Đề tài Giải phấp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty cơ khí Hà Nội

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI. 3

I. Thông tin chung về công ty. 3

II. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. 3

1. Giai đoạn 1958-1965. 4

2. Giai đoạn 1966-1975. 4

3. Giai đoạn 1976-1989. 4

4. Giai đoạn 1990-1994. 5

5 . Giai đoạn 1995 đến nay. 5

III. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 6

IV. Cơ cấu tổ chức của công ty. 6

1. Sơ đồ cơ cấu sản xuất tại Công ty. 6

Cơ cấu sản xuất phản ánh sự phân bố và tính cân đối của quá trình sản xuất. Cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp được thể hiện dưới sơ đồ sau: 6

2. Cơ cấu tổ chức quản lý. 8

V. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật liên quan đến chất lượng sản phẩm. 11

1. Đặc điểm về sản phẩm. 11

2. Đặc điểm về lao động 12

3. Đặc điểm về máy móc thiết bị, Công nghệ. 14

4. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty. 18

4.1. Số lượng và chất lượng NVL mà Công ty tiêu dùng. 18

4.2. Công tác quản lý NVL tại Công ty. 19

5. Đặc điểm về vốn và sử dụng vốn. 20

6. Thị trường tiêu thụ chính của Công ty 21

PHẦN II : THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG CỦA NHÓM SẢN PHẨM KHUÔN MẪU 24

I. Tình hình sản xuất và tiêu thụ các loại sản phẩm khuôn mẫu của Công ty. 24

1. Các loại sản phẩm khuôn muẫ sản xuất trong kỳ 24

2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 25

II. Tình hình chất lượng của nhóm sản phẩm khuôn mẫu. 26

1. Hệ thống chỉ tiêu chất về chất lượng sản phẩm . 26

2. Thực trạng về chất lượng sản phẩm của Công ty 29

2.1 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về chất lượng. 29

2.2 Mức độ đạt chất lượng so với tiêu chuẩn. 31

2.3 Các dạng sai hỏng. 32

III. Thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm 33

1. Hệ thống bộ máy quản lý chất lượng của công ty. 33

2. Nội dung quản lý chất lượng tại công ty. 38

2.1. Kiểm tra kiểm soát chất lượng. 38

2.2. Kiểm tra vật tư đầu vào. 39

2.3. Công tác thu mua và quản lý trong khâu thiết kế. 39

2.4. Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất. 39

3. Tình hình áp dụng quản lý chất lượng theo IOS 9002. 40

IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Công ty 41

1. Các nhân tố bên trong. 41

1.1. Nhân tố tài chính. 42

1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật 42

1.3. Nguyên vật liệu 43

1.4. Nhân tố con người 43

1.5. Trình độ tổ chức và quản lý 43

2. Các nhân tố bên ngoài 44

2.1. Nhân tố thị trường 44

2.2. Mức độ cạnh tranh 45

2.3. Yếu tố tự nhiên 45

2.4. Cơ chế chính sách quản lý 45

2.5. Hệ thống quản trị chất lượng 46

V. Đánh giá thực trạng việc nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty. 46

1. Những điểm đạt được và chưa được. 46

2.Những thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao chất lượng. 48

PHẦN III : CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÓM SẢN PHẨM KHUÔN MẪU TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI. 50

I. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty. 50

II. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty. 51

1. Nâng cao chất lượng NVL đầu vào. 51

2. Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị. 53

3. Đào tạo bồi dưởng nâng cao trình đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, tay nghề cao. 54

4. Kiện toàn hệ thống quản lý chất lượng theo 56

5. Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát chất lượng. 56

6. Tăng cường công tác thị trường. 57

III. Một số đề nghị Với nhà nước giúp nâng cao chất lưọng sản phẩm. 58

KẾT LUẬN 60

Danh mục tài liệu tham khảo 61

 

