Đề tài Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty Vận tải ô tô số 3

MỤC LỤC

Mục lục . . . . . . 1

Lời cảm ơn . . . . . . 4

Lời nói đầu . . . . . 5

Chương I: Lý luận chung về hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính trong các doanh nghiệp. . . . .8

1.1. Lý luận chung về đòn bẩy tài chính . . .8

1.1.1. Khái niệm . . . . . 8

1.1.1.1. Khái niệm đòn bẩy tài chính . . . .8

1.1.1.2. Khái niệm độ bẩy tài chính . . . .10

1.1.2. Công thức tính độ bẩy tài chính . . . 11

1.2. Vai trò của đòn bẩy tài chính đối với doanh nghiệp .13

1.3. Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính . . .15

1.3.1. Các quan điểm và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính . . . . . . 15

1.3.1.1. Các quan điểm về hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính .15

1.3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính .17

1.3.2. Rủi ro tài chính. . . . . .21

1.3.3. Mối quan hệ giữa EPS với EBIT và điểm bàng quan .24

1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính 28

1.3.4.1. Các nhân tố chủ quan . . . . 28

1.3.4.2. Các nhân tố khách quan . . . . .31

1.3.4.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. . . . . .32

Chương II: Phân tích đánh giá tình hình sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty vận tải ô tô số 3 . . .34

2.1. Giới thiệu chung về Công ty vận tải ô tô số 3 .34

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty .34

2.1.1.1. Lịch sử hình thành . . . . .34

2.1.1.2. Quá trình phát triển . . . .35

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty . . .36

2.1.3. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty . . .37

2.1.4. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty vận tải ô tô số 3 .38

2.1.4.1. Sản phẩm của Công ty vận tải ô tô số 3 . 38

2.1.4.2. Đặc điểm quá trình sản xuất ra sản phẩm . .38

2.2. Phân tích tình hình hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty vận tải ô tô số 3 . .39

2.2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 39

2.2.2. Tình hình tài chính của Công ty 41

2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty 45

2.2.3.1. Tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính . . 45

2.2.3.2. Tình hình rủi ro tài chính của Công ty . .50

2.2.3.3. Các điểm bàng quan . 52

2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính . 54

2.3.1. Những kết quả đã đạt được . . . 54

2.3.2. Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân cần khắc phục . . 54

2.3.2.1. Những mặt còn hạn chế . . . .54

2.3.2.2. Nguyên nhân . . . .55

Chương III: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bây tài chính tại Công ty vận tải ô tô số 3 . 57

