Đề tài Giải pháp nâng cao vai trò của thành phần kinh tế Nhà nước

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 1

Phần I: Những lý luận chung về giải pháp nâng cao vai trò của thành phần kinh tế Nhà nước. 3

I- Thành phần kinh tế Nhà nước và bản chất của thành phần kinh tế Nhà nước. 3

1. Tính tất yếu khách quan của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ ở nước ta. 3

1.1. Cơ sở lý luận. 3

1.2. Cơ sở thực tiễn. 3

2. Thành phần kinh tế Nhà nước. 4

2.1. Thành phần kinh tế Nhà nước là gì? 4

2.2. Các yếu tố cấu thành thành phần KTNN. 4

3. Bản chất xã hội chủ nghĩa của TPKTNN. 6

II- Vai trò của thành phần kinh tế Nhà nước. 7

1. Vai trò chung của TPKDTNN. 7

2. Vai trò của TPKTNN trong từng giai đoạn lịch sử. 7

2.1. Vai trò của TPKTNN trong lịch sử. 7

2.2. Vai trò của TPKTNN trong thời kỳ quá độ. 8

Phần II: Thực trạng của thành phần 11

kinh tế Nhà nước hiện nay 11

I- Thực trạng chung của TPKTNN ở nước ta hiện nay. 11

II- Thực trạng của các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). 12

1. Những thành tựu đáng ghi nhận. 12

2. Những tồn đọng và hạn chế. 13

2.1. Thứ nhất: Quy mô các DNNN. 13

2.2. Thứ hai: Trình độ công nghệ. 13

2.3. Thứ ba: Tình hình nợ đọng ở các DNNN. 14

3. Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước. 14

3.1. Cổ phần hoá nhìn lại một chặng đường. 14

3.2. Nguyên nhân của việc CPH còn chậm. 16

3.3. Cổ phần hoá DNNN kết quả và những vướng mắc. 17

Phần III: Những giải pháp nâng cao 20

vai trò của thành phần kinh tế Nhà nước 20

I- Những giải pháp nâng cao vai trò của TPKTNN. 20

II. Một số giải pháp cải cách các doanh nghiệp Nhà nước. 23

1. Khẳng định vai trò chủ đạo của nền kinh tế Nhà nước và vai trò nòng cốt của doanh nghiệp Nhà nước. 23

2. Tiếp tục đổi mới các cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước đối với DNNN. 23

2.1. Tăng cường đầu tư. 23

2.2. Đổi mới chế độ vay tín dụng. 24

2.3. Nâng cao quyền tự chủ của doanh nghiệp. 24

3. Giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy hiệu quả tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước hiện nay. 26