doc64 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải phấp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty cơ khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
12m). - Ngoài ra công ty còn nhận các dịch vụ dạng bảo hành, đại tu, sửa chữa, cung cấp phụ tùng thay thế, tư vấn bảo quản, bảo trì, tư vấn kỹ thuật và mọi dịch vụ mà khách hàng yêu cầu liên quan đến sản phẩm của công ty. 2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của vòng chu chuyển vốn của công ty sản phẩm hàng hoá chỉ được coi là tiêu thụ khi công ty xuất kho sản phẩm gửi đi tiêu thụ và thu được tiền hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán. Công ty áp dụng phương pháp so sánh để phân tích đánh gía khái quát tình hnh tiêu thụ: So sánh doanh thu thực tế tính theo giá bán kế hoạch( giá bán cố định) cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Bản 7 : Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty từ năm 2003 – 2005. chỉ tiêu Thực hiện 2003 2004 2005 Doanh Thu( Triệu đồng) 105926 168046 250000 Số lượng SPHH tiêu thụ tăng so với kế hoạch 15,2% 12,3% 45,3% Mức tăng (Triệu đồng) 47585,0 51899,61 86367,38 Nguồn Báo cáo tài chính qua các năm Năm2003 công ty đã ký được một khối lượng hợp đồng với giá trị lớn. Tổng giá trị hợp đồng đã ký trong năm là 47727921600 đồng so với năm 2002, bằng 162%. Trong đó giá trị các hợp đồng đã ký bằng ngoại tệ mạnh là 4056197230 USD, có 11 hợp đồng giá trị trên 1 tỷ đồng với 40,5 tỷ là thiết bị phục vụ ngành đường, chế tạo lần đầu tiên tại công ty. Tổng giá trị hợp đồng được chuyển sang thực hiện năm 2004 là 25,33 tỷ đồng so với năm 2002 là bằng 107%. Nhìn chung việc tiêu thụ các sản phẩm sản xuất theo các hợp đồng đã ký của công ty ổn định và phần lớn đạt tiến bộ. II. Tình hình chất lượng của nhóm sản phẩm khuôn mẫu. 1. Hệ thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm . Công ty cơ khí Hà Nội chuyên sản xuất các loại máy móc công cụ phục vụ cho ngành kinh tế quốc dân, đây là các loại máy có yêu cầu kỹ thuật cao. Các sản phẩm máy công cụ công ty sản xuất đều được dựa trên các tiêu chuẩn chất lượng mà Nhà nước ban hành( TCVN) tức là phải đạt được độ chính xác cấp 2(theo TCVN 1945-1975 và TCVN 4235-86) yêu cầu chung của sản phẩm như sau: - Thông số cơ bản của máy phải tuân theo các tiêu chuẩn quy định cho các kiểu loại máy cụ thể. - Các chỉ tiêu về độ chính xác, độ cứng vững của máy phải tuân theo TCVN tương ứng, tiêu chuẩn các kiểu máy cụ thể. - Các yêu cầu về độ an toàn đối với kết cấu máy phải tuân theo tài liệu hiện hành. - Mỗi máy phải có đủ trọn bộ các phụ tùng, dụng cụ và các chi tiết sửa chữa theo danh mục và số lượng ghi trong các tài liệu hướng dẫn sử dụng máy. - Trên bề mặt gia công của các bộ phận hợp thành máy không cho phép các vết dập, vết nứt và các hư hỏng cơ khí khác làm giảm chất lượng, làm mất thẩm mỹ bên ngoài máy. - Tất cả các bề mặt bên trong của máy phải tiến hành phải tiến hành khi máy được lắp ráp xong hoàn toàn và phải được thực hiện khi máy đã được thử khi làm việc phù hợp với các yều cầu của TCVN-4235-86. - Mỗi máy xuất xưởng phải kèm theo các văn bản kỹ thuật cũng như các kỹ năng, công cụ của máy. Các hướng dẫn sử dụng và bảo dưởng, bảo trì để đưa lại hiệu quả cao như tận dụng tối đa công suất của máy khi sử dụng. Ví dụ: Để hiểu rõ hơn các thông số kỹ thuật của các sản phẩm khuôn mẫu tại Công ty ta tìm hiểu các tiêu chuẩn của máy tiện T18A do công ty sản xuất đã được TCVN và được tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc uỷ ban khoa học kỹ thuật Nhà nước công nhận. Máy tiện T18A là một trong các thành tựu của việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ điều khiển tự động để nâng cấp các thiết bị công nghệ vào năm 1997. Loại máy này được hưởng huy chương tại hội chợ triển lãm Công nghiệp vào năm 1997 chính là do nó có tính năng ưu việt, chất lượng tốt. Sau đây ta có thể xem xét các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩmmáy tiện T18A. * Yêu cầu : Đường hướng được chế tạo bằng gang hoặc thép có giới hạn về độ bền là: + Đối với gang: Độ bền lớn hơn 210N/mm. + Đối với thép : Độ bền lớn hơn 500N/mm. Trục chính của máy được chế tạo bằng thép và có giới hạn về độ bền không dưới 600N/mm. Đường hướng có độ cứng phải đồng đều, chênh lệch giửa phần cứng nhất và phần mềm nhất trên đường hướng không nhiệt luyện không được lớn hơn 20HB. Đối với chất lượng gia công phải đạt các yêu cầu sau: + Trên bề mặt gia công chi tiết không có các vết xước, nứt, các hư hỏng cơ khí làm giảm chất lượng sử dụng và xấu hình dáng bên ngoài của máy. + Vết cào trên bề mặt đường hướng, nêm và tâm điều chỉnh phải được phân bổ trên toàn bề mặt. Số vết tiếp xúc trên những bề mặt này khi kiểm tra bằng bàn kiểm hoặc bằng chi tiết có bôi bột màu không ít hơn 12 lần đối với máy chính xác cấp I, và 16 lần đối với máy chính xác cấp II. + Độ cứng của máy phải tuân theo các chỉ dẫn sau : Bảng 8: Độ cứng tiêu chuẩn của các chi tiết. Tên chi tiết Độ cứng 1. Đường hướng Gang có nhiệt luyệt Thép có nhiệt luyện Gang không nhiệt luyện >= 40HRC >= 55HRC >= 180HB 2. Trụ chính - Phần lắp ghép của ổ lăn >= 48HRC - Mặt côn >= 50HRC - Vít, đai ốc, các chi tiết điều chỉnh >= 35HRC Nguồn tiêu chuẩn thiết bị tại Công ty Bảng 9: Thông số kỹ thuật của máy tiện T18A Đường kính thực hiện Trên băng. Trên phần lõm Trên bào dao mm mm mm Φ 360 Φ 570 Φ 220 Chiều dài tiện được mm 1000 Chiều dài phần lõm băng mm 250 Khoảng cách giữa hai đầu tâm Máy móc 1000 Đường kính loạt qua trục chính Máy móc Φ 554 Phạm vi tốc độ trục chính 45 – 2240 Di chuyển bàn dao Dọc Ngang Máy móc Máy móc 1000 190 Bước ren Ren met Ren modun Ren Anh Máy móc л, Máy móc n/p 0.5 – 9 0.5 – 9 38 – 2 Kích thước phủ bì Dài Rộng Cao Máy móc Máy móc Máy móc 2260 965 1360 Chuyển động chính Công suất động cơ Vòng quay đồng hồ KW V/ph 2,2 – 2,6 1500 – 3000 Khối lượng máy Kg 1.190 Nguồn tiêu chuẩn thiết bị tại Công ty Sản xuất máy tiện T18A là một thành công của Công ty vì so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường nó có nhiều tính năng ưu việt hơn như: khả năng tiện được các chi tiết có độ chích xác cao, gọn nhẹ, dễ lắp đặt, giá thành rẻ và dễ sử dụng, đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dung trong nước và bước đầu đã xuất khẩu được một số lô hang sang Mỹ, EU. 2. Thực trạng về chất lượng sản phẩm của Công ty 2.1 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về chất lượng. Công ty cơ khí Hà Nội có 9 phân xưởng sản xuất. phân công sản xuất chất lượng trong phân xưởng như sau: Phó giám đốc phân xưởng láy mẫu paton và quy trình sản xuất trong phòng kỹ thuật, sau đó về kiểm tra khớp lại paton lần nữa. Trong quá trình sản xuất thường một phân xưởng chia làm 3 tổ. Mỗi tổ là dây chuyền sản xuất bao gồm khoảng 10 máy với số công nhân khoảng 60 người. Người phụ trách dây chuyền, tổ trưởng quản lý tổ sản xuất chịu trách nhiệm phân chuyền, bố trí lao động sao cho phù hợp với từng mảng hang. Do vậy, người quản lý có kinh nghiệm quản lý, có tay nghề chuyên môn cao thì sẽ quản lý tốt dây chuyền sản xuất đạt năng suất cao. Khi làm xong, sản phẩm sẽ được kiểm tra chất lượng. Mỗi sản phẩm lại được kiểm tra lần nữa bởi bộ phận KCS của Công ty. Những sản phẩm đạt chất lượng sẽ được bao gói, đóng thùng nhập kho. Bảng 10 : Mức độ hoàn thành chất lượng sản phẩm qua các năm. Sản phẩm 2004 