Đề tài Giải pháp nhằm tăng cường công tác giám sát các hoạt động trên thị trường chứng khoán

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TRÊN TTCK 3

1. Sự cần thiết 3

2. Khái niệm hoạt động giám sát 5

3. Nội dung của hoạt động giám sát 5

4. Phương thức giám sát 8

4.1. Theo dõi chứng khoán 8

4.2. Thanh tra 9

4.3. Xử lý kỷ luật 10

II. TÌNH HÌNH GIÁM SÁT CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN TTCK 11

1. Những quy định chung về giám sát các hoạt động trên TTCK ở Việt Nam 11

1.1. Đối tượng, phạm vi thanh tra và hình thức thanh tra 11

1.2. Các cơ quan Nhà nước thực hiện việc thanh tra 13

1.3. Các hình thức xử lý vi phạm 16

2. Những mặt nổi bật 18

2.1. Sự ra đời cuả các văn bản pháp luật mới, hoàn thiện hơn hệ thống luật pháp liên quan đến hoạt động chứng khoán. 18

2.2. Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) đã thành lập bộ phận giám sát chuyên theo dõi các giao dịch, đặc biệt những giao dịch thông qua ủy quyền. 19

2.3. Các vụ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong trời gian gần đây. 20

3. Những vấn đề tồn tại 23

III. GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 24

IV. KINH NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI 27

KẾT LUẬN 30

DANH MỤC T ÀI LIỆU THAM KHẢO 31

doc29 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1706 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm tăng cường công tác giám sát các hoạt động trên thị trường chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, khuyến khích, phát huy kịp thời các hành vi tốt đảm bảo giữ vững mục tiêu hoạt động của thị trường Nội dung của hoạt động giám sát Giám sát sở giao dịch Cơ quan quản lý nhà nước giám sát hoạt động của các sở giao dịch thông qua việc đọc, kiểm tra và phân tích sổ sách của sở giao dịch, xem xét tình hình tài chính và hướng phát triển sở giao dịch. Việc giám sát hoạt động của các sở giao dịch của cơ quan chủ quản thường được phân chia thành các vụ chức năng như: giám sát phát hành, giám sát niêm yết, giám sát giao dịch… nhằm thực hiện hai nhiệm vụ: theo dõi chứng khoán và giám sát thị trường . Việc theo dõi chứng khoán nhằm mục đích sau: Một là, theo dõi liên tục giá chứng khoán và khối lượng giao dịch ở các thời điểm khác nhau, phân tích mức độ tăng giảm để phát hiện ra các giao dịch không bình thường. Hai là, thu nhập và điều tra những tinh đồn về các công ty niêm yết và các thông tin khác có ảnh hưởng đến giá cả thị trường. Ba là, theo dõi việc thay đổi quyền sở hữu của các cổ đông chính ở các công ty niêm yết ,tình trạng sở hữu của nhà đầu tư quốc tế. Giám sát thị trường chứng khoán nhằm mục đích : Một là, phát hiện các giao dịch nội gián , thao túng thi trường hoặc thao túng giá cả ,các hành vi gian lận trên thị trường . Hai là, Thi hành kỷ luật đối với các giao dịch gian lận , bất hợp pháp trên thị trường . Ba là, báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước những bất ổn của thị trường nhằm có sự điều chỉnh hợp lý. Giám sát thành viên SGDCK Được thực hiện trên cơ sở kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất nhằm phát hiện ra những sai lệch để sửa chữa, uốn nắn kịp thời. Giám sát thành viên của SGDCK bao gồm: giám sát tổ chức niêm yết, giám sát công ty môi giới chứng khoán, giám sát công ty kinh doanh chứng khoán. + Giám sát tổ chức niêm yết: Việc giám sát tổ chức niêm yết gồm ba nội dung chính là: việc lập hồ sơ của các tổ chức niêm yết để theo dõi; giám sát việc tuân thủ, duy trì các tiêu chuẩn niêm yết; giám sát hoạt động công bố thông tin. + Giám sát công ty môi giới, kinh doanh chứng khoán và công ty quản lý quỹ: Việc giám sát này nhằm mục đích bảo vệ các nhà đầu tư và tạo lập sự công bằng cho thi trường. Với nghiệp vụ kinh doanh, SGDCK thực hiện việc giám sát các công ty chứng khoán theo các nội dung sau : Cung