3.1. Công khai hoá trong tài chính. 26

3.2. Cơ cấu lại nợ và thị trường hoá các khoản nợ. 27

3.3. Công tác định giá doanh nghiệp. 28

3.4. Nới rộng biên độ mua cổ phiếu. 28

3.5. Tăng khả năng huy động vốn cho các công ty cổ phần. 29

Lời kết 30

Tài liệu tham khảo 31

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1605 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao vai trò của thành phần kinh tế Nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
qua vai trò điều tiết, định hướng, điều tiết thành phần kinh tế Nhà nước góp phần chi phối và biến đổi các thành phần kinh tế khác trong quĩ đạo định hướng XHCN. Trong nền kinh tế của nước ta, TPKTNN phát huy vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Đặc biệt là cơ bản hoàn thành việc củng cố, sắp xếp điều chỉnh cơ cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp Nhà nước hiện có. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách đối với doanh nghiệp Nhà nước để tạo động lực phát triển và nâng cao hiệu quả. TPKTNN giữ c ác lĩnh vực quan trọng nên tính chủđạo xuất phát từ vị trí chiến lược và khả năng chi phối môi trường kinh tế - xã hội, chứ không phải là nơi có lợi nhuận cao nhất hay số lượng tỷ trọng trong tổng sản phẩm quốc nội. a. Vai trò mở đường cho mọi thành phần kinh tế khác. Tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp nặng, lĩnh vực phục vụ lợi ích công cộng, những vùng sâu, vùng xa của đất nước. Nhưng đó lạ là những khu vực cần phát triển để tạo nền tảng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, khu vực có nhiều tiềm năng cần khai thác, khu vực cần quan tâm để đảm bảo công bằng xã hội. Các doanh nghiệp Nhà nước có thể làm được điều đó do có sự hậu thuẫn của Nhà nước về vốn, kỹ thuật, nhân lực… Sự mở đường này là hạt nhân tạo các điều kiện tiền đề để cho các loại hình doanh nghiệp khác ra đời và phát triển. Vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp còn được xem xét ở việc thực hiện tốt luật pháp kinh tế được ban hành. Hay được xem xét trong góc độ đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Tỷ trọng tổng sản phẩm củadn Nhà nước GDP. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế nó còn đóng vai trò vào việc tạo ra các hình thức mới trong sản xuất kinh doanh của cả nước. b. Thành phần kinh tế Nhà nước tạo động lực cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Do thành phần kinh tế Nhà nước nắm giữ các lĩnh vực then chốt quan trọng nên thúc đẩy, tạo đà, giúp đỡ các doanh nghiệp tư nhân cùng góp phần tăng trưởng kinh tế. Các doanh nghiệp thuộc TPKTNN đóng vai trò ứng dụng và chuyển giao kỹ thuật hiện đại không thể ứng dụng rộng rãi ngay, hay không thể phát huy ngay tác dụng. Chỉ có TPKTNN mới có đủ cơ sở về vốn, kỹ thuật đột phá thử nghiệm mà không có hy vọng đem lại lợi nhuận. Doanh nghiệp Nhà nước đi đầu trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng. c. Tạo điều kiện phát triển các mối quan hệ hợp tác và giúp đỡ các doanh nghiệp khác. Do đặc điểm nền kinh tế phần lớn các doanh nghiệp nước ta không đủ khả năng sản xuất một sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh với kỹ thuật cao. Hệ thống doanh nghiệp Nhà nước hiện đóng vai trò hạt nhân trong nền kinh tế, trong một nóhm sản phẩm nào đó. Qua đó tạo các mối liên kết dọc ngang trong nền kinh tế. Trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế tạo nên xu hướng xây dựng quanh mình hệ thống về tính sản xuất trong đó doanh nghiệp Nhà nước khong những đảm nhận các khâu đòi hỏi kỹ thuật cao mà còn có trách nhiệm hướng các doanh nghiệp thành viên từng bước nâng cao kinh tế công nghệ. Doanh nghiệp Nhà nước tiến hành liên doanh với nước ngoài đóng vai trò cầu nối hình thành tư bản Nhà nước, điều đó rất cần thiết cho việc phát huy nội