2005 Số SP đạt chất lượng Số SP không đạt chất lượng Số SP đạt chất lượng Số SP không đạt chất lượng Máy tiện vạn năng T18A, T630x1500 (Cái) 350 38 415 40 Máy bào ngang B365 (Cái) 3051 156 2056 100 Máy khoan cần K525 (Cái) 304 34 370 35 Máy khoan bàn K612 (Cái) 202 10 245 12 Xưởng đúc thép (Tấn) 6000 40 6500 45 Xưởng đúc gang (Tấn) 6000 49 6340 48 Các bơm có công suất từ 8000-36000 m3 /h(Cái) 3 - 4 - Máy nghiền (Cái) 345 11 406 18 Bơm dầu FO phục vụ ngành điện ( Cái ) 3 - 4 - Các loại phụ tùng (Chiếc) 10000 240 1210 320 Nguồn số liệu thống kê của Công ty Qua bảng số liệu ta thấy các loại sản phẩm khuôn mẫu mà công ty sản xuất ra thị trường là tương đối lớn, qua các năm đa phần số lượng sản phẩm sản xuất của các sản phẩm đều tăng, cùng với nó là số lượng sản phẩm sai hỏng của từng loại cũng tăng lên. Tuy nhiên mức độ tăng của sản phẩm sai hỏng bé hơn nhiều so với mức tăng của sản phẩm hoàn thành. Điều dó cho thấy tín hiệu tốt trong việc đảm bảo sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Có một số loại sản phẩm làm theo đơn đặt hàng nên số lượng sản xuất còn ít, tuy nhiên mức độ sai hỏng là không có đó là do tính chất của loại sản phẩm này có giá trị lớn và được giám sát cảnn thận trong quá trình chế tạo sản phẩm 2.2 Mức độ đạt chất lượng so với tiêu chuẩn. Là Công ty chuyên sản xuất các loại máy công cụ phục vụ cho các nghành kinh tế quốc dân, các sản phẩm cơ khí của Công ty có cùng đặc điểm là khối lượng lớn, số các chi tiết, phụ tùng cấu thành sản phẩm lên tới hang trăm chi tiết lớn nhỏ, giá thành sản xuất, giá trị sản phẩm sau khi hoàn thành rất lớn. Do vậy, vấn đề chất lượng sản phẩm luôn được Công ty đặt nên hang đầu. Các sản phẩm do Công ty sản xuất đều dựa trên các tiêu chuẩn chất lượng nhà nước ban hành( TCVN) tức là phải đạt được đọ chích xác cấp 2( theo TCVN 1745 – 75 và TCVN 4235 – 80 ). Sản phẩm loại I: Là sản phẩm đảm bảo tuyện đối các yêu cầu về kỹ thuật và đạt được những tiêu chuẩn quy định trong tài liệu kỹ thuật công nghệ về quy cách, kích thước, chủng loại.. Sản phẩm loại II: Là những sản phẩm chưa đạt yêu cầu, cần phải sửa chữa lại. Nếu sửa chưa xong mà vẫn không thoã mãn được với yêu cầu đặt ra thì sản phẩm đó được duyệt vào loại phế phẩm Phế phẩm: Là những sản phẩm hỏng, thông số kỹ thuật, kích thướcbị âm dương quá nhiều không sửa chữa được. Những năm gần đây, Công ty đã cố gắng khống chế sản phẩm loại II xuống dưới 3,5% nhưng sản phẩm sửa chữa vẫn đảm bảo chất lượng giao hang cho khách hang. Tỷ lệ phế phẩm vẫn chiếm khoảng 0,6%. Để có thể tìm hiểu cụ thể về tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty, ta hãy xem xét và đánh giá chất lượng của một số mặt hàng trong những năm gần đây. Bảng 11: Mức độ đạt chất lượng của sản phẩm so với tiêu chuẩn. Sản Phẩm Năm 2004 (%) Năm 2005 (%) Sản phẩm loại I: 91 95 Sản phẩm loại II: 7 3.5 Phế phẩm: 2 1.5 Nguồn thống kê của công ty qua các năm Nhìn vào bảng tổng kết tình hình chất lượng sản phẩm năm 2004, 2005 ta thấy tình hình chất lượng sản phẩm của các mã hàng thực sự đã tiến bộ, hoàn thành kế hoạch đề ra với tỷ lệ sản phẩm loại II và phế phẩm đã giảm rõ rệt. 2.3 Các dạng sai hỏng. Để đánh giá được tình hình chất lượng sản phẩm tăng hay giảm Công ty gíao trách nhiệm cho phòng KCS và các phân xưởng phải tổng hợp hàng hỏng mỗi năm. Thông qua đó để tính tỉ lệ hàng hỏng so với sản lượng nguyên vật liệu đưa vào sản xuất và để xem xét tình hình chất lượng giữa các năm. Mặt khác Công ty còn được duy trì các giải pháp về công nghệ, kĩ thuật, quản lý, TCSX, hữu hiệu để tỉ lệ hàng hỏng cho phép + Đúc gang : 6% + Đúc thép : 3% + Khâu cơ khí : 0,4% + Rèn, cắt thép, chế tạo kết cấu thép: 0.5% + Nhiệt