3.1. Định hướng của Công ty trong thời gian tới .57

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính . . . .61

3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động .61

3.2.2. Giải pháp nâng cao và gia tăng việc sử dụng nợ . 63

3.2.3. Giải pháp nâng cao năng suất lao động . .64

3.3. Một số kiến nghị . . . .65

3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước . . .65

3.3.2. Kiến nghị với cơ quan chủ quản . . .67

3.3.3. Kiến nghị với ban lãnh đạo Công ty . . .68

KẾT LUẬN . . . .70

TÀI LIỆU THAM KHẢO . . . .71

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12027 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty Vận tải ô tô số 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n bẩy tài chính đang thể hiện mặt trái của nó thì lại dùng nó một cách vô thức dẫn đến hậu quả không tốt cho doanh nghiệp (trong khi tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu thấp hơn rất nhiều lần chi phí lãi vay thì đương nhiên càng sử dụng nợ thì càng làm cho tỷ suất sin lời trên vốn chủ càng thấp). Chính vì thế mà trình độ của nhà lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. - Chiến lược phát triển doanh nghiệp: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy còn phụ thuộc vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đang có chiến lược mở rộng quy mô, lĩnh vực hoạt động thì sẽ rất cần vốn nên việc vay nợ hay sử dụng vốn cổ phần thường, vốn cổ phần ưu đãi là việc tất yếu xảy ra. Khi đó lại chịu ảnh hưởng của các quyết định tài chính từ các nhà quản trị tài chính. Nếu doanh nghiệp đang có khuynh hướng chuyển đổi lĩnh vực từ lĩnh vực ít rủi ro sang lĩnh vực nhiều rủi ro hơn thì rất có thể nợ sẽ được sử dụng ít đi trong tương lai để nhằm không làm tăng hơn nữa rủi ro đối với doanh nghiệp. Khi đó thì đòn bẩy tài chính sẽ giảm độ bẩy của nó trong doanh nghiệp đó. - Việc sử dụng đòn bẩy hoạt động: Đòn bẩy hoạt động là nhân tố tác động rất lớn đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. Trước hết phải tìm hiểu chung về đòn bẩy hoạt động hay đòn bẩy kinh doanh. Đòn bẩy kinh doanh phản ánh mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi. Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh sẽ rất lớn ở những doanh nghiệp có chi phí cố định cao hơn chi phí biến đổi. Nhưng đòn bẩy kinh doanh chỉ tác động tới lợi nhuận trước thuế và lãi vay, bởi lẽ hệ số nợ không ảnh hưởng tới độ lớn của đòn bẩy kinh doanh. Còn mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính chỉ phụ thuộc vào hệ số nợ, cổ tức ưu đãi không phụ thuộc vào kết cấu chi phí cố định và chi phí biến đổi của doanh nghiệp. Do đó, đòn bẩy tài chính không tác động tới thu nhập trước thuế và lãi vay. Tuy nhiên thì sự thay đổi của thu nhập trước thuế và lãi vay lại là lực tác động để tạo nên lực bẩy cho đòn bẩy tài chính. Vì vậy, khi ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh chấm dứt thì ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính sẽ tiếp tục để khuyếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần thường) khi doanh thu thay đổi. Điều này chứng tỏ ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn của đòn bẩy kinh doanh tới hiệu quả của đòn bẩy tài chính. Nếu đòn bẩy kinh doanh mà tốt thì sự thay đổi của thu nhập trước thuế và lãi vay là lớn từ đó mà đòn bẩy tài chính phát huy tốt hơn sức mạnh của mình để bẩy mạnh mẽ hơn thu nhập trên vốn cổ phần thường. Nếu sử dụng đòn bẩy hoạt động không tốt thì thu nhập trước thuế và lãi vay không được bẩy thậm trí còn làm giảm thu nhập trước thuế và lãi vay điều này đương nhiên là làm giảm hiệu quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Nhưng cũng phải đề cập đến một khía cạnh mà bản thân doanh nghiệp cũng khó có thể quyết định được hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động