lực, lôi kéo ngoại lực. d. Tạo điều kiện cho việc xây dựng chế độ mới. Vai trò này của TPKTNN thể hiện trước hết ở sự hạn chế các khuyết tật của kinh tế thị trường. Chạy theo lợi nhuận tối đa bỏ qua các ảnh hưởng xấu tới cộng đồng, ô nhiễm môi trường, thường không cung cấp các sản phẩm công cộng. Vai trò thứ hai của TPKTNN đặc biệt quan trọng đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, từng bước xây dựng, hoàn hiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH. Phần II: Thực trạng của thành phần kinh tế Nhà nước hiện nay I- Thực trạng chung của TPKTNN ở nước ta hiện nay. TPKTNN ở nước ta có một thực lực hết sức to lớn, chiếm hơn 3/4 tài sản quốc gia và đóng góp trên 40% GDP hàng năm, nắm giữ các đài chỉ huy và các vị trí then chốt trong nền kinh tế, đó là nền tảng, là cơ sở và sức mạnh để định hướng XHCN toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Việc tư nhân hoá khu vực kinh tế Nhà nước không gì khác hơn là làm cho nền tảng và sức mạnh kinh tế của CNXH yếu đi, tạo sự thắng thế cho định hướng tư bản chủ nghĩa. Nhưng khách quan mà nhìn nhận thì TPKTNN ở Việt Nam hiện nay đang hoạt động tương đối kém hiệu quả, và chính điều này đã làm suy yếu tính định hướng dẫn dắt, nêu gương của nó với các thành phần kinh tế khác. Cần phải thấy rằng gốc rễ của sự kém hiệu quả đó không phải ở bản chất của sở hữu Nhà nước như những ai đó đang rao giảng "đã là KTNN là kém hiệu quả", mà chính là do chúng ta chưa có được cơ chế thực hiện quyền sở hữu đó có hiệu quả nhất. Sự mỏng manh, chưa vững chắc trong vai trò chủ đạo của TPKTNN hiện nay có những nguyên nhân thuộc về quá khứ. Nó biểu hiện ở qui hoạch đầu tư, đào tạo, bố trí và tuyển dụng lao động, ở sự ỉ lại trông chờ sự ban phát từ bên trên, ở sự kém năng động và thiếu quyết đoán trong các quyết định quản lý do đó quá nhiều tầng nấc từ bên trên can thiệp. Chính điều đó đang là những lực cản gây ra sự yếu kém, trì trệ ít hiệu quả của TPKTNN. Cùng với dư âm của quá khứ, việc chuyển đổi cơ chế cũng làm bộc lộ hơn những khuyết tật mà chúng ta cần phải xử lý, đó là tình trạng vô chủ trên thực tế vẫn còn tồn tại mặc dù về mặt lý thuyết chúng tađã phân biệt rõ ràng các quyền năng sở hữu, sử dụng, định đoạt và hướng lợi. Việc sử dụng lãng phí công sản Nhà nước, quản lý lỏng lẻo, vô trách nhiệm, phân phối tuỳ tiện, chiếm dụng vốn lẫn nhau, ỉ lại vào sự đầu tư của Nhà nước, đánh quả, chụp giật, móc ngoặc vẫn còn tồn tại. Dự kiểm kê, kiểm soát của Nhà nước và tập thể người lao động chưa được triển khai đồng bộ và thật sự có hiệu quả. Nhiều giám đốc sử dụng ngay đồng tiền của Nhà nước để vô hiệu hoá sự kiểm kê kiểm soát đó. II- Thực trạng của các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay đang là một lực lượng hùng hậu so với các thành phần kinh tế ở nước ta. Chúng giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên nó cũng không tránh khỏi nhiều vấn đề bất cập cần được giải quyết, tháo gỡ và cần phải được đổi mới trong thời gian tới. 1. Những thành tựu đáng ghi nhận. - Về cơ chế quản lý có một số thay đổi có thể nói đã tạo bước ngoặt cho các DNNN nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Từ 1986, nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Điều đó có nghĩa là các DNNN được tự chủ hơn trong kinh doanh, họ chủ động về sử dụng và bảo toàn vốn, về việc tổ chức bộ máy nhân sự. Và vì vậy mà các doanh nghiệp hoạt động có trách nhiệm và hiệu quả hơn. - Việc giảm số lượng và đổi mới mô hình các DNNN. Từ năm 1990 đến nay qua ba đợt sắp xếp, số lượng các DNNN đã giảm đi rõ rệt. Từ chỗ Nhà nước có 12.300 DNNN nay đã giảm đi 55% còn 5.655 doanh nghiệp. Từ 250 liên hiệp xí nghiệp, các Tổng Công ty chuyển thành 78 Công ty 91 và 78 Tổng Công ty 90. Các DNNN đã giảm rõ rệt về số lượng, điều