Đề tài Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán tại công ty chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN. 5

1.1 Những vấn đề cơ bản về công ty chứng khoán. 5

1.1.1 Khái niệm về công ty chứng khoán. 5

1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty chứng khoán 5

1.1.3 Vai trò của Công ty chứng khoán 6

1.1.4. Các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán 7

1.1.4.1 Nghiệp vụ môi giới chứng khoán 8

1.1.4.2. Nghiệp vụ bảo lãnh 8

1.1.4.3. Nghiệp vụ tự doanh 8

1.1.4.4. Tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính Công ty 8

1.1.4.5.Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư 9

1.1.4.6. Nghiệp vụ phụ trợ 9

1.2. Các hình thức phát hành chứng khoán 9

1.2.1. Phát hành chứng khoán riêng lẻ 9

1.2.1.1. Khái niệm: 9

1.2.1.2. Điều kiện phát hành chứng khoán riêng lẻ 10

1.2.2. Phát hành chứng khoán ra công chúng. 10

1.2.2.1. Khái niệm. 10

1.2.2.2. Điều kiện phát hành chứng khoán ra công chúng. 11

 1.2.2.3. Các hình thức phát hành chứng khoán ra công chúng 10

1.2.2.4. Lợi ích của việc phát hành chứng khoán ra công chúng. 12

1.3. Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán 13

1.3.1. Khái niệm bảo lãnh phát hành chứng khoán. 13

1.3.2. Vai trò của bảo lãnh phát hành chứng khoán 13

1.3.3. Các chủ thể tham gia bảo lãnh phát hành chứng khoán 15

1.3.4 Các thủ tục và quy định trong bảo lãnh phát hành chứng khoán. 18

1.3.4.1. Một số tài liệu và thủ tục trong bảo lãnh phát hành. 18

1.3.4.2. Các quy định trong hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán. 19

1.3.5. Quy trình bảo lãnh phát hành chứng khoán. 21

1.3.5.1. Tư vấn phát hành chứng khoán( tư vấn tài chính trước khi nhận bảo lãnh) 21

1.3.5.2. Lập và nộp hồ sơ xin phép phát hành. 26

1.3.5.3. Bao tiêu chứng khoán. 27

1.3.5.4. Phân phối chứng khoán và khoá sổ kết thúc đợt bảo lãnh. 29

1.4. Kinh nghiệm của các nước về bảo lãnh phát hành chứng khoán. 31

1.4.1. Kinh nghiệm bảo lãnh phát hành chứng khoán tại Mỹ. 31

1.4.2. Kinh nghiệm bảo lãnh phát hành ở Thái Lan. 33

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM. 37

2.1 Thực trạng về hoạt động của thị trường chứng khoán sơ cấp của Việt Nam trong thời gian qua. 37

2.1.1 Thị trường Trái phiếu sơ cấp 37

2.1.2. Thị trường cổ phiếu sơ cấp. 39

2.2. Khái quát hoạt động bảo lãnh phát hành của các công ty chứng khoán Việt Nam hiện nay. 43

2.3. Tổng quan về công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 44

2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển. 44

2.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy. 46

2.3.3. Cơ hội và thách thức 48

2.3.3.1. Cơ hội của công ty 48

2.3.3.2. Những thách thức 49

2.4.Thực trạng hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán tại Công ty chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam. 52

2.4.1 Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán tại Việt Nam hiện nay. 52

2.4.2. Quy trình bảo lãnh của Công ty BSC theo tiêu chuẩn ISO 9001 53

2.4.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán tại công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 59

2.4.3.1. Kết quả đạt được 62

2.4.3.2. Những tồn tại. 63

2.4.3.3. Nguyên nhân. 63

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 65

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN TẠI CTCK NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM. 66

3.1. định hướng hoạt động của công ty chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam. 66

3.1.1 Định hướng phát triển của Uỷ ban chứng khoán đến năm 2010 66

3.1.2 Định hướng phát triển của công ty chứng khoán BSC đến năm 2010 68

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán tại CTCK Ngân hàng Đầu tư và phát triển việt nam. 69

