Nam hoạt động dựa trên các sắc lệnh của nhà nước và điều lệ BHXH cho công nhân viên chức kèm theo nghị định 218/CP ngày 27/12/1961. Vì vậy việc thu, chi và quản lý quỹ cũng phải dựa trên các văn bản này. Trong thời gian này quỹ BHXH hầu như có thể nói là tồn tại trên danh nghĩa, nó nằm trong ngân sách nhà nước và được ngân sách nhà nước bảo hộ hoàn toàn. Điều này có thể khẳng định bởi nguồn thu chủ yếu của quỹ là từ các doanh nghiệp và nhà nước đóng góp, người lao động không phải đóng. Tuy nhiên đây là thời kỳ bao cấp nên các doanh nghiệp này đều là doanh nghiệp nhà nước được nhà nước bao cấp hoàn toàn. Vì vậy nhìn chung quỹ BHXH nằm trong ngân sách nhà nước và được bảo hộ hoàn toàn. Theo nghị định 218/CP ngày 27/12/1961 thì hệ thống BHXH của nước ta bao gồm 6 chế độ là: thai sản, ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, huu trí, tử tuất. Chính sách BHXH gắn chặt với chính sách tiền lương và đan xen với nhiều chính sách xã hội khác, chính vì vậy việc chi BHXH cho các chế độ này có nhiều tiêu cực và bất hợp lý, đặc biệt là chế độ mất sức lao động và hưu trí. Do có nhiều cơ quan cugf tham gia quản lý và thực hiện BHXH (Bộ công đoàn, Bộ lao động, Bộ tài chính) nên việc quản lý được tiến hành chồng chéo lên nhau, kém hiệu quả, chi phí quản lý bị đẩy lùi lên cao. Do bộ máy quản lý cồng kềnh, kém năng lực, điều này khiến cho chi BHXH là một gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Khi nước ta bắt đầu chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN (1986). Các đơn vị sản xuất kinh doanh trong cả nước không còn được bao cấp, phải tiến hành hạch toán độc lập. Lúc này hệ thống BHXH Việt Nam nói chung và việc quản lý quỹ BHXH nói riêng đã bộc lộ ra nhiều khuyết điểm lớn. Thu BHXH từ các doanh nghiệp trong cả nước là không đáng kể. Việc chi BHXH phần lớn vẫn do ngân sách nhà nước đảm nhận (năm 1987 97,23% do ngân sách nhà nước đảm nhận, chỉ thu được 2,77%). Điều này đòi hỏi một nhu cầu rất bức thiết đó là phải đổi mới các chính sách về BHXH nói chung và việc tổ chức thu, chi và quản lý quỹ nói chung nhằm đảm bảo được tính kinh tế và tính xã hội của BHXH. b. Sau Nghị định 43/CP/1993. Nhằm phù hợp với điều kiện đất nước trong nền kinh tế thị trường, Đảng và nhà nước đã tiến hành đổi các chính sách BHXH mà sự thay đổi đầu tiên bắt đầu từ nghị định 43/CP ra ngày 22/06/1993. Tiếp đó là một sự ra đời cảu điều lệ BHXH kèm theo nghị định 12/CP ra ngày 26/01/1995. Cùng với sự thay đổi này thì việc thu, chi quản lý quỹ BHXH cũng được thay đổi theo. Theo điều lệ BHXH hiện hành, quỹ BHXH Việt Nam được hình thành từ các nguồn sau: - Người sử dụng lao động đóng góp 15% so với tổng quỹ lương của những người tham gia BHXH trong đơn vị, trong đó 10% để chi cho chế độ hưu trí, tử tuất; 5% cho các chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, ốm đau, thai sản. - Nguồn lao động đóng góp 5% tiền lương. - Các nguồn thu khác: các cá nhân, tổ chức từ thiện giúp đỡ, lãi đầu tư vốn nhàn rỗi. Quỹ BHXH được sử dụng với 2 mục đích: - Chi quản lý hành chính sự nghiệp. - Chi trợ cấp cho các chế độ. Hiện nay việc quản lý quỹ theo điều lệ BHXH hiện hành thống nhât giao cho hệ thống BHXH Việt Nam thuộc Bộ lao động thương binh xã hội. Với sự thay đổi này việc thu chi và quản lý quỹ đã được tiến hành một cách ổn định, giảm bớt sự chồng chéo, gánh nặng về BHXH cho ngân sách nhà nước cũng được giảm đi, đời sống cảu người lao động cũng được ổn định hơn và an toàn xã hội được đảm bảo. III. Nhận thức về BHXH của người Việt Nam. 1. Giai đoạn 1: Thời