đó làm cho các thành phần kinh tế khác sẽ tăng lên và thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phát triển. Hiện nay các Tổng Công ty 90, 91 có hơn 1000 doanh nghiệp thành viên, chiếm 65% vốn Nhà nước, sử dụng được 61% lao động. Doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ giảm 2,75%, doanh nghiệp có vốn trên 1 tỷ tăng 2,5 lần. Số vốn bình quân 1 DNNN tăng 7 lần. Chứng tỏ Nhà nước đã đầu tư theo chiều sâu để đạt chất lượng cao. Do vậy các DNNN đã góp phần vào GDP 39,5% và vào ngân sách Nhà nước 59,2%. Và đây được coi như một thành tựu đáng mừng của nền kinh tế. 2. Những tồn đọng và hạn chế. 2.1. Thứ nhất: Quy mô các DNNN. Về qui mô các DNNN được coi là rất nhỏ so với khu vực 1/4 số doanh nghiệp có vốn lớn hơn 10 tỷ VNĐ. Bình quan có 22 tỷ /1 doanh nghiệp. Nếu số vốn này ta qui đổi ra USD thì quả là rất nhỏ. 2.2. Thứ hai: Trình độ công nghệ. Trình độ công nghệ của chúng ta đã lạc hậu từ 10 - 30 năm. Một câu hỏi lớn đặt ra là với trình độ công nghệ như thế thì đến bao giờ ta mới đuổi kịp các nước tiên tiến khác. Trong đó các tài sản cố định (TSCĐ) đang chờ thanh lý chiếm 38% số TSCĐ đã qua sửa chữa một hay nhiều lần chiếm 52%. Chứng tỏ số máy móc vừa cũ kỹ, lạc hậu lại vừa kém phẩm chất. Đây là nỗ lo của nền kinh tế vốn đã gầy yếu, lại ăn không đủ chất liệu có trở thành cơ thể cường tráng hay không? Vậy cần phải đổi mới như thế nào? Qua thống kê cho thấy, các doanh nghiệp thực sự có lãi chỉ chiếm 40%. Số doanh nghiệp khi lỗ, khi lãi chiếm 31%. Còn lại 29% là thực sự thua lỗ, con số này quả là không nhỏ và thực sự là những cái xác thối chưa được chôn. Nếu để tồn tại nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình phát triển của các DNNN. 2.3. Thứ ba: Tình hình nợ đọng ở các DNNN. - Tình hình nợ quá hạn và tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau chiếm tỷ trọng rất lớn vàđang là vấn đề lớn hiện nay. Tính đến 01/01/2000 có 277 ngàn tỷ đồng chưa được xử lý nợ, nó vẫn còn nằm tồn đọng ở các doanh nghiệp. Chỉ tính riêng các ngân hàng thương mại quốc doanh đến ngày 31/12/2000 còn 136 ngàn tỷ đồng chưa được xử lý. - Số nợ lớn như vậy điều tất nhiên những đứa con DNNN lại trở về với ông bố là ngân sách Nhà nước trả nợ giúp, và vì vậy bội chi ngân sách là tất yếu và khủng hoảng kinh tế là không xa vời… Vậy cần phải có những giải pháp gì để tình trạng nợ nần không còn nhức nhối? 3. Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước. 3.1. Cổ phần hoá nhìn lại một chặng đường. Cổ phần hoá DNNN là một giải pháp quan trọng trong quá trình tổng thể đổi mới và sắp xếp lại DNNN bắt đầu thực hiện từ năm 1991 đến nay đã qua 10 năm và trải qua 3 giai đoạn: a. Giai đoạn thứ nhất: Thực hiện từ 1991 - 1994. Đây la giai đoạn "kiểm kê" toàn bộ DNNN, phân tích và đánh giá tình hình hoạt động của các doanh nghiệp và thực hiện đăng ký lại các DNNN. Căn cứ pháp lý cho đợt này là Nghị định 388 HĐBT (nay là cp) và Quyết định 202/CT. Đây cũng là giai đoạn thực hiện thí điểm việc cổ phần hoá DNNN với DNNN được chuyển thành Công ty cổ phần: Công ty đại lý liên hiệp vận chuyển (1993) Công ty cơ điện lạnh (1993) Xí nghiệp giày Hiệp An (1994). b. Giai đoạn thứ hai: Thực hiện từ 1995 - 1997 Trong giai đoạn này chủ yếu thực hiện các quyết định số 90/TTg số 91/TTg, chỉ thị số 500/TTg, tiếp tục giai đoạn trước đó, sắp xếp tổng thể để hình thành hệ thống DNNN, bỏ dần chế độ Bộ chủ quản và các cấp hành chính chủ quản. Quá trình cổ phần hoá trong giai đoạn này đã được mở rộng đánh dấu bằng Nghị định 28/CP ngày 7/5/1996. Tuy nhiên tiến độ cổ phần hoá còn chậm. Trong giai đoạn này chúng ta có 20 doanh nghiệp được cổ phần hoá. c. Giai đoạn thứ ba: Thực hiện từ 1998 đến nay. Giai đoạn này được đánh dấu bằng chỉ thị số 20/1998/CT-TTg ngày 21/04/1998 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới DNNN nói chung và cổ phần hoá nói riêng được đẩy mạnh với qui mô lớn, thể hiện là Chính phủ ban hành Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 19/06/1998. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, tính đến ngày 31/12/2000 đã có 558 doanh nghiệp được chuyển đổi hình thức sở hữu, trong đó có 532 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, 26 doanh nghiệp thực hiện các hình thức giao, bán, khoán kinh doanh và cho thuê. Riêng trong năm 2000 đã hoàn thành cổ phần hoá và chuyển đổi sở hữu 188 doanh nghiệp, đạt 27,2% so với mục tiêu cổ phần hoá và chuyển đổi sở hữu là 692 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp được cổ phần hoá thuộc các Bộ, ngành, Tổng Công ty 91 chiếm 27%, thuộc các địa phương chiếm 73%. Trong tổng số các doanh nghiệp đã cổ phần hoá, lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông chiếm 57%, lĩnh vực thương mại dịch vụ chiếm 38%, lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp và thuỷ sản chiếm 5%. Kết quả hoạt động của các DNNN thực hiện CPH cho thấy, do thời gian hoạt động của phần lớn doanh nghiệp CPH còn ngắn. Khi chuyển sang Công ty cổ phần lại rơi vào thời điểm tăng trưởng nền kinh tế của nước ta bị sụt giảm nên kết quả của một số doanh nghiệp sau CPH chưa cao. Tuy nhiên nếu xem xét đánh giá 40 doanh nghiệp đã CPH từ 1998 trở về trước thì phần lớn các doanh nghiệp có số doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, thu nhập của người lao động, số lượng công nhân viên đều tăng so với trước khi thực hiện CPH. Mặc dù, số lượng các DNNN được CPH trong những năm gần đây tăng lên nhanh chóng, nhưng so với mục tiêu đề ra và so với các DNNN không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn, thì tiến trình CPH vẫn còn quá chậm. 3.2. Nguyên nhân của việc CPH còn chậm. Một là: Cơ chế chính sách CPH chậm được ban hành và thiếu đồng bộ, thiếu tính cụ thể, qui trình xác định giá trị doanh nghiệp quá phức tạp, còn nhiều mặt chưa phù hợp với cơ chế thị trường. Hai là: Trước yêu cầu mới các doanh nghiệp còn nhiều lúng túng, bỡ ngỡ. Ba là: Một số Bộ và địa phương chưa nhận thức rõ và đầy đủ về ý nghĩa chủ trương CPH. Do đó thiếu chủ động và chưa kiên quyết triển khai. Bốn là: Công tác tuyên truyền giáo dục về CPH từ trong Đảng, trong bộ máy Nhà nước từ trung ương đến địa phương chưa được đẩy mạnh và chưa hiệu quả. Từ đó dẫn đến coi nhẹ và không nhìn nhận được hết vai trò của CPH. Năm là: Môi trường kinh tế chưa thật sự bình đẳng, chưa tạo được một mặt bằng thống nhất về cơ chế chính sách, thành phần kinh tế cùng cạnh tranh phát triển, cơ chế tài chính cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Công ty cổ phần chưa có. Sáu là: Việc thực hiện công khai tài chính của các doanh nghiệp chưa được thường xuyên. Các thông tin tài chính về CPH chưa được sự hướng dẫn phổ biến ra ngoài mà chủ yếu là trong nội bộ doanh nghiệp và các cơ quan liên quan. Đây là trở ngại chính làm cho công tác CPH chưa được sự hưởng ứng, tham gia đông đảo của công chúng đầu tư bên ngoài doanh nghiệp CPH. Mặt khác việc bán cổ phiếu do chính doanh nghiệp thực hiện nên còn thiếu tính minh bạch, khách quan. Bảy là: Các chế độ chính sách ưu đãi, khuyến khích chưa thực sự là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia CPH. 3.3. Cổ phần hoá DNNN kết quả và những vướng mắc. Cổ phần hoá DNNN là huy động vốn trong và ngoài nước thay đổi phương thức quản lý, thay đổi trang thiết bị đầu tư mở rộng sản xuất, đồng thời tạo điều kiện để người lao động tham gia quản lý nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn. a. Những kết quả bước đầu đáng ghi nhận. - Hình thành một mô hình doanh nghiệp mới, gắn bó chặt chẽ quyền lợi và trách nhiệm. Với việc