3.2.1. Giải pháp trực tiếp của BSC. 69

3.2.1.1. Nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn. 69

3.2.1.2. Đào tạo nguồn nhân lực. 71

3.2.1.3. Tận dụng quan hệ với ngân hàng mẹ. 71

3.2.2. Giải pháp hỗ trợ. 72

3.2.2.1 Cần có một chính sách lãi suất ngân hàng hiệu quả hơn. 72

3.2.2.2. Hoàn thiện chế độ kế toán kiểm toán 73

3.2.2.3. Tuyên truyển khuyến khích các doanh nghiệp phát hành chứng khoán ra công chúng đồng thời sử dụng dịch vụ hỗ trợ của các tổ chức chuyên nghiệp. 75

3.3. Một số kiến nghị 76

3.3.1. Kiến nghị đối với UBCKNN 76

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 79

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 80

KẾT LUẬN 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 82

 

doc86 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán tại công ty chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t đợt chào bán và chịu rủi ro ít hơn. Phí bảo lãnh phát hành ở Thái Lan thường là 3% đối với cổ phiếu, 1% đối với trái phiếu công ty và 0.5% đối với trái phiếu Chính phủ. Mức phí cụ thể này tuỳ thuộc vào từng công ty, chất lượng chứng khoán và quy mô phát hành. Quy trình thực hiện bảo lãnh phát hành kết thúc sau giai đoạn bình ổn giá khi chứng khoán được đem giao dịch. Trách nhiệm của tổ chức bảo lãnh là không được để giá chứng khoán xuống quá thấp nhưng cũng không thể được lên quá cao so với giá chào bán. Thời gian quy định cho việc bình ổn giá là 30 ngày. Đây là giai đoạn rất quan trọng giúp cho thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả. Kết luận chương 1 Trong chương này đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề chung mang tính chất khái quát về công ty chứng khoán, phát hành chứng khoán và bảo lãnh phát hành chứng khoán cũng như kinh nghiệm của một số nước về lĩnh vực bảo lãnh phát hành chứng khoán. Chương này phác hoạ nên một bức tranh toàn cảnh về nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, từ đó giúp ta có cái nhìn toàn diện hơn về nghiệp vụ này. Bên cạnh đó, với việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới giúp ta tìm ra được mặt được và chưa được cũng như kinh nghiệm để có thể áp dụng vào Việt Nam. Ngoài ra, đề tài cũng nêu rõ khung pháp lý và quản lý Nhà nước đối với hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán, cho chúng ta thấy khuôn khổ pháp lý cần thiết cho hoạt động của các tổ chức bảo lãnh phát hành cũng như vai trò của các cơ quan quản lý trong việc hình thành và thúc đẩy hoạt động bảo lãnh phát hành trên thị trường. Hoạt động bảo lãnh có tác dụng to lớn đối với cả thị trường sơ cấp và cả thị trường thứ cấp. Chính vì thế nên việc tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa về lý luận cũng như tạo điều kiện về mặt pháp lý cho hoạt động này phát triển là một trong những chính sách đúng đắn để phát triển nền kinh tế mỗi nước. Tuy nhiên, lý luận chỉ là cơ sở còn việc áp dụng nó vào thực tế bảo lãnh phát hành chứng khoán tại Việt nam như thế nào, đặc biệt là Công ty chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam thực hiện nghiệp vụ này ra sao là những gì mà chúng ta cần xem xét. Đó cũng chính là nội dung chủ yếu được đề cập ở Chương 2 của bài khoá luận này. Chương 2 Thực trạng về hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán tại công ty chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. 