cấp thông tin giao dịch kịp thời ,chính xác . Phương thức nhận lệnh của khách hàng phải hợp pháp. Các nhân viên của công ty không được lợi dụng danh nghĩa công ty để thực hiện các giao dịch của riêng mình. Đối với các công ty quản lý quỹ, SDGDCK tiến hành giám sát về cơ cấu tổ chức, phương thức hình thành quỹ, tình hình tài chính và các hoạt động trên thị trường. Việc giám sát của SGDCK cũng được thực hiện với hai nội dung chính: Lập hồ sơ giám sát công ty quản lý quỹ gồm : Giám sát việc tuân thủ các quy định hoạt động của SGDCK của pháp luật, đặc biệt phải đảm bảo các chỉ tiêu tài chính như : vốn tự có, quỹ dự phòng , tỷ lệ nợ trên tổng tài sản… Với nghiệp vụ môi giới, pháp luật luôn yêu cầu các công ty phải có trách nhiệm thực hiện giao dịch một cách công bằng, đúng luật. Cụ thể phải thực hiện lệnh đúng thời hạn, định mức giá phù hợp với giá thị trường.Cung cấp đầy đủ các thông tin cho khách hàng. Phương thức giám sát Để giám sát thị trường chứng khoán ,người ta có hai phương thức chủ yếu là theo dõi và thanh tra. 4.1. Theo dõi chứng khoán Công tác theo dõi giao dịch chứng khoán được phân loại theo thời gian gồm :  theo dõi chứng khoán trong ngày và theo dõi chứng khoán theo khoảng thời gian * Theo dõi chứng khoán trong ngày  Người ta tiến hành theo dõi chứng khoán trong ngày trong các trường hợp sau: -   Giá chứng khoán hoặc khối lượng giao dịch ngoài mức chuẩn đã định -   Giá chứng khoán đạt tới mức giới hạn trần hoặc giợ hạn sàn trong phiên giao dich - Xuất hiện tin đồn về một loai chứng khoán có giao dich khả nghi - Có những thay đổi về cơ cấu tổ chức, ban lãnh đạo của công ty niêm yết - Những chứng khoán mới phát hành và đăng kí niêm yết, giao dịch  Sau quá trình phân tích ,cơ quan giám sát sẽ đưa ra các quyết định sau: - Thông báo cho phép chứng khoán đó tiếp tục được giao dịch bình thường , kết thúc việc theo dõi - Tiếp tục theo dõi thêm - Báo cho cơ quan chủ quản tiến hành thanh tra đột xuất - Thao dõi chứng khoán nhiều ngày  * Theo dõi chứng khoán trong khoảng thời gian       Quy trình theo dõi chứng khoán trong nhiều ngày được thực hiện qua các bước sau: - Phát hành các giao dịch không bình thường bằng cách theo dõi phân tích kết quả giao dịch trong ngày - Tiến hành theo dõi kết quả giao dịch trong nhiều ngày liên tục ,nếu thấy có sự biến động lớn về giá hoặc khối lượng giao dịch  thì thu thập tiếp thông tin để điều tra - Thu thập, phân tích tin đồn và các thông tin liên quan -  Kết thúc việc theo dõi ,đưa ra kết luận và báo cáo về cơ quan chủ quản 4.2. Thanh tra Đối tượng thanh tra TTCK bao gồm: các tổ chức niêm yết ;các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán ,công ty quản lý quỹ  đầu tư ,thành viên lưu ký chứng khoán ,ngân hàng giám sát ;…….. Đối tượng bị thanh tra có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ chính xác và kịp thời các thông tin có liên quan để tổ chức thanh tra xác minh ,phân tích : -         Số lượng chứng khoán đã phát hành -     Biến động về giá và khối lượng chứng khón đã giao dịch -         Tính lành mành trong mối quan hệ giữa tổ chức niêm yết với công ty chứng khoán và công ty kiểm toán -         Mối quan hệ giữa những người nắm được thong tin nội bộ của tổ chức phát hành với nhau và với những đói tượng khác -   Mối quan hệ giữa những nhà đầu tư nắm giữ phần lớn số lượng chứng khoán phát hành -         Các giao dịch có giá trị lớn, mờ ám -         Những hành vi gian lận khác như : nhiều giá, đầu cơ….. 