thay đổi phương thức quản lý, chế độ bình bầu chọn giám đốc, hội đồng quản trị và những chức danh lãnh đạo của doanh nghiệp đã làm đội ngũ này có trách nhiệm hơn. Các nhà lãnh đạo hết sức năng động, xông xáo bám sát thị trường để làm sao cho doanh nghiệp của mình ngày càng phát triển. Đội ngũ công nhân viên chức được sàng lọc, tinh gọn lại là các cổ đông của chính Công ty nên chất lượng cũng như ý thức làm chủ, tự giác tiết kiệm được nâng lên rõ rệt. Tại Công ty cổ phần Phú Gia (Hà Nội), sau cổ phần hoá hàng tháng tiết kiệm được hơn 50% tiền điện và 30% chi phí hành chính khác. Chuyển biến tích cực này cũng được diễn ra ở các doanh nghiệp cổ phần hoá khác. - Hiệu quả kinh doanh được nâng cao, lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và cá nhân đều được đáp ứng. Theo dõi hoạt động của các DNNN được cổ phần hoá, đều đã nhận thấy là hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng lên rõ rệt. Các chỉ tiêu vốn, lợi nhuận, nộp ngân sách việc làm, thu nhập bình quân đều tăng đáng kể. Tại DNNN đầu tiên được cổ phần hoá là đại lý liên hiệp vận chuyển thuộc Tổng Công ty hàng hải Việt Nam vào năm 1993, sau 7 năm hoạt động giá trị tài sản tăng từ 12 tỷ lên 140 tỷ đồng giải quyết việc làm cho 350 người lao động. Nhờ kết quả sản xuất kinh doanh tốt, các doanh nghiệp được cổ phần hoá thực sự trở thành mô hình "ba trong một",vừa cứu vãn được nguy cơ đổ vỡ của doanh nghiệp, vừa tăng khoản nộp cho ngân sách Nhà nước, vừadb thu nhập cho người lao động. Xét dưới góc độ lợi ích của Nhà nước, thì không chỉ có tăng nguồn thu do các doanh nghiệp trích nộp nhiều hơn màNhà nước không còn phải làm "bà đỡ", không tốn phí bao cấp ưu đãi tài chính và ngay cả khi bán cổ phần, Nhà nước vẫn thu được nguồn vốn đáng kể. b. Những vướng mắc cần được khắc phục. Khuôn khổ pháp lý cho cổ phần hoá còn nhiều bất cập. Các qui định về chế độ đối với các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá vẫn chưa rõ ràng. Các qui định được sửa đổi và bổ sung thường thì càng về sau càng có lợi, càng có nhiều ưu đãi. Chính vì vậy mặt tâm lý, các doanh nghiệp không muốn triển khai nhanh mà chờ đợi để được hưởng ưu đãi nhiều hơn. Kết quả trong năm 2000, chỉ tiêu kế hoạch là cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, nhưng chỉ thực hiện được 22%. Điều đó cho thấy tốc độ cổ phần hoá còn hết sức chậm chạp. - Công tác chuẩn bị, công tác chỉ đạo cổ phần hoá tiến hành chậm chạp và không tích cực. Nhiều doanh nghiệp cũng như nhiều cấp quản lý vẫn nghĩ cổ phần hoá mất đi nhiều quyền lợi. Việc tìm đối tác liên doanh liên kết ở các Công ty cổ phần cũng gặp nhiều khó khăn. DNNN vẫn được ưu đãi hơn về nhiều mặt như vay vốn không cần thế chấp. Tất cả những điều này tác động vào tâm lýcủa các doanh nghiệp chuẩn bị bước vào cổ phần hoá rất lớn. Trong một thời gian dài việc tổ chức điều hành CPH được tiến hành một cách rời rạc, bị động. Ban đổi mới DNNN chưa hoạt động chuyên trách, đội ngũ quá mỏng chưa đủ trình độ và kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề phức tạp. Việc đánh giá tài sản của doanh nghiệp thường là khâu kéo dài nhất và còn có nhiều bất cập chưa có hướng giải quyết dứt điểm. Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp tuy có qui định căn cứ vào tài sản thực tế tại thời điểm cổ phần hoá để tính theo giá thị trường. Những vướng mắc đối với người lao động. Chưa nói đến những người bị giảm biên chế mà ngay với người lao động còn ở lại doanh nghiệp thì cũng có rất nhiều vấn đề băn khoăn về tâm lý. Bên cạnh các quyền lợi trực tiếp như lương, thưởng thì các quyền lợi khác như phúc lợi, học hành.. có được như cũ hay không hoặc một vấn đề khác là cán bộ công nhân viên nhiều năm làm việc trong biên chế Nhà nước, có ngạch bậc và quyền lợi chính trị khác, khi