vì việc sử dụng đòn bẩy hoạt động nhiều hay ít nó còn phụ thuôc vào nhiều nhân tố khách quan khác, chẳng hạn như lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp… - Uy tín doanh nghiệp: Trong doanh nghiệp nếu họ muốn sử dụng đòn bẩy tài chính thì điều đầu tiên là họ phải tìm được nguồn để huy động nợ, hay vốn cổ phần ưu đãi. Điều này đối với một số doanh nghiệp thì không phải là khó nhưng đối với một số doanh nghiệp thì đây quả là vấn đề rất nan giải. Tại sao lại như vậy? Điều này giải thích theo một góc độ nào đó thì nó chính là uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Nếu có uy tín tốt thì việc vay nợ hay huy động vốn cổ phần thường không phải là khó, và tốn kém. Nhưng nếu uy tín của doanh nghiệp không đủ tạo niềm tin cho chủ nợ và cổ đông ưu đãi thì việc huy động thêm nợ và vốn cổ phần ưu đãi quả là khó khăn và chi phí lớn hơn. Chính việc huy động này tác động đến mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp và từ đó nó tác động đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. Mặt khác, khi một doanh nghiệp có uy tín tốt thì trong quá trình sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ tạo được rất nhiều thuận lợi. Chẳng hạn như khi doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn về tài chính nhưng do uy tín tốt thì có thể hoãn được nợ, thậm chí còn huy động thêm được nợ để khắc phục khó khăn về tài chính, điều này không những hạn chế được mặt trái của đòn bẩy tài chính mà còn tránh cho doanh nghiệp phải đi đến một kết cục xấu… - Các nhân tố khác thuộc về doanh nghiệp Các nhân tố khách quan - Thị trường tài chính: Nếu doanh nghiệp đang ở trong một thị trường tài chính tương đối phát triển thì việc huy động vốn sẽ có rất nhiều thuận lợi. Điều này tạo điều kiện tốt cho việc doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính từ đó nó có tác động tốt đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Giả sử như doanh nghiệp đang ở trong một thị trường tài chính chưa phát triển thì sẽ khó khăn trong việc huy động nợ, cổ phần ưu đãi gây nên một tâm lý lo lắng cho các nhà quản lý tài chính trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính. - Chi phí lãi vay: Đây là nhân tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến số lượng sử dụng nợ của doanh nghiệp. Khi chi phí nợ thấp thì doanh nghiệp sẽ dùng nhiều nợ hơn để tài trợ cho các hoạt động của mình, khi đó mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp sẽ cao lên. Ngược lại khi chi phí nợ mà cao thì doanh nghiệp phải giảm việc sử dụng nợ, từ đó mà làm cho mức độ bẩy của đòn bẩy tài chính giảm sút. Nếu với cùng một lượng nợ như nhau nhưng chi phí nợ giảm đi thì hiển nhiên thu nhập trước thuế sẽ tăng lên làm cho thu nhập trên cổ phần thường được khuyếch đại lớn hơn. - Chính sách, luật pháp Nhà nước: Trong các chính sách vĩ mô của Nhà nước thì doanh nghiệp luôn bị chi phối bởi chúng. Cụ thể là chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu thuế thu nhập doanh nghiệp càng cao thì càng khuyến khích doanh nghiệp dùng nhiều nợ, khi ấy thì doanh nghiệp sẽ có phần tiết kiệm được nhờ thếu là lớn. Khi nó khuyến khích doanh nghiệp dùng nhiều nợ thì cũng đồng nghĩa với việc khuyến khích doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn. - Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: Như phần trước có đề cập đến vấn đề sử dụng đòn bẩy hoạt động, nó phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động. Mặt khác, tuỳ từng lĩnh vực mà mức độ rủi ro doanh nghiệp phải ghánh chịu là khác nhau, nên mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính cũng khác nhau. Vì thế sẽ tạo nên ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp. - Tình hình tiêu thụ sản phẩm và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Khi doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều sản phẩm khi đó doanh thu sẽ tăng, làm cho đòn bẩy hoạt động được sử dụng có hiệu quả. Từ đó làm cho hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính được nâng lên. Trong trường hợp doanh nghiệp bị ế ẩm thì vốn bị ứ đọng trong khi chi phí tài chính cố định vẫn phải thanh toán, làm cho tăng chi phí, chi phí lãi vay, từ đó mà làm cho thu nhập trước thuế bị giảm sút. Hay chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay giảm, và điều này là không tốt với hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. - Thực trạng của nền kinh tế: Đây là nhân tố ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp, nếu nền kinh tế đang trong tình trạng hưng thịnh thì các doanh nghiệp sẽ có được kết quả kinh doanh tốt từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính, ngược lại nếu nền kinh tế đang ở trong điều kiện suy thoái thì các doanh nghiệp lại bị trì trệ trong hoạt động của mình và điều này là hoàn toàn không có lợi cho việc sử dụng đòn bẩy tài chính. - Các nhân tố khách quan khác: Chẳng hạn như thiên tai, lũ lụt, hoả hoạn, động đất… Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính Các doanh nghiệp đang tuân theo một quy luật mà không một doanh nghiệp nào có thể không tuân theo đó là quy luật khan hiếm nguồn lực. Việc khan hiếm nguồn lực là vấn đề chung của cả xã hôi, nhưng đối với từng doanh nghiệp thì việc phát huy nguồn lực sẵn có như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất thì lại là cả một vấn đề cần phải bàn. Các doanh nghiệp không ngừng tìm ra các biện pháp để phát huy tốt nhất khả năng nguồn lực hiện có của mình, một trong những cách đó chính là việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính chính là một trong những nhân tố làm cho việc sử dụng các nguồn lực vốn có của doanh nghiệp được nâng cao. Nếu các doanh nghiệp không biết tận dụng đòn bẩy tài chính thì sẽ làm cho hiệu quả sử dụng vốn cổ phần thường chưa thực sự hiệu quả. Nhưng nếu sử dụng đòn bẩy tài chính một cách không khoa học thì sẽ làm cho hiệu quả của các nguồn lực (cụ thể là vốn cổ phần thường) sẽ bị sụt giảm, thậm chí đưa doanh nghiệp đến bờ vực của sự phá sản. Chính vì những lí do đó mà việc nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính là một công việc hết sức cần thiết và thiết thực đối với các doanh nghiệp cũng như đối với toàn nền kinh tế. CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY VẬN TẢI Ô TÔ SỐ 3 Khi nghiên cứu bất kể vấn đề gì thì luôn phải tìm ra những giải pháp để nhằm khắc phục những mặt hạn chế của vấn đề. Trong luận văn này thì vấn đề cần giải quyết đó là tìm ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. Trong chương I đã nghiên cứu các vấn đề mang tính lí luận chung và hiểu biết chung về đòn bẩy cùng những vấn đề liên quan, nếu chỉ nghiên cứu lý thuyết không thì không thể giải quyết được gì. Chính vì vậy nhiệm vụ của chương II này là cho thấy được thực trạng của Công ty vận tải ô tô số 3 để từ đó đưa ra các giải pháp giải quyết được yêu cầu đặt ra. Giới thiệu chung về Công ty vận tải ô tô số 3 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Lịch sử hình thành Trong tình hình đất nước đầu những năm 1980 rất hạn chế về mặt vận chuyển hàng hoá cũng như con người nên để đáp ứng tình hình vận tải trong nước. Đảng, Nhà nước và Bộ giao thông vận tải ra quyết định 388TCCB - LĐ/BGTVT ngày 4 tháng 3 năm 1983, quyết định thành lập Công ty vận tải ô tô số 3. Công ty vận tải ô tô số 3 được thành lập dựa trên cơ sở sáp nhập của ba Xí nghiệp: Xí nghiệp vận tải ô tô số 20 Xí nghiệp vận tải quá cảnh C1 Xí nghiệp vận tải hàng hoá số 2 Công ty vận tải ô tô số 3 là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Cục đường bộ Việt nam quản lý. Công ty là một trong những doanh nghiệp Nhà nước lớn nhất trong số