luyện : 0,3% Bảng 12: Xem xét tình hình sai hỏng của sản phẩm tại công ty Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Gang Thép Gang Thép Sản lượng (kg) Tlệ SH (%) Sản lượng (kg) Tlệ SH (%) Sản lượng (kg) Tlệ SH (%) Sản lượng (kg) Tlệ SH (%) Đúc 25697 4.1 4264 2.5 24367 3.95 4041 4.02 Gia công áp lực 1028.8 2.4 1002.5 2.3 Máy công cụ 36.3 4.1 1730 2.4 31.5 3.76 1504 2.15 Bánh răng 33.4 2.6 30.2 2.47 Kỹ thuật 954 4.2 1025 4.8 Cơ khí lớn 1389.5 0.2 38.7 0.44 Văn phòng giao dịch TM 1075 2.1 275.6 2.4 Nguồn thống kê của công ty qua các năm Nhìn vảo bảng tổng hợp hàng sai hỏng qua số liệu tổng hợp dưới đây ta thấy trọng lượng hỏng của gang và thép năm 2005 tăng cao hơn so với năm 2004 Trong quá trình sản xuất công cụ và máy công nghiệp, quy trình đúc là quy trình phức tạp nhất từ việc làm phôi, làm khuôn, làm ruột, rót thép, cắt gọt… nên không tránh khỏi những sai hỏng do sai kĩ thuật. Nhận biết được vấn đề này nên Công ty đã có biện pháp thích hợp để hạn chế những sai hỏng ở quy trình này, do vậy sản phẩm của Công ty có chất lượng ngày càng cao . III. Thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm 1. Hệ thống bộ máy quản lý chất lượng của công ty. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị chất lượng Công ty cơ khí Hà Nôi đã tổ chức một hệ thống quản trị chất lượng được phân cấp rõ ràng, thể hiện qua sơ đồ dưới đây Sơ đồ 6: Hệ thống quản trị chất lượng tại công ty Cơ Khí Hà Nội. GIÁM ĐỐC PGĐ-Đại diện chất lượng PGĐ-Sản xuất PGĐ-Kỹ Thuật X.MCC Văn Phòng GĐ P.KTTCTK X.MCC Văn phòng GĐ P. Vật tư X.Bánh răng Phòng TC - NS VPGDTM X.CKL TTTĐH X.GCAL-NL Thư viện X. ĐÚC Trường THCN X.Mộc X.Kết cấu PX. Thủy lực P. Kỹ thuật X. Cán thép P.KCS P.ĐĐSX VPCĐ ố Qua sơ đồ quản lý chất lượng sản phẩm tại ta thấy để sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng tốt nhất Công ty đả tiến hành điều hành quá trình sản xuất từ trên xuống và từ dưới lên, có nghĩa là các phòng ban đứng đầu trong việc chịu trách nhiệm về sản phẩm sẻ đưa ra các kế hoạch về sản phẩm cũngnhư các chỉ tiêu cụ thể để các phân xưởng thực hiện, kết thúc quá trình sản xuất các phân xưởng có trách nhiệm thông kê lại mức độ sản phẩm đạt chỉ tiêu chất lượng cũng như mức độ hoàn thành của các sản phẩm dở dang và tỉ lệ phế phẩm của các sản phẩm. Từ đó gửi lại các phòng chịu trách nhiệm về sản phẩm để có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp hơn.. Trong hệ thống quản trị chất lượng mỗi nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp quản trị đựơc quy định bằng văn bản: - Giám đốc Công ty : + Chịu trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty + Xây dựng phương án tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy, quy hoạch cán bộ, đào tạo và đào tạo lại - Đại diện lãnh đạo chất lượng : Chức năng: Được giám đốc ủy quyền và phó giám đốc phụ trách kĩ thuật trực tiếp điều hành để tổ chức xây dựng Nhiệm vụ và quyền hạn: + chịu trách nhiệm trước giám đốc, điều hành kĩ thuật, thực hiện đảm bảo chất lượng, công tác 5S và tác phong làm việc công nghiệp trong toàn Công ty + Được quyền chỉ định tạm thời các hoạt động phạm vi nghiêm trọng các quy trình quản trị chất lượng sản phẩm trong Công ty trước khi báo cáo giám đốc + Được quyền thay mặt Công ty trong quan hệ đối ngọai với các cơ quan chức năng quản lý, hướng dẫn liên quan đến hệ thống quản trị chất lượng - Phó giám đốc kĩ thuật + Được giám đốc ủy quyền tổ chức điều hành thực hiện kế hoạch sản xuất theo kế hoạch + Đề ra những giải pháp kĩ thuật và sử lý các việc phát sinh gây ách tẳc trong sản xuất và phục vụ sản xuất - Phòng KCS + Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kĩ thuật sản