2.1 Thực trạng về hoạt động của thị trường chứng khoán sơ cấp của Việt Nam trong thời gian qua. Thị trường chứng khoán sơ cấp nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung là môi trường tác động trực tiếp đến hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của các tổ chức bảo lãnh phát hành cũng như hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của các tổ chức phát hành. Một thị trường sơ cấp phát triển sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các tổ chức bảo lãnh phát hành triển khai và phát triển nghiệp vụ của mình. 2.1.1 Thị trường Trái phiếu sơ cấp Thị trường trái phiếu Việt Nam nói chung còn chưa phát triển và còn nhiều hạn chế. Hiện nay chủ yếu mới có các Trái phiếu Chính phủ là được phát hành thường xuyên và đều đặn thông qua hình thức đấu thầu và bảo lãnh phát hành còn Trái phiếu Đô thị và Trái phiếu công ty được phát hành rất ít. Về Trái phiếu Chính phủ, có thể nói năm 2004 là năm thành công của Trái phiếu Chính phủ với hơn 7576 tỷ đồng trái phiếu đã được phát hành thông qua đấu thầu và bảo lãnh tăng gấp gần 5 lần so với năm 2003. Vào những tháng đầu năm 2005 thị trường trái phiếu Chính phủ diễn ra khá sôi động với các cuộc đấu thầu trái phiếu của Kho bạc Nhà nước và của Quỹ hỗ trợ phát triển. Ngày 19/4 và 26/4 năm nay đã diễn ra hai phiên đấu thầu trái phiếu của Quỹ hỗ trợ phát triển tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội với tổng giá trị là 500 tỷ đồng với các kỳ hạn 5, 10 và 15 năm với sự tham gia của các ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán và các công ty bảo hiểm. Nếu như năm 2001 có 13 loại trái phiếu được phát hành thì đến 2003 có 61 loại và cho đến nay tổng số chủng loại trái phiếu là 132 loại nhiều gấp 5,7 lần số loại cổ phiếu. Bên cạnh đó, khối lượng trái phiếu Chính phủ niêm yết tăng lên không ngừng, ta có thể thấy rõ hơn thông qua bảng sau : Bảng 1: Thống kê về hoạt động giao dịch TPCP trên TTGDCK TPHCM. Năm Giao dịch khớp lệnh Giao dịch thoả thuận Giá trị niêm yết (1.000đ) Khối lượng ( trái phiếu) Giátrị (1.000đ) Khối lượng (trái phiếu ) Giá trị ( 1.000 đ) 2001 390 39.206 1.100.000.000 2002 3.040 306.022 559.000 57.842.300 1.631.633.000 2003 4.730 449.082 1.205.820 113.536.618 1.382.000.000 2004 8.720 873.990 24.730.820 2.463.312.051 7.256.000.000 Tổng cộng 16.880 1.668.300 26.495.640 2.634.690.969 11.369.633.000 Nguồn: Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM Tính đến năm 2004 thì có khoảng 12.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ được phát hành và niêm yết trên Trung tâm GDCK Tp. Hồ Chí Minh, trong đó có 2.300 tỷ đồng trái phiếu được phát hành thông qua 37 đợt đấu thầu phần còn lại được phát hành thông qua phương thức bảo lãnh phát hành chiếm 80,3% giá trị trái phiếu. Về mặt lý thuyết thì trái phiếu phát hành theo phương thức bảo lãnh sẽ được bán ra công chúng thông qua các tổ chức bảo lãnh nhưng trên thực tế ở Việt Nam các tổ chức này không thực hiện bán lại trái phiếu sau khi mua từ Kho bạc Nhà nước mà giữ lại coi như phần đầu tư của mình. Điều này đã làm cho phương thức phát hành thông qua bảo lãnh phát hành mất tính đại chúng. Thị trường Trái phiếu Đô thị thì mới đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, quy mô thị trường còn nhỏ và tốc độ tăng trưởng còn chậm. Mặc dù được đánh giá là “sẽ là một trong những kênh huy động vốn quan trọng” nhưng đến nay thì vẫn chưa có đợt phát hành nào được đánh giá là đợt phát hành theo đúng nghĩa của thị trường vốn. Cũng giống như thị trường Trái phiếu Đô thị, thị trường Trái phiếu Công ty cũng rất ảm đạm.Số công ty phát hành Trái phiếu để huy động vốn mới chỉ đếm trên đầu ngón tay. Hiện mới chỉ có Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là đã phát hành Trái phiếu dài hạn ra công chúng và đăng ký lại Trái phiếu để niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán với tổng giá trị đăng ký là 1069 tỷ đồng. Ngoài ra, cũng có một số công ty đã tiến hành phát hành trái phiếu để huy động vốn như : Công ty Dầu khí, Công ty cao su và sắp tới là Tổng công ty Điện lực Việt Nam. 2.1.2. Thị trường cổ phiếu sơ cấp. Thị trường phát hành cổ phiếu tuy có sáng sủa hơn so với trái phiếu nhưng cũng chẳng thấm tháp gì so với toàn bộ nền kinh tế. Trong khi tiến trình cổ phần hoá đang diễn ra sôi động và việc thành lập các công ty cổ phần ngày càng nhiều thì vấn đề tạo hàng hoá cho thị trường chứng khoán lại dường như không mấy sôi động. Các doanh nghiệp cổ phần hoá và các công ty cổ phần là những chủ thể quan trọng trong việc cung cấp hàng hoá cho thị trường chứng khoán. Họ thông qua TTCK để huy động vốn phục vụ nhu cầu kinh doanh bằng cách phát hành các loại cổ phiếu. Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian qua ở nước ta được coi là một chính sách cơ bản của việc tạo ra những chủ thể cung ứng hàng hoá cho TTCK. Trong 12 năm (từ năm 1993 cho đến hết năm 2004) tổng số doanh nghiệp Nhà nước đã được cổ phần hoá đạt 2.242, tổng số vốn của các doanh nghiệp Nhà nước đã được cổ phần hoá là 17.700 tỷ đồng. Bên cạnh đó sự ra đời của Luật doanh nghiệp thay thế cho Luật công ty đã góp phần hình thành nên một mảng công ty cổ phần năng động đáp ứng cho phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp (bán cổ phần của Nhà nước cho các nhà đầu tư) còn nhiều điểm hạn chế, đặc biệt là trên góc độ phát hành chứng khoán ra công chúng. Tỷ lệ vốn sở hữu của Nhà nước trong các công ty cổ phần còn khá cao (chiếm khoảng 30% đến 50%) dẫn đến số lượng cổ phiếu bán ra ngoài còn thấp. Việc bán cổ phần hầu như không được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng mà chỉ công bố trong nội bộ doanh nghiệp hoặc trụ sở doanh nghiệp. Điều này dẫn đến tỷ lệ cổ phần sở hữu bởi các nhà đầu tư công chúng còn rất ít. Nhưng thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp không muốn bán cổ phần ra ngoài bởi cổ phiếu của tất cả các doanh nghiệp khi cổ phần hoá đều bị định giá thấp hơn do chưa tính đến nhiều yếu tố như tài sản vô hình, ưu thế địa lý, lợi thế so sánh…Hơn thế nữa các doanh nghiệp này không muốn nhiều người nắm giữ cổ phần của họ đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài do họ sợ khi nhà đầu tư nước ngoài nắm một lượng cổ phần lớn trong doanh nghiệp thì quyền kiểm soát cũng như quyền lực của họ trong doanh nghiệp giảm sút và doanh nghiệp sợ bị thâu tóm sáp nhập. Một thành phần quan trọng của thị trường chứng khoán đó là việc phát hành cổ phiếu của các công ty cổ phần thành lập theo Luật doanh nghiệp và của các công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển sang hình thức cổ phần. Tại thời điểm trước khi có Luật doanh nghiệp, cả nước mới chỉ có khoảng 200 công ty cổ phần thành lập theo Luật công ty, đa phần đều có vốn điều lệ nhỏ (dưới 5 tỷ đồng ) và các công ty này cũng không phát hành chứng khoán ra công chúng mà chỉ do một nhóm cổ đông góp vốn thành lập công ty. Hiện nay, các công ty cổ phần cũng đang tìm hiểu về kênh huy động vốn thông qua phát hành chứng khoán qua TTCK.Việc phát hành chứng khoán của các doanh nghiệp còn nhiều điểm bất cập cho các công ty mới được thành lập, kiến thức về TTCK chưa nắm một cách rõ ràng. Hơn nữa thị trường chứng khoán chưa thực sự là cầu nối tin tưởng để các doanh nghiệp phát hành chứng khoán. Một điều hạn chế khi các công ty cổ phần ra đời là việc kiểm soát huy động vốn của các công ty là rất khó. Các công ty cổ phấn chỉ cần đăng ký vốn điều lệ với các cơ quan kinh doanh thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thuộc Trung ương. Còn thực tế, công ty huy động vốn đến đâu và bằng cách nào thì không có cơ quan nào quản lý do đó khó có thể đánh giá được tổng số vốn thực tế đã huy động của các công ty này. Hơn nữa, việc phát hành cổ phiếu của các công ty cổ phần hiện nay là không kiểm soát được do hoạt động phát hành chứng khoán chỉ điều chỉnh đối với các công ty phát hành chứng khoán ra công chúng để niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán. Do đó các công ty phát hành chứng khoán ra công chúng mà không niêm yết thì không phải chịu bất cứ sự quản lý nào, không phải xin phép, công bố thông tin, không phải báo