các doanh nghiệp thuộc Bộ giao thông vận tải trên toàn quốc và được Nhà nước công nhận là doanh nghiệp vận tải loại một. Khi thành lập Công ty vận tải ô tô số 3 Công ty có khoảng 1.100 xe và 1.700 cán bộ công nhân viên. Vào thời kỳ này Công ty đảm nhận 100% khối lượng vận chuyển hàng hoá cho vùng Tây bắc. Công ty hiện đang ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động để không ngừng mở rộng quy mô, tìm cách đứng vững và phát triển tốt trong cơ chế thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt. Tên tiếng việt: Công ty vận tải ô tô số 3 Tên giao dịch quốc tế: The lorry Transport Company No3 Trụ sở chính: Số 65 Cảm Hội - Lò Đúc - Hai Bà Trưng - HN Quá trình phát triển Từ khi ra đời cho đến nay Công ty không ngừng tăng trưởng và hoàn thành các nhiệm vụ do Nhà nước giao. Trước đây khi hoạt động trong cơ chế kế hoạch hoá tập chung nên nó có rất nhiều hạn chế đối với sự hoạt động tăng trưởng của Công ty, mặc dù vậy thì Công ty vẫn hoàn thành tốt các nhiệm vụ Nhà nước giao, đảm nhận 100% khối lượng công việc vận chuyển hàng hoá cho vùng Tây bắc. Từ khi Đảng và Nhà nước ta có chính sách đổi mới thì bản thân Công ty cũng có nhiều thay đổi để thích ứng với điều kiện mới. Một mặt thay đổi hoàn thiện bộ máy quản lý Công ty, không ngừng nâng cao trình độ quản lý của người lãnh đạo, bồi dưỡng tăng cường nghiệp vụ kỹ thuật, nghiệp vụ cho các bộ công nhân viên trong Công ty. Từng bước bố trí, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý cũng như lao động ngày càng trở nên gọn nhẹ hơn, tinh giảm đến mức có thể phù hợp với quy mô và khả năng kinh doanh nhằm nâng cao năng suất lao động. Mặt khác ngày càng mở rộng quy mô, các lĩnh vực kinh doanh để có thể cạnh tranh trong cơ chể thị trường. Đa dạng hoá các hình thức kinh doanh, đó là một trong những hướng đổi mới của Công ty. Do khi đổi mới Công ty phải hạch toán độc lập có nghĩa là tự hạch toán, cân đối thu chi sao cho có lãi, chứ không phải hoạt động theo kế hoạch Nhà nước như ngày trước. Chính vì lẽ đó mà Công ty đã có được những bước phát triển hết sức to lớn, hàng năm nộp Ngân sách Nhà nước hàng tỉ đồng, tạo được nhiều công ăn việc làm cho lao động trong nước. Không chỉ vậy Công ty còn không ngừng cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên trong cơ quan cả về mặt tinh thần lẫn vật chất. Cụ thể là mức lương của công nhân viên trong Công ty luôn được quan tâm đúng mức ví dụ năm 2002 thu nhập bình quân là 900.000 VND/người/tháng đến năm 2003 là 1.152.000 VND/người/tháng tăng 28%. Như vậy đời sống vật chất của công nhân viên đã được nâng lên. Hàng năm Công ty vẫn tổ chức cho công nhân viên có những kỳ đi nghỉ, vui chơi giải trí, tham gia các phong trào thể dục thể thao… Chức năng nhiệm vụ của Công ty - Ngay trong tên gọi của Công ty chúng ta có thể thấy, và hình dung được nhiệm vụ đầu tiên, cơ bản của Công ty là tổ chức vận chuyển hàng hoá đường bộ trong nước, vận chuyển hàng hoá quá cảnh, hàng mậu dịch cho các nước trong khu vực như Campuchia, Lào… qua các cửa khẩu quốc tế, vận chuyển khách bộ hành trong và ngoài nước. + Ngoài ra thì Công ty còn tham gia trực tiếp việc xuất nhập khẩu các thiết bị cũng như các phương tiện vận tải phục vụ cho giao thông đường bộ. Nhập khẩu hàng tiêu dùng, phụ tùng ô tô xe máy, hàng thủ công mỹ nghệ và nông lâm sản. Cho thuê phương tiện vận tải, thông qua các trạm vận tải các trạm này với nhiệm vụ chủ yếu là thu gom hàng hoá, trông xe, bãi gửi xe, nhà nghỉ, nhà ăn… + Tạo điều kiện cho người lao động trong Công ty có cơ hội tham gia góp vốn hay liên doanh với Công ty, bằng cách kết hợp vốn, kết hợp cho vay vốn hoặc có thể cho vay 100%. + Công ty còn đảm nhiệm cả nhiệm vụ sửa chữa ô tô, Công ty thường hợp đồng với các tổ chức lớn, Công ty hiện có hai xưởng sửa chữa lớn. + Làm dịch vụ xăng dầu, Công