kỳ trước khi có Điều lệ tạm thời về bảo hiểm xã hội (trước 1961) Ngay từ khi thành lập chính quyền nhân dân và suốt trong thời kỳ kháng chiến, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt, song Chính phủ đã luôn chăm lo cải thiện đời sống của nhân dân lao động nói chung và riêng đối với công nhân, viên chức Nhà nước. Ngoài việc ban hành chế độ tiền lương, Chính phủ đã ban hành các chế độ phụ cấp, trợ cấp xã hội mà thực chất là các chế độ BHXH như: trợ cấp ốm đau, sinh đẻ, tai nạn lao động, trợ cấp già yếu, trợ cấp cho cá nhân và gia đình công nhân, viên chức khi chết và xây dựng các khu an dưỡng, điều dưỡng, bệnh viện, nhà trẻ… Song do hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, trong kháng chiến và kinh tế khó khăn nên Nhà nước chưa nghiên cứu chi tiết và thực hiện được đầy đủ các quyền lợi về bảo hiểm xã hội cho công nhân viên chức, mà các chế độ chủ yếu mang tính cung cấp, bình quân với tinh thần đồng cam cộng khổ. Về nội dung chưa thống nhất giữa khu vực hành chính và sản xuất, giữa công nhân kháng chiến và công nhân sản xuất dân dụng, các khoản chi về bảo hiểm xã hội lẫn với tiền lương, chính sách đãi ngộ mà chưa xây dựng theo nguyên tắc hưởng theo lao động, ngoài ra các văn bản lại chưa hoàn thiện và đồng bộ, ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện. Một số vấn đề quan trọng, cấp thiết đến đời sống của đông đảo công nhân viên chức như chế độ hưu trí, trợ cấp mất sức lao động, thôi việc, chế độ trợ cấp bệnh nghề nghiệp chưa được quy định. Chính vì thế, trong giai đoạn này, việc người dân không thể hiểu hoặc chỉ hiểu “mang máng” về vai trò của BHXH là tất yếu. 2. Giai đoạn 2: Thời kỳ thực hiện điều lệ bảo hiểm xã hội tạm thời (từ 1961 đến 12/1994): Để phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu không ngừng cải thiện đời sống của công nhân viên chức Nhà nước, các chế độ trợ cấp xã hội cần được bổ sung và sửa đổi cho phù hợp với thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam. Tại Điều 32 Hiến pháp năm 1959 quy định rõ: quyền của người lao động được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, mất sức lao động, bệnh tật. Năm 1960 Hội đồng Chính phủ có Nghị quyết trong đó đã xác định “đi đôi với việc cải tiến chế độ tiền lương, cần cải tiến và ban hành các chính sách cụ thể về bảo hiểm xã hội và phúc lợi cho công nhân viên chức, cán bộ”. Thực hiện Nghị quyết trên, các Bộ Lao động, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Y tế và Tổng Công đoàn Việt Nam đã phối hợp nghiên cứu xây dựng Điều lệ tạm thời về bảo hiểm xã hội trình Hội đồng Chính phủ ban hành. Ngày 14/12/1961 Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn, Chính phủ đã ra Nghị định số 218/CP ngày 27/12/1961 ban hành kèm theo Điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân viên chức Nhà nước. Trong suốt thời kỳ lịch sử của đất nước từ khi Nhà nước Cộng hoà dân chủ Việt Nam ra đời đến hết năm 1994, tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng giai đoạn, chế độ chính sách bảo hiểm xã hội nói chung, công tác tổ chức thực hiện chế độ chính sách bảo hiểm xã hội nói riêng cũng luôn thay đổi, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp, song nhìn chung trong cơ chế quản lý tập trung, bao cấp, việc tham gia bảo hiểm xã hội được xác định bằng thời gian công tác hay gọi là thời gian cống hiến thì việc xây dựng các chính sách bảo hiểm xã hội luôn được lồng ghép cùng với các chính sách xã hội, chính sách kinh tế. Về cơ bản, chính sách bảo hiểm xã hội trong thời kỳ này đã