cáo kết quả phát hành …Điều này đã dẫn đến một thực tế là hầu như chưa có công ty nào thực hiện việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng để niêm yết trên TTCK, còn các công ty niêm yết hiện nay đều là các doanh nghiệp cổ phần hoá hoặc các công ty cổ phần đã phát hành cổ phiếu thực hiện việc đăng ký lại cổ phiếu để niêm yết và giao dịch trên trung tâm giao dịch chứng khoán. Trong thời gian gần đây, một số công ty cổ phần đã phát hành cổ phiếu ra công chúng và nhận thấy lợi ích to lớn khi niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán. Đó là việc phát hành cổ phiếu có thể đáp ứng ngay lập tức nguồn vốn cần thiết với chi phí thấp. Tuy nhiên làm thế nào để mọi công ty phần trong nước đều nhận thức được điều này quả là vấn đề đầy nan giải. Nhưng không vì thế mà vai trò của TTCK bi giảm sút. Cùng với thời gian khi thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa thì việc nhận ra đây là một kênh huy động vốn tối ưu đối với các doanh nghiệp sẽ là điều đương nhiên và chúng ta hy vọng ngày đó sẽ đến gần. Việc phát hành thêm chứng khoán của các công ty niêm yết cũng chưa phát triển. Mặc dù nếu như các công ty đã niêm yết mà phát hành chứng khoán thì các thủ tục phát hành cũng như việc xác định giá chứng khoán đơn giản hơn rất nhiều. Một số công ty niêm yết khác trong thời gian vừa qua đã tiến hành phát hành cổ phiếu thưởng cho các cổ đông hiện hữu mà mà nguồn lấy từ lợi nhuận để lại và các quỹ của công ty. Việc phát hành này chính là phát hành cổ phiếu không thu tiền mà mục đích của nó là không làm tăng thêm số lượng cổ đông và nguồn vốn sở hữu của công ty, bảo vệ lợi ích của các cổ đông hiện hữu trong doanh nghiệp. Thực chất đây là việc điều chỉnh vốn điều lệ của công ty, chuyển vốn từ các quỹ sang vốn cổ phần. Một bộ phận không nhỏ trong việc cung ứng hàng hoá cho thị trường chứng khoán đó là các ngân hàng thương mại cổ phần. Luật các tổ chức tín dụng cho phép các ngân hàng thương mại cổ phần có thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn trên TTCK đáp ứng nhu cầu tín dụng ngày càng cao trong nền kinh tế. Hiện nay nước ta có khoảng 40 ngân hàng thương mại cổ phần với tổng số vốn điều lệ tối thiểu theo quy định là 5000 tỷ đồng. Tuy nhiên việc phát hành cổ phiếu của các ngân hàng thương mại chưa thực sự phát triển. Nhiều ngân hàng nói rõ quan điểm của họ rằng họ sẽ không huy động vốn trên TTCK cho dù họ biết chắc là huy động vốn qua thị trường này có ưu thế hơn so với các kênh huy động khác. Rõ ràng là các ngân hàng chưa thực sự tin tưởng vào TTCK Việt Nam. Với tư cách là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng thương mại cổ phần có thể phát hành cổ phiếu lần đầu để thành lập ngân hàng hoặc phát hành các lần tiếp theo để tăng vốn điều lệ. Tuy nhiên, do các ngân hàng thương mại cổ phần chưa thực sự lớn mạnh, số lượng vốn huy động còn nhỏ nên hiện nay các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam mới chỉ thực hiện theo hình thức phát hành riêng lẻ nghĩa là huy động vốn cổ phần dưới hình thức kêu gọi các cổ đông hoặc nhóm cổ đông quen biết lẫn nhau cùng góp vốn. Trong thời gian qua cũng có một số ngân hàng cổ phần tiến hành phát hành thêm cổ phiếu để tăng mức vốn điều lệ, tuy vậy việc phát hành này chỉ bó hẹp trong các cổ đông hiện hữu hoặc các đối tác trong hoạt động kinh doanh. Sắp tới vào quý 3 năm nay, cổ phiếu của Ngân hàng thương mại cổ phần Thương Tín (Sacombank) sẽ chính thức lên niêm yết tại sàn giao dịch của Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Đây quả là tin đáng mừng cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Thực hiện chủ trương cổ phần hoá các ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã thực hiện thí điểm cổ phần hoá. Tuy nhiên cổ phiếu của VCB có được niêm yết tạo hàng hoá cho TTCK Việt Nam hay không vẫn