ty có ba cửa hàng xăng dầu tại Đông Anh - Hoàng Hiệp - Km 19 Hoà Bình. + Công ty còn nhiệm vụ cho thuê kho bãi, Công ty có một hệ thống kho bãi rất lớn tại nhiều nơi như: Kho Hoàng Hiệp - Kho Thanh Trì - Kho đường 70 - Kho 310 (Bến Phà Đen) - Bãi xe Lĩnh Nam. Ngoài ra Công ty còn có nhiệm vụ đào tạo lái xe hạng A1 và đang chuẩn bị đưa vào hoạt động dịch vụ đào tạo lái xe ô tô. Bộ máy tổ chức quản lý Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty vận tải ô tô số 3 ĐẢNG ỦY GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC CÔNG ĐOÀN PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG PHÒNG TƯ VẤN THIẾT KẾ PHÒNG HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG KẾ HOẠCH Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty vận tải ô tô số 3 Sản phẩm của Công ty vận tải ô tô số 3 Đặc trưng dễ thấy đối với sản phẩm của ngành giao thông vận tải đó là các dịch vụ. Công ty vận tải ô tô số 3 không chỉ cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hoá cũng như hành khách mà Công ty còn cung cấp cả những dịch vụ khác như: cho thuê xe, cho thêu bến bãi, cho thêu kho chứa hàng hoá, dịch vụ sửa chữa ô tô, tư vấn thiết kế ô tô, đào tạo lái xe mô tô, ô tô… Nhìn chung thì các sản phẩm mà Công ty cung cấp là tương đối đa dạng và chất lượng tương đối tốt. Về dịch vụ vận chuyển thì Công ty luôn tìm kiếm các hợp đồng từ các tổ chức khác thông qua hệ thống tổ chức của các nhân viên kinh doanh. Trong quá trình vận chuyển phát sinh các đơn hàng nhỏ chưa đủ chuyến để vận chuyển đi xa thì Công ty gom lại để đủ chuyến nhằm làm giảm chi phí vận chuyển. Từ đó mà phát sinh ra dịch vụ cho thuê kho bãi, bên cạnh việc cho thuê kho chứa hàng Công ty còn cho thuê cả bãi đỗ xe, trông xe. Chính vì hoạt động trong lĩnh vực vận tải giao thông nên Công ty còn cung cấp cả dịch vụ sửa chữa, đào tạo lái xe, tư vấn thiết kế ô tô. Các dịch vụ này mang lại cho Công ty một lượng thu nhập lớn hơn nhiều so với dịch vụ vận tải đơn thuần của Công ty. Các sản phẩm mà Công ty vận tải ô tô số 3 hiện đang cung cấp nó có mối liên hệ chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau. Ví dụ như việc vận chuyển hàng hoá cho các đơn vị khác là tiền đề cho sự tích trữ hàng hoá, và chính việc cho thuê kho bãi lại làm cho việc vận chuyển hàng hoá được hiệu quả hơn… vì khi gom các đơn hàng nhỏ lại thành đủ một chuyến hàng mới xuất phát điều này làm giảm chi phí, đồng thời nó cũng làm xuất hiện dịch vụ cho thuê kho bãi, ngược lại dịch vụ cho thuê kho bãi đến lượt nó lại làm cho dịch vụ vận chuyển hàng hoá được tốt hơn… Đặc điểm của quá trình sản xuất ra sản phẩm Do sản phẩm của Công ty cung cấp ra là một loại hình dịch vụ, nên nó mang đầy đủ đặc trưng của một sản phẩm dịch vụ. Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là sảy ra đồng thời, không có hàng dự trữ cũng như tồn kho. Từ khi có được các hợp đồng về vận chuyển, cho thuê bến bãi - kho chứa hàng, sửa chữa… khi đó Công ty mới sản xuất ra các sản phẩm cung cấp cho khách hàng, đó cũng là lúc mà sản phẩm được tiêu thụ. Sau khi kết thúc quá trình cung cấp thì cũng là lúc hoàn thành việc tiêu thụ sản phẩm, khách hàng cũng như Công ty sẽ biết được ngay chất lượng của sản phẩm cung cấp nên Công ty sẽ luôn có được những giải pháp để hoàn thiện dần sản phẩm của mình. Việc thông tin phản hồi từ khách hàng là thông tin rất quan trọng cho Công ty có thể hoàn thiện dần sản phẩm của mình. Các sản phẩm do Công ty cung cấp lại không phải là sản xuất tại Công ty mà nó được sản xuất ở nơi tiêu thụ. Phân tích tình hình hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty vận tải ô tô số 3 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Trong mấy năm qua nhờ sự năng động sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động tìm kiếm thị trường, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tổng