hoàn thành cơ bản nhiệm vụ và sứ mệnh của mình trong một thời kỳ dài, nó đã góp phần ổn định cuộc sống, đảm bảo thu nhập cho hàng triệu cán bộ công nhân viên chức đang làm việc được yên tâm công tác, chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc; hàng triệu người lao động khi già yếu được đảm bảo về vật chất và tinh thần, cũng như gia đình họ bằng trợ cấp bảo hiểm xã hội hoặc lương hưu, đồng thời góp phần to lớn trong việc đảm bảo ổn định xã hội và an toàn xã hội. Tuy nhiên, qua nhiều năm các văn bản pháp quy và văn bản hướng dẫn quá nhiều nên không tránh khỏi sự chồng chéo, trùng lắp hoặc có những vấn đề không được quy định, khó khăn cho việc thực hiện chế độ; có nhiều cơ sở cho việc vận dụng gây nên mất công bằng xã hội; các văn bản tính pháp lý chưa thật cao, chủ yếu mới ở dạng Nghị định, Điều lệ tạm thời, Quyết định, Thông tư. Về tổ chức bộ máy thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội chưa tách chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng hoạt động sự nghiệp của bảo hiểm xã hội, còn phân tán, hoạt động kém hiệu quả, sự phối hợp để giải quyết các vướng mắc cho đối tượng gặp nhiều khó khăn, mỗi cơ quan, đơn vị, ngành chỉ giải quyết một vài công việc hoặc khâu công việc. Quỹ bảo hiểm xã hội thu không đảm bảo đủ chi, việc chi trả lương hưu và các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội thường xuyên bị chậm, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Chính vì những lý do trên, tuy BHXH trong giai đoạn này đã cải thiện được hình ảnh của mình trong mắt người dân nhưng vẫn chưa thực sự thể hiện được khả năng của mình trong việc giúp ổn định cuộc sống nhân dân. 3. Giai đoạn 3: Thời kỳ từ 1/1995 đến nay: Từ sau Đại hội Đảng lần thứ 6 với chủ trương đổi mới quản lý Nhà nước từ nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, chính sách bảo hiểm xã hội cũng được xem xét, nghiên cứu thay đổi sao cho phù hợp không những so với tình hình đổi mới kinh tế của đất nước mà dần hoà nhập với những quy định, những nguyên tắc của bảo hiểm xã hội thế giới và nhất là các nước trong nền kinh tế chuyển đổi. Từ năm 1995, thi hành những quy định trong Bộ Luật lao động về bảo hiểm xã hội, Chính phủ đã ban hành Điều lệ bảo hiểm xã hội kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 và Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 áp dụng đối với công chức, công nhân viên chức Nhà nước, người lao động theo loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc và sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội nhân dân và công an nhân dân. Nội dung của Điều lệ bảo hiểm xã hội này đã đã được đổi mới cơ bản và khắc phục được những nhược điểm, tồn tại mà Điều lệ bảo hiểm xã hội tạm thời ban hành những năm trước đây, đó là: - Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không chỉ bao gồm lao động trong khu vực Nhà nước mà người lao động trong các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên cũng có quyền tham gia bảo hiểm xã hội. - Đề cập đến vấn đề bảo hiểm xã hội tự nguyện và vấn đề tham gia đóng góp vào Quỹ bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, người lao động và hình thành Quỹ bảo hiểm xã hội. - Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất, tập trung trong cả nước, độc lập với ngân sách Nhà nước. Quỹ bảo hiểm xã hội được Nhà nước bảo trợ, cơ chế quản lý tài chính được thực hiện theo quy định của Nhà nước. - Về các chế độ bảo hiểm xã hội, quy định 5 chế độ là ốm đau, thai sản, tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất, không