chuyển sang cổ phần hoá các quyền lợi này sẽ ra sao. Phần III: Những giải pháp nâng cao vai trò của thành phần kinh tế Nhà nước I- Những giải pháp nâng cao vai trò của TPKTNN. Tăng cường sức mạnh là tính hiệu quả của TPKTNN bằng cả sự đầu tư, đổi mới và bằng cả chính sách vi mô. Phải coi đầu tư, tăng cường sức mạnh và tính hiệu quả của TPKTNN là mục tiêu ưu tiên số một. Đây là thực chất của cuộc đua tranh kinh tế nhằm dành thắng lợi cho định hướng XHCN giữa khu vực KTNN với các khu vực kinh tế khác ở nước ta trong thời kỳ quá độ. Sức mạnh của KTNN còn phải được thể hiện ở tính dẫn dắt và nêu gương, chúng ta có thể và cần phải sử dụng "Chế độ tham dự" để đảm bảo tính chủ đạo của KTNN. Để nâng cao tính hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước một công việc hết sức bức thiết là đào tạo và sử dụng cán bộ quản lý doanh nghiệp, hết sức coi trọng năng lực điều hành, ý thức trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể lao động, có ý thức chính trị rõ ràng và đạo đức cộng sản trong sáng. Cần thay thế chế độ bổ nhiệm bằng chế độ tuyển dụng và đề cử của tập thể lao động. Định ra hệ thống tiêu chuẩn đánh giá giám đốc rõ ràng, gắn trách nhiệm với nghĩa vụ và quyền lợi, tăng cường hiệu lực của công tác kiểm kê, kiểm soát, thực hiện nghiêm chế độ kế toán kiểm toán. Xác định cơ chế thực hiện quyền sở hữu của Nhà nước, làm rõ hơn các quyền năng sở hữu, sử dụng, định đoạt và hướng lợi, khắc phục tình trạng vô chủ hoặc biến tài sản do Nhà nước làm chủ sở hữu thành tài sản của bộ phận quản lý ở doanh nghiệp. Đảm bảo quyền tài sản rõ ràng cho các doanh nghiệp mà thực chất là phân định rõ ràng quyền sở hữu của Nhà nước có tư cách pháp nhân tại doanh nghiệp, từ đó mà thẩm định rõ chức năng quản lý tài sản của Nhà nước với quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp, tăng cường tính tự chịu trách nhiệm, tự quyết định, cạnh tranh bình đẳng với các thủ thể kinh tế sản xuất kinh doanh khác ngay trong khu vực kinh tế Nhà nước cũng như các thành phần kinh tế khác. Tiếp tục làm lành mạnh hoá tình trạng tài chính ở doanh nghiệp, loại bỏ dần tình trạng nợ nần dây dưa, chiếm dụng vốn lẫn nhau, lời giả, lỗ thật. Đẩy nhanh quá trình sắp xếp lại và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước dựa trên các tiêu chí: hiệu quả, đảm bảo xã hội, giữ định hướng, khả năng về vốn tái đầu tư của Nhà nước. Những doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước hoặc Nhà nước giữ vai trò chi phối phải trở thành doanh nghiệp chuẩn mực trong kinh doanh là những tấm gương về đảm bảo xã hội, từ đó mà phát huy gây ảnh hưởng tới tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, bằng tính xã hội chủ nghĩa của mình nhằm chuyển hoá từng bước theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, không làm cho quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước trở thành quá trình tư nhân hoá. Đánh giá lại khả năng thực tế của các tổng công ty 90, 91 với những tổng Công ty hoạt động yếu kém, đặc biệt là các tổng Công ty 91 để có thể giải tán hoặc sát nhập không nên duy trì sự độc quyền ở mức không cần thết của các Tổng Công ty Nhà nước vì sự độc quyền đó đang làm phương hại đến sự lành mạnh hoá các quan hệ thị trường và làm giảm tính hiệu quả, tính năng động của nền kinh tế. Cùng với sự đánh giá, sắp xếp lại các Tổng Công ty, cần làm rõ chức năng và quyền hạn của hội đồng quản trị phải thực sự qui tụ được những thành viên có đủ năng lực và uy tín, am hiểu các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty. Hội đồng quản trị tự có chức năng giám sát tài sản, quyết định hướng kinh doanh, phân phối, bổ nhiệm, bãi nhiệm Tổng giám đốc. Gắn chặt chế độ tiền lương, tiền thưởng của hội đồng quản trị và tổng giám đốc