còn là một câu hỏi lớn. Thị trường trái phiếu, cổ phiếu sơ cấp vẫn phát triển một cách “chậm chạp”, lượng hàng hoá trên TTCK vẫn rất “nghèo nàn”. Chính vì vậy, nhằm thúc đẩy TTCK phát triển theo chỉ thị 04/2005 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ tài chính dự kiến chọn khoảng 100 doanh nghiệp thực hiện niêm yết, đăng ký giao dịch trên TTCK và 100 doanh nghiệp thực hiện bán bớt phần vốn Nhà nước và cổ phiếu phát hành lần đầu trên TTCK, bên cạnh đó đưa khoảng 50% khối lượng trái phiếu phát hành năm 2005 qua TTCK. 2.2. Khái quát hoạt động bảo lãnh phát hành của các công ty chứng khoán Việt Nam hiện nay. Hoạt động bảo lãnh phát hành ở Việt Nam chủ yếu do các công ty chứng khoán thực hiện, còn các ngân hàng thương mại chỉ thực hiện bảo lãnh đối với Trái phiếu Chính phủ. Hoạt động bảo lãnh phát hành còn rất mới mẻ ở Việt Nam và chỉ thực sự biết đến sau khi TTCK ra đời. Hoạt động bảo lãnh phát hành ở Việt Nam đến nay chủ yếu được thực hiện đối với Trái phiếu Chính phủ. Chính phủ thường huy động một số tiền lớn để đáp ứng cho chi tiêu ngân sách và ổn định cho điều hoà lưu thông tiền tệ, do vậy việc thành công của một đợt phát hành Trái phiếu Chính phủ rất cần thiết bởi nó ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Các tổ chức bảo lãnh đứng ra bảo lãnh cho đợt phát hành Trái phiếu Chính phủ thường là các tổ chức lớn, có tiềm lực tài chính mạnh. Các thành viên bảo lãnh phát hành Trái phiếu Chính phủ chủ yếu là các ngân hàng thương mại và các công ty chứng khoán. Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVCS) là một công ty tham gia nhiều lần vào các đợt phát hành Trái phiếu Chính phủ và trái phiếu của các tổ chức lớn như Quỹ hỗ trợ phát triển. Đó cũng là do đặc thù của danh mục đầu tư trong ngành bảo hiểm luôn cần có trái phiếu dài hạn. Cho đến nay chưa có một công ty chứng khoán nào triển khai nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán một cách đầy đủ. Đối với cổ phiếu thì chưa có một trường hợp bảo lãnh nào. Các công ty chủ yếu hoạt động dưới hình thức đại lý phát hành. Theo phương thức này tổ chức bảo lãnh sẽ không phải tiến hành bước phân tích tài chính và tư vấn phát hành. Các công ty chứng khoán thực hiện luôn việc phân phối số chứng khoán mà họ nhận được. Đối với một số doanh nghiệp phát hành chứng khoán thì công ty chứng khoán chỉ dừng lại ở bước chuẩn bị, lập và nộp hồ sơ lên Uỷ ban chứng khoán. Vì thế mà có thể thấy rõ là doanh nghiệp chỉ yêu cầu công ty tư vấn phát hành chứ chưa cần đến bảo lãnh bao tiêu chứng khoán. Bên cạnh đó có thể thấy một số doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện đăng ký lại để niêm yết trên thị trường chứng khoán chứ chưa phát hành mới ra công chúng. Hoạt động bảo lãnh có thể coi như thực sự xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2001. Vì sau một thời gian hoạt động của thị trường chứng khoán 7/2000 các tổ chức bảo lãnh phải có thời gian chuẩn bị để bước vào một lĩnh vực đầy mới mẻ này. So với các nghiệp vụ khác của công ty chứng khoán như môi giới và tự doanh thì có thể thấy nghiệp vụ bảo lãnh còn khá khiêm tốn nhưng nó không kém phần quan trọng. Bởi tất cả các nghiệp vụ này hoạt động tốt thì càng thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán nói riêng và nền kinh tế nói chung. 