tài sản của Công ty tăng liên tục qua các năm: 2001, 2002, 2003 tổng tài sản tăng tương ứng là 2.288 và 658 triệu đồng, với tỷ lệ là 15 % và 3,75%. Mặc dù doanh thu qua các năm có xu hướng giảm cụ thể là năm 2002 so với năm 2001 giảm là 1.025,485 triệu đồng hay 2,05%, năm 2003 so với năm 2002 là 8.540,013 triệu đồng hay 16,36%. Nhưng chi phí của năm 2002 so với năm 2001 và của năm 2003 so với năm 2002 lại có tốc độ giảm mạnh hơn tốc độ giảm của doanh thu: mức giảm của chi phí của năm 2002 so với năm 2001 là 1.384 triệu đồng hay 2,67%, của năm 2003 so với năm 2002 là 8.486 hay 16,83%. Việc chi phí giảm mạnh hơn doanh thu qua các năm chứng tỏ một điều là Công ty đã tìm ra các giải pháp để có thể giảm chi phí nâng cao được lợi nhuận cho Công ty. Các biện pháp tinh giảm bộ máy lao động cũng bắt đầu được áp dụng, điều này có thể thấy thông qua mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và tổng quỹ lương. Tổng quỹ lương năm 2002 giảm 2,11% so với năm 2001 nhưng thu nhập đầu người lại tăng 21,95%. Đến năm 2003 thì tổng quỹ lương tăng 7,43% so với năm 2002, và thu nhập bình quân tăng 25,15%. Việc tinh giảm trong hệ thống lao động của Công ty đã làm cho năng suất tăng lên, đồng thời nó cũng làm cho thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Công ty được nâng lên một cách rõ rệt. Nhìn chung thì tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty đang diễn biến theo chiều hướng tích cực, và chủ yếu là theo chiều sâu (tức là Công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua việc giảm thiểu các chi phí chứ không phải là mở rộng quy mô là chủ yếu), các năm sau thường có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn năm trước. Cụ thể là lợi nhuận trước thuế và lãi vay của Công ty tăng qua các năm: năm 2002 đă tăng 344,91 triệu đồng số tương đối là 25,14% so với năm 2001 nhưng năm 2003 lại hơi giảm 1,551 triệu đồng hay 0,09% so với năm 2002 hơn nữa lợi nhuận sau thuế luôn tăng trưởng, năm 2002 tăng 110,098 triệu đồng hay 12,13% so với năm 2001 và năm 2003 tăng 30,226 triệu đồng hay 2,97% so với năm 2002. Điều đáng chú ý ở đây là doanh thu của Công ty thì cũng luôn là doanh thu thuần. Điều này có nghĩa là khi Công ty đã cung cấp ra các sản phẩm dịch vụ thì hầu như là không có sản phẩm nào bị giảm giá hay khách hàng không chấp nhận, điểm này có thể thấy được chất lượng sản phẩm của Công ty là tương đối tốt. Bảng kết quả kinh doanh của Công ty vận tải ô tô số 3 trong ba năm gần nhất Bảng 1 (Đơn vị tính: Triệu đồng) Stt Chỉ tiêu Năm Tỷ lệ (%) 2001 2002 2003 02/01 03/02 1 Doanh thu 53.172,033 52.132,943 43.645,392 98,05 83,72 2 Doanh thu thuần 53.172,033 52.132,943 43.645,392 98,05 83,72 3 Chi phí 51.800,000 50.416,000 41.930,000 97,33 83,17 4 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) 1.372,033 1.716,943 1.715,392 125,14 99,91 5 Lãi vay 37,000 220,000 174,000 594,59 79,09 6 Lợi nhuận trước thuế 1.335,033 1.496,943 1.541,392 112,13 102,97 7 Thuế thu nhập doanh nghiệp 427,211 479,022 493,245 112,13 102,97 8 Lợi nhuận sau thuế 907,823 1017,921 1.048,147 112,13 102,97 9 Tổng quỹ lương 2130,000 2085,000 2240,000 97,89 107,43 10 TNBQ1người/1tháng(1000đ) 688,000 839,000 1050,000 121,95 125,15 (Nguồn thu thập số liệu: Phòng tài chính - kế toán) Tình hình tài chính của Công ty. Tình hình tài chính của Công ty được thể hiện qua bảng cân đối kế toán, đó là một bảng gồm hai bên: Một bên phản ánh tài sản, một bên phản ánh nguồn vốn. Đây là một bức ảnh chụp về tình hình tài chính của Công ty tại thời điểm 31/12 của các năm 2001,2002,2003. Còn bảng báo cáo kết quả kinh doanh là bảng mô tả kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong một khoảng thời gian. Bảng cân đối kế toán vào ngày 31 tháng 12 các năm 2001,2002,2003 của Công ty vận tải ô