với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để làm tốt vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước, hệ thống tài chính, tín dụng, ngân hàng Nhà nước cần phải được làm lành mạnh hoá, khắc phục tính dễ tổn thương của nền kinh tế do sự yếu kém của hệ thống này mang lại. Hệ thống dự trữ quốc gia, các quĩ bảo hiểm, các quĩ dự phòng cũng cần được sử dụng có hiệu quả và tính toán phù hợp với tình hình để có thể dùng nó can thiệp kịp thời khi có bất trắc, đồng thời không gây nên những ứ đọng về tài sản và vốn không cần thiết. Cần triệt để khắc phục tình trạng cân bằng trong phân phối thu nhập ở các doanh nghiệp Nhà nước, đảm bảo lợi ích của những người lao động, thông qua quan hệ lợi ích giữa người lao động và doanh nghiệp mà kích thích tính tích cực, chủ đọng, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm đối với quá trình sản xuất kinh doanh của những người lao động. Cần phải lấy phân phối theo lao động làm nguyên tắc, tăng cường khuyến khích lợi ích vật chất bằng tiền thưởng, kết hợp hài hoà với chế độ phúc lợi. Để đảm bảo nguyên lý phân phối theo lao động cũng cần mở rộng khoảng cách giữa các bậc lương, qui định mức lương tối thiểu đủ để tái sản xuất sức lao động cho người lao động. Xác định rõ mối quan hệ trong phân phối giữa người lao động, giữa Nhà nước và doanh nghiệp, xác định rõ tiêu chí nộp thuế và các nghĩa vụ sau thuế đối với Nhà nước. Nâng cao hơn nữa vai trò của những người lao động thực thi quyền lực của mình ở doanh nghiệp với tư cách là những người làm chủ đích thực của tài sản Nhà nước ở doanh nghiệp. Tăng cường vai trò định hướng của thành phần kinh tế Nhà nước thông qua không chỉ sự dẫn dắt, nêu gương, ở tính hiệu quả kinh tế - xã hội, tạo lập môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế khác cùng phát triển mà quan trọng hơn là sự xâm nhập làm chuyển biến, tăng tính xã hội chủ nghĩa ngay ở các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa thông qua việc hỗ trợ đầu tư, tham gia sở hữu một phần, hoặc biến họ thành những vệ tinh trong sản xuất kinh doanh, có quyền lợi gắn chặt với thành phần kinh tế Nhà nước. II. Một số giải pháp cải cách các doanh nghiệp Nhà nước. 1. Khẳng định vai trò chủ đạo của nền kinh tế Nhà nước và vai trò nòng cốt của doanh nghiệp Nhà nước. Vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước thể hiện: Thành phần kinh tế Nhà nước là người nắm giữ phần tài sản quan trọng của nền kinh tế. Thành phần kinh tế Nhà nước mang tính chất tiên phong, mở đường, dẫn dắt các thành phần kinh tế khác phát triển, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. TPKTNN là lực lượng điều tiết những trục trặc của nền kinh tế thị trường bù đắp sự mất cân đối, các lỗ hổng do mặt trái của kinh tế thị trường gây nên. Các doanh nghiệp trong KTNN phải gương mẫu thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước, chấp hành nghiêm pháp luật. Muốn vậy phải có chính sách trọng điểm, thực tế không thể cùng một lúc giải quyết được hết thảy các vấn đề vướng mắc, đặc biệt là khó khăn về vốn, cả trước mắt cũng như lâu dài. Do đó phải tiến hành thêm một bước phân loại các DNNN theo nhóm để có chính sách phù hợp. 2. Tiếp tục đổi mới các cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước đối với DNNN. 2.1. Tăng cường đầu tư. Tiến hành tăng cường đầu tư, hỗ trợ cho các DNNN về đổi mới và kiểm soát công nghệ. Đây chính là yếu tố quan trọng quyết định đến tính chất sống - còn củadn, Chính phủ cần tập trung giúp đỡ DNNN trong việc huy động vốn đầu tư, đổi mới công nghệ để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời cũng cần đưa ra các yêu cầu kiểm tra, kiểm soát việc đổi mới trang thiết bị và công nghệ của DNNN. Cần chú ý tớ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35537.doc
Tài liệu liên quan