xuất, chịu trách nhiệm trước Công ty vê chất lượng sản phẩm. Phòng KCS kiểm tra đánh giá đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất, chức năng quan trọng và chủ yếu là phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời khi có nguy cơ giảm chất lượng sản phẩm. + Có vai trò quan trọng trong hệ thống kiểm tra và xác nhận chất lượng sản phẩm. Xây dựng các phương án công việc kiểm tra đo lường, đảm bảo các thông số kĩ thuật sao cho phù hợp tiêu chuẩn. Ngoài ra các phòng ban khác đều có nhiệm vụ và trách nhiệm trong hệ thống quản trị chất lượng - Đối tượng kiểm tra của Công ty là rất rộng để đảm bảo chất lượng sản phẩm ở mức cao nhất: + Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào trước khi đưa vào sản xuất. + Kiểm tra tình hình hoạt động của hệ thống thiết bị máy móc trong sản xuất + Kiểm tra việc thực hiện chấp hành quy định, các quy phạm kĩ thuật, các tiêu chuẩn và các thao tác của công nhân - Công tác kiểm tra chất lượng của Công ty Công tác kiểm tra chất lượng là một khâu quan trọng và cần thiết, được thực hiện ở tất cả các công đọan của quá trình sản xuất để nhanh chóng tìm ra các sai hỏng, khuyết tật kịp thời sửa chữa hoặc bị lọai bỏ, tiết kiệm chi phí và từ đó tìm được các biện pháp để không lặp lại các sai hỏng đó nữa. Ở Công ty cơ khí Hà Nội thì công tác kiểm tra chất lượng do phòng KCS đảm nhận. Mỗi sản phẩm trước khi hoàn nhập kho và đưa ra tiêu thu đều được đưa qua phòng KCS để kiểm tra tổng thể sao cho không có một sản phẩm nào con sai hỏng được đưa ra thị trường đảm bao uy tín của doanh nghiệp Sơ đồ 7: Quản lý chất lượng thành phẩm tại công ty. Trưởng Phòng Phó khối cơ Phó khối máy Kỹ thuật viên Phòng đo lường Phòng hóa Phòng cơ lý P. phân tích đất Phân xưởng gang Kho hàng nhập ngoại vào C.Ty PX Đúc PX Mộc PX Rèn X. Cán thép PX. Thép Phôi hiệu tổng hợp PX. Kết Cấu X.Bánh răng X. Cơ khí X.MCC P.Cơ điện PX Thủy lực Kho chi tiết bán thành phẩm PX Lắp ráp Trung tâm lắp ráp Kho thành phẩm Đưa thị trường tiêu thụ Khiếu nại Sơ đồ quản lý chất lượng ở trên đã thể hiện rõ hơn về công tác quản lý chất lượng cua Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Cơ khí Hà Nội. Phòng kỹ thuật ban hành quy trình công nghệ, kiểm tra do phong KCS thực hiện: + Phòng KCS tổ chức theo ngành dọc đến từng phân xưởng. + Phòng KCS kiểm tra đầu vào, đầu ra chịu trách nhiệm về chất lượng nguyên vật liệu cũng như thành phẩm Công tác thiết kế, công nghệ chuẩn bị kỹ thuật được quan tâm thông qua việc thực hiện nhóm làm việc cơ động. Một số sản phẩm được khoán gọn hoặc khoán lập công nghệ đã gắn được trách nhiệm của họ với chất lượng sản phẩm. Một số công việc về kỹ thuật đã được mở rộng phối hợp với các viện ,các chuyên gia đã đáp ứng được yêu cầu về sản xuất. Để đảm bảo chất lượng công ty đã tiến hành thành lập đội công nhân cơ động gồm những công nhân có tay nghề giỏi, tay nghề cao do công ty trực tiếp điều hành làm việc ở các khâu trọng yếu của sản xuất. Tập trung trí tuệ và tay nghề giải quyết tốt các yêu cầu phức tạp, thời gian gấp như: phục hồi trục phân ly xi măng bút sơn F250*6200 trong thời gian 5 ngày .. 2. Nội dung quản lý chất lượng tại công ty. 2.1. Kiểm tra kiểm soát chất lượng. Để đảm bảo rằng các mục tiêu chất lượng được thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra, Công ty tiến hành kiểm tra, kiểm soát chất lượng. Kiểm soát chất lượng là biện pháp mang đặc tính tác nghiệp được thực hiện thông qua các hoạt động kiểm tra chất lượng. Kiểm tra chất lượng là hoạt động theo dõi, thu thập, phát hiện, đánh giá những khuyết tật của sản phẩm, những biến thiên của quá trình vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Để kiểm