tô số 3 Bảng 2 (Đơn vị: Triệu đồng) Stt Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 02/01 Chênh lệch 03/02 2001 2002 2003 Số tiền % Số tiền % A TSLĐ & ĐTnH 3.416 6.112 5.964 2.696 78,92 -148 -2,42 1 Tiền 734 793 795 59 8,04 2 0,25 2 Các khoản ĐTTCNH 9 4 4 -5 -55,56 0 0 3 Các khoản phải thu 1.874 4.430 4.432 2.556 136,39 2 0,05 4 Hàng tồn kho 716 795 581 79 11,03 -214 -26,92 5 Tài sản lưu động khác 83 90 152 7 8,43 62 68,89 6 Chi sự nghiệp 0 0 0 0 0 0 0 B TSCĐ & ĐTDH 11.832 11.424 12.230 -408 -3,45 806 7,03 8 Tài sản cố đinh 11.087 10.685 11.503 -402 -3,63 818 7,66 9 Cáckhoản ĐTTCDH 510 510 510 0 0 0 0 10 Chi phí xây dựng cơ bản 235 229 217 -6 -2,55 -12 -5,24 Tæng ts 15.248 17.536 18.194 2.288 15 658 3,75 A NỢ PHẢI TRẢ 3.179 4.423 3.740 1.244 39,13 -683 -15,44 11 Nợ ngắn hạn 3.179 2.966 2.013 213 6,7 -953 -32,13 12 Nợ dài hạn 0 1.453 1.704 1.453 - 251 17,27 13 Nợ khác 0 4 23 4 - 19 475 B VCSH 12.069 13.113 14.454 1.044 8,65 1341 10,23 TỔNG NV 15.248 17.536 18.194 2.288 15 658 3,75 Nguån thu thËp: phßng tµi chÝnh kÕ to¸n C«ng ty vËn t¶i « t« s« 3 Từ bảng cân đối kế toán của Công ty quan 3 năm liên tiếp 2001, 2002, 2003 ta có thể thấy một số điểm cần nhận xét như sau: Tài sản lưu động của Công ty đã tăng dần qua các năm cụ thể là năm 2002 đã tăng 2686 triệu đồng hay 78,92% đây là một mức tăng tương đối cao. Sự tăng cao này chủ yếu là do các khoản phải thu của Công ty tăng một cách nhanh chóng từ năm 2001 đến năm 2002 mức tăng là 2556 triệu đồng hay 136,39%. Đây là một mức tăng lớn và cần xtôi xét lại để có thể giảm hay hạn chế sự tăng này, bởi vì khi khoản mục khoản phải thu mà càng tăng lên thì chứng tỏ rằng vốn của Công ty đang bị chiếm dụng ngày càng nhiều và việc tăng lên quá nhiều là điều không tốt cho tình hình tài chính cũng như việc quản lý tài chính của Công ty. Việc quản lý tiền mặt của Công ty là tương đối ổn định, điều này thể hiện qua lượng tiền mặt tại quỹ của Công ty qua các năm biến động không đáng kể cụ thể là năm 2002 tăng 59 triệu đồng so với năm 2001, đến năm 2003 lại chỉ tăng có 2 triệu đồng so với năm 2002. Việc quản lý tiềm mặt tại quỹ tốt nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc lên các kế hoạch và ra các quyết định tài chính, đồng thời làm cho chỉ tiêu thanh toán tức thời của công ty được ổn định. Về tài sản cố định của Công ty nó chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Công ty, nó chiếm khoảng hơn 60% tổng tài sản nên việc theo dõi sự biến động của tài sản cố định là rất cần thiết. Trong mấy năm nhìn chung thì tài sản cố định không có gì biến động nhiều, năm 2002 giảm 402 triệu đồng hay 3,63 % so với năm 2001. Nhưng đến năm 2003 lại tăng 818 triệu đồng hay 7,66% so với năm 2002. Qua các con số này nhận thấy một điều là Công ty vẫn luôn chú trọng và quan tâm tới việc đổi mới tài sản cố định, để không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ sản phẩm cung cấp cho thị trường. Nguyên nhân năm 2002 giảm tài sản cố định là do Công ty thanh lý một số tài sản cố định cũ và không mang lại hiệu quả trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đến năm 2003 thì lại đầu tư đổi mới từ đó làm tăng lượng tài sản cố định. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn và chi phí xây dưng cơ bản không có sự thay đổi lớn, và tương đối ổn định. Tuy nhiên thì trong đầu tư tài chính của Công ty còn nhỏ và manh mún, cần đẩy mạnh đầu tư tài chính hơn nữa để gia tăng lợi nhuận cho Công ty. Về nguồn vốn của Công ty thì chủ yếu là Công ty sử dụng vốn Nhà nước cấp từ Ngân sách, các khoản nợ chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ. Nợ ngắn hạn của Công ty năm 2002 giảm so với năm 2001 là 213 triệu đồng hay 6,7%, năm 2003 lại giảm so vớ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty Vận tải ô tô số 3.doc
Tài liệu liên quan