2.3. Tổng quan về công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển. Trên thế giới, thị trường chứng khoán đã xuất hiện từ thế kỷ XV từng bước hoàn thiện và phát triển, dần dần đã trở nên phổ biến và giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Để thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán và quản lý kinh doanh chứng khoán ở Việt Nam, từ năm 1996, Chính phủ và các Bộ có liên quan đã họp bàn, phê chuẩn và đưa ra những văn bản không thể thiếu về chứng khoán như Nghị định 75-CP ngày 28/11/1996 của Chính phủ về thành lập Uỷ ban chứng khoán Nhà nước; Nghị định 48-1998/NĐCP ngày 11/7/1998 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán; Quyết định số 04-1998/UBCK3 ngày 2/11/1999 của Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán Nhà nước về việc hướng dẫn thành lập cấp giấy phép hoạt động cho công ty chứng khoán…Căn cứ theo các văn bản pháp luật trên, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã nộp đơn xin cấp giấy phép thành lập công ty chứng khoán. Với số vốn điều lệ 55 tỷ đồng và đáp ứng được yêu cầu của Chính phủ, công ty đã chính thức thành lập và đi vào hoạt động cùng với sự khai trương của trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM. Quá trình hình thành và phát triển của công ty được đánh dấu bằng một số điểm mốc sau: Ngày 18/11/1999, Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ra quyết định số 59/QĐ- HĐQT thành lập công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ngày 26/11/1999, chủ tịch Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh số 02/GDHĐKD cho BSC tham gia hoạt động trong cả 5 lĩnh vực kinh doanh chứng khoán. Ngày 7/7/2000, công ty đã chính thức khai trương hoạt động dưới sự điều hành của ông Trần Bắc Hà- Phó tổng giám đốc ngân hàng Đầu tư và Phát triển kiêm Giám đốc công ty BSC. Hiện nay, Giám đốc công ty BSC là ông Hồ Công Hưởng. Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập dưới hình thức là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vốn do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cấp. Là đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tên gọi đầy đủ : Công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tên gọi tắt: Công ty chứng khoán Đầu tư. Tên giao dịch quốc tế : BIDV Securities Co.Ltd (BSC) Vốn pháp định: ban đầu là 55 tỷ sau tăng lên 100 tỷ (VNĐ) Trụ sở chính : tầng 10 –Toà tháp Vincom- 191 Bà Triệu – Hà nội. 2.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tham gia TTCK thông qua việc thành lập công ty con độc lập dưới hình thức là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên do NHĐT&PTVN cấp 100% vốn điều lệ, theo mô hình Chủ tịch và Giám đốc công ty được quy định tại Luật doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức của BSC được áp dụng vào cuối năm 2005 như sau: Sơ đồ 3 : Tổ chức bộ máy quản lý của công ty chứng khoán BSC. Chủ tịch b.giám đốc Phòng giao dịch Hội sở Chi nhánh Tổ chức hành chính Kế toán thanh toán Môi giới Đầu tư Nghiên cứu &phát triển Công nghệ thông tin Chức năng của các phòng như sau: * Phòng môi giới : Chức năng của phòng là: -Môi giới mua bán chứng khoán cho khách hàng - Mua bán chứng khoán cho công ty (tự doanh) -Lưu ký chứng khoán - Đại diện giao dịch tại sàn giao dịch - Đại lý cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán - Đại lý cho vay cầm cố chứng khoán - Quản lý danh mục đầu tư * Phòng kế toán thanh toán Phòng kế toán thanh toán là đơn vị trực thuộc BSC do Giám đốc thành lập để thực hiện quản lý mọi việc liên quan đến lĩnh vực được quy định trong chức năng nhiệm vụ này và nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công. Chức năng của phòng Kế toán thanh toán là: - Tổ chức thực hiện công tác hạch toán, kế toán thống kê hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng pháp lệnh kế toán-thống kê của Nhà nước - Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu lợi nhuận của toàn công ty và chi nhánh. - Tham mưu cho Giám đốc công ty trong việc tổ chức thực hiện các chế độ quản lý tài chính theo các quy định hiện hành của Bộ Tài chính và của NHĐT&PTVN * Phòng tổ chức hành chính Phòng này được tách ra từ phòng tổng hợp với các chức năng như sau: - Quản lý tổ chức nhân sự trong toàn bộ công ty - Kiểm tra, kiểm soát nội bộ - Thông tin đối ngoại … * Phòng công nghệ thông tin : được tách từ phòng