tra, kiểm soát chất lượng công ty đã tập trung vào trước tiên là kiểm tra kiểm soát quá trình. Phòng KCS là phòng chuyên trách kiểm tra chất lượng từ đầu vào đến đầu ra mọi lĩnh vực, mọi khâu của quá trình sản xuất. Phạm vi của KCS rất rộng. 2.2. Kiểm tra vật tư đầu vào. Phòng KCS có trách nhiệm đảm bảo các vật tư, sản phẩm đầu vào đều được kiểm tra thực nghiệm, đánh dấu, nhận biết và kết luận trước khi nhập kho. Nguyên vật liệu mua vào được bảo quản trong kho. Thủ kho thường xuyên kiểm tra khu vực được phân công quản lý nhằm phát hiện những tác động xấu của môi trường đến chất lượng sản phẩm. Những vật tư có yêu cầu sản xuất gấp được giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách ký lệnh cho phép cấp phát trước thì sau phòng KCS vẫn phải có trách nhiệm kiểm tra lô vật tư sản phẩm đó. Trường hợp phát hiện vật tư không phù hợp thì phải thu hồi ngay số vật tư đã phát và các sản phẩm được chế tạo từ số vật tư đó. Những nguyên vật liệu, vật tư mua trực tiếp của nhà sản xuất có đầy đủ chứng chỉ về chất lượng do các cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc nhà cung ứng thực hiện và bảo hành sản phẩm đó thì được miễn kiểm tra thử nghiệm đầu vào trừ trường hợp nghi vấn. Phương châm của công ty là để có chất lượng sản phẩm tốt phải làm đùng và làm tốt ngay từ đầu. 2.3. Công tác thu mua và quản lý trong khâu thiết kế. Do đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất theo nhiệm vụ của nhà nước giao, khâu thiết kế của công ty còn chưa đạt yêu cầu như mong muốn. Việc kiểm soát thiết kế chủ yếu là từ cấp trên và các chuyên gia và các đối tác đảm nhiệm. Công ty đang khắc phục để hoàn thiện hệ thống quản lý của mình theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 2.4. Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất. Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong từng công đoạn của sản xuất không những là trách nhiệm của phòng KCS mà còn là trách nhiệm của từng công nhân dưới sự đôn đốc, giám sát của nhân viên Phòng KCS để đảm bảo sản phẩm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đặt ra. 3. Tình hình áp dụng quản lý chất lượng theo IOS 9002. + Qua một thời gian áp dụng hệ thông quản lý chất lượng ISO 9000, tháng 01/ 2000 công ty đã được cấp chứng chỉ ISO 9002 đây là hướng đi đúng trong quá trình hội nhập và nó thể hiện sự nỗ lực lớn của công ty, khi đã nhận thức được tầm quan trọng của quản trị chất lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phấn đấu vì mục tiêu chất lượng, công ty đã ban hành và áp dụng các chương trình sau: Quy trình xem xét hợp đồng: QT03 Quy trình mua hàng: QT06 Quy trình kiểm soát tài liệu: QT 05.1; QT05.2. Quy trình kiểm tra thử nghiệm: QT10.3; QT 10.4; QT10.5. Quy trình kiểm soát thiết bị đo lường thử nghiệm: QT11 Quy trình trạng thái kiểm tra thử nghiệm: QT 12 Quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp: QT13 Quy trình xếp rỡ lưu kho, bảo quản và giao hàng Hiện nay toàn công ty đang thực hiện mục tiêu chất lượng cho giai đoạn sắp tới, các mục tiêu cụ thể như sau: + Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống quản trị theo ISO 9002 với phương châm khoa học - kỹ thuật. + Tiếp tục xem xét và hoàn thiện hệ thống văn bản hiện có và bổ sung thêm những chế độ cần thiết đặc biệt là quá trình có nhiều đơn vị tham gia. + Xem xét tính hiệu lực của hệ thống thông qua các kỳ đánh giá nội bộ. Qua việc xem xét những lỗi ban quản lý chất lượng đã gửi biên bản kiểm tra tới từng phòng ban, xin ý kiến khắc phục và sau đó tổng hợp lại để tìm lại những biện pháp hĩu hiệu nhất khắc phục những vị phạm đã xẩy ra. + Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo về ISO để nhắc nhở và nâng cao trình độ của cán bộ, công nhân viên khi thực hiện công việc. - Để giảm tỉ lệ sai hỏng công ty đã thực hiện những biện pháp sau: + Phát động phong trào quản trị chất lượng, nâng cao chất lượng hoạt động của nhóm quản trị chất lượng. + Hướng dẫn phương pháp quản trị chất lượng, nâng cao chất lượng hoạt động của nhóm quản trị chất lượng + Tiếp tục thực hiên kiểm tra thống kê vào quản trị chất lượng + Lập hồ sơ theo giõi hàng hỏng, trong đó xác định số lượng tỷ lệ hàng hỏng, các nguyên nhân và biện pháp khắc phục phòng tránh. + Mở chuyên mục ISO 9002 trên bản tin CKH để tuyên truyền, phổ biến hiểu biết về hệ thống quản trị chất lượng của công ty. + Hoàn thiện mô hình tổ chức khối kỹ thuật đảm bảo tập trung liên tục, hiệu quả, năng lực chuyên môn. Thiết lập hệ thống tài liệu kỹ thuật của công ty trong lĩnh vực thiết kế, công nghệ, thiết bị, kiểm tra thử nghiệm. Tại các phân xưởng công ty đã tổ chức chương trình 5S, bao gồm các nội dung sau: + Sắp xếp và quy hoạch, nâng cao hệ thống thiết bị. + Sửa chữa làm sạch nền tường, thông thoáng ở các phân xưởng. + Sắp xếp nơi làm việc,nơi để dụng cụ, gá lắp, phôi liệu… + Thực hiện việc lau chùi thiết bị mỗi ngày, mỗi ca 30 phút. + Thường xuyên kiểm tra tổng kêt và lập kế hoach với mỗi đơn vị. IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Công ty Chất lượng là một vũ khí cạnh tranh quan trọng, nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Vì vậy, để có thể nâng cao được chất lượng, các nhà quản trị chất lượng phải nhận thức rõ được ảnh hưởng của từng nhân tố (kể cả ảnh hưởng tích cực và tiêu cực) để có những phương pháp quản trị chất lượng phù hợp, đưa sản phẩm của doanh nghiệp có đủ sức cạnh tranh không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài. 1. Các nhân tố bên trong. Nhân tố bên trong bao gồm những nhân tố về con người, máy móc thiết bị, kho tàng, nguồn tài chính của doanh nghiệp, nguồn nguyên vật liệu đầu vào, cơ chế quản lý hoạt động của Công ty.. những nhân tố này có ảnh hưởng quyết định đến chất lưộng sản phẩm của doanh nghiệp, chỉ cần một yếu tố không đạt như nguồn nguyên liệu đầu vào kém chất lượng hay đội ngũ lao động chưa có tay nghề cao.. đều có thể làm giảm nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm hoàn thành, sản phẩm sẻ không đạt đựơc theo đúng tiêu chuẩn đề ra. Chúng ta di nghiên cứu kỹ hơn tùng nhân tố: 1.1. Nhân tố tài chính. Để thực hiện được mục tiêu kinh doanh nói chung và mục tiêu chất lượng nói riêng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một khả năng tài chính nhất định. Có thể nói rằng tài chính là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Khả năng tài chính càng mạnh thì chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ càng có điều kiện được cải thiện và nâng cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc biệt là trong điều kiện tiêu dùng ngày nay sự tiến bộ của khoa học và công nghệ phát triển với tốc độ cao, thêm vào đó các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong điều kiện của nền kinh tế mỏng, với xu thế quốc tế hoá ngày càng cao, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng mạnh mẽ, thì nhân tố tài chính có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động nâng cao chất lượng sản phẩm nói riêng. Nhân tố tài chính là tiền đề cần thiết cho mọi hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào. 1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh trình độ công nghệ của doanh nghiệp, mức chuyên môn hoá và hợp tác lao động, liên quan đến việc cắt giảm chi phí và m ức độ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docE0051.doc
Tài liệu liên quan