còn chế độ trợ cấp mất sức lao động mà những người mất khả năng lao động được quy định chung trong chế độ hưu trí với mức hưởng lương hưu thấp. Trong từng chế độ có quy định cụ thể hơn về điều kiện hưởng, thời gian và mức hưởng. - Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội được cấp sổ bảo hiểm xã hội, sổ bảo hiểm xã hội ghi chép, phản ánh quá trình tham gia bảo hiểm xã hội, mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội và các chế độ bảo hiểm xã hội đã được hưởng. - Đối với lực lượng vũ trang cũng đã có quy định riêng về bảo hiểm xã hội (Nghị định số 45/CP của Chính phủ). - Tài chính bảo hiểm xã hội được đổi mới cơ bản, tập trung ở những nội dung chủ yếu sau: + Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành trên cơ sở sự đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động là chính, Nhà nước hỗ trợ cho nguồn Quỹ bảo hiểm xã hội là thứ yếu khi cần thiết. Mức đóng góp hàng tháng được quy định bắt buộc thuộc trách nhiệm của cả người lao động và người sử dụng lao động. Với quy định về mức đóng góp rõ ràng đã làm cho người lao động và người sử dụng lao động thấy được quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc đóng góp vào Quỹ bảo hiểm xã hội. + Quỹ bảo hiểm xã hội được tách khỏi ngân sách Nhà nước, hạch toán độc lập; quỹ bảo hiểm xã hội được thực hiện các biện pháp để bảo tồn và tăng trưởng. Quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo thu đủ để chi và có phần kết dư, bảo đảm tính chất của bảo hiểm xã hội đoàn kết, tương trợ giữa tập thể người lao động và giữa các thế hệ, đồng thời đảm bảo cho việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội luôn được ổn định lâu dài. Như vậy, từ năm 1995 chính sách bảo hiểm xã hội đã gắn quyền lợi hưởng bảo hiểm xã hội với trách nhiệm đóng góp bảo hiểm xã hội của người lao động, xác định rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động, tạo được Quỹ bảo hiểm xã hội độc lập với ngân sách Nhà nước. + Mức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội được quy định cụ thể, hợp lý, phù hợp với mức đóng góp của người lao động. Đặc biệt mức hưởng lương hưu được quy định là 45% so với mức tiền lương nghạch bậc, lương hợp đồng cho người có 15 năm làm việc và đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm được thêm 2% và cao nhất là 75% cho người có 30 năm tham gia bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, người lao động nếu có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội từ năm thứ 31 trở lên thì mỗi năm thêm được được hưởng trợ cấp một lần bằng 1/2 tháng tiền lương, tối đa không quá 5 tháng tiền lương. Với quy định này đã từng bước cân đối được thu- chi bảo hiểm xã hội. Do có tổ chức thống nhất quản lý, bảo tồn, phát triển quỹ và thực hiện chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội đã đảm bảo cho việc chi trả đầy đủ, kịp thời và đúng quy định; khắc phục được những tồn tại trước đây. Tuy nhiên, với các quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội thực hiện từ năm 1995 còn một số điểm tồn tại cần được nghiên cứu hoàn thiện như: - Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội còn hạn hẹp, Nhà nước mới quy định lao động làm việc trong các doanh nghiệp mà có từ 10 lao động trở lên mới thuộc diện bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội, vì vậy đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tuy đã được mở rộng hơn so với quy định trước đây, nhưng so với tổng số lao động xã hội thì còn chiếm tỷ trọng thấp, mới chỉ có khoảng 14% số người trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến số người lao động trong xã hội được hưởng quyền lợi về bảo hiểm xã hội, đồng thời quy mô quỹ bảo hiểm xã hội bị hạn chế. - Chế độ chính sách bảo hiểm xã hội vẫn còn đan xem một số chính sách xã hội. Trong quá trình thực hiện theo những quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội từ năm 1995 đến nay, chính sách bảo hiểm xã hội đã có những sửa đổi, bổ sung.Với những sửa đổi, bổ sung về chính sách bảo hiểm xã hội, có ảnh hưởng nhiều đến việc quản lý quỹ và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, từ năm 1995 đến nay với 3 lần thay đổi mức tiền lương tối thiểu vào các năm 1997 (Từ mức 120.000 đồng lên mức 144.000 đồng); năm 2000 (Từ mức 144.000 đồng lên mức 180.000 đồng) và năm 2001 đến nay lên mức 210.000 đồng. Với thay đổi này thì thu bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo thang bảng lương Nhà nước vẫn thực hiện theo mức tiền lương tối thiểu cũ, nhưng khi giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội thì được thực hiện theo mức tiền lương tối thiểu mới tại thời điểm giải quyết chế độ cũng như điều chỉnh theo mức tăng của mức tiền lương tối thiểu đối với người đang hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, điều này không những ảnh hưởng đến quỹ bảo hiểm xã hội về cân đối thu- chi mà phần lãi suất đầu tư cũng bị giảm. Nhờ những chính sách kể trên, BHXH ngày càng phát huy sức mạnh to lớn của mình, giúp cho người dân nhận thức một cách rõ ràng hơn về vai trò của BHXH trong cuộc sống. IV. Những đánh giá về thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển của chế độ BHXH. 1. Thuận lợi. Bản chất của BHXH là sự bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng góp vào quỹ BHXH do Nhà nước tổ chức thực hiện. Vai trò của chính sách BHXH, BHYT đối với an sinh xã hội ngày càng được thể hiện rõ ràng ở các mặt: Thực hiện chính sách BHXH, BHYT nhằm ổn định cuộc sống người lao động, trợ giúp người lao động khi gặp rủi ro, ốm đau, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp... sớm trở lại trạng thái sức khỏe ban đầu cũng như sớm có việc làm; góp phần ổn định cuộc sống của người lao động khi hết tuổi lao động hoặc không còn khả năng lao động; ổn định và nâng cao chất lượng lao động, bảo đảm sự bình đẳng về vị thế xã hội của người lao động trong các thành phần kinh tế khác nhau, thúc đẩy sản xuất phát triển; góp phần vào việc phân phối lại thu nhập quốc dân một cách công bằng, hợp lý giữa các tầng lớp dân cư, đồng thời giảm chi cho ngân sách Nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội bền vững. Cùng với sự phát triển kinh tế là sự lớn mạnh không ngừng của hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt là chính sách BHXH, BHYT đã phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội, góp phần tích cực vào việc ổn định xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong đó, hệ thống BHXH giữ vai trò trụ cột, bền vững nhất. Phát triển BHXH sẽ là tiền đề và điều kiện để thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Công tác thông tin tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác BHXH đã tạo được sự chuyển biến đáng kể trong nhận thức của cán bộ, đảng viên, người lao động, người sử dụng lao động và đông đảo các tầng lớp nhân dân trong xã hội về chính sách BHXH. Phạm vi và đối tượng tham gia BHXH từng bước được mở rộng; số thu BHXH tăng nhanh qua từng năm; công tác cấp, quản lý sổ, thẻ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112338.doc
Tài liệu liên quan