4.3. Xử lý kỷ luật * Các hình thức xử lý kỷ luật : - Yêu cầu sửa đổi, sửa chữa khi đối tượng phát sinh các vấn đề không hợp lý so với các quy định hiện hành - Phạt cảnh cáo ,khiển trách :hình thức này được áp dung trong trường hợp đối tượng vi phạm không cố ý hoặc vi phạm lần đầu với quy mô nhỏ , kông gây thiệt hại đáng kể cho thị trường và các đối tác khác - Phạt tiền: được thực hiện khi đối tượng thực hiện hành vi vi  phạm cố ý gây tổn hại đến nguyên tắc công bằng ,gây cản trở hoạt động quản lý, giám sát của SGD - Yêu cầu bồi thường thiệt hại cho  người bị hại ư - Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ gao dịch trong mộy thời hạn nhất định khi hành vi vi phạm là cố ý, gây tổn hại đáng kể đến các chủ thể khác - Tước quyền sử dụng giấy phép .Hình thức này được áp dụng khi các hành vi vi phạm cố ý, và có tính hệ thống, xảy ra nhiều lần - Tịch thu toàn bộ các khoản thu có được từ việc thực hiện các hành vi vi phạm và số chứng khoán liên quan .Đây là một hình thức bổ sung được áp dụng kèm theo hình phạt chính  * Việc xử lý kỉ luật phải tuân theo thủ tục và trình tự nhất định Bứớc 1: Thanh tra báo cáo lên tổ chức ,cá nhân có thẩm quyền Bước 2: Họp xét thi hành kỷ luật : kết luận được đưa ra trên cơ sở tham khảo ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan Bước 3: Báo cáo lên ủy bao kỷ luật Bước 4: Ra quyết định cuối cùng thi hành kỷ luật đối tượng vi phạm Bứớc 5: Nhận và giải quyết khiếu nại TÌNH HÌNH GIÁM SÁT CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN TTCK Những quy định chung về giám sát các hoạt động trên TTCK ở Việt Nam 1.1. Đối tượng, phạm vi thanh tra và hình thức thanh tra    Theo Luật chứng khoán ngày 26/06/2006, có hiệu lực từ ngày 1/1/2007, đối tượng và phạm vi thanh tra được quy định tại điều 109 như sau : a. Đối tượng thanh tra: Đối tượng thanh tra bao gồm : a. Tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng ; b. Công ty đại chúng; c. Tổ chức niêm yết chứng khoán ; d. Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán ; đ. Trung tâm lưu ký chứng khoán, thành viên lưu ký ; e. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát, chi nhánh và văn phòng đại diện của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam ; g. Người hành nghề chứng khoán ; h. Tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và hoạt động trên thị trường chứng khoán ; i. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán. b. Phạm vi thanh tra Phạm vi thanh tra bao gồm : a. Hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng ; b. Hoạt động niêm yết chứng khoán ; c. Hoạt động giao dịch chứng khoán ; d. Hoạt động kinh doanh chứng khoán, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán ; đ. Hoạt động công bố thông tin ; e. Các hoạt động khác có liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán. c. Hình thức thanh tra Ở Việt Nam, hình thức thanh tra được quy định tại điều 110 của luật chứng khoán như sau : a. Thanh tra theo chương trình, kế hoạch đã được Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phê duyệt; b. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và hoạt động trên thị trường chứng khoán có dấu hiệu vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán ; theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước giao. 1.2. Các cơ quan Nhà nước thực hiện việc thanh tra Uỷ ban chứng khoán nhà nước (SSC) là cơ quan trực thuộc chính phủ,có nhiệm vụ chuẩn bị các điều kiện về pháp lý, hàng hoá, con người và cơ sở vật chất cho TTCK.SSC là cơ quan quản ly nhà nước cao nhất. Chức năng nhiệm vụ của các phòng giám sát : Phòng giám sát công ty phát hành công bố thông tin : tình hình tài chính, khả năng chi trả cổ tức,lãi suất Tình hình nhân sự Thực trạng sản xuất kinh doanh Thông tin liên quan đến đợt phát hành Phòng giám sát thị trường Thu thập thông tin nhằm phát hiện nội gián,gian lận, nất hợp pháp trên thị trường. Thi hành kỷ luật đối với các vi pham Báo cáo với cơ quan quản lý NN những bất ổn của thị trường Phòng giám sát công ty chứng khoán, Đối với nghiệp vụ môi giới : + Giám sát việc thực hiện các lệnh, thời hạn thực hiện lệnh + Định mức giá phù hợp với gí thị trường + Cung cấp đầy đủ thông tin liên quan cho khách hàng Đối với nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán + Cung cấp thông tin giao dịch kịp thời chính xác + Phương thức nhận lệnh của khách hàng phải hợp pháp + Giám sát các nhân viên trong công ty tránh hiện tượng lợi dụng danh nghĩa công ty để thực hiện giao dịch của riêng mình. Ph òng giám sát công ty quản lý đầu tư Giám sát cơ cấu hình thành quỹ Tình hình tài chính và các hoạt động trên thị trường SƠ ĐỒ BỘ MÁY THANH TRA Chánh thanh tra Các phó chánh thanh tra Phòng giám sát công ty phát hành và công bố thông tin Phòng cưỡng chế Phòng xem xét giải quyết khiếu nại Phòng kiểm tra kế toán Phòng giám sát thị trường Phóng giám sát công ty chứng khoán Phòng giám sát công ty quản lý đầu tư Phòng tổng hợp nhân sự 1.3. Các hình thức xử lý vi phạm Các hình thức xử lý những vi phạm hành chính trên thị trường chứng khoán được quy định tại mục 2 Chương IX, Luật Chứng khoán (2006) từ Điều 118 đến Điều 130. Nhìn chung các hình thức xử phạt vi phạm hành chính thường là một trong các dạng sau (theo điều 119 của luật này).    - Phạt cảnh cáo;    - Phạt tiền;    - Tùy theo mức độ còn áp dụng nhiều hình thức xử phạt bổ sung như là đình chỉ hoạt động; thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán.    - Ngoài ra, các tổ chức và cá nhân khi vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp bao gồm buộc chấp hành đúng quy định của pháp luật; buộc hủy bỏ, cải chính thông tin sai lệch, thông tin sai sự thật; buộc phải thu hồi số chứng khoán đã phát hành, hoàn trả tiền đặt cọc hoặc tiền mua chứng khoán cho nhà đầu tư.    Những quy định cụ thể về xử lý vi phạm được quy định trong Luật chứng khoán (2006) từ điều 121 đến điều 130. Những quy định này được cụ thể hóa trong Nghị định số 36/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Theo nghị định này thì những hành vi vi phạm bị xử lý như sau :    - Đối với những hành vi vi phạm quy định về hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng như : cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật; sử dụng thông tin ngoài bản cáo bạch để thăm dò thị trường trước khi được phép chào bán chứng khoán ra công chúng; phân phối, phát hành khối lượng chứng khoán tối thiểu theo quy định... sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng.    - Phạt tiền từ 1% đến 5% tổng số tiền đã huy động trái pháp luật đối với tổ chức phát hành hoặc giám đốc, tổng giám đốc, kế toán trưởng của tổ chức phát hành.    - Phạt tiền từ một đến năm lần khoản thu trái pháp luật đối với tổ chức phát hành chào bán chứng khoán ra công chúng khi chưa có giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng và sẽ kèm theo các hình phạt bổ sung như; đình chỉ việc bán chứng khoán trong vòng 45 ngày, thu hồi giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng... và phải có các biện pháp khắc phục hậu quả đã gây ra.    - Những hành vi vi phạm về công ty đại chúng như: không nộp hồ sơ đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 90 ngày, không đăng ký, lưu ký chứng khoán tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán, vi phạm chế độ hạch toán kế toán áp dụng đối với công ty đại chúng sẽ bị phạt từ 5 triệu đến 20 triệu đồng.    - Nếu công ty đại chúng có cổ phiếu niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán không công khai thông tin khi mua lại cổ phiếu của mình trước 7 ngày hoặc thông tin không đầy đủ về việc mua lại cổ phiếu sẽ bị phạt từ 10 triệu đến 20 triệu.    - Về hành vi vi phạm niêm yết chứng khoán, sẽ phạt tiền từ 20 triệu đến 70 triệu khi hồ sơ niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán có những thông tin sai lệch, gây hiểu lầm hoặc tổ chức niêm yết không chấp hành các quy định về thời gian, nội dung và phương tiện công bố thông tin về việc niêm yết.    - Các tổ chức khai trương hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán trong khi chưa có giấy phép, giấy phép không còn hiệu lực sẽ bị phạt tiền đến 20 triệu đồng hoặc tịch thu giấy phép hoạt động và toàn bộ khoản thu nhập trái pháp luật.    - Cũng theo Nghị định, hành vi vi phạm quy định về giao dịch nội bộ trong giao dịch chứng khoán như sử dụng, tiết lộ thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán; hành vi thao túng thị trường chứng khoán bằng cách thông đồng trong giao dịch nhằm tạo ra cung cầu giả tạo sẽ bị phạt tiền đến 70 triệu đồng.Tuy nhiên, Nghị định chỉ quy định mức phạt tiền đối với lĩnh vực chứng khoán từ 5 triệu đồng đến 70 triệu đồng. Những mặt nổi bật 2.1. Sự ra đời cuả các văn bản pháp luật mới, hoàn thiện hơn hệ thống luật pháp liên quan đến hoạt động chứng khoán. Thông tư Số: 38/2007/TT-BTC ngay 18/4/2007,hướng dẫn chi tiết về việc công bố thông tin của Công ty đại chúng, tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng, tổ chức niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK), Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) và các cá nhân liên quan. ·   Thông tư Số: 97/2007/TT-BTC, Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 36/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán 2.2. Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) đã thành lập bộ phận giám sát chuyên theo dõi các giao dịch, đặc biệt những giao dịch thông qua ủy quyền. Trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, hiện tường làm giá, thao túng thị trường xảy ra rất phổ biến. Ngay cả khi đã áp dụng phương thức khớp lệnh liên tục ở cả Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội thì cũng có giá của vài cổ phiếu lên xuống bất thường.       Cách làm giá thường thấy hiện nay trên thị trường là nhà đầu tư tung tin tốt về một loại cổ phiếu trên sàn và sau đó đặt mua cổ phiếu này với giá “trần” trong 2-3 phiên liên tiếp, khiến các nhà đầu tư khác “đu” theo. Tại một thời điểm nào đó, khi giá cổ phiếu đó đang trên đà tăng, nhà đầu tư này đột ngột bán ra với số lượng lớn hơn rất nhiều so với lượng cổ phiếu “mồi” đã mua vào. Những nhà đầu tư nhỏ, không hiểu biết, không giữ vững kế hoạch đầu tư, đầu tư theo phong trào… thường là nạn nhân của kiểu làm giá này.       Theo quy định, một nhà đầu tư chỉ được mở một tài khoản, nhưng lại được phép nhận ủy quyền tài khoản của nhà đầu tư khác. Chính vì vậy, một nhà đầu tư có thể quản lý đến cả chục tài khoản và họ có thể vừa đặt lệnh mua vừa đặt lệnh bán một loại cổ phiếu trong một phiên giao dịch với cách “làm giá” này.     Để giảm thiểu hiện tượng này cũng như bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư, đặc biệt là nhà dầu tư nhỏ, UBCKNN đã thành lập bộ phận giám sát chuyên theo dõi các giao dịch, đặc biệt những giao dịch thông qua ủy quyền. Bên cạnh những phòng chuyên sâu như: Phòng giám sát công ty phát hành và công bố thông tin, Phòng kiểm tra kế toán, Phòng giám sát thị trường,…bộ phận này đã góp phần vào việc hoàn thiện hơn hệ thống giám sát giúp UBCKNN quản lý chặt chẽ hơn mọi hoạt động trên thị trường. 2.3. Các vụ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong trời gian gần đây. Có thể nói, vi phạm trong hoạt động chứng khoán xảy ra như “cơm bữa” trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chỉ trong hai ngày 5 và 6/11/2007, Thanh tra Chứng khoán đã ban hành 10 quyết định xử phạt 10 trường hợp vi phạm. Đây là mật độ dày nhất từ trước tới nay. Trước đó, cả 6 tháng đầu năm 2007, Thanh tra Chứng khoán (Ủy ban Chứng khoán) cũng chỉ ban hành khoảng 10 quyết định loại này. - Ngày 5/11/2007, Thanh tra Chứng khoán ban hành 4 quyết định xử phạt 4 ngân hàng thương mại, gồm Ngân hàng TMCP Đông Á (EAB) (Quyết định số 29/QĐ-TT ), Ngân hàng TMCP Sài Gòn ( Quyết định số 30/QĐ-TT ), Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Quyết định số 31/QĐ-TT)và Ngân hàng Gia Định (Quyết định số 32/QĐ-TT). Cả 4 ngân hàng này đều thực hiện phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ những không báo cáo đầy đủ và đúng thời hạn theo quy định hiện hành (vi phạm điểm a, khoản 1 Điều 33 Nghị định 36/2007/NĐ-CP). Xét tính chất và mức độ vi phạm, Thanh tra Chứng khoán quyết định cảnh cáo đối với 4 ngân hàng nói trên. - Trong ngày 6/11/2007, Thanh tra Chứng khoán tiếp tục ban hành 6 quyết định, xử phạt 4 công ty đại chúng và 2 công ty chứng khoán. Đó là Công ty Chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương và Công ty Chứng khoán Hà Nội. Cả hai công ty này đã có sự thay đổi về thành viên Hội đồng Quản trị nhưng không báo cáo theo đúng thời hạn quy định. Mỗi công ty bị phạt 20 triệu đồng. 4 công ty đại chúng khác là Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn, Công ty Cổ phần Lilama 10, Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng và Công ty Cổ phần Phát triển đô thị Từ Liêm. Mức phạt nhiều nhất 70 triệu đồng thuộc về Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn. Trong thời gian Ủy ban Chứng khoán xem xét hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng, công ty này đã thực hiện 6 lần phát hành riêng lẻ mà không báo cáo. Giấy Sài Gòn đã vi phạm quy định về công bố thông báo phát hành, cụ thể: Ngày 14/6/2007, Ủy ban Chứng khoán đã cấp giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng cho đợt chào bán 3,2 triệu cổ phiếu của Công ty. Tuy nhiên, công ty này đã không thực hiện công bố thông báo phát hành theo quy định. Công ty Cổ phần Phát triển đô thị Từ Liêm cũng bị phạt 70 triệu đồng do đã phân phối chứng khoán không đúng nội dung của đăng ký chào bán theo quy định; hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng có thông tin sai lệch, không có đầy đủ thông tin cần thiết theo quy định. Đặc biệt, đợt phát hành cổ phiếu của Công ty Cổ phần Phát triển đô thị Từ Liêm còn có nhiều điểm không rõ ràng, trái với quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. Trong quá trình phát hành, Hội đồng Quản trị đã không thực hiện đúng Nghị quyết Đại hội cổ đông, có hành vi hợp pháp hóa việc làm sai của mình.   Hai trường hợp còn lại là Công ty Cổ phần Lilama 10 và Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng, bị phạt ở mức 30 triệu đồng do đã thực hiện phân phối chứng khoán không đúng thời hạn phát hành theo quy định của pháp luật. - Ngày 13 tháng 11 năm 2007, Chánh Thanh tra Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã ký các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính dối với một số công ty cổ phần như sau, cụ thể như sau: - Quyết định số 40/QĐ-TT về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Lương thực Đà Nẵng (Danafood) + vi phạm Quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 36/2007/NĐ-CP(Hồ sơ phát hành chứng khoán ra công chúng không có đầy đủ thông tin cần thiết theo quy định,) + Phạt tiền 20.000.000 đồng -  Quyết định số 41/QĐ-TT về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Viglacera Từ Sơn + Vi phạm Quy định tại điểm a khoản 3 Điều 32 Nghị định 36/2007/NĐ-CP: nội dung công bố thông tin về BCTC  có chứa đựng những thông tin sai sự thật, gây hiểu lầm cho công chúng đầu tư trên thị trường, + Phạt tiền 30.000.000 đồng - Quyết định số 42/QĐ-TT về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai, + Vi phạm quy định tại điểm c khoản 2  Điều 9 Nghị định 36/2007/NĐ-CP: phát hành cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên chủ chốt của Công ty vượt quá 5% vốn cổ phần đang lưu hành + Phạt tiền 50.000.000 đồng Những vấn đề tồn tại Lực lượng thanh tra chứng khoán chưa theo kịp được sự phát triển quá nhanh của thị trường. Hiện tại, nhân lực thanh tra chứng khoán chỉ có khoảng 20 người, trong khi thị trường có nhiều vấn đề, nhiều đầu mối và nhiều giao dịch phải theo dõi. Việc