tổng hợp * Phòng đầu tư Phòng này được tách ra từ phòng Phân tích tư vấn đầu tư Phòng này có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc trong các công tác sau: - Phân tích, tư vấn đầu tư và phân tích các hoạt động đầu tư cho công ty - Bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành cổ phiếu, trái phiếu cho các tổ chức, các doanh nghiệp -Dịch vụ tư vấn ( tư vấn cổ phần hoá, tư vấn tái cơ cấu, tư vấn định giá công ty và các dịch vụ tư vấn khác) * Phòng nghiên cứu và phát triển Phòng này cũng được tách ra từ phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư. Phòng này có nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển những sản phẩm mới… 2.3.3. Cơ hội và thách thức 2.3.3.1. Cơ hội của công ty BSC ra đời nhằm mục đích hoạt động kinh doanh và góp phần phát triển thị trường chứng khoán còn non trẻ tại Việt Nam. Trong quá trình hoạt động, BSC có được những yếu tố thuận lợi sau: - Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp đang được diễn ra mạnh mẽ trong cả nước. Hầu hết các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá đều có tình hình sản xuất kinh doanh tương đối khả quan, thu nhập của người lao động gia tăng, việc làm được đảm bảo, đời sống đang được nâng cao. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với các công ty chứng khoán cũng như đối với TTCK vì đây chính là chủ thể quan trọng cung cấp hàng hoá cho thị trường. Tuy nhiên, để thu hút khuyến khích được các doanh nghiệp tham gia niêm yết trên TTCK là công việc mà hiện nay các CTCK đang rất quan tâm. - Trong vài năm vừa qua, tình hình kinh tế- xã hội đất nước là thuận lợi cho sự phát triển của TTCK. Nhịp độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế được duy trì tương đối ổn định và được coi là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Các chỉ số kinh tế vĩ mô như lạm phát, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán, bội chi ngân sách, tỷ trọng đầu tư /GDP, mức thu hút nhà đầu tư nước ngoài…tiếp tục đạt như dự kiến. Khi GDP tăng trưởng ổn định, chỉ số TTCK cũng ổn định theo. Điều này tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cho cá nhân trong nước cũng như nước ngoài. Hơn nữa, triển vọng tăng trưởng GDP trong những năm tới là tương đối khả quan vì Việt Nam có môi trường kinh tế, chính trị là ổn định, khối lượng hàng hoá xuất khẩu là khá lớn. - TTCK non trẻ đã tạo ra những bước tập dược ban đầu cho CTCK. Nhận thức của công chúng đối với TTCK đang dần có thay đổi. Những cải thiện quan trọng trong khuôn khổ pháp lý trong nước và trong quan hệ đối ngoại đã tạo điều kiện cho môi trường kinh doanh có thêm những tác nhân mới đặc biệt là khu vực tư nhân. - TTCK Việt Nam ra đời khi TTCK trên thế giới phát triển mạnh. Trước những gì đã diễn ra trên TTCK của thế giới đã giúp cho Việt Nam học hỏi được những kinh nghiệm quý báu và vận dụng được những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực CK phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước. - BSC được đầu tư 100% vốn từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Hơn nữa, BSC cũng được kế thừa bề dày kinh nghiệm của Ngân hàng mẹ với mạng lưới chi nhánh rộng khắp trên các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước, có quan hệ đại lý với các ngân hàng, các tổ chức tài chính và tài trợ cho nhiều dự án mới. 2.3.3.2. Những thách thức Bên cạnh những cơ hội thực sự có được, BSC còn gặp phải một số khó khăn trong quá trình hoạt động của mình. Những khó khăn đó cũng là những khó khăn chung đối với các CTCK Việt Nam, đó là: - Cơ sở vật chất còn lạc hậu. Đây là yếu tố tác động rất lớn tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Nó không chỉ tạo dựng nên hình ảnh của công ty trong lòng công chúng đầu tư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0349.doc
Tài liệu liên quan