giám sát còn rất thủ công khiến hoạt động điều tra khá khó khăn. Nhiều nước trên thế giới có hệ thống cho phép xem xét lại toàn bộ lịch sử giao dịch, nhất là trong một thời gian dài như từ 4 – 5 tháng, một cách nhanh chóng. Còn ở Việt Nam, làm thủ công thì cũng được nhưng rất khó và vẫn phải làm việc bằng giấy tờ. Nguồn nhân lực phục vụ công tác giám sát còn hạn chế về cả chất lượng lẫn sõ lượng. Do đó làm giảm khả năng bảo vệ thị trường và tất yếu việc bảo vệ nhà đầu tư chắc chắn bị ảnh hưởng. Năng lực giám sát cưỡng chế, thực thi của cơ quan quản lý nhà nước còn yếu. Hệ thống chính sách còn thiếu. Điều chỉnh hoạt động giám sát chỉ có Bên cạnh đó mức xử phạt đối với những trường hợp vi phạm các hoạt động thị trường chứng khoán vẫn còn thấp, chủ yếu là xử phạt hành chính với số tiền tối đa là 70 triệu/vụ. Việc phát hiện những sai phạm, và xử lý trong hoạt động giám sát còn nhiều yếu kém. Trong tháng 8, t rên thực tế sai phạm xảy ra nhiều hơn so với việc phát hiện được. GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Trước những bất cập còn tồn tại trong công tác giám sát các hoạt động trên thị trường chứng khoán hiện nay, trong phạm vi bài thảo luận này, chúng tôi xin được đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục những tồn tại và tăng cường công tác giám sát các hoạt động trên thị trường chứng khoán như sau : Uỷ ban Chứng khoán phải phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan chức năng khác chỉ đạo tăng cường giám sát hoạt động của thị trường, phát triển thị trường các giao dịch chính thức, tăng cường quản lý các công ty đại chúng theo quy định của Luật Chứng khoán nhằm thu hẹp thị trường phi tập trung (OTC). Ủy ban Chứng khoán phải tăng cường công tác giám sát các hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán, đặc biệt đối với các quỹ đầu tư chứng khoán nước ngoài phải bảo đảm hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật về tỷ lệ cổ phiếu, công bố thông tin và các quy định hiện hành khác. Ủy ban Chứng khoán cũng phải tăng cường giám sát hoạt động giao dịch trên các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán; chú trọng kiểm soát việc thực hiện quy định về công bố thông tin của các tổ chức, cá nhân hoạt động trên thị trường chính khoán; bảo đảm tuân thủ quy trình về đặt lệnh giao dịch, lưu ký, thanh toán chứng khoán để các hoạt động này đều được thực hiện một cách công khai, minh bạch, đúng pháp luật. Bộ tài chính nghiên cứu, ban hành hoặc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế tài chính phù hợp đối với Uỷ ban Chứng khoán, Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán, để có thể thu hút, khuyến khích cán bộ có năng lực và chuyên môn làm việc tại cơ quan quản lý, giám sát thị trường chứng khoán. Bộ Tài chính phải chỉ đạo Uỷ ban Chứng khoán phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh việc thông tin tuyên truyền với nội dung và phương thức đa dạng để công chúng có hiểu biết hơn về những lợi ích cũng như những rủi ro khi tham gia thị trường. Cần tiếp tục giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại trong hoạt động repo, huy động, cho vay, cầm cố để đầu tư chứng khoán; xây dựng, củng cố về tổ chức và áp dụng các công cụ quản lý thích hợp để bảo đảm giám sát được luồng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán trong mối liên hệ giữa thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ. Thành lập Ban giám sát thị trường chứng khoán. Ban giám sát thị trường sẽ phối hợp chặt chẽ với các trung tâm giao dịch chứng khoán thành một hệ thống giám sát liên tục, để thanh tra thực hiện việc cưỡng chế các sai phạm trên thị trường chứng khoán. Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ. Ở nước người ta có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